You are on page 1of 3

I.

Khái niệm tình cảm

Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với hiện tượng, sự vật có
liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ, và mang tính ổn định hơn xúc cảm.

II. Các quy luật tình cảm

1. Quy luật thích ứng


Một xúc cảm, tình cảm được lặp đi lặp lại nhiều lần một cách
không thay đổi thì cuối cùng sẽ bị suy yếu, bị lắng xuống. Đó là hiện tượng “chai sạn”,
đã thích ứng với tình cảm đó

2. Quy luật lây lan


Xúc cảm, tình cảm của người này có thể truyền, lây sang người khác
Biểu hiện: Vui lây,buồn lây,đồng cảm

3. Quy luật di chuyển


Quy luật di chuyển: Là hiện tượng tình cảm, cảm xúc có thể di chuyển từ người này
sang người khác.

4. Quy luật tương phản


Trong quá trình hình thành và biểu hiện tình cảm, sự xuất hiện
hoặc suy yếu của một tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm của một hiện tượng khác
diễn ra đồng thời.

5. Quy luật pha trộn


Trong đời sống tình cảm của con người, nhiều khi hai tình cảm đối
cực nhau, có thể xảy ra cùng một lúc nhưng không loại trừ nhau, chúng pha trộn vào
nhau.

6. Quy luật về sự hình thành tc


Xúc cảm là cơ sở của tình cảm, tình cảm được hình thành từ những xúc cảm đồng loại, chúng
được động hình hóa, tổng hợp hóa và khái quát hóa mà thành.

Tổng hợp hóa: là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần chỉnh thể.

Động hình hóa: là khả năng làm sống lại một phản xạ hoặc một chuỗi phản xạ đã hình thành
từ trước

Khái quát hóa: là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một
nhóm, dựa theo thuộc tính, quan hệ chung.
III. Ứng dụng
- Đời sống tc cá nhân
Đời sống tc cá nhân vốn phức tạp và rộng lớn, nên để cải thiện hoàn toàn ngay sẽ rất
khó, nhưng với kiến thức về quy luật tình cảm chúng ta có thể hạn chế 1 số thứ nhằm
tốt lên từng ngày.
1 Hạn chế thích ứng
Với hiểu biết về sự quy luật thích ứng chúng ta hoàn toàn có thể tránh việc thích ứng về cảm
xúc trong các mối quan hệ, đặc biệt là các mối quan hệ lâu năm như gia đình, bạn thân,.. từ đó
sẽ:
+ trân trọng người xung quanh và những điều họ làm
+ tránh việc xem nhẹ, lơ là với những điều nhỏ nhặt hằng ngày

Vd: Đối với những mqh tình cảm duy trì nhiều năm như mẹ-con, ba-con,… thì dần dần chúng ta
sẽ thích ứng, quen với việc được ba, mẹ chăm sóc hằng ngày dẫn đến sự bão hoà trong cảm xúc
và suy giảm sự trân trọng. Nhưng nếu biết rõ về quy luật này sẽ giúp chúng ta dễ nhận ra sự bão
hoà cảm xúc và hạn chế nó.
2. Kiềm chế cảm xúc và tránh hiện tượng vơ đũa cả nắm

Với ảnh hưởng của quy luật di chuyển vào đời sống tình cảm sẽ rất dễ để bản thân di chuyển
những cảm xúc của việc này áp lên việc khác hoặc người khác một cách vô lí
Ví dụ: Bạn H đang tập trung căng thẳng với một bài tập rất khó, áp lực tâm lí đang đè lên bạn.
Lúc này cô cần sự yên tĩnh nhưng B vô tình liên tục hỏi 1câu do chưa nhận được câu trả lời. Vì
vậy H cảm thấy khó chịu và cáu gắt với B, dù B không thực sự có lỗi.

Hành động của H được xem như là “giận cá chém thớt”, H di chuyển sự căng thẳng khi làm bài
tập sang B- người vô tình lặp lại câu hỏi nhiều lần. Và đây cũng là hành động mà chúng ta cần
hạn chế để không ảnh hưởng đến mqh và có đời sống tc tốt đẹp hơn.

- Xây dựng tc gắn kết nơi làm việc


Để thắt chặt sự gắn kết trong nơi làm việc chúng ta có thể áp dụng 2 quy luật là
+quy luật lây lan
+ quy luật về sự hình thành tc
 Quy luật lây lan
Có thể áp dụng để tạo kết nối trong nhóm, trong nơi làm việc. Phá bỏ “bức tường băng” ban
đầu.
Vd:Một nhóm toàn những bạn mới được lập để làm du án. Lúc đầu mỗi thành viên
đều tự đặt cho mình một khoảng cách. Nhưng khi có một bạn trong nhóm tiên phong, chủ động
nói chuyện, kết giao, bầu không khí sẽ cởi mở hơn và dần dần các bạn khác cũng sẽ vui vẻ, hoà
đồng. Đây cũng là mấu chốt tạo ra sự đoàn kết.
Tổ chức các hoạt động tập thể như những trò warm up trong môn KNCDTC, phong trào trường
cũng là áp dụng quy luật lây lan, lây niềm vui, sự hăng hái từ đó gắn kết tập thể.
 Quy luật hình thành tc
Để xây dựng được sự đoàn kết trong một tập thể, trước hết phải tạo ra nhiều gắn kết
nhỏ.
Vd: Khi xây dựng tình yêu Tổ quốc và sự gắn kết của mọi người, các quốc gia luôn phải
xây từ những thứ nhỏ như tình yêu gia đình, mái nhà, làng xóm
Tương tự vậy, qua các hoạt động phong trào, hoạt động nhóm như đã nói ở phần lây lan
hay sự quan tâm hỏi han, giúp đỡ lẫn nhau sẽ hình thành cảm tình giữa các cá nhân
trong tập thể. Dần dần những cảm xúc tích cực đó sẽ được tổng hợp hoá, khái quát hoá
và động hình hoá tạo nên tình cảm sâu sắc.

You might also like