You are on page 1of 7

Xung đột gia đình

1. THẾ NÀO LÀ XUNG ĐỘT GIA ĐÌNH:


- Xung đột được định nghĩa là các mâu thuẫn, đối lập có liên quan đến nhu
cầu, giá trị và lợi ích. Theo đó một người có thể nhận ra rằng những
quyền lợi của mình đang bị một bên khác làm ảnh hưởng nên có những
tranh cãi, đấu tranh để giành lại. Xung đột có thể mang lại những kết quả
tiêu cực hoặc tích cực cho một bên hoặc đem lại lợi ích cho cả hai bên
nếu biết cách hòa giải hợp lý.thực tế thì xung đột gia đình có thể xuất
phát từ lợi ích của một trong cả hai bên nhưng cũng có thể mang những ý
nghĩa rộng hơn. Chẳng hạn việc cha mẹ có những xung đột với con cái
không hẳn là vì cha mẹ giành lại quyền lợi gì có ích cho mình mà chỉ
muốn đem lại những gì mà họ cho rằng tốt nhất cho con cái. Việc bất
đồng trong quan điểm, suy nghĩ giữa các thành viên chính là nguyên nhân
gây ra các xung đột trong gia đình.
- Hết bất cứ gia đình nào cũng từng có những xung đột, đây không phải là
điều hiếm gặp. Các xung đột này có thể xuất hiện giữa những thành viên
cùng thế hệ như giữa hai vợ chồng, giữa cách con hoặc khác thế hệ như
cha mẹ với con cái hay ông bà với các cháu.
- Khi có xung đột, hầu hết các thành viên sẽ to tiếng, cãi cọ thậm chí là
nặng lời với nhau. Bố mẹ cãi nhau có thể to tiếng, động tay động chân với
nhau trong khi nếu là mâu thuẫn giữa cha mẹ với con cái thì hầu hết chỉ
có con bị phạt. Các xung đột có thể lớn dần làm xuất hiện những suy nghĩ
tiêu cực ăn sâu vào tâm trí mỗi người nếu không được hòa giải sớm.

2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN XUNG ĐỘT GIA ĐÌNH:


- Xung đột trong gia đình có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau
như bất đồng quan điểm, thiếu trách nhiệm, không chung thủy,… dù bắt
nguồn từ nhiều vấn đề nhưng “chìa khóa” để giải quyết bất hòa luôn là sự
thấu hiểu, chia sẻ và tôn trọng.
- Dưới đây là một số nguyên nhân gây xung đột gia đình được các chuyên
gia tâm lý chỉ ra:

1. Thiếu sự chia sẻ và thấu hiểu:


- chia sẻ và thấu hiểu là chìa khóa để duy trì và phát triển các mối quan hệ.
Nếu các thành viên trong gia đình thiếu đi những yếu tố này, mối bất hòa
sẽ dần xuất hiện và trở nên sâu sắc hơn. Thực tế, đây là nguyên nhân cốt
lõi cho mọi bất hòa và mâu thuẫn trong gia đình chứ không phải là do
hoàn cảnh gia đình khó khăn, áp lực công việc, tài chính hay khoảng cách
giữa các thế hệ.
- khi không có sự chia sẻ và thấu hiểu, mỗi người sẽ cố chấp giữ quan điểm
của bản thân, không tiếp nhận và thay đổi trước lời khuyên của người
khác. Nếu vấn đề không được cải thiện thì không khí gia đình sẽ trở nên
nặng nề và tù túng.

2. Thiếu trách nhiệm


- ngoài việc thấu hiểu và chia sẻ, vô trách nhiệm cũng là nguyên nhân gây
ra xung đột gia đình. Nhiều người nhầm tưởng chỉ có bố mẹ mới cần có
trách nhiệm với con cái. Tuy nhiên, con cái cũng cần được giáo dục để ý
thức về vai trò của gia đình và trách nhiệm của bản thân đối với bố mẹ.
- thiếu trách nhiệm khiến mối liên hệ giữa các thành viên trong gia đình trở
nên lỏng lẽo và dễ bị sứt mẻ. Con cái thiếu trách nhiệm thường bị bố mẹ
la mắng, trách móc và dễ hình thành các hành vi chống đối. Trong khi đó,
nếu bạn đời vô trách nhiệm, người còn lại sẽ cảm thấy nặng nề và áp lực
với nhiều vấn đề phải xử lý.
- có thể nói, ngoài tình yêu thương, trách nhiệm là yếu tố quan trọng không
kém đối với cuộc sống hôn nhân. Khi có trách nhiệm với gia đình, mỗi cá
nhân sẽ ý thức được lời nói, hành vi của bản thân và nỗ lực hơn trong quá
trình học tập, làm việc.

3. Không chung thủy


- xung đột trong gia đình cũng có thể liên quan đến việc bạn đời không
chung thủy. Đối mặt với việc bạn đời ngoại tình, khó có ai duy trì được
cuộc sống gia đình hạnh phúc như trước đây. Thực tế, nhiều người phụ
nữ cố gắng nhẫn nhịn khi chồng ngoại tình để giữ hạnh phúc gia đình và
mong muốn con cái lớn lên có đầy đủ bố mẹ.
- dù như vậy, xung đột cũng sẽ nhen nhóm thông qua lời nói lạnh nhạt và
thái độ thờ ơ. Trong trường hợp này, xung đột không thể hiện rõ ràng
thông qua lời nói và hành động. Tuy nhiên, bản thân người phụ nữ sẽ
phải đối mặt với sự nặng nề, tù túng và mệt mỏi.
- trẻ nhỏ có thể không ý thức được mối bất hòa “vô hình” giữa bố mẹ. Tuy
nhiên, trẻ ở tuổi dậy thì trở lên sẽ tinh ý hơn và rất dễ nhận biết việc bố
mẹ đang có vấn đề. Điều này ít nhiều cũng sẽ gây tổn thương và làm tăng
sự nhạy cảm trong tâm lý của con. Ngoài những quy chuẩn đạo đức,
ngoại tình còn bị lên án bởi những hậu quả nặng nề đối với đời sống gia
đình và để lại tổn thương sâu sắc cho bạn đời lẫn con cái.

4. Bất đồng quan điểm trong cách sống


- giữa vợ chồng, bố mẹ – con cái và giữa anh chị em trong nhà rất dễ xảy
ra xung đột nếu bất đồng quan điểm trong cách sống. Mỗi người sẽ có
đặc điểm tính cách, cách nhìn nhận và tư duy riêng nên sẽ hình thành
quan điểm sống khác biệt. Vì vậy, việc bất đồng về quan điểm sống là
điều dễ hiểu.
- khi xảy ra bất đồng, phản ứng chung của mọi người là tranh cãi để bảo vệ
quan điểm của chính mình. Tuy nhiên, cuộc trò chuyện sẽ trở nên căng
thẳng và dễ dẫn đến xung đột nếu cả hai phía cứng nhắc, không chấp
nhận thỏa hiệp. Rất nhiều người không giữ được bình tĩnh và liên tục có
những lời nói làm tổn thương đối phương.

5. Cách giáo dục con cái không đúng đắn


- giáo dục con cái không đúng cách cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến
xung đột trong gia đình. Nếu bố mẹ quá nuông chiều con cái, con sẽ trở
nên hư hỏng, ích kỷ, thiếu trách nhiệm với gia đình và không tập trung
cho việc học. Điều này sớm muộn cũng sẽ dẫn đến một loạt những hậu
quả và gây ra xung đột giữa bố mẹ – con cái.
- ngoài ra, hà khắc quá mức với con cái cũng có thể dẫn đến mâu thuẫn.
Con cái cũng có nhu cầu được tôn trọng, quan tâm và chia sẻ. Việc bố mẹ
quá nghiêm khắc và can thiệp thô bạo vào cuộc sống của con khiến con
cảm thấy bí bách, ngột ngạt. Về lâu dài, giữa bố mẹ và con cái sẽ xảy ra
xung đột. Nếu không khéo léo trong cách ứng xử, khoảng cách giữa con
cái và bố mẹ sẽ trở nên xa cách hơn

6. Bố mẹ thiên vị và thiếu công bằng


- con cái nên được đối xử như nhau dù là trai hay gái. Tuy nhiên trên thực
tế, không ít trẻ đang bị bố mẹ đối xử thiếu công bằng. Các gia đình này
thường nuông chiều con út, con trai hoặc trẻ có ngoại hình, thành tích học
tập tốt. Việc thiên vị giữa các con khiến trẻ bị đối xử bất công hình thành
tâm lý căm ghét bố mẹ, anh chị em ruột và cố tình có những hành vi
chống đối.
- khi thấy trẻ có những hành vi phá phách, bố mẹ đều quy chụp là do con
hư hỏng mà không hề biết được nguyên nhân sâu xe là do chính mình. Bố
mẹ lại tiếp tục có những lời nói chì chiết, trách móc khiến con bị tổn
thương sâu sắc. Đây không chỉ là nguyên nhân dẫn đến xung đột gia đình
mà còn là nguyên nhân tạo ra khoảng cách giữa bố mẹ và con cái.

3. HẬU QUẢ CỦA XUNG ĐỘT GIA ĐÌNH:


- đối với sức khoẻ tinh thần, sự nghiệp: sẽ làm cho bản thân luôn trong tình
trạng cáu gắt, nóng nảy dẫn tới stress. Đồng thời làm việc không tập
trung, ảnh hưởng nhiều tới sự thăng tiến trong công việc.
- đối với mối quan hệ gia đình: làm cho ba mẹ và các con có 1 khoảng cách
vô hình, sau này khi ba mẹ muốn tâm sự với các con hay con cái muốn
giải bày nguyện vọng, thì đều khó mở lời.
- đối với các thành viên trong gia đình: anh chị em trong nhà luôn gây sự
với nhau dù đó chỉ là việc nhỏ

4. CÁCH GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT GIA ĐÌNH HIỆU


QUẢ
- Về cơ bản, xung đột gia đình là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên,
điều này không hẳn là xấu vì trong nhiều trường hợp, xung đột giúp cả
hai bên cùng nhìn lại bản thân, thay đổi để phù hợp và thấu hiểu hơn. Nếu
ứng xử thấu đáo, mối bất hòa trong gia đình sẽ được giải quyết một cách
triệt để.
- Nếu đang phải đối mặt với xung đột trong gia đình, những giải pháp sau
sẽ giúp bạn giải quyết mâu thuẫn và xây dựng không khí gia đình hạnh
phúc, ấm êm:

1. Học cách lắng nghe và tôn trọng


- Giải pháp cốt lõi cho những xung đột trong gia đình là biết cách lắng
nghe và tôn trọng lẫn nhau. Khi xảy ra mâu thuẫn, khó có ai giữ được
bình tĩnh và đa số đều có những lời nói làm tổn thương đối phương trong
cơn giận. Khi sự việc qua đi, những thành viên trong gia đình nên nhìn
nhận lại. Thay vì cố chấp với quan điểm của mình, hãy lắng nghe và tôn
trọng suy nghĩ của người khác.

- Trong nhiều trường hợp, cả hai sẽ không thể thay đổi quan điểm của bản
thân. Tuy nhiên, thay vì gạt đi suy nghĩ của người khác, bạn nên học cách
lắng nghe và tôn trọng. Mỗi quan điểm đều có những lý lẽ riêng và đôi
khi bạn không thể hiểu hết cảm nhận của người khác. Tôn trọng nhau sẽ
giúp cho cuộc sống gia đình luôn thuận hòa, cả hai cảm thấy nhẹ nhàng
và thoải mái khi chung sống.

2. Đặt bản thân vào vị trí của người khác


- Một cách khác giúp bạn giải quyết xung đột trong gia đình là đặt bản thân
vào vị trí của người khác. Nếu nhìn từ khía cạnh của bản thân, bạn sẽ có
những đánh giá chủ quan về sự việc và thái độ, cách hành xử của đối
phương. Vì vậy, nên đặt bản thân vào vị trí của người khác để hiểu rõ hơn
cảm xúc, suy nghĩ của họ thay vì cứng nhắc với những định kiến và đánh
giá.

- Đối với con cái, bố mẹ cũng nên đặt mình vào vị trí của con để hiểu con
mong muốn điều gì từ gia đình. Vấn đề thường gặp ở những bậc cha mẹ
việt là kiểm soát con cái quá mức và thường la mắng con. Khi đặt mình
vào vị trí của con, bố mẹ sẽ biết được cảm giác không hề thoải mái khi bị
quản lý chặt chẽ và không được đưa ra bất cứ lựa chọn nào trong cuộc
sống.

- Chỉ khi đặt mình vào vị trí của người khác, bản thân bạn mới thấu hiểu
được những vấn đề mà đối phương phải đối mặt. Có như vậy, gia đình
mới có thể thấu hiểu và chia sẻ với nhau những vướng mắc, vấn đề khó
nói. Nếu tất cả thành viên đều biết đặt mình vào vị trí của người khác,
cuộc sống gia đình sẽ luôn hòa thuận và êm ấm.

3. Thẳng thắn bày tỏ mong muốn của bản thân


- Để mỗi thành viên trong gia đình thêm thấu hiểu nhau hơn, bạn nên thẳng
thắn bày tỏ mong muốn của bản thân. Nếu chồng là người vô tâm và
không có trách nhiệm trong vấn đề nuôi dạy con cái, làm việc nhà, bạn
nên thẳng thắn đề nghị để bạn đời thay đổi. Bày tỏ là cách đơn giản nhất
để mọi người hiểu được mong muốn của những thành viên khác và biết
cách thay đổi để phù hợp với nhau hơn.
- Ngoài ra, con cái cũng nên chia sẻ với bố mẹ mong muốn và định hướng
của bản thân. Nếu con thụ động trong vấn đề này, bố mẹ sẽ đinh ninh đưa
ra quyết định thay con và lên kế hoạch lâu dài cho tương lai. Bên cạnh
đó, con cũng có thể chủ động đặt ranh giới với bố mẹ để được tôn trọng
về quyền riêng tư như bố mẹ không nên tự ý đọc nhật ký, xem tin nhắn,
lịch sử cuộc gọi của con,…

4. Hoàn thiện bản thân mỗi ngày


- Ngoài những giải pháp trên, bạn cũng cần hoàn thiện bản thân mỗi ngày
để tránh xung đột trong gia đình lặp lại. Bất cứ ai trong chúng ta đều có
những khuyết điểm và hạn chế. Nhưng điều quan trọng nhất là mỗi người
phải tự ý thức để thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực hơn.

- Cả bố mẹ và con cái đều cần hoàn thiện hơn mỗi ngày. Có như vậy,
những thành viên trong gia đình mới có thể hòa hợp và bình tĩnh tìm ra
giải pháp cho những vấn đề phải đối mặt. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện
bản thân cũng mang lại sự tự tin và cảm giác thoải mái hơn trong đời
sống gia đình.

5. Tìm gặp chuyên gia tâm lý khi cần thiết


- Trên thực tế, một số xung đột trong gia đình khó có thể giải quyết thông
qua những giải pháp trên – đặc biệt là vấn đề liên quan đến tài chính và
ngoại tình. Trong trường hợp cần thiết, bạn nên tìm gặp chuyên gia tâm lý
để được tham vấn. Mục đích của tham vấn là hỗ trợ về mặt tâm lý cho
khách hàng, từ đó giúp khách hàng tự nhìn nhận và vượt qua vấn đề của
chính mình

- Trong các cuộc cãi vã và xung đột, rất khó để giữ cho bản thân cách nhìn
nhận sáng suốt. Vì vậy, nhiều người gặp phải tình trạng bi quan, mệt mỏi,
chán nản và mất hy vọng khi gia đình xảy ra xung đột. Để tránh những
tình huống đáng tiếc, bạn nên tìm gặp chuyên gia tâm lý khi cần thiết.

5. TỔNG KẾT:
- Về cơ bản, xung đột gia đình là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên,
điều này không hẳn là xấu vì trong nhiều trường hợp, xung đột giúp cả
hai bên cùng nhìn lại bản thân, thay đổi để phù hợp và thấu hiểu hơn. Nếu
ứng xử thấu đáo, mối bất hòa trong gia đình sẽ được giải quyết một cách
triệt để.

- Trái lại, trong trường hợp các thành viên trong gia đình đều cứng nhắc
với quan điểm của mình, thiếu trách nhiệm và ích kỷ, xung đột sẽ trở nên
sâu sắc dần theo thời gian. Hậu quả là gây sứt mẻ tình cảm khiến mối liên
hệ giữa các thành viên trở nên lỏng lẽo và làm mất đi ý nghĩa thực sự của
gia đình.

- nếu đang phải đối mặt với xung đột trong gia đình, mọi thành viên trong
gia đình phải nên tập cách lắng nghe lẫn nhau thay vì cố chấp với quan
điểm của mình. Bên cạnh đó mỗi người cũng tự đặt mình vào vi trí của
người khác, để chung ta nhận ra cái sai, những cái chưa tốt để ngày càng
hoàn thiên bản thân

- Và để tránh xung đột gia đình xảy ra thường xuyên thì từng cá nhân phải
học cách hoàn thiện bản thân. Biết điểm mạnh điểm yếu của mình, biết
quan tâm chăm sóc người khác, để ý công việc trong gia đình. Thẳng thắn
bày tỏ suy nghĩ cảm xúc cá nhân, tránh việc dồn nén cảm xúc quá lâu gây
ra mẫu thuẫn dài hạn. Cuối cùng thì cần gắn kết tình cảm từng thành viên
trong gia đinh lại với nhau để xây dựng một gia đình chuẩn văn hóa

You might also like