You are on page 1of 27

28

cũng có nghĩa là người ấy có nhiều khả năng trở thành một người hỗ trợ một
người hỗ trợ hiệu quả (effective helper).

Khả năng tự nhận biết bản thân (self-awareness), sự trung thực, hài hòa, khả
năng giao tiếp tốt, sự am hiểu về các hành vi của con người cùng những ảnh hưởng
của các yếu tố về giới, về văn hóa và xã hội lên trên hành vi con người ... tất cả đều
giúp thúc đẩy, tăng cường hiệu quả của các mối quan hệ hỗ trợ.
4. Stress - Khủng hoảng và cách ứng phó bằng giao tiếp
trong gia đình:
4.1 Stress và khủng hoảng
Stress là trạng thái gây ra bởi bất kì tình huống nào gây đe dọa hoặc dường
như đe dọa cảm nhận về tình trạng khoẻ mạnh (sense of well-being) của một người,
do đó thách thức khả năng ứng phó của họ. Tình huống hay hoàn cảnh gây ra đáp
ứng stress được gọi là tình huống gây stress (stressor). Tình huống gây stress có thể
là cấp tính (acute) hoặc kéo dài (chronic). Tình huống gây stress cấp tính thì có thời
hạn ngắn và có điểm kết thúc xác định, như một cuộc hẹn sắp đến mà gặp kẹt xe
nghiêm trọng. Tình huống gây stress kéo dài hay mãn tính thì có thời hạn dài và
thường điểm kết thúc không xác định – như đối phó suốt với một công việc áp lực
lớn.
Rõ ràng định nghĩa về stress này khá rộng, nghĩa là bất cứ tình huống nào cũng
có thể gây stress. Độ rộng của sự định nghĩa này nhìn nhận hàng loạt tình huống mà
con người trải nghiệm như là gây ra căng thẳng, từ áp lực hằng ngày ở nơi làm việc
hay trường học, việc đón nhận một thông tin không mong muốn (như việc come out
của một thành viên trong gia đình) đến những sự kiện thảm khốc hơn, như thiên tai,
khủng bố. Đồng thời, kêu gọi quan tâm đến trải nghiệm cảm xúc khi stress và stress
được cá nhân hoá như thế nào. Một số yếu tố tâm lí có thể xác định mức độ mà một
số điều gây stress. Như việc đánh giá khả năng (hay không có khả năng) để ứng
phó với tình huống nào đó là nhân tố quan trọng trong việc chúng ta gặp stress đến
mức nào. Một câu đố về nhạc pop ở Tây Ban Nha có thể không gây stress với một

SVTH : Lê Nguyễn Anh Khôi GVHD : BS. Nguyễn Minh Tiến


29

sinh viên cập nhật liên tục, nhưng một sinh viên không tìm hiểu thì sẽ gặp một câu
đố khá căng thằng. Đó là nhận thức về mối đe dọa gây ra trạng thái cảm xúc liên kết
với stress. Nếu không nhận thức tình huống như một mối đe dọa, sẽ không cảm thấy
stress mạnh.
Trong một xã hội thay đổi chóng mặt, đời sống gia đình không phải luôn luôn
dự báo được. Dù các gia đình chưa bao giờ hoàn toàn tránh được các vấn đề và cuộc
chiến ngày nay dường như khó khăn hơn với các sức mạnh bên ngoài, như là ảnh
hưởng của truyền thông, những thay đổi của xã hội, tác động lên các thành viên gia
đình. Kết quả là, nhiều người phải ở dưới tác động của nhiều thứ stress.
Bằng chứng rõ ràng là khi con người trải nghiệm quá nhiều những sự kiện
cuộc sống quan trọng (major life events) ( người thân come out như một người thiểu
số tình dục, cái chết của người phối ngẫu, li dị, mất đi tài sản lớn hay các khó khăn
tài chính nguy hiểm khác). Theo các nghiên cứu, những căng thẳng thường nhật
(daily strains) của cuộc sống, như quá tải công việc, những thời hạn (deadlines) hay
những yêu cầu và mong đợi của một gia đình đang phát triển hay đang lão hoá, có
thể gây ra stress như nhau. Hầu hết chúng ta có thể tự giải quyết vài rắc rối mỗi
ngày, nhưng khi những căng thẳng thường nhật trở nên kinh niên (chronic) – mà
không có sự hỗ trợ nằm trong tầm tay – sự chồng chất này có thể gây stress như
những thay đổi quan trọng trong cuộc sống, và bắt đầu có khả năng gây khủng
hoảng.
Đặc biệt trong suốt những lúc gặp stress, mức độ quan trọng của việc mở ra
những tuyến giao tiếp thành thực trong gia đình cần được gia tăng. Thiếu sự giao
tiếp hiệu quả, những lúc khó khăn sẽ còn khó khăn hơn. Trong bất kì tình huống
khủng hoảng nào, mỗi gia đình trải qua một mô hình xác định của các đáp ứng cảm
xúc khi gia đình ấy giải quyết sự hỗn mang hay những đau buồn.
Chia sẻ và nói về những vấn đề là cần thiết cho tình trạng khoẻ mạnh toàn diện
của gia đình và những thành viên cá nhân. Các giai đoạn sau diễn tả một tiến trình
thông thường để giải quyết stress và stress quá mức:
 Sốc (Sock): dẫn đến tình trạng tê liệt hay mất niềm tin, chối bỏ.

SVTH : Lê Nguyễn Anh Khôi GVHD : BS. Nguyễn Minh Tiến


30

 Thoái lui (Recoil): dẫn đến sự giận dữ, hoang mang, đổ lỗi, tội lỗi và sự mặc
cả.
 Trầm cảm (Depression): dẫn đến những cảm giác bất lực hay vô vọng.
 Tổ chức lại (Reogarnization): dẫn đến sự chấp nhận và phục hồi.
Với việc không hiểu về tiến trình này, sẽ gia tăng sự xích mích hay tăng trưởng
tình trạng cách li giữa các thành viên trong gia đình, có thể dẫn đến mọi người trải
qua các giai đoạn đó vào những lúc khác nhau. Sự giao tiếp tốt giúp các thành viên
tiến bộ qua các giai đoạn đó. Thông qua tiến trình này, sự giao tiếp rõ ràng và cởi
mở gắn kết các thành viên lại với nhau khi họ chia sẻ những đáp ứng và liên kết họ
với các nguồn hỗ trợ bên ngoài, mà có thể tạo ra khả năng chấp nhận những cảm
xúc mà cần được biểu lộ. Nếu những đáp ứng cảm xúc không được biểu lộ, cá nhân
hoặc gia đình có thể không đạt được việc chấp nhận tình huống một cách hoàn
toàn.
Đôi khi các thành viên gia đình ngại nói về các vấn đề trong tình huống khủng
hoảng hay họ cảm thấy việc thảo luận sẽ chỉ khiến vấn đề tồi tệ hơn. Nhiều gia đình
có “những bộ lọc” (filters) trong những kênh giao tiếp của họ. Họ lọc bỏ thực sự
những tức giận, oán giận, vui sướng, lo lắng hoặc “những thông tin không mong
muốn” (unwanted news) trong bất kể thông tin gì mà được chia sẻ bởi một thành
viên trong gia đình. Bộ lọc – dù được nói hay không nói – có thể diễn ra đôi lúc như
thế này, “Những điều như thế không có chỗ trong một gia đình tử tế như chúng ta,
nên chúng ta đừng nói về nó.” Sự im lặng chỉ ngăn chận tiến trình tự nhiên mà một
gia đình phải trải qua để phục hồi sau khủng hoảng.
4.2 Ứng phó bằng giao tiếp
Một khi chúng ta nhận thức về những nguồn gây stress và những tác động mà
nó có thể gây ra thì việc ứng phó trở nên dễ dàng hơn. Từ khoá là “ứng phó”
(coping) chứ không phải “loại trừ” (eliminating) bởi vì khi nào còn sống, ta sẽ còn
gặp stress. Một số gia đình ứng phó tốt với stress trong khi một số khác gặp tổn
thương với những khó khăn hầu như cố định. Điều gì là khác biệt? Điểm khác nhau
dường như nằm trong nhận thức và giao tiếp với ít nhất ba nhân tố:

SVTH : Lê Nguyễn Anh Khôi GVHD : BS. Nguyễn Minh Tiến


31

- Cách mà một cá nhân hay gia đình nhận thức hoặc làm sáng tỏ tình huống
gây stress.
- Việc sẵn sàng và sử dụng những sự hỗ trợ trong cộng đồng.
- Việc sẵn sàng và sử dụng những nguồn lực cá nhân và gia đình.
4.2.1 Nhận thức về tình huống gây stress
Một người thợ mộc mà bị sa thải mỗi mùa thu và được nhận làm lại vào mỗi
mùa xuân có một nhận thức khác về thư thôi việc (pink slip) của ông ta hơn so với
một người đã trải qua 20 năm lao động trong công việc mà nay ngưng lại. Hai người
có thể nhận thức về tình huống gây stress rất khác nhau phụ thuộc vào những trải
nghiệm, nhân cách, sức khoẻ, và hoàn cảnh tài chính của họ. Nó cũng là sự thật
trong một gia đình đang trải qua cơn khủng hoảng như nhà băng phá sản hoặc thất
nghiệp. Việc chia sẻ nhận thức của mỗi cá nhân trong hoàn cảnh đó có thể rất hữu
ích trong giải quyết vấn đề và cho việc bộc lộ, trao đổi những nhu cầu cảm xúc của
các thành viên trong gia đình.

4.2.2 Những sự hỗ trợ trong cộng đồng


Các chuyên gia hỗ trợ (helping professionals), như bác sĩ, mục sư, luật sư hay
tham vấn viên, có thể làm cho các sự kiện quan trọng trong đời sống gây ra stress dễ
dàng hơn để giải quyết. Cơ sở tôn giáo, các câu lạc bộ, các nhóm cộng đồng hay
nhiều loại hình nhóm hỗ trợ khác cũng rất có giá trị với một số gia đình. Những
thảo luận cởi mở trong gia đình có thể quyết định loại hỗ trợ cần thiết.
4.2.3 Những nguồn lực cá nhân và gia đình.
Thời gian, tiền bạc, các kĩ năng, các tài sản (như xe hơi), những đặc trưng cá
nhân (như là tính nhẫn nại), và mạng lưới hỗ trợ (các thành viên gia đình, bạn bè, họ
hàng và hàng xóm) có thể ảnh hưởng đến việc các gia đình ứng phó với stress tốt
như thế nào. Tiền bạc có thể vừa là nguồn gốc của stress vừa là nguồn lực cho việc
ứng phó (Chúng ta sẽ sử dụng nó như thế nào hoặc chúng ta sẽ để dành được bao
nhiêu?). Tài sản như nhà, xe hơi, các công cụ, có thể giúp ích trong việc ứng phó
với stress hay có thể gây thêm stress, phụ thuộc vào họ phối hợp những nguồn lực

SVTH : Lê Nguyễn Anh Khôi GVHD : BS. Nguyễn Minh Tiến


32

khác tốt ra sao. Những đặc trưng cá nhân bao gồm khí chất và cách bạn nhận thức
về những trải nghiệm trước đây. Các phản ứng cá nhân có thể tạo ra sự khác biệt
trong giải quyết các tình thế gây stress thành công đến mức nào. Một số người tranh
cãi, nổi loạn, hoặc rút lui (ngủ, ăn quá mức, uống rượu bia, rời khỏi nhà). Còn một
số khác thử giải quyết vấn đề bằng cách thay đổi tình huống hay thay đổi nhận thức
của họ về tình huống. Cố gắng dành một ít thời gian trong vài ngày tới để thảo luận
với gia đình các cách mà bạn và những thành viên khác đã ứng phó và tìm cách để
bạn có thể tăng cường khả năng ứng phó của bạn.
4.2.4 Giao tiếp có hiệu quả cần kĩ năng và thực hành
Virginia Satir (1982), một chuyên gia trị liệu gia đình lỗi lạc, đã mô tả tiến
trình giao tiếp như “một cây dù to lớn mà bao bọc và ảnh hƣởng đến tất cả những
gì diễn ra giữa con ngƣời.” Nhiều hơn chỉ là việc trao đổi những ngôn từ giữa con
người, giao tiếp bao gồm điều được nói ra, cách nó được nói, và thời điểm nó được
nói. Giao tiếp cũng bao gồm những hành vi phi ngôn ngữ và những thể hiện cảm
xúc.
Đơn giản nhất, giao tiếp thông thường bao gồm nói và lắng nghe, sự truyền và
nhận thông điệp. Chúng ta nên cố gắng thể hiện bản thân với sự rõ ràng, trung thực
và thật thà nhiều nhất có thể để tránh những cạm bẫy thông thường của giao tiếp
hiệu quả, mà bao gồm:
- Xét xử (Judging): phóng chiếu cách giải thích hoặc phê bình của chúng ta
vào thông điệp của một ai đó.
- Chỉ trích (Criticizing): Xem nhẹ những cảm nhận hay quan điểm của người
khác.
- Đổ lỗi (Blaming): “Chúng ta sẽ không ở trong tình trạng lộn xộn này nếu con
đã không nói ra điều đó.”
- Chửi rủa (Name-calling): dùng như một cố gắng để thắng cuộc tranh cãi
hơn là giải quyết vấn đề.
- Dán nhãn (Labelling): “Vấn đề chính quanh đây rằng rằng rõ ràng con là
một đứa lệch lạc và bệnh hoạn.”

SVTH : Lê Nguyễn Anh Khôi GVHD : BS. Nguyễn Minh Tiến


33

- Dạy đời (Moralizing): nói với người khác cái họ “nên”, “không nên” hoặc
“đƣợc” và “không đƣợc” làm.
- Khuyên (Advising): “Nếu cha là con, cha sẽ làm điều này...”
Những kĩ thuật này tập trung vào bản thân một người hơn là vào thông điệp.
Sử dụng chúng có thể đặt người khác vào sự phòng vệ gây ra một một bức tường vô
hình để phòng thủ dẫn đến ngăn chặn bất cứ gì ta có thể muốn nói.
Để thông báo thông điệp một cách rõ ràng, chúng ta phải học cách lắng nghe.
Lắng nghe bao gồm nhiều hơn là chỉ nghe các từ được nói. Để trở thành một người
lắng nghe tốt, có một vài đòi hỏi:
- Đặt những suy nghĩ và quan điểm của riêng bạn ra ngoài khi người khác
đang nói chuyện với bạn.
- Cởi mở và tôn trọng điều mà người khác chia sẻ.
- Nhạy cảm, nghĩa là lắng nghe những cảm nhận và ý nghĩa của thông điệp.
Vấn đề lớn khi nói chuyện là chúng ta lắng nghe nhanh hơn người khác nói.
Hầu hết mọi người nói ra khoảng 125 từ mỗi phút, nhưng chúng ta có thể nghe ở
mức khoảng 400 từ mỗi phút. Điều ngày có nghĩa rằng chúng ta nghĩ trước điều mà
người đang nói chuyện với chúng ta sẽ nói, để giải thích tại sao chúng ta phải hoạt
động để trở thành người lắng nghe tốt.
Dù nói chuyện tay đôi hay tham gia vào cuộc thảo luận nhóm, có một vài
nguyên tắc gợi ý cho việc cải thiện giao tiếp trong gia đình:
- Để cho các thành viên trong gia đình hiểu bạn quan tâm và có thời gian để
lắng nghe.
- Dành một phần mỗi ngày cho có “thời gian trò chuyện” (talk time) trong gia
đình.
- Tạo cho mỗi thành viên trong gia đình cơ hội nói chuyện riêng tư với nhau
(one to one).
- Quan sát thời kì lắng đọng (cooling-off period) khi trò chuyện trở nên khó
khăn.

SVTH : Lê Nguyễn Anh Khôi GVHD : BS. Nguyễn Minh Tiến


34

Tóm lại, giao tiếp cởi mở, trung thực và phù hợp được nhìn nhận là một trong
những nhân tố chủ yếu nhất để thiết lập và duy trì những mối quan hệ gia đình vững
mạnh. Trong suốt những lúc khủng hoảng, xung độ hoặc stress quá mức, một sự
giao tiếp gia đình tốt có tầm quan trong bổ sung, bởi sự mất cân bằng cảm xúc gây
ra bởi các sự kiện làm cho những quan hệ liên cá nhân khó khăn hơn nhiều. Việc áp
dụng thực tiễn các nguyên lí trên có thể góp phần tích cực đối với sự giao tiếp tốt
hơn, dẫn đến việc quản lí hiệu quả stress và các quan hệ gia đình vừa ý hơn.
5. Tổng quan về khuynh hƣớng tình dục:
Khuynh hướng tình dục muốn nói đến một mô hình cảm xúc, những hấp dẫn
tình dục lâu dài và vững bền đối với đàn ông, đàn bà hay là cả hai giới của một
người. Nghiên cứu trong vài thập niên qua đã chứng minh khuynh hướng tình dục
trải dọc theo một thang liên tục, từ chỉ hấp dẫn đối với người khác giới đến chỉ hấp
dẫn với người đồng giới. Song khuynh hướng tình dục thường được bàn luận dưới
ba mặt : dị tính ( có cảm xúc, tình cảm, hay hấp dẫn tình dục với người khác giới),
đồng tính (có cảm xúc, tình cảm, hay hấp dẫn tình dục với người cùng giới), và
song tính (có cảm xúc, tình cảm, hay hấp dẫn tình dục với cả người khác giới lẫn
đồng giới).
Khuynh hướng tình dục riêng biệt đối với những phần khác của giới tính và
giới, bao gồm giới tính sinh học ( cấu trúc cơ thể, chức năng sinh lí, và các đặc điểm
gen kết hợp với việc là phái nam hay nữ), bản sắc giới ( cảm nhận tâm lí rằng là
phái nam hay nữ) và vai trò giới (các chuẩn mực văn hóa định hình nên hành vi của
nam giới và nữ giới).
Một số thuật ngữ khác cũng có liên quan đến khuynh hướng tình dục ở các
mức độ khác nhau, như nhân dạng giới (gender identity), nhân dạng tình dục (sexual
identity), hành vi tình dục (sexual behavior).
Nhân dạng giới là cảm nhận cá nhân của một người về các đặc điểm, giá trị và
các mối quan hệ của bản thân như là nam giới hay nữ giới. Nhân dạng giới căn bản
được hình thành từ năm ba tuổi và rất khó thay đổi về sau. Ngay từ nhỏ, một đứa trẻ
được mọi người cho là nam hay nữ tùy thuộc vào cơ quan sinh dục ngoài. Từ đó,

SVTH : Lê Nguyễn Anh Khôi GVHD : BS. Nguyễn Minh Tiến


35

đứa trẻ mang những kì vọng và vai trò phái tính để được nuôi dạy trở thành một
người nam hay người nữ, theo những chuẩn mực văn hóa tương ứng với xã hội mà
nó được sinh ra. Song một số cá nhân, ở các độ tuổi có thể khác nhau, không nhận
dạng giới của bản thân theo giới tính sinh học vốn có. Họ tự xem và mong muốn xã
hội xem họ là người thuộc giới ngược lại. Đó là những người xuyên giới
(trangender) hay chuyển đổi giới tính (transexual).
Hành vi tình dục đề cập đến những thực hành tình dục thực tế thực hiện bởi
một cá nhân. Trong khi khuynh hướng tình dục bao gồm những cảm nhận bên trong
về những hấp dẫn và ham muốn của một cá nhân.
Nhân dạng tình dục đề cập đến cách nghĩ của một người về bản thân xem đối
tượng nào họ cảm thấy bị hấp dẫn tình cảm và tình dục, cho dù đó là người cùng
giới hay khác giới. Nói cách khác, nhân dạng tình dục dùng để chỉ loại vai trò tình
dục như đồng tính, song tính hay dị tính mà một cá nhân gắn với bản thân dựa trên
khuynh hướng tình dục và hành vị tình dục của họ.
Không phải lúc nào khuynh hướng tình dục, hành vi tình dục và nhân dạng
tình dục của một người cũng trùng khít với nhau. Một người với khuynh hướng tình
dục đồng giới vẫn có thể có quan hệ tình dục khác giới trong một số hoàn cảnh nhất
định. Hay một người tuy bị hấp dẫn bởi người đồng giới nhưng lại cho rằng bản
thân là người dị giới. Nếu một người phụ nữ bị hấp dẫn bởi phụ nữ, nhưng tự cho
rằng mình là người dị tính và chỉ có quan hệ tình dục với nam giới, có thể được cho
rằng đã “không hòa hợp” giữa khuynh hướng giới tính (đồng tính) với nhân dạng
tình dục và hành vi tình dục (dị tính).
Như vậy, không phải cá nhân nào có hành vi tình dục đồng tính đều có khuynh
hướng hoặc nhân dạng đồng tính. Nên không thể dùng hành vi tình dục để xác định
khuynh hướng tình dục và nhân dạng tình dục của một người. Ngoài ra, một người
tự nhận dạng là dị tính chưa hẳn không mang khuynh hướng tình dục đồng tính.
Ngay từ những năm cuối thế kỉ XIX, các nhà khoa học đã cố gắng đo lường
khuynh hướng tình dục. 1896, nhà tình dục học người Đức Magnus Hirschfeld đã
xuất bản một sơ đồ để đo lường cường độ ham muốn tình dục của một cá nhân.

SVTH : Lê Nguyễn Anh Khôi GVHD : BS. Nguyễn Minh Tiến


36

Đến 1948, trong tác phẩm Hành vi tình dục ở nam giới, Kinsey đã đưa ra thang
lượng giá của ông, về sau được gọi là thang đo Kinsey. Ở nhiều góc độ, thang
Kinsey là quá đơn giản để có thể đo lường chính xác một cách tương đối khuynh
hướng tình dục của một đối tượng. Bởi nó không thể hiện được mối liên hệ giữa
khuynh hướng tình dục, hành vi tình dục và nhân dạng tình dục của một cá nhân.
Tuy vậy, với sự đơn giản của mình, thang Kinsey vẫn được phổ biến rộng rãi và
được sử dụng nhiều nhất trong hơn 200 thang đo khuynh hướng tình dục.
Một thang đo khác là thang Klein Sexual Orientation Grid (KSOG) được phát
triển bởi TS Fritz Klein vào năm 1985 trên cơ sở mở rộng thang Kinsey để có thể
đo lường khuynh hướng tình dục hơn nữa. Klein nằm trong số những người đầu tiên
cố gắng đưa ra một công cụ mang tính kinh nghiệm thực tế và có giá trị để đưa vào
sự cân nhắc các khía cạnh động lực và biến thiên của khuynh hướng tình dục.
Có thể thấy khuynh hướng tình dục là một phần quan trọng trong đời sống tâm
lí của con người. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến sự lành mạnh tâm lí cũng như chức
năng xã hội của một cá nhân. Dù đây là một lãnh vực trừu tượng và thiên về cảm
nhận riêng tư. Tùy vào từng xã hội với những chuẩn mực văn hóa và định kiến khác
nhau mà mức độ bộc lộ khuynh hướng tình dục, đặc biệt là những khuynh hướng
tình dục thiểu số (minority sexual orientation) khác nhau trong từng xã hội. Mục
tiêu được hướng tới là làm sao giúp cho các cá nhân có thể tự nhận dạng được chính
xác khuynh hướng tình dục của mình, chấp nhận nó và xem nó như một phần đời
sống của họ; cũng như hỗ trợ cho cộng đồng (gia đình, xã hội) chấp nhận được
khuynh hướng tình dục của một người, bất kể đó là khuynh hướng nào đi nữa.
6. Sơ lƣợc về đồng tính luyến ái:
Thuật ngữ đồng tính luyến ái (homosexuality) được đặt ra vào cuối thể kỉ XIX
bởi nhà tâm lí học, tình dục học và bác sĩ người Đức Karoly Maria Benkert.
“Homosexual” có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp với “homo” nghĩa là “giống nhau”,
“như nhau”. Từ điển Webster’s New World (Agnes, 2002) định nghĩa đồng tính
luyến ái là “liên quan đến, hay đặc trƣng bởi khuynh hƣớng hƣớng những khao
khát tình dục đến đối tƣợng khác đồng giới tính”.

SVTH : Lê Nguyễn Anh Khôi GVHD : BS. Nguyễn Minh Tiến


37

Đây là thời kì mà khuynh hướng đồng tính được định nghĩa bởi y học như một
căn bệnh; bắt đầu thay thế dần sự định nghĩa bởi tôn giáo (Công giáo) như một tội
lỗi.
Về sau, với việc có thể nghiên cứu các hành vi tình dục nơi loài vật, cùng với
hàng loạt sự quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều góc độ hơn như tâm lí, xã hội, nhân
quyền,… cũng như sự đấu tranh giành quyền lợi của cộng đồng người đồng tính
khắp nơi, tiêu biểu là ở Mỹ với sự kiện StoneWall, hiện tượng đồng tính dần dần đã
không còn được coi là một căn bệnh, một tội lỗi hay tệ nạn ở rất nhiều nơi trên thế
giới. Tiêu biểu là việc vào năm 1973, Hiệp hội tâm thần Hoa Kì đã loại bỏ đồng tính
luyến ái khỏi danh mục bệnh tâm thần DSM. Đến năm 1975, Hiệp hội Tâm lí Hoa
Kì cũng hành động tương tự và kêu gọi các chuyên gia sức khỏe tâm thần đi đầu
trong việc loại bỏ sự kì thị của việc gắn kết lâu dài giữa bệnh tâm thần và khuynh
hướng đồng tính luyến ái.
7. Việc công khai khuynh hƣớng tình dục – Come out:
Theo gaymenscounselling.com, come out là “ một tiến trình nhờ đó các cá
nhân nhận dạng bản thân nhƣ một ngƣời đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính
hay xuyên giới (LGBT) và bắt đầu chia sẻ nhân dạng này cho những ngƣời khác”.
Về mặt học thuật, thuật ngữ “come out” và thuật ngữ “disclosure” được sử dụng
hoán chuyển cho nhau. Tuy vậy “come out” mang ý nghĩa bao quát hơn, khi đề cập
đến một tiến trình bao gồm hai yếu tố: nhận dạng bản sắc của bản thân như một
người LGBT và công khai/ bộc lộ bản sắc đó cho người khác. Còn thuật ngữ
“disclosure” chỉ đề cập đến yếu tố công khai. Do đó, “come out” hiện nay được sử
dụng rộng rãi hơn khi cần nói về tiến trình công khai khuynh hướng tình dục của
LGBT, và thường được giữ nguyên bản trong các ngôn ngữ ngoài tiếng Anh.
Sự phát triển bản sắc đối với cộng đồng LGBT là một tiến trình toàn diện mà
nhờ đó một người đạt đến độ đồng thuận trong sự hiểu biết và chấp thuận bản sắc
của họ như một người thiểu số tình dục. Khi một người LGBT tham gia vào quá
trình tinh vi và phức tạp này, họ cũng phải có những quyết định liên quan đến vấn
đề công khai khuynh hướng giới tính. Một số có thể chọn việc bộc lộ ra trong hầu

SVTH : Lê Nguyễn Anh Khôi GVHD : BS. Nguyễn Minh Tiến


38

như mọi khía cạnh của cuộc sống của họ; những người khác chỉ có thể bộc lộ ra
trong một số bối cảnh này nhưng lại không trong một số bối cảnh khác.
7.1 Mô hình về sự phát triển nhân dạng giới:
Sự công khai giới tính có quan hệ chặt chẽ với quá trình phát triển nhân dạng
giới của một người. Các nhà xã hội học, tình dục học, tâm lí học lâm sàng đã đề
xuất một số mô hình mô tả quá trình phát triển nhận thức của một người về khuynh
hướng đồng tính của họ như Vivian Cass (1979, 1984), Eli Coleman (1982),
Richard Troiden (1979), Henry Minton và Gary McDonald (1984), … Các mô hình
này đều bao hàm quá trình đấu tranh giữa sự tự nhận thức về việc có khuynh hướng
đồng tính (nam hay nữ) với sự mặc định và mong đợi một khuynh hướng dị tính từ
xã hội, với mục đích phát triển sự chấp nhận của một người như là một người thiểu
số tình dục (sexual minority person). Trong đó mô hình của bà Cass đã nhận được
nhiều bằng chức thực nghiệm cho đến ngày nay.
Dựa trên sự quan sát như một nhà tâm lí lâm sàng, Vivienne Cass (1979), một
người đồng tính nữ, đã đề xuất mô hình công khai tuyến tính 6 giai đoạn.
1. Sự lầm lẫn nhân dạng : Một cá nhân có những trải nghiệm hay cảm
xúc mà có thể gán nhãn như một người đồng tính. Những cảm xúc này phá vỡ sự tự
nhận dạng như một người dị tính và gây hoang mang, lầm lẫn. Sự lầm lẫn có thể
được giải quyết bằng cách loại bỏ khả năng có thể là đồng tính, vì thế ngăn chận
những sự phát triển xa hơn. Ngược lại, quyết định khám phá những lựa chọn có thể
xảy ra, dẫn đến giai đoạn sau.
2. Sự so sánh nhân dạng : Cá nhân khảo sát những hành vi của bản thân
rồi đối chiếu với phản hồi của người xung quanh, hay thường xuyên là sự nhận dạng
về “đồng tính luyến ái”. Nếu những nhận thức tự thân như một người đồng tính là
quá tiêu cực, cá nhân có thể quyết định bỏ bất kì một sự khám phá nào xa hơn về
nhân dạng đó. Như một sự lựa chọn khác, anh hay cô ta có thể quyết định bắt liên
lạc với một người hay một cộng đồng đồng tính.
3. Sự khoan dung nhân dạng : Cá nhân thử thăm dò nhãn “đồng tính” và
tạo sự tiếp xúc với những người đồng tính khác. Chất lượng của những sự tiếp xúc

SVTH : Lê Nguyễn Anh Khôi GVHD : BS. Nguyễn Minh Tiến


39

ban đầu là cực kì quan trọng. Suốt giai đoạn này, sự bộc lộ nhân dạng với những
người dị tính khác là rất giới hạn, và có thể dẫn đến việc cá nhân có hai cuộc sống
riêng biệt.
4. Sự chấp nhận nhân dạng : Nếu tiếp xúc ban đầu với những cá nhân
hay cộng đồng, văn hóa đồng tính là tích cực thì một người có thể chuyển một cách
nhanh chóng hơn đến trạng thái chấp nhận nhân dạng của bản thân. Lựa chọn bộc lộ
với với gia đình và bạn bè bắt đầu diễn ra.
5. Sự tự hào nhân dạng : Để đạt được sự tương thích, cá nhân có thể
phân đôi thế giới thành dị tính và đồng tính. Nếu thế giới dị tính được cân nhắc là
quá tiêu cực về đồng tính, cá nhân có thể từ chối họ như thành viên của thế giới
đồng tính. Sự tự hào và trung thành đồng tính được tăng trưởng.
6. Sự hoàn thành nhân dạng : Sự tương thích đã đạt tới và nhân dạng
hoàn toàn được chấp nhận và trở nên hợp nhất trong một nhân dạng toàn thể. Đồng
tính luyến ái trở nên chỉ là một khía cạnh của một nhân dạng toàn thể được hợp
nhất, và những hình ảnh riêng mỗi cá nhân cũng như được công khai được sáp nhập
lại. Những điều này thông thường dẫn đến kết quả là sự yên bình và hòa hợp nội
tâm.
7.2 Công khai khuynh hƣớng tình dục ở tuổi vị thành niên:
Trong khi độ tuổi mà người ta chọn để come out là biến thiên cao, nghiên cứu
cung cấp bằng chứng rõ ràng rằng nhiều người thiểu số tình dục thực hiện quá trình
come out trong suốt những năm thanh thiếu niên của họ. Coleman (1982) phát hiện
độ tuổi trung bình để come out trong một mẫu những người đồng tính nam là vào
tuổi 15 và đối với những người đồng tính nữ là vào tuổi 20. Remafedi (1987) xác
nhận tuổi trung bình của quá trình come out trong một mẫu những người nam và nữ
vị thành niên đồng tính là vào 14 tuổi. D’Augelli, Hershberger, và Pilkingtion
(1998b) phát hiện độ tuổi bắt đầu của sự tự nhận thức giữa một mẫu thanh niên
LGB là quanh tuổi 10, với sự công khai đầu tiên cho bạn bè là vào tuổi 16. Và trong
một nghiên cứu khác về thanh niên LGB, Maguen, Floyd, Bakeman và Armistead
(2002) phát hiện tuổi trung bình của sự tự nhận thức như LGB là khoảng tuổi 11,

SVTH : Lê Nguyễn Anh Khôi GVHD : BS. Nguyễn Minh Tiến


40

với sự công khai đầu tiên cho bạn bè là vào tuổi 16. Trong khi không có dữ liệu có
thể so sánh được để xem xét độ tuổi công khai ở thanh niên xuyên giới, những tài
liệu hiện có gợi ý rằng những người xuyên giới có khuynh hướng ghi nhận về sự tự
nhận thức đầu thời thơ ấu rằng nhân dạng giới của họ không phù hợp với những sự
mong đợi truyền thống.
Cho rằng đại đa số những người LGBT trẻ tuổi được nuôi dạy trong các gia
đình mà những quan niệm heterocentric và sự phân chia vai trò giới tính theo truyền
thống đều là chuẩn mực, một cách tiêu biểu họ không có sự hỗ trợ hay hướng dẫn
của gia đình trong cách thể hiện nhân dạng như một người thiểu số tình dục. Thật
sự, một trong những nguy cơ lớn nhất đối với vị thành niên trong khi come out là sự
từ chối của gia đình. Viễn cảnh xấu nhất có thể bao gồm việc bỏ đi sự hỗ trợ tài
chính và cảm xúc của bố mẹ cho những đứa con LGBT của họ, đuổi ra khỏi nhà và
thậm chí phạm vào những hành động bạo lực đối với đứa trẻ bởi vì khuynh hướng
tình dục của nó hay vì nhân dạng xuyên giới. Pilkington và D’Augelli (1995) phát
hiện hơn 30% thanh niên LGB mà họ nghiên cứu đã từng bị lạm dụng bằng lời nói
(verbally abused) ở nhà và 10% đã từng bị hành hung bởi thành viên gia đình vì
khuynh hướng giới tính của họ.
Come out như LGBT đồng nghĩa đối mặt với sự kì thị liên kết với việc bị nhận
dạng như người thiểu số tình dục. Sự kì thị đó có thể kịch liệt một cách đặc biệt vào
tuổi vị thành niên, giai đoạn mà áp lực bạn bè cùng trang lứa khớp với chuẩn mực
heterocentric là khổng lồ. Các môi trường học đường thường không thông cảm với
những thanh niên thiểu số tình dục. Sự đa dạng khuynh hướng tình dục và bản sắc
giới thì thường không nằm trong chương trình giáo dục sức khỏe và chương trình
giảng dạy trong các trường. Cũng như nhân viên học đường được chuẩn bị yếu kém
để hỗ trợ một cách hiệu quả những nhu cầu của thanh thiếu niên LGBT. Bởi những
áp lực xã hội mà thanh thiếu niên LGBT gặp phải trong trường học và giữa các bạn
đồng trang lứa, nhóm này ở mức có nguy cơ cao đối với những khó khăn học vấn,
bị nhạo báng bởi bạn đồng trang lứa, cô lập bản thân trong khung cảnh học đường,
sự vắng mặt không có lí do chính đáng, hay bỏ học...

SVTH : Lê Nguyễn Anh Khôi GVHD : BS. Nguyễn Minh Tiến


41

Trong khi thanh thiếu niên LGBT đang come out thường xuyên hơn gần đây –
trong gia đình, các nhóm bạn đồng trang lứa, và ở trường học – thì vẫn còn quan
trọng để nhìn nhận rằng stress dễ xảy ra trong khi come out ở vị thành niên trong
nền văn hóa xã hội xem trọng khuynh hướng tình dục khác giới cao độ (highly
heterosexist social culture). Thanh thiếu niên LGBT có nguy cơ trầm cảm và tự tử
cao so với những thanh thiếu niên có khuynh hướng tình dục khác giới. 30% - 40%
thanh thiếu niên thiểu số tình dục từng thử tự sát (so với tỉ lệ 8% - 13% đối với
thanh thiếu niên có khuynh hướng tình dục khác giới) là tỉ lệ đáng báo động . Sự hỗ
trợ và hiểu biết các thành viên trong gia đình, các bạn đồng trang lứa, và giáo viên
có thể là rất quan trọng nếu thanh thiếu niên LGBT thành công tìm ra con đường
cho những vấn đề trong việc công khai khuynh hướng giới tính.
7.3 Come out với cha mẹ:
Công khai với cha mẹ và những thành viên quan trọng trong gia đình có thể
được coi là một trong những điều quan trọng nhất của tất cả các sự kiện trong quá
trình come out. Dù một người bộc lộ với cha mẹ được hay không và, nếu thế, tiến
trình đó diễn ra tốt như thế nào, là chủ đề thảo luận thông thường trong mạng lưới
LGBT. Ben Ari (1995a) phát hiện rằng nỗi sợ lớn nhất liên quan đến việc come out
với gia đình là sự cự tuyệt của cha mẹ. Bà cũng khám phá ra rằng một vài tuần hoặc
vài tháng trước khi công khai, được biết đến như giai đoạn tiền công khai (pre-
disclosure), là giai đoạn mà trong đó những người đồng tính nam, đồng tính nữ cảm
thấy xa cách và thờ ơ từ cha mẹ của họ. Thời kì tiền công khai này có thể là giai
đoạn để ra quyết định cuối cùng về việc có công khai hay không, xác định làm thế
nào giải quyết việc công khai, và cân nhắc về cách mà người tiếp nhận sẽ phản ứng.
Sự công khai đầu tiên của một người hiếm khi dành cho cha mẹ. Đúng hơn, nó
thường dành cho bạn đồng trang lứa có độ tuổi tương đương. Hơn nữa, anh chị em
ruột thường biết về tình trạng của người anh trai/em trai hoặc chị gái/em gái thiểu số
tình dục trước khi bố mẹ biết. Những người công khai có khả năng come out với mẹ
của họ trước cha, với niềm tin rằng những người mẹ thì thông cảm hơn và chấp
nhận hơn là những người cha. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng lúc ban đầu

SVTH : Lê Nguyễn Anh Khôi GVHD : BS. Nguyễn Minh Tiến


42

những người mẹ có khuynh hướng chấp nhận đứa con thiểu số tình dục sau khi khi
công khai hơn. Một cách nghịch lí, tuy vậy, người ta tìm ra rằng người mẹ thường
có khả năng lạm dụng bằng lời nói những đứa con LGBT hơn người cha – đặc biệt
nếu đứa trẻ là đồng tính nữ.
Sự công khai thường tạo ra một khủng hoảng gia đình. Cha mẹ thường được
chuẩn bị kém để hiểu, ít chấp nhận hơn nhiều, về ý niệm có một đứa con thiểu số
tình dục. Họ cần thời gian để điều chỉnh đối với sự thay đổi trong giả định của họ về
khuynh hướng tình dục hoặc bản sắc giới của đứa trẻ. Họ cần được có thời gian để
tiếc nuối việc mất đi những giấc mộng dựa trên khuynh hướng tình dục dị tính đối
với con họ - hôn nhân và gia đình “truyền thống”. Và cha mẹ lắm khi trải nghiệm
một cảm giác ban đầu về tội lỗi đối với việc đã “làm sai điều gì” mà kết quả là con
họ trở thành đồng tính, song tính hay xuyên giới. Dựa vào thời gian, cùng thông tin
giáo dục chính xác, nhiều bậc cha mẹ có thể trở nên chấp nhận và thông hiểu những
đứa con LGBT của họ tốt hơn. Nhiều người thậm chí trở nên mạnh mẽ đủ để trở
thành những người ủng hộ công bằng xã hội vì lợi ích của những người thiểu số tình
dục thông quan các tổ chức như là Cha mẹ, Gia đình, và Bạn bè của người đồng tính
nữ và người đồng tính nam (Parents, Families, and Friends of Lebians and Gays –
PFLAG).
7.4 Những hỗ trợ cho TC trong việc công khai khuynh hƣớng giới
tính:
Những người đóng vai trò hỗ trợ cho người đồng tính, như nhân viên xã hội,
tham vấn viên, nhà trị liệu,... có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ thân
chủ (TC) của mình về vấn đề come out. Chúng ta có thể cùng thân chủ tìm hiểu về
cái giá phải bỏ ra và những gì được nhận lại của việc come out. Chúng ta có thể hỗ
trợ cho TC trong việc ra quyết định có công khai khuynh hướng giới tính hay
không, trong bối cảnh xã hội và gia đình của họ. Mặt khác, chúng ta có thể giúp TC
đạt được những kiến thức cần thiết, những kĩ năng trong quan hệ liên cá nhân mà sẽ
làm cho quyết định và những hành động công khai dễ dàng hơn. Nói chung, việc
cần làm trong thực hành là giúp cho TC khám phá và chuẩn bị cho việc công khai

SVTH : Lê Nguyễn Anh Khôi GVHD : BS. Nguyễn Minh Tiến


43

thuận tiện hơn, rõ ràng hơn. Mục tiêu không phải là làm cho mọi TC phải chọn cách
công khai khuynh hướng giới tính của mình, mà phải tùy vào bối cảnh xã hội và
hoàn cảnh lúc đó của TC. Hơn hết, mục tiêu là cung cấp cho TC một hệ thống mà
giúp cho họ khám phá ra việc công khai có đáng khao khát hay không, và nếu như
có, chuẩn bị cho họ sẵn sàng với điều đó. Và sự tự quyết của TC trong vấn đề này
cần được tôn trọng. Morrow (2000) đã cung cấp một số nguyên tắc để thực hiện
những điều này:
(a) Lƣợng giá bối cảnh xã hội của TC:
Sự lượng định bối cảnh xã hội của việc come out trở thành cơ sở cho quyết
định của TC có công khai khuynh hướng giới tính hay không. Vấn đề là mục đích
của việc công khai, bên cạnh các kết quả mong đợi từ điều đó. TC hi vọng thực hiện
điều gì thông qua sự công khai trong bối cảnh xã hội của họ? Có những giá trị văn
hóa và quan điểm chính trị nào về khuynh hướng tình dục và đa dạng giới trong bối
cảnh xã hội mà TC sắp come out? Đâu là những điều tích cực và an toàn cho TC?
Trong tình huống mà TC dự định công khai với gia đình, có nguy cơ TC sẽ bị cắt hỗ
trợ kinh tế hay không, nếu họ còn phụ thuộc vào gia đình?
Sau khi lượng định bối cảnh xã hội, TC có thể xem xét lại những nguy cơ của
việc công khai khuynh hướng giới tính cũng như cái giá phải bỏ ra và lợi ích của
nó. Từ đó, TC sẽ tự cân nhắc về quyết đình come out của bản thân.
(b) Lƣợng giá mức độ phát triển nhân dạng LGBT của TC:
Việc lượng giá mức độ phát triển bản sắc LGBT của TC liên quan đến việc xác
định mức độ mà họ đã thiết lập được một bản sắc cá nhân tích cực và an toàn như
một người thiểu số tình dục. Quan tâm hàng đầu ở đây là nếu TC còn chưa chắc
chắc và thoải mái với khuynh hướng tình dục hay nhân dạng chuyển giới của họ, thì
họ không thể sẵn sàng giúp người khác trở nên thoải mái với nó.
Rõ ràng, xác định mức độ một người tự nhận dạng như LGBT là một tiến
trình đầy thách thức mà có thể khác nhau rất nhiều giữa người này với người kia.
Bởi tùy vào việc TC đang nhận dạng bản thân như thế nào mà việc hỗ trợ cho họ sẽ
khác nhau. Để tiến trình này dễ dàng hơn, một số mô hình về sự phát triển nhân

SVTH : Lê Nguyễn Anh Khôi GVHD : BS. Nguyễn Minh Tiến


44

dạng đã được đề xuất bởi nhiều chuyên gia, như Coleman (1982), Barbara Ponse
(1978), Troiden (1979),... và đặc biệt là mô hình của bà Cass (1979). Chúng là
những công cụ hữu ích để lượng giá tiến trình thiết lập nhân dạng tích cực như một
người thiểu số tình dục của TC. Thông thường, TC càng tiến xa trong việc phát
triển một nhân dạng LGBT tích cực, họ càng chuẩn bị trong đầu tốt hơn tiến trình
come out. Theo đó, những TC mà chưa phát triển một nhân dạng LGBT đủ an toàn
thì sẽ có lợi hơn nếu thúc đẩy tiến trỉnh phát triển này trước khi họ tập trung năng
lượng cho việc công khai ra bên ngoài.
(c) Phát triển kiến thức cơ sở liên quan đế những vấn đề của gay hoặc
lesbian cho TC:
Một cách để giúp TC chuẩn bị cho việc come out là giúp họ có kiến thức về
những vấn đề đi thẳng vào khuynh hướng tình dục và bản sắc giới. Chúng ta có thể
giúp TC động não đặt ra những vấn đề và mối bận tâm mà họ nhiều khả năng gặp
phải trong tiến trình come out ở những bối cảnh xã hội khác nhau. Chúng ta có thể
lượng giá TC đã phát triển kiến thức cơ bản về việc nhận định những vấn đề và mối
bận tâm của họ đến mức nào. Những vấn đề bận tâm thông thường của họ có thể
không tương thích với những thông tin chính xác về vấn đề thực sự của cộng động
LGBT bao gồm: nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS, khuynh hướng tình dục so với
“thiên hƣớng” tình dục (sexual “reference”), những thông tin sai lạc và định kiến
về sự đồi trụy và lạm dụng tình dục trẻ em, và giá trị của tình yêu, những mối quan
hệ LGBT bền vững với định kiến về sự lang chạ tình dục.
(d) Đối với nhân viên xã hội, phát triển một hệ thống xã hội hỗ trợ:
Những TC đang cân nhắc đáng kể về việc công khai, sẽ hưởng lợi từ việc có
một hệ thống xã hội hỗ trợ xác định tại nơi cũng như vào lúc mà họ công khai.
Những hỗ trợ xã hội là cực kì khẩn yếu, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên LGBT.
Họ thường có một mức độ cá nhân và nguồn lực tài chính nhỏ nhoi (Rotheram-
Borus & Fernandez, 1995), và sự từ bỏ của gia đình có thể khiến họ trở nên vô gia
cư, không có nguồn hỗ trợ tài chính. Hơn nữa, thanh thiếu niên LGBT, cũng như
những người LGBT lớn tuổi hơn, có nguy cơ tự tử cao, giận dữ và trầm cảm bởi vì

SVTH : Lê Nguyễn Anh Khôi GVHD : BS. Nguyễn Minh Tiến


45

stress khi là người đồng tính trong nền văn hóa heterosexism và ám ảnh sợ đồng
tính (Gibson, 1989; Sehneider, 1991). Sự từ bỏ của các thành viên gia đình có thể
đặc biệt làm trầm trọng nguy cơ này. Nhân viên xã hội có thể là nguồn lực đáng kể
trong những hỗ trợ mang tính trị liệu hoặc tìm kiếm chuyên gia về hỗ trợ trị liệu cho
TC trong suốt giai đoạn này. Những nguồn hỗ trợ khác có thể bao gồm các dịch vụ
cộng đồng liên quan đến LGBT như các nhóm vị thành niên và người lớn, những
cộng đồng tôn giáo thừa nhận LGBT, người yêu, bạn bè và đồng nghiệp.
(e) Thực hành những trải nghiệm trƣớc khi công khai với gia đình:
Bởi những sự kiện công khai chính yếu (công khai với gia đình, đồng
nghiệp,...) có thể gây stress đáng kể cho nhiều người LGBT (Ben-Ari, 1995a;
Eichberg, 1990), việc thực hành những trải nghiệm trong tiến trình come out với
những người được tin tưởng trước đó có thể là sự chuẩn bị hữu ích (Signorile,
1995). Chúng ta có thể giúp TC xác định những ai mà họ mong đợi sẽ đáp ứng việc
họ công khai với thái độ chấp nhận. Có ít nhất một trải nghiệm thành công trước khi
công khai với gia đình có thể xây dựng sự tự tin cho TC. Dù cho kết quả của việc
thực hành trải nghiệm này là những phản ứng tiêu cực, đó cũng được xem như là
nguyên liệu cho thử thách trị liệu trong mối quan hệ nhà trị liệu và TC. Trong
những trường hợp này, những trải nghiệm sau đó với kết quả tích cực có thể đặc
biệt cần thiết. Khi đó, TC có thể nhận ra rằng những phản ứng với sự công khai của
họ là rất khác nhau, dù là với ai đi nữa.
(f) Xác định sự hiện hữu của những đồng minh (allies):
Trong những trường hợp công khai với các thành viên gia đình, sẽ là hữu ích
nếu xác định được sự hiện diện của những đồng minh có liên quan đến – Những
người bạn ủng hộ LGBT có uy tín hoặc họ hàng mà có thể hỗ trợ cho cả người công
khai lẫn thành viên nhận thông tin này. Trong những tình huống như thế, người
công khai và những thành viên gia đình khác có thể có một bên thứ ba mà với
(những) người đó, họ có thể xử lí được thông tin. Những đồng minh có hiệu quả có
thể trở thành nguồn hỗ trợ về thông tin giáo dục, cảm xúc, và niềm động viên thêm
vào cho tất cả các bên trong tiến trình come out. Một đồng minh, nếu được chọn,

SVTH : Lê Nguyễn Anh Khôi GVHD : BS. Nguyễn Minh Tiến


46

nên là người được tin cậy, ủng hộ người đồng tính, và được tôn trọng bởi cả người
định công khai lẫn gia đình. Tuy nhiên, thông tin về việc công khai nên đến từ chính
bản thân người muốn công khai, không nên đến từ đồng minh của họ. Nếu sự có
mặt của một đồng minh được lên kế hoạch, chúng ta có thể tạo điều kiện cho sự
chuẩn bị của TC đối với hiệu quả sử dụng nguồn hỗ trợ này và đối với việc đàm
phán thỏa thuận về vai trò và giới hạn của người đồng minh trong tiến trình công
khai.
(g) Chọn cách nói thích hợp đối với ngƣời đƣợc nhận thông tin công khai:
Chúng ta có thể hỗ trợ cho TC trong việc công khai khuynh hướng giới tính
với gia đình bằng cách giúp họ xác định cách nói sẽ thích hợp nhất và dễ hiểu nhất
đối với người nhận thông tin công khai. Thông thường, cách nói về việc công khai
nên mang tính tích cực hơn là tiêu cực (Bern-Ari, 1995a; Sgnorile, 1995). Bởi vì
người nhận có khuynh hướng nhận thông tin công khai một cách tích cực hơn nếu
họ nhận thấy người công khai hạnh phúc và an toàn hơn là buồn bã, lo lắng về
khuynh hướng giới tính của TC. Chúng ta có thể cộng tác với TC trong việc lựa
chọn những cách nói được nhìn nhận là dễ chấp nhận nhất đối với TC và người
nhận thông tin. Thông thường, người hỗ trợ cho TC nên khuyến khích họ sử dụng
cách nói mà sẽ là thoải mái và dễ thông cảm nhất đối với cả họ và những thành viên
gia đình.
(h) Lựa chọn phƣơng pháp truyền đạt thông tin:
Những TC sắp sửa công khai khuynh hướng giới tính phải lựa chọn phương
pháp mà qua đó, thông tin công khai sẽ được truyền đạt. Những lựa chọn thông
thường bao gồm chia sẻ trực tiếp (person-to-person sharing), nói qua điện thoại
(phone communication), viết thư (letters), tương tác qua thư điện tử (email
correspndence). Chúng ta có thể giúp TC khám phá những lựa chọn này. Trong
một nghiên cứu trên 32 người đồng tính nam và nữ mà đã come out với gia đình,
Ben-Ari (1995a) phát hiện đa số (60%) chọn cách truyền đạt trực tiếp. Những
phương pháp truyền đạt khác được ghi nhận trong nghiên cứu là bằng điện thoại

SVTH : Lê Nguyễn Anh Khôi GVHD : BS. Nguyễn Minh Tiến


47

(20%) và thông qua các bức thư (20%). Chúng ta có thể sử dụng những bài tập sắm
vai và đóng kịch để giúp TC chuẩn bị phương pháp truyền đạt thông tin.
Trong những tình huống mà TC nhận thấy việc giao tiếp bằng lời sẽ không
hiệu quả hoặc không thể, như việc TC bị câm, hoặc việc giao tiếp bằng lời có thể bị
bóp méo bởi người tiếp nhận thông tin, họ có thể cân nhắc việc truyền đặt bằng việc
viết. Những lợi ích của việc dùng hình thức viết để truyền đạt có thể bao gồm:
thông điệp có thể được thành lập chính xác như TC muốn; TC sẽ không bị ngắt lời
trước khi truyền đạt trọn vẹn thông điệp; người tiếp nhận có thời gian để đọc đi đọc
lại thông tin; việc bóp méo thông điệp có thể giảm thiểu; và người tiếp nhận có thời
gian để xử lí thông tin trước khi phản ứng lại (Eichberg, 1990).
Ở một vài trường hợp, TC có thể mong muốn thực hiện việc công khai với vài
người đặc biệt trong sự hiện diện của chúng ta. Nếu trong những lúc như thế, chúng
ta có thể đóng vai trò như người hỗ trợ cho tiến trình và hỗ trợ về mặt trị liệu cũng
như can thiệp cho cả TC vả các thành viên trong gia đình.
(i) Cấu trúc việc tính toán thời gian công khai:
Việc TC kiểm soát được việc tính toán thời gian của sự kiện công khai khuynh
hướng giới tính là điều quyết định. Nếu có thể, việc công khai nên được lên kế
hoạch và thận trọng, chứ không nên đối phó (ví dụ như trong một trận tranh cãi).
Một cách lí tưởng, tiến trình công khai nên là hành động xây dựng quan hệ và sự
chăm sóc (Eichberg, 1990) hơn là hành động của sự đối đầu mang tính tranh cãi.
Thông thường, tốt hơn nên tránh việc công khai khuynh hướng giới tính với các
thành viên khác trong suốt một khủng hoảng gia đình (như là bệnh tật, tai nạn, hay
là cái chết của một thành viên...). Cũng có thể tốt hơn nên tránh công khai vào lúc
hoặc chỉ ngay trước những kì nghỉ chính, khi bản thân những lúc đó thì thường là
những sự kiện gây stress cho gia đình (Signorile, 1995). Những ngày sau kì nghỉ
thường là ít gây stress hơn nếu việc công khai phải xảy ra gần kì nghỉ.
(j) Chuẩn bị cho TC trƣớc những phản ứng tiêu cực có thể:
Trong một vài tình huống, người ta có thể phản ứng tiêu cực với việc công
khai. Ví dụ như, việc điều chỉnh trước thông tin một thành viên gia đình là gay hay

SVTH : Lê Nguyễn Anh Khôi GVHD : BS. Nguyễn Minh Tiến


48

lesbian thường bao gồm một số chấn động hay khủng hoảng gia đình (Cramer &
Roach, 1998; Harry, 1993; Magee & Miller. 1994; Morrow, 1993; Savin-Williams
& Dube, 1998). Dựa vào việc nỗi sợ lớn nhất được tìm thấy trong cộng đồng thiểu
số tình dục ở việc công khai là nỗi sợ bị từ chối (Ben-Ari, 1995b; Elliot,1996). Điều
quan trọng là chuẩn bị cho TC trước những phản ứng tiêu cực không lường trước –
trong trường hợp những gì không mong đợi xảy ra. Thông thường, chúng ta có thể
giúp TC phát triển kĩ năng giảm sự chống đối leo thang, và giúp TC phát triển một
kế hoạch an toàn cho bản thân nếu cần thiết.
8. Việc hỗ trợ cho gia đình của ngƣời đồng tính:
8.1 Những phản ứng của gia đình trƣớc sự come out của một ngƣời
thân:
Trong cuộc khảo sát tỉ mỉ các quan hệ của gia đình với những đứa con LGBT,
vợ chồng hoặc cha mẹ, các quan niệm của gia đình liên quan đến khuynh hướng
tình dục đồng tính và bản sắc giới cần được làm rõ. Những gia đình có các thành
viên LGBT tồn tại trong cùng môi trường ám ảnh sợ đồng tính (homophobic),
heteroxism, và ám ảnh sợ người xuyên giới (transphobic) như là một phần của xã
hội. Thường thì các thành viên gia đình thống hợp các mẫu văn hóa đè nén mà
không hề thách thức hay tái cấu trúc những thái độ gây tổn hại và những niềm tin
hạn hẹp đặc trưng bởi những nhãn và tuyên bố đó. Các nhà lãnh đạo tôn giáo và
chính trị, truyền thông, và hệ thống giáo dục, tất cả cung cấp những hình ảnh tiêu
cực về những lối sống trái với khuynh hướng tình dục khác giới. Các thông điệp
thường nhấn mạnh rằng văn hóa LGBT là sự lầm lạc tình dục, trái đạo đức và trụy
lạc. Như thể người LGBT ở trong cả hai nền văn hóa dị tính và đồng tính, nên cũng
vậy, gia đình của họ cũng tồn tại trong thế giới với hai nền văn hóa như thế.
Các gia đình có thể giữ những niềm tin khác nhau về việc tại sao một thành
viên gia đình là LGBT, và những niềm tin đó ảnh hưởng khả năng của họ để điều
hòa những giá trị về khuynh hướng đồng tính luyến ái và bản sắc giới với thực tế
đang có một người thân yêu là LGBT. Cha mẹ và vợ chồng thỉnh thoảng phản ứng
với sự tội lỗi hay cảm giác thất bại, tin rằng bằng cách nào đó họ đã ”gây” ra

SVTH : Lê Nguyễn Anh Khôi GVHD : BS. Nguyễn Minh Tiến


49

khuynh hướng đồng tính luyến ái đó. Các gia đình có thể cố gắng thật nhiều dù rất
khó khăn để giải quyết tình trạng căng thẳng giữa các định kiến tiêu cực về người
đồng tính, bản sắc xuyên giới với mối quan hệ trước đây cùng thành viên trong gia
đình mà nay đã công khai rằng anh ta hay cô ta là đồng tính nam/nữ, song tính hay
xuyên giới. Vả lại, các gia đình cần có thời gian để chấp nhận nhân dạng mới của họ
như là cha mẹ, bạn đời (intimate partners or spouses), hay con cái của người mà
nhân dạng là LGBT. Sự điều chỉnh này bao gồm việc từ chối cách nhìn của xã hội
về khuynh hướng đồng tính luyến ái hay nhân dạng xuyên giới như một sự lầm lạc
và việc tìm kiếm những vai trò mới, cách thức quan hệ mới đối với thành viên
LGBT bên trong cấu trúc gia đình.
Dựa vào bối cảnh gia đình và xã hội, gia đình gốc, vợ chồng, và con của những
người LGBT phản ứng theo nhiều cách rất khác nhau đối với thông báo rằng một
thành viên gia đình là đồng tính nam/nữ, song tính hay xuyên giới. Một số gia đình
phản ứng với sự thương yêu và chấp nhận, trong khi số khác thì có thể ngừng chu
cấp và trở nên giận dữ, thất vọng. Còn một số khác có thể chọn cách phủ nhận tin
này hoàn toàn và tiếp tục những hoạt động thường ngày một cách bình thường như
thể không có chuyện gì xảy ra. Thậm chí trong cùng gia đình, các phản ứng có thể
rất khác nhau giữa người này với người kia. Devin (1984) chứng tỏ cách các giá trị
gia đình ảnh hưởng đến cách phản ứng của gia đình. Ông nhận diện ba giá trị gia
đình mà liên quan đến cách các thành viên gia đình phản ứng khi người thân come
out. Điều đầu tiên là phạm vi của việc họ mong có thể “duy trì sự đúng đắn bằng
mọi giá” ngụ ý việc giữ lấy thể diện bên ngoài và tin, ủng hộ những hình ảnh tiêu
cực về cộng đồng LGBT của xã hội. Điều thứ hai là dù không chắc, họ tin rằng
“nhƣ một gia đình, chúng ta có thể giải quyết các vấn đề của chính chúng ta”, làm
giới hạn việc đạt được những thông tin giáo dục hay các nguồn mà có thể giúp
thách thức những thông tin sai lạc và những thái độ cứng nhắc của họ. Điều thứ ba
thì liên quan đến việc họ trung thành với những niềm tin tôn giáo nào đó cứng nhắc
đến mức nào – “hãy làm theo nhƣ tôn giáo dạy chúng ta”. Những niềm tin tôn giáo
vững mạnh có thể tạo ra lí do căn bản để từ chối khuynh hướng đồng tính luyến ái

SVTH : Lê Nguyễn Anh Khôi GVHD : BS. Nguyễn Minh Tiến


50

và phong trào ủng hộ người xuyên giới và thi thoảng cũng như thành viên LGBT
trong gia đình. Mức độ chấp nhận bất cứ giá trị nào trong đây có thể chỉ cho các
chuyên gia một số rào cản và trở ngại một gia đình sẽ đối mặt trong việc đạt một
mức độ chấp nhận với người thân.
Trong đánh giá gia đình, cho nên, quan trọng là không nên cho rằng vấn đề ở
thành viên đồng tính nam/nữ, song tính hay xuyên giới mà phải nghĩ thật kĩ về tổng
thể gia đình. Ví dụ, điều quan trọng đầu tiên là xem xét tỉ mỉ các cách giao tiếp
(communication styles), các kĩ năng giải quyết vấn đề (prolem-solving skills), các
mô hình chấp nhận sự khác biệt và thay đổi trước đây trong hệ thống gia đình. Đâu
là bản chất của các mối quan hệ giữa những thành viên gia đình trong quá khứ? Các
thành viên trong gia đình điều chỉnh trước những thay đổi khác bên trong hệ thống
gia đình như thế nào, từ sự ra đời của đứa con, đến việc đứa con rời khỏi đại học,
đến cái chết của cha mẹ? Ai trong gia đình quản lí tốt các sự thay đổi? Ai đã từng
miễn cưỡng hoặc chống lại sự thay đổi? Gia đình xử lí như thế nào với thành viên
chống lại đó? Những kĩ năng ứng phó (coping skills) và các nguồn lực nào họ đã sử
dụng trong quá khứ có thể tận dụng để trợ giúp họ trong hoàn cảnh này?
Các tài liệu tạo ra sự rõ ràng rằng ngay cả khi gia đình hoài nghi một thành
viên là gay, lesbian, bisexual hay xuyên giới, việc chứng thực sự hoài nghi đó có thể
là một cú sốc và đòi hỏi một thời kì điều chỉnh ban đầu. Sự chấp nhận của gia đình
là một tiến trình và đôi khi là một tiến trình phức tạp được chứng tỏ bởi sự hiện diện
của các tổ chức hỗ trợ không chỉ cho các cá nhân LGBT mà cũng như dành cho gia
đình. Smith (1997, p. 285) nhấn mạnh rằng cá nhân là một phần của hệ thống gia
đình và là một “phần gia đình của hệ thống văn hóa đa dạng”. Vì vậy, động lực gia
đình gắn với tiến trình come out có thể khác nhau một cách đáng kể khắp các gia
đình. Trường hợp của các gia đình người Mỹ gốc Phi cung cấp một minh họa rõ
ràng:
Đối với những ngƣời Mỹ gốc Phi mà là gay,lesbian, hay bisexual, họ không
nói về bạn tình với cha mẹ, họ hàng, hay thậm chí với bạn thân có thể là cách tôn

SVTH : Lê Nguyễn Anh Khôi GVHD : BS. Nguyễn Minh Tiến


51

trọng của việc duy trì đời tƣ cần thiết hơn là một chỉ báo của sự chán ghét bản thân,
chối bỏ giới tính, hay biểu hiện của sự đấu tranh với sự tự chấp nhận do xấu hổ.
(Smith, 1997, p.292)[7]
Tóm lại, ngoại trừ việc khảo sát những quan điểm của riêng họ về khuynh
hướng đồng tính luyến ái hay nhân dạng xuyên giới, các gia đình của người đồng
tính nam/nữ, song tính hay xuyên giới phải học để hiểu (navigate) tiến trình come
out bởi chính họ, giống như thành viên LGBT trong gia đình của họ làm. Tiến trình
này có thể phức tạp, phi tuyến tính, và nhiều lúc cảm tính hơn là lí tính. Lúc đầu,
tiến trình come out dành cho các cá nhân và gia đình như một quá trình tuyến tính
mà bao gồm việc tiến đến chấp nhận nhân dạng tình dục của một người. Trong thực
tế, tuy vậy, đối với các cá nhân và gia đình họ, come out không phải là mô hình
tuyến tính từng bậc hay một kết luận logic mà là một tiến trình liên tục bao gồm các
quyết định kể với ai, kể khi nào, và kể điều gì trong đủ loại tình huống mới lạ và
khác nhau với các thành viên gia đình, đồng nghiệp, hàng xóm, bạn bè và những
người khác. Theo cách này, các gia đình đối mặt nhiều vấn đề giống nhau trong tiến
trình come out như một người đồng tính nam/nữ, song tính hay xuyên giới của
người thân tự bản thân họ.
8.2 Sự điều chỉnh của gia đình gốc khi có một đứa con đồng tính:
Ước đoán người đồng tính và gia đình họ cấu thành ít nhất 1/3 dân số, tạo ra
vấn đề của việc các gia đình điều chỉnh ra sao trước sự công khai nhân dạng tình
dục hay nhân dạng giới của con họ, và họ ảnh hưởng qua lại với những đứa con
LGBT như thế nào như một mối quan tâm quan trọng cho những người thực hành
và các nhà ngiên cứu. Gia đình cần thời gian để bỏ đi những vai trò cũ mà đứa con
LGBT đã giữ trong hệ thống gia đình, để cho phép những hi vọng, mơ tưởng, hình
ảnh, và mong đợi cũ mất đi và sinh ra những hi vọng mới, công nhận mối quan hệ
đã thay đổi và những vai trò khác cho con họ. Chấp nhận một đứa con là đồng tính
nam/nữ, song tính hay xuyên giới bao gồm việc từ bỏ các giá trị và định nghĩa vă
hóa liên quan đế sự sai lầm của xã hội.

SVTH : Lê Nguyễn Anh Khôi GVHD : BS. Nguyễn Minh Tiến


52

Gần như mọi mô hình mô tả đáp ứng của các gia đình gốc đối với việc come
out của đứa con LGBT biểu thị một số cảm xúc đầu tiên họ trải nghiệm là sốc và
hoài nghi (Laframboise & Long, n.d; Mengert, 1990; Tuerk, 1998; Williamson,
1998). Sự công khai ban đầu có thể dẫn đến giai đoạn khó khăn (strain), căng thẳng
(tension), và xung đột nội tâm cũng như xung đột với nhau trong gia đình ở cùng
chừng mừng như khi gia đình bắt đầu đương đầu những định kiến, những giá trị đối
với người LGBT đã được thống hợp. Strommen (1989b, p.10) tuyên bố rằng các gia
đình có một thách thức gấp đôi, để “cả hai tạo ra một sự nhận dạng tích cực về
thành viên đồng tính và tạo một nơi cho sự nhận dạng đó bên trong gia đình”. Cách
giải quyết đạt được bởi gia đình gốc có một ảnh hưởng sâu sắc trên tình trạng hạnh
phúc, khỏe mạnh và vui vẻ của đứa con.

DeVine (1984) đưa ra một mô hình của sự điều chỉnh gia đình mà mô tả tiến
trình này qua các hành đồng của gia đình qua một loạt các giai đoạn. Giai đoạn đầu
tiên là “nhận thức vô thức” (subliminal awareness), khi mà gia đình hoài nghi rằng
một thành viên gia đình có thể là đồng tính, song tính hay xuyên giới. “Va chạm”
(Impact) là giai đoạn thứ hai, khi sự thật được phơi bày và các gia đình phải đương
đầu những phản ứng của riêng họ trước tiết lộ này. Giai đoạn thứ ba bao gồm “sự
điều chỉnh” (adjustment) của gia đình khi họ bắt đầu thích nghi với những điều mới;
nó có thể bao gồm những cố gắng của gia đình để khiến người thân phải thay đổi
hoặc quay trở về trong bí mật để gia đình không phải thay đồi. Một số gia đình đi
đến giai đoạn thứ tư của “sự quyết tâm” (resolution), mà các thành viên gia đình bắt
đầu nhận dạng và đương đầu các giá trị của riêng họ và sửa đổi chúng dưới ánh
sáng của những thông tin mới hay cách tiếp cận mới. Không phải tất cả gia đình có
thể đạt được giai đoạn cuối cùng, “sự hợp nhất” (integration), khi các thành viên gia
đình thay đổi các giá trị của họ và chấp nhận mối quan hệ mới với đứa con là gay,
lesbian, bisexual, hay transgender.

Nghiên cứu cho thấy sự thành công của giai đoạn hợp nhất liên quan đến
những thái độ của cha mẹ và bối cảnh nền. Nghiên cứu của Serovich và cộng sự

SVTH : Lê Nguyễn Anh Khôi GVHD : BS. Nguyễn Minh Tiến


53

(1993) trên 347 cha mẹ của người đồng tính nam và nữ, phát hiện thái độ thiện chí
của cha mẹ đối với khuynh hướng đồng tính luyến ái là nhân tố đáng kể trong sự
chấp nhận của họ dành cho đứa con là gay hay lesbian và người yêu của nó. Sự cởi
mở của họ với khuynh hướng đồng tính luyến ái cũng ảnh hưởng đến sự thoải mái
của họ với biểu hiện yêu thương ra bên ngoài của họ (Griffin và cộng sự, 1996).
Thêm vào đó, Serovich và cộng sự phát hiện mối liên hệ đáng kể giữa tình trạng
kinh tế xã hội của cha mẹ và những thái độ của họ đối với người đồng tính ( nghĩa
là mức độ giáo dục và thu nhập càng cao, sự chấp nhận càng nhiều).

8.3 Việc hỗ trợ cho gia đình của TC là ngƣời LGBT:


Can thiệp tâm lí với cha mẹ, người phối ngẫu và con của những người LGBT
đòi hỏi cách tiếp cận tập trung vào gia đình (family-focused approach). Một trong
những thách thức trong việc lượng giá gia đình của người LGBT là giúp họ chú tâm
vào câu hỏi về cách những định kiến được thống hợp của họ, ảnh hưởng đến hành
vi và khả năng của họ đến việc nhìn nhận một thành viên gia đình như chính người
đó mà họ đã từng là trước khi come out. Bằng cách khám phá ý nghĩa của những
thái độ và giá trị liên kết với những định kiến đó như một phần của đánh giá ban
đầu về gia đình, chúng ta có thể xác định những can thiệp nào sẽ làm việc có hiệu
quả với gia đình. Sau khi xác định những niềm tin và thái độ của gia đình, chúng ta
cần lượng giá các mô hình trong những quan hệ gia đình cũng như là giai đoạn mà
những thành viên khác nhau đang ở trong tiến trình điều chỉnh. Can thiệp tâm lí với
một số gia đình có thể tập trung vào việc cung cấp thông tin; với số khác, có thể liên
quan đến việc giúp họ chuyển sang chấp nhận; vả với một số khác nữa; có thể là
làm cho họ đi xa hơn sự chấp nhận, tiến đến sự khẳng định thành viên LGBT trong
gia đình.
Cũng quan trọng để khám phá những niềm tin và thái độ của gia đình về giới
và những mong đợi về vai trò giới, về nam tính và nữ tính. Chúng ta cần hiểu biết
về ý nghĩa của giới tính trong văn hoá gia đình và độ chấp nhận sự thể hiện giới.
Gia đình hiểu như thế nào về ý nghĩa của khuynh hướng tình dục và sự thể hiện giới

SVTH : Lê Nguyễn Anh Khôi GVHD : BS. Nguyễn Minh Tiến


54

trong văn hoá của họ? Những thành viên gia đình mang những nỗi sợ gì? Gia đình
có tin họ “chịu trách nhiệm” và cảm thấy có lỗi và xấu hổ? Họ có nhận được những
thông tin chính xác trong những vấn đề như là nguồn gốc của giới và khuynh hướng
giới tính? Đâu là những quan tâm đặc biệt của họ về bản sắc giới và khuynh hướng
giới tính của con cái, người phối ngẫu, hay cha mẹ của họ? Để giúp các gia đình
khám phá những giá trị của họ, Smith (1997) gợi ý việc thực hành các phiên tâm lí
giáo dục (psychoeducational) cho gia đình để tạo cơ hội chia sẻ và lắng nghe những
câu chuyện và kinh nghiệm của nhau.
Những cấu trúc gia đình gập ghềnh, như là các gia đình cha (mẹ) đơn thân, gia
đình tái hôn với con của một hoặc hai người cùng vợ hay chồng trước, và những gia
đình đa thế hệ, cũng như những hệ thống gia đình gồm nhiều hệ đạo đức và văn hoá
khác nhau, có thể ảnh hưởng cách họ đáp ứng với thông tin công khai của một thành
viên (Green, 1994a; Julie, 2001; Serovich và cộng sự, 1993; Smith, 1997). Ngoài
cấu trúc gia đình, giai đoạn phát triển và độ tuổi của cá nhân vào thời điểm công
khai có thể ảnh hưởng đến đáp ứng của gia đình. Trong trường hợp gia đình gốc, ví
dụ, hầu hết cha mẹ muốn giữ kết nối với con cái và sẽ cố gắng để tìm kiếm sự chấp
nhận (Williamson, 1998). Tuy nhiên, đứa con trai 17 tuổi sống cùng nhà đang thắc
mắc về bản sắc giới và đứa con gái 33 tuổi sống riêng mà công khai cô ta là lesbian
sẽ tạo ra những phản ứng khác nhau. Làm việc với các gia đình có thành viên công
khai là LGBT có thể khá phức tạp và đầy thách thức.
Tóm lại, cách tiếp cận tâm lí với gia đình của TC là người LGBT hoặc thành
viên của gia đình có người LGBT công khai khuynh hướng giới tính, có thể bao
gồm cung cấp cho gia đình những thông tin chính xác về bản sắc giới và khuynh
hướng tình dục, giúp đỡ gia đình tái cấu trúc những định kiến tiêu cực về khuynh
hướng giới tính và bản sắc giới, và trợ giúp các gia đình với những nền văn hoá (gia
đình) khác nhau dàn xếp những giá trị và niềm tin về bản sắc giới và bản sắc tình
dục đối với tình trạng của thành viên LGBT.

SVTH : Lê Nguyễn Anh Khôi GVHD : BS. Nguyễn Minh Tiến

You might also like