You are on page 1of 2

Các nguyên tắc giao tiếp

• Triệu Tú Quỳnh
*Các nguyên tắc giao tiếp trong kinh doanh:
1. Lắng nghe khách hàng

-Khi thật sự cảm thấy được lắng nghe, con người dễ cởi mở, thích ứng với người đang
giao tiếp cũng và tình huống đang diễn ra. -Chỉ có lắng nghe, một nhân viên mới
hiểu được trọn vẹn nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng.

2. Nhớ tên khách hàng

-Mỗi người đều cảm nhận thấy dễ chịu vì được quan tâm khi người khác nhớ đến mình
qua tên gọi

-Khuyến khích sử dụng trong những trường hợp chào hỏi, nói lời cảm ơn hay chào tạm
biệt để tạo nên bầu không khí thân mật
• tuy nhiên cần được cân nhắc hạn chế lạm dụng. Thay vào đó sử dụng ông,
bà ,anh, chị để bày tỏ sự kinh trọng đối với khách hàng

3. Đặt câu hỏi bày tỏ sự tôn trọng khách hàng


-Câu hỏi nên được diễn tả mong muốn tìm kiếm sự hiểu biết từ chính người hỏi chứ
không phải yêu cầu khách hàng phải trả lời. Thay vì hỏi “Anh/Chị muốn gì?”, ta lại
hỏi “Tôi có thể giúp gì cho anh/chị?”.

-Người trả lời hoàn toàn cảm nhận được sự tôn trọng và ngược lại, họ cũng đọc được
thái độ cáu gắt, khó chịu của người hỏi

4. Cân nhắc khi đưa ra lời khuyên với khách hàng


-Chúng ta hoàn toàn có thể đứa ra lời khuyên cần thiết hay khi khách hàng yêu cầu,
tuy nhiên, phải cân nhắc kỹ lưỡng về cách nói và thái độ đối với họ

* Nguyên tắc giao tiếp nơi công sở


1. Học cách ứng xử với cấp trên
-Trong mọi tình huống giao tiếp, ứng xử với cấp trên—>bạn nên giữ thái độ bình
tĩnh, tự tin khi trình bày những quan điểm của mình để cấp trên nghe bạn nói.
-Trình bày thẳng thắn, rõ ràng các chính kiến của mình trong công việc.

2. Tôn trọng đồng nghiệp

⁃ những người mình thường xuyên tiếp xúc thì chúng ta nên cần thiết lập
những mối quan hệ ấy trên cơ sở xây dựng và tôn trọng lẫn nhau

3. Xây dựng quan hệ với cấp dưới


-Đây chính là những cộng sự đắc lực giúp bạn hoàn thành tốt mọi công việc được cấp
trên giao phó. Cần tạo cho họ niềm tin và giúp họ có một nguồn năng lượng tràn đầy
để có thể bắt đầu công việc.
-Truyền cảm hứng cho họ mọi lúc, mọi nơi, hòa nhập với họ. Tuy nhiên, cần có những
quy định nghiêm khắc để nhân viên có thể hoàn thành công việc đúng hạn.

4. Đừng biến mình thành “thiên lôi công sở”


-Trong công việc bạn nên có chính kiến riêng, không nên quá thụ động. Bạn nên hiểu
rõ vị trí và những công việc mình đang làm, tránh tình trạng “ai bảo gì làm làm
nấy”. -Cần có một tiến trình làm việc rõ ràng và cụ thể, tốt nhất vào mỗi đầu tuần,
bạn nên lên kế hoạch làm việc và đánh giá hiệu quả vào ngày cuối tuần.

5. Hạn chế “tán gẫu” quá nhiều nơi công sở


-chỉ nên đưa ra những tình huống trò chuyện khi cần thiết hoặc những lúc rảnh rỗi.
Không quá lạm dụng chúng, đặc biệt việc tán gẫu quá nhiều sẽ làm bạn mất điểm trong
mắt sếp và khiến cho đồng nghiệp ngán ngẩm.
-Đừng biến mình thành “bà tám” công sở trong khi bạn còn một núi công việc cần giải
quyết.
-Đặc biệt bạn nên tránh những “cằn nhằn” vô lí khi có chính sách nào đó có lợi cho
sự phát triển chung của tập thể nhưng có thể ảnh hưởng một chút tới quyền lợi cá
nhân của bạn

6. Văn hóa sử dụng điện thoại


-Trước khi bước vào một cuộc họp hay gặp gỡ khách hàng bạn nên tắt bớt hoặc chuyển
về chế độ im lặng cho chiếc điện thoại của mình>><<<Sẽ thật khiếm nhã khi bạn đang
làm việc với đồng nghiệp và khách hàng mà chuông điện thoại cứ reo lên ầm ĩ.

7. Làm việc hết sức, chơi hết mình


Khi bạn đã xây dựng cho mình một thái độ làm việc nghiêm túc và mang lại những kết
quả khá khả quan thì tại sao lại không cùng các đồng nghiệp mình “xả tress” nhỉ?
Bạn nên tham gia hết mình vào những hoạt động do công đoàn công ty tổ chức, chính
lúc này bạn sẽ khám phá được những điều thú vị từ đồng nghiệp của mình.

*nguyên tắc giao tiếp trong gia đình


1.Lắng nghe
-Lắng nghe là kỹ năng đầu tiên trong giao tiếp ứng xử gia đình và quan trọng bậc
nhất, bởi hầu hết mọi người đều có nhu cầu nói cao hơn nhu cầu nghe—>giúp ta thấu
hiểu, mà còn tạo được ấn tượng tốt với các thành viên trong gia đình. Vợ chồng biết
lắng nghe nhau sẽ hòa thuận, tránh được cãi vã; cha mẹ lắng nghe con cái sẽ giúp
con cái cảm thấy gần gũi và rút gắn khoảng cách thế hệ, từ đó việc giáo dục con cái
dễ dàng hơn hơn.
-Lợi ích lớn nhất của việc lắng nghe trong gia đình là giúp các thành viên không
chỉ là những người vợ, người chồng, người cha, người con mà còn là những người bạn
của nhau. Tình bạn đó cũng chính là sợi dây để kết nối mọi người trong gia đình
thành một khối vững chắc, xứng đáng là chỗ dựa an toàn nhất cho mỗi thành viên.
2. Không bao giờ so sánh
-So sánh là một nguyên tắc cấm kị trong ứng xử gia đình, tuy vậy lại là lỗi mọi
người hay mắc phải nhất: vợ chồng so sánh nhau với anh em, họ hàng hay vợ chồng
người khác, cha mẹ so sánh con mình với con người, con dâu so sánh mẹ chồng với mẹ
đẻ….
- Hầu hết những so sánh này đều đem đến những hậu quả không tốt cho các mối quan hệ
trong gia đình——->>sẽ hình thành tâm lý tự ti, chán nản trong lòng mỗi thành viên,
dẫn đến việc phó mặc mọi thứ vì dù có làm gì cũng không tốt hơn được người kia và
các mối quan hệ trở nên căng thẳng. Chính vì vậy, trong gia đình bạn đừng bao giờ
so sánh các thành viên với bất kì ai.
3.Tôn trọng và công bằng
-muốn được người khác tôn trọng bạn thì bạn trước hết phải tôn trọng họ. Nguyên tắc
này đặc biệt quan trọng trong gia đình khi mà những người bạn giao tiếp là những
người gần gũi, lời nói ra có xu hướng bình dân hơn.
-Sự tôn trọng trong gia đình được thể hiện khi bạn biết kính trên nhường dưới, nhã
nhặn ôn hòa trong ứng xử, biết lắng nghe ý kiến mọi người dù cho đó là con cái hay
những người có vai vế nhỏ hơn.
-Có sự tôn trọng trong mỗi người, bạn sẽ có được sự tin tưởng và yêu mến. Tôn trọng
các thành viên và công bằng trong ứng xử không chỉ giúp bạn được quý mến, tin tưởng
mà còn cho bạn sự thanh thản trong tâm hồn.

You might also like