You are on page 1of 5

2.

4 Đàm phán, công việc


 Phong cách đàm phán của người Pháp
Cả trong lĩnh vực chính trị lẫn kinh doanh, người Pháp luôn
độc lập, bảo thủ, đây chính là điều gây bực dọc cho những đối
tác đến từ Mỹ, Nhật và một số nước châu Âu khác.
Người Pháp giữ thái độ thân mật một cách vừa phải đối với
người nước ngoài, không quá tích cực mà cũng chẳng tiêu
cực. Họ sẵn sàng hợp tác kinh doanh với bạn nếu như bạn giới
thiệu được sản phẩm có chất lượng, nhưng nhìn chung, họ
luôn tỏ ra mình là bề trên.
Giống như người Nhật, người Pháp tin rằng họ là độc nhất vô
nhị, và thực sự không mong đợi rằng người nước ngoài đến
Pháp có thể tuân thủ đúng tất cả các tiêu chuẩn của họ.

Để có thể có những buổi đàm phán, thương lượng hiệu quả


với người Pháp, bạn cần những đặc trưng dưới đây:
- Ăn mặc trang trọng tới buổi hẹn.
- Sử dụng họ (thay vì tên) với màn giới thiệu lịch sự, ngồi
theo thứ bậc (có tôn ti trật tự).
- Duy trì phong thái trang trọng và nhã nhặn suốt cuộc đàm
phán.
- Lập luận một cách logic, phân tích sâu và luôn sẵn sàng “tấn
công” thẳng vào những lập luận thiếu chặt chẽ của đối tác.
- Chỉ để lộ đôi tay vào cuối buổi đàm phán.
- Cố gắng xác định yêu cầu và mục đích của đối tác ngay từ
đầu buổi đàm phán, diễn đạt rõ ràng chính xác.
- Nghi ngờ nếu đối tác tỏ ra quá thân thiện ngay từ đầu, không
thích việc cởi bỏ áo khoác ngoài.
- Hiếm khi đưa ra các quyết định quan trọng ngay trong buổi
gặp mặt.
- Luôn kéo dài cuộc thảo luận, vì họ cho rằng đấy là một cách
để làm quen dần cũng như để phát hiện ra điểm yếu của đối
tác.
- Đặt mục tiêu dài hạn, tạo những mối quan hệ mang tính cá
nhân lâu dài.
- Không bao giờ nhượng bộ trong quá trình đàm phán, trừ khi
những lập luận của họ bị yếu lý.
- Luôn tin rằng trình độ dân trí của họ cao hơn bất cứ dân tộc
nào khác.
- Luôn bắt đầu theo đúng những gì trong kế hoạch, nhưng sau
đó bàn bạc chi tiết về các chủ đề thì không theo thứ tự.

 Văn hóa làm việc


+ Thứ bậc rất quan trọng:
Người Pháp rất để ý tới cách xưng hô trong cuộc sống và cả
công việc. Cần chú ý khi sử dụng đại từ “VOUS.” và “TU.”.
Tránh hỏi về những vấn đề cá nhân (gia đình, con cái…)
+ Phát biểu trong cuộc họp
Đề cao sự sáng tạo và tính xây dựng. Nếu không lên tiếng trong
cuộc họp, bạn gần như không tồn tại.

+ Chuẩn bị “bị” tấn công


Chuẩn bị sẵn tinh thần để “đối phó” với tất cả câu hỏi “hack
não” hay những feedback phê bình từ đồng nghiệp.
Vd: bạn lấy số liệu này đâu ra? , bạn có chắc chắn không?

+ Nhất trí trong công việc


Nếu có 1 ý tưởng hoặc thực hiện 1 project mới, bạn cần phải có
sự đồng ý và thông qua của các đồng nghiệp, không thể tự làm
mọi việc theo ý mình

+ Môi trường làm việc rất nghiêm khắc


Đồng nghiệp rất khắc khe với thái độ làm việc của bạn.
Vd: nghe nhạc khi làm việc, đi làm muộn, tán ngẫu trong giờ là
việc không thể chấp nhận và bị phê bình rất nặng.

+ Quan sát văn hóa công ty


Có 1 số văn hóa ngầm và bạn cần để tâm, làm theo chính xác
như: đồng nghiệp có thói quen chào buổi sáng bằng cách
“Bonjour”, một số khác lại thường hôn vào 2 má.
2.5 Cách thể hiện sự quan tâm: tặng quà
Quà tặng có thể là hiện vật hay một bài thơ nhỏ, một kinh
nghiệm sống, một kì nghỉ cuối tuần lãng mạn hay đặc biệt một
bữa ăn ở nhà hàng,…
Ở Pháp, người ta thường tặng những món quà đáp ứng mong đợi
của người nhận, quà tặng sẽ được mở ngay khi nhận từ người
tặng.
Thể hiện sự hài lòng một cách ầm ĩ, sung sướng, hạnh phúc là
cách ứng xử thông thường với người Pháp.
Nếu đó lại là món quà mà người nhận không muốn thì sẽ kiềm
chế cảm xúc của bản thân. Mỉm cười, nói lời cảm ơn ngay cả khi
bạn không thích món quà đó là phép lịch sự tối thiểu.

2.6 Cách khen ngợi, phê bình


Trước khi khen hay chê đều dựa trên việc phân tích kĩ càng,
không dựa vào cảm xúc, không bị cảm xúc chi phối nặng.
Người Pháp khi khen rất niềm nở và khen để động viên.

Phê bình có “tính chất xây dựng" và chỉ ra rằng sự phê bình để
có sự thay đổi về phong cách là hết sức cần thiết. Khi đã phê
phán, thì như vậy là xong và họ chuyển ngay sang việc khác chữ
không nói đi nói lại. Mục đích bày tỏ thái độ là không làm bạn
bị tổn thương hoặc mất thể diện, ngược lại điều đó giúp bạn
hoàn thiện hơn sau này.

You might also like