You are on page 1of 43

“Đoàn Kết Là Sức

Mạnh… Khi Có Sự
Chung Sức Và Hợp
Tác, Ta Có Thể Đạt
Được Những Điều
Tuyệt Vời”
__Đường Minh
Châu__
NỘI DUNG

LỜI NÓI ĐẦU----------------------------------------------2

PHẦN 1. GIỚI THIỆU CÔNG TY-----------------------3

PHẦN 2. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY---5

PHẦN 3. CHÍNH SÁCH NGUỒN NHÂN LỰC-----11

PHẦN 4. CÁC QUY ĐỊNH------------------------------14

PHẦN 5 . QUYỀN LỢI CỦA NHÂN VIÊN----------32

LỜI KẾT---------------------------------------------------36

1
LỜI NÓI ĐẦU

Sổ tay nhân viên Công ty TNHH phát triển công nghệ


máy tính Minh Châu (MCC) ra đời như một sự tổng hợp và hệ
thống hóa một cách khoa học các hoạt động tổ chức và quản lý,
nhằm gắn kết các nhân viên với nhau theo một quy chế phối hợp
chặt chẽ, có tổ chức và nề nếp, từng bức chuyên nghiệp hóa môi
trường làm việc.
Sổ tay nhân viên được sắp xếp các nội dụng theo từng
chuyên mục một cách có hệ thống để dễ tra cứu, tiếp thu và ghi
nhớ. Các thông tin được cập nhật và giới thiệu ngắn gọn, sẽ rất
hữu ích với nhân viên của chúng ta trong giai đoạn sắp tới...
Hy vọng các bạn sẽ hài lòng và cống hiến nhiệt thành cho
sứ mệnh và phát triển của MCC
Chúc các bạn thành công!

2
PHẦN 1. GIỚI THIỆU CÔNG TY

Minh Châu sở hữu nhãn hiệu MCC & iSound - Sản phẩm giá trị
- con người giá trị để mang lại giá trị cho cộng đồng”
Được thành lập tháng 3/2009. Với đội ngũ ban lãnh đạo trẻ - giàu kinh
nghiệm – nhiệt thành – công ty triển khai chiến lược bán hàng chuyên
nghiệp nhất.
Từ khi thành lập, MCC đã xác định hướng đi là cung cấp các sản phẩm
công nghệ cao nhằm tối ưu hóa lợi ích khách hàng và tạo nên sự phát triển
bền vững cho doanh nghiệp. Bảy giá trị cốt lõi là kim chỉ nam cho mọi hành
động MCC

GIÁ TRỊ CỐT LÕI


1-Cam kết chất lượng. 2-Hướng đến khách hàng. 3-Uy tín trung
thực. 4-Cầu tiến sáng tạo để giàu có. 5-Tốc độ tiên phong. 6-Đoàn kết
hỗ trợ. 7-Trách nhiệm cộng đồng

SỨ MỆNH
Là đơn vị cung ứng các mặt hàng công - đơn vị nộp thuế nhiều
nhất - đơn vị có dự án từ thiện nhân văn, trí tuệ lớn nhất dành cho trẻ
em mồ côi tại Việt Nam.

VĂN HÓA MCC


A. TRIẾT LÝ KINH DOANH
Với thương hiệu cũng là khẩu hiệu “Sản phẩm giá trị - con người
giá trị để mang lại giá trị cho quốc gia”
Mọi hoạt động của công ty MCC & iSound tập trung vào sự hài lòng
của khách hàng về chất lượng sản phẩm, giải pháp công nghệ tối ưu hóa.
Dịch vụ chu đáo và lịch sự.
B. TRIẾT LÝ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
1. Trân trọng và đề cao phẩm chất của nhân viên.
2. Luôn tin tưởng bạn sẽ giàu có và thành công.
3. Cùng nhau chia sẻ công việc và kinh nghiệm.
4. Không ngừng học tập và sáng tạo.

3
5. Có nhân cách và đạo đức trong cuộc sống.
6. Làm việc độc lập và làm việc nhóm
7. Ghi nhận mọi thành quả hữu ích
8. Làm việc và vui chơi hết mình
9. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp chuẩn mực
C. MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC
1.Mỗi cá nhân phải làm chủ công việc với sự chuyên nghiệp, thân
thiện và hợp tác
2. Làm việc với tinh thần sáng tạo và say mê
3. Không ngừng phấn đấu vươn lên làm giàu cho mình và gia đình.
4. Khuyến khích học tập suốt đời
5.Nâng cao uy tín của các thành viên
6. Tạo sự yêu thích trong công việc
7. Tôn trọng cấp trên & đồng nghiệp
8. Đoàn kết gắn bó trong một tập thể vững mạnh
9. Nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp
D. ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
1. Chuyên nghiệp
2. Nhiệt tình
3. Hợp tác win – win
E. VỚI CÔNG VIỆC
1. Trách nhiệm
2. Sáng tạo
3. Đổi mới
4. Tự giác
5. Chấp nhận khó khăn & thử thách
F. VỚI ĐỒNG NGHIỆP
1. Tôn trọng
2. Hợp tác
3. Trung thực
4. Học hỏi
5. Cùng phát triển

4
PHẦN 2. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY

1. Làm việc theo nhóm:


Một tập thể làm việc hợp tác và hiệu quả là yếu tố thiết yếu cho sự
thành công. Vì vậy, Công ty luôn tạo điều kiện để các cá nhân làm việc
theo nhóm, kết quả đạt được của nhóm chính là thành quả của mỗi cá
nhân. Sự đóng góp hợp tác tạo ra sức mạnh của cả công ty
“Không chứng tỏ cá nhân – chỉ vì lợi ích tập thể”
2. Khuyến khích chia sẻ các quan điểm, tìm kiếm thông tin, cung cấp
các dữ liệu và giải quyết các thắc mắc cùng cấp trên trực tiếp:
Trưởng phòng là người luôn lắng nghe ý kiến, khuyến khích những
nỗ lực và tìm giải pháp cho những khó khăn trong công việc
BGĐ không chấp nhận cách truyền đạt thông tin sai lệch, đồn thổi,
gây chia rẽ nội bộ, làm tinh thần làm việc và quan hệ đồng nghiệp trở nên
đố kị và thiếu hợp tác.
“Không tranh luận – chỉ nói giải pháp”
3. Tôn trọng giá trị nhân viên:
Công ty luôn xem con người là nguồn lực quý giá nhất. Vì thế, công
ty luôn tạo mọi điều kiện để nhân viên phát huy hết tiềm năng của mình
bằng cách khuyển khích nhân viên học hỏi thêm và tin tưởng giao phó
những trọng trách cao hơn, phù hợp và khả năng và kinh nghiệm mà năng
lực bản thân nhân viên có thể đảm trách.
“Một ngày làm việc là một ngày tạo ra giá trị gia
tăng”
4. Trách nhiệm:
Nhân viên cần phải làm việc chuyên nghiệp, thấu đáo, chất lượng,
hiệu quả. Đặt lợi ích chung lên trên và tuân thủ nội quy, quy định và 7 giá
trị cốt lõi của
công ty
Cá nhân phải tự chịu trách nhiệm về công việc với cấp trên
“Không trình bày lý do – chỉ nói kết quả”

5
5. Thưởng phạt phân minh
Những tập thể, cá nhân có thành tích tốt, thái độ làm việc tích cực
được động viên, biểu dương và khen thưởng kịp thời. Ngược lại những tập
thể, cá nhân làm việc kém hiệu quả, kỷ luật kém sẽ và chịu hình thức kỷ luật
tương thích
“Không vụ lợi cá nhân – Nhưng được ghi nhận
thành tích”
6. Tính chuyên nghiệp trong công việc:
Hoạch định: Mọi công việc được kế hoạch hóa, chuẩn bị chu đáo
trước khi thực hiện, tuân thủ theo nguyên tắc 6W & 3H như sau:
Why : Mục tiêu phải đạt
What : Hành động cụ thể
Who : Người thực hiện
When : Thời gian bắt đầu & Kết thúc/ Tiến độ thực hiện
Where : Địa điểm thực hiện
What if : Dự phòng rủi ro hoặc thay đổi
How : Phương pháp thực hiện
How much : Chi phí, ngân sách
How to evaluate : Công cụ kiểm tra, đo lường kết quả
*Chất lượng
- Tính chuyên nghiệp được thể hiện bằng cam kết cung cấp sản
phâm, dịch vụ cho “khách hàng” với chất lượng cao, đạt yêu cầu và đúng
tiêu chuẩn.
- Kim chỉ nam cho mọi hành động chính là 7 giá trị cốt lõi của Công
ty
- Nên nhớ “Làm phải đạt, chứ không làm cho xong”
*Nguyên tắc
-Trước tiên bạn hãy lựa chọn và chịu trách nhiệm về điều đó.
- Chấp hành nguyên tắc quản lý & điều hành
- Chấp hành nghiêm túc và đầy đủ tất cả các quy định, chuẩn mực,
quy trình làm việc, nội duy lao động của công ty
- Tính chuyên nghiệp cũng đòi hỏi các nhân viên kiểm soát hữu hiệu
cảm xúc cá nhân của mình để lắng nghe, trao đổi nhằm giải quyết công
việc theo mục tiêu chung của Công ty

6
*Biêu mẫu
- Sử dụng đúng các biểu mẫu, tài liệu chuẩn của công ty gửi đến
khách hàng, nội bộ của công ty
- Biểu mẫu phải có: Tiêu đề nội dung, logo công ty MCC, sologan,
ký, mã hiệu....
- Khuyến khích dùng bảng biểu
*Quy trình: Tuân thủ tuyệt đối trình tự thực hiện công việc đã được quy
định
Nhân viên Thời gian Phương pháp
TT
thực hiện hoàn thành thực hiện
1 Bắt đầu
2 Thực hiện công việc
3 Kiểm tra/phê duyệt
4 Thực hiện công việc
5 Kết thúc

7. Thực hàng 5s:


- Sàng lọc (seri): Mọi thứ (công cụ. Vật tư, thiết bị, đồ dùng hỏng,
không/chưa liên quan, không/chưa cần thiết cho hoạt động sẽ phải được
tách biệt ra khỏi những thứ cần thiết sau đó đem ra khỏi nơi làm việc. Chỉ
có những vật dụng cần thiết mới để lại nơi làm việc.
- Sắp xếp (Seiton): Bố trí các vật dụng làm việc tại những vị trí hợp
lý sao cho dễ nhận biết, dễ lấy. Nguyên tắc chung là bất kỳ vật dụng cần
thiết nào cũng có vị trí quy định riêng và kèm theo dấu hiện nhận biết rõ
ràng. Đây là hoạt động cần tuân thủ triệt để.
- Sạch sẽ (Seiso): Đây là hoạt động vệ sinh nơi làm việc, dụng cụ
làm việc, hay khu vực xung quanh...
- Săn sóc (Seiketsu): Là việc suy trì và chuẩn hóa 3 yếu tố trên một
cách có hệ thống. Là một quá trình trong đó việc tuân thủ của nhân viên
luôn được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ
- Sẵn sàng (Shitsuke): Là ý thực tự giá của lao động đối với các hoạt
động 5S. Các thành viên đều nhận thức rõ tầm quan trọng cả 5S, tự giác &
chủ động kết hợp nhuần nhuyễn các chuẩn mực 5S với công việc đang

7
làm để đem lại năng suất cá nhân và năng suất chung của Công ty Cao
hơn.

8. Tự nguyện tham gia các hoạt động:


BGĐ và toàn thể nhân viên MCC & iSound tự nguyện tham gia các
hoạt động từ thiện, hoạt động công tác xã hội để phát triển cộng đồng,
chia sẻ lợi ích và tôn trọng pháp luật.
Nhân viên công ty chung tay góp sức hỗ trợ đồng nghiệp khi đồng
nghiệp gặp hoàn cảnh khó khăn.
“Mình vì mọi người – Mọi người vì mình – Chúng ta vì tổ quốc”
9. Quản lý phải biết động viên nhân viên:
- Cư xử với nhân viên như những cá nhân riêng biệt
- Làm cho công việc trở nên thú vị, nhân viên yêu thích công việc
- Tạo cơ hội trưởng thành – thử thách
- Khuyến khích tham gia việc ra quyêt định
- Khuyến khích hơp tác và làm việc nhóm
- Tìm kiếm và cho thông tin phản hồi
- Lắng nghe nhân viên
- Khen thưởng kịp thời và thành thật
- Giải quyết mâu thuẫn
- Hãy nêu gương tốt

8
10. Mong đợi của nhân viên đối với lãnh đạo
- Làm việc với cấp trên có kỹ năng quản lý, lãnh đạo, biết hướng
dẫn, đào tạo, động viên
- Được tham gia ý kiến
- Được thấy kết quả cuối cùng của việc họ thực hiện
- Được giao các công việc thú vị
- Được thông báo đầy đủ thông tin liên qua công việc & bản thân
- Được lắng nghe và tôn trọng
- Được ghi nhận các nỗ lực và các thành tựu được biểu dương
- Đượ thử thách năng lực
- Được ứng dụng sau đào tạo thông qua các công việc
11. Người quản lý tôi thích:
- Nguyên tắc – công bằng – thân thiện
- Phải có quyền – tâm – tầm – tài đức
- Khen chê kịp thời
- Giữ đúng lời hứa
- Đối với nhân viên bằng cả tấm lòng
- Tin tưởng nhân viên – giao quyền và giao trách nhiệm thì phải giao
nguồn lực.
- Đào tạo đội ngũ & bồi dưỡng nhân tài
- Hiểu biết công việc
- Quan tâm,động viên nhân viên
- Lắng nghe nhân viên
- Quyết đoán, hòa đồng, uy tín, có chiến lược, hỗ trợ nhân viên trong
công việc
Thành viên MCC
Kiến thực – kỹ năng – thái đạo – Làm việc nhóm – khát vọng
Nhiệt tình – Yêu nghề - Trách nhiệm – Hành động – Trung thành –
Vượt khó – Tự tin
“Hôm nay phải tốt hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai”
Luôn “Làm tốt hơn - tốt hơn nữa – Và tốt hơn nữa”

9
12. Chuẩn mực cần có tại MCC & iSound
1. Hãy chào hỏi nhau và mỗi buổi sáng khi bắt đầu một ngày làm
việc
2. Hãy nói câu “Làm ơn giúp tôi...” Khi muốn ai đó giúp đỡ mình
3. Hãy giúp đỡ người khách với khả năng của mình khi họ gặp khó
khăn trong công việc bằng câu hỏi “Tôi có thể giúp gì được bạn?”
4. Hãy nói lời cảm ơn khi ai đó giúp đỡ và làm việc gì cho bạn
5. Hãy nói lời xin lỗi khi làm người khác phiền lòng
6. Hãy chào tạm biệt nhau mỗi khi kết thúc một ngày làm việc
7. Hãy luôn mỉm cười và thể hiện thái độ ân cần vui vẻ đối với
khách hàng, cấp trên, đồng nghiệp hay với nhân viên
13. CƠ CẤU TỔ CHỨC MCC & iSound.

10
PHẦN 3. CHÍNH SÁCH NGUỒN NHÂN LỰC

1. Tuyến dụng:
Nhu cầu tuyển dung Thông tin tuyển dụng Tổ chức tuyển dụng Đào
tạo & Hội nhập Tuyển dụng chính thức & ký kết HĐLĐ
- Công ty không tuyển dụng người dưới 18 tuổi
- Tuyển chọn người phù hợp với yêu cầu công việc
2. Tiêu chí tuyển dụng:
- Kiến thức chuyên môn
- Kỹ năng thực hiện công việc
- Thái độ làm việc
3. Hồ sơ nhân viên:
Nhân viên phải có trách nhiệm nộp hồ sơ cung cấp thông tin bản
thân. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn dự tuyển
- Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và chứng thực của địa phương cư trú
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ liên quan (có thị thực)
- Bản sao CMND, hộ khẩu, KT3 (có thị thực)
- Bản sao hộ hiếu (Passport)
- Bằng lái xe ô tô đối với nhân viên lái xe (có thị thực)
- Bằng lái xe máy đối với nhân viên lái xe máy (có thị thực)
- Ảnh 3x4 (thời gian không qua 6 tháng)
- Thông tin các nhân; Sổ BHXH, nơi đăng ký khám bệnh ban đầu,
thuế cá nhân, tài khoản ngân hàng, giảm trự gia cảnh, size áo đồng phục.
4. Tiếp nhận và từ chối:
Tiếp nhận làm việc: Ứng viên được trao thư mời nhận làm việc
(Offer letter), trong đó neu rõ các điều khoản đã được thỏa thuận phù hợp
với pháp luật
Từ chối mời làm việc: Ứng viên được nhận thư cảm ơn.
5. Giới thiệu nhân viên mới:
Phòng nhân sự phối hợp với trưởng phòng tiếp nhận nhân viên mới,
giới thiệu nhân viên mới với lãnh đạo và các phòng/ban trong công ty

11
Giời thiệu trực tiếp hoặc bằng Email và kèm theo CV
6. Hội nhập (hướng dẫn nhân viên mới):
Tất cả nhân viên sau khi được tuyển dụng đều được tham gia chương
trình hội nhập nhằm thích nghi với môi trưởng mới
Phòng nhân sự giới thieuj, phổ biến nội quy, văn hóa công ty, lịch sử
hình thành, sơ đồ tổ chứ, 7 giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh…
Trưởng các bộ phận có trách nhiệm:
- Đào tạo nhân viên mới về kiến thức, kỹ năng, an toàn lao động,
quy trình làm việc, biểu mẫu áp dụng, thái độ làm việc
- Giúp đỡ nhân viên hội nhập môi trường làm việc Công ty
- Phân công, giao việc cụ thể thông qua chương trình thử việc
- Tạo điều kiện để nhân viên mới hoàn thành nhiệm vị
- “Lúc đầu chúng ta tạo ra thói quen, sau đó thói quen tạo ra chúng
ta”
7. Sổ tay nhân viên:
Mọi nhân viên khi tham gia làm việc chính thức cho công ty đều
được cấp phát 1 quyển Sổ tay nhân viên làm tài liệu để nắm bắt các thông
tin, quy định và lưu giữ tại khu vực làm việc trong suốt quá trình làm việc
tại công ty. Trước khi nghỉ việc nhân viên phải trả lại Sổ tay nhân viên
cho phòng Nhân sự - Hành chính nếu không sẽ bị phạt theo mức phạt xâm
phạm bí mật thông tin Công ty.
8. Thời gian thử việc:
Nhân viên trước khi kí hợp đồng lao động phải qua một thời gian thử
việc và thời gian này theo quy định của Bộ luật lao động. Thời gian thử
việc sẽ rút ngắn tùy vào năng lực của nhân viên trong thời gian thử việc.
Trưởng đơn vị thiết lập chương trình thử việc bằng văn bản và trao
cho nhân viên trước khi thử việc
Trong thời gian thử việc Công ty sẽ đào tạo kỹ năng, kiến thức
chuyên môn cho nhân viên và thời gian này được tính là thời gian nhân
viên tham gia chương trình đào tạo của Công ty.
Sau thời gian thử việc nhân viên sẽ được đánh giá thử việc và xem
xét trước khi tuyển dụng.
Trong giai đoạn thử việc nhân viên được hưởng 75% lương chức
danh + các khoản phụ cấp (nếu có)

12
Nhân viên chỉ được hưởng các chế độ phúc lợi của Công ty sau khi
hết thời gian thử việc.

13
9. Căn cứ vào đánh giá kết quả thử việc để ký HĐLĐ và đánh giá
hiệu quả lầm việc của nhân viên để tái ký HĐLĐ
- Hợp đồng khoán công việc
- Hợp đồng có thời hạn: từ 1 năm – 3 năm
- Hợp đồng không xác định thời hạn
10. Thuyên chuyển công việc:
Xét năng lực và nhu cầu công việc, nhân viên có thể được chuyển
đỏi từ bộ phận/phòng/ban này sang bộ phận/phòng/ban khác theo quyết
định điều chuyển của BGĐ nhằm phát huy năng lực, sở trường và tạo sức
hút trong công việc.
“Khối óc chỉ là một thửa đất cằn cỗi và không tạo nên hoa trái trừ khi
nó được vụ trồng và chăm sóc bởi những chất liệu mới”
11. Chấm dứt hợp đồng lao động:
a) Các trường hợp đương nhiên chấm dứt HĐLĐ
- Hết hạn hợp đồng
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng
- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng
b) Đơn phương chấm dứt HĐLĐ
- Người LĐ xin thôi việc báo trước 30-45 ngày bằng văn bản
- Người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ
trong các trường hợp sau:
+ Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc (KPIs)
được giao
+ Người LĐ bị xử lý kỷ luật sa thải
+ Thu hẹp sản xuẩn kinh doanh
c) Đơn xin thôi việc:
Đây là thủ tục bắt buộc đối với mọi trường hơp thôi việc từ phía
nhân viên. Trong dơn xin thôi việc phải nêu rõ lý do và ngày đề nghị
chính thức thôi việc
d) Phỏng vấn thôi việc:
- Khi nhân viên xin thôi việc, Trưởng phòng Nhân Sự - Hành chính
chịu trách nhiệm tổ chứ phỏng vấn thôi việc trong sự bảo mật tuyệt đối.
- Nội dung phỏng vấn sẽ là thông tin phản hồi quan trọng về tư
tưởng và nhận thức của nhân viên về công việc, công ty và các vấn đề liên
quan đến quyền lợi cũng như điều kiện làm việc thực tế.

14
15
PHẦN 4. CÁC QUY ĐỊNH

CHƯƠNG 1. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

1. Nguyên tắc về mục tiêu


Mỗi bộ phận, phòng ban, cá nhân sẽ được giao mục tiêu công việc
phải thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các mục tiêu theo từng thời kỳ
Mục tiêu SMART phải được cụ thể, đo lường, khả thi, thời hạn hoàn
thành và phải xuất phát từ mục tiêu chung của Công ty.
2. Nguyên tắc giao việc: Thực hiện theo quy trình sau:
Thiết lập mục thiêu công việc SMART >>Hướng dẫn kèm cặp >>
Theo dõi Hỗ trợ>> Phản hồi >>Đánh giá kết quả làm việc.
3. Nguyên tắc liên quan đến cá nhân:
- Nhân viên phải hiểu rõ bản mô tả công việc, trách nhiệm, nhiệm vụ
và kết quả phải đạt được củ từng nhiệm vụ
- Nhân viên phải hiểu rõ quy trình công việc và thực hiện đúng quy
trình.
- Nhân viên cần biết mục tiêu công việc và phải hoàn thành các mục
tiêu
4. Nguyên tắc trách nhiệm
- Trách nhiệm phải được quy định rõ ràng trước khi phân công công
việc
- Nhân viên phải chịu trách nhiệm trước cấp trên về kết quả làm việc
của mình, của nhóm tham gia.
- Trưởng bộ phận phải chịu trách nhiệm về kết quả công việc của Bộ
phận phụ trách
5. Nguyên tắc về quyền hạn:
- Quyền quyết định và quyền đề xuất phải được xác định cụ thể
- Quyền hạn phải được thể hiện bằng trách nhiệm cụ thể
6. Nguyên tắc về ủy quyền:

16
- Quyền hạn và trách nhiệm có thể được ủy thác, nhưng phải phù
hợp với các quy định của pháp luật và người được ủy thác phải có trách
nhiệm báo cáo cấp trên.
- Công ty khuyến khích sự mạnh dạn ủy thác công việc, nhưng tất cả
đều phải được kiểm soát chặt chẽ và bảo đảm hiệu quả công việ tối ưu.
Việc ủy quyền phải thực hiện bằng văn bản ủy quyền
QUY TRÌNH ỦY THÁC CÔNG VIỆC
Phân tích nguyên nhân>> chọn việc ủy thác>>Chọn người ủy thác>>
Tổ chức ủy thác>>Thông báo>>Đánh giá kết Quả
7. Nguyên tắc điều hành tổ chức:
- Sơ đồ tổ chức là kim chỉ nam hướng dẫn cho các nguyên tắc điều
hành.
- Sự chỉ đạo và phản hồ, báo cáo của Nhân viên tuân thủ theo sơ đổ tổ
chức.
- Cơ cấu tổ chức phải linh hoạt, uyển chuyển, phải được xét duyệt lại
theo chiến lược sản xuất – Kinh doanh từng thời kỳ.
- Ý thức rõ con người là yếu tố then chốt cho việc quản lý và tổ chức
có hiệu quả mọi việc trong công ty.

CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH VỀ BÁO CÁO

1. Tất cả Trưởng bộ phận đều phải quy định chế độ báo cáo công
việc cho nhân viên theo thẩm quyền, tùy theo công việc được giao.
2. Báo cáo lên cấp trên trực tiếp và không vượt cấp.
3. Báo cáo phải đúng biểu mẫu đã quy định.
4. Báo cáo phải đảm bảo đúng tiến độ về thời gian và yêu cầu của
nơi nhận báo cáo.
5. Nội dung báo cáo phải trung thực và đảm bảo tính chính xác tuyệt
đối.
6. Những công việc được ủy thác cần phải báo cáo theo yêu cầu
công việc và theo sự thống nhất giữa người ủy quyền và người được ủy
quyền.
7. Những công việc có tính chất cấp thiêt và quan trọng cần phải có
chế độ báo cáo liên tục theo tiến độ để có sự chỉ đạo kịp thời.

17
8. Định kỳ hàng tháng, Trưởng bộ phận phải tập hợp toàn bộ hoạt
động của đơn vị trong kỳ để dể làm báo cáo cho BGĐ. Nội dung báo cáo
tổng hợp phải bao gồm:
- Tiến độ, khối lượng và chất lượng của những công việc chủ yếu
trong kỳ của đơn vị
- Tình hình nhân sự và sử dụng các nguồn lực như tài chính, vật tư
của Công ty.
- Kết quả phải thực hiện các mục tiêu (KPIs) do BGĐ giao trong kỳ.
- Những phát sinh trong công việc.
- Các kiến nghị và khó khăn, cần phải đề xuất 2-3 phương án giải
quyết dể BGĐ xem xét.
- Kế hoạc (KPIs) của đơn vị trong kỳ tiếp theo.
9. Tất cả các báo cáo tháng phải được gửi bằng văn bản hoặc Email
cho BGĐ chậm nhất là một ngày trước lịch họp giao ban định kỳ.
“Nếu cho tôi 6 giờ để chặt một cái cây, Tôi sẽ dành 4 tiếng để mài
rìu - Abraham Lincoln”

CHƯƠNG 3. QUY ĐỊNH VỀ HỘI HỌP

1. Trường hợp các đơn vị có trách nhiệm tổ chức các cuộc họp giao
ban nội bộ trong đơn vị its nhất mỗi tháng 1 lần, nhằm phổ biến các nội
dung quan trọng trong kế hoạc làm viêc, thống nhất ý chí và hành động,
cung cấp các thoogn tin từ chỉ đạo của BGĐ, lắng nghe ý kiến phản hồi
của nhân viên trong đơn vị đều nắm rõ dược công việc của nhau thông
qua các báo cáo công tác cá nhân trong cuộc họp.
2. Trưởng bộ phận phải chỉ định thư ký biên bản cuộc họp, có sổ
sách ghi chép và lưu lại trong hồ sơ của đơn vị.
3. Qua cuộc họp, Trưởng các bộ phận phải chỉ đạo xử lý dứt điểm
các vấn đề khó khăn, tồn động của đơn vị. Những trường hợp cần thiết có
thể báo cáo BGĐ xin ý kiến (nêu từ 2-3 phương án giái quyết để BGĐ
xem xét).
4. Nhân viên phải tham dự các cuộc họp giao ban nội bộ của đơn vị
một cách đầy đủ có trách nhiệm, thực hiện các yêu cầu về chế độ báo cáo
cần thiết cho buổi họp. Có mặt trước buổi họp 10 phút.

18
5. Cônng ty tổ chức họp giao ban vào ngày đầu tiên mỗi tháng dưới
sự chỉ đạo BGĐ đề đánh giá KPIs và giao KPIs tháng sau.

CHƯƠNG 4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ THÔNG TIN

1. Không được đóng dầu khống chỉ đối với công văn đi.
2. Chữ ký được đóng dâu: BGĐ &Người được ủy quyền.
3. Công văn gửi đi phải lưu lại cơ quan 2 bản, 1 bản lưu tại đơn vị
phát ra văn bản đó và 1 bản chuyển cho nhân việ văn thư của Công ty
(Thuộc phòng Nhân Sự - Hành Chính).
4. Toàn thể nhân viên trong Công ty phả có ý thức bảo mật thoogn
tin. Không được tự ý cung cấp thông tin liê qua đến quy trình làm việc,
công nghệm tái chính, chiến lược, nhân sự, kế hoạch, mục tiêu của Công
ty cho bất cứ ai mà không có sự đồng ý của BGĐ.
5. Không được tiết lộ nội dung công văn mật và các loại tài liệu liên
qua đến hoạt động của Công ty cho những người không có trách nhiện.
6. Sau giờ làm việc tất cả mọi tài liệu, sổ sách đều phải được cất vào
ngẳn bàn của từng nhân viên phụ trách và khóa lại. Con dấu phải được để
ở ngăn riêng và có khóa đặc biệt.
7. Nhưng vấn đề về tính chất thông báo cần phả được bao đảm thông
tin đến từng nhân viên trong công ty và được thấu hiểu. Nhân viên có thể
cung cấp những ý kiến phản hồi về thông tin nhận được.

CHƯƠNG 5. QUY ĐỊNH EMAIL.

1. Cấu trúc chính Email:


- Lời chào: “Kính gửi” được dùng khi cấp duosi khi gửi Email cho
cấp trên hoặc gửi đối tác. “ Thân gửi” hoặc “Gửi”, “Dear”… “Chào
Anh/chị…” được dùng giữa các đồng nghiệp, ngang cấp hoặc cấp trên
gửi cho cấp dưới.
- Gửi tới Ban Giám Đốc ghi rõ: “Kính gửi: Ban Giám Đốc”
- Đề nghị ngay nội dung muốn trao đổi, trình bày.
- Đưa ra ý kiến, đề xuất, kiến nghị và các giải pháp thực hiện.

19
- Tỏ ý mong muốn đợi sự phàn hồi, trả lời từ người nhận: Cuối thư
luôn ghi rõ bạn mong đợi điều gì ở người nhận, như “Mong tin”, “Xin
phản hồi sớm”, “Ý kiến các anh chị ra sao?”…
- Kết thúc: Thường dùng các từ “Trân trọng”, “Xin cảm ơn”, “Many
Thanks”, “Best Reganrds”…
2. Nội dung Email:
- Mỗi email chỉ nên đề cập 1 vấn đền (subject)
- Vấn đề này cần được nêu rõ ngay tại Tiêu đề (Subject) với nguyên
tắc ghi mã (report code) theo quy định, Report code giúp người nhận dễ
dàng tìm lại email này về sau
- Việt ngắn gọn, đầy đủ thông tin theo nguyên tắc 5WW, 3H. (Ai, ở
đau, khi nào, cái gì, tại sao, như thế nào, bao lâu, chi phí bao nhiêu…)
- Nội dung nhiều thì nên cách hàng để làm rõ từng ý. Có thể cũng
gạch/chấm đầu dòng (Bulets point) hoặc đánh số thứ tự (Numbering)
- Kiểm tra lỗi chính tả, nội dung, tên người nhận…cẩn thận trước ghi
“sent”, “Reply”, hoặc “Reply All”.
- Dùng lời lẽ tôn trọng và có văn hóa trong nội dung email.
3. Hình thực Email:
- Backgrond (Nền email” luôn luôn trắng.
- Chỉ dùng chữ màu đen, size 11. Không dùng nhiều màu, nhiều size
chưa trên 1 email. Chỉ dùng chữ màu đỏ với những thông tin quan trọng
để đặc biệt lưu ý người đọc.
- Dùng font chữ Unicode thông dụng như Arial hoặc Time New
Roman, để giúp người nhận đọc Email dễ dàng, chỉ dùng 1 font chữ trên 1
Emal.
- Cài đặt phẩn chữ ký (Signature) với đầy đủ thông tin về người gửi
(tên, chức danh, phòng ban, số mobile, email, tel…). Chữ ký phải tuân thủ
đúng thiết ké của Công ty do Phòng Nhân sự cấp. Phòng Hành chính sẽ
hướng dẫn cách cài đặt.
- Không được sử dung Emai cá nhân trong giao dịch công ty.
4. To&CC
- To: Email này gửi trực tiếp cho bạn, đương nhiên bạn đóng vai trò
chính trong việc xử lý thông tin. Người gửi mong đợi phản hồi từ bạn.

20
- Cc: Người gửi muốn bạn biết thông tin này. Tuy nhiên bạn không
cần thiết phải trả lời hoặc không cần thiết phải xử lý những vấn đề được
nhắc tới nội dung Email.

CHƯƠNG 6. QUY ĐỊNH VỀ GIAO TIẾP

1. Chào hỏi:
- Khi gặp nhau: Chào & mỉm cười.
- Thứ tự ưu tiên: Cấp trên – đồng nghiệp lớn tuổi – khách hàng.
- Ghi nhớ: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”.
2. Bắt tay:
- Dùng tay phải.
- Nhìn vòa người đối diện.
- Thứ tự ư tiên: Chức vụ - lớn tuổi- đến trước.
- Đối tác có vị trí xã hội cao: Cần chờ đối tác chủ động trước.
3. Trao đổi, nói chuyện:
- Ngắn gọn, dễ hiểu, truyền cảm
- Âm lượng đủ nghe
- Không cướp lời, quát tháo.
- Khoảng cách: 0.75m-1.20m.
4. Lắng nghe:
- Tập trung nắm ý của người đối thoại
- Lắng nghe tích cự & cởi mở nụ cười
- Nhìn thân thiện vào người nói
- Cần hêt sức bình tĩnh khi người nói đang thiếu bình tĩnh
- Ghi nhớ: “Nói là gieo, nghe là gặt”.
5. Giao tiếp qua điện thoại:
- Khi nhận điện thoại: “Alo +Tên người nghe + đơn vị+xin nghe”.
- Khi gọi điện thoại: “A lô + Tôi là …Xin phép gặp…hoặc “A lô +
xin lỗi phải số máy của…”
- Nói ngắn gọn, rõ ràng, âm lượng vừ phải không ảnh hưởng đến
người xung quanh.
- Khẩu ngữ: “Dạ”, “Dạ thưa..”cám ơn”, “Xin vui lòng”… là những
từ không thể thiếu và tất nhiên từ “xin lỗi…’ cũng không phải là thư.

21
- Kết thúc cuộc gọi bằng lời chào, cảm ơn.
- Đặt chuông báo điệ thoại với âm lượn vừ đủ nghe, trong các cuộc
họp đặt chế độ “rung” hoặc “tắt máy”.
6. Giao tiếp với cấp trên:
- Tôn trọng.
- Diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng và trọng tâm.
- Cầu thị và thuyết phục cấp trên khi cần thiết
- Tuân thủ quyết dịnh của cấp trên
- Khiêm tốn trước lời khen
7. Giao tiếp với nhân viên:
- Nguyên tắc, công bằng, thân thiện
- Lắng nghe, khuyến khíc bày tỏ ý tưởng
- Truyền đạt rõ ràng, nhất quá
- Lời nói đi đôi với việc làm
- Quan tâm

22
8. Giao tiếp với khách hàng:
- Luôn đúng giờ.
- Chuẩn bị đầy đủ tài liệu
- Tôn trọng khách hàng
- Lắng nghe tích cực
- Luôn bình tĩnh, sáng suốt trong mọi tình huống
- Không cãi vã mà cần nhẹ nhành chứng minh bằng chứng cứ logic
đưa ra các biện pháp thay thế
- Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng
- Thực hiện đúng cam kết
- Luôn trân trọng giá trị thương hiệu Công ty MCC
- Luôn tôn trọng cấp trên và đồng nghiệp Công ty MCC
- Trao danh thiếp bằng 2 tay với nụ cười thân thiện

CHƯƠNG 7. QUY ĐỊNH TRẬT TỰ TRONG CÔNG TY

1. Ra vào Công ty:


Trong giờ làm việc, tất cả nhân viên khi đi công tác phải được ự
đồng ý cua cấp trên trực tiếp và phải được thông báo đến người có liên
quan để được hộ trợ công việc trong thời gian vắng mặt.
2. Hút thuốc lá:
Công ty khuyến khích nhân viên không hút thuốc lá. Chỉ được phép
hút thuốc lá ở những nơi quy định, các khu vựa khác đều tuyệt đối cấm hít
thuốc.
3. Tiếp khách:
- Đón khách luôn vui vẻ, hòa nhã, giữ uy tín Công ty.
- Không được đưa bạn bè, người thân vào phòng làm việc.
- Luôn ở bên cạnh khách trong suốt thời gian khách lưu lại văn
phòng.
- Không được để xảy ra trường hợp khách đi lại tự do 1 mình trong
khu vực làm việc của Công ty.
- Tránh lãng phsi nhiều thời gian của khách
4. Quản lý và sử dụng tài sản của Công ty.

23
- Không được phép di chuyển bất cứ vật gì trong khuôn viên mà
thuộc quyề sở hữa của Công ty khi chưa được sự đồng ý của trưởng bộ
phận và phòng hành chính.
- Có trách nhiệm bảo quản tài sản được công ty cấp phát
- Không được sử dụng các vật dụng, tranh thiết bị, tài sản của coogn
ty vào mục đích cá nhân.
5. Tiết kiệm:
- Tiết kiệm là hành vi thể hiện thái độ trân trọng trong giá trị sức lao
động. Vì thế toàn thể nhân viên công ty được yêu cầu thực hiện hành vi
tiết kiểm trong khi sử dụng văn phòng phầm, giấy, mực in, điện thoại,
máy lạnh, điện, nước… và chỉ sử dụng cho mục đích phục vụ công việc
của công ty
- Tắt đèn, máy móc, thiết bị, máy lạnh khi ra khỏi nơi làm việc trong
thời gian dài hoặc trước khi ra về.
- Máy lạnh luoond dặt nhiệt độ>=25 độ C
6. Phương tiện thông báo:
- Để nắm bắt kịp thời các thông tin hoạt động của Công ty, nhân viên
chú ý đọc mọi thông báo trên bảng tin Công ty. Chỉ có các thông tin đã
được BGĐ cho phép mới được phổ biến đến toàn thể nhân viên.
- Email nội bộ là Phương tiện thông tin quan trọng để BGĐ, các
Phòng ban thông báo đến nhân viên nhưng thông tin cần thiết.
Khi đến nơi làm việc có trách nhiệm đọc Email để cập nhật thông tin
thường xuyên.
7. Giải quyết mâu thuẫn nhân viên:
- Khi nhân viên có mâu thuẩn, tranh chấp hoặc bất bình với công
việc của mình, hoặc thắc mắc về các chính sách lao động, yêu cầu phản
ánh với người phụ trách trực tiếp, đưa tới Trưởng bộ phận giải quyết,
Phòng Nhân sự - Hành chính sẽ tham gia nếu cần thiết.
- Công ty khuyến khích việc giải quyế mọi bất bình, mâu thuẫn
thông qua thương lượng
8. Các thủ tục cần thiết khi nhặt được đồ dùng cá nhâ:
Bất kể các vật dụng, tư trang các nhân của khách hoăc nhân viên để
quên, để nhầm chố nhân viên khác, hoặc được tìm thấy ở khu vực công
cộng khi phát hiện thấy cần giao nộp cho lễ tân. Lễ tân có trách nhiệm
thông báo đến nhân viên để trao lại cho người làm mất.

24
9. Trang phục:
Để tạo hình ảnh chuyên nghiệp và thương hiệu cho công ty, nhân
viên cần chăm sóc đến tác phong và trang phục khi đi làm trong và ngoài
công ty. Mặc đồng phục theo quy định chỉnh tề, trang nhã, lịch sự, văn
hóa, móng tay luôn cắt ngắn, tóc gọn gàng. Quần áo sạch sẽ, ủi (là) cẩn
thận.
Công ty khuyến khích sử dụng Cravat trong các hội nghị
Sử dụng đồng phục “Công sở” trong thời gian làm việc tại công ty.
Đối với khối văn phòng: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
Nam:
- Áo trắng - Quần tây -Mang giày hoặc dép. có quai hậu
Nữ:
- Áo đồng phục công - Quần tâyy hoặc váy công sở (váy không quá
ngắn) - Mang giày hoặc Dép có quai hậu.
10. Tác phong nơi làm việc:
- Nụ cười: Duyên dáng, lịch thiệp. Thể hiện thái độ thân thiện và
nhiệt tình làm hài lòng khách hàng và đồng nghiệp
- Tinh thần giúp đỡn: Luôn sẵn sàng giúp đỡ, không né tránh các đề
nghị
- Xưng hô: Văn hóa, lịch sự, tôn trọng
- Trung thực: Nhân viên nâng cao tính trung thực trong công việc,
- Phong cách: Lịch sự, nhã nhặn, không sử dụng các ngôn từ thô tục,
không dùng tiếng lóng.
11. Cư xử:
- Không bàn tán tranh luận về mọi thông tin riêng tư của khách, của đồng
nghiệp.
- Uy tin, Không được làm mất lòng tin của khách
- Lịch thiệp, thân thiện trong giao tiếp.
- Không cung cấp cho khách những thông tin sai lệch
- Không được tranh cãi với khách.
- Không lợi dụng chức trách công việc để làm khó dễ khách hàng
hoặc nhờ vả việc riêng, hoặc mưu lợi cá nhân.
12. Thực hiện vệ sinh nơi làm việc:
Không nói lớn tiếng, gây ồn ào, mất trật tự làm ảnh hưởng đến người
xung quanh. Đi lại, di chuyển nhẹ nhàng, bảo đảm sự yên

25
tĩnh nơi làm việc.
Luôn trả lại vị trí cũ và sắp xếp các vật dụng, tài liệu, báo ngay ngắn,
gọn gàng, đẹp mắt sau khi sử dụng.
Thực hiện vệ dinh bàn ghế, máy móc thiết bị, vật dụng, ngăn chứa
đồ, hồ sơ, tủ, nơi làm việc cá nhân và giữ gìn vệ sinh chung trong Công
ty.

26
CHƯƠNG 8. THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ NGHỈ NGƠI

1. Giờ làm việc:


- Tùy vào đặc thù công việc của từng Phòng/Ban/Công trình sẽ bố
trí thời gian làm việc nghỉ ngơi phù hợp.
- Tại văn phòng: 8h00-12h00 &13h30-17h30
- Tại công trình: theo yêu cầu cụ thể của từng dự án
- Nhân viên phải có mặt tại nơi làm việc trước giờ quy định ít nhất
10 phút để chuẩn bị công việc chu đáo.
- Do yêu cầu công việc, nhân viên phải làm ngoài giờ để hoàn thành
công việc được giao theo đúng tiến độ.
2. Vắng mặt:
- Mọi trường hợp vắng mặt (nghỉ phép năm, nghỉ ốm, nghỉ việc
riêng…) phải báo bằng văn bản và gửi đến Trưởng bộ phận ít
nhất 02 ngày trước khi vắng mặt.
- Vắng mặt hợp lệ khi được cấp trên chấp thuận.
- Không thực hiện quy định trên sẽ bị coi như nghỉ không phép, vi
phạm nội quy và sẽ không được tính lương cho các ngày đã nghỉ.
- Trưởng/phó các bộ phận khi vắng mặt bắt buộc phải có người thay
thế để điều hành công việc trong thời gian vắng mặt.
3. Nghỉ phép năm:
- Người lao động có 12 tháng làm việc tại Công ty được nghỉ hàng
năm hưởng nguyên lương 12 ngày
- Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì thời gian nghỉ được
tính theo tỷ lệ tương ứng của những tháng đã làm việc.
- Công ty khuyến khích người lao động nghỉ phép năm để tái tạo sức lao
động
- Công ty hoặc trưởng các bộ phận có trách nhiệm bố trí cho nhân
viên được nghỉ phép năm, phép năm của năm nào giải quyết dứt điểm
năm đó, không dời qua năm sau.
4. Nghỉ BHXH: Ốm đau, thai sản:
- Được hưởng BHXH (thay lương) trong thời gian nghỉ ốm đau, thai
sản theo luật BHXH.

27
5. Nghỉ việc riêng:
Người lao động được phép nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương
trong những trường hợp sau:
- Bản thân kết hôn: Nghỉ 3 ngày.
- Cha mẹ (cả 2 bên chồng hoặc vợ) chết, vợ/chồng/con chết: nghỉ 3
ngày
6. Nghỉ lễ:
Người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương những ngày
lễ sau;
- Tết dương lịch (01/01): 1 ngày.
- Tết Nguyên đán (Âm lịch): 05 ngày (1 ngày cuối năm và 4 ngày đầu
năm)
- Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch): 01 ngày
- Ngày Miền nam giải phóng (30/4): 1 ngày
- Ngày Quốc tế lao động (01/05): 1 ngày
- Ngày Quốc khánh (02/09): 1 ngày
Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày chủ nhật thì người lao
động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.

CHƯƠNG 9. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG

1. Phòng ngừa tai nạn lao động:


An toàn là trách nhiệm của mọi người
Công ty khuyến khích nhân viên đóng góp ý kiến về bảo vệ an toàn
nơi làm việc, thực hiện các biện pháp phòng bị cần thiết đẻ ngăn chặn tai
nạn xảy ra hoặc tái diễn.
2. Hỏa hoạn và cách biện pháp an toàn phòng cháy chữa cháy:
Công ty đảm bảo cung cấp đầy đủ các theiet bị chữa cháy khi xảy ra
hỏa hoạn, đồng thời yêu cầu nhân viên tuân thủ chặt chẽ các quy tắc an
toàn cơ bản về PCCC. Tất cả nhân viên cần phải làm quen, hoặc các sử
dụng các dụng cụ chữa cháy, lối thoát khi gặp hỏa hoạn.
Hẩu hết các vụ cháy xảy ra do sự thiếu cẩn trọng trong việc phòng
bị, yêu cầu nhân viên chú ý và tuân thủ các nội quy an toàn sau để
tránh rủi ro đáng tiếc:

28
- Chỉ hút thước ở những nơi cho phép.. Cấm hút thuốc ở chỗ làm
việc, ở tất cả các khu vực dễ bắt cháy và các khu vực không được phép.
- Dập tắt mẩu thuốc sau khi hút và không được đổ khay tàn thuốc
vào dọt đựng giấy
- Giáy loại cần vứt bỏ ngay tránh bừa bộn.
- Hàng hóa dễ cháy tránh nơi có nhiệt độ cao.
- Không sử dụng quá tải các thiết bị điện.
- Bảo đảm các thiêt bị điện, lọc khí hoạt động bình hường
- Các lối thoát Exit phải luôn được giữ sạch sẽ không để bất kỳ một
vật dụng nào gây ách tắc tại các lối trên cho dù làm tạm thời
Nêu phát hiện cháy nhân viên phải bình tình thực hiện các bước chỉ
dẫn sau:
- Giữ bình tĩnh
- Hô to cho mọi người biết
- Gọi cơ quan PCCC
- Cố gắng dập lửa chữa cháy khi chưa có người khác đến hỗ trợ
Di chuyển khỏi nơi bị cháy:
- Thoát theo lối thoát hiểm có biển Exit.
- Luôn giữ bình tĩnh để làm gương cho người khác.
- Hành động phải nhanh chóng không được phép hoảng hốt hoặc bỏ
chạy
- Không nấn ná để cứu đồ đạc tư trang
- Lưu ý các cửa của lối thoát hiềm khi chạy ra ngoài
- Hướng dẫn giúp đỡ khách theo lối của mình
- Đảm bảo khách phải được rời hết khỏi nơi có cháy
- Không được sử dụng thang máy
- Không quay lại khu vực đang cháy sau khi đã thoát ra ngoài
- Tuân theo mọi lệnh của đội cứu hỏa, trưởng bộ phận, giám sát…

29
CHƯƠNG 10. KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

A. Các vi phạm:
Tùy mức độ vi phạm mà Công ty sẽ áp dụng các hình thức kỷ luật
lao động từ nhắc nhở, khiển trách, cảnh cáo bằng văn bản
chấm dứtt HĐLĐ trước thời hạn hoặc sa thải.

Nhóm 1:

1. Sao nhãng nhiệm vụ, chơi đùa trong giờ làm việc, la cà trong khi vực
Công ty khi đã hết giờ làm việc hoặc quay trở lại Công ty khi không
có nhiệm vụ hoặc trong thời gian nghỉ phép và không có lý do chính
đáng.
2. Bỏ vị trí được phân công trong giờ làm việc khi không có được sự
đồng ý của Trưởng bộ phận.
3. Không đeo biển tên hoặc sử dụng không đúng biển tên.
4. Không mặc đồng phục đã được cấp phát khi làm việc. Không gìn giữ
bảo quản đồng phục.
5. Sử dụng không đúng quy cách động phục, không giữ vệ sinh cá
nhân, ăn mặc khoogn chỉnh tề.
6. Không giữ vệ sinh vị trí làm việc.
7. Mời khách đến chơi, tiếp khách trong VP khi chưa được phép.
8. Vi phạm những nguyên tắc vệ sinh, hoặc sử dụng không đúng chức
năng những phương tiện vệ sinh.
9. Hút thuốc trong công ty (trừ những khu vực được phép hút)
10. Khạc nhổ bừa bãi trong công ty.
11. Gây lãng phí và sử dụng không đúng quy cách về văn phòng phẩm
thiết bị, dụng cụ làm việc.
12. Đi làm muộn hoặc về sớm không có lý do chính đáng.
13. Thái độ làm việc lười nhác hoặc làm việc không có hiệu quả.
14. Ngủ trong giờ làm việc

30
Nhóm 2:
1. Tiết lộ tiền lương của bản thân hoặc hỏi người khác về lương của họ
2. Không đến nhận nhiệm vụ vào ngày đã phân công, bao gồm cả ngày
nghỉ hàng tuần hoặc ngày nghỉ lễ khi có yêu cầu.
3. Tự ý xếp đặt thay đổi nội dung, di chuyển các biển thông báo hoặc
các tài sản của công ty.
4. Không hợp tác với các nhân viên khác, phát biểu sai, nói xấu về các
nhân viên khác, xúc phạm hoặc tỏ ra thô lỗ, nói tục với các nhân viên
khác hoặc cấp trên – hoặc khách.
5. Sử dụng các phương tiện dụng cụ hoặc tài sản của cong ty và mục
đích cá nhân mà không được sự đồng ý của phụ trách gây thiệt hại trị
giá dưới 5 triệu đồng.
6. Không giữ gìn bảo quản cẩn thận dụng cụ và các trang thiết bị được
giao, gây thiệt hại dưới mức 5 triệu đồng.
7. Vắng mặt mà không có sự đồng ý của Trưởng bộ phận.
8. Không báo cáo kịp thời cho Trưởng bộ phận về những hành dộng
nguy hiểm của các nhân viên khác hoặc các sự cố khác xảy ra khi
đang làm nhiệm vụ.
9. Nghỉ phép, thay đổi ngày nghỉ hoặc ca làm việc mà không có sự
đồng ý trước của Trưởng bộ phận.
10. Làm việc không hiệu quả hoặc cố ý làm chậm công việc.
11. Không tuân thủ theo chỉ dẫn trong công việc của người giám sát.
12. Làm việc liều lĩnh gây hư hại nhỏ đến tài sản của Công ty, khách
hàng.
13. Bỏ công việc/trách nhiệm của mình trong khi đang làm việc.
14. Thông báo hoặc báo cáo sai về công việc.
15. Gây lãng phí về điện, nước cho công ty.

31
Nhóm 3:
1. Các trường hợp bị khiển trách mà tái phạm trong thời gian 3 tháng kể
từ ngày ra quyết định khiển trách.
2. Cố tình không thực hiện các yêu cầu chính đáng , hợp pháp của cấp
trên trong khi làm nhiệm vụ .
3. Có hành vi lời nói đe dọa, ép buộc hoặc quấy rối các nhân viên khác, cấp
trên.
4. Uống rượu bia trong khu vực VP hoặc đến công ty làm việc tình
trạng ảnh hưởng cua rượu bia.
5. Chơi bài, đánh bạc trong mọi hình thức trong khu vực công ty.
6. Giữ các chìa khóa chính của công ty hoặc các dụng cụ để mở cửa
trong công ty khi không được phép
7. Sử dụng tên của công ty trong các việc giao dịch hoặc kih doanh
nhằm kiếm lợi nhuận cá nhân.
8. Vắng mặt từ 2 ngày trở lên mà không được sự đồng ý của truowgr bộ
phận.
9. Cố ý làm trì trệ công việc hoặc xúi giục gười khác làm trì trệ công
việc.
10. Gây khó dễ hoặc xúi giục người khác , giả mạo xuyên tạc hoặc hủy
bất kì giấy tờ , hồ sơ chứng từ của công ty nằm mục đích kiếm lợi
cho cá nân hoặc trốn tránh trách nhiệm thông.
11. Đăng tin hoặc thay đổi những thông tin trên bảng thông báo hoặc
trên tài sản công ty mà không có sự cho phép.
12. Dối trá hoặc cố tình dối trá như xin nghỉ với lý do sai sự thật, can
thiệp vào giấy tờ của công ty như làm giả hoặc thay đổi dữ liệu hoặc
hủy bỏ tài liệu.
13. Lợi dụng những nhân viên khác bằng những việc làm phi pháp ví dụ
như cho vay nặng lãi.
14. Cãi nhau gây ồn ào nơi làm việc .
15. Sử dụng ngôn ngữ xúc phạm người khác.
16. Có hành vi quấy dối tình dục đối với nhân viên khác.
17. Mang đồ vật ra khỏi công ty mà không có sự cho phép trước.
18. Những vi phạm khác mà công ty coi là cả trở đến công việc của công
ty.

32
Nhóm 4:
1. Người lao động bị xử lý kỉ luật mà tái phạm trong thời gian chưa xóa
kỷ luật (6 tháng) .
2. Vi phạm quy định An toàn lao động , vệ sinh lao động , PCCC.
3. Không tuân theo những chỉ dẫn về an toàn hoặc có những hành động
không đúng dẫn đến việc đe dọa dến tính mạng và sự an toàn của
người khác .
4. Tham gia các hoạt động bất hợp pháp .
5. Phá hoại tài sản công ty
6. Có những hành vi không đúng , đe dọa những nhân viên khác, người
giám sát, cấp trên hoặc can thiệp vào công việc của các bạ đồng
nghiệp.
7. Đánh nhau tại nơi làm việc.
8. Có hành vi trộm cắp tài sản của công ty, của khách hoặc đồng
nghiệp.
9. Lạm dụng chức vụ, công việc để tham ô.
10. Xúi dục, kích động những hành động phá hoại trong nhân viên nhằm
chống lại công ty.
11. Làm thiệt hại tài sản nghiêm trọng của công ty, khách hàng do cẩu
thả.
12. Tự ý bỏ việc từ 5 ngày trong 1 tháng hoặc 20 ngày trong 1 năm trở
lên mà không có lý do chính đáng.
13. Đánh nhau, dùng bạo lực, lời lẽ xúc phạm, tấn công hoặc đe dọa tấn
công các nhân viên cấp trên hoặc khách hàng gây thiệt hại nghiêm
trọng đến lợi ích công ty.
14. Tiết lộ các thông tin bí mật kinh doanh , bí mật nhân sự của công ty.
15. Móc ngoặc với khách hàng, nhà cung cấp để nâng giá trục lợi.
16. Nhận tiền hoa hồng của khách, của nhà cung cấp để làm những việc
sai quy định gây thiệt hại cho công ty.
17. Bị bắt giữ hoặc kết án vì bất cứ hành động nào trái pháp luật, trừ
trường hợp vi phạm luật giao thông.
18. Tàng trữ trong công ty các loại vũ khí, chất nổ và những mặt hàng
phi pháp như các loại ma túy hoặc sách báo có nội dung xấu (đồi
trụy, phản động...).

33
A. Trách nhiệm vật chất:
1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi
khác gây thiệt hại cho tài sản công ty thì phải bồi thường 100% về thiệt
hại gây ra.
2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản
khác do công ty hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép tùy từng
trường hợp phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo gía thị
trường tại thời điểm sảy ra thiệt hại.
+ Trong trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường
theo hợp đồng trách nhiệm. + Trong trường hợp bất khả kháng thì không
phải bồi thường.
B. Hội đồng kỉ luật Việc xem xét xử lý vi phạm kỷ luật lao động do
hội đồng kỷ luật thực hiện theo Bộ luật lao động.

CHƯƠNG 11. BẢO VỆ TÀI SẢN & BÍ MẬT CÔNG NGHỆ


KINH DOANH CỦA CÔNG TY

1. Bảo vệ tài sản: Nhân viên công ty không được phép mang bất cứ
một tài sản nào ra khỏi công ty khi chưa có sự đồng ý của trưởng bộ
phận. Trước khi mang bất kì một loại hàng hóa nào ra khỏi công ty phải
có giấy phép mang hàng ra ngoài với chữ kí của giám đốc hoặc trưởng bộ
phận liên quan. Nhân viên bảo vệ phải kiểm tra bên trong của bất kì bao
gói nào được mang qua cổng hoặc bất kì người nào đi vào hoặc đi ra nơi
làm việc.
Bất kì tài sản cá nhân nào mang vào công ty đều được ghi lại bằng
văn bản.
2. Bảo mật thông tin của Công ty:
Khi rời khỏi vị trí làm việc để ăn giữa ca, về nhà, tiếp khách,... nơi
làm việc phải được gọn gàng, các tài liệu quan trọng phải được cất giữ.
Nguyên tắc này không chỉ đảm bảo những thông tin quan trọng của của
công ty được bảo mật mà còn giữ cho môi trường làm việc sạch sẽ.
Xé vụn các tài liệu mật(liên quan đến quy trình công nghệ, nội dung
các chương trình, hệ thống công cụ giải pháp, các tài liệu liê quan đến
khách hàng, cá nhân) của công ty trước khi bỏ vào giỏ rác.

34
Tuyệt đối giữ bí mật các thông tin công ty , bí mật kinh doanh, bí
mật nhân sự, thông tin khách hàng mà trong quá trình thực hiện dịch vụ có
thể biết được.
Bí mật kinh doanh của công ty: + Các tài liệu về hoạt động kinh
doanh của công ty
+ Hợp đồng liên doanh , HĐ kinh tế
+ Báo cáo tài chính
+ Kế hoạch kinh doanh
+ Danh sách & thông tin của đối tác, khách hàng , nhà cung cấp, đội thi
công,...
+ Phần mềm của công ty.
+ Các biên bản họp liên quan đến tình hình kinh doanh.
+ Quy trình làm việc , công nghệ tiêu chuẩn kĩ thuật bản vẽ thiết kế , dự
toán,..
+ Các tài liệu có liên quan về quá trình hình thành , tình hình hoạt
động, các thông tin về hệ thống và phương pháp quản lý công ty.
+ Các thông tin về hệ thống kĩ thuật máy móc, kĩ thuật và các dịch
vụ đặc biệt của công ty.
+ Các văn bản, tài liệu có liên quan về chức năng nhiệm vụ của từng bộ
phận.
Bí mật nhân sự của công ty: + Nội quy lao động của nhân viên.
+ Hệ thống thang bảng lương, chính sách lao động.
+ Danh sách lương, thưởng.
+ Các hồ sơ cá nhân.
+ Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty.
+ Các báo cáo về mặt quả lý.

35
PHẦN 5 . QUYỀN LỢI CỦA NHÂN VIÊN

1. Đào tạo. Công ty thường xuyên tổ chức đào tạo, huấn luyện , kèm cặp
nhằm phát triển năng lực của nhân viên.
a/ Đào tạo nội bộ: + Đào tạo ghiệp vụ trong thời gian thử việc và
trước khi giao việc do trưởng bộ phận , giám sát trực tiếp đào tạo. + Đào
tạo nâng cao kiến thức và kĩ năng làm việc thông qua sự hướng dẫn , kèm
cặp của cấp trên, đồng nghiệp, các khóa tập trung ngắn hạn.
+ Các chương trình hội thảo nội bộ để chia sẻ kinh nghiệm.
b/ Đào tạo bên ngoài: + Cử đi đào tạo trong và ngoài nước. + Mời
chuyên gia về đào tạo.
+ Nhân viên được đào tạo phải cam kết làm việc lâu dài tại công ty.
Nếu vi phạm phải hoàn trả cho công ty chi phí đào tạo.
c/ Nội dung đào tạo cơ bản:
+ Nhân viên : Kiến thức chuyên môn, kĩ năng và làm việc nhóm.
+ Quản trị viên: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát.
Trong thời gian được công ty cử đi đào tạo, NV được hưởng nguyên
lương.
2. Phát triển nghề nghiệp và thăng tiến trong công việc:
- Công ty tạo mọi cơ hội để nhân viên phát triển nghề nghiệp và
thăng tiến trong công việc.
- Trưởng bộ phận xây dựng tiêu chí năng lực cốt lõi cho từng chức
danh công việc để nhân viên có cơi hội nâng cao năng lực, phát triển nghề
nghiệp và thăng tiến trong công việc.
- Công ty sẽ đề bạt, bổ nhiệm những cá nhân có năng lực phù hợp
với tiêu chí năng lực cốt lõi cho những vị trí quản lý.
3. Đánh giá hiệu quản làm việc (KPIs):
a) Nhằm giúp nhân viên thấy được:
- Mặt mạnh và những mặt cần cải thiện của bản thân.
- Nhu cầu huấn luyện, đào tạo.
- Hướng phát triển nghề nghiệp, thăng tiến công việc.
- Được ghi nhận những thành tích đạt được.
b) Giúp cho Quản trị viên:

36
- Hiểu rõ dược năng lực của nhân viên.
- Xem xét và nâng cao kỹ năng quản lý.
- Đạt được mục tiêu của Phòng/ban.
- Việc đánh giá hiệu quả làm việc được thực hiện định kỳ hàng tháng
nhằm xác định năng lực nhân viên.
- Thông qua kết quả điansh giá hiệu làm việc làm cơ sở để phát triển
nhân viên, quy hoạch đội ngũ quản lý, bổ nhiệm, đào tạo, tạo động lực
làm việc cho nhân viên, quyết định tỷ lệ nâng lương, khen thưởng….
4. Chính sách tiền lương:
a) Lương cơ bản:
Là mức lương được ghi bằng tiền VNĐ trong hợp đồng lao động.
Mức lương này dùng để làm căn cứ tham gia đóng BHXH, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp và giải quyết các chế độ cho nhân viên theo quy
định của pháp luật.
b) Lương chức danh công việc:
Căn cứ vào chức danh/vị trí công việc, năng lực và hiệu quả công
việc của bản thân, nhân viên sẽ nhận mức lương tương thích đảm bảo sự
công bằng, cạnh tranh, phù hợp với ngân sách và pháp luật lao động.
c) Tăng lương:
Căn cứ vào ngân sách quỹ lương trong năm tài chính, hàng năm
BGĐ Công ty sẽ xem xét việc tăng lương cho nhân viên, tỷ lệ tăng phụ
thuộc vào:
- Thành quả kinh doanh chung và từng bộ phận
- Năng lực và kết quả đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên
d) Trả lương:
Lương sẽ được trả 1 lần trong tháng vào ngày 10 của tháng tiếp theo
bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản cá nhân tại ngân hàng. Do công
ty quy định.
e) Bảo mật thông tin lương/thưởng:
Mức lương/ thưởng của cá nhân phải được bảo mật tuyệt đối và vô thời
hạn.
5. Chính sách khen thưởng:
Căn cứ vào hiệu quả (lợi nhuận) kinh doanh của công ty MCC để
quyết định quỹ thưởng của Công ty.

37
Nhằm ghi nhận những thành tích nổi bật của cá nhân, tập thể đã đóng
góp vào hiệu quả hoạt động của Công ty. Đồng thời cũng
tạo động ực làm việc cho nhân viên.
a) Hình thức khen thương:
- Hưởng tháng lương 13
- Thưởng hiệu quả kinh doanh: Theo kết quả kinh doanh của năm
- Thưởng các ngày lễ lớn Quốc gia
- Thưởng đột xuất: Theo hiệu quả của từng dự án
- Thưởng thi đua: Theo quy định riêng
- Thưởng thâm niên: theo quy chế Công ty
b) Đối tượng:
- Thưởng tập thể
- Thưởng cá nhân
c) Tiêu chí khen thưởng:
- Hiệu quả hoạt động của từng bộ phận
- Kết quả đánh giá hiệu quà làm việc (KPIs) của cá nhân
- Thời gian tham gia dóng góp vào hiệu quả hoạt động chung và bộ
phận.
- Yếu tố khác: Mức lương, tính chất công việc….
- Sự hiện diện tại thời điểm chia thưởng.
6. Chính sách phụ cấp: Thực hiện theo quy chế tiền lương của công ty
như Cơm trưa, obile, xăng xe công tác, lưu trú, công trình, khóan ngoài
giờ, chức vụ, giao tế…
7. Chính sách phúc lợi:
- Quà mừng sinh nhật: Mừng ngày sinh của nhân viên.
- Quà mừng thành hôn: Mừng ngày thành hôn của nhân viên.
- Nghỉ mát: tổ chức cho nhân viên tham qua, nghỉ mát sau một năm
làm việc/
- Hiếu/hỉ: theo quy chế của công ty.
8. Chính sách bảo hiếm: Công ty tham gia các khoản bảo hiểm sau:
- Bảo hiểm xã hội: Nhân viên được hưởng trợ cấp từ BHXH cho các
trường hợp đau ốm, tai nạn lao động hoặc bệnh nghê nghiệp, thai sản tử
tuất.
- Bảo hiểm y tế: Được cơ quan BHYT hỗ trợ chi phí khám chữa
bệnh theo luật định

38
- Bảo hiểm thất nghiệp: Nhận trợ cấp thất nghiệp từ cơ qua BHXH
trong khi chờ làm việc mới.
- Bảo hiểm ta nạn 24/24: nhân viên sẽ được cơ quan bảo hiểm hỗ trợ
chi phá do tai nạn khi có giấy chứng nhận hoặc khám bệnh tại các bệnh
viện theo quy định.
9. Vui chơi giải trí:
- Công ty tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các hoạt động Warm
up, Teambuilding, giải trí, thể thao nằm tạo sự gắn bó giữa các thành viên
trong công ty.
- Công ty khuyến khích mọi nhân viên tham gia các hoạt động này.

39
10. Ý kiến của nhân viên:
- Khi nhân viên có ý kiến đóng góp với Ban Giám Đốc về nâng cao
dịch vụ, các biệ pháo an toàn, giảm chi phí hoặc
tăng lợi nhuận kinh doah… đề nghị nhân viên mạnh dạn đề đạt với
BGĐ. Tất cả những ý kiến đóng góp sẽ được ghi nhận,
xem xét và áp dụng nếu thấy phù hợp. Mục đích cuối cùng là nhằm
nâng cao công tác quản lý và hoạt động của toàn Công ty trong đó có sự
đóng góp của mỗi người lao động.
- Mọi ý kiến xây dựng được được chuyển đến cấp trên trực tiêp hoặc
Trưởng bộ phận hoặc BGĐ
- BGĐ ghi nhận và khen thưởng những cá nhân có ý kiến đóng góp
được đưa vào áp dụng hiệu quả.

40
LỜI KẾT

- Ngày nay, cùng với xu hướng toàn cầu hóa, sự cạnh tranh trên thương
trường ngày càng trở nên quyết liệt. Một trong những yếu tố then chốt
quyết định sự thành công của doanh nghiệp là con người và cung cách
tổ chức quản lý của nó, mà chúng ta thường gọi là Văn hóa Công ty.
- Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật
chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất, chất
lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của Công ty.
- Để tạo tiền đề cho sự phát triển chất lượng nguồn nhân lực, yếu tố quan
trọng trong việc phát triển giá trị lao động, cuốn sổ tay nhân viên của
Công ty Minh Châu được xây dựng cung cấp những thông tin cần thiết
mà người lao động cần biết, đồng thời phát triển nhân lực theo hướng
tích cực nhất bên cạnh đó phải đảm bảo quyền lợi của người lao động.
- Sổ tay nhân viên sau khi được truyền đạt và thấu hiểu, các cá nhân và
đơn vị trong công ty cần tuân thủ nguyên tắc và lề lối làm việc để phối
hợp một cách có hiệu quả, trên cơ sở đạt đựo mục tiêu và chiến lược đã
hoạch định. Đó vừa là cơ sở pháp lý, vừa những chuẩn mực làm việc
và hình ảnh của Văn hóa doanh nghiệp.
- Trong quá trình thực hiện, Trưởng các phòng ban/Ban/Dự án cần giải
thích tường tận, thấu đáo khi nhân viên chưa hiểu, đồng thời tạo điều
kiện để mọi người nghiêm túc thực hiện.
- Tùy tình hình kinh doanh của Công ty, nội dung của Sổ tay Nhân viên
có thể được bổ sung, hiệu chỉnh hoặc thay đổi nhưng vẫn đảm bảo tính
hiện thực, hợp pháp và được cập nhậ theo tiến độ phát triển chung của
nền kinh tế và nền Khoa học công nghệ mới.
- Mọi chính sách và quy định của công ty ban hành cần đảm bảo không
mâu thuẫn với nội dung của sổ tay nhân viên. Ngoài ra, sổ tay nhân
viên được lưu trữ tại bộ phận kiểm soát tài liệu, Phòng nhân sự và trong
tài liệu lưu trữ của các Phòng ban, đơn vị chức năng của Công ty.

41
Nhân dịp kỉ niệm 10 năm thành lập công ty MCC
Sổ tay nhân viên ra đời đánh dấu một bước phát triển mới về tổ chức
quản lý của Công ty chúng ta và trong cuộc cạnh tranh sắp tới trên
thương trường chắc chắn chúng ta sẽ vững tay chèo đưa con thuyền đến
ngày cập bến thành công.
Hy vọng rằng, thực hiện đúng các quy định trong cuốn sổ tay nhân viên
này sẽ là một giá trị cốt lõi cho bước đường phát triển sự nghiệp cảu
người lao động để hoàn thiện và phát triển Công ty thành công hơn
nữa..

Xin trân trọng cảm ơn!

TM. Ban Biên tập

Chủ tịch (đã ký)

Đỗ Thị Đường

“Đến với nhau chỉ là sự khởi đẩu, làm việc cùng nhau là sự
tiến bộ,
giữ được nhau mới là thành công”
– Henry Ford –

42

You might also like