You are on page 1of 39

GIA ĐÌNH

TỔ 1 | NGÀY 18 THÁNG 4 NĂM 2022

Vấn đề nhức nhối:


NHỮNG ĐỨA TRẺ LIỆU CÓ THỂ THAY
BỊ BẠO HÀNH GIA ĐÌNH THAY ĐỔI THẾ GIỚI

SỰ NGUY HIỂM CỦA


BẠO LỰC GIA ĐÌNH
BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM

MỤC LỤC

nội dung
01 Cơ sở của một gia đình hạnh phúc.
-Trần Đại Nghĩa-

02 Khi nhà không còn là "nhà" ?


- Đỗ Thiên Ân -

03 Thanh thiếu niên đang gánh chịu những


kiểu bạo lực nào ? - Hồ Thị Mỹ Ly -

04 ”Thương cho roi cho vọt” liệu có là một

06
cách dạy con đúng đắn? - Khánh Trình - Những đứa trẻ đó có cuộc sống sau này
như thế nào. - Trịnh Thanh Tâm -

05 Nguyên nhân do đâu đã dẫn đến tình trạng

07
này. - Lê Nguyễn Hiếu Nhi - Tiếng nói, góc nhìn của nạn nhân
- Hà Tú Uyên -

08 Những người làm cha làm mẹ đáng xấu hổ


đó có đáng được tha thứ không.
- Nguyễn Minh Hải -

09 Hồi chuông thức tỉnh cho toàn xã hội.


- Trần Vũ Hoàng Anh -

10 Hãy bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình.


- Phan Thanh Vũ -

PHỤ TRÁCH THIẾT KẾ: TRỊNH THANH TÂM - NGUYỄN MINH HẢI
TRẦN ĐẠI NGHĨA

Gia đình hạnh phúc

“Điều quan trọng nhất


1 Vợ chồng yêu thương nhau 2 Thoải mái trò chuyện trên thế giới là gia đình

và tình yêu với gia
Trong một gia đình, chồng và vợ giống Trò chuyện là yếu tố then chốt để duy trì đình.”
như đất và hoa. Nếu mối quan hệ vợ hạnh phúc gia đình. Có việc gì đừng giữ – John Wooden –
chồng không hòa thuận sẽ ảnh hưởng trong lòng, hãy trò chuyện với người thân

trực tiếp đến mọi mối quan hệ trong nhiều hơn, để mọi người hiểu mình hơn,
nhà. Vợ chồng bất đồng thì mối quan hệ như vậy sẽ có thể tránh được rất nhiều sự
mẹ chồng – nàng dâu, cha mẹ – con cái hiểu lầm và mâu thuẫn không cần thiết.
đều sẽ bị xấu đi. Một nửa của đứa trẻ Tình yêu thương cần sự giao tiếp bằng
đến từ người cha, nửa còn lại đến từ mẹ, ngôn ngữ, nếu không chúng ta làm sao có
nếu phủ nhận một trong hai thì có nghĩa thể cảm nhận được tình yêu thương giữa
là đã vô tình phủ nhận một nửa của trẻ. vợ – chồng, cha mẹ – con cái? Một cuộc
Ngoài ra, con cái là do tế bào của cha hôn nhân mà không vợ chồng cảm nhận
mẹ kết hợp với nhau tạo thành, vì vậy được tình yêu thì sao có thể sống với
trong tiềm thức của mỗi đứa trẻ đều hy nhau cả một đời? Vì vậy, mỗi ngày, những
vọng cha mẹ mình hòa thuận, yêu lúc ăn cơm, nghỉ ngơi hay trước khi đi
Tổ 1
thương nhau. ngủ, hãy đặt điện thoại và máy tính xuống Lớp 11/10
để trò chuyện cùng nhau.

01| CƠ SỞ CỦA MỘT GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC


UP & UP: A view of the

neighbouring peak from the

other challenging peak.

TIN TƯỞNG LẪN NHAU


Giữa các thành viên trong gia đình cần tin
tưởng lẫn nhau, rất nhiều gia đình đang êm ấm
nhưng lại bị tan vỡ do sự hoài nghi. Vì vậy, hãy
giữ lòng tin với người thân, tránh hoài nghi vô
cớ, đừng để sự nghi ngờ hủy hoại hạnh phúc gia
đình. Gia đình là nơi không cần phải đề phòng,
có thể thoải mái thư giãn, trò chuyện vui vẻ
cùng nhau, đối xử chân thành, bất cứ lúc nào
cũng cảm thấy được tin tưởng giữa các thành
viên trong nhà.
Niềm tin cũng là tiền đề để giáo dục con trẻ.
Nếu cha mẹ và con cái thiếu đi sự tin tưởng
nhau, các con không nhận được sự giáo dục của
cha mẹ thì tương lai sẽ khó có thể phát triển
toàn diện.

02| CƠ SỞ CỦA MỘT GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC


NHÀ LÀ NƠI ĐỂ VỀ

“Đừng làm
cho người
khác những
điều mà mình
không muốn.
Muốn người
khác đối xử
với mình ra
sao thì hãy
đối xử với họ
như thế”.
Trong gia đình, vợ và chồng giữ những
vai trò khác nhau, điều này quyết định
sự khác biệt trong cách nhìn nhận vấn
đề của họ. Vì thế, việc đặt mình vào vị
trí của người khác để suy nghĩ là việc
rất cần thiết và cũng là cách tốt nhất để
vợ chồng thấu hiểu lẫn nhau, gìn giữ
gia đình hòa thuận.

  03 | CƠ SỞ CỦA MỘT GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC


04 KHI NHÀ KHÔNG CÒN LÀ "NHÀ" ?

KHI NHÀ KHÔNG CÒN LÀ


"NHÀ" ?

Theo số liệu được thống kê, chỉ tính Hàng ngày, tất thảy chúng ta đều bị cuốn
riêng tại Việt Nam, cứ 100 hộ thì 30 hộ có
theo dòng chảy của xã hội, của cơm áo
xảy ra bạo lực (đây là trường hợp tính
đếm được, chưa kể bạo lực tinh thần). gạo tiền, của học hành, của nhiều thứ
Đây là một tỉ lệ tương đối cao. đáng để chúng ta phải lo,... Thế nhưng,
với nhiều sự việc đáng thương - như
Ngoài ra, từ năm 2009 đến năm 2017, số vụ những giọt nước tràn ly xảy ra gần đây
được thống kê là 292.268 vụ - tương đương
mà ta không nên nhắc lại... Ta cần thật
36.534 vụ mỗi năm.

sự nhìn lại - "nhà" có còn là nơi mang lại


Ta sẽ không thật sự đào sâu vào nguyên hạnh phúc?
nhân của điều này, thay vào đó, chúng ta hãy
làm một bài khảo sát nhanh: Điều đầu tiên
xuất hiện trong đầu bạn khi về nhà là gì?
- Đòn roi vô cớ của người cha nát rượu?
- Nhà cửa bừa bãi vì có mẹ ham mê cờ bạc?
- Bóc lột sức lao động của bạn để thoả mãn
phụ huynh?
Nếu bạn không có gì trong những điều kể
trên, bạn may mắn hơn nhiều người - còn
nếu bạn vướng phải chỉ 1 trong số bất kỳ thì
ta sẽ cùng cắt nghĩa điều đó.

KHI NHÀ KHÔNG CÒN LÀ "NHÀ" ? 05


Nhiều nạn nhân đã lâm vào cảnh trầm cảm,
tự ti - vài phần trong số họ đã tìm tới cái
chết...
Nhưng dưới góc nhìn khách quan, ta không
thể nói như thể chỉ con cái là nạn nhân. Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực nhưng ta
không thể phủ nhận rằng, bạo lực - bất kể
thể chất hay tinh thần đang dần dần biến gia
đình - nơi chúng ta gọi là nhà - nơi tưởng
chừng như là điểm tựa vững chắc nhất với
mỗi con người thành nơi cô quạnh, lạnh lẽo
và giam cầm chính họ.

Hãy theo tập San này, đi hết hành trình, dù


chỉ một lần, để nhận ra và hiểu được, mỗi
chúng ta có thể làm gì để thay đổi tình hình.

Điều đó được thể hiện qua nhiều thứ, cụ thể:


-Áp lực vô hình đè bạn phải thế này, thế nọ?
- Cảm giác bị cô lập, thiếu đi sự quan tâm?
- Những bữa cơm vắng tiếng cười - thay vào
đó là mắng mỏ hoặc thậm chí im lặng?
- Thậm chí tồi tệ hơn, cưỡng ép tình dục kéo
theo vô số tổn hại cả về thể chất lẫn tinh thần.

TAPCHIXECAOCAP.COM
Bạo lực

Tính nghiêm
trọng Các hình thức
bạo lực
Vấn đề bạo hành trẻ em trong gia đình
không còn xa lạ ở thời nay. Trong thời gian
gần đây, tình trạng bạo hành này đang ở
mức“báo động đỏ”, khi mà báo chí và các Bạo hành về thể xác
kênh truyền thông liên tục thông tin về Bạo hành về tình
các vụ bạo hành gây xôn xao, bức xúc dư
luận. dục

Bạo hành về tinh

thần

06| THANH THIẾU NIÊN ĐANG GÁNH CHỊU NHỮNG KIỂU BẠO LỰC NÀO
BẠO LỰC
Có 362 ca bạo lực trẻ em, chiếm 51,27%.
Trong đó, tỷ lệ trẻ em bị bạo lực trong gia
đình tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020
Là hình thức bạo hành gia đình về mặt thể
xác là hành động bạo hành sử dụng vũ lực,

THỂ XÁC
bao gồm đánh đập, gây thương tích, thiêu
sống... gây ra thương tích cho đối tượng và
có thể dẫn đến tử vong. Hình thức này
không xa lạ gì đối với ta hiện nay. Có rất
nhiều việc được phóng viên của các đài
truyền hình phát sóng lên tivi. Các vụ gây
xôn xao dư luận nhất hiện nay ví dụ như "
Mẹ kế bạo hành bé gái 9 tuổi dẫn tới tử
Hủy hoại thể xác tâm hồn con trẻ vong ",..Đây là một hình thức bạo lực phổ
biến nhất hiện nay. Những trẻ em bị bạo
hành có thể dẫn tới các vấn đề tâm lý, trầm
cảm hoặc đau thương hơn nữa là tử vong.

IN THE SPOTLIGHT NOMADIC  |  24


07| THANH THIẾU NIÊN ĐANG GÁNH CHỊU NHỮNG KIỂU BẠO LỰC NÀO
Đây là một hình thức bạo hành rất phổ biến

BẠO LỰC TINH THẦN


nhưng để nhận ra nó là một điều rất khó.

Những người sử dụng hình


thức bạo hành tinh thần có
nghĩa là họ sẽ sử dụng
những lời nói, hành vi làm
tổn thương đến tâm lý của
nạn nhân, thường sẽ không
sử dụng các hành vi bạo
hành làm ảnh hưởng đến

thể chất của người khác,

đặc biệt là trẻ em và thanh


thiếu niên.

Những câu mắng như: ” Mày


chỉ là đồ bỏ đi ” hay ” Cùng là
Nhiều em bị chính cha mẹ con cái vậy mà mày dốt quá
của mình bạo lực tinh không giống anh (em) trong
thần cả thời gian dài mà nhà…”. Họ không nhận thức
những người sống gần gũi thấy mối nguy hại tới những
lời mắng chửi đó sẽ khiến
cũng không biết. Nhiều gia
các con lớn lên trong sự tự ti,
đình vẫn coi việc mắng
nhút nhát. Thường những
mỏ, chê bai, ma sát con cái đứa trẻ đó sẽ tổn thương về
là một trong những biện tâm lý, trầm cảm từ sớm,
pháp để giáo dục chúng. chán ghét chính gia đình
mình, thậm chí hơn cả anh
em khi bị đem ra so sánh.

THANH THIẾU NIÊN ĐANG GÁNH CHỊU NHỮNG KIỂU BẠO LỰC NÀO | 08
"BẠN THẤY GÌ
TRONG NHỮNG BỨC
ẢNH ?"

BẠO LỰC
TÌNH DỤC
Cùng với sự phát triển của kinh tế
xã hội thì tình hình tội phạm xâm
hại tình dục trẻ em ngày càng diễn
biến phức tạp, gia tăng về số
lượng và số vụ theo từng năm. Trẻ
em bị xâm hại tình dục không chỉ
là trẻ em nữ mà còn cả các em
nam. Hành vi bạo lực gia đình, bạo
hành với trẻ em thường xảy ra
giữa bố mẹ với con chưa thành
niên.
Hình thức này phổ biến hơn ở các
dân tộc miền núi, dân tộc thiểu số.

09| THANH THIẾU NIÊN ĐANG GÁNH CHỊU NHỮNG KIỂU BẠO LỰC NÀO
Đ ối với các ca bị xâm hại tình dục, có 71 ca hiếp dâm trẻ em, chiếm 58,2%,
51 ca dâm ô trẻ em, chiếm 25,4%.
Bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em, đặc biệt là cho em gái là vấn đề rất phức
tạp không chỉ xảy ra ở Việt Nam. Ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, một số nước
Đông Á, châu Phi và nhiều quốc gia khác tình trạng bạo hành, xâm hại tình dục
trẻ em xảy ra rất phức tạp, thậm chí khó kiểm soát.

THANH THIẾU NIÊN ĐANG GÁNH CHỊU NHỮNG KIỂU BẠO LỰC NÀO | 10
“THƯƠNG
CHO ROI
CHO VỌT”

LIỆU CÓ ĐÚNG ĐẮN ?

12| "THƯƠNG CHO ROI CHO VỌT" LIỆU CÓ LÀ CÁC DẠY CON ĐÚNG ĐẮN ?
Làm sai việc gì đó, nói một điều gì đó không
MỘT CÂU TỤC NGỮ đúng thì lại phải vung roi, tay mà đánh. Nhưng
Ý CHỈ CÁCH NUÔI thay vào đó họ có thể bảo ban, ôn tòn giải
thích cho con rằng đâu là đúng, đâu là sai ?
NẤNG, GIÁO DỤC Chúng ta không còn xa lạ với những tin tức
như cha lấy đũa roi đánh con bầm tím khắp
CON TRẺ CỦA ÔNG người chỉ vì không làm được bài, hay là tát vào
mặt con dẫn đến tổn thương vùng não bộ.
BÀ TA TỪ THỜI

XƯA. Chúng ta có thể thấy được rằng cách dạy


“Thương cho roi, cho vọt” đang ngày càng

Từ thời xa xưa, người ta quan niệm : “Cho voi cho


vọt” đánh ở đây có nghĩa là xuất phát từ một nguyên
được hiểu sai và làm sai. Và ngoài ra nó còn là
nhân nào đó mà cha, mẹ, thầy cô dùng để răn đe
học sinh, con cái chúng ta chứ không phải đánh vì

tiền đề, hay tệ hơn là khởi nguồn của bạo


lực gia đình và sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy.
thù ghét. Thế nhưng trong thời đại này, Cách dạy
này đã trở nên lầm tưởng với mọi bậc phụ huynh.

Họ cứ quan niệm rằng “hư là phải đánh” vì thế mà


dần họ mất đi tính kiên nhẫn, sự lắng nghe của mình Nhưng liệu nó có còn
đúng ở thời điểm hay
đối với con của họ, Cứ hễ chuyện gì là đánh, làm một
bài toán sai là đánh, nhưng thay vào đó họ có thể
nhẹ nhàng chỉ dẫn lại cho con ?
không ??

13| "THƯƠNG CHO ROI CHO VỌT" LIỆU CÓ LÀ CÁC DẠY CON ĐÚNG ĐẮN ?

Nó còn có thể tạo cho trẻ những tổn thương về


mặt tâm lý và tinh thần nghiêm trọng. Nếu
chịu những trận đòn liên tục thì sẽ khiến chúng
trở nên sợ hãi, chúng không phải vì sợ mà sẽ
nhớ điều mà chúng đã làm sai, hay là cách làm
một bài toán, Mà chúng sợ khi thấy ba hay mẹ
mình – người yêu thương mình nhất cầm cây
roi lên mà đánh chúng.
Hỏi thử xem chúng sẽ nghĩ như nào ? Bởi ngay
từ nhỏ chúng không được nói, cứ hễ làm sai
điều gì đấy là bị ăn roi,nên cứ thế chúng dần
trở nên khép kín và tách biệt với mọi ngừoi
xung quanh. Vậy thì chúng ta sẽ hỏi : liệu

“THƯƠNG CHO ROI CHO


VỌT” LIỆU CÓ CÒN ĐÚNG
TRONG THỜI ĐIỂM HIỆN
TẠI ?

Thế giới ngày càng


phát triển
kéo theo sự phát triển của con người trong việc
phát triển kinh tế lẫn tri thức và nền giáo dục
cũng không phải là ngoại lệ. Cách dạy “Thương
cho roi cho vọt” đã dần trở nên xưa cũ, chúng ta
buộc phải tìm đến những phương pháp tối ưu
hơn, hiệu quả hơn để giáo dục con:
Tăng cường giao tiếp bằng lời nói : Quan
tâm, trò chuyện cởi mở với con cái từ bé để
chúng được phát triển trí thông minh về mặt
cảm xúc.
Cho con em chúng ta thấy hậu quả hiện tại:
Chỉ cho con thấy cụ thể điều gì sẽ xảy ra nếu
chúng làm sai. Ví dụ, khi trẻ ném đồ chơi, hãy
giải thích cho chúng rằng đồ chơi có thể
hỏng và chúng mất đồ chơi.
Đây là một số phương pháp nhằm có thể thay
thế cách dạy “Thường cho roi cho vọt” theo quan
niệm từ trước đến đây. Hãy nhớ rằng : khi bạn
giơ tay lên đánh con, hãy nghĩ về những hậu quả
nghiêm trọng và lâu dài mà điều đó gây ra cho
trẻ. Hãy nhớ rằng, hành động của bạn hôm nay
sẽ quyết định tương lai của thế hệ mai sau.
1 4 | " T H Ư Ơ N G C H O R O I C H O V Ọ T " L I Ệ U C Ó L À C Á C D Ạ Y C O N Đ Ú N G Đ Ắ N
?
BẠO LỰC GIA ĐÌNH
NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU ?
LÊ NGUYỄN HIẾU NHI

NGUYÊN NHÂN CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM|15
LÊ NGUYỄN HIẾU NHI

DO ĐÂU ?
MÀ NHỮNG ĐỨA TRẺ PHẢI
CHỊU TỔN THƯƠNG.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình


trạng bạo lực trẻ em trong gia đình,
trước hết phải kể đến nhận thức của
các gia đình, cộng đồng về vấn đề
bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và còn bị
xem nhẹ. Từ việc gia đình không có
chức năng bình thường, cho đến sự
thiếu thông đạt, sự khiêu khích của
người phối ngẫu, hay sự dồn nén tâm
lý của một người, hoặc vì các chất
kích thích như rượu, thuốc, cho đến
những sự khó khăn về kinh tế, … đều
dẫn đến bạo hành trẻ em.

YẾU TỐ GIA ĐÌNH


Quan niệm "thương cho roi cho vọt"
của không ít người bấy lâu khiến
người ta coi chuyện đánh con là “bình
thường”, là quyền của cha mẹ dạy con
nên người. Không chỉ đánh trẻ do thói
quen, nhiều cha mẹ còn vì cảm thấy
bất lực, không biết cách dạy bảo con.
Cá biệt, có những kẻ hành hạ trẻ em
chỉ để cảm thấy mình là kẻ mạnh.
Môi trường xã hội tiềm ẩn nhiều nguy
cơ như: cha mẹ tệ nạn xã hội; cha mẹ
mâu thuẫn hoặc ly hôn, sống ích kỷ,
thiếu trách nhiệm với con cái. Bất
bình đẳng giới nguyên nhân sâu xa
dẫn đến sự loại bỏ thai nhi, vứt bỏ trẻ
sơ sinh và bạo lực với trẻ em gái.

16| NGUYÊN NHÂN CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM
YẾU TỐ XÃ HỘI, PHÁP LUẬT

Cộng đồng chưa chủ động phát hiện,


can thiệp kịp thời và báo cho các cơ
quan chức năng xử lý vì không muốn
dính vào “rắc rối”. Có rất nhiều cơ
quan làm công tác bảo vệ trẻ em
nhưng chưa chặt chẽ và cơ quan
chức năng chỉ vào cuộc khi vụ việc bị
phát hiện, dư luận lên tiếng.
Tiếp đến, ngành giáo dục chưa
trang bị cho học sinh kỹ năng sống
cần thiết. Đội ngũ cán bộ công tác
xã hội làm nhiệm vụ tư vấn, phòng
ngừa, phát hiện ngăn chặn sớm các
vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em
chưa phát huy hết trách nhiệm.

Trong đó, vai trò bảo vệ, chăm sóc


và giáo dục trẻ của gia đình, cộng
đồng chưa được coi trọng; kiến thức
và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ của người chăm sóc trẻ và
của chính bản thân trẻ chưa đầy đủ
dẫn đến năng lực bảo vệ trẻ em của
gia đình, cộng đồng hạn chế khiến
trẻ em dễ trở thành nạn nhân của
các hành vi bạo lực, xâm hại tình
dục và con đường phạm tội.
Nhận thức về bảo vệ trẻ em còn hạn
chế ở khía cạnh hiểu biết về luật
pháp, về các hành vi vi phạm quyền
trẻ em dẫn đến tình trạng người
thân trong gia đình xâm hại tình
dục, bạo lực trẻ em (khoảng 50%
tổng số vi phạm) và các thành viên
khác trong xã hội phạm tội nghiêm "Tất cả trẻ em đều có quyền được bảo vệ
trọng đối với trẻ em đến mức phải
xử lý hình sự. khỏi bị bạo hành, dù bản chất hay mức
Ngoài ra, quy định pháp luật bảo vệ
trẻ em còn lỏng lẻo, thiếu chế tài đủ
độ nghiêm trọng của hành vi đó như thế
nào. "
sức răn đe; việc quản lý nhà nước
của cơ quan chức năng liên quan
chưa được thực hiện nghiêm túc,
triệt để nên không phát hiện, ngăn
chặn kịp thời vụ bạo hành trẻ em.

NGUYÊN NHÂN CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM|17
TƯƠNG LAI
CỦA NHỮNG ĐỨA TRẺ BỊ TỔN THƯƠNG BỞI CHÍNH NHỮNG NGƯỜI THÂN TRONG
"GIA ĐÌNH"

TUẦN SAN - BẠO LỰC GIA ĐÌNH SỐ 1 // THÁNG 4 / 2022


Giai đoạn tuổi thơ đáng nhẽ phải là Chính vì vậy, với không ít những đứa trẻ, mái ấm
những kí ức tươi đẹp và hồn nhiên nhất nơi để trở về lại thành địa ngục, khiến chúng sợ
trong cuộc đời mỗi con người, nhưng hãi mỗi khi nghĩ đến, thậm chí còn không muốn
liệu có phải ai cũng có cho mình sự trở về nhà bởi nơi đó luôn có đòn roi đang “chờ
hạnh phúc đó. Khi xúc phạm thay thế đợi”. Những đứa trẻ lớn lên từ đòn roi, trên người
cho khuyên nhủ và bạo lực dùng để với vô số vết sẹo đã hình thành tâm lý thù hằn với
giải quyết những bất đồng thì gia đình những người đã đánh đập chúng. Các nghiên cứu
cũng chỉ là "địa ngục trần gian" ẩn cũng đã chỉ ra, rất nhiều tội phạm bạo lực hiện
nay đều có quá khứ từng bị bạo hành, bắt nạt ở
dưới ánh hào quang của tình yêu
tuổi thơ. Chính những điều này đã làm suy nghĩ
thương.
trở nên lệch lạc và tác động xấu đến cả quá trình
trưởng thành.
Việc hằng ngày bị cha mẹ đánh, không được học tập đầy đủ, không ai giúp đỡ khiến trẻ nhìn
cuộc đời bằng một màu u tối. Những vòng lặp về sự khó khăn, thiếu thốn, đau khổ cứ lặp đi lặp
lại làm những đứa trẻ như lạc vào trong một mê cung không thể nào thoát ra khỏi, mất phương
hướng . Điều đó tạo điều kiện khiến cho những căn bệnh tâm lý bắt đầu nảy mầm và ngày càng
đâm sâu vào trong trí óc ta bào mòn những hi vọng sống, nhiều người tưởng rằng những đau
khổ dần cũng trôi theo thời gian, nhưng những người từng trải mới biết sự dằn vặt trong tâm lý
có thể đeo bám đến tận lúc người ta lìa đời.

Có không ít những đứa trẻ nhìn thấy một hành động bạo lực, hành vi này sẽ tác động sâu xa
đến đời sống tâm lý của các em, ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ hành động, nhân cách, các em
có xu hướng đối xử bạo lực đối với người khác. Và rồi vòng tuần hoàn của sự bạo lực gia đình
lại xảy ra, lại có những đứa trẻ phải chịu tổn thương, những cuộc bạo hành lại diễn ra trong
một ngôi nhà nào đó. Điều trớ trêu ở đây là nhiều khi người bị tổn thương lại muốn tổn thương
người khác, nạn nhân lúc xưa bây giờ lại thành hung thủ, thật nực cười nhưng cũng thật xót xa.
ẢNH HƯỞNG THỂ CHẤT

LIỆU NHỮNG VẾT THƯƠNG TRÊN NGƯỜI


CÓ THỂ CHỮA LÀNH
Có những vết thương rồi cũng dần dần biến Đáng sợ hơn là đã xuất hiện cả những biện pháp tra
mất, nhưng cũng có nhiều trường hợp những tấn dã man như thời trung cổ, với các vật dụng vô cùng
trận đòn roi đánh đập đã để lại cho trẻ em nguy hiểm (nước sôi, roi sắt, cùm xích…). Chính vì vậy
những vết sẹo không thể xóa nhòa. Nhiều những vết thương trên thể xác ngày càng khó có thể
trường hợp cho thấy trẻ càng nhỏ lại càng dễ bị xóa nhòa.
bạo hành và đều đó đồng thời với việc những Bạn có tin được không? Một đứa trẻ 3 tuổi bị cha
tổn thương trên thân thể bé sẽ lưu lại càng sâu dượng đóng đinh vào đầu, hay một bé gái bị mẹ đánh
và càng lâu. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi là đối đến chấn thương sọ não và câu chuyện ở Hà Nội từng
tượng dễ bị bạo hành nhất bởi vì các giai đoạn gây xôn xao dư luận là bé trai 10 tuổi sống giữa Hà Nội
phát triển mà đứa trẻ trải qua có thể gây bực bị chính cha ruột bạo hành đến mức gãy xương sườn,
bội cho người chăm sóc. Nguy cơ nhóm này rạn sọ não khiến ông bà nội và mẹ ruột không thể
còn cao hơn nữa khi nhóm tuổi này chẳng thể nhận ra được con cháu của mình. Vậy bạn nói xem liệu
tường thuật hoặc báo cáo tình trạng bị báo những nỗi đau đã tổn thương đến tận sâu bên trong cơ
hành bởi lẽ những đứa trẻ ấy còn chẳng biết thể trẻ nhỏ có thể chữa lành? liệu có gây ảnh hưởng tới
mình đang bị bạo hành. tương lai của thế hệ quan trọng của nhân loại.

một đứa trẻ


"cha không thương mẹ không yêu"
Chẳng ai biết nó dồn nén lại nhiều đến bao nhiêu, chẳng ai biết nó sẽ kiềm chế như thế
nào và cũng chẳng ai biết đến khi nào cái "con" trong con người của nó bộc phát cả, vì
chính cả người sinh ra nó lại không nuôi được cảm xúc của nó. Đứa trẻ bị đánh, bị xua
đuổi, bị la mắng, rồi khóc òa nhưng cuối cùng phải tự lau đi, tự mình nhốt trong cái
"lồng" rỉ sắt từ lúc nào không hay, đóng các giác quan lại, sắp xếp đống hỗn tạp đang
điên cuồng bay nhảy. Liệu lúc nào nó cũng sắp xếp lại đúng hay không? Hay những con
quỷ ẩn sau ngôn từ cứ ve vãn bên tai thôi miên lý trí của nó? Hay thần chết bám dai
dẳng trên những đòn roi cứ ám ảnh ,thúc giục nó rời khỏi chốn thị phi này? Nỗi đau nó
phải chịu đựng không một ai hiểu lấy, chẳng ai biết nó sẽ tự mình giải quyết ra sao, nó
cũng không biết... rồi tự nhiên nước mắt cứ rớt xuống, trong một khoảnh khắc nào đó,
nó chỉ muốn đến một nơi thật xa, để lặng yên nghe tiếng sóng vỗ, để một ngày kịp mở
mắt ngắm bình minh lên chứ không phải như mỗi ngày mỏi mệt chìm vào giấc ngủ để
chữa lành vết thương, .. đó là cách giải thoát nhẹ nhàng nhất khi đã chịu đựng quá lâu,
và muốn bản thân được vui vẻ ở một nơi khác, mà không phải chốn trần gian đầy bất
công nàyHay chỉ mới đây một cô bé từ lúc sinh ra đến bây giờ mới được ba mình dẫn đi
chơi, được ngồi lên vai ba ra đứng cạnh bờ sông hóng mát, nó tưởng mình sẽ được cùng
ba vui vẻ chơi đùa với nhau, nhưng đến sau cùng quần áo nó ướt đẫm, không biết là ướt
do nước mắt chảy dài hay dòng sông kia đang nuối trọn hình hài bé nhỏ ấy, nó vùng vẫy
trong vô vọng :" ba ơi, ba ơi cứu con, cứu con với, lần sau con sẽ ngoan mà" ."Lần sau"
đó của nó, chắc không còn cơ hội thực hiện nữa rồi, nó bàng hàng khi phải chứng kiến
người cha của mình đã vứt bỏ nó trả lại về nơi lạnh lẽo thốn cùng. "Cha ơi, nơi này lạnh
lắm, nó không ấm như lúc con được nằm trong vòng tay của cha, xin cha đừng làm vậy
với con, con xin lỗi cha mà"...
Bé con à, con mất mẹ đã đành, con phải sống chung với người xa lạ buộc con phải gọi
tiếng "mẹ" thiêng liêng ấy, con chỉ mới 8t, nỗi đau mất mẹ còn chưa đủ lớn hay sao mà
cô còn trói tay chân bạt tai con, đánh đập con đến nỗi..khi con lên chuyến bay đến thiên
đường họ rà soát người của con báo động đỏ rằng trên người con có vũ khí, con đâu biết
nhưng con vẫn rút ra 10 cây đinh găm trên đầu con rồi nộp lại cho họ, họ liền ôm con
vào lòng và dẫn con đi tới một nơi thật xa, xa hơn cái nơi mà con chính con được sinh ra
và bị hành hạ. Tại sao bố thấy mà bố không ngăn ả ta, vì sao vậy? Vì sao? Vì trước đó
bố cũng đánh con dã man thế mà...
Con không dám trách ba mẹ, vì con nghĩ ba mẹ mang nặng đẻ đau sinh ra con, cực khổ
nuôi con đã đành, sao con có thể chống lại đòn đánh kia chứ?.. Con nghĩ con sai mất rồi,
con nghĩ con cần phải sửa lỗi , con nghĩ con cần phải xin lỗi ba mẹ, bất kể tính mạng con
con có thể đền đáp.. Nhưng con cũng muốn được sống vui vẻ như bao đứa trẻ ngoài kia,
được lắng nghe và thấu hiểu..chỉ cho con được ích kỉ một lần , đó chỉ là mong ước nhỏ
nhoi, sao mà khó quá ba mẹ nhỉ?..nên con cũng không còn dám đòi hỏi, hó hé nửa lời..
Những người làm cha mẹ
đáng xấu hổ có đáng được
tha thứ ?

os lve m
pr o ble
NGƯỜI LỚN ĐÃ TỪNG

APRIL EDITION
LÀ TRẺ CON NHƯNG
TRẺ EM CHƯA TỪNG LÀ
NGƯỜI LỚN....

Mối lo đến từ thứ mang tên cơm áo


gạo tiền

Ngay từ lúc sinh ra trẻ con đã trở một sinh mệnh


bảo toàn cho sự hạnh phúc của cha mẹ đấng
sinh thành. Đáng lẽ mọi đứa trẻ đều phải nhận
được sự yêu thương đúng đắn từ gia đình thế
nhưng đâu đó những đứa trẻ tội nghiệp ấy lại bị
vắt kiệt sự sống bởi chính những người gọi là cha
mẹ bằng những trận đòi roi sự chì chiếc lâu dần
để lại vết sẹo lớn trong tâm hồn của chúng. Khéo
lại những nỗi đau thể xác hãy nghĩ thử những
bậc cha mẹ đang phải hứng chịu sự cáu xé của
xã hội vòng quay của cuộc sống khiến họ đánh
mất lí trí mà xuống tay với gia đình nhỏ của mình.
Vậy họ có đáng được tha thứ không ?

người lớn không thể hiểu hết nỗi khổ và khiếp sợ của con trẻ khi phải chứng
kiến cảnh bạo hành gia đình. Hàng trăm đứa trẻ đã nói rằng, chúng chưa
từng có cảm giác sợ hãi điều gì hơn là khi phải chứng kiến những hành vi
bạo hành của bố với mẹ. Việc bạo hành trong gia đình còn ảnh hưởng đến
thể chất và sự phát triển của đứa bé, làm cho tinh thần trẻ sa sút, đây cũng
là nguyên nhân làm cản trở sự phát triển thể chất ở trẻ
Trẻ em phải thường xuyên chứng kiến cảnh bạo lực gia đình làm
tâm lí trẻ lo sợ, buồn chán không muốn ăn uống, vận động, mọi
sinh hoạt của trẻ bị ảnh hưởng, gây rối loạn tâm lý, sa sút trong
học tập. Các nghiên cứu về vấn đề này cho thấy, tỷ lệ học sinh bỏ
học vì lý do bạo lực gia đình thường rất cao. Trong trường hợp
không bỏ học, việc học hành sa sút và những rối loạn nhân cách
của các học sinh là nạn nhân như trầm cảm, trong một số trường
hợp là quấy phá hay có hành vi bạo lực với giáo viên và các học
sinh khác...
Di chứng của bạo lực gia đình đã in sâu vào tiềm thức và điều
khiển hành vi của trẻ. Thực tế cho thấy, nhiều trẻ phạm tội là do
ảnh hưởng của việc phải chứng kiến hành vi bạo lực gia đình.
Ngoài ra, những hình ảnh bạo lực gia đình trở thành một vết
thương khó phai mờ trong trí não đứa trẻ.
Khi trưởng thành, chúng khó hoà nhập với cuộc sống, dễ bị căng
thẳng thần kinh, dễ bị kích động bạo lực hoặc có tư tưởng trầm
uất. Những bé trai dần dần sẽ hình thành nhận thức rằng làm
đàn ông có quyền đánh đập phụ nữ và rồi khi trở thành chồng
cũng có cách ứng xử như vậy đối với vợ. Với các bé gái, chứng
kiến cảnh mẹ bị cha mắng chửi, đánh đập thì có thể sau này sẽ
cam chịu cảnh bạo lực hoặc ác cảm với đàn ông.

27
Họ thường nói hổ mẹ không ăn thịt con

nhưng họ lại giáng những trận đòn tàn

nhẫn lên thân xác của đứa trẻ tại sao

chúng ta phải quên đi vết thương chằn

chịt trên thân thể của trẻ để tha thứ cho

những kẻ độc ác đó. Giữa cuộc đời đầy

cạm bẫy nhà là chốn an yên để quay về

nhưng giờ đây chúng con chỉ cảm thấy

run sợ khi quay về.

SỰ THA THỨ MỀM LÒNG


TRỞ NÊN RẺ RÚNG TRONG
MẮT NGƯỜI BỊ BẠO HÀNH

Cái gì làm được một lần ắt sẽ có lần hai bạo


lực cũng vậy những người bạo lực mở miệng
là biện hộ vì con hư nên dạy bảo đánh yêu
không cảm thấy ghê miệng. Những vụ án
thương tâm đang dần được đưa ánh sáng sự
suy đồi nhân cách của con người sao chúng t
có thể dửng dưng được. Đừng yếu mềm hãy
đấu tranh cho những đứa trẻ vô tội ấy để
những thảm cảnh này khó có thể tái hiện lần
nào nữa.
TRẦN VŨ HOÀNG ANH

HỒI CHUÔNG
CẢNH TỈNH
CHO TOÀN XÃ
HỘI
TRẦN VŨ HOÀNG ANH

Bạo lực gia đình đã và đang là vấn đề


mang tính toàn cầu, để lại nhiều hậu
quả nghiêm trọng cho con người, trong
xã hội hiện đại, những vụ bạo lực gia
đình xảy ra phổ biến, tỷ lệ ly thân, ly
hôn trong các gia đình trẻ ngày càng
gia tăng, điều đó không chỉ gây hậu quả
về thể chất, tâm lý cho các thành viên
trong gia đình mà còn vi phạm nghiêm
trọng các quyền con người. Đây thực sự
là một hồi chuông cảnh báo về sự
khủng hoảng giá trị gia đình thời hiện
đại, làm tăng nguy cơ bất ổn cho xã hội.

29 |HỒI CHUÔNG THỨC TỈNH CHO TOÀN XÃ HỘI


Bạo lực gia đình không chỉ giữa vợ với chồng mà còn
giữa cha mẹ và con cái. Không nói đâu xa những ngày
cuối năm 2021 đầu năm 2022 đã có 3 vụ án liên quan
đến bạo lực gia đình xảy ra liên tiếp khiến cho dân tình
cảm phẫn xen lẫn hoang mang. Đến tận bây giờ thì sự
việc về bé gái 8 tuổi ở TP.HCM bị chính cha ruột của
mình và mẹ kế bạo hành vẫn không thể nào nguôi ngoai
trong lòng người thân và kể cả những người xa lạ. Theo
như kết quả điều tra, trước khi tử vong bé V.A đã bị mẹ
kế N.V.Quỳnh Trang đánh đạp, hành hạ dã man trong
khoảng 4 giờ dẫn đến kiệt sức và ngất đi.

Điều đáng nói ở đây là bé có


rất nhiều thương tích ở một số
vùng nguy hiểm trên cơ thể và
cha của bé là N.K.Trung Thái
đã chứng kiến tất cả nhưng
không ngăn cản mà còn vài
lần đánh con. Thậm chí đến
khi phát hiện vẫn cố bao che
cho mẹ kế của bé V.A bằng
cách xóa bỏ dữ liệu của
camera trong nhà khi con
đang cấp cứu.

Dư luận còn chưa chưa nguôi ngoai thì tháng


1/2022 một vụ bạo hành dã man ngoài sức
tưởng tượng, gây sốc cho nhiều người khi một
cháu bé tên N.A (3 tuổi, Hà Nội) bị 9 cây đinh
găm vào đầu, trước đó bé còn nhập viện 3 lần
do ngộ độc thuốc trừ sâu, có dị vật đường tiêu
hóa và bị gãy tay. Nghi phạm gây ra những nỗi
đau này cho N.A là N.Trung Huyên, người tình
của mẹ bé. Trong khi đó vào tối 18/1, Tống Thị
Tùng Linh, 21 tuổi ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã
dùng xyanua đầu độc chết cha ruột sau đó mua
xi-măng về xây bịt kín thi thể, đốt nhà để tạo
hiện trường giả. Nguyên nhân dẫn đến sự việc
thương tâm kia là do người cha ruột thường
xuyên chửi mắng, đối xử không tốt với Linh và
mẹ Linh khiến cho mẹ Linh bỏ sang nhà người
thân ở còn cô vẫn ở với cha. Mẫu thuẫn ngày
càng nghiệm trọng kéo dài khiến Linh nảy sinh
ý định giết cha.

30 |HỒI CHUÔNG THỨC TỈNH CHO TOÀN XÃ HỘI


SỰ VIỆC
THẢM KHỐC

VỤ VIỆC TỪNG GÂY XÔN


XAO DƯ LUẬN NHẤT ĐẦU
NĂM VỪA QUA

BÉ GÁI 3 TUỔI BỊ
GĂM 9 CÁI ĐINH
VÀO ĐẦU PRAY FOR
HER

Nghi ph ạm là ng ườ i tình c ủa Mẹ

11| THANH THIẾU NIÊN ĐANG GÁNH CHỊU NHỮNG KIỂU BẠO LỰC NÀO
Qua ba sự việc trên cũng đủ
cho ta thấy được tầm nghiêm
trọng của việc bạo lực gia
đình

Bạo lực gia đình là một vấn nạn


của xã hội, gây nhức nhối cho
nhân loại, để lại nhiều hậu quả
nghiêm trọng cho con người,
nhất là đối với phụ nữ, trẻ em. Xã
hội có bạo lực là một xã hội đen
tối, thiếu thốn tình thương, khiến
con người như vô định không biết
mục đích sống và sống không có
yêu thương. Khép lại nỗi đau còn
hằn trên thân xác của những nạn
nhân bạo lực gia đình, gạt đi
những dĩ vãng ngập những màu
buồn của sự sợ hãi. Hãy cùng
chung tay lên án, tuyên truyền
cho nhiều người được biết đến và
xử phạt nghiêm khắc đối với
những người có hành vi bạo lực
gia đình.

PAGE 10
BẢO VỆ TRẺ EM KHỎI
BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một


trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam. Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, trẻ em
luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của
Đảng, Nhà nước, gia đình và toàn xã hội. Hệ
thống pháp luật của Việt Nam về bảo vệ, chăm
sóc trẻ em ngày càng được hoàn thiện tạo cơ
sở pháp lý quan trọng để bảo vệ trẻ em trên
thực tế.

32| BẢO VỆ TRẺ EM KHỎI BẠO LỰC GIA ĐÌNH


KỲ 8 QUYỂN 2 / THÁNG 9, 2016

“TRẺ EM HÔM NAY, THẾ


GIỚI NGÀY MAI”

Theo thống kê, giai đoạn từ ngày 1-1-2015 đến


ngày 30-6-2019 có 8.442 vụ xâm hại trẻ em được Đối với Pháp luật:
phát hiện, xử lý, với 8.709 trẻ em bị xâm hại. Triển khai thực hiện nghiêm các quy định của
Trong đó: Hiến pháp năm 2013, Luật Trẻ em năm 2016,
·6.432 trẻ bị xâm hại tình dục. Luật Hôn nhân và gia đình;.....
·857 trẻ bị bạo lực. Các cơ quan tố tụng cần kịp thời giải quyết và
·106 trẻ bị mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt. xử lý nghiêm các vụ việc bạo hành, xâm hại trẻ
·1.314 trẻ bị xâm hại bằng các hình thức khác. em, tránh để tồn đọng, không để kéo dài các
Và số vụ bạo lực trẻ em do người thân trong gia hồ sơ, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em; kiên
đình gây ra chiếm tới 65,88%. quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có
Từ đó, mỗi cá nhân hay tập thể phải có ý thức hành vi bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài hoặc
trách nhiệm, thực hiện các biện pháp để hạn chế không xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.
tối đa tình trạng trẻ em bị bạo hành từ phía gia

đình
33| BẢO VỆ TRẺ EM KHỎI BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Đối với ngành giáo dục:


- Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo
vệ trẻ em, đặc biệt về phòng ngừa xâm hại
tình dục và bạo lực đối với trẻ em cho cha mẹ,
giáo viên, người trực tiếp làm việc với trẻ em.
- Tổ chức các buổi ngoại khóa, tư vấn tâm lí,
giải pháp, biểu hiện của hiện tượng bạo lực gia
đình cho học sinh.
- Xây dựng môi trường sư phạm an toàn, lành
mạnh, không có bạo lực, xâm hại trẻ em; tiếp
tục triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”.
- Kịp thời phát hiện các trường hợp học sinh có
dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại, thông báo, cung
cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có
thẩm quyền để thực hiện việc điều tra, xử lý.

Đối với ngành Y tế:


- Quan tâm phát triển hệ thống ý tế, các cơ sở cung cấp dịch
vụ chăm sóc, tư vấn sức khỏe, hỗ trợ khẩn cấp cho trẻ em bị
bạo lực, xâm hại.
- Nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ y tế trong việc
chăm sóc, tư vấn sức khỏe đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại.
Đối với các cơ quan báo chí, truyền thông:
- Dành thời lượng, chuyên mục hợp lý để đẩy mạnh công tác
truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các
cơ quan, tổ chức, cá nhân về phòng ngừa bạo lực, xâm hại
trẻ em.
- Phát hiện, lên án các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em và
bảo đảm quyền bí mật thông tin của trẻ em.
Đối với mỗi Gia đình:
- Các gia đình cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của cha mẹ
và người thân nhằm xây dựng thiết chế gia đình bền vững.
- Cha mẹ cần thường xuyên để mắt, quan tâm, chia sẻ với
con em mình để nhận thấy những thay đổi tâm, sinh lý cần
thiết.
- Quản lý cảm xúc của bản thân tốt để tránh chính mình gây
bạo lực tinh thần và thể chất đối với con như: Giữ bình tĩnh
trong mọi tình huống; Tránh trừng phạt, đánh đập, dùng lời
lẽ xúc phạm con; Kiên nhẫn, dành thời gian để nói chuyện
với con để tìm hiểu lý do và giúp con điều chỉnh.
- Đặt ra các quy tắc rõ ràng để con hiểu rằng con cần phải
thực hiện và tuân thủ những quy tắc đó; Quản lý việc con
vào mạng internet một cách tích cực để giúp con hiểu và
phòng tránh những nguy cơ trên mạng.
34| BẢO VỆ TRẺ EM KHỎI BẠO LỰC GIA ĐÌNH

ĐỐI VỚI MỖI BẢN


THÂN TRẺ EM:
Chủ động học các kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình trước các nguy cơ bị
xâm hại. Phải dũng cảm, tìm cách báo với cơ quan chức năng nếu có thể.

Các số điện thoại, tổ chức tiếp nhận xử lý thông


tin, thông báo và tố giác hành vi bạo lực, xâm
hại trẻ em; can thiệp, hỗ trợ kịp thời các trường
hợp khi trẻ bị bạo lực, xâm hại:
111 – Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ
em
8001567 - đường dây Tư vấn và hỗ trợ trẻ em
của Trung ương.
Đường dây nóng 113 và đường dây nóng của
các tỉnh.
Những cơ quan có thẩm quyền và các tổ chức
bảo vệ trẻ em:
Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân,
Viện kiểm sát nhân dân, Bộ Tư pháp, Bộ
Giáo dục đào tạo, Quỹ Bảo trợ trẻ em… ...
Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp. ...
Chính phủ ...
Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.
...
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. ...
Bộ Tư pháp. ...
UNICEF

You might also like