You are on page 1of 5

Tính cách đặc trưng của người Nhật

-Nghiêm túc: điều này được thể hiẹn qua cách làm việc của họ:

Người Nhật vốn nổi tiếng với tác phong làm việc rất cẩn thận và tỉ mỉ đến
từng chi tiết.
Họ luôn đặt lợi ích công viẹc lên hàng đầu. Nếu công việc không hoàn thành theo ngày giờ đã hẹn, họ sẽ
ở lại văn phòng đến tận khuya và làm việc.

Nếu được cấp trên giao phó công việc rằng là “hãy làm xong nó trong ngày hôm nay”. Thì ngay cả khi
đã có kế hoạch đề ra trước đó, họ vẫn sẽ ở lại văn phòng và tiếp tục làm việc theo chỉ dẫn của cấp trên.

Nếu có một vấn đề nào đó phát sinh trong công việc, hoặc nếu họ không thể kịp hoàn thanh cv theo
deadline họ sẽ làm việc ngay cả trong những ngày nghỉ để có thể nhanh chóng giải quyết nó.

-Giữ lời hứa

Người Nhật luôn cố gắng giữ lời hứa của mình, dù là việc nhỏ nhất cũng vậy. Họ nói được làm được bỡi
lẽ họ luôn nghĩ rằng việc không giữ lời hứa sẽ khiến cho bản thân họ :

* Không được những người xung quanh tin tưởng( bb thầy cô, câp trên đong nghiep)

* không thể nhận được một công việc lớn hay một công việc có trách nhiệm ( bỡi lẽ niềm tin vào mình k
có )

Ngoài ra họ còn có quy tắc là Khi lên tàu hoặc xe buýt, hãy xếp hàng ở cuối hàng và không được chen
ngang.

Khi vứt rác ở nhà thì phải vứt rác đúng địa điểm và thời gian quy định của thành phố hoặc chung cư.

-Không thích cãi vả


Bản tính của người Nhật không thích đối kháng, đặc biệt là đối đầu cá nhân.

Họ ghét những cuộc cãi vã với những người xung quanh.

• Họ sống cuộc sống của riêng mình để tránh những rắc rối với mọi ng

Khi một vấn đề nảy sinh giữa bạn bè, giữa sếp và cấp dưới, hoặc giữa các công ty, họ không chỉ cố gắng
truyền đạt lời khuyên của mình cho người kia mà còn chủ động lắng nghe những gì người kia nói và từ
đó họ giải quyết vấn đề một cách thấu đáo bằng cách hòa giãi, khuyên can để có thể giữ hòa khí và
không để vấn đề xấu hơn nữa.

Mối quan hệ phân cấp nghiêm ngặc


Người nhật luôn lịch sự và nghiêm khắc với các mối quan hệ giữa cấp trên và dưới. Đieieuf này được thể
hiện thông qua việc:

Sử dụng nghiêm ngặt một cách cẩn thận từ ngữ và lời chào, để không thất lễ với khách hàng người lớn
tuổi hơn mình.

Lịch sự và nghiêm khắc

Có những quy tắc về cách chào và vị trí ngồi, ví dụ như việc khi lên tàu hoặc xe buýt, hãy xếp hàng ở cuối
hàng và không được chen ngang.và nếu bạn không tuân theo những quy tắc này, bạn có thể bị la mắng.

Trong công ty làm theo chỉ thị của cấp trên, dù là thời gian riêng tư, ngoài giờ hành chính thì cũng vẫn
phải thực hiện theo chỉ thị từ cấp trên.

Nghiêm ngặt về thời gian

Đối với người Nhật văn hóa đúng giờ là một trong những điều vô cùng quan trọng trong văn
hóa kinh doanh nói riêng và văn hóa Nhật Bản nói chung. Văn hóa đúng giờ trong quan niệm
của người Nhật không phải là bạn đến sát nút giờ hẹn mà bạn nên đến trước giờ hẹn khoảng
5-15 phút để có thời gian chuẩn bị, ổn định và có thể giải quyết những vấn đề phát sinh ngoài ý
muốn. ví dụ

Khi đến tham dự một cuộc họp hoặc đii đến công ty của khách hàng, hãy chủ động về thời gian
bằng cách đến sớm ít nhất 5 phút trước giờ đã hẹn.

Dù là họp nội bộ nhưng nếu đến muộn vẫn sẽ bị khiển trách

Không nói những gì bạn nghĩ

Ở đây có thể nói là sự hiểu ngầm và sự phối hợp nhịp nhàng ăn ý giữa người này vớ người kia.Dù là
không nói nhưng thông qua hành động cũng đủ hiểu cảm xúc của người kia.

Tôi không thích những người không lắng nghe những người xung quanh và chỉ nói về bản thân họ hoặc
những người có nhiều phàn nàn.

Nhiều người không bày tỏ rõ ràng ý kiến của mình với những người ở vị trí cao hơn mình, chẳng hạn như
cấp trên và khách hàng.

Ví dụ:

Người Nhật:
あ い て めいわく
相手に迷惑をかける?Mình có đang làm phiền đối tác của mình k ta?
あ い て きら
相手に嫌われる?  Mình có bị đối tác ghét k ta?
あ い て ど
相手に怒こられる? Mình có đang bị đối tác giận hay k ?

Họ hay tự nghĩ trong đầu đại loại như vậy nhưng đôi khi không nói ra được những gì mình nghĩ.

Còn người phương Tây họ nói rõ rằng "Tôi không thích" là những điều mà họ không thích để truyền đạt
rõ ràng suy nghĩ của mình cho người khác dễ dàng hiểu. (Có phần thẳng thắng hơn.)

Quan tâm đến ánh mắt của mọi người xung quanh

Có một câu nói, "hãy đi theo tốc độ của riêng bạn", nhưng người Nhật lại làm ngược lại, họ lo
lắng, tò mò về những gì người khác nghĩ về họ. Chẳng hạn như đối với kiểu tóc, quần áo, phụ
kiện, v.v., như màu sắc và hình dáng của của mình so với người khác, và cố gắng không quá nổi
bật....

Trân trọng mọi thứ

Nhật Bản được cho là một siêu cường kinh tế và là một quốc gia giàu có

Cho đến khoảng 70 năm trước, chế độ ăn uống của người Nhật rất đơn giản: cơm, súp miso và cá hoặc
rau.

thu nhập quốc dân thấp.

Điieuf này đc thể hiện thông qua việc:

Trẻ em lớn lên được thầy cô, cha mẹ bảo ban những điều tốt đẹp, và khi những đứa trẻ đó lớn lên,
chính họ đã dạy cho con mình không được lãng phí:

* Ăn tất cả thức ăn được phục vụ

* Sửa chữa và sử dụng đồ nội thất, đồ gia dụng cũ

thích hoạt động theo nhóm


Tinh thần làm việc theo nhóm là nét đặc trưng của người Nhật. Trẻ em Nhật từ nhỏ đã được học cách
phối hợp với nhau để làm việc, nỗ lực làm việc hết mình vì mục tiêu chung của cả nhóm chứ không vì lợi
ích riêng mình.  

Người Nhật thường loại bỏ tính cá nhân, đề cao cái chung, tìm sự hài hòa giữa mình và các thành viên
trong nhóm. 

Bằng cách đi ăn tối với những người cùng công ty sau giờ làm việc
Vào những ngày nghỉ, họ có xu hướng cùng nhau đi mua sắm hoặc đi du lịch cùng bạn bè hoặc đồng
nghiệp

⇒ Tại sao?

Nhật Bản là một quốc đảo có ít tài nguyên thiên nhiên, và ý tưởng là bạn phải hòa đồng với những người
xung quanh và làm việc cùng nhau để tồn tại.

thích sạch sẽ

Những đứa trẻ NB ngay từ khi còn nhỏ đã được dạy dỗ về vấn đề sạch sẽ.
Ngay cả trong gia đình cũng vậy, từ nhỏ đã được dạy rằng sẽ rất tệ nếu không
thể giữ đồ đạc và không gian xung quanh mình sạch sẽ, vì thế nó đẵ ăn sâu vào
ý thức của mỗi người từ đó họ:
Thich sự sạch sẽ

Hiếm khi xả rác trên đường và đường

Một trong những đặc điểm của Nhật Bản là dù bạn đi đâu, nhà vệ sinh cũng sạch sẽ.

Cũng nên chú ý đến mùi: Người Nhật thường rất quan tâm đến mùi cơ thể ví dụ Trong môi trường công
sở, nếu có ai đó cảm thấy khó chịu vì những thứ mùi ( mùi cơ thể, hơi thở, hương nc hoa) từ đồng
nghiệp thì đó còn được xem là một hành vi quấy rối trong văn phòng nhưng nó k giống các hình thức
quấy rối khác bởi nó rất tế nhị. Nên họ thường đề ra cách khắc phục như: Tắm rửa thường xuyên, giữ cơ
thể luôn khô ráo...

So sánh
1. Văn hóa làm việc

Người Nhật

Người Nhật khi làm việc, hay bất kỳ làm chuyện gì cũng thường rất hay lập kế hoạch cụ thể và luôn tuân
thủ theo kế hoạch đó để tiến hành công việc.

Ví dụ: ngay cả việc đi chơi, họ cũng lên kế hoạch cụ thể: từ mấy giờ đến mấy giờ, đi đâu, làm gì, gồm
những ai ...Việc lên kế hoạch chi tiết là điều cần thiết trong cuộc sống, giúp cho họ quản lý mọi việc một
cách dễ dàng nhưng cũng có nhược điểm là, khi có thay đổi đột ngột và bất ngờ thì họ thường lúng túng
và khó quyết định.

Trong khi đó, nếu so sánh sẽ thấy người Việt Nam khá nhanh nhạy trong việc thích ứng nếu có sự thay
đổi. Có nhiều thay đổi liên tục như kiểu người Nhật sẽ nghĩ :"Tại sao bây giờ mới nói?", thì điều này với
người Việt lại có thể đối ứng một cách dễ dàng.
Người Việt:

Thay vào đó, người Việt lại luôn có xu hướng bắt đầu công việc trễ hơn hoặc ở mức sát deadline. Ví dụ
như cho cùng một công việc, cùng kỳ hạn trong vòng hai tuần phải hoàn thành, thì người Nhật sẽ làm
xong công việc đó trong vòng một tuần đầu tiên, tuần tiếp theo là dành cho việc chỉnh sửa và hoàn
thiện.

Còn người Việt sẽ không hoàn thành công việc đó trong tuần đầu mà cố gắng hết sức ở tuần cuối. Kể cả
khi có vấn đề phát sinh, họ sẵn sàng thức đêm để hoàn thành công việc.

2. Nghiêm ngặt về thời gian

Người nhật:

Người nhật luôn đúng giờ, đó là điều mọi người thường nghĩ đến khi nói đến phong cách của người
nhật. Dù là trong công việc hay bất kì một cuộc hẹn nào.

khi sắp xếp một cuộc hẹn với người Nhật luôn thấy họ đến trước giờ hẹn ít nhất 5 phút.

Người Nhật luôn tránh làm phiền người khác. Họ cho rằng tới trễ hẹn được coi là hành vi thiếu lịch sự,
làm tổn hại tới người khác.

Người Việt:

Ý thức tuân thủ quy tắc về thời gian của người Việt chưa được cao. Trong các cuộc hẹn việc trễ hẹn 5
hay 10 phút là chuyện bình thường, họ nghĩ chỉ 5- 10 phút cũng chẳng ảnh hưởng quá nhiều. Và cũng ít
ai phàn nàn về điều này hoặc nếu có cũng chỉ là những câu trách móc nhẹ nhàng rồi cũng chẳng ai để
tâm đến điều đó nữa. Khi một người trễ hẹn nhiều lần thì mọi người Việt cũng sẽ dần quen với điều đó
và cảm thấy bình thường.

3. Trong các mỗi quan hệ công việc.

Người Nhật: Người Nhật có xu hướng tránh làm mất lòng người khác, kể cả những người không quen
biết. Người Nhật hiếm khi nói “không”. Thay vào đó, họ thường nói vòng vo và mong muốn nhận được
sự thấu hiểu của đối phương.

Họ không bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình rõ ràng mà luôn giữ nó ở một giới hạn rất mơ hồ. Do vậy
khó để biết được liệu đối phương đang nghĩ gì, cảm nhận như thể nào.

Ví dụ, khi được rủ đi xem phim mà không thể đi, họ thường thể hiện ý muốn đi nhưng sau đó sẽ đưa ra
những lí do khách quan, thậm chí không đưa ra một lý do cụ thể nào hết bằng cách nói lấp lửng .

Người Việt:

Còn ở Việt Nam, đa số người ta sẽ nói ra vấn đề của mình rằng có việc bận, hoặc thậm chí nói thẳng là
“không muốn đi” vì một lí do nào đó. Đối với tư duy người Việt, nói thẳng ra vấn đề chính là cách minh
chứng cho sự thành thật của mình đối với đối phương.

You might also like