You are on page 1of 3

CON NGƯỜI VÀ TẬP TỤC ĐỜI NGƯỜI CỦA NHẬT BẢN

I. CON NGƯỜI NHẬT BẢN.


1. Hình thể của người Nhật Bản.
 Người Nhật Bản có ngoại hình đặc trưng của các quốc gia Đông Á, có nhiều
nét tương đồng với người Hàn Quốc, Trung Quốc.
 Mái tóc đen, đôi mắt đen và làn da khá trắng.
 Hình thể có phần thấp bé và mảnh khảnh so với phương Tây.
2. Tính cách của người Nhật Bản.
 Con người Nhật Bản rất chăm chỉ.
- Nhật Bản được mệnh danh là quốc gia “tự lực – tự cường”, người Nhật
luôn nỗ lực, chăm chỉ, không ngại gian khổ để đạt được mục tiêu cuối
cùng. Nhờ có tính cách này mà chỉ trong 30 năm, từ một nước bị chiến
tranh tàn phá, họ đã trở thành một nước đứng trong top đầu những
cường quốc kinh tế trên thế giới.
- Người Nhật luôn chăm chỉ và cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc của
mình vad đây cũng là lý do khiến nước Nhật là một nước có áp lực công
việc cao nhất hiện nay.
 Văn hoá của người Nhật và tinh thần làm việc tập thể.
- người Nhật được đánh giá rất cao bởi tinh thần và thái độ khi làm việc
tập thể.
- Người Nhật luôn đặt cái lợi của chung, thành công chung lên trước và
sẵn sàng gạt cái tôi để đề cao cái chung, tìm được tiếng nói chung giữa
mình và các thành viên trong tập thể

 Con người Nhật Bản rất chú trọng bản sắc văn hoá dân tộc.
- Người Nhật rất coi trọng các phong tục, lễ hội cổ truyền.
- Người Nhật Bản luôn tiếp thu và cập nhật cái mới mà vẫn giữ gìn bản sắc
và truyền thông dân tộc , điều đó làm nên nền văn hóa Nhật Bản rất đa
dạng màu sắc, có cả nét đặc trưng truyền thống nhưng cũng vừa có nét
hiện đại.
 Người Nhật rất coi trọng học vấn.
- Nhật Bản là một nước nghèo tài nguyên, thứ duy nhất mà Nhật Bản có
chính là con người. Do đó , người Nhật rất chú trọng vào giáo dục và
luôn nỗ lực không ngừng để nâng cao hệ thống đào tạo.
- Nhà nước nỗ lực kiện toàn hệ thống giáo dục để có thể đào tạo lực
lượng lao động tốt nhất.
- Người Nhật ngày nay được đánh giá chủ yếu dựa vào học vấn chứ
không phải địa vị hay thu nhập.
- Người Nhật luôn luôn nỗ lực phát triển, theo đuổi học tập suốt đời. Họ
quan niệm việc học không phải để thỏa mãn bất kỳ nhu cầu tức thời nào
mà đây sự cố gắng suốt đời.
 Người Nhật rất tiết kiệm.
- Nhật bản là một đất nước thường xuyên xảy ra thiên tai .Chính vì điều
kiện thời tiết khắc nghiệt, người Nhật rất tiết kiệm trong sinh hoạt và
đời sống hằng ngày.
- Người Nhật cũng có rất nhiều phương pháp tiết kiệm chi phí hàng tháng
và luôn cố gắng theo đuổi lối sống tối giản.
- Thay vì di chuyển bằng các phương tiện như ô tô, xe máy, người Nhật
thường di chuyển bằng xe đạp, vừa tiết kiệm lại vừa tốt cho sức khỏe.
- Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
- Không có thói quen thuê người giúp việc mà sẽ thường cố gắng tự hoàn
thiện công việc nhà.
- Thường xuyên thiết kế những thiết bị có khả năng tiết kiệm, tránh lãng
phí.
 Lòng trung thành cao.
Lòng trung thành của người Nhật chịu ảnh hưởng khá lớn từ quan niệm Nho
giáo. Người Nhật thường bị ràng buộc trong mối quan hệ trên – dưới: một
bên là sự thuần phục, trung thành – một bên là sự bảo hộ.
Trong giáo dục, công ty ,tổ chức và gia đình thì người cấp dưới, phận con
cháu được yêu cầu phải biết vâng lời, trung thành với bề trên, cấp trên của
mình.
 Làm hết mình, chơi hết sức.
- Trong công việc hay trong các cuộc chơi, người Nhật luôn nghiêm túc và
dành hết sức mình. Một khi đã bắt tay vào công việc, người Nhật sẽ chỉ
tập trung vào công việc đang thực hiện chứ không hề bận tâm tới các
điều khác cho tới khi hoàn thành công việc của mình.
- Với việc thư giãn cũng vậy, người Nhật Bản phân định rõ ràng việc làm ra
làm, chơi ra chơi, luôn tập trung tối đa để hoàn thành tốt nhất mục tiêu
cũng như có những giờ phút thư giãn trọn vẹn.
- Bởi vậy mà người Nhật thường được đánh giá rất cao trong công việc
nhờ phong cách làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc này.
 Người Nhật luôn rất đúng giờ.
- Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của người Nhật chính là sự
ĐÚNG GIỜ.
- Bất kểtrong công việc, trong các cuộc họp, vui chơi, thư giãn họ luôn đến
rất đúng giờ.
- Việc đến đúng giờ không chỉ thể hiện sự nghiêm túc, chuyên nghiệp
trong tác phong của người Nhật Bản mà còn thể hiện sự tôn trọng người
khác.
 Người Nhật không thích phải đối đầu với người khác.
- Người Nhật rất không thích các cuộc đối kháng hay đối đầu cá nhân.
Trong các trường hợp tranh luận hoặc đối nghịch, họ sẽ tránh né và sẽ
cố gắng gìn giữ sự hoà hợp, đôi khi sẽ lờ đi sự thật để có thể tránh các
các xung đột.
 Tính cách cẩn thận, chỉn chu của người Nhật.
Tính cách cẩn thận, chỉn chu của người Nhật thể hiện ở việc chú trọng từng
chi tiết nhỏ trong mọi việc. Người Nhật thích sự hoàn hảo, sự chính xác
tuyệt đối và họ cho rằng khi chú ý từng chi tiết thật cẩn thận sẽ tạo nên sự
hoàn hảo.
II. TẬP TỤC ĐỜI NGƯỜI CỦA NHẬT BẢN .
1. Sinh ra.

2. Lễ thành nhân.
a) Lễ thành nhân là gì
Lễ Thành Nhân là một nghi lễ có từ lâu đời được tổ chức để chúc mừng sự
trưởng thành thành người lớn. Nam giới sẽ thực hiện nghi lễ Genpuku (元
服), nữ giới thực hiện nghi lễ Mogi (裳着).
Lễ Thành Nhân là một ngày lễ có ý nghĩa rất quan trọng đối với các thanh
niên Nhật Bản.
b) Nguồn gốc.
- Lễ thành nhân có nguồn gốc từ một nghi thức cổ xưa của người
Nhật, được gọi là Genpuku. Genpuku thực chất là một sự kiện ăn
mừng sự trưởng thành của các bé trai - con của những gia đình
samurai cao quý. Genpuku không quy định rõ ràng độ tuổi dùng
để chúc mừng. Nhưng từ triều đại Nara (710 – 794) đến triều đại
Heian (794 ー 1192), Genpuku chỉ dành cho những bé trai từ 13
đến 16 tuổi. Với bé gái thì không gọi là Genpuku, mà lại được gọi
là Mogi, và độ tuổi quy định là từ 12 đến 14 tuổi.
- Những năm đầu của thế kỷ thứ 16, Genpuku được đổi tên thành
Genpuku Shiki, trong nghi thức này, để chứng minh rằng một người đã
trưởng thành, họ thường cắt đi phần tóc ở phía trước trán. Dựa theo
dòng chảy của thời gian, nghi thức này dần dần được phổ biến và lan
rộng đến cả những tầng lớp bình dân. Trong một thời gian dài, hiến
pháp Nhật Bản chọn ngày 15 tháng 1 hằng năm làm ngày để chúc mừng.
- Ngày nay, lễ hội này được đổi lại thành ngày thứ hai đầu tiên của
tuần thứ hai trong năm theo như hệ thống Thứ Hai Vui Vẻ. Độ tuổi
tham gia cũng đã được đổi thành 20 tuổi.
c) Thời gian và nơi tổ chức.
- Thời gian : Lễ thành nhân ở Nhật Bản được tổ chức vào ngày thứ 2, của
tuần thứ 2 tháng giêng hàng năm.
- Địa điểm : Địa điểm thường xuyên dùng để tổ chức lễ thành nhân là các
trung tâm văn hóa, văn phòng hành chính địa phương, đền thờ, nhà hát
hay sân vận động.
d) Trang phục.
- Trong ngày lễ trọng đại này, nam giới hay mặc Hakama hoặc vest, nữ
giời mặc Furisode.
e) Ý nghĩa của ngày lễ thành nhân
- Ngày lễ thành nhân của Nhật có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với
bản thân mỗi chàng trai, cô gái Nhật Bản mà còn có ý nghĩa với cả cha
mẹ, đấng sinh thành ra họ.
- Sau những năm tháng sống một cuộc sống phụ thuộc,được bao bọc bởi
gia đình, đến trường và mặc những bộ đồng phục giống với bạn bè cùng
trang lứa, giờ đây họ đã trưởng thành cả về thể xác lẫn tâm hồn và được
thừa nhận là những công dân thực thụ của xã hội. Những công dân mới
này đã có đủ tự tin cũng như tự do để là chính mình, để sống như mình
mong muốn, và hơn hết, họ cũng đã mang những quyền lợi và nghĩa vụ
của một công dân.
3. Lễ cưới.
a) Cách bước chuẩn bị lễ cưới.
b) 4 kiểu tổ chức lễ cưới và trang phục.
c) Văn hóa đi mừng lễ cưới
4. Ma chay .

You might also like