You are on page 1of 11

1

SỔ TAY VĂN HÓA ỨNG XỬ


GIỚI THIỆU BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ
Công ty Cổ phần Rạng Đông Holding - RDP đã khẳng định vị thế và danh tiếng trên thương trường trong suốt gần 60
năm qua. Khát vọng vươn lên trở thành một tập đoàn hùng mạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo của từng thành viên
trong công ty, cung ứng những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành
viên của công ty có điều kiện phát triển tài năng tốt nhất và một cuộc sống đầy đủ về vật chất lẫn phong phú về tinh
thần. Mọi việc phải được thực hiện với trách nhiệm cao nhất bằng những ứng xử phù hợp nhất. Đó chính là lý do RDP
xây dựng nên Bộ Quy Tắc Ứng Xử.
Bộ Quy Tắc Ứng Xử của RDP chính là cam kết về đề cao chính trực, thúc đẩy tôn trọng, đảm bảo công bằng, duy trì
tuân thủ, và coi trọng đạo đức. những giá trị cốt lõi và cam kết được đặt ra trong Bộ Quy Tắc Ứng Xử là sự kết tinh của
tài năng và tính chuyên nghiệp, tạo nên sự khác biệt của RDP trong nhận thức của người tiêu dùng, đối tác, cổ đông,
nhân viên và cộng đồng. Bộ Quy Tắc Ứng Xử của RDP đưa ra những chuẩn mực ứng xử, sẽ làm kim chỉ nam cho tất cả
hoạt động hàng ngày tại RDP. Bởi chúng ta luôn mong muốn những điều tốt nhất cho bản thân và cho RDP Bộ Quy Tắc
Ứng Xử sẽ giúp chúng ta định hướng và tìm ra cách thức đúng nhất trong hoạt động hàng ngày, ngay cả trong những
tình huống khó khăn có thể gây tổn hại đến giá trị đạo đức. Hơn nữa, Bộ Quy Tắc Ứng Xử định rõ trách nhiệm của mỗi
chúng ta đối với RDP với luật pháp, các bên thứ ba và giữa chúng ta với nhau.
Lời nói đã có ý nghĩa, nhưng hành động còn có giá trị hơn. Những giá trị mà Bộ Quy Tắc Ứng Xử đề cập sẽ được phát
huy thực sự khi chính mỗi chúng ta biết kết hợp cả ý nghĩa và tinh thần của các nguyên tắc vào trong hành động. Kết quả
có được không chỉ là hoàn thành sứ mệnh, mà bản thân mỗi chúng ta sẽ chuyên nghiệp, ứng xử đạo đức và càng tự hào
hơn khi là một thành viên của RDP.
0

I. HỆ GIÁ TRỊ CỐT LÕI VĂN HÓA DOANH NGHIỆP RẠNG ĐÔNG
I.1. Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi
Tầm nhìn: Rạng Đông Holding trở thành một Tập đoàn kinh doanh đa lĩnh vực mang tầm vóc quốc tế với
ngành Nhựa là trọng tâm
Sứ mệnh:1. Đối với cộng đồng: Trách nhiệm trên từng sản phẩm CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN, THÂN
THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
2. Đối với khách hàng, đối tác kinh doanh: Hợp tác cùng phát triển
2

3. Đối với cán bộ công nhân viên: Ghi nhận đóng góp – Chia sẻ thành quả – Cơ hội thăng tiến
4. Đối với cổ đông và nhà đầu tư: Tối ưu hóa lợi nhuận; đảm bảo tính công khai, minh bạch
Giá trị cốt lõi: 1. Sáng tạo
2. Chuyên nghiệp
3. Chính trực
4. Trách nhiệm
5. Nhân tâm
I.2. Giá trị ứng xử
Chính trực: Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch
Tôn trọng: - Tôn trọng bản thân
- Tôn trọng đồng nghiệp
- Tôn trọng công ty
- Tôn trọng đối tác
- Hợp tác trong sự tôn trọng
Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác
Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định của Công ty
Đạo đức: Thực hiện các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách chuẩn mực

I.3. Nhân tâm nơi công sở (đã có sẵn bảng của cty đang tuyên truyền)

II. PHẠM VI – ĐỐI TƯỢNG – HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘ QTƯX (cũ của cty sử dụng lại)
II.1. Phạm vi
Bộ Quy Tắc Ứng Xử được áp dụng trên phạm vi toàn Công ty bao gồm Công ty Rạng Đông Holding (RDP),
tất cả các công ty thành viên và công ty liên kết.
II.2. Đối tượng
Tất cả nhân viên của RDP ở tất cả các vị trí điều hành, quản lý, nhân viên đều có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân
thủ Bộ Quy Tắc Ứng Xử.
II.3. Hướng dẫn sử dụng
Chúng ta nỗ lực truyền đạt và mong đợi ở nhà cung cấp, khách hàng và bên thứ ba khác là các đại lý, đối tác
đầu tư, nhà tư vấn đại diện cho RDP trước công chúng một sự tôn trọng nhất định đối với Bộ Quy Tắc Ứng
Xử.
3

III. CÁC QUY ƯỚC VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG CÔNG TY


III.1. Văn hóa chào hỏi – giao tiếp:
a) Cách chào hỏi
- Đứng với tư thế đỉnh đạc, giữ lưng thẳng, hướng mặt nhìn đối diện thể hiện sự tôn trọng và niềm nở, gật đầu
chào
- Miệng mỉm cười thể hiện sự thân thiện, ánh mắt bày tỏ thiện chí sau khi chào hỏi
- Chỉ cần gật đầu chào khi người được chào đang bận giao tiếp với người khác
b) Thứ tự ưu tiên khi chào
- Nhân viên chào cấp trên trước khi được chào
- Đồng nghiệp đồng cấp: người ít tuổi chào người nhiều tuổi trước
c) Cách thức bắt tay
- Dùng một tay và chủ yếu dùng tay phải để bắt tay, chỉ cần siết nhẹ biểu hiện sự nồng ấm
- Khi bắt tay, mắt nhìn thẳng vào người đó thể hiện niềm vui với tư thế bình đẳng, hữu nghị và tôn trọng
- Bắt tay theo thứ tự lần lượt người có chức vụ cao, người cao tuổi hơn, đến trước, đến sau. Ở chức vụ thấp hơn
chờ đối tác chì tay trước
- Khi đối tác là phụ nữ, chờ đối tượng chìa tay trước rồi mới bắt
- Không cúi lưng, tỏ thái độ khúm núm, cầm cả hai tay khi bắt tay
- Không bắt tay quá lâu, nắm quá chặt, lắc mạnh, nhưng không buông lỏng tay, bắt tay hời hợt

III.2. Văn hóa giới thiệu và tự giới thiệu:


a) Giới thiệu
- Người ít quan trọng –> Người quan trọng
- Cấp dưới –> Cấp trên
- Người trẻ –> Người già
- Người sở tại –> Khách tới thăm
- Bạn bè thân thiết –> Người thân hơn
- Người mới tới –> Người tới trước
- Nam giới –> Phụ nữ
b) Tự giới thiệu
- Giới thiệu ngắn gọn Tên, Bộ phận làm việc tại Công ty với thái độ lịch sự, khiêm nhường
- Tránh rườm rà, khách sáo
4

III.3. Văn hóa sử dụng danh thiếp


a) Sử dụng danh thiếp
- Chuẩn bị trước danh thiếp trước khi gặp khách hàng, đối tác
- Không dùng danh thiếp đã cũ, nàu nát, gãy, bẩn
- Không đưa danh thiếp đã viết thông tin khác trên danh thiếp
- Mẫu danh thiếp thống nhất theo Bộ nhận diện thương hiệu Rạng Đông
b) Cách trao, đổi danh thiếp
- Người tự giới thiệu đưa danh thiếp trước
- Người được giới thiệu đưa danh thiếp sau khi nhận được danh thiếp của đối tác
- Đứng lên khi đưa danh thiếp, quay chiều danh thiếp thuận với chiều đọc của đối tác
- Khi nhận danh thiếp cúi đầu nhẹ, đọc tên đối tác, hoặc hỏi cách phát âm tên đối tác nếu cần thiết
- Sắp xếp danh thiếp sau khi nhận và để trước mặt tránh quên tên đối tác khi giao tiếp
- Thứ tự trao danh thiếp cũng tương tự như cách chào hỏi

III.4. Văn hóa nói chuyện


- Sử dụng từ ngữ đơn giản, rõ ràng và chính xác, không dùng từ quá trừu tượng hoặc quá chuyên môn khi
không cần thiết
- Nói vừa đủ nghe đừng ảnh hưởng đến những người xung quanh
- Không nên nói khi đang ăn hay vừa nhai kẹo cao su vừa nói
- Xưng hô cho đúng phép tắc vị trí, tuổi tác

III.5. Văn hóa giao tiếp điện thoại


- Trả lời điện thoại không quá 3 tiếng chuông
- Tiếp nhận khi có cuộc gọi đến:
+ Alo! Tổng đài Nhựa Rạng Đông xin nghe, anh/chị cần thông tin gì không ạ? (với giọng vui vẻ, lịch sự)
+ Tiếp theo lắng nghe khách để trả lời tiếp (nói ngắn gọn, rõ ràng, lịch sự)
- Khi thực hiện cuộc gọi đi:
+ Xin chào, tôi là ... gọi đến từ .... Công ty Rạng Đông. Xin vui lòng...
- Không nói chuyện quá lớn, không nên tranh cãi trên điện thoại, cần giữ thái độ bình tĩnh
- Không cắt ngang giữa chừng câu nói của người khác khi biết người ta định nói gì trước đó, phải lắng nghe và
nhường nói
5

- Kết thúc cuộc gọi bằng một lời chào hoặc cám ơn và đặt máy nhẹ nhàng.
- Trường hợp người gọi để lại lời nhắn, người nhận điện thoại phải có trách nhiệm ghi và truyền đạt lại ngay khi
có thể.

III.6. Văn hóa ứng xứ với khách hàng, đối tác


- Chào hỏi khách trước và chủ động giúp đỡ khi khách cần
- Tác phong nhanh nhẹn, đúng giờ
- Giao tiếp với thái độ tôn trọng, ân cần, gần gũi, thân thiện
- Bảo đảm rằng đang và luôn sẵn sàng
- Nhanh chóng giải quyết thắc mắc, than phiền của khách hàng/đối tác
- Ghi nhận thông tin khách hàng/đối tác trên tinh thần hợp tác, cầu thị
- Biết lắng nghe, đặt câu hỏi để nắm bắt nhu cầu khách hàng/đối tác
- Tuyệt đối không được nói xấu tổ chức, cấp trên và đồng nghiệp
- Thực hiện đúng cam kết với khách hàng

III.7. Văn hóa ứng xử với đồng nghiệp


a) Giữa lãnh đạo với nhân viên
- Khi gặp lãnh đạo nhân viên phải chào trước thể hiện sự kính trọng lễ phép
- Lãnh đạo cũng phải đáp lại với cử chỉ thân thiện, có thể gật đầu mỉm cười
b) Giữa nhân viên với nhân viên
- Người ít tuổi chào người lớn tuổi trước
- Các CB-CNV khi gặp nhau phải chào hỏi lịch sự, vui vẻ đúng mực

III.8. Văn hóa làm việc


a) Nơi làm việc:
+ Đối với nơi làm việc cá nhân: Tuân thủ nghiêm túc 5S
- S1: Sàng lọc  Loại bỏ những thứ không cần thiết ra khỏi nơi làm việc
- S2: Sắp xếp  Để mọi thứ ngăn nắp theo một trật tự nhất định, tiện lợi, an toàn khi sử dụng
- S3: Sạch sẽ  Vệ sinh sạch sẽ máy móc, thiết bị nơi làm việc
- S4: Săn sóc  Duy trì S1, S2, S3 hàng ngày
- S5: Sẵn sàng  Tạo ý thức và thói quen thự hành 5S nơi làm việc
6

+ Đối với môi trường chung quanh


- Giữ gìn công ty xanh, sạch, đẹp
- Không được vứt rác, hút thuốc, ăn quà vặt
- Không tụ tập, tán gẫu, trò chuyện ồn ào
- Không đến vị trí nơi làm việc của người khác khi không có yêu cầu của cấp trên
- Tác phong: tuân thủ mặc đồng phục theo quy định chung của Công ty
b) Khi làm việc
- Đi làm đúng giờ. Tuân thủ check-in, check-out bằng dấu vân tay theo quy định.
- Chào hỏi mọi người khi đến chỗ làm
- Liên lạc trước với cán bộ quản lý khi vắng mặt hay đi muộn
- Đề cao thái độ hợp tác, phục vụ trong công việc
- Tránh cản trở người khác quá trình làm việc
- Không biểu lộ vấn đề cá nhân khi làm việc
- Tắt hết thiết bị điện và đặt các thiết bị an toàn vào đúng chỗ quy định trước khi rời văn phòng

III.9. Văn hóa hội họp


a) Quy định cuộc họp
- Đến trước ít nhất 5 phút trước khi cuộc họp bắt đầu
- Điện thoại để chế độ rung và không được sử dụng điện thoại, điện thoại phải bỏ vào nơi quy định
- Trong trường hợp phải nghe điện thoại, người nghe bắt buộc phải ra khỏi phòng họp để nghe
- Không làm việc riêng trong giờ họp
- Cần hiểu rõ những yêu cầu và nội dung cuộc họp nói chung và trách nhiệm của bản thân nói riêng để có sự
chuẩn bị trước tránh mất thời gian
b) Chỗ ngổi trong buổi họp
+ Cuộc họp nội bộ:
- Lãnh đạo ngồi vào ghế chủ tọa ở trung tâm
- Người quan trọng ngồi ngay cạnh bên tay phải lãnh đạo
- Người quan trọng thứ tiếp ngồi phía tay trái lãnh đạo
- Các vị trí khác sắp xếp theo thứ tự ưu tiên (ngồi bên phải lãnh đạo) tùy vào nội dung cuộc họp liên quan đến
công việc của bộ phận nào
7

+ Cuộc họp có đối tác:


- Lãnh đạo cấp cao của Công ty ngồi vào ghế chủ tọa
- Đối tác ngồi đối diện lãnh đạo
- Người quan trong thứ 2 của Công ty ngồi bên phải lãnh đạo Công ty
- Người quan trọng thứ 2 của đối tác ngồi bên phải của đối tác
- Các vị trị khác sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như trên
c) Vị trí ngồi trên xe
+ Xe 4 chỗ:
- Người dẫn đường hay công việc ngồi cạnh tài xế
- Người quan trọng nhất ngồi bên tay phải
- Người quan trọng thứ 2 ngồi bên tay trái
+ Xe từ 7 chỗ trở lên:
- Người dẫn đường hay công việc ngồi cạnh tài xế
- Người quan trọng nhất ngồi sau lái xe
- Người quan trọng thứ 2 ngồi bên cạnh người quan trọng nhất

III.10. Nghiêm cấm những hành vi sau


- Say rượu bia, sử dụng các chất kích thích, chơi điện tử, chơi cờ bạc trong thời gian làm việc
- Mọi biểu hiện gây mất trật tự, mỹ quan, thiếu văn hóa tại nơi làm việc
- Nghiêm cấm rời vị trí của mình đến vị trí của người khác, nếu có công tác thì thật ngắn gọn rõ ràng minh bạch
sớm trở về chỗ làm việc của mình
- Công nhân đứng điều khiển máy và thiết bị khác tuyệt đối không bỏ vị trí sang nơi khác tán gẫu
- Công nhân sản xuất tuyệt đối không được sử dụng điện thoại khi làm việc

IV.VĂN HÓA XỬ LÝ, GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC


IV.1. Ứng xử trong xử lý công việc
- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Hội đồng quản trị và Ban tổng giám đốc
- Có ý thức trách nhiệm trong công tác, thường xuyên học tập nâng cao trình độ, chủ động sáng tạo nhằm hoàn
thành công việc được giao
- Chấp hành sự điều động, phân công công tác của Ban TGĐ và cấp trên trực tiếp
8

- Không được trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ, giải quyết công việc
- Khi thực hiện nhiệm vụ, giải quyết công việc phải phối hợp với cá nhân, bộ phận liên quan khác để hoàn thành
công việc có hiệu quả, không được cố tình kéo dài thời gian hoặc từ chối sự phối hợp của các bộ phận, cá
nhân liên quan
- Luôn có thái độ cầu thị, thẳng thắn, chân thành tham gia đóng góp trong công việc
IV.2. Thời hạn giải quyết công việc
- Xử lý công việc trình cấp trên trực tiếp trong vòng không quá 3 ngày kế từ ngày nhận được hồ sơ hoàn chỉnh
- Trong trường hợp được yêu cầu xử lý gấp của Ban TGĐ hoặc cấp trên thì cố gắng xử lý ngay trong ngày làm
việc
IV.3. An toàn lao động
- Luôn tuân thủ các quy định về an toàn, coi an toàn là ưu tiên hàng đầu
- Tìm mọi biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro, thương tật, ảnh hưởng đến sức khỏe người
lao động và hư hại tài sản
- Nâng cao khả năng quản lý, tăng cường hoạt động kiểm soát an toàn một cách có hệ thống
- Thực hiện các chương trình đào tạo toàn diện về an toàn và kiểm tra định kỳ và an toàn lao động
- PCCC là nhiệm vụ và ý thức của mỗi người trong Công ty, là trách nhiệm của người CB-CNV
IV.4. Bảo vệ môi trường
- Luôn nhận thức được tầm quan trọng và chú trọng đến bảo vệ môi trường
- Luôn tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường
- Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sạch, giảm thiểu tối đa lượng chất thải nguy hại ra môi trường,
đồng thời cố gắng đưa ra thị trường những sản phẩm sạch, thân thiện môi trường
IV.5. Nghiên cứu cải tiến và phát triển
Tích cực đẩy mạnh công tác đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ và khuyến khích CB-CNV tham gia
nghiên cứu, đề xuất cải tiến công nghệ sản xuất và nghiên cứu phát triển để đạt được thành công cao nhất
trong hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và nắm bắt được nhiều cơ hội kinh doanh mới

V. QUY TẮC VÀ CÁC CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP


V.1. Tôn trọng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
- Giữ vững giá trị chuẩn mực đạo đức trên tinh thần của các nguyên lý, điều lệ và nguyên tắc chỉ đạo phù hợp với
văn hóa Rạng Đông
- Không lạm dụng quyền lực hay chức vụ
- Đề cao trách nhiệm cá nhân, không lẫn tránh hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho người khác
9

- Loại trừ biểu hiện đối xử không bình đẳng và thiếu tôn trọng lẫn nhau
- Thẳng thắn thừa nhận và học hỏi từ những sai lầm của chính mình
V.2. Tiêu chuẩn đạo đức trong công tác
- Mọi cá nhân trong Công ty phải đứng cùng trong một tổ chức là Rạng Đông
- Mọi người phải cùng làm việc vì thành tích chung của Rạng Đông và xã hội chứ không chỉ cho bản thân hoặc
lợi ích nhóm
- Mọi nhân viên hình thành những mối quan hệ với khách hàng trên cơ sở bình đẳng và hợp tác
- Mọi cá nhân trong Công ty phải: lịch sự, nhã nhặn, chuyên nghiệp, không hời hợt, dễ gần gũi, hòa đồng, tôn
trọng, thân mật và chân thành với đồng nghiệp
- Ý kiến của mọi người phải được đánh giá đúng và lắng nghe, đánh giá thành tích của nhân viên được thực hiện
kịp thời và công bằng
V.3. Tập thể luôn học hỏi, không ngừng cải tiến
- Rạng Đông đã, đang và sẽ phấn đấu duy trì một môi trường làm việc tích cực, sáng tạo, khuyến khích các buổi
thảo luận về quy trình, sản phẩm và đưa ra hướng dẫn cho nhân viên qua các chương trình, tài liệu đào tạo và
các nguồn khác
- Những nhân viên và cán bộ quản lý luôn tôn trọng và làm việc cùng nhau để thực hiện sứ mệnh của Rạng Đông

VI. QUY ĐỊNH TÀI SẢN THÔNG TIN CÔNG TY


VI.1. Thư điện tử (e-mail)
Nhân viên có phận sự liên quan của Công ty sẽ được cấp tài khoản e-mail trong hệ thống e-mail của Công ty.
Nhân viên chỉ được phép sử dụng tài khoản được cấp, hệ thống e-mail để thực hiện trao đổi thông tin cho mục
đích công việc của Công ty. Các hệ thống e-mail khác bên ngoài cũng như các diễn đàn (board, forum) không
được phép sử dụng để thực hiện trao đổi thông tin cho công việc của Công ty
VI.2. Hệ thống mạng và truy cập mạng
- Nhân viên được cấp quyền truy cập, quyền xử lý thông tin phù hợp với công việc được giao.
- Các trường hợp ngoại lệ, nhân viên phải được sự phê chuẩn của cấp quản lý có thẩm quyền và P. IT. Việc truy
cập và xử lý trái phép được xem là hành vi xâm phạm tài sản của RDP
VI.3. Phần mềm
- RDP là chỉ sử dụng những phần mềm có bản quyền hợp pháp. Các phần mềm của cá nhân chỉ được sử dụng tại
Công ty khi có sự đồng ý của cấp quản lý có thẩm quyền và của GĐ IT. Các phần mềm này phải được chứng
thực về bản quyền trước khi cài đặt. Tất cả nhân viên có trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ các phần mềm này.
10

- Chỉ một số cấp điều hành hoặc quản lý cấp cao mới có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến tài sản của
RDP. Nhân viên không đưa ra bất cứ quyết định nào liên quan đến tài sản của Công ty, trừ phi được chấp
thuận bởi cấp có thẩm quyền bằng văn bản. Nếu cần biết cấp nào có quyền quyết định các vấn đề liên quan
đến tài sản, hãy liên lạc với cấp quản lý.
- Tất cả nhân viên của RDP phải tuân thủ chính sách bảo mật của Công ty.
- Nhân viên được yêu cầu tuân thủ theo các quy định về thu thập, sử dụng, chuyển giao, xóa bỏ, bảo vệ thông tin
với các cấp độ bảo mật khác nhau. Những thông tin mà nhân viên lưu ý thực hiện Chính sách Bảo mật bao
gồm nhưng không giới hạn ở các thông tin:
+ Thông tin về quản trị, tái cơ cấu + Các hoạch định năm, trung hạn và dài hạn
+ Các nội dung liên quan đến tố tụng + Kế hoạch marketing và kinh doanh.
+ Phân tích về cạnh tranh, rủi ro. + Kế hoạch phát triển sp, công thức sp.
+ Giá cả, giá thành, chi phí, ngân sách. + Hợp đồng quan trọng, sáp nhập hoặc thâu tóm.
+ Kế hoạch KD và tài chính, các dự báo + Thông tin về nhân sự.
+ Các thông tin liên quan đến khách hàng, đối tác, khách hàng tiềm năng và các nhà cung cấp được cung cấp
cho Công ty một cách bảo mật được xem như là các thông tin bảo mật.
- Bản thân mỗi nhân viên RDP phải nhận thức được tầm quan trọng của thông tin bí mật mà mình đang nắm giữ.
Nhân viên không được phép tiết lộ thông tin cũng như không cho phép một bên thứ ba nào xâm phạm đến các
thông tin bí mật của Công ty.
VI.4. Trách nhiệm CB-CNV đối với tài sản thông tin
- Thực hiện các hoạt động có thể gây phương hại đến hình ảnh, nhãn hiệu, thương hiệu và uy tín của Công ty.
- Tiết lộ các thông tin bảo mật của Công ty cho đối tượng khác khi không có sự ủy quyền hoặc cho phép.
- Thực hiện các hoạt động lừa đảo, gian lận, phá hoại, không hợp pháp khác.
- Truy cập các website, lưu trữ/phát tán các tập tin/chương trình có nội dung vi phạm pháp luật như: khiêu dâm;
quấy rối, kích động chính trị; chia rẽ tôn giáo.
- Quấy rối người khác.
- Gửi đi các thư dây chuyền, gửi virus, hoặc các đoạn mã gây hại.
- Sử dụng tài khoản của người khác mà không được phép của chủ tài khoản.
- Thực hiện các hoạt động thử nghiệm hệ thống IT khi chưa có sự chấp thuận chính thức từ người có thẩm quyền
của Công ty.
- Cho phép đối tượng không có nhiệm vụ truy cập vào Hệ thống thông tin
11

VII. QUY ĐỊNH KHEN THƯỞNG


VII.1. Đối tượng được trao thưởng
- Hội đồng quản trị / Ban kiểm soát Công ty
- Ban Tổng giám đốc Công ty
- Các phòng, ban, nhà máy sản xuất
- Cán bộ, công nhân viên Công ty
- Các tổ chức, cá nhân gắn bó, góp phần tôn vinh văn hóa Rạng Đông
VII.2. Mục tiêu của các giải thưởng
- Khuyến khích, động viên các đơn vị, cá nhân trong Công ty xây dựng tinh thần Văn hóa Rạng Đông trong các
hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm xây dựng thương hiệu và hình ảnh văn hóa của Rạng Đông
- Hình thành một danh hiệu và biểu tượng chung của Rạng Đông nhằm tạo dựng, duy trì và phát triển giá trị Văn
hóa Rạng Đông trong toàn Tập đoàn
- Đề cáo các giá trị Văn hóa Rạng Đông, cổ động lòng tự hào, tạo sự gắn bó của các cá nhân xuất sắc với công ty
- Tôn vinh giá trị xã hội, khẳng định đẳng cấp ngành nghề
VII.3. Quy trình bình chọn và trao giải thưởng
a) Tiêu chí đánh giá trao giải thưởng
- Hàng năm Hội đồng thi đua khen thưởng Công ty đề xuất phương thức giám sát, đánh giá CB-CNV Rạng Đông
theo các tiê chí Văn hóa Rạng Đông được cập nhật, sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế tại Công ty
- Sau khi thống nhất tiêu chí đánh gia trong năm, Hội đồng thi đua khen thưởng sẽ thông báo rộng rãi cho toàn
thể CB-CNV và tiến hành đánh giá
b) Cơ cấu giải thưởng
- Xét khen thưởng cho những cá nhân hoặc tập thể sáng tạo mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh
doanh từ 5% - 10% giá trị hiệu quả mang lại (hoặc có thể hơn tùy theo phát minh thực tế của giá trị sản phẩm)
- Xét khen thưởng cho những cá nhân hoặc tập thể thực hiện đóng góp trong quá trình sản xuất làm nâng cao chất
lượng sản phẩm và giảm tỉ lệ phê liệu. Giá trị khen thưởng từ 2% đến 15% hoặc hơn nữa tùy theo giá trị và
hiệu quả
- Tùy theo mức độ đóng góp của các cá nhân, tổ chức mà thể hiện sự tôn vinh theo đề xuất của Hội đồng thi đua
khen thưởng Công ty.

You might also like