You are on page 1of 19

1. Nghiện game, chất, mạng xã hội là gì?

Các tiêu chí chẩn đoán của nghiện

game, chất, mạng xã hội?

1.1. Định nghĩa:


 là tình trạng không thể kiểm soát cảm giác thèm chơi game, chơi liên tục và ưu
tiên việc chơi game hàng đầu trong cuộc sống của người chơi đến mức lệ thuộc vào game
và các chức năng cuộc sống suy giảm (sức khỏe, học tập, tiền bạc).
 là tình trạng sử dụng chất gây nghiện (bao gồm cả rượu, thuốc lá) dai dẳng bất
chấp tác hại và hậu quả. 
 một người nghiện mạng xã hội có thể được coi là một người có khuynh hướng sử
dụng mạng xã hội vượt quá mức độ bình thường.

1.2. Các tiêu chí chẩn đoán:


*Nghiện game, mạng xã hội
 Không kiểm soát mức độ chơi game: Trẻ chơi game liên tục, dành rất nhiều thời
gian ngồi trước màn hình máy tính hoặc điện thoại để chơi game, không nghỉ. Trẻ không
có khả năng kiểm soát được thời gian chơi game.
 Ưu tiên chơi game hơn các hoạt động thường ngày khác: Trẻ bỏ bê và không quan
tâm đến các công việc khác, quên đi các sở thích trước đây. Trẻ thường bỏ mặc các mối
quan hệ với gia đình và bạn bè, những người thân thiết trước đây. Trẻ cũng không không
còn quan tâm đến học tập và thường trốn học để đi chơi game nên kết quả học tập thường
sút kém. Thậm chí, trẻ bỏ cả việc vệ sinh cá nhân như: tắm, rửa.
 Tiếp tục chơi game ngày càng nhiều: Bất chấp những hậu quả tiêu cực như mất
ngủ, học hành sút kém, mệt mỏi… Mặc dù biết những hậu quả đang xảy ra nhưng trẻ vẫn
không từ bỏ được việc chơi game.
 Che dấu cảm xúc: khi có một cảm xúc khó chịu hoặc tình huống không hay, người
nghiện game thường chơi game để che dấu đi những cảm xúc này. Họ dùng thế giới ảo
trong game để không phải đối diện với những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
 Nói dối về thời gian chơi game: người nghiện game thường có xu hướng nói dối
gia đình về thời gian chơi game.
 Tiêu tốn nhiều tiền cho việc chơi game: người nghiện game thường đầu tư nhiều
tiền vào chơi game và mua các thiết bị chơi game.
 Cảm xúc bất ổn: khi chơi game, người nghiện game sẽ có trạng thái kích thích,
hưng phấn khi chơi và cũng có thể thất vọng. Cảm xúc này có thể vẫn tồn tại sau khi
chơi.

- Ngồi chơi game online hơn hai giờ/ ngày hoặc không có cảm giác về thời gian,
không gian khi đang chơi game online. Họ luôn bị thôi thúc bởi các hình ảnh trong trò
chơi, cố gắng giảm thiểu thời gian ngồi trước máy vi tính nhưng đều thất bại.

- Giấu gia đình hoặc bạn bè để thường xuyên chơi game online.

- Quên mất các sự kiện quan trọng hoặc không thực hiện đầy đủ các công việc không
liên quan đến máy tính do dành quá nhiều thời gian vào việc chơi game online. Việc
này có thể dẫn đến hiệu suất làm việc giảm, hoặc thờ ơ với các hoạt động xung quanh
như học tập, công việc...

- Tiếp tục chơi game online bất chấp những trục trặc hoặc khó khăn trong công việc,
học tập hoặc các mối quan hệ gia đình, bạn bè. Có những dấu hiệu của chứng suy
nhược và có xu hướng hành xử theo các mối quan hệ trong trò chơi online.

2. Trong tham vấn cho trẻ nghiện Game, nghiện chất, nghiện mạng xã hội có
các hình thức tham vấn chính nào? Nêu đặc điểm, mục tiêu và quy trình của từng
hình thức tham vấn?

- Gồm 3 hình thức: cá nhân, nhóm, gia đình

TV Nhóm TV Cá Nhân TV Gia Đình


Đặc điểm Từ 2 người trở lên và 1-1 Tương tác với gia đình TC như
nhiều nhất là 10 người Cme, vợ chồng, con cái nhằm
(TB 5 – 7 người) cho 1 giúp giải quyết các vấn đề
phiên Tvan nhóm. Các TLXH. Diễn ra qua các phiên
tvien trong nhóm có làm việc cùng gia đình, hoặc
chung một vấn đề các buổi gặp riêng của NTV vs
từng thành viên, đưa ra giải
pháp các vấn đề lên quan
Mục tiêu Giúp phát triển nhân Giúp thân chủ giảm bớt các Khuyến khích các tvien trong
cách, xây dựng mqh xhoi cảm xúc tiêu cực. Giúp thân gia đình tăng cường giao tiếp
tích cực. Trong tham vấn chủ tăng thêm hiểu biết về với nhau, tăng cường liên kết
nhóm, tham vấn viên sử bản thân và hoàn cảnh của trong gia đình để hỗ trợ trẻ
dụng các kỹ năng điều họ. Giúp thân chủ biết chấp Giúp sắp xếp lại hệ thống
phối nhóm để giúp nhận vấn đề của mình như tương tác trong gia đình nhằm
thân chủ trong nhóm đáp nó đang có. Giúp thân chủ tăng cường khả năng thích ứng
ứng nhu cầu hoặc giải đưa ra các quyết định lành của gia đình trước tác động của
quyết những vấn đề của mạnh và có khả năng xử lí môi trường. - Giúp các thành
mình thông được vấn đề viên trong gia đình thay đổi
qua các buổi họp nhóm. những cách ứng xử cố hữu để
Các buổi tham vấn nhóm cải thiện bầu không khí bế tắc
này còn giúp các thân trong gia đình. - Giúp các
chủ học hỏi, thành viên trong gia đình nhận
chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau, biết những tiềm năng mới và
việc chia sẻ của những khai thác các tiềm năng đó để
thân chủ cùng cảnh ngộ giải quyết, đối phó với căng
có tác động thẳng, xung đột.
rất tích cực cho sự thay
đổi của từng cá nhân
tham gia tham vấn nhóm.
Quy trình

3. Hậu quả của nghiện game, chất, mạng xã hội là gì?


a. Nghiện chất:

 Ảnh hưởng đến thể chất:


Suy nhược cơ thể, ảnh hưởng nặng nề đến khả năng lao động học, tập
 Ảnh hưởng đến tinh thần:
Hành vi kích động, hoang tưởng, ảo giác
Trầm cảm, hành vi tự sát
 Ảnh hưởng đến hoạt động sống
Ảnh hưởng đến nhận thức, đặc biệt là trong các lĩnh vực học tập và trí nhớ, sự chú ý
và chức năng điều hành, lâu dài dẫn đến sự suy giảm chức năng trí tuệ nói chung.
Thoái hoá nhân cách, lối sống buông thả, trái với quy chuẩn về đạo đức.
Có hành vi chống đối xã hội và vi phạm pháp luật.

b. Nghiện Game:

 Thể chất:
Chán ăn, bỏ ăn: suy nhược cơ thể, thể lực giảm, cơ thể gầy sút.
 Tinh thần:
Rối loạn giấc ngủ: do não bị kích thích bởi những ám ảnh khi chơi game, đặc biệt là
trò chơi bạo lực.
Tình trạng này nếu kéo dài thường xuyên sẽ ảnh hưởng tế bào thần kinh, giảm trí
nhớ dẫn đến làm tổn thương thần kinh.
 Học tập:
Kết quả giảm sút: trẻ không còn hứng thú học tập và với những hoạt động trước kia
vẫn thích.
Chán học, bỏ học và thậm chí trẻ có thể bị lưu ban, bị đuổi học.
 Rối loạn tâm thần:
Trầm cảm, lo âu, thiếu tự tin...
 Rối loạn tâm thần:
Dễ bị kích động, cảm giác có tội lỗi vì không kiểm soát được hành vi chơi game
của mình.

Gia tăng tính bạo lực hoặc thu mình hạn chế tiếp xúc với người khác.
Trẻ bỏ các công việc trong gia đình, thậm chí trẻ có thể lấy tiền học để chơi game
thay vì nộp học phí cho nhà trường...
Một số trường hợp có hành vi trộm cắp, cướp giật tài sản thậm chí tước đoạt tính
mạng của người khác để có tiền chơi game.

4. Tại sao cần tham vấn gia đình cho các thân chủ nghiện game, chất, mạng xã

hội?

Khi một thành viên trong gia đình nghiện chất game or mxh, các thành viên khác
trong gia đình có thể phải đối mặt với mặc cảm xã hội,stress, những vấn đề về tâm lý.
Người nghiện thường cảm thấy mình có lỗi, tức giận và luôn mong muốn được giải
thoát, và họ có thể trút những cảm xúc tiêu cực lên các thành viên khác trong gia đình của
mình.

Trong nhiều trường hợp, nghiện ma túy làm rạn nứt các mối quan hệ trong gia đình.
Việc có thành viên nào đó trong gia đình mắc nghiện làm cho kinh tế gia đình sa sút, các
thành viên trong gia đình đổ lỗi cho nhau, chán nản buông xuôi hoặc sẵn sàng đánh đập,
chối bỏ người nghiện thậm chí làm tan vỡ cấu trúc gia đình.

Gia đình có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, giúp đỡ thân chủ bắt đầu tham gia
điều trị nghiện ma tuý. Thân chủ sẽ trở nên tự tin hơn khi họ nhận được sự hỗ trợ thân
thiện và tích cực từ gia đình và cộng đồng. Sự tham gia của gia đình góp phần mang lại
thành công của quá trình điều trị nghiện: làm tăng tỉ lệ tham gia điều trị, giảm tỉ lệ bỏ
điều trị và kết quả điều trị dài hạn sẽ tốt hơn.

Khi các thành viên trong gia đình hiểu về cách họ có thể tham gia vào việc điều trị
nghiện và sẵn sàng hỗ trợ nỗ lực phục hồi của thân chủ thì khả năng phục hồi thành công,
lâu dài sẽ được cải thiện. Trọng tâm của điều trị có thể xoáy vào những vấn đề lớn của cả
gia đình chứ không chỉ là vấn đề nghiện. Sự quan tâm của gia đình có thể giúp hạn chế
ảnh hưởng của nghiện ma túy, game mxh và sự tái xuất hiện nghiện trong nhiều thế hệ
khác nhau.

Sự tham gia và động viên của gia đình trong suốt quá trình điều trị là vô cùng quan
trọng. Tuy nhiên, mọi người cũng cảm thấy rất đau khổ và mệt mỏi. Vì thế, họ rất cần có
sự định hướng, động viên, hỗ trợ từ bên ngoài để họ có thể giúp người nghiện duy trì điều
trị nghiện. Sự quan tâm đúng đắn của gia đình có thể làm cho người nghiện cảm thấy
mình có lỗi với mọi người, đặc biệt là khi họ đã tham gia điều trị hoặc nỗ lực phục hồi
nhưng chưa có gì tiến triển. Khi đó, thân chủ sẽ có thêm động lực để cố gắng đạt hiệu quả
điều trị tốt nhất theo những gì gia đình mong đợi và đặt niềm tin vào bản thân họ.

Cụ thể, trong quá trình điều trị nghiện, gia đình cần thiết lập mối quan hệ tin tưởng ở
người nghiện thông qua việc cung cấp, hỗ trợ, giáo dục người nghiện về thái độ chấp
hành phác đồ điều trị, đặt chúng vào các quyết định đã đề ra, giúp đỡ người nghiện trong
việc giải quyết các vấn đề gặp phải trong quá trình điều trị và cả trong quá trình sống. Tất
cả các công việc ấy đều vô cùng quan trọng để nâng cao ý thức tự giác điều trị. Chỉ khi
nào tự bản thân người nghiện muốn thay đổi thì lúc đó người nghiện sẽ tuân thủ và thực
hiện quy trình điều trị nghiêm túc. Ngoài lợi ích đối với thân chủ và gia đình của họ, sự
tham gia hỗ trợ từ gia đình vào điều trị cũng giúp ích cho nhân viên cung cấp dịch vụ
điều trị.

Sự kết nối thường xuyên giữa tham vấn viên, dịch vụ điều trị nghiện với gia đình
thân chủ mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng xét trên hai khía cạnh: Cải thiện mối quan hệ
gia đình, hướng đến tính chất của một gia đình lành mạnh: Tham vấn viên cung cấp kiến
thức về điều trị nghiện và cập nhật thông tin của thân chủ nhằm giúp gia đình hiểu
những khó khăn mà thân chủ đã trải qua cũng như những nỗ lực mà họ đang thực
hiện trong quá trình điều trị nghiện đi đến phục hồi. Bằng cách đó, mối quan hệ và niềm
tin gia đình dành cho thân chủ có thể được cải thiện hơn, hàn gắn các rạn nứt (nếu có) đã
qua; tăng cường giao tiếp hiệu quả và tin tưởng lẫn nhau giữa thân chủ và các thành viên
trong gia đình. Thúc đẩy động lực và quyết tâm điều trị: Trên cơ sở niềm tin được tái xác
lập, gia đình có thể hỗ trợ nhiều hơn và hiệu quả hơn cho thân chủ, từ đó, khuyến
khíchtăng cường động lực và quyết tâm điều trị hướng đến phục hồi hoàn toàn của con
em mình.

5. Phỏng vấn tạo động cơ là gì? Sự khác biệt giữa một vấn đàm thông thường và
một vấn đàm theo phỏng vấn tạo động cơ?

“Phỏng vấn tạo động lực là một cách trao đổi tự nhiên và hữu hiệu giữa tham vấn
viên và thân chủ/bệnh nhân về vấn đề thân chủ/bệnh nhân muốn thay đổi. Phỏng vấn tạo
động lực tập trung hỗ trợ thân chủ/bệnh nhân tăng cường động lực và cam kết thay đổi.”
Phỏng vấn tạo động lực được hình thành từ vấn đề, nhu cầu, động lực và cam kết nỗ
lực thực hiện sự thay đổi của THÂN CHỦ/BỆNH NHÂN.

Khái niệm này có những từ khoá được in đậm và có thể phân tích hàm ý của
những từ khoá này như sau:

– Trao đổi tự nhiên và hữu hiệu: Tự nhiên ở đây nhấn mạnh đến bầu không khí
thoải mái tự do để thân chủ/bệnh nhân có cơ hội tham gia vào tiến trình vấn đàm, nhưng
phải có hiệu quả của một tiến trình trợ giúp chứ không phải buổi tâm sự chia sẻ không
định hướng. Ngoài ra, yếu tố tự nhiên có nói lên khía cạnh tự nguyện của bệnh nhân và
sự sẵn sàng của tham vấn viên cho buổi vấn đàm chứ không phải là sự ép buộc

– Vấn đề bệnh nhân muốn thay đổi: Điểm chính cần lưu ý ở đây là thân
chủ/bệnh nhân là người nói lên vấn đề ưu tiên mà muốn giải quyết là gì chứ không phải
tham vấn viên thấy thân chủ/bệnh nhân cần phải giải quyết vấn đề theo suy nghĩ của tham
vấn viên. Quan trọng hơn nữa là việc tham vấn viên tạo điều kiện cho thân chủ/bệnh nhân
tự đánh giá được vấn đề của mình và hiểu được lý do hoặc nhu cầu của chính họ cần thay
đổi hành vi để giải quyết được những vấn đề họ đang gặp phải.

Bệnh nhân tăng cường động lực và cam kết thay đổi: Điểm mấu chốt của khía
cạnh này là khơi gợi lên động cơ hay cái mong muốn sâu thẩm bên trong của thân
chủ/bệnh nhân muốn thay đổi hành vi của mình là gì. Quan trọng hơn là tự họ nhận ra đó
lý do là điều thật sự họ cần đạt được trong cuộc sống nếu như họ chịu thay đổi hành vi
của mình. Sau đó, thì hỗ trợ thân chủ/bệnh nhân tăng cường mức độ cam kết thực hiện sự
thay đổi đó. Vì chỉ có chính thân chủ/bệnh nhân mới hiểu được trong sâu thẩm điều gì
khiến họ thay đổi hành vi của họ. Và thông qua các kỹ năng của tham vấn viên họ hướng
đến lợi ích của sự thay đổi từ đó cam kết thực hiện hành vi mà họ muốn thay đổi.

Phỏng vấn tạo động lực Vấn đàm thông thường


Mục đích - Tiếp cận nhằm thay đổi hành vi - Vấn đàm dùng để có thông tin
của thân chủ, tăng động lực cá về TC, về vấn đề của TC. Mặt
nhân và tăng cam kết (của đối khác, để cung cấp thông tin cho
tượng) đối với một mục tiêu cụ TC và cùng TC giải quyết vấn
thể, bằng cách khơi gợi và khám đề.
phá các nguyên nhân khiến họ - Vấn đàm dùng để tìm kiếm
muốn thay đổi, trong bầu không thông tin cần thiết thông qua
khí của sự chấp nhận lẫn nhau và truyền thông có lời và không lời,
đồng cảm. nhằm phát hiện nhu cầu, mong
muốn và vấn đề của TC
(Kadushin 1951).

6. Nguyên tắc cơ bản trong tư vấn trẻ nghiện hành vi, nghiện chất là gì? Khi
tham vấn cho đối tượng này, nhà tham vấn dễ mắc những lỗi thường gặp?

- Nguyên tắc:

 Tự nguyện: Tự nguyện nghĩa là thân chủ tự giác, tự nguyện đến với tham vấn viên
cũng như sẵn lòng cam kết thực hiện một công việc nào đó. Tham vấn viên chỉ giúp thân
chủ tìm ra một giải pháp phù hợp trong quá trình thảo luận với họ chứ không được bắt
buộc họ phải làm bất cứ một điều gì.

Ví dụ, một thân chủ nam đến với tham vấn viên. Tham vấn viên giải thích về mục đích
của buổi tham vấn và đưa ra các câu hỏi để đánh giá mức độ sử dụng ma túy của thân
chủ, sau đó thảo luận về các giải pháp điều trị nghiện để thân chủ lựa chọn. Giả sử thân
chủ không muốn thực hiện bất cứ kế hoạch nào. Trong tình huống này, tham vấn viên nên
tôn trọng quyết định của thân chủ. Tham vấn viên có thể khuyến khích nhưng không thể
ép buộc họ đăng kí tham gia vào chương trình điều trị.

Tự nguyện sẽ giúp cho : • Thân chủ cởi mở và cảm thấy thoải mái hơn, • Dịch vụ tham
vấn trở nên thân thiện hơn đối với thân chủ, • Xây dựng và duy trì lòng tin giữa tham vấn
viên và thân chủ, • Tiếng tăm tốt đẹp về dịch vụ sẽ được lan truyền rộng rãi

 Bảo mật: Bảo mật cũng là một nguyên tắc rất quan trọng trong tham vấn. Đó là
một trong những yếu tố quan trọng nhất trong mối quan hệ giữa tham vấn viên và thân
chủ. Mọi thông tin mà thân chủ chia sẻ với tham vấn viên cần được đảm bảo kín đáo.
Tham vấn viên không được tiết lộ những thông tin liên quan về thân chủ với những người
khác khi chưa có ý kiến chấp thuận của thân chủ. Điều này cũng được qui định rất rõ ràng
trong các quy điều đạo đức của nghề tham vấn. Bảo mật nghĩa là không trao đổi về thân
chủ với người khác trừ khi là với đồng nghiệp vì lí do chuyên môn, và chỉ được khi có sự
đồng ý của thân chủ. Bảo mật còn được thể hiện trong việc lưu trữ hồ sơ dữ liệu thông tin
của thân chủ, trong việc sắp xếp không gian của phòng tham vấn và thể hiện trong buổi
tham vấn.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt khi thân chủ tự làm hại bản thân hay gây hại
cho người khác ví dụ thân chủ đe dọa giết ai đó hay tự sát, tham vấn viên có thể 6trao đổi
với những cơ quan hay cá nhân có liên quan (theo quy định của pháp luật). Trong tình
huống đó, tham vấn viên cần thông báo cho cán bộ quản lý về nguy cơ và thảo luận tìm ra
các hành động cần thực hiện.
 Tin cậy: nghiện. Nó có tác đụng thúc đẩy duy trì hay chấm dứt sự tương tác của
nhà tham vấn với người điều trị nghiện. Tin cậy thể hiện ở sự luôn chân thành và thành
thực của nhà tham vấn, hãy tin vào khả năng thay đổi của người nghiện. Yếu tố này cũng
rất quan trọng để tăng cường sự hợp tác hai bên giữa nhà tham vấn và người nghiện. Sự
tin cậy thể hiện ở việc giữ bí mật các thông tin cá nhân của thân chủ. Điều này sẽ tạo ra
niềm tin của thân chủ đối với tham vấn viên, từ đó thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trong
quá trình tham vấn. Một sự nghi ngờ nhỏ của thân chủ đối với tham vấn viên cũng có thể
ảnh hưởng đến quá trình tham vấn điều trị của thân chủ và thậm chí là thân chủ chấm dứt,
từ bỏ quá trình điều trị của mình.
 Không phán xét: không chỉ trích, hành vi, suy nghĩ của thân chủ dù cho những
điều mà họ làm là không đúng, cách suy nghĩ hoặc cảm nhận là không hợp lý. Nguyên
tắc này có mối liên quan mật thiết với các nguyên tắc trên. Tham vấn viên cần chân thành
và không lên án khi thân chủ mắc những sai lầm. Việc họ có thể sử dụng lại ma túy cũng
không nên trách cứ họ. Việc chấp nhận thân chủ đi cùng với việc không phán xét những
hành vi, suy nghĩ tiêu cực ở họ. Khi thân chủ đến với tham vấn viên, họ mong muốn được
thông cảm, lắng nghe và thấu hiểu. Đó chính là sự khác biệt của tham vấn viên với những
người giúp đỡ thông thường, và cũng vì vậy mà họ cần sự giúp đỡ từ tham vấn viên chứ
không phải những người khác. Để tránh những hành vi phán xét tham vấn viên nên: Luôn
luôn ở vai trò trung lập, không đánh giá và cũng không được phản ứng tiêu cực đối với
những vấn đề của thân chủ. Điều này giúp tham vấn viên kiểm soát được tình thế và luôn
có một thái độ cởi mở. Hãy học hỏi từ những kinh nghiệm của thân chủ. Sử dụng chính
thông tin của thân chủ để dẫn dắt nội dung của buổi tham vấn. Hiểu rõ những chuẩn mực
và quan điểm của thân chủ, điều này giúp tham vấn viên liên kết niềm tin của họ với
những giải pháp khác nhau để họ có thể chọn lựa.
 Tôn trọng: Tôn trọng được thể hiện ở phong cách đối xử với thân chủ như một cá
nhân với nhân cách độc lập: thân chủ có giá trị riêng, có cách nhìn nhận riêng và có khả
năng thay đổi. Khi đến với tham vấn viên, họ có thể có những hành vi, suy nghĩ mà
những người bình thường không chấp nhận, thậm chí còn lên án những hành vi, hay suy
nghĩ đó. Cần nhìn nhận rằng, những hành vi, suy nghĩ tiêu cực là hậu quả của một nguyên
nhân nhất định chứ không phải là do chính thân chủ gây ra. Như vậy, nhiệm vụ của tham
vấn viên là giúp họ tháo bỏ những rào cản xã hội để họ thay đổi hành vi, suy nghĩ cho
phù hợp với thực tiễn. Tham vấn viên cần phải có lòng tin ở họ, tin rằng thân chủ có khả
năng thay đổi, có khả năng tham gia tốt chương trình điều trị nghiện. Việc chấp nhận thân
chủ trong suy nghĩ và thể hiện bằng hành vi thân thiện, không phân biệt đối xử sẽ là yếu
tố tiền đề cho sự giúp đỡ chân thành của tham vấn viên đối với vấn đề của thân chủ. Việc
chấp nhận vô điều kiện và sự trung thực, chân thành của tham vấn viên đối với thân chủ
đã được Carl Rogers coi như là kỹ thuật cơ bản cho quá trình tương tác với thân chủ,
đồng thời cũng là hai trong ba điều kiện tiên quyết cho sự thành công của quá trình hỗ trợ
thân chủ.
 An toàn: An toàn cho thân chủ và thông tin của họ. Hãy chú ý tới việc bảo mật
thông tin của thân chủ đó cũng chính là đảm bảo cảm giác an toàn cho họ. An toàn về tài
sản của thân chủ, như có nơi giữ xe... An toàn cho môi trường xung quanh. An toàn cho
người tham vấn. Đây cũng là một điều cần chú ý, đặc biệt trong những tình huống thân
chủ tỏ ra hung hăng, không hợp tác và họ có thể gây tổn thương/thương tích cho tham
vấn viên. An toàn về bệnh tật cũng được đề cập đến ở đây. Đối với một số bệnh lây
truyền qua đường hô hấp như lao phổi, cảm cúm... thì tham vấn viên chọn vị thế ngồi,
hướng để quạt, đề phòng bệnh.
 Gắn kết với các dịch vụ khác:
7. Quy trình tham vấn cho trẻ nghiện game, mạng xã hội và nghiện chất gồm
mấy bước? Đó là những bước nào? Cách thức thực hiện của từng bước đó? (Giáo
trình tham vấn và điều trị nghiên ma túy tr118)

8. Khi tham vấn cho trẻ nghiện game, mạng xã hội, nghiện chất cần chuẩn bị

trước những gì? Tại sao?

- Xác định sự an toàn của thân chủ


- Tìm hiểu kĩ về tiểu sử bệnh sử của thân chủ
- Xác định mức độ sẵn sàng của trẻ trong việc tiếp nhận tham vấn
- Xác định nguồn lực hỗ trợ khi trẻ tham gia vào quá trình hỗ trợ/tham vấn
- Vai trò của người thân/ người bảo trợ cho trẻ trong quá trình tham vấn.
- Thu thập thông tin ban đầu về vấn đề của trẻ (nếu có)
- Chọn bối cảnh tham vấn phù hợp: riêng tư, yên tĩnh, không bị làm phiền.

9. “Hội chứng sau cai” là gì? Trong quá trình giúp thân chủ cai game, mạng xã

hội, nghiện chất, nhà tham vấn cần làm gì để giúp đỡ thân chủ.

Hội chứng sau cai là trạng thái phản ứng của cơ thể khi cắt giảm các kích thích, thói
quen như nghiện game, nghiện chất. Gồm một số biểu hiện như: toát mồ hôi, ớn lạnh,
bồn chồn (K ngồi yên được, thường xuyên có những cử động thừa), rối loạn dạ dày (đau
bụng, buồn nôn, tiêu chảy, nôn,..), run (run nhẹ hoặc run nhiều, co giật cơ), ngáp (ngáp
nhiều lần), một số có biểu hiện đau xương, khớp, chảy nước mắt, nước mũi, lo lắng, dễ
cáu giận, nổi da gà

Điều trị

Mục đích của điều trị tấn công là để cắt được hội chứng cai game và trầm cảm của
người nghiện game online. Quá trình điều trị phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn và
theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa, tốt nhất là điều trị nội trú tại các cơ sở chuyên khoa
tâm thần để đảm bảo bệnh nhân được cách ly tuyệt đối với game online. Bệnh nhân nên
dùng thuốc theo phác đồ của bác sĩ đưa ra. Điều trị củng cố để chống tái nghiện, đây là
công việc quyết định việc thành bại của cai nghiện game online. Điều trị củng cố gồm 2
phần tiến hành đồng thời với nhau:

- Điều trị bằng thuốc (theo chỉ định của bác sĩ).

- Các liệu pháp tâm lý - xã hội.

Từ bỏ Internet

Bệnh nhân bị buộc phải từ bỏ game online hoàn toàn, nghĩa là không được chơi game
dù chỉ 1 phút. Nhiều người đã lầm tưởng rằng chỉ cần giới hạn thời gian chơi mỗi ngày
dưới 1 giờ là đủ. Điều này là sai lầm vì bệnh nhân nghiện game đã mất khả năng kiểm
soát việc chơi game. Khi được chơi game 1 giờ mỗi ngày, họ lại muốn chơi game lâu
hơn. Khi bị cấm ở nhà, họ sẽ tìm cách chơi ở nơi khác (ở cơ quan, ở quán Internet...).

Với người nghiện là những người làm việc tại những nơi có tiếp xúc với máy vi tính
có kết nối Internet, họ sẽ phải chuyển sang làm những việc khác, thậm trí phải bỏ nghề để
đảm bảo nguyên tắc không tiếp cận với máy tính có kết nối Internet. Đây là quyết định
khó khăn bởi với nhiều người họ phải từ bỏ một công việc tốt. Nhưng thực tế, trong thời
gian nghiện game, người nghiện cũng không thể làm được gì với công việc của mình.

Tăng cường các hoạt động thể lực và hoạt động văn hóa

Người nghiện game sẽ bị bắt buộc thực hiện các hoạt động thể thao như đi bộ, đạp
xe, chơi cầu lông, đá bóng và bơi lội. Họ có thể tham gia các chuyến tham quan, các hoạt
động ngoại khóa (cắm trại) của trường và cơ quan để tăng cơ hội giao tiếp với xung
quanh, quên đi cảm giác thèm chơi game và tăng khả năng hòa nhập với cuộc sống thực
tại.

Người nghiện game nên tham gia các hoạt động văn hóa như ca nhạc, ngâm thơ, đọc
sách báo giấy để tìm hiểu về các vấn đề của cuộc sống. Sẽ là rất tốt nếu người nghiện
game tìm hiểu các thông tin về bệnh của mình.

Các liệu pháp tâm lý

Người nghiện game có thể tham gia vào liệu pháp tâm lý nhận thức - hành vi. Họ
cũng có thể tham gia các nhóm trao đổi thông tin về cách thức vượt qua cảm giác thèm
chơi game với những người khác.

Thời gian điều trị củng cố được khuyên là trong tối thiểu 6 năm

10. Trong quá trình thu thập thông tin và xã định vấn đề, nhà tham vấn cần
phải xác định được những thông tin gì? Tại sao?

- Tiểu sử bệnh sử: trẻ có mắc các vấn đề bệnh lý, loạn thần có thể ảnh hưởng tới sự
phát triển của trẻ or để lại sang chấn cho trẻ. Trẻ có thể từng bị lo âu, trầm cảm, PTSD...
đã từng điều trị hay chưa, có từng tái phát or lần này là mới bị hoặc tái phát; trẻ đang điều
trị thuốc hay k
 Có thể đưa ra những chẩn đoán ban đầu, kế hoạch can thiệp phù hợp với trình
trạng của trẻ
- Mối quan hệ gia đình bạn bè, trường lớp: đại diện cho cuộc sống của trẻ, hình
thành nhân cách của trẻ. Có thể khám phá được bối cảnh sống, người trẻ thân thiết và
thường xuyên chia sẻ, cách trẻ giao tiếp với xã hội... Đây cũng có thể là nguồn gốc vấn đề
của trẻ như: mâu thuẫn với gia đình bạn bè, bị bạo lực gd/hđ, bị rủ rê lôi kéo, kết quả học
tập k tốt. Đây cũng là các yếu tố nguyên nhân của vấn đề của trẻ, trẻ có thể nghiện game
do bạn bè rủ rê, nghiện chất do bị truyền nhiễm từ bố mẹ, bị ép dùng, thể hiện với bạn
bè...
- Vấn đề thân chủ thấy lo lắng sợ hãi: trẻ có thể căng thẳng vì học tập nên sd ma túy
or game để giải tỏa cảm xúc. Trẻ không muốn về nhà vì bị bố mẹ cấm đoán chơi game,
bỏ nhà...
- Các giả thuyết về vấn đề của thân chủ: Từ các thông tin mà thân chủ chia sẻ có thể
có nhiều giả thuyết về vấn đề của trẻ như từ việc trẻ không dám ngủ một mình có thể có
các hướng suy luận như trẻ sợ phòng kín, trẻ không muốn tách khỏi bố mẹ, phòng riêng
của trẻ có vấn đề...Việc đưa ra các giả thuyết giúp cho việc xác định vấn đề của trẻ dễ
dàng hơn nhưng để đưa ra được kết luận cuối cùng cần đưa ra được bằng chứng để chứng
minh giả thuyết là đúng và có giải pháp phù hợp cho các nan đề của trẻ.
- Hành vi, cảm xúc, suy nghĩ, niềm tin của thân chủ
- Cách thân chủ giải tỏa cảm xúc, giải trí: hình thức, mức độ/tần suất

11. A đang có ý định chuyển trường để tránh xa những bạn bè hay rủ A đi chơi
game. Với phương pháp phỏng vấn tạo động cơ, anh/chị đặt ra 5 câu hỏi dành cho A

- Theo cháu nghĩ việc chuyển trường đem lại điều gì tốt cho cháu?
- Theo cháu việc chuyển trường đem lại điều gì xấu cho cháu?
- Có bao giờ cháu tìm cách từ chối nhóm bạn ấy nhưng bị thất bại?
- Với cháu điều quan trọng nhất lúc này là gì?
- Cháu có nghĩ việc từ chối chơi game là một điều khó khăn không?

12. Khi nào cần kết thúc quá trình tham vấn. Khi kết thúc nhà tham vấn cần

phải làm gì?

- Khi tình trạng của TC đã ổn định, trước tiên nhà tham vấn cần giảm và giãn các
buổi tham vấn để thân chủ làm quen

Trao đổi thẳng thắn kết quả tiến trình tư vấn/trị liệu với khách hàng.

- Sự phản hồi từ phía khách hàng và tư vấn viên. Thường dùng hình thức đa tư vấn
viên/nhà trị liệu.Từng tư vấn viên/nhà trị liệu sẽ trình bày những suy nghĩ của mình về
khách hàng và tiến trình làm việc nhằm mục đích khẳng định một lần nữa sự khoẻ mạnh
của khách hàng.

Trong buổi kết thúc, thân chủ và nhà tham vấn cùng tổng kết lại quá trình tham vấn
đã trải qua, những cảm nhận của TC và ngược lại.

Kết thúc lộ trình tham vấn không có nghĩa là bạn với nhà tham vấn sẽ không liên hệ
với nhau nữa. Ngược lại, sau quá trình tham vấn, nhà tham vấn sẽ thường xuyên liên hệ,
trao đổi thêm, hỏi thăm tình hình của TC và luôn sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp những thắc
mắc cho TC.

13. Hải năm nay 13 tuổi, là con một trong gia đình nên cậu thường xuyên được
bố mẹ nuông chiều cho chơi game mỗi lần rảnh rỗi. 6 tháng gần đây, Hải luôn nghĩ tới
cảm giác chiến thắng và những nhân vật trong game mà khó dứt ra được. Vì vậy, cậu
luôn tìm mọi cách để được chơi game nhiều hơn, ngày cậu dành ra 6-7 tiếng để chơi;
thậm chí khi bị bố mẹ ngăn cấm cậu tìm mọi cách xin tiền ông bà để có thể ra quán nét
chơi cùng các bạn và nói dối là đi học thêm nhà cô. Bố mẹ thấy kết quả học tập của Hải
bị giảm sút rất nhiều, đêm 2-3h sáng mới ngủ (và thường ngủ sau khi chơi game mệt); ăn
cơm thì cậu cố ăn cho thật nhanh để lao vào phòng đóng kín cửa mà không chịu ra ngoài
để đi chơi hay nói chuyện với mọi người trong nhà. Hỏi lí do về việc chơi game, Hải
chia sẻ “Ban đầu chơi game để giải trí khi học bài xong. Tuy nhiên, dạo gần đây Hải tìm
đến game để giúp cho bản thân không phải cảm thấy lạnh lẽo, cô độc, căng thẳng trong
ngôi nhà vì bố mẹ thường xuyên cãi nhau và chuẩn bị li hôn”.

Câu hỏi:

Theo anh/chị Hải đang gặp vấn đề gì? Tại sao?

- Hải đang có các biểu hiện rõ rệt của nghiện game:


 Chơi game liên tục: 6-7 tiếng
 Chơi game bất chấp hậu quả: bị bố mẹ cấm thì xin ông bà tiền ra quán net, nói dối
đi học thêm, tìm mọi cách để chơi game nhiều hơn
 Các mối quan hệ giảm sút: msh vs gd ngày càng kém, không giao tiếp với ai
 Cảm thấy khích thích với các hình ảnh trong game không dứt được
 Ưu tiên chơi game hơn các hd khác: ăn nhanh chóng rồi về phòng đóng chặt cửa
chơi game, học tập giảm sút, ngủ kém (2-3h ms ngủ sau khi chơi game mệt)
- Vấn đề cốt lõi: mối quan hệ với cha mẹ:
 Hải ban đầu chỉ chơi game để giải trí sau học tập
 Gia đình có vấn đề: bố mẹ chuẩn bị li hôn
 Hải cảm thấy lạnh lẽo, cô độc khi ở nhà, chơi game để giải tỏa căng thẳng

- Nêu quy trình hỗ trợ tâm lí cho Hải:

Mục tiêu Hoạt động Nguồn Người Kết quả mong đợi
lực/ kinh thực
phí hiện

Thiết lập Hỏi chuyện Thu thập được các thông tin
mối quan hệ Hd phá băng cơ bản của trẻ.
với trẻ Tạo mối quan hệ an toàn thân
thiện.
Giải tỏa Trẻ được thả lỏng, thư giãn,
cảm xúc nói ra mong muốn nhu cầu
của mình
Cung cấp Nghiện game là gì, Trẻ nhận thức được vấn đề
kiến thức về hậu quả nghiện nghiện game của mình
nghiện game
game cho Trẻ chia sẻ về việc
trẻ chơi game của
mình: tần suất, cảm
xúc khi chơi
game...
Thay đổi Việc trẻ chơi game để giải tỏa
nhận thức không sai nhưng nghiện game
của trẻ về có thể ảnh hưởng xấu tới trẻ
việc chơi
game
Xây dựng Trẻ nêu ra các hd Lên được thời gian biểu sh
các hoạt có thể làm khi căng thường ngày và kế hoạch ‘cai
động thay thẳng, hd để giải trí nghiện’: tăng cường hd thể
thế ngoài chơi game chất, tăng cường giao tiếp xh,
Lên kế hoạch cắt thời gian chơi game phù hợp
giảm chơi game,
thời gian biểu sinh
hoạt chi tiết
Cải thiện, Trẻ và bố mẹ giải Trẻ và bố mẹ có thể hiểu và
hàn gắn tỏa cảm xúc, nói ra thông cảm cho nhau
mqh với gia nhu cầu mong Có kế hoạch cải thiện mqh
đình muốn của mình Bố mẹ và trẻ được giải tỏa
Đưa ra giải pháp cảm xúc
cải thiện cho mqh:
giao tiếp thường
xuyên, có thời gian
trong ngày chia sẻ
với nhau
Dự định khi bố mẹ
li hôn
Tăng cường Nghiện game là gì, Cha mẹ có cách nhìn nhận rõ
kiến thức hậu quả nghiện ràng hơn về vấn đề của Hải
cho bố mẹ game Đồng hành cùng Hải thay đổi
về nghiện Nguyên nhân gây
game và kế nghiện game
hoạch đồng Tâm lý tuổi vị
hành cùng thành niên
hải “ cai
nghiện”

14. Năm nay A 29 tuổi, A uống rượu bia từ năm 15 tuổi. 2 năm trở lại gần đây

bữa nào A cũng cần phải uống rượu thì mới thấy ăn cơm ngon và ngủ ngon hơn,

mỗi lần uống rượu A phải uống 1l rượu và A có thể uống cả ngày. Có thời gian A

cũng cố gắng bỏ rượu vì A không muốn bản thân mình là bản sao của bố (bố A là

người nghiện rượu nặng và thường xuyên đánh đập vợ con) nhưng mỗi lãn bỏ A

thường thấy trong ngừoi bứt rứt, khó chịu, ăn mất ngon, khó ngủ, dễ cáu gắt,

người lờ đờ không làm được việc gì.


Câu hỏi:

- A đang gặp phải vấn đề gì? Tại sao? (gợi ý: nêu ra các tiêu chí chuẩn

đoán phù hợp với những biểu hiện, dữ kiện tình huống đưa ra)

- Nêu quy trình hỗ trợ tâm lí cho A

You might also like