You are on page 1of 85

1

Lời giới thiệu

hi học đại học, tôi theo học chuyên ngành nhân chủng học. Sau đó, tôi đã hoàn
thành bằng thạc sĩ với chuyên ngành này. Với hơn 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu về vấn đề
này, tôi có thể kết luận: Hôn nhân giữa một người phụ nữ và một người đàn ông chính là nền
tảng cho toàn bộ xã hội con người. Thực tế, khi một đứa trẻ sinh ra và trưởng thành, hầu hết
chúng sẽ kết hôn. Tại Mĩ, mỗi năm có khoảng trên hai triệu cuộc hôn nhân, tức là có khoảng bốn
triệu người nói "Con đồng ý" khi được hỏi: "Con có đồng ý cưới người đàn ông này làm chồng
không?" hay: "Con có đồng ý cưới cô gái này làm vợ không?" Hầu hết các cặp đôi này đều dự
tính về "một cuộc sống hạnh phúc sau đó." Không ai kết hôn để hy vọng về một cuộc sống khốn
khổ hay để trở thành một người chồng/người vợ khốn khổ. Tuy nhiên chúng ta biết rằng tỷ lệ ly

hôn ở các nước phương Tây chiếm khoảng 50% và tỷ lệ ly hôn cao nhất xảy ra trong bảy năm
đầu tiên sau khi kết hôn.
3

Không ai lên kế hoạch kết hôn để ly hôn.


Ly hôn là kết quả của sự thiếu chuẩn bị
cho việc kết hôn và sự thất bại trong việc
học hỏi các kỹ năng mối quan để sống và
làm việc cùng nhau như những người đồng
đội trong hệ vợ chồng. Điều trớ trêu là
chúng ta nhận ra nhu cầu phải học hỏi
trong tất cả các lĩnh vực khác mà chúng ta
theo đuổi, nhưng lại không nhận ra nhu
cầu đó khi tiến tới hôn nhân. Hầu hết mọi
người đều dành nhiều thời gian chuẩn bị
cho sự nghiệp mà quên không dành thời
gian chuẩn bị cho hôn nhân. Do đó, không
có gì đáng ngạc nhiên khi thấy mọi người
thành công trong sự nghiệp hơn là việc
theo đuổi những mục tiêu của một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Quyết định kết hôn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của một người sâu sắc hơn bất kỳ quyết định
nào khác trong cuộc đời. Tuy nhiên mọi người vẫn tiếp tục bước chân vào hôn nhân mà chuẩn bị
rất ít hoặc không có sự chuẩn bị nào cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Thực tế, rất nhiều cặp
đôi chỉ tập trung chuẩn bị cho lễ cưới chứ không hề có sự chuẩn bị cho hôn nhân. Lễ cưới chỉ
kéo dài vài giờ, trong khi hôn nhân, chúng ta hy vọng, sẽ kéo dài suốt phần đời còn lại.

Đây không phải là cuốn sách lên kế hoạch cho một đám cưới. Đây là cuốn sách lên kế hoạch để
bạn có một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Tôi đã dành 35 năm trong cuộc đời làm tư vấn của mình
để làm việc với các cặp vợ chồng mà giấc mơ về một cuộc hôn nhân hạnh phúc của họ đã bị vỡ
vụn trong thế giới thật của đống bát đĩa bẩn, tập hóa đơn chưa thanh toán, kế hoạch xáo trộn và
tiếng khóc của trẻ con. Sau nhiều tháng tư vấn, rất nhiều cặp vợ chồng đã tìm thấy một cuộc hôn
nhân tốt hơn. Tôi rất vui vì điều đó.

Tôi chắc rằng nếu các cặp đôi dành thời gian để chuẩn bị kỹ hơn về hôn nhân thì họ sẽ tránh
được các cuộc tranh cãi không đáng có. Đó là lý do tại sao tôi viết cuốn sách này. Tôi muốn các
bạn học hỏi được từ sai lầm của họ. Điều đó sẽ ít đau đớn hơn là học hỏi từ chính sai lầm của
mình. Tôi muốn bạn có được một cuộc hôn nhân - mà cả hai vợ chồng cùng thấy hạnh phúc, yêu
thương và hỗ trợ nhau - đúng như bạn hình dung. Tuy nhiên, tôi có thể cam đoan rằng, bạn sẽ
không thể có được một cuộc hôn nhân như thế chỉ vì bạn đã kết hôn. Muốn có được một cuộc
hôn nhân như mong muốn, bạn phải dành thời gian khám phá và thực hành những chỉ dẫn về hôn
nhân đã được minh chứng trong thực tế.

Nếu bạn chưa hẹn hò và chưa có ý định kết hôn, thì cuốn sách này sẽ là bản kế hoạch chi tiết để
bạn tiến bước trên con đường từ độc thân đến hôn nhân. Với những cặp đôi đang hẹn hò nhưng
chưa kết hôn, cuốn sách sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt khi nào nên chính thức kết hôn.
Với những cặp đôi đã kết hôn, cuốn sách này sẽ giúp bạn kiểm tra lại nền tảng và những kỹ năng
cần thiết để xây dựng một cuộc hôn nhân hạnh phúc.
4

Sau nhiều năm, nhìn lại cuộc hôn nhân của mình, tôi ước gì đã có ai đó nói với tôi những điều tôi
đang chia sẻ với các bạn. Tôi sẽ lắng nghe. Tuy nhiên, với thế hệ của tôi, khái niệm "chuẩn bị
cho hôn nhân" không tồn tại. Tôi hy vọng rằng những chia sẻ cởi mở của tôi về cuộc hôn nhân
của chính mình sẽ giúp bạn tránh được nỗi đau và sự thất vọng mà vợ chồng tôi đã trải qua.

Đây không chỉ là cuốn sách đơn giản để đọc. Đây là cuốn sách để trải nghiệm. Bạn phải trăn trở
với những tình huống thực tế được thảo luận trong cuốn sách này và chân thành chia sẻ suy nghĩ,
cảm giác của bạn về những thực tế đó, tôn trọng ý kiến của người khác và tìm ra cách giải quyết
khả thi cho những khác biệt, đó chính là cách bạn chuẩn bị cho hôn nhân. Nếu bạn bỏ qua những
vấn đề này và cho rằng cảm giác phấn khích mà bạn có trong thời gian yêu sẽ theo bạn suốt cuộc
đời, thì bạn đã đưa ra thất bại cho chính mình.

Mong muốn của tôi là bạn sẽ chuẩn bị cho hôn nhân của bạn như thể nó là mối quan hệ quan
trọng nhất trong cuộc đời bạn. Nếu bạn có sự tập trung đầy đủ và tốt nhất, bạn sẽ đi trên con
đường biến giấc mơ có một cuộc hôn nhân hạnh phúc thành sự thật.

Bạn có thể tham khảo tại website: Startmarriageright.com - là nơi bạn có thể tìm thấy rất nhiều
thông tin hữu ích giúp bạn chuẩn bị lễ cưới và xây dựng cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, lâu dài.
Bạn nên nhớ rằng đám cưới của bạn chỉ là điểm bắt đầu.

- Gary Chapman

1. Ước gì tôi biết...TÌNH YÊU


KHÔNG ĐỦ LÀ NỀN TẢNG
VỮNG CHẮC ĐỂ XÂY DỰNG
MỘT CUỘC HÔN NHÂN HẠNH
PHÚC
5

iều này lẽ ra tôi phải biết ngay từ đầu nhưng tôi đã bỏ qua nó. Tôi chưa từng đọc
một cuốn sách nào viết về hôn nhân nên thực sự là tôi chưa được chuẩn bị kỹ cho tất cả việc này.
Tôi chỉ biết rằng những cảm giác mà tôi có với Karolyn tôi chưa từng có với bất kỳ cô gái nào
khác. Khi chúng tôi hôn nhau, tôi thấy mình giống như ở thiên đường. Tôi hồi hộp mỗi khi gặp
nàng. Tôi thích mọi thứ của nàng. Tôi thích cách nàng nhìn, cách nàng nói, cách nàng đi và đặc
biệt tôi bị hút hồn bởi đôi mắt nâu của nàng. Thậm chí tôi còn thích cả mẹ nàng và tôi đã tình
nguyện tới sơn nhà cho nàng - làm bất cứ điều gì để nàng biết rằng tôi yêu nàng nhiều đến mức
nào. Tôi không thể tưởng tượng ra liệu có cô gái nào đẹp hơn nàng không. Tôi nghĩ nàng cũng có
cảm xúc và suy nghĩ tương tự như thế về tôi.

Với tất cả suy nghĩ và cảm xúc ấy, chúng tôi hoàn toàn tin rằng sẽ làm cho nhau hạnh phúc trong
suốt quãng đời còn lại. Tuy nhiên, sáu tháng sau khi kết hôn, cả hai chúng tôi đều trở nên khốn
khổ hơn so với những gì chúng tôi từng tưởng tượng. Cảm giác phấn khích biến mất, thay vào đó
chúng tôi cảm thấy bị tổn thương, giận dữ, thất vọng và oán hận. Đó là những điều chúng tôi
chưa bao giờ nghĩ tới khi yêu nhau. Chúng tôi nghĩ rằng cảm xúc và những nhận thức tích cực
mà chúng tôi dành cho nhau sẽ theo chúng tôi suốt cuộc đời.

Hơn 30 năm qua, tôi đã thực hiện hàng trăm buổi tư vấn tiền hôn nhân cho các cặp chuẩn bị kết
hôn. Tôi nhận ra rằng hầu hết mọi người đều có nhận thức hạn chế giống nhau về tình yêu. Trong
buổi tư vấn đầu tiên tôi thường hỏi các cặp đôi câu hỏi này: "Tại sao các bạn muốn kết hôn?"Và
hầu hết câu trả lời của họ là: "Vì chúng tôi yêu nhau." Sau đó tôi hỏi một câu hỏi không mấy dễ
chịu: "Điều bạn muốn nói là gì?" Thường thì họ đều cảm thấy choáng với câu hỏi này. Hầu hết
các cặp đôi đều nói về những cảm xúc sâu sắc mà họ dành cho nhau. Nó đã kéo dài trong một
thời gian và theo một số cách khác nhau từ những gì họ cảm nhận được khi hẹn hò với đối
phương. Thường thì họ nhìn nhau, họ nhìn lên trần nhà, họ cười khúc khích, sau đó một trong hai
người sẽ nói: "À, vâng... ông biết mà." Vào giai đoạn này của cuộc đời mình, tôi nghĩ là tôi đã
biết - nhưng tôi nghi ngờ điều họ biết. Tôi sợ rằng họ cũng có nhận thức giống như tôi và
Karolyn về tình yêu khi chúng tôi kết hôn. Và giờ đây tôi biết rằng chỉ tình yêu thôi sẽ không đủ
nền tảng để xây dựng một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Cách đây không lâu tôi nhận được điện thoại từ một người đàn ông trẻ muốn tôi thực hiện nghi lễ
kết hôn cho anh ta. Tôi hỏi là khi nào anh ta kết hôn và biết được câu trả lời là ngày cưới chỉ còn
cách chưa đầy một tuần nữa. Tôi giải thích là tôi thường cần từ sáu đến tám buổi tư vấn cho
những người sắp kết hôn. Phản ứng của anh ta rất cổ điển: "Thành thật với ông là tôi nghĩ chúng
tôi không cần bất cứ một tư vấn nào. Chúng tôi thật sự yêu nhau và tôi nghĩ chúng tôi sẽ không
gặp phải bất cứ vấn đề nào." Tôi mỉm cười và nghĩ thầm - lại một nạn nhân nữa của ảo giác "tình
yêu".

Chúng ta thường nói "phải lòng nhau". Khi nghe cụm từ này, tôi thường nghĩ tới việc săn thú ở
các khu rừng nhiệt đới. Người ta sẽ đào một cái hố trên đường đi của con thú, sau đó ngụy trang
bằng lá cây. Con thú tội nghiệp chạy trên con đường đó, mải mê với công việc của mình. Thế rồi
bất thình lình nó rơi xuống hố và sập bẫy.
6

Đây chính là cách mà chúng ta nói về tình yêu. Chúng ta đang đi bộ, làm những công việc bình
thường hàng ngày, bỗng nhiên, chúng ta nhìn thấy khi đi qua phòng hay đi xuống hội trường -
anh ấy/cô ấy - và "oa, chúng ta phải lòng nhau". Chúng ta không thể làm gì. Điều đó hoàn toàn
vượt ra khỏi tầm kiểm soát của chúng ta. Chúng ta nghĩ mình và chàng/nàng nhất định phải cưới
nhau, càng sớm càng tốt. Chúng ta kể cho bạn bè nghe và vì cũng có những tình huống tương tự,
nên bạn bè đều vui vẻ tác thành, rồi chúng ta yêu nhau, sau đó là đến thời gian kết hôn.

Thông thường khi yêu nhau chúng ta không quan tâm đến các yếu tố xã hội, tinh thần và những
mối quan tâm của chúng ta cũng cách xa nhau. Mục tiêu và hệ thống giá trị của chúng ta mâu
thuẫn nhau, nhưng chúng ta vẫn yêu nhau. Những mâu thuẫn trong các vấn đề này chỉ bắt đầu
xuất hiện sau một năm kết hôn, lúc này, rất có thể hai vợ chồng mới cưới sẽ ngồi trong văn
phòng của nhà tư vấn và nói: "Chúng tôi không còn yêu nhau nữa." Vì thế, họ đã sẵn sàng ly
hôn. Như vậy khi "tình yêu" không còn, thì "chắc chắn bạn đừng mong chúng tôi sống với nhau
nữa."

Khi cảm giác xao xuyến chế ngự


Tôi có một từ khác để diễn tả những trải nghiệm cảm xúc được nhắc đến ở trên, đó là "xao
xuyến". Xao xuyến là những cảm giác ấm áp, nôn nao mà chúng ta có với người khác giới.
Chính cảm xúc xao xuyến đó thúc đẩy chúng ta đi ra ngoài chỉ để ăn một cái bánh hamburger
cùng chàng/nàng. Đôi khi chúng ta mất cảm giác xao xuyến ngay từ buổi hẹn hò đầu tiên. Chỉ
đơn giản chúng ta thấy có điều gì đó ở họ đã làm "tắt ngóm" cảm xúc của chúng ta. Lần sau, họ
mời ta đi ăn bánh hamburger, ta từ chối vì không thấy đói. Tuy nhiên, trong mối quan hệ khác,
càng ở cùng nhau, thì chúng ta càng thấy xao xuyến. Chúng ta nghĩ về họ cả ngày lẫn đêm. Mọi
suy nghĩ và ám ảnh của chúng ta đều liên quan đến họ. Chúng ta thấy họ là người thú vị nhất,
đẹp nhất mà ta từng gặp. Chúng ta muốn ở bên họ mọi lúc, mọi nơi. Chúng ta mơ ước được chia
sẻ phần đời còn lại của mình với họ để làm cho nhau hạnh phúc.

Xin đừng hiểu lầm tôi. Tôi nghĩ cảm giác xao xuyến rất quan trọng. Chúng rất thật và tôi trân
trọng những cảm xúc đó. Nhưng chúng không phải là nền tảng cho một cuộc hôn nhân hạnh
phúc. Tất nhiên tôi không nghĩ rằng cặp đôi nào đó nên kết hôn với nhau mà không có cảm xúc
xốn xang này. Bởi những cung bậc cảm xúc đó là điều rất quan trọng trong tình yêu và hôn nhân,
nó giống như một quả dâu tây được trang trí trên món kem sundae(1). Nhưng bạn không thể có
một món kem sundae với chỉ dâu tây. Trong cuốn sách này, tôi sẽ lần lượt đưa ra rất nhiều yếu tố
khác được coi là nền tảng cần thiết trong việc quyết định đi đến hôn nhân.

Tình yêu là một trải nghiệm cảm xúc và ám ảnh. Tuy nhiên, cảm xúc rồi sẽ dần thay đổi và nỗi
ám ảnh thì sẽ mờ dần. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tuổi thọ trung bình của nỗi ám ảnh "tình yêu" là
hai năm. Một số trường hợp có thể dài hơn còn một số ít trường hợp ngắn hơn, nhưng trung bình
là hai năm. Khi những cảm giác xao xuyến của chúng ta dần mất đi thì những khía cạnh mà
chúng ta đã coi thường khi chúng ta còn đang trong giai đoạn phấn khích bắt đầu trở thành
những vấn đề quan trọng. Những khác biệt bắt đầu xuất hiện và chúng ta thường tranh cãi với
người mà trước đây chúng ta nghĩ là rất hoàn hảo. Giờ đây chúng ta khám phá ra rằng bản thân
tình yêu không đủ trở thành nền tảng cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Nếu bạn đang trong giai đoạn hẹn hò và có thể dự tính về một cuộc hôn nhân, tôi khuyên bạn nên
đọc phần Phụ lục của cuốn sách này. Tôi tin rằng mục đích chính của hẹn hò là để biết về nhau
7

và để kiểm tra những nền tảng cơ bản: thể chất, tinh thần, xã hội, cảm xúc, trí tuệ cho một cuộc
hôn nhân. Chỉ bạn mới có thể đưa ra quyết định khôn ngoan - kết hôn hay không kết hôn. Những
câu hỏi trong phần bài tập ở phần Phụ lục sẽ giúp bạn thảo luận về những nền tảng cơ bản này.

1. Trên thang điểm từ 0 - 10, bạn hãy chấm điểm mức độ "xao xuyến" của bạn với người bạn
đang hẹn hò.

2. Nếu "tuổi thọ" trung bình của cảm giác xao xuyến là hai năm, thì bạn mong đợi cảm giác xao
xuyến của bạn với người ấy sẽ kéo dài bao lâu?

3. Trong các khía cạnh sau, bạn khám phá ra khả năng tương thích của các bạn ở mức độ nào?

♥ Đối đáp thông minh

♥ Kiểm soát cảm xúc

♥ Mối quan tâm xã hội

♥ Hòa hợp về mặt đời sống tâm linh

♥ Các giá trị chung

1. Ước gì tôi biết...TÌNH YÊU


KHÔNG ĐỦ LÀ NỀN TẢNG
8

VỮNG CHẮC ĐỂ XÂY DỰNG


MỘT CUỘC HÔN NHÂN HẠNH
PHÚC

iều này lẽ ra tôi phải biết ngay từ đầu nhưng tôi đã bỏ qua nó. Tôi chưa từng đọc
một cuốn sách nào viết về hôn nhân nên thực sự là tôi chưa được chuẩn bị kỹ cho tất cả việc này.
Tôi chỉ biết rằng những cảm giác mà tôi có với Karolyn tôi chưa từng có với bất kỳ cô gái nào
khác. Khi chúng tôi hôn nhau, tôi thấy mình giống như ở thiên đường. Tôi hồi hộp mỗi khi gặp
nàng. Tôi thích mọi thứ của nàng. Tôi thích cách nàng nhìn, cách nàng nói, cách nàng đi và đặc
biệt tôi bị hút hồn bởi đôi mắt nâu của nàng. Thậm chí tôi còn thích cả mẹ nàng và tôi đã tình
nguyện tới sơn nhà cho nàng - làm bất cứ điều gì để nàng biết rằng tôi yêu nàng nhiều đến mức
nào. Tôi không thể tưởng tượng ra liệu có cô gái nào đẹp hơn nàng không. Tôi nghĩ nàng cũng có
cảm xúc và suy nghĩ tương tự như thế về tôi.

Với tất cả suy nghĩ và cảm xúc ấy, chúng tôi hoàn toàn tin rằng sẽ làm cho nhau hạnh phúc trong
suốt quãng đời còn lại. Tuy nhiên, sáu tháng sau khi kết hôn, cả hai chúng tôi đều trở nên khốn
khổ hơn so với những gì chúng tôi từng tưởng tượng. Cảm giác phấn khích biến mất, thay vào đó
chúng tôi cảm thấy bị tổn thương, giận dữ, thất vọng và oán hận. Đó là những điều chúng tôi
chưa bao giờ nghĩ tới khi yêu nhau. Chúng tôi nghĩ rằng cảm xúc và những nhận thức tích cực
mà chúng tôi dành cho nhau sẽ theo chúng tôi suốt cuộc đời.

Hơn 30 năm qua, tôi đã thực hiện hàng trăm buổi tư vấn tiền hôn nhân cho các cặp chuẩn bị kết
hôn. Tôi nhận ra rằng hầu hết mọi người đều có nhận thức hạn chế giống nhau về tình yêu. Trong
buổi tư vấn đầu tiên tôi thường hỏi các cặp đôi câu hỏi này: "Tại sao các bạn muốn kết hôn?"Và
hầu hết câu trả lời của họ là: "Vì chúng tôi yêu nhau." Sau đó tôi hỏi một câu hỏi không mấy dễ
chịu: "Điều bạn muốn nói là gì?" Thường thì họ đều cảm thấy choáng với câu hỏi này. Hầu hết
các cặp đôi đều nói về những cảm xúc sâu sắc mà họ dành cho nhau. Nó đã kéo dài trong một
thời gian và theo một số cách khác nhau từ những gì họ cảm nhận được khi hẹn hò với đối
phương. Thường thì họ nhìn nhau, họ nhìn lên trần nhà, họ cười khúc khích, sau đó một trong hai
người sẽ nói: "À, vâng... ông biết mà." Vào giai đoạn này của cuộc đời mình, tôi nghĩ là tôi đã
biết - nhưng tôi nghi ngờ điều họ biết. Tôi sợ rằng họ cũng có nhận thức giống như tôi và
Karolyn về tình yêu khi chúng tôi kết hôn. Và giờ đây tôi biết rằng chỉ tình yêu thôi sẽ không đủ
nền tảng để xây dựng một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Cách đây không lâu tôi nhận được điện thoại từ một người đàn ông trẻ muốn tôi thực hiện nghi lễ
kết hôn cho anh ta. Tôi hỏi là khi nào anh ta kết hôn và biết được câu trả lời là ngày cưới chỉ còn
cách chưa đầy một tuần nữa. Tôi giải thích là tôi thường cần từ sáu đến tám buổi tư vấn cho
những người sắp kết hôn. Phản ứng của anh ta rất cổ điển: "Thành thật với ông là tôi nghĩ chúng
9

tôi không cần bất cứ một tư vấn nào. Chúng tôi thật sự yêu nhau và tôi nghĩ chúng tôi sẽ không
gặp phải bất cứ vấn đề nào." Tôi mỉm cười và nghĩ thầm - lại một nạn nhân nữa của ảo giác "tình
yêu".

Chúng ta thường nói "phải lòng nhau". Khi nghe cụm từ này, tôi thường nghĩ tới việc săn thú ở
các khu rừng nhiệt đới. Người ta sẽ đào một cái hố trên đường đi của con thú, sau đó ngụy trang
bằng lá cây. Con thú tội nghiệp chạy trên con đường đó, mải mê với công việc của mình. Thế rồi
bất thình lình nó rơi xuống hố và sập bẫy.

Đây chính là cách mà chúng ta nói về tình yêu. Chúng ta đang đi bộ, làm những công việc bình
thường hàng ngày, bỗng nhiên, chúng ta nhìn thấy khi đi qua phòng hay đi xuống hội trường -
anh ấy/cô ấy - và "oa, chúng ta phải lòng nhau". Chúng ta không thể làm gì. Điều đó hoàn toàn
vượt ra khỏi tầm kiểm soát của chúng ta. Chúng ta nghĩ mình và chàng/nàng nhất định phải cưới
nhau, càng sớm càng tốt. Chúng ta kể cho bạn bè nghe và vì cũng có những tình huống tương tự,
nên bạn bè đều vui vẻ tác thành, rồi chúng ta yêu nhau, sau đó là đến thời gian kết hôn.

Thông thường khi yêu nhau chúng ta không quan tâm đến các yếu tố xã hội, tinh thần và những
mối quan tâm của chúng ta cũng cách xa nhau. Mục tiêu và hệ thống giá trị của chúng ta mâu
thuẫn nhau, nhưng chúng ta vẫn yêu nhau. Những mâu thuẫn trong các vấn đề này chỉ bắt đầu
xuất hiện sau một năm kết hôn, lúc này, rất có thể hai vợ chồng mới cưới sẽ ngồi trong văn
phòng của nhà tư vấn và nói: "Chúng tôi không còn yêu nhau nữa." Vì thế, họ đã sẵn sàng ly
hôn. Như vậy khi "tình yêu" không còn, thì "chắc chắn bạn đừng mong chúng tôi sống với nhau
nữa."

Khi cảm giác xao xuyến chế ngự


Tôi có một từ khác để diễn tả những trải nghiệm cảm xúc được nhắc đến ở trên, đó là "xao
xuyến". Xao xuyến là những cảm giác ấm áp, nôn nao mà chúng ta có với người khác giới.
Chính cảm xúc xao xuyến đó thúc đẩy chúng ta đi ra ngoài chỉ để ăn một cái bánh hamburger
cùng chàng/nàng. Đôi khi chúng ta mất cảm giác xao xuyến ngay từ buổi hẹn hò đầu tiên. Chỉ
đơn giản chúng ta thấy có điều gì đó ở họ đã làm "tắt ngóm" cảm xúc của chúng ta. Lần sau, họ
mời ta đi ăn bánh hamburger, ta từ chối vì không thấy đói. Tuy nhiên, trong mối quan hệ khác,
càng ở cùng nhau, thì chúng ta càng thấy xao xuyến. Chúng ta nghĩ về họ cả ngày lẫn đêm. Mọi
suy nghĩ và ám ảnh của chúng ta đều liên quan đến họ. Chúng ta thấy họ là người thú vị nhất,
đẹp nhất mà ta từng gặp. Chúng ta muốn ở bên họ mọi lúc, mọi nơi. Chúng ta mơ ước được chia
sẻ phần đời còn lại của mình với họ để làm cho nhau hạnh phúc.

Xin đừng hiểu lầm tôi. Tôi nghĩ cảm giác xao xuyến rất quan trọng. Chúng rất thật và tôi trân
trọng những cảm xúc đó. Nhưng chúng không phải là nền tảng cho một cuộc hôn nhân hạnh
phúc. Tất nhiên tôi không nghĩ rằng cặp đôi nào đó nên kết hôn với nhau mà không có cảm xúc
xốn xang này. Bởi những cung bậc cảm xúc đó là điều rất quan trọng trong tình yêu và hôn nhân,
nó giống như một quả dâu tây được trang trí trên món kem sundae(1). Nhưng bạn không thể có
một món kem sundae với chỉ dâu tây. Trong cuốn sách này, tôi sẽ lần lượt đưa ra rất nhiều yếu tố
khác được coi là nền tảng cần thiết trong việc quyết định đi đến hôn nhân.

Tình yêu là một trải nghiệm cảm xúc và ám ảnh. Tuy nhiên, cảm xúc rồi sẽ dần thay đổi và nỗi
ám ảnh thì sẽ mờ dần. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tuổi thọ trung bình của nỗi ám ảnh "tình yêu" là
10

hai năm. Một số trường hợp có thể dài hơn còn một số ít trường hợp ngắn hơn, nhưng trung bình
là hai năm. Khi những cảm giác xao xuyến của chúng ta dần mất đi thì những khía cạnh mà
chúng ta đã coi thường khi chúng ta còn đang trong giai đoạn phấn khích bắt đầu trở thành
những vấn đề quan trọng. Những khác biệt bắt đầu xuất hiện và chúng ta thường tranh cãi với
người mà trước đây chúng ta nghĩ là rất hoàn hảo. Giờ đây chúng ta khám phá ra rằng bản thân
tình yêu không đủ trở thành nền tảng cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Nếu bạn đang trong giai đoạn hẹn hò và có thể dự tính về một cuộc hôn nhân, tôi khuyên bạn nên
đọc phần Phụ lục của cuốn sách này. Tôi tin rằng mục đích chính của hẹn hò là để biết về nhau
và để kiểm tra những nền tảng cơ bản: thể chất, tinh thần, xã hội, cảm xúc, trí tuệ cho một cuộc
hôn nhân. Chỉ bạn mới có thể đưa ra quyết định khôn ngoan - kết hôn hay không kết hôn. Những
câu hỏi trong phần bài tập ở phần Phụ lục sẽ giúp bạn thảo luận về những nền tảng cơ bản này.

1. Trên thang điểm từ 0 - 10, bạn hãy chấm điểm mức độ "xao xuyến" của bạn với người bạn
đang hẹn hò.

2. Nếu "tuổi thọ" trung bình của cảm giác xao xuyến là hai năm, thì bạn mong đợi cảm giác xao
xuyến của bạn với người ấy sẽ kéo dài bao lâu?

3. Trong các khía cạnh sau, bạn khám phá ra khả năng tương thích của các bạn ở mức độ nào?

♥ Đối đáp thông minh

♥ Kiểm soát cảm xúc

♥ Mối quan tâm xã hội

♥ Hòa hợp về mặt đời sống tâm linh

♥ Các giá trị chung

4. Nếu bạn muốn tìm hiểu những khía cạnh này đầy đủ hơn, bạn có thể sử dụng những câu hỏi
trong phần Phụ lục "Phát triển mối quan hệ hẹn hò lành mạnh".
11

2. Ước gì tôi biết...TÌNH YÊU


LÃNG MẠN CÓ HAI GIAI ĐOẠN

ôi gặp Jan tại sân bay ở Chicago, khi cô đang trên đường đi thăm vị hôn phu của
mình vào dịp cuối tuần. Khi cô hỏi tôi đi đâu, tôi trả lời: "Tôi đến Milwaukee, Wisconsin, để dự
một hội thảo về hôn nhân vào ngày mai." Cô hỏi đầy ngạc nhiên: "Ồ, anh làm gì tại một hội thảo
về hôn nhân?" "Tôi cố gắng cung cấp cho mọi người những ý tưởng thực tế để họ chuẩn bị cho
cuộc hôn nhân của mình," tôi đáp. Với ánh mắt vô cùng ngạc nhiên, cô hỏi: "Tại sao anh lại phải
làm việc về một cuộc hôn nhân? Nếu anh yêu ai đó, thì đó không phải là tất cả vấn đề sao?" Tôi
biết cô rất chân thành bởi trước khi cưới, tôi cũng có cùng suy nghĩ với cô.

Vì cả hai chúng tôi đều đi chuyến bay tiếp theo,


nên tôi có thời gian để giải thích cho Jan hiểu về
hai giai đoạn của một tình yêu lãng mạn. Giai
đoạn thứ nhất đòi hỏi chúng ta ít nỗ lực hơn.
Chúng ta cùng được thúc đẩy bởi cảm xúc phấn
khích (như tôi đã mô tả ở chương trước). Chúng
ta gọi giai đoạn này là "trong tình yêu". Khi
chúng ta đang trong tình yêu, chúng ta sẽ sẵn
sàng làm mọi thứ cho nhau mà không toan tính
điều gì. Chúng ta sẽ lái xe hàng trăm cây số hay
bay nửa vòng đất nước chỉ để có thể bên nhau
ngày cuối tuần. Jan gật đầu đồng ý. Người mà
chúng ta yêu sẽ trở nên hoàn hảo - ít nhất là hoàn
hảo trong mắt chúng ta. Tôi nhanh nhẹn nói
thêm: "Bây giờ, mẹ bạn có thể có ý kiến khác.
Bà có thể nói: 'Con yêu, con đã xem xét...' Jan
mỉm cười và nói: "Đúng thế, tôi đã nghe mẹ nói
như thế."

Trong giai đoạn này của tình yêu lãng mạn, các cặp đôi không phải xử lýcác mối quan hệ. Họ có
thể dùng nguồn năng lượng tràn trề của mình để làm mọi thứ cho nhau, nhưng không coi đó là
làm việc. Họ thường dùng từ sung sướng để nói về điều đó. Họ cảm thấy phấn khởi, tự hào khi
có cơ hội làm điều gì đó ý nghĩa cho người mình yêu. Họ mong muốn làm cho nhau hạnh phúc
và họ thường xuyên làm như vậy. Tuy nhiên, như tôi đã nói ở Chương 1, tuổi thọ trung bình của
giai đoạn đầu trong tình yêu lãng mạn chỉ là hai năm. Chúng ta không sống mãi trong cảm giác
hân hoan, phấn khích của tình yêu. Thực tế, đây là một điều tốt bởi khi bạn đang trong tình
yêu, bạn sẽ khó mà tập trung được vào điều gì khác. Nếu đang ngồi trên ghế nhà trường mà bạn
đã yêu, thì điểm số của bạn rất có thể giảm sút. Ngày mai bạn có bài kiểm tra về Cuộc chiến
12

tranh năm 1812. Ai quan tâm đến cuộc chiến tranh đó khi bạn đang yêu cơ chứ? Việc học dường
như không còn quan trọng, điều quan trọng là được ở bên người mình yêu. Thực tế nhiều người
bỏ học giữa chừng và lựa chọn kết hôn là bởi người yêu của họ chuyển đến nơi khác và họ muốn
đi cùng người yêu mình.

Nếu sự ám ảnh của tình yêu trong giai đoạn phấn khích kéo dài đến 20 năm sau, thì rất ít người
trong chúng ta có thể hoàn thành được việc học hành và đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp của
mình. Việc tham gia vào các vấn đề xã hội và các chương trình thiện nguyện cũng sẽ là con số
không. Khi chúng ta đắm chìm trong tình yêu, thế giới xung quanh không còn quan trọng. Chúng
ta hoàn toàn tập trung vào việc ở bên người mình yêu và làm cho nhau hạnh phúc.

Trước khi tôi kết hôn, không ai nói cho tôi biết rằng tình yêu lãng mạn có hai giai đoạn. Tôi chỉ
biết rằng tôi yêu Karolyn và nghĩ rằng những cảm xúc mà tôi dành cho nàng sẽ theo tôi suốt cuộc
đời. Tôi muốn làm cho nàng hạnh phúc, tôi biết rằng nàng cũng muốn làm điều đó cho tôi. Thực
tế, khi cảm xúc đỉnh cao đi vào thoái trào thì tôi bị vỡ mộng. Tôi nhớ tới lời cảnh báo của mẹ tôi
và tôi đã bị ám ảnh bởi suy nghĩ: "Mình đã cưới nhầm người." Tôi lập luận rằng nếu tôi cưới
đúng người thì chắc chắn những cảm xúc của tôi dành cho nàng sẽ không giảm sút nhanh chóng
đến vậy sau khi kết hôn. Thật khó lòng để thay đổi những suy nghĩ đau khổ ấy. Giờ đây những
khó khăn của chúng ta dường như đã quá rõ ràng. Tại sao chúng ta lại không nhận ra điều đó
sớm hơn?

Giai đoạn thứ hai của tình yêu


Tôi ước gì có ai đó nói cho tôi biết những gì tôi đang suy nghĩ và cảm nhận là bình thường, rằng
trong thực tế, tình yêu lãng mạn có hai giai đoạn và tôi đang thực hiện một quá trình chuyển đổi.
Thật không may là không ai nói với tôi điều này. Nếu như tôi nhận được những thông tin mà tôi
đang đem đến cho bạn, thì có lẽ nó đã cứu được tôi thoát khỏi những năm đấu tranh vật lộn trong
hôn nhân. Tôi đã khám phá ra rằng giai đoạn thứ hai của tình yêu lãng mạn đòi hỏi chúng ta phải
quan tâm nhiều hơn so với giai đoạn đầu. Vâng, giai đoạn này đòi hỏi chúng ta phải biết cách để
giữ cho cảm xúc tình yêu được sống mãi. Và những người nỗ lực để chuyển đổi từ giai đoạn thứ
nhất sang giai đoạn thứ hai, sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng.

Khi trở thành một nhà tư vấn trẻ về hôn


nhân, tôi bắt đầu khám phá ra rằng điều làm
cho người này cảm thấy được yêu có thể sẽ
không làm cho ngườikhác cảm thấy được
yêu, và khi vào giai đoạn "thoái trào" trong
tình yêu, các cặp đôi thường quên đi những
nỗ lực mà mình đã cố gắng để thể hiện tình
yêu của mình. Cô vợ nói: "Tôi cảm thấy
anh ấy không còn yêu tôi nữa," còn anh
chồng thì nói: "Tôi thật sự không hiểu. Tôi
đã làm việc rất chăm chỉ. Tôi đã rửa xe ô tô
sạch sẽ, tôi cắt cỏ đều đặn vào cuối tuần.
Tôi đã giúp cô ấy dọn dẹp nhà cửa. Tôi
không hiểu cô ấy còn muốn gì nữa." Cô vợ
đáp lại: "Vâng anh ấy đã làm tất cả những
13

điều đó. Anh ấy đúng là một người đàn ông


chăm chỉ." Và với những giọt nước mắt lăn
dài trên má, cô nói: "Nhưng chúng tôi
không bao giờ nói chuyện với nhau."

Và cứ thế, tôi liên tục nghe được những câu chuyện tương tự. Vì vậy, tôi quyết định xem lại
những phần ghi chép mà tôi đã thực hiện khi tôi tư vấn cho các cặp vợ chồng và tự hỏi: "Khi có
ai đó nói rằng 'Tôi cảm thấy vợ tôi/chồng tôi không còn yêu tôi nữa' thì thực sự họ đang tìm kiếm
điều gì? Họ muốn gì? Họ đang phàn nàn về điều gì?" Sau khi xem xét, tôi đưa ra kết luận rằng
những lời phàn nàn của họ có thể rơi vào năm loại, mà sau này tôi gọi là năm ngôn ngữ tình yêu.

Mỗi chúng ta lớn lên sẽ nói một ngôn ngữ với một phương ngữ riêng. Tôi đang nói tiếng Anh -
phong cách miền Nam. Tất cả mọi người đều có một ngôn ngữ và đó là điều chúng ta hiểu tốt
nhất. Điều tương tự cũng đúng với tình yêu. Mỗi người có một ngôn ngữ tình yêu riêng. Với
chúng ta, một trong năm ngôn ngữ tình yêu có cảm xúc sâu sắc hơn so với bốn ngôn ngữ tình
yêu còn lại. Tôi khám phá ra rằng thật hiếm khi hai vợ chồng có cùng một ngôn ngữ tình yêu,
bởi bản chất chúng ta có xu hướng nói ngôn ngữ của chính mình. Những điều khiến chúng ta
cảm thấy được yêu là những điều mà chúng ta thường làm cho người yêu của mình. Nhưng nếu
đó không phải là ngôn ngữ tình yêu của cô ấy/anh ấy, thì nó sẽ không có ý nghĩa gì với họ.
Trong tình huống kể trên, người chồng đang nói thứ ngôn ngữ tình yêu của hành động phục
vụ. Anh ấy rửa xe, cắt cỏ, giúp vợ làm việc nhà. Với anh, đây chính là cách để anh thể hiện tình
yêu. Nhưng ngôn ngữ tình yêu của người vợ lại là thời gian chia sẻ. Cô ấy nói: "Chúng tôi không
bao giờ nói chuyện với nhau." Điều khiến cho cô cảm thấy được yêu là chồng phải tập trung trò
chuyện, chia sẻ và lắng nghe mình. Người chồng chân thành bày tỏ tình yêu, nhưng đó không
phải là thứ ngôn ngữ tình yêu của người vợ.

Để bạn có thể hiểu hơn về năm ngôn ngữ tình yêu, tôi xin được tóm tắt về từng ngôn ngữ tình
yêu này.

1. Lời khen ngợi. Đây là ngôn ngữ sử dụng những từ ngữ khen ngợi dành cho người khác. "Em
thật sự xúc động khi thấy anh rửa xe. Thật tuyệt vời." "Cảm ơn anh đã đi đổ rác giúp em. Anh là
người tuyệt vời nhất." "Em mặc váy đó đó rất đẹp đấy." "Em yêu anh bởi anh rất lạc quan." "Em
rất khâm phục cách anh giúp đỡ mẹ." "Nụ cười của em như có sức lan truyền vậy. Em có thấy
dường như tất cả mọi người đều phấn khởi khi em bước vào phòng không?" Tất cả những câu
nói trên đều là những lời khen ngợi. Ngôn từ của bạn chỉ tập trung vào cá tính của người khác
hoặc cách họ nhìn, hoặc điều gì đó họ làm cho bạn hay cho người khác. Để nói được ngôn ngữ
tình yêu này, bạn hãy tìm ra những điểm mà bạn khâm phục hoặc đánh giá cao ở người khác và
thể hiện sự khâm phục của mình bằng lời nói. Nếu như ngôn ngữ tình yêu của một người là lời
khen ngợi, thì ngôn từ của bạn sẽ giống như những hạt mưa tưới mát đất đai khô cằn. Không gì
có thể nói lên tình yêu của bạn sâu sắc hơn những lời khen ngợi.

2. Hành động phục vụ. Với những người này, hành động hơn lời nói. Nếu bạn nói với họ những
lời khen ngợi như: "Anh rất khâm phục em, em trông rất tuyệt, anh yêu em", có thể họ sẽ nghĩ và
nói rằng: "Nếu anh yêu em, tại sao anh không giúp em dọn dẹp nhà cửa?" Nếu hành động phục
vụlà ngôn ngữ tình yêu chính của họ, thì hành động rửa xe, cắt cỏ, dọn dẹp nhà cửa, thay bỉm cho
14

em bé chính là những điều khiến họ cảm thấy được yêu. Chìa khóa trong tình yêu với những
người này là tìm ra những điều mà họ muốn bạn làm cho họ để làm. Sau đó thực hiện chúng một
cách đều đặn.

3. Quà tặng. Với những người này, điều làm họ cảm thấy được yêu nhất chính là được nhận một
món quà. Món quà ấy sẽ làm họ nghĩ là: "Anh ấy quan tâm đến mình." Món quà tốt nhất là món
quà được đón nhận. Tặng cô ấy một cái cần câu cá trong khi cô không thích đi câu chắc chắn
không phải là cách thể hiện tình yêu hiệu quả. Vậy làm thế nào để biết được người khác thích gì?
Bí quyết là bạn hãy đưa ra những câu hỏi và quan sát. Bạn quan sát xem khi nhận quà từ các
thành viên khác trong gia đình, cô ấy/anh ấy đã nhận xét, bình luận gì. Lắng nghe cẩn thận và
bạn sẽ khám phá ra món quà mà họ mong muốn được nhận nhất. Bạn cũng hãy lắng nghe những
lời nhận xét của họ khi họ xem một catalog sản phẩm hay các chương trình quảng cáo. Nếu họ
nói: "Em/Anh rất muốn có một trong những thứ đó", thì bạn hãy ghi chú lại. Bạn cũng có thể
thẳng thắn nói: "Anh muốn tặng em một món quà, anh sẽ đưa em xem danh sách những thứ mà
em thích nhé." Tặng một món quà mà họ yêu cầu sẽ tốt hơn so với việc làm họ ngạc nhiên với
một món quà mà họ không thích. Không phải món quà nào cũng cần phải đắt tiền. Một bông
hồng, một thanh kẹo, một tấm thiệp, một cuốn sách - bất kể thứ gì trong số đó cũng có thể nói
lên tình yêu sâu sắc của bạn với người mà ngôn ngữ tình yêu của họ là quà tặng.

4. Thời gian chia sẻ. Thời gian chia sẻ là thời gian mà khi đó bạn dành cho người khác tất cả sự
chú ý của bạn. Nó không phải là việc các bạn ngồi trong một phòng và cùng xem ti vi. Bạn phải
thật sự chú ý đến người đó. Thời gian chia sẻ là các bạn ngồi trong một phòng, ti vi tắt, tạp chí để
trên bàn, các bạn nhìn nhau, trò chuyện và lắng nghe. Thời gian chia sẻ cũng có thể là thời gian
các bạn trò chuyện khi đi dạo miễn sao mục đích của việc đi dạo là được ở bên nhau, chứ không
đơn giản chỉ là tập thể dục. Các cặp vợ chồng cùng nhau tới nhà hàng nhưng lại không nói
chuyện với nhau thì không được gọi là ngôn ngữ tình yêu của thời gian chia sẻ. Họ chỉ tới nhà
hàng với mục đích đáp ứng nhu cầu ăn uống của cơ thể. Thời gian chia sẻ là khi: "Em/Anh đang
làm việc này bởi em/anh muốn ở bên anh/em." Bất kể bạn làm gì, làm vườn hay đi cắm trại cùng
nhau thì mục đích trên hết là dành thời gian cho nhau. Với một số người, không gì có thể làm họ
cảm thấy được yêu nhiều hơn việc dành thời gian chia sẻ cùng nhau.

5. Cử chỉ âu yếm. Từ lâu chúng ta đã biết đến sức mạnh cảm xúc của những cử chỉ âu yếm.
Nghiên cứu chỉ ra rằng những em bé được âu yếm, ôm ấp sẽ có cảm xúc tốt hơn những trẻ không
được âu yếm trong suốt thời gian dài. Mỗi nền văn hóa đều có những cử chỉ âu yếm phù hợp và
không phù hợp giữa những người khác giới. Âu yếm phù hợp là tình yêu. Âu yếm không phù
hợp là hạ thấp phẩm giá. Với những người mà ngôn ngữ tình yêu là cử chỉ âu yếm thì không gì
có thể thể hiện tình yêu sâu sắc hơn những cử chỉ âu yếm phù hợp.

Tìm ra ngôn ngữ tình yêu của bạn


Có ba phương pháp giúp bạn khám phá ra ngôn ngữ tình yêu của mình. Thứ nhất, quan sát hành
vi của chính bạn. Bạn thể hiện tình yêu và đánh giá người khác như thế nào? Nếu bạn thường
xuyên vỗ về hoặc ôm hôn người khác thì ngôn ngữ tình yêu của bạn có thể là cử chỉ âu yếm. Nếu
bạn luôn dành cho người khác những lời khích lệ thì ngôn ngữ tình yêu của bạn có thể là lời khen
ngợi. Nếu bạn là người thích được nhận quà thì có lẽ điều bạn mong muốn là quà tặng. Nếu bạn
thích ăn trưa hoặc thích đi dạo với một người bạn thì thời gian chia sẻ là ngôn ngữ tình yêu của
15

bạn. Nếu bạn luôn tìm cách giúp đỡ người khác, thì hành động phục vụchính là ngôn ngữ tình
yêu của bạn. Ngôn ngữ mà bạn "nói" rất có thể là ngôn ngữ mà bạn muốn nhận.

Thứ hai, bạn thường phàn nàn về điều gì? Trong mọi mối quan hệ, điều gì khiến bạn hay phàn
nàn nhất? Nếu bạn thường xuyên phàn nàn rằng mọi người không giúp đỡ bạn, thì có thể hành
động phục vụ là ngôn ngữ tình yêu của bạn. Nếu bạn nói với một người bạn: "Chúng ta không có
thời gian ở bên nhau", thì có thể bạn đang yêu cầu thời gian chia sẻ. Nếu người yêu bạn đi công
tác xa và bạn nhắc anh ấy: "Anh không có quà gì cho em sao?" thì có thể quà tặng chính là ngôn
ngữ tình yêu của bạn. Nếu bạn nói: "Em không nghĩ rằng anh sẽ liên lạc với em nếu như em
không bắt đầu trước" thì có lẽ cử chỉ âu yếm chính là ngôn ngữ tình yêu của bạn. Nếu bạn phàn
nàn: "Tôi không làm được điều gì đúng cả" thì có thể khen ngợi thật sự quan trọng với bạn.
Những lời phàn nàn sẽ hé lộ điều mà bạn mong muốn nhận được từ người khác.

Thứ ba, điều gì bạn yêu cầu thường xuyên nhất? Nếu bạn bè của bạn có một chuyến công tác xa
và bạn nói: "Hãy mang về cho mình một sự ngạc nhiên nhé", thì có lẽ bạn đang nói rằng quà
tặng rất quan trọng với bạn. Nếu bạn nói: "Chúng ta có thể cùng nhau đi dạo tối nay được
không?" thì bạn đang yêu cầu thời gian chia sẻ. Nếu bạn yêu cầu được ôm hôn, thì bạn đang cho
biết cử chỉ âu yếm rất ấn tượng với bạn. Nếu bạn thường xuyên yêu cầu mọi người làm những
việc giúp đỡ bạn, thì hành động phục vụ có lẽ là ngôn ngữ tình yêu của bạn. Khi bạn hỏi: "Tôi có
làm tốt không?" thì bạn đang yêu cầu mọi người khen ngợi bạn.

Hãy quan sát cách bạn thể hiện tình yêu và đánh giá người khác thường xuyên nhất, đồng thời
liệt kê ra những điều mà bạn hay phàn nàn và yêu cầu, bạn sẽ xác định được ngôn ngữ tình yêu
của mình.

Rõ ràng học để nói một ngôn ngữ tình yêu khác, chứ không phải của bạn, đòi hỏi bạn phải nỗ lực
rất nhiều. Một người trưởng thành trong môi trường không thường xuyên nhận được những lời
khen ngợi thì có thể rất khó khăn để nói lời khen ngợi. Một người lớn lên trong gia đình mà các
thành viên không dành cho nhau những cử chỉ ôm hôn ấm áp, thì anh ta sẽ phải học cách nói
ngôn ngữ của cử chỉ âu yếm. Điều đáng mừng là tất cả những ngôn ngữ tình yêu này đều có thể
học được và bạn càng "nói" nhiều, chúng sẽ càng trở nên dễ dàng hơn.

Ngôn ngữ tình yêu của vợ tôi là hành động phục vụ. Đó là lý do tại sao tôi lau sàn nhà, rửa bát
đĩa và thường xuyên đổ rác. Đó là cái giá rất nhỏ giúp tôi giữ được tình yêu bền vững. Ngôn ngữ
tình yêu của tôi là những lời khen ngợi. Đó là lý do tại sao tôi không bao giờ rời nhà mà không
nghe thấy những từ ngữ tích cực mà vợ dành cho tôi. Không chút do dự, tôi có thể nói rằng giờ
đây những cảm xúc trong tình yêu của chúng tôi sâu sắc hơn rất nhiều so với những ngày đầu
tiên - khi chúng tôi trong giai đoạn đầu của tình yêu với những cảm xúc xao xuyến. Duy trì tình
yêu lãng mạn bền lâu trong một cuộc hôn nhân đòi hỏi bạn phải thực hiện thành công bước
chuyển đổi từ giai đoạn thứ nhất sang giai đoạn thứ hai. Học về ngôn ngữ tình yêu của người
khác ngay từ khi đang hẹn hò sẽ giúp bạn chuyển đổi dễ dàng hơn. Đó chính là mong muốn của
tôi dành cho bạn.
16

1. Bạn nghĩ ngôn ngữ tình yêu của bạn là gì? Tại sao?

2. Nếu bạn đang hẹn hò, bạn nghĩ ngôn ngữ tình yêu của đối phương là gì?

3. Hãy thảo luận xem làm thế nào để thông tin trong phần này sẽ giúp nâng cao mối quan hệ của
bạn?

3. Ước gì tôi biết...CÂU NÓI “MẸ


NÀO CON NẤY, CHA NÀO CON
NẤY” KHÔNG PHẢI LÀ CHUYỆN
HOANG ĐƯỜNG

ôi không nói rằng cô gái mà bạn cưới sẽ giống hệt mẹ cô ấy hay chàng trai mà
bạn cưới sẽ giống hệt cha anh ấy. Tôi đang nói rằng bạn chịu ảnh hưởng sâu sắc của cả cha lẫn
mẹ.

Nếu anh ta có một người cha độc đoán và hay chửi rủa thì đừng ngạc nhiên khi trong 10 năm tới
anh ta sẽ có đặc điểm tương tự. Ở một số mức độ, tất cả chúng ta đều là sản phẩm của môi
trường chúng ta sinh sống. Các nghiên cứu chỉ ra rằng một người đàn ông bạo hành thì thường
xuyên bị bạo hành khi còn là một đứa trẻ.

Bạn có thể hỏi: "Nhưng chúng ta không thể học hỏi từ những trải nghiệm đáng thương của họ và
thay đổi hành vi của mình sao?" Câu trả lời là có và từ quan trọng ở đây là "học hỏi". Nếu con
trai của một kẻ bạo hành không hiểu về bạo hành - tại sao cha mình lại trở thành một kẻ bạo
hành và mình phải làm gì để phá bỏ khuôn mẫu đó - thì sau đó anh ta cũng rất dễ lặp lại hình
mẫu của cha mình.
17

Nếu mẹ của một cô gái nghiện rượu thì chúng ta biết rằng theo thống kê, cô gái cũng rất dễ trở
thành một người nghiện rượu. Tuy nhiên, cô gái đó không phải sinh ra đã nghiện rượu. Nếu cô
có hành động tích cực để hiểu về những tác hại của việc nghiện rượu và biết cách xây dựng tích
cực hơn để giải tỏa căng thẳng và thất vọng thì cô có thể phá bỏ dây chuyền nghiện rượu từ mẹ
cô. Do đó, trong một mối quan hệ hẹn hò, nếu cha mẹ của một trong hai bạn có lối sống tiêu cực
thì bạn hãy thật tỉnh táo, tích cực tham gia các lớp học, đọc sách báo, nói chuyện với nhà tư vấn
và thảo luận với nhau về những điều bạn đang học hỏi, để tránh đi vào vết xe cũ của cha mẹ.

Để thấy rõ hơn, bạn trai hãy nhìn vào hình ảnh của cha mình, bạn gái hãy nhìn vào hình ảnh của
mẹ mình, bạn sẽ thấy được hình ảnh của mình 20 năm sau trong hình ảnh hiện tại của họ. Nếu
cha bị hói thì cậu con trai trông cũng sẽ như vậy trong 20 năm nữa. Nếu mẹ là người tích cực và
tràn đầy năng lượng thì con gái cũng sẽ là người như vậy.

Mới đây vợ chồng tôi đã dành một tuần nghỉ ngơi tại bãi biển với con gái Shelly cùng chồng của
con bé - John, và bốn đứa cháu ngoại. Sau bữa sáng đầu tiên, chúng tôi cầm ô ra biển. Con rể của
chúng tôi quỳ gối, dùng khoan để khoan lỗ cắm những cái ô che nắng. Với nụ cười hớn hở, con
gái tôi đã thọc tay vào xô nước và vẩy nước lạnh bắn tung tóe vào lưng chồng. Tôi nói với con
bé: "Con đang minh họa cho một điểm trong cuốn sách của bố đấy -'mẹ nào con ấy'. Con đang
làm những gì mà mẹ con thường thích làm." Ngày hôm sau khi Jonh đang đi đến cửa hàng bách
hóa, thì Shelly nói với chúng tôi - đủ lớn để John có thể nghe thấy: "Anh ấy là một người chồng
tuyệt vời bố mẹ ạ." Đó cũng chính là điều mà mẹ con bé đã nói với tôi không biết bao nhiêu lần.
Dù không biết có bao nhiêu sự trung thực trong nhận xét này, nhưng phải thú thực là tôi rất thích
nghe điều đó. Và tôi cho rằng John cũng vậy.

Dù chúng ta đang nói về tính cách tích cực


hay tiêu cực, hầu hết chúng ta đều giống cha
mẹ mình nhiều hơn những gì mà chúng ta
nhận ra. Tôi còn nhớ một anh chồng trẻ đã
nói với tôi: "Tôi biết mẹ vợ tôi không bao
giờ trang điểm. Bà là một sản phẩm của 'thế
hệ hippi'. Nhưng tôi chưa bao giờ mơ ước
Julia sẽ quyết định ngừng trang điểm. Miễn
sao khi tôi gặp Julia thì cô ấy đã trang điểm
rồi. Chúng tôi không bao giờ nói tới chuyện
này khi còn đang hẹn hò bởi tôi không nghĩ
nó là vấn đề. Nhưng giờ đây chúng tôi đã có
những tranh cãi về ưu và nhược điểm của
việc trang điểm. Tôi không nghĩ rằng mình
sẽ thắng trong cuộc tranh luận này."

Hình thức giao tiếp cũng là một khía cạnh khác mà chúng ta có thể bị ảnh hưởng từ cha mẹ. Ví
dụ, nếu bạn thấy mẹ của cô gái thường xuyên ngắt lời bố cô khi ông đang nói chuyện và bà
thường sửa lại những chi tiết trong câu chuyện của ông như: "Không, nó không phải là thứ Ba,
nó là thứ Tư" hoặc "Nó không phải là năm 2005 mà là năm 2006", thì bạn cũng có thể dự đoán
rằng cô gái cũng sẽ giống như mẹ cô. Hãy quan sát lối cư xử này khi bạn trò chuyện cùng cô gái.
18

Nếu nó làm bạn tổn thương, thì đây là lúc bạn cần trao đổi với cô ấy. Nếu lối cư xử này không
được thay đổi trước khi bạn kết hôn, thì nó sẽ không bao giờ tự động thay đổi sau khi bạn cưới.

Một chàng trai trẻ nói với tôi: "Tôi sợ chết


khiếp khi ở bên cạnh cha mẹ cô ấy. Mẹ cô ấy
nói như một cái máy. Bà kể những câu
chuyện phức tạp, đầy đủ mọi chi tiết. Tôi
cảm thấy như bị mắc kẹt khi có sự hiện diện
của bà. Tôi không biết chạy trốn vào đâu để
uống một cốc nước. Tôi cũng thấy Annie có
chút ít tính cách đó và tôi sợ rồi cô cũng sẽ
giống như mẹ cô. Tôi không nghĩ là mình có
thể quen được với việc này." Tôi đã thực sự
run lên khi nghe anh kể trong khi anh và cô
gái - Annie - vẫn đang hẹn hò. Tôi có thể nói
rằng Annie đã không biết những gì mà anh
đang nói. Tôi gợi ý chàng trai rằng lần sau
anh đến chơi mà có mẹ vợ ở nhà, thì anh hãy ghi âm lại cuộc trò chuyện của bà trong khoảng 30
phút và lần gặp nhau sau đó thì bật cho Annie nghe.

Sau đó, khi nghe lại cuộc ghi âm này, Annie đã nhận ra rằng hiếm khi mẹ cô đặt câu hỏi và nếu
bà có đưa ra câu hỏi thì bà chỉ để cho người khác một vài tích tắc trả lời trước khi bà "cướp lời"
của họ. Giờ đây cô đã hiểu cách nói chuyện này không chỉ gây khó chịu mà còn thực sự kìm chế
một cuộc đối thoại thực sự giữa hai người.

Vì lớn lên bên cạnh cha mẹ, nên chúng ta không nhận ra kiểu giao tiếp của họ là kiểu giao tiếp
không lành mạnh. Đối với chúng ta, chỉ đơn giản đó là kiểu giao tiếp đã có và luôn như vậy. Phải
có ai đó không phải là thành viên trong gia đình đưa ra kiểu giao tiếp đúng đắn để giúp chúng ta
hiểu rằng tại sao kiểu giao tiếp của cha mẹ mình cần thay đổi. Bởi chúng ta bị ảnh hưởng sâu sắc
từ phong cách giao tiếp của cha mẹ mình, nên chúng ta mặc nhiên chấp nhận nó như là của mình.
Tin tốt là những kiểu giao tiếp này có thể thay đổi và thời gian để thay đổi là khi bạn đang hẹn
hò.

Nếu bạn quan sát cha mẹ chàng đang tranh luận với nhau và bạn thấy rằng cuối cùng bao giờ cha
chàng cũng bước ra khỏi phòng để câu nói sau cùng của vợ treo giữa thinh không, thì bạn có thể
đoán được rằng đây cũng chính là cách mà chàng trai bạn đang hẹn hò sẽ đáp lại cuộc tranh luận
với bạn sau khi kết hôn. Tất nhiên, trừ khi chàng trai đọc cuốn sách này và cả hai bạn tìm ra cách
thức hiệu quả hơn để giải quyết những xung đột.

Hãy nhìn vào những cư xử lịch sự, nhã nhặn mà cha mẹ người bạn đang hẹn hò dành cho nhau.
Bố cô gái có mở cửa xe cho mẹ cô không? Nếu có, thì đây cũng chính là điều mà cô gái mong
muốn ở bạn. Bố chàng trai có cởi giầy ra trước khi bước vào nhà không? Nếu không, thì đây có
thể chính là điều mà bạn cũng có thể tìm thấy ở chàng trai mà bạn đang hẹn hò. Bạn có nghe thấy
mẹ cô gái cướp lời của bố cô trước khi ông có cơ hội được nói không? Nếu có, thì đây cũng có
thể là điều mà bạn có thể đoán được ở cô gái. Bố chàng trai có nhìn vào mắt mẹ chàng trai khi bà
nói chuyện không hay ông ngồi dán mắt vào ti vi mà chẳng đáp lại câu nào? Bố làm gì thì con
19

trai sẽ làm vậy. Mẹ cô gái có liên tục rầy la bố cô vì ông không dọn gara hay một nhiệm vụ nào
đó mà bà muốn ông làm không? Nếu có, thì bạn đã dự đoán được kết quả từ cô gái của mình rồi
đấy.

Bố chàng trai là người trầm tính và kín đáo hay to tiếng và thẳng thắn? Mẹ cô gái có phải là
người độc lập, luôn làm theo quyết định của mình và hiếm khi bàn bạc với chồng con? Bà có
phải là người khéo nấu ăn không? Bố chàng trai có giữ xe ô tô sạch sẽ không? Mẹ cô gái ở nhà
làm công việc nội trợ hay bà cũng có sự nghiệp riêng? Bố chàng trai tự mở công ty riêng hay đi
làm cho công ty nào đó? Ông tự mình cắt cỏ hay thuê thợ cắt cỏ? Mẹ cô gái có làm một album
ảnh cho gia đình không? Bà là người rất tích cực trong các hoạt động của nhà thờ? Bố chàng trai
thì sao? Trả lời tất cả những câu hỏi này sẽ nói cho bạn biết những gì bạn có thể mong đợi nếu
bạn cưới người bạn đang hẹn hò. Nếu bất kỳ câu trả lời nào khiến bạn băn khoăn, thì đây chính
là lúc bạn cần trao đổi cởi mở về vấn đề đó. Giải pháp nằm ở việc chúng ta chấp nhận những đặc
điểm này hoặc đàm phán để thay đổi.

Trong xã hội phát triển nhanh chóng của chúng ta hiện nay, các cặp đôi đang hẹn hò thường
dành rất ít thời gian với cha mẹ của nhau. Họ tiến tới hôn nhân mà không có bất kỳ sự hiểu biết
rõ ràng nào về cha mẹ mà người kia lớn lên cùng. Không dành thời gian ở bên cha mẹ của nhau,
nên các cặp đôi cũng không có cơ hội quan sát lối cư xử và cách giao tiếp của cha mẹ người kia.
Họ có thể đánh giá rất cao những điều tích cực mà họ nhìn thấy nhưng lại không chú ý tới những
lời nói hay lối cư xử tiêu cực của cha mẹ người kia - bởi họ không thể tưởng tượng được người
mà họ đang hẹn hò lại sẽ chấp nhận hay có những lối cư xử tiêu cực đó.

Điều tôi muốn nói với bạn là thực tế họ rất dễ chấp nhận những lối cư xử tiêu cực đó - trừ khi họ
có ý thức thay đổi và từng bước thực hiện những hành động tích cực để không bị cuốn trôi vào
lối cư xử giống như cha mẹ mà họ đã thấy từ thời thơ ấu.

Đây là lý do tại sao tôi khuyến khích các cặp đôi hãy dành đủ thời gian bên cha mẹ của nhau để
biết được về tính cách, lối giao tiếp, giá trị và đặc biệt là cách họ đối xử với nhau như thế nào.
Đây chính là khuôn mẫu ảnh hưởng sâu sắc tới người mà bạn đang hẹn hò. Nếu bạn nhận ra
những điều gây phiền phức cho bạn, bạn cần thảo luận ngay với "đối tác" bạn đang hẹn hò. Nếu
những mối quan tâm của bạn nghiêm trọng, thì bạn cần thảo luận về các bước cần thực hiện để
câu nói "mẹ nào con nấy, cha nào con nấy" sẽ không gây ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn.

DÀNH CHO CON TRAI

1. Lên danh sách những điều mà bạn thích ở cha mình. Sau đó hãy lên danh sách những điều mà
bạn cho là những đặc điểm tiêu cực ở cha mình. Nếu cô gái mà bạn đang hẹn hò có thời gian ở
bên cha bạn, hãy hỏi xem cô ấy có nhận xét giống bạn về cha bạn không.
20

2. Hãy dựa vào danh sách trên để thảo luận về những điều mà bạn muốn cha mình thay đổi.

3. Bạn bắt đầu thực hiện những bước cụ thể nào để tạo ra những thay đổi?

DÀNH CHO CON GÁI

1. Lên danh sách những điều mà bạn thích ở mẹ mình. Sau đó hãy lên danh sách những điều mà
bạn cho là những đặc điểm tiêu cực ở mẹ mình. Nếu chàng trai mà bạn đang hẹn hò có thời gian
ở bên mẹ bạn, hãy hỏi xem anh ấy có nhận xét giống bạn về mẹ bạn không.

2. Hãy dựa vào danh sách trên để thảo luận về những điều mà bạn muốn mẹ mình thay đổi.

3. Bạn bắt đầu thực hiện những bước cụ thể nào để tạo ra những thay đổi?

4. Ước gì tôi biết...CÁCH GIẢI


QUYẾT BẤT ĐỒNG MÀ KHÔNG
TỨC GIẬN

hi còn đang hẹn hò, chúng tôi không bao giờ nghĩ rằng chúng tôi có bất kỳ mối
bất đồng nào đáng kể. Dường như chúng tôi rất hợp nhau. Tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì mà
nàng mong muốn và dường như nàng cũng sẵn sàng làm theo những lời chỉ dẫn của tôi. Đó
chính là một trong những điều nàng cuốn hút tôi. Suy nghĩ liệu bao giờ chúng tôi kết thúc cuộc
tranh luận không bao giờ xảy ra với tôi.

Tuy nhiên, ngay từ lúc bắt đầu tuần trăng mật và năm đầu tiên sau khi kết hôn, giữa chúng tôi bắt
đầu nảy sinh nhiều xung đột. Tôi không thể tưởng tượng ra nàng đã phi lý như thế nào và nàng
cũng không thể tưởng tượng được là tôi lại khắt khe và khó tính đến thế. Tôi lại thấy đó không
phải là tôi khắt khe mà chỉ là tôi biết ý tưởng của tôi là ý tưởng tốt nhất. Dĩ nhiên, nàng cũng
cảm thấy như vậy về những ý tưởng của mình. Không ai nói cho chúng tôi biết những xung đột
này là điều rất bình thường của mọi cuộc hôn nhân. Không có cặp vợ chồng nào lại không có
những xung đột, vì một lý do đơn giản - mỗi chúng ta là một cá thể. Vì thế chúng ta có mong
muốn khác nhau, sở thích khác nhau, những điều khác biệt đó có thể làm tổn thương chúng ta. Ví
dụ, tôi khám phá ra rằng Karolyn rất thích xem ti vi, trong khi tôi nghĩ xem ti vi là lãng phí thời
gian. Tại sao lại không đọc một cuốn sách hay học điều gì đó? "Mọi người có học được điều gì
khi xem ti vi không?" Đó là quan điểm của tôi. Nàng tranh luận rằng xem ti vi là cách nàng thư
giãn và ngược với quan điểm của tôi, nàng cho rằng có rất nhiều điều mà mọi người có thể học
21

được khi xem ti vi. Vì thế, việc xem ti vi trở thành "điểm tấy" trong mối quan hệ của chúng tôi
và thường "tấy" lên một cách định kỳ thành các cuộc tranh luận toàn diện. Qua các năm, chúng
tôi càng thấy xuất hiện nhiều "điểm tấy" hơn trong mối quan hệ của mình. Và cuộc hôn nhân của
chúng tôi trở thành những cuộc tranh cãi kéo dài.

Khi đó, tôi đinh ninh rằng mình đã


kết hôn sai, bởi nếu tôi kết hôn đúng
người thì chắc chắn chúng tôi đã
không như thế này. Tôi chắc rằng
Karolyn cũng có ý nghĩ như vậy.
Nhưng sau khi nói chuyện với các
cặp vợ chồng lớn tuổi hơn, chúng tôi
phát hiện ra rằng mọi cuộc hôn nhân
đều có xung đột. Một số cặp vợ
chồng đã học được cách giải quyết
xung đột một cách thân thiện trong
khi các cặp khác lại tranh cãi nảy
lửa. Vợ chồng tôi tự thấy mình rơi
vào loại thứ hai.

Hơn 30 năm, tôi đã ngồi trong văn


phòng tư vấn lắng nghe các cặp vợ
chồng khác chia sẻ sự thất

vọng của họ về một cuộc sống luôn tranh cãi giống như những gì mà tôi và Karolyn đã trải qua.
Thật may mắn là tôi đã giúp được rất nhiều người tìm ra cách tốt hơn. Trong chương này, tôi sẽ
chia sẻ với bạn cái nhìn sâu sắc, thấu đáo mà tôi đã từng chia sẻ với các cặp vợ chồng đã đến gặp
tôi ở văn phòng tư vấn.

Trước hết, chúng ta phải bắt đầu bằng việc chấp nhận thực tế rằng chúng ta sẽ có xung đột. Xung
đột không phải là dấu hiệu của việc bạn chọn sai người để kết hôn. Chúng chỉ đơn giản khẳng
định rằng bạn là con người. Tất cả chúng ta đều có xu hướng cho rằng ý tưởng của mình là ý
tưởng tốt nhất. Tuy nhiên, chúng ta lại không nhận ra rằng người bạn đời của mình cũng có suy
nghĩ tương tự. Logic của họ có thể không đồng nhất với logic của bạn và cảm xúc của họ không
phản chiếu cảm xúc của bạn. Ý tưởng và nhận thức của chúng ta về cuộc sống bị ảnh hưởng bởi
tính cách, giá trị và lịch sử gia đình chúng ta. Với mỗi người, các nhân tố này lại khác biệt.

Có xung đột lớn, có xung đột nhỏ. Xung đột xoay quanh việc lắp máy rửa bát đĩa như thế nào là
xung đột nhỏ. Xung đột xoay quanh chuyện xác định có con hay không có con là xung đột lớn.
Dù lớn hay nhỏ, mọi xung đột đều tiềm ẩn khả năng phá hoại một buổi tối, một tuần, một tháng
thậm chí cả một cuộc đời của chúng ta. Mặt khác xung đột cũng tiềm ẩn khả năng dạy cho chúng
ta về cách yêu thương, hỗ trợ và khuyến khích người khác. Tất nhiên đây là con đường tốt hơn
để chúng ta hướng tới. Khác biệt nằm ở cách bạn xử lý xung đột như thế nào.
22

Khi bạn đã chấp nhận rằng một cuộc hôn nhân luôn tồn tại sự xung đột, bạn cần vạch ra một kế
hoạch xử lý xung đột hiệu quả. Kế hoạch cần bắt đầu với việc nhận ra nhu cầu lắng nghe. Khi có
xung đột, hầu hết chúng ta đều cần nói, nhưng nói mà không được lắng nghe sẽ dẫn tới tranh
luận. Tôi còn nhớ một cô vợ đã nói với tôi: "Điều hữu ích nhất mà tôi nhận ra trong buổi tư vấn
đầu tiên là yêu cầu về 'thời gian lắng nghe'. Trước kia tôi luôn nói với chồng tôi rằng 'Chúng ta
cần nói chuyện'. Câu nói đó thường đẩy anh ấy vào tâm trạng rất tệ. Bây giờ thì tôi nói 'Để thoải
mái, em rất muốn có một khoảng thời gian để lắng nghe anh'. Không để tôi phải chờ đợi, anh nói
luôn: 'Vậy là em muốn lắng nghe những ý tưởng của anh đúng không?', 'Vâng, đúng thế', tôi đáp
và chúng tôi đặt ra thời gian lắng nghe. Yêu cầu có một khoảng thời gian để lắng nghe sẽ tạo ra
một không khí rất khác biệt."

"Vậy thời gian lắng nghe của cô bắt đầu như thế nào?" tôi hỏi. "Anh ấy thường nói: 'Em muốn
nghe anh nói à? Chủ đề là gì nhỉ', tôi sẽ đáp lại: 'Chủ đề là chúng ta sẽ dành thời gian cho lễ
Giáng Sinh như thế nào?' hoặc bất cứ điều gì mà tôi thấy khúc mắc. Chúng tôi thường chỉ thảo
luận về một chủ đề. Anh ấy chia sẻ những điều anh muốn làm trong kỳ nghỉ lễ và tôi cố gắng
hiểu không chỉ những gì anh ấy đang đề xuất mà còn hiểu tại sao anh ấy lại đưa ra những đề xuất
đó và chúng quan trọng như thế nào với anh ấy. Tôi thường đưa ra những câu hỏi để anh ấy giải
thích rõ ý kiến của mình, kiểu như: 'Anh đang nói rằng anh muốn vợ chồng mình sẽ dành thời
gian nghỉ lễ Giáng Sinh ở nhà cha mẹ anh vì bố đang bị ung thư và anh không chắc là bố có thể ở
với chúng ta đến Giáng Sinh năm sau nữa đúng không?' Khi tôi đã hỏi tất cả những câu hỏi để
hiểu rõ hơn những gì anh ấy đang nói, thì tôi sẽ nói: 'Những điều anh mong muốn thực sự rất ý
nghĩa. Em hiểu điều đó.'

"Sau đó anh ấy nói: 'Bây giờ em đã biết anh nghĩ gì rồi, anh cũng rất muốn nghe ý kiến của em
về việc này'. Vì thế, tôi đã chia sẻ quan điểm của tôi trong khi anh ấy lắng nghe và cố gắng để
hiểu những gì tôi nói.

Anh ấy cũng đặt ra những câu hỏi để làm rõ ràng hơn những điều tôi nói, kiểu như: 'Em đang nói
rằng em muốn dành kỳ nghỉ lễ Giáng Sinh của chúng mình với bố mẹ em vì chị gái em sẽ ở
California về, và vì chị em 5 năm mới về nhà một lần nên em không muốn bỏ lỡ cơ hội đó, đúng
không?' Và khi anh đã đưa ra mọi câu hỏi và lắng nghe ý kiến của tôi, thì cuối cùng anh nói với
tôi: 'Điều đó rất có ý nghĩa. Anh nghĩ anh hiểu những gì em đang nói'. Chúng tôi không giải
quyết những khác biệt của nhau mà chúng tôi hiểu nhau và xác nhận những ý kiến của nhau.
Chúng tôi không phải là kẻ thù của nhau. Chúng tôi không tranh luận. Chúng tôi là những người
bạn đang đi tìm một giải pháp cho xung đột của mình."

Những điều mà cô vợ miêu tả cho tôi nghe chính là quá trình mà tôi đã dạy cho rất nhiều cặp vợ
chồng tại văn phòng tư vấn của mình trong nhiều năm qua. Nó dựa trên quan điểm cho thấy sự
tôn trọng chân thành với người khác, cho họ đầy đủ sự tự do để nói lên quan điểm của mình và
giải thích lí do của những quan điểm đó. Nó thể hiện sự thấu hiểu và khẳng định rằng ý kiến mà
người khác đưa ra có ý nghĩa. Nó làm mất đi bầu không khí thù địch, thay vào đó là bầu không
khí thân thiện trong quá trình giải quyết xung đột.
23

Sau khi bạn đã nghe và khẳng định ý kiến


của người khác, giờ là lúc bạn sẵn sàng tìm ra một giải pháp cho xung đột của mình. Một từ quan trọng
để tìm ra giải pháp chínhlà "thỏa hiệp". Chúng ta thường nghĩ từ này có ý nghĩa tiêu cực. Tuy nhiên, thỏa
hiệp trong một cuộc hôn nhân không chỉ là điểm tích cực mà còn là điều cần thiết. Thỏa hiệp nghĩa là
tìm ra điểm gặp gỡ. Nó đòi hỏi bạn sẽ phải sẵn sàng từ bỏ một số thứ để có được sự cân bằng trong hôn
nhân. Mặt khác, khi đã tìm được cách giải quyết chung của cả hai, thì chúng ta mới nên quay lại cuộc
tranh luận. Trong hôn nhân không có cái gọi là "cách của tôi", mà tốt hơn hết là hãy tìm ra "cách của
chúng ta."

"Điểm gặp gỡ vì cả hai bên"


Trong ví dụ trên, cặp vợ chồng đã thống nhất nếu họ đi bằng máy bay thay vì lái xe ô tô đi, thì họ
có thể dành ba ngày bên gia đình nhà vợ, ba ngày bên gia đình nhà chồng trong kỳ nghỉ lễ Giáng
Sinh. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là họ phải bỏ ra một khoản tiền kha khá để mua vé máy bay,
khoản tiền này không có trong ngân quỹ của họ. Sau khi chia sẻ với nhau một vài ý tưởng, cuối
cùng họ quyết định sẽ thay đổi kế hoạch nghỉ hè tại biển Caribe bằng một kỳ nghỉ đỡ tốn kém
hơn ngay tại bang mà họ sống. Vì thế họ có thể sử dụng số tiền dư ra từ kỳ nghỉ hè để mua vé
máy bay trong dịp lễ Giáng Sinh. Họ nói rằng: "Chúng tôi có thể đi biển Caribe vào năm khác,
còn năm nay việc dành thời gian ở bên gia đình trong dịp Giáng Sinh đều quan trọng với cả hai
chúng tôi." Cả hai người đã sẵn sàng hy sinh kế hoạch của mình để có được sự cân bằng trong kỳ
nghỉ Giáng Sinh. Luôn luôn có giải pháp cho những xung đột.

Có ba cách tiêu biểu để giải quyết các xung đột. Cách thứ nhất như chúng ta vừa miêu tả. Bạn
tìm ra một điểm gặp gỡ bằng cách đồng ý làm một phần mong muốn của mỗi người và mỗi
người đều phải hy sinh một chút

mong muốn của mình. Trong ví dụ trên, hai vợ chồng đã hy sinh mong ước được dành toàn bộ
thời gian nghỉ lễ Giáng Sinh bên gia đình mình. Họ đã chấp nhận chỉ dành một nửa thời gian cho
gia đình mình, còn một nửa thời gian sẽ ở bên gia đình của người còn lại. Xung đột thường được
24

giải quyết theo cách này. Tôi gọi đây là phương pháp giải quyết "điểm gặp gỡ vì cả hai bên", bao
gồm việc tìm ra một điểm giữa hai người mà ở đó những ý tưởng ban đầu của cả hai bên đều
được chấp nhận và khả thi.

"Điểm gặp gỡ vì người khác"


Tôi thường gọi cách thứ hai để giải quyết xung đột là "điểm gặp gỡ vì người khác." Phương thức
này có nghĩa là sau khi bạn nghe ý kiến và cảm xúc của người bạn đời thì một trong hai bạn sẽ
quyết định trong trường hợp này, tốt nhất là làm theo ý mà người kia đã đưa ra. Bạn hãy hy sinh
toàn bộ ý tưởng ban đầu của mình, lựa chọn làm theo mong muốn của người bạn đời với thái độ
tích cực. Bạn đang lựa chọn làm điều mà họ mong muốn như là hành động của tình yêu bởi bạn
quan tâm đến họ và bạn biết điều đó quan trọng với họ như thế nào. Một người chồng nói rằng:
"Tôi đã đồng ý có em bé sau khi vợ tôi giải thích với tôi rằng cô ấy thấy mình đang già đi. Khi
tôi biết được mong ước từ sâu thẳm trái tim của vợ tôi, tôi không muốn làm cô ấy thất vọng.
Chúng tôi luôn mong muốn có con. Tôi chỉ nghĩ là chưa đúng thời điểm. Tôi muốn đợi đến khi
chúng tôi ổn định về kinh tế. Nhưng khi tôi nghe vợ tôi nói và thấy được điều đó quan trọng như
thế nào với cô ấy, tôi đã đồng ý dù tôi vẫn khá lo lắng. Tôi nghĩ giờ chúng tôi sẽ cố gắng để có
em bé. Chúng tôi đã không bao giờ hối tiếc về quyết định đó của mình." Quyết định đồng ý với ý
kiến của người khác sẽ khiến bạn phải hy sinh rất lớn. Tuy nhiên, tình yêu bản thân nó đã luôn
có sự hy sinh.

"Lùi thời điểm gặp gỡ"

Tôi gọi cách thứ ba để giải quyết xung đột


là "lùi thờiđiểm gặp gỡ". Phương pháp này có thể diễn giải là: "Tại thời điểm này, em không thể đồng ý
với ý kiến của anh, và em cũng không tìm ra cách nào có lợi cho cả hai bên. Có thể chúng ta đồng ý với
nhau lúc này, nhưng lúc khác chúng ta lại bất đồng? Chúng ta sẽ thảo luận lại vấn đề này vào tuần sau
hoặc tháng sau và sẽ tìm ra giải pháp. Trong thời gian đó chúng ta vẫn yêu nhau, vui vẻ với nhau và hỗ
trợ nhau. Nó sẽ không làm tổn hại đến cuộc hôn nhân của chúng ta." Đây chính là cách phản ứng chính
đáng hoàn hảo với những xung đột, mà tại thời điểm đó, bạn không thể tìm ra một giải pháp hoàn hảo.
Một tháng sau kể từ thời điểm đó, có thể mọi thứ sẽ được nhìn khác đi hoặc có thể xuất hiện những khả
năng mới để bạn tìm ra một thỏa thuận được lòng cả đôi bên.
25

"Lùi thời điểm gặp gỡ" có thể sẽ trở thành giải pháp thường trực trong một số lĩnh vực của cuộc
sống, đặc biệt là trong những lĩnh vực không có câu trả lời "đúng" hay "sai", như cách rửa bát
đĩa, cách bóp ống kem đánh răng hay là các sở thích cá nhân trong giải trí. Chủ yếu chúng
ta đồng ý để không đồng ý về điều hợp lý phải làm là gì và chúng ta sẽ lựa chọn một giải pháp
thiết thực. Chẳng hạn, bạn có thể đồng ý rằng khi anh ấy rửa bát, anh ấy có thể rửa theo cách của
anh ấy, và khi bạn rửa bát thì bạn có thể rửa theo cách của mình. Hoặc tối nay anh ấy cho phép
bạn xem bộ phim bạn thích và hôm sau bạn cho phép anh ấy được lựa chọn chương trình của
mình.

Bạn có thể giải quyết xung đột theo một trong ba cách trên. Tuy nhiên, vấn đề then chốt là bạn
cần tạo ra được một bầu không khí thân thiện bằng cách lắng nghe nhau và tôn trọng cách nhìn
của nhau, chứ không phải buộc tội những suy nghĩ phi logic của nhau. Khi chúng ta học được
cách tôn trọng ý tưởng của người khác và tìm ra giải pháp, chúng ta có thể xử lý được những
xung đột thông thường trong một cuộc hôn nhân và học cách làm việc với nhau như một đội. Tôi
ước gì đã có ai đó nói cho tôi biết điều này trước khi tôi và Karolyn cưới nhau. Nó sẽ giúp chúng
tôi tránh được những tranh luận vô nghĩa và lãng phí thời gian.

1. Vài tháng qua bạn có gặp bất kỳ xung đột nào trong mối quan hệ của mình không?

2. Bạn đã giải quyết chúng như thế nào?

3. Bạn có xung đột nào chưa được giải quyết không?

4. Hãy ghi nhớ câu hỏi này và sử dụng khi bạn có một xung đột: "Chúng ta giải quyết xung đột
này như thế nào để cả hai chúng ta đều cảm thấy được yêu nhau và được tôn trọng?"

5. Trong chương này, chúng ta đã thảo luận về ba phương pháp tích cực giải quyết xung đột:

♥ "Điểm gặp gỡ vì cả hai bên"

♥ "Điểm gặp gỡ vì người khác"

♥ "Lùi thời điểm gặp gỡ"

Bạn đã từng sử dụng bất kỳ phương pháp nào để giải quyết những xung đột của mình hay chưa?
Các phương pháp trên có làm bạn cảm thấy được yêu và được đánh giá cao hay không?

6. Có thể bạn suy nghĩ về một minh họa mà ở đó giải pháp "lùi thời điểm gặp gỡ" hay "đồng ý để
không đồng ý" trở thành giải pháp cho một trong những xung đột của bạn?
26

7. Theo quan điểm của bạn, hai bạn sẽ phải làm như thế nào để đưa ra giải pháp hai bên cùng có
lợi khi bạn có sự bất đồng? Bạn cần thay đổi hay tiếp tục làm gì để cải thiện tình hình?

5. Ước gì tôi biết...


XIN LỖI LÀ BIỂU HIỆN CỦA SỨC
MẠNH

ha tôi là fan hâm mộ của John Wayne(1). Ông đã xem một trong những bộ phim
của Wayne, True Grit - trong phim Wayne đã tuyên bố: "Đàn ông đích thực không cần xin lỗi."
Cha tôi coi John Wayne là thần tượng và đã làm theo đúng như câu tuyên bố trong phim đó của
Wayne. Cha tôi là một người đàn ông tốt bụng. Ông là người hiền lành, thậm chí rất ít khi cáu
giận. Nhưng dần dần ông đánh mất phẩm chất đáng quý ấy của mình, ông trở nên cáu bẳn và
thường nói với mẹ tôi, thỉnh thoảng với cả chị gái tôi và tôi những câu rất cay nghiệt. Trong suốt
86 năm, tôi chưa bao giờ nghe ông xin lỗi. Vì thế khi lớn lên tôi bị ảnh hưởng rất nhiều từ tính
cách ấy của cha tôi và John Wayne có thêm một tín đồ khác.

Tôi không nghĩ là mình sẽ phải xin lỗi ai đó. Thực tế thì suy nghĩ xin lỗi chưa bao giờ xuất hiện
trong đầu tôi. Trước khi kết hôn, tôi không bao giờ hình dung ra việc sẽ làm hay nói bất cứ điều
gì đó với vợ tôi để thể hiện sự xin lỗi. Hơn tất cả tôi yêu cô ấy. Tôi mong muốn làm cho cô ấy
được hạnh phúc và tôi chắc rằng cô ấy cũng muốn làm tôi được hạnh phúc. Tôi nhận ra rằng
người phụ nữ mà tôi cưới làm vợ đã có những ý tưởng mà nhiều khi tôi cho là khá ngốc nghếch.
Tôi đã nói với cô ấy điều đó. Tôi nhớ tôi đã lớn tiếng, nói với cô ấy bằng giọng cay nghiệt:
"Karolyn, suy nghĩ đi. Chỉ đơn giản là không hợp lý." Câu nói của tôi gây ra một phản ứng mạnh
và mối quan hệ của chúng tôi rơi vào một vòng xoáy đi xuống.
27

Sau mỗi lần như thế, cả hai chúng tôi đều im lặng và chẳng thèm nói với nhau lời nào trong vài
giờ, thậm chí vài ngày. Nhưng sau đó, tôi đã phá vỡ sự im lặng và chủ động bắt chuyện với cô ấy
như thể chưa có chuyện gì xảy ra. Chúng tôi sẽ có vài ngày hoặc vài tháng tốt đẹp trước khi tôi
lại nói ra những lời lẽ cay nghiệt hơn. Lúc đó tôi không nhận ra điều này, nhưng giờ thì tôi đã rõ.
Chỉ đơn giản là tôi đang làm những gì mà cha tôi đã làm trước kia. Tôi không bao giờ xin lỗi.
Tôi đổ lỗi cho cô ấy trong những cuộc cãi vã của chúng tôi. Không cần nói chắc bạn cũng biết,
trong những năm đầu chúng tôi đã có một cuộc hôn nhân thật tồi tệ.

Sau đám cưới không lâu, tôi đăng ký


tham gia một buổi hội thảo và bắt đầu các nghiên cứu thần học. Chính khi đó tôi đã khám phá ra
rằng trong Kinh Thánh có rất nhiều điều nói về lời thú tội và ăn năn. Lời thú tội có nghĩa là thừa
nhận những gì đã làm hoặc không làm là sai. Ăn năn là ý thức hối cải từ sai lầm và tìm cách làm
điều đúng đắn. Tôi bị hấp dẫn bởi lời nói của Thánh John: "Nếu chúng ta nói mình không có tội,
chúng ta đang tự lừa dối mình và sự thật không ở trong chúng ta. Nếu chúng ta thú nhận tội lỗi
của mình, [Chúa] lòng thành sẽ tha thứ cho tội lỗi của chúng ta và thanh tẩy chúng ta khỏi mọi
điều gian ác." Đổ lỗi cho Karolyn về những cuộc cãi vã chính là cách tôi tự lừa dối bản thân
mình. Tôi tìm thấy niềm an ủi tuyệt vời khi xưng tội trước Chúa. Nhưng thành thật mà nói học
cách thú tội với Karolyn khó hơn nhiều.

Tuy nhiên, vài tháng sau tôi đã học được cách xin lỗi và nhận ra rằng Karolyn sẵn sàng tha thứ
cho tôi. Khi đó, cô cũng học cách xin lỗi và tôi sẵn lòng tha lỗi. Sau một thời gian dài tư vấn cho
các cặp vợ chồng, tôi nhận ra rằng không có cuộc hôn nhân hạnh phúc nào lại không có lời xin
lỗi và sự tha thứ. Tất cả chúng ta đều là con người và con người thì không thể tránh khỏi việc đôi
khi sẽ hành động và nói những điều làm tổn thương người khác. Những lời nói và hành động
không có tình yêu thương sẽ tạo ra những rào cản cảm xúc giữa mọi người. Rào cản này sẽ
không mất đi theo thời gian. Chúng chỉ mất đi khi chúng ta xin lỗi và được tha thứ.
28

Vài năm trước tôi cùng một nhà


tư vấn khác - Giáo sư Jenifer Thomas đã tiến hành một nghiên cứu về nghệ thuật xin lỗi. Chúng
tôi hỏi hàng trăm người hai câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất: "Khi bạn xin lỗi, bạn nói gì hay làm gì?"
Câu hỏi thứ hai: "Khi ai đó xin lỗi bạn, bạn mong muốn nghe thấy họ nói hay làm gì?" Câu trả
lời của họ rơi vào năm loại. Chúng tôi gọi đó là "Năm ngôn ngữ của lời xin lỗi". Bằng chứng rõ
ràng rằng những gì một người cho là lời xin lỗi có thể lại không phải là lời xin lỗi với người
khác. Do đó, các cặp vợ chồng thường không nhận ra nỗ lực của nhau trong lời xin lỗi. Người
chồng nói: "Anh xin lỗi", trong khi người vợ đang nghĩ: "Ồ được thôi. Để xem bây giờ anh ấy sẽ
nói điều gì với mình đây?" Người vợ chờ đợi một lời xin lỗi, trong khi người chồng nghĩ mình đã
xin lỗi rồi.

Chúng ta học ngôn ngữ xin lỗi từ chính cha mẹ mình. Cậu bé Cole đẩy chị gái của mình - Julia
xuống cầu thang. Mẹ cậu bé nói: "Cole, không được đẩy chị thế. Hãy xin lỗi chị ngay." Và cậu
bé Cole đã nói với Julia: "Em xin lỗi." Khi Cole 32 tuổi và cậu xúc phạm vợ, Cole đã nói: "Anh
xin lỗi." Anh đã làm những gì mà mẹ đã dạy anh khi còn bé và anh không hiểu tại sao vợ anh lại
không tha lỗi cho anh. Tuy nhiên, vợ anh cũng có một người mẹ. Mẹ cô dạy cô khi mắc lỗi phải
nói rằng: "Con sai rồi. Mẹ sẽ tha lỗi cho con chứ?" Đây chính là điều mà cô chờ đợi Cole nói với
mình. Trong tâm trí cô, câu nói "anh xin lỗi" không phải là một lời xin lỗi.

Ngôn ngữ xin lỗi


Dưới đây là tóm tắt năm ngôn ngữ xin lỗi mà chúng tôi đã khám phá ra trong nghiên cứu của
mình:
29

1. Bày tỏ sự hối tiếc

Chúng ta học ngôn ngữ xin lỗi từ chính cha mẹ mình. Cậu bé Cole đẩy chị gái của mình - Julia
xuống cầu thang. Mẹ cậu bé nói: "Cole, không được đẩy chị thế. Hãy xin lỗi chị ngay." Và cậu
bé Cole đã nói với Julia: "Em xin lỗi." Khi Cole 32 tuổi và cậu xúc phạm vợ, Cole đã nói: "Anh
xin lỗi." Anh đã làm những gì mà mẹ đã dạy anh khi còn bé và anh không hiểu tại sao vợ anh lại
không tha lỗi cho anh. Tuy nhiên, vợ anh cũng có một người mẹ. Mẹ cô dạy cô khi mắc lỗi phải
nói rằng: "Con sai rồi. Mẹ sẽ tha lỗi cho con chứ?" Đây chính là điều mà cô chờ đợi Cole nói với
mình. Trong tâm trí cô, câu nói "anh xin lỗi" không phải là một lời xin lỗi.

"Anh/em xin lỗi" có lẽ là những lời đầu tiên thể hiện kiểu ngôn ngữ xin lỗi này. Tuy nhiên, bạn
cần nói bạn đang xin lỗi vì điều gì. Nếu chỉ nói "Anh/ em xin lỗi" thì quá chung chung. Ví dụ,
bạn nên nói: "Anh xin lỗi vì đã về nhà muộn một tiếng. Anh biết em đang đợi anh về để chúng ta
đi xem phim. Anh biết chúng ta đã muộn mất 30 phút rồi và có lẽ giờ em cũng không muốn đi
nữa. Lẽ ra anh nên chú ý đến thời gian hơn. Dạo này công ty anh quá nhiều việc. Anh không đổ
lỗi cho ai ngoài chính mình."

Nếu bạn mất bình tĩnh và nói những lời lẽ khó nghe, bạn nên xin lỗi cô ấy: "Anh xin lỗi vì đã
mất bình tĩnh và đã nói những lời như thế. Anh biết anh đã làm em buồn nhiều. Một người chồng
không nên nói như thế với vợ mình. Anh biết mình đã xúc phạm em. Anh có thể tưởng tượng
được anh cũng sẽ buồn như thế nào nếu em nói với anh như thế. Em đang rất đau khổ và anh xin
lỗi vì đã làm em đau khổ."

Ngôn ngữ xin lỗi này là ngôn ngữ cảm xúc. Đây là lời xin lỗi để cho người khác thấy bạn đã hối
hận như thế nào khi bạn nhận ra những lời lẽ hay hành vi của mình đã làm họ đau khổ. Nếu đây
là ngôn ngữ xin lỗi của một người mà bạn xúc phạm, thì điều mà họ muốn biết là: "Anh có biết
lối cư xử của anh đã khiến tôi đau khổ thế nào không?" Bất kể kiểu rút gọn nào của lời xin lỗi
này cũng sẽ trở nên vô nghĩa với họ.

2. Nhận trách nhiệm


30

Đây là kiểu xin lỗi bắt đầu với từ "Anh/em đã sai" sau đó giải thích điều sai trái trong lối cư xử
của bạn là gì. Ví dụ: "Anh đã sai vì không sắp xếp công việc để có thể về nhà sớm hơn. Anh biết
chúng ta đã có kế hoạch đi ra ngoài tối nay, nhưng anh đã không có ý thức suy nghĩ về thời gian
cần thiết phải có mặt ở nhà để chúng ta có thể đi đúng giờ. Đó là lỗi của anh và anh đã sai. Anh
không thể đổ lỗi cho ai khác."

Một người làm tổn thương người khác với những lời lẽ khó nghe cũng có thể nói lời xin lỗi theo
cách này. "Cách anh nói với em như thế là sai. Nó không phải là lời nói yêu thương và chắc chắn
nó rất nghiệt ngã với em. Anh không nên đánh mất kiểm soát cảm xúc của mình như thế. Anh
không thể đổ lỗi cho em. Anh chịu trách nhiệm về hành vi của mình và anh biết nó sai."

Với những người mà ngôn ngữ xin lỗi chính của họ là "nhận trách nhiệm" thì điều họ chờ đợi khi
bạn xin lỗi là bạn thừa nhận hành vi của mình là sai. Với những người này, chỉ câu nói "Tôi xin
lỗi" sẽ không bao giờ là một lời xin lỗi. Họ muốn bạn sẵn sàng chịu trách nhiệm về những điều
bạn nói hoặc làm và thừa nhận điều đó là sai.

3. Thực hiện bồi thường

Ngôn ngữ xin lỗi này là "sửa điều sai cho đúng". Một người chồng quên ngày kỉ niệm đám cưới
của mình đã nói: "Anh biết anh đã quên. Anh không thể tin rằng mình lại quên lễ kỉ niệm của
chúng ta. Không biết có người chồng nào như thế không? Anh rất hối hận và anh muốn có cơ hội
để bù đắp lại cho em. Anh muốn em suy nghĩ về điều đó và hãy cho anh biết anh có thể làm điều
gì cho em. Chúng ta có thể đi đâu đó hoặc làm gì đó. Em xứng đáng với những gì tốt đẹp nhất và
anh muốn đem lại điều đó cho em." Nếu "thực hiện bồi thường" là ngôn ngữ xin lỗi của cô ấy thì
bạn có thể chắc chắn rằng cô ấy sẽ muốn rằng bạn làm điều gì đó đúng đắn với cô ấy.

Với những người ngôn ngữ xin lỗi là "thực hiện bồi thường", điều họ thực sự muốn biết là: "Anh
vẫn còn yêu em chứ?" Cách cư xử vô tâm của bạn có thể khiến họ băn khoăn không biết bạn yêu
họ đến mức nào và bạn có thể làm gì cho họ. Do đó, những gì họ yêu cầu bạn cũng có thể phù
hợp với ngôn ngữ tình yêu của họ. Nếu ngôn ngữ tình yêu của họ là cử chỉ âu yếm, thì có thể họ
chỉ đơn giản muốn nói với bạn: "Anh sẽ ôm em chứ?" Còn nếu quà tặng là ngôn ngữ tình yêu
của họ thì họ sẽ yêu cầu một món quà họ mong muốn. Nếu hành động phục vụ là ngôn ngữ tình
yêu của họ, thì họ có thể nói: "Điều tuyệt vời nhất anh có thể làm cho em lúc này là hãy dọn sạch
gara". Nếu thời gian chia sẻ là ngôn ngữ tình yêu của họ, thì có thể họ sẽ muốn bạn dành cuối
tuần đi đâu đó chỉ có hai người. Nếu với người lời khen ngợi là ngôn ngữ tình yêu thì bạn cần
khẳng định tình yêu của mình bằng lời nói. Họ có thể nói: "Anh có thể viết thư và nói cho em
biết tại sao anh yêu em và yêu em đến mức nào không?" Với họ lời nói quan trọng hơn hành
động.

4. Thực sự thể hiện mong muốn thay đổi hành vi của mình trong tương lai

Lời xin lỗi này là cách đưa ra một kế hoạch để ngăn chặn những hành vi xấu tái phát. Một người
đàn ông "lại mất bình tĩnh một lần nữa" đã nói: "Anh thực sự không thích tính cách này của
mình. Nó không tốt chút nào. Điều này phải chấm dứt. Em xứng đáng với những gì tốt đẹp hơn.
Em có thể giúp anh không lặp lại điều này một lần nữa không?" Mong muốn thay đổi lối giao
tiếp với vợ chính là cách xin lỗi chân thành của người đàn ông này.
31

Cặp vợ chồng này đã quyết định, khi nào anh chồng thấy mình đang "nóng tính" thì anh sẽ nói
với vợ: "Em yêu, anh phải ra ngoài một chút. Anh sẽ về ngay." Anh sẽ đi bộ và lấy lại bình tĩnh.
30 phút sau trở về, anh sẽ nói với vợ: "Anh yêu em rất nhiều và anh thấy cần thiết phải ra ngoài.
Anh không muốn mất bình tĩnh với em một lần nữa. Anh rất biết ơn vì em đã giúp anh vượt qua
được điều này." Trong con mắt của một số người, nếu lời xin lỗi của bạn không nói lên mong
muốn thay đổi hành vi của mình thì bạn chưa thật sự xin lỗi. Bất kể bạn nói điều gì, thì họ cũng
không cho đó là sự chân thành. Trong suy nghĩ của họ, nếu bạn đang muốn thật sự xin lỗi thì bạn
phải tìm cách thay đổi hành vi của mình.

5. Yêu cầu sự tha thứ

"Em sẽ tha thứ cho anh chứ?" Những lời nói này như những nốt nhạc với những người mà ngôn
ngữ xin lỗi của họ là "yêu cầu sự tha thứ". Trong tâm trí họ, nếu bạn chân thành, bạn sẽ yêu cầu
họ tha thứ cho bạn. Đây là những gì mà một lời xin lỗi của bạn thể hiện. Bạn đã khiến họ đau
khổ và họ muốn biết: "Anh có muốn được tha thứ không? Anh có muốn phá bỏ rào cản mà lối cư
xử của anh đã tạo ra không?" Yêu cầu tha thứ chính là điều sẽ làm lay động trái tim của họ.

Giáo sư Thomas và tôi đã khám phá ra rằng khi chúng ta học được cách xin lỗi có ý nghĩa với
người khác, chúng ta sẽ dễ được tha thứ hơn. Điều mà hầu hết mọi người muốn biết là liệu "bạn
có chân thành" khi xin lỗi không. Tuy nhiên, họ đánh giá sự chân thành của bạn thông qua việc
lời xin lỗi mà bạn nói có phù hợp với mong muốn của họ hay không. Điều này có nghĩa là bạn
phải học cách nói ngôn ngữ xin lỗi chính của họ. Chỉ khi đó họ mới thấy được sự chân thành
thực sự của bạn.

Carl học cách nói: "Anh xin lỗi"


Học cách nói xin lỗi hiệu quả không phải là việc dễ. Các bạn có thể đồng cảm với những câu
chuyện xin lỗi sau đây, được trích ra từ cuốn sách của tôi The Five Languages of Apology (Năm
ngôn ngữ của lời xin lỗi).

Carl đã cùng với bạn gái - Melinda - đến tham gia một trong những buổi hội thảo của chúng tôi.
Sau khi họ hoàn thành xong một bảng câu hỏi về lời xin lỗi, Melinda nói rằng những điều mà cô
ấy muốn nghe nhất trong một lời xin lỗi là câu nói: "Anh xin lỗi."

Sau đó trong hội thảo, Carl đã đến gặp tôi và nói: "Thú thực với ông là tôi đã không biết mình đã
từng nói những lời như thế. Nghe cứ 'nữ tính' thế nào ấy. Tôi luôn luôn được dạy rằng người đàn
ông thật sự không phải xin lỗi. Tôi cho rằng đó mới là đấng nam nhi."

"Tôi không chắc là tôi đã nói những từ đó, song Melinda dường như lại rất quan tâm đến điều
này. Có lẽ chúng tôi không nên thực hiện bảng câu hỏi về lời xin lỗi của ông", anh đùa.

"Những điều bạn vừa nói thật sự có ý nghĩa" tôi nói với một nụ cười. "Tôi xin được hỏi bạn một
câu. Bạn đã từng làm điều gì mà sau đó bạn thấy thực sự hối tiếc chưa? Sau khi làm điều đó, bạn
có tự hỏi mình 'giá như mình không làm điều đó' chưa?"

Anh ta gật đầu và nói: "Có. Tôi đã uống say mềm vào đêm trước lễ tang của mẹ tôi. Sáng hôm
sau, người tôi nôn nao, quay cuồng. Tôi không nhớ gì về tang lễ của mẹ tôi cả."
32

"Khi đó anh đã cảm thấy như thế nào?" Tôi hỏi.

"Rất tồi tệ," Carl nói. "Thực sự tôi đã cảm thấy tôi xúc phạm mẹ tôi. Cái chết của bà là một cú
sốc lớn với tôi. Chúng tôi thường xuyên ở bên nhau và tôi có thể kể cho mẹ nghe mọi chuyện.
Tôi đoán là khi đó tôi đã uống để cố quên đi nỗi mất mát của mình, nhưng tôi lại uống quá nhiều.
Tôi biết điều đó đã khiến bà buồn. Bà thường than phiền rằng tôi uống quá nhiều rượu. Tôi hy
vọng mọi người trên thiên đàng sẽ không biết điều gì đang diễn ra trên mặt đất, bởi tôi không
muốn làm mẹ tôi đau khổ."

“Giả sử một lúc nào đó trên thiên đàng, mọi người sẽ biết được điều gì đang xảy ra trên mặt đất,
thì chắc chắn mẹ anh sẽ thật sự thất vọng về cách hành xử và những gì anh đã làm. Giả sử anh có
cơ hội nói chuyện với mẹ, anh sẽ nói điều gì?"

Ngân ngấn nước mắt, Carl nói: "Tôi sẽ


nói với mẹ tôi rằng con thật sự xin lỗi. Con biết đó không phải là lúc uống rượu. Con ước gì có thể quay
trở về và sống lại buổi tối hôm đó. Con sẽ không ra quán bar. Con muốn nói với mẹ rằng con rất yêu mẹ
và con hy vọng mẹ sẽ tha thứ cho con."

Tôi đặt tay lên vai Carl và nói: "Anh biết anh vừa làm gì không?"

Anh gật đầu và nói: "Tôi biết, tôi vừa xin lỗi mẹ tôi. Cảm giác rất tốt. Anh có nghĩ rằng mẹ tôi sẽ
nghe thấy lời tôi nói không?"

"Tôi nghĩ là có và tôi nghĩ mẹ anh đã tha thứ cho anh". Tôi trả lời.

"Tôi khóc nhưng điều đó chẳng có nghĩa lý gì cả." Anh nói, nước mắt lăn dài trên má.

"Còn một điều này nữa, anh được dạy rằng đàn ông đích thực thì không khóc, đúng không?"
33

"Vâng, đúng vậy."

"Trong những năm qua, anh đã nghe được những điều không tốt chút nào Carl ạ." Tôi nói, "Thực
tế, người đàn ông đích thực vẫn có thể khóc. Chỉ có người gỗ mới không khóc. Người đàn ông
đích thực cũng cần xin lỗi. Họ nên nói xin lỗi khi họ nhận ra họ làm người họ yêu thương phải
đau khổ. Anh là một người đàn ông thực sự, Carl. Ngày hôm nay, anh đã chứng minh điều đó.
Đừng bao giờ quên điều này. Nếu anh và Melinda kết hôn, anh sẽ không thể trở thành một người
chồng hoàn hảo và Melinda cũng sẽ không thể trở thành một người vợ hoàn hảo. Để có một cuộc
hôn nhân hạnh phúc, anh không cần thiết phải trở nên hoàn hảo. Nhưng khi anh làm điều gì đó
khiến người khác đau khổ thì xin lỗi là điều cần thiết. Và nếu câu nói "anh xin lỗi" là ngôn ngữ
xin lỗi của Melinda thì anh cần học cách nói xin lỗi theo cách này."

"Được rồi." Anh nói với một nụ cười, "Thật may mắn là chúng tôi đã đến hội thảo này."

"Tôi cũng vậy", tôi đáp lại khi anh bước ra ngoài.

Một năm sau, tôi tổ chức hội thảo tại Columbia, Nam Carolina. Sáng sớm thứ Bảy, Carl và
Melinda tới khi chưa có ai. "Chúng tôi đến sớm vì hy vọng sẽ có cơ hội để nói chuyện với ông."
Carl nói: "Chúng tôi chỉ muốn nói cho ông biết rằng hội thảo của ông đã có ý nghĩa rất lớn với
chúng tôi trong năm vừa qua. Đó là một điểm thay đổi lớn trong mối quan hệ của chúng tôi. Ba
tháng sau hội thảo đó chúng tôi đã cưới nhau và những điều chúng tôi học được hôm đó đã giúp
tôi rất nhiều."

"Tôi không dám chắc là liệu chúng tôi có cưới nhau không nếu chúng tôi không tham gia hội
thảo đó." Melinda nói: "Tôi không nghĩ rằng năm đầu tiên sau khi kết hôn lại khó khăn đến thế."

"Hãy nói cho tôi biết Carl có biết cách xin lỗi không?" Tôi hỏi.

"Ồ, vâng. Cả hai chúng tôi đều biết cách xin lỗi nhau." Melinda đáp: "Đó là một trong những
điều chủ yếu mà chúng tôi học được từ ngày hôm đó - cách xin lỗi và năm ngôn ngữ tình yêu.
Hai trong số những điều đã giúp chúng tôi rất nhiều."

Carl nói: "Nó không dễ với tôi chút nào. Nhưng ngày tôi xin lỗi mẹ tôi thật sự là một bước đột
phá với tôi. Tôi nhận ra rằng trung thực về hành vi của mình quan trọng như thế nào."

"Ngôn ngữ tình yêu của bạn là gì?" Tôi hỏi Melinda.

"Hành động phục vụ", cô nói, "và Carl làm điều đó rất tốt. Anh ấy thậm chí còn giặt và gấp cả
khăn tắm cho tôi."

Carl lắc đầu và nói: "Tôi đã không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ làm như thế. Nhưng tôi phải thừa
nhận rằng giặt là quần áo dễ hơn nhiều so với việc nói 'Anh xin lỗi'. Nhưng tôi đã học được cả
hai việc đó. Tôi muốn chúng tôi có một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Nhiều người thân của cả tôi
và Melinda đã không có một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Vợ chồng tôi muốn sống với nhau tới lúc
đầu bạc răng long. Đó là lý do vì sao chúng tôi trở lại đây ngày hôm nay để tham dự một lớp bồi
dưỡng. Chúng tôi muốn tiếp tục học hỏi được điều gì đó mới mẻ."
34

"Anh quả là một người đàn ông đích thực." Tôi nói và vỗ nhẹ vào lưng Carl.

Nhìn lại cuộc hôn nhân của chúng tôi, tôi


ước gì mình không chỉ biết được tầm quan
trọng của lời xin lỗi mà còn biết cách xin lỗi
hiệu quả. Nó sẽ cứu tôi thoát khỏi những
ngày đau khổ im lặng, hy vọng trong vô
vọng rằng Karolyn sẽ tha lỗi cho những lời
nói khó nghe của tôi.

1. Bạn có nhớ lần gần đây nhất bạn xin lỗi không? Nếu có, bạn đã nói gì?

2. Bạn có nhớ lần gần đây nhất có ai xin lỗi bạn không? Nó có chân thành không? Bạn có tha lỗi
cho người đó không? Tại sao có và tại sao không?

3. Hãy chia sẻ với người bạn đời của bạn điều bạn mong muốn được nghe trong một lời xin lỗi
chân thành.

4. Gần đây, có điều gì đó mà bạn cần xin lỗi không? Tại sao bạn không thực hiện nó ngày hôm
nay?
35

6. Ước gì tôi biết...THA THỨ


KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CẢM GIÁC

ha thứ là cách phản ứng lành mạnh duy nhất với một lời xin lỗi. Nhưng tha thứ
nghĩa là gì? Trước khi kết hôn tôi nghĩ tha thứ là cho phép làm gì đó để vợi bớt nỗi đau, vì thế nó
phục hồi lại được những cảm xúc của tình yêu. Dường như nó khá dễ dàng đối với tôi. Tôi nhớ
có lần khi Karolyn gọi điện và hủy cuộc hẹn với tôi vì cô ấy muốn đi mua sắm với một cô bạn
gái, tôi đã rất tức giận. Làm sao cô ấy lại có thể cho rằng việc đi mua sắm với bạn gái lại quan
trọng hơn việc chúng tôi dành thời gian ở bên nhau tối nay cơ chứ?

Tôi đã sống trong sự đau khổ và tức giận suốt hai ngày liền cho đến khi chúng tôi gặp nhau vào
lần tiếp theo. Cả tối chúng tôi gần như không nói gì cho đến khi cô ấy hỏi: "Anh có chuyện gì
vậy?" Tôi được dịp "mở cửa" để "xả" hết những cảm xúc ấm ức trong lòng mình. Tôi nói với cô
ấy rằng tôi đã thất vọng như thế nào khi cô ấy chọn đi mua sắm cùng với bạn thay vì dành thời
gian ở bên tôi.

Khi tôi kết thúc bài trình bày những cảm xúc của mình, cô ấy nói với tôi hết sức dịu dàng: "Em
xin lỗi. Lẽ ra em nên giải thích với anh rõ ràng hơn. Điều đó không có nghĩa là em không muốn
ở cùng anh. Đó là cuối tuần duy nhất mà bạn gái em được nghỉ làm và cô ấy cần em giúp đỡ để
mua một món quà sinh nhật cho mẹ cô ấy. Em biết, em và anh có thể hẹn với nhau vào một tối
khác. Em mong anh sẽ tha thứ cho em." Như một chiếc khăn mềm mại thấm nước mát lành, lời
giải thích và lời xin lỗi của cô ấy đã làm tan biến mọi tức giận và đau khổ trong tôi. Và tôi đã
vượt qua mọi tức giận với tình yêu nồng nàn. Mọi bực dọc bay biến. Mối quan hệ của chúng tôi
lại trở nên tốt đẹp và tôi không bao giờ nghĩ về điều đó nữa. Trong tâm trí tôi, điều đó có nghĩa
là sự tha thứ.

Tuy nhiên, sau khi chúng tôi kết hôn, tha thứ dường như trở nên khó khăn hơn. Một buổi tối sau
sáu tuần cưới nhau, tôi và Karolyn đã có một cuộc tranh luận nảy lửa. Đến giữa cuộc tranh luận,
36

Karolyn đến tủ quần áo, lấy áo mưa, đóng sầm cửa lại và lao ra ngoài giữa trời mưa. Ý nghĩ đầu
tiên của tôi khi đó là: "Tại sao cô ấy không ở lại và chiến đấu như một người đàn ông nhỉ?"
Nhưng ý nghĩ thứ hai của tôi lại là: "Ôi không. Chuyện gì xảy ra nếu cô ấy không trở lại?" Nước
mắt tôi trực trào ra và tôi băn khoăn tại sao chuyện cãi vã lại xảy ra giữa chúng tôi sớm như vậy.
Tôi bật ti vi xem, cố gắng quên đi mọi thứ, nhưng không thể nào quên được.

Sau những gì xảy ra tưởng như dài vô tận, tôi nghe thấy tiếng mở cửa và tôi quay lại, nhìn thấy
vợ tôi đang khóc. "Em xin lỗi vì đã bỏ anh lại và ra ngoài, nhưng em không thể chịu đựng hơn
được nữa. Em ghét cãi nhau. Khi anh lớn tiếng, em biết em phải ra ngoài hoặc em sẽ trở nên tồi
tệ hơn." Dù xin lỗi cô ấy vì tôi đã lớn tiếng, nhưng trong thâm tâm tôi vẫn đổ lỗi cho cô ấy về
toàn bộ cuộc cãi vã của chúng tôi. Chúng tôi lên giường đi ngủ và nằm quay lưng vào nhau.

Ngày hôm sau, tôi đã xin lỗi cô ấy và cô ấy cũng xin lỗi tôi. Cả hai chúng tôi đều nói: "Em/anh
đã thứ lỗi cho anh/em." Nhưng dường như nỗi đau khổ từ cuộc cãi vã vẫn chưa tan biến hết, tình
cảm yêu thương ấm áp vẫn chưa thực sự trở về như trước. Vài tuần tiếp theo đó, tôi vẫn nhớ đến
cuộc cãi nhau đó. Tâm trí tôi không thể quên được hình ảnh vợ tôi lao ra ngoài trời mưa và âm
thanh của tiếng cửa sập vào sau khi vợ tôi bước ra. Mỗi lần nhớ lại cảnh ấy, tôi lại thấy đau khổ
vô cùng.

Từ khi tốt nghiệp đại học, tôi đã không tham gia một khóa học nào về chủ đề tha thứ nữa. Tôi
cũng không nhớ là mình đã tìm đọc một cuốn sách nào về chủ đề này chưa. Đơn giản tôi biết
rằng những lời nói tha thứ cho người khác cũng không lấy lại được những cảm xúc của tình yêu.
Nhưng giờ đây, sau hơn 30 năm trở thành nhà tư vấn về hôn nhân, tôi đã học được một bài học
to lớn về sự tha thứ. Trong chương này, tôi muốn chia sẻ với các bạn những cách nhìn sâu sắc
hơn về chủ đề này. Chúng ta hãy cùng bắt đầu nhé.

Điều gì là tha thứ - điều gì không phải là tha


thứ?
Giả định tha thứ là một sai lầm đã được cam kết. Tức giận không cần sự tha thứ, mà nó cần sự
dàn xếp. Tuy nhiên, khi một trong chúng ta nói hoặc cư xử thiếu lịch sự với người khác, thì nó
cần một lời xin lỗi và tha thứ chỉ có được khi mối quan hệ của chúng ta được phục hồi. Có tội lỗi
nhỏ, có tội lỗi lớn, tuy nhiên quá trình xin lỗi và tha thứ luôn giống nhau. Khi một trong hai
chúng ta có lỗi với người còn lại, thì một rào cản cảm xúc sẽ xuất hiện giữa ta với người đó. Rào
cản này sẽ không mất đi theo thời gian, nó chỉ mất đi khi lời xin lỗi được chấp nhận và có sự tha
thứ. Trong chương cuối cùng của cuốn sách này, chúng ta sẽ nói về cách xin lỗi như thế nào.
Còn trong chương này, chúng ta chỉ đang nói về điều gì có ý nghĩa tha thứ.
37

Trong Kinh Thánh của người Do Thái và


Kitô giáo, có ba từ tiếng Do Thái và bốn
từ tiếng Hy Lạp được dịch ra là tha thứ.
Chúng là từ đồng nghĩa với sắc thái ý
nghĩa vô cùng đa dạng. Tư tưởng cơ bản
nhất là "để tha thứ" hoặc "để lấy đi". Khi
nói về sự tha thứ của Chúa với loài người,
Kinh Thánh viết: "Từ phương Đông
đến phương Tây xa xôi, đến nay [Chúa]
đã loại bỏ tội lỗi của chúng ra khỏi chúng
ta." Tha thứ sẽ làm tan biến các rào cản
và loại bỏ sự trừng phạt. Chúa Trời không
đòi hỏi chúng ta phải trả giá cho những
sai trái của chúng ta. Khi chúng ta chân
thành xin lỗi và mong Ngài tha thứ, Ngài
sẽ tha thứ cho chúng ta và sẽ không bao
giờ nhắc lại sai lầm của chúng ta nữa.

Chúng ta được chỉ dẫn để tha thứ cho người khác giống như cách Chúa đã tha thứ cho chúng ta.
Do đó, tha thứ không phải là một cảm giác mà là một quyết định. Đây là quyết định để đưa ra
một sự ân sủng thay vì đòi hỏi một sự công bằng. Tha thứ sẽ loại bỏ những rào cản và mở ra cơ
hội cho mối quan hệ phát triển.

Tôi sẽ giải thích rõ hơn về sự tha thứ bằng cách chia sẻ bốn điều sau:

Trước hết, tha thứ không phá hủy trí nhớ của
chúng ta. Thỉnh thoảng tôi có nghe ai đó nói
rằng: "Nếu bạn không quên, bạn sẽ không
thể tha thứ." Câu nói này không đúng. Não
người ghi nhớ mọi trải nghiệm, cả xấu và tốt,
cả dễ chịu và khó chịu. Các nhà tâm lý học
giải thích sở dĩ có việc này là do não người
có hai ngăn.

Một ngăn gọi là ý thức, một ngăn gọi là tiềm thức. Ý thức bao gồm những điều mà bạn ý thức
được trong một thời điểm. Ví dụ, tôi hoàn toàn nhận thức được rằng tôi đang ngồi trên ghế tại
thời điểm này. Tôi có thể chia sẻ với bạn về những hình ảnh và âm thanh mà tôi cảm nhận được
xung quanh mình. Còn ngôi nhà tiềm thức thì lại ẩn chứa những trải nghiệm quá khứ được khôi
phục lại trong đời sống tinh thần.
38

Một số dữ liệu sẽ tự do chảy từ ngăn tiềm thức sang ngăn ý thức. Vào lúc đó, chúng ta có thể lựa
chọn để đưa dữ liệu từ ngăn tiềm thức sang ngăn ý thức. Ví dụ, nếu bạn hỏi tôi: "Sáng nay bạn ăn
gì?", tôi có thể tìm trong ngăn tiềm thức và nói: "Tôi ăn ngũ cốc Cheerios với việt quất." Trước
khi bạn hỏi tôi câu hỏi đó, tôi không có ý thức suy nghĩ về bữa sáng. Nhưng sau khi nghe câu
hỏi, tôi đã nhớ lại được thông tin này.

Những trải nghiệm khác sẽ bị vùi sâu trong tiềm thức và rất khó để có thể nhớ lại được ngay cả
khi chúng ta đã nỗ lực. Tuy nhiên, cũng có lúc trí nhớ nhảy từ ngăn tiềm thức sang ngăn ý thức
mà không cần bất cứ một gợi ý nào. Ngay sau khi bạn lựa chọn để tha thứ cho cách cư xử của
người khác và loại bỏ rào cản cảm xúc, thì trí nhớ về sự kiện đó có thể quay trở lại vùng ý thức
của bạn, và chính trí nhớ đó lại mang đến cho bạn cảm giác đau đớn và tức giận. Nhưng tất cả
những điều đó nói lên rằng bạn không quên. Nó chỉ đơn giản thể hiện rằng bạn là con người và
bạn nhớ những trải nghiệm đau khổ.

Chúng ta phải xử lý những trí nhớ đau buồn này như thế nào? Lời khuyên của tôi là bạn hãy đến
với Chúa và nói: "Thưa Cha, Cha biết những gì mà con đang nhớ và Cha cũng biết những cảm
xúc của con rồi đấy. Nhờ Cha mà con đã tha thứ cho tất cả. Giờ, xin Cha hãy giúp con củng cố
mối quan hệ của chúng con." Trong lời nguyện cầu này, bạn đang xác nhận quyết định để tha thứ
và bạn đang tìm kiếm sự phát triển hơn trong tương lai.

Thứ hai, tha thứ không loại bỏ được tất cả kết quả của những việc làm sai trái. Ví dụ, một người
mẹ đã tiết kiệm tiền cho một cuộc phẫu thuật, nhưng cậu con trai đã lấy cắp số tiền đó và mua
thuốc hút. Nếu cậu ta chân thành xin lỗi, thì người mẹ chắc hẳn sẽ tha thứ - nhưng số tiền đó vẫn
không thể lấy lại. Một người đàn ông ruồng bỏ vợ con. 20 năm sau, ông ta quay trở lại và xin lỗi.
Vợ con có thể tha thứ cho ông - nhưng điều đó không lấy lại được 20 năm đã trôi qua. Người
chồng - trong một cơn tức giận - đã đánh vợ, gây tổn thương quai hàm của vợ. Anh ta có thể
chân thành xin lỗi vợ và vợ anh có thể tha thứ - nhưng quai hàm của vợ anh thì vẫn bị tổn
thương.

Mọi hành vi của chúng ta đều có kết


quả. Hành vi tích cực đem lại kết quả
tích cực. Hành vi tiêu cực đem lại kết
quả tiêu cực. Tha thứ không loại bỏ tất
cả kết quả của những việc làm sai trái.
Thứ ba, tha thứ không lấy lại được
lòng tin. Một người chồng có tính
trăng hoa, dù đã chấm dứt thói quen
này và đã xin lỗi vợ, nhưng người vợ
đến văn phòng tư vấn và nói với tôi:
"Tôi nghĩ tôi đã tha thứ cho anh ấy,
nhưng tôi không còn tin anh ấy nữa.
Điều này khiến tôi băn khoăn liệu tôi
đã thực sự tha thứ cho anh ấy hay
chưa?"

Thực tế, tha thứ không tự động khôi phục lại được lòng tin. Trong một mối quan hệ, lòng tin bị
phá hủy khi có một người không chung thủy. Khi bạn không giữ được lời cam kết của mình với
39

tôi, tôi sẽ mất lòng tin ở bạn. Tôi không tin bạn sẽ đối xử với tôi một cách thẳng thắn và chân
thành nữa. Lòng tin sẽ được xây dựng lại bằng cách nào? Bằng cách thay đổi hành vi và làm
mình trở nên đáng tin cậy. Qua thời gian, nếu tôi nhìn thấy những gì bạn làm chính là những gì
bạn nói và bạn trở nên cởi mở, thẳng thắn trong mọi vấn đề của chúng ta, thì tôi sẽ dần dần lấy
lại được lòng tin nơi bạn.

Khi tôi tư vấn cho một cặp vợ chồng - mà một trong hai người là người không chung thủy và giờ
đang cố gắng lấy lại niềm tin cho cuộc hôn nhân của mình - tôi đã gợi ý rằng sau khi xin lỗi chân
thành và được tha thứ, người có lỗi hãy cho phép người bạn đời của mình kiểm tra mọi mặt trong
cuộc sống. Nghĩa là người bạn đời có thể kiểm tra từ sổ ghi chép, máy tính, iPhone và mọi nguồn
thông tin có thể có. Với hành động này, bạn đang ngầm nói: "Anh/Em không có gì phải giấu
giếm cả. Anh/Em đã thực sự thay đổi và anh/em muốn lấy lại niềm tin nơi em/anh." Với thái độ
cởi mở và trung thực, lòng tin có thể sẽ được phục hồi. Do đó, tha thứ không thể tự động xây
dựng lại lòng tin, nhưng tha thứ sẽ mở ra cánh cửa để lòng tin có thể được xây dựng lại.

Thứ tư, tha thứ không phải lúc nào cũng là kết quả của sự hòa giải. Từ hòa giải nghĩa là "đem
lại sự hài hòa." Hòa giải đòi hỏi bạn phải làm việc thông qua sự khác biệt, tìm những cách thức
làm việc mới mẻ, giải quyết những xung đột trong quá khứ và học cách làm việc với nhau như
một đội. Cần bao lâu để hòa giải? Phần lớn nó phụ thuộc vào việc hai bạn đã "ra khỏi sự hài hòa"
được bao lâu. Ví dụ, với một số người nó chỉ kéo dài vài giờ, với những người khác, nó có thể
kéo dài vài tháng. Ví dụ, nó sẽ đòi hỏi sự giúp đỡ của một nhà tư vấn chuyên nghiệp bởi cả hai
người đều không có kỹ năng xây dựng lại mối quan hệ của mình. Điều tôi đang nói ở đây là tha
thứ không tự động mang lại sự hài hòa trong mối quan hệ của bạn, nhưng nó mở ra cơ hội cho sự
hòa giải.

Tôi đã mở đầu phần này bằng lời


khẳng định tha thứ là cách phản ứng
lành mạnh duy nhất với một lời xin
lỗi. Nếu chúng ta lựa chọn không tha
thứ, thì rào cản giữa chúng ta vẫn duy
trì và mối quan hệ sẽ trở nên ngày
càng xa lạ. Thời gian không hàn gắn
được mối quan hệ. Hàn gắn đòi hỏi
phải có sự tha thứ. Và tha thứ mở ra
cánh cửa cho mối quan hệ phát triển.

Tôi muốn kết lại chương này bằng câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu người xúc phạm bạn không xin
lỗi bạn? Cách tích cực nhất bạn có thể làm là dùng tình yêu thương để đối đầu với sự xúc phạm
của họ, hy vọng họ sẽ xin lỗi và bạn sẽ tha thứ cho họ. Nếu lần thử đầu tiên thất bại, bạn nên thử
lần thứ hai, thứ ba. Một lời xin lỗi sẽ nói lên rằng: "Tôi trân trọng mối quan hệ này và tôi muốn
giải quyết vấn đề này." Từ chối lời xin lỗi cũng có nghĩa là: "Tôi không coi trọng mối quan hệ
này và tôi sẽ không sao cả nếu chúng ta trở nên xa cách." Chúng ta không thể bắt buộc người
40

khác xin lỗi mình nhưng chúng ta có thể kéo thẳng cành ô liu và thể hiện sự sẵn lòng tha thứ của
mình. Nếu, trong phân tích cuối cùng, họ vẫn không sẵn sàng phục hồi lại mối quan hệ, bạn có
thể giải thoát cho họ trước Chúa, đó cũng là cách bạn giải thoát chính mình khỏi những đau khổ
và tức giận. Bạn đừng để sự thiếu thiện chí của họ trong việc giải quyết các vấn đề giữa các bạn
phá hủy cuộc sống của bạn. Để xây dựng được mối quan hệ lành mạnh, tích cực cần phải có sự
góp sức của cả hai người.

Giá như tôi biết những điều tôi vừa chia sẻ với bạn trong chương này trước khi tôi kết hôn, thì
chắc chắn tôi sẽ trở thành người biết tha thứ tốt hơn. Tôi sẽ hiểu và biết điều tiết những cảm xúc
của mình theo cách lành mạnh hơn. Tôi sẽ hiểu được rằng tha thứ không thể làm tan biến mọi
đau khổ, cũng như không thể tự động phục hồi lại những cảm xúc yêu thương. Nhưng tha thứ là
bước đầu tiên trong quá trình làm vơi bớt sự đau khổ và tìm lại tình yêu. Không có một cuộc hôn
nhân hạnh phúc nào mà không có những lời xin lỗi và tha thứ chân thành. Học cách xin lỗi và tha
thứ là bạn đã xây dựng được hai yếu tố quan trọng cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc của mình.

1. Có ai đó mà bạn cần dùng tình yêu thương để đối đầu với họ không? Điều gì khiến bạn làm
như vậy?

2. Có ai đó mà bạn chưa tha thứ cho họ không? Điều gì khiến bạn làm như vậy?

3. Những rào cản nào được dựng lên giữa bạn và người mà bạn yêu thương? Điều gì sẽ giúp bạn
phá bỏ rào cản đó?

4. Khi ai đó xin lỗi bạn, cách dễ dàng để bạn tha thứ cho họ là gì? Tại sao?

7. Ước gì tôi biết...TOILET


KHÔNG TỰ LÀM SẠCH ĐƯỢC

rong ngôi nhà mà tôi lớn lên, toilet không bao giờ bẩn cả. Tôi chưa bao giờ nghĩ
rằng có ai đó đã dọn dẹp và kỳ cọ nó. Đến giờ, tôi cũng không biết rằng mẹ tôi hay cha tôi là
người đã cọ rửa toilet. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy bất kỳ ai cọ rửa toilet trong nhà. Hai tuần sau
khi Karolyn và tôi cưới nhau, tôi nhập học ở trường đại học và chúng tôi sống trong ký túc xá
41

sinh viên. Đó là một căn hộ nhỏ nhưng đẹp và sạch sẽ. Khoảng ba tuần sau, tôi nhận ra toilet có
những vết ố bẩn loang lổ (cho đến thời điểm đó tôi vẫn nghĩ các toilet đều tự sạch sẽ). Tôi nhắc
điều đó với Karolyn và cô ấy nói: "Em biết rồi. Em đang băn khoăn xem bao giờ anh sẽ đi cọ rửa
nó đây." "Cọ rửa?" Tôi nói: "Anh nghĩ em sẽ là người cọ rửa toilet chứ nhỉ. Anh không biết cọ
rửa toilet thế nào." "Ồ không sao, em sẽ chỉ cho anh." "Chúng ta không có chất gì đó để toilet có
thể tự sạch khi ta xả nước ư?" Tôi hỏi. "Không có cái gì như thế đâu anh yêu. Chúng rất tốn
tiền." Vợ tôi trả lời.

Trước khi kết hôn, tôi không bao giờ có ý nghĩ vào một ngày nào đó tôi sẽ là người cọ rửa toilet.
Thực tế, thì tôi đã làm tốt công việc đó ở học kỳ thứ hai, khi tôi làm việc bán thời gian cho một
công ty lau dọn nhà vệ sinh chuyên nghiệp. Và sau đó tôi đã tiếp tục làm công việc này, lau dọn
nhà vệ sinh. Sau khi được đào tạo chuyên nghiệp, thì việc cọ rửa cái toilet nhỏ trong căn hộ nhỏ
bé của chúng tôi được tôi làm trong nháy mắt.

Hãy cho phép tôi hỏi bạn một câu hỏi


mang tính cá nhân. Khi bạn kết hôn, bạn
nghĩ ai sẽ là người lau dọn toilet trong
ngôi nhà của bạn? Từ các buổi tư vấn tiền
hôn nhân, tôi phát hiện ra rằng hầu hết
đàn ông đều nghĩ vợ mình sẽ là người lau
dọn nhà vệ sinh, trong khi hầu hết phụ nữ
lại nghĩ chồng mình sẽ là người làm việc
đó. Nếu không tham gia các buổi tư vấn
tiền hôn nhân, hầu hết các cặp vợ chồng
đều không bao giờ nghĩ xem ai sẽ là người
dọn nhà vệ sinh và chỉ ba tuần sau khi
cưới nhau, họ sẽ phát hiện ra rằng nhà vệ
sinh không tự làm sạch được.

Ai làm gì?
Tôi nêu vấn đề này không phải vì tôi quá bận tâm tới việc ai sẽ là người lau dọn toilet. Tuy
nhiên, tôi lo lắng về việc các bạn bước vào hôn nhân mà không bao giờ thảo luận về việc ai sẽ
làm gì sau khi các bạn kết hôn. Đó chính là cái mà các nhà xã hội học gọi là "vai trò hôn nhân".
Nhầm lẫn về vai trò là một trong những vấn đề căng thẳng nhất trong các cuộc hôn nhân đương
thời. Ở những thế hệ trước, người chồng là người trụ cột, còn người vợ là người làm việc nhà thì
có rất ít sự nhầm lẫn về vai trò của mỗi người. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, người vợ trẻ
cũng có sự nghiệp của riêng mình, nên họ mong muốn người chồng sẽ gánh vác công việc nhà
cùng mình. Nếu cả hai bạn đều không thảo luận và thống nhất ai sẽ làm gì, thì bạn sẽ sớm nhận
ra đây là nguyên nhân chính của các cuộc xung đột xảy ra chỉ sau vài tháng kết hôn.
42

Có một số nhân tố bạn cần lưu ý khi thảo luận về vai trò hôn nhân. Thứ nhất, trong chúng ta mỗi
người lớn lên đều có một mẫu hình khác nhau. Một người vợ trẻ nói: "Cha tôi thường hút bụi sàn
nhà trước khi rửa xe ô tô vào mỗi sáng thứ Bảy. Còn bây giờ, chồng tôi lại muốn tôi hút bụi sàn
nhà và anh ấy còn muốn tôi lái xe qua chỗ rửa xe tự động. Tôi không thể tin được tôi lại cưới
một người đàn ông lười như thế." Chồng cô ấy nói: "Mẹ tôi thường xuyên hút bụi sàn nhà. Tôi
không bao giờ nghĩ rằng vợ tôi lại muốn tôi làm công việc đó. Còn cái xe, chỉ là vấn đề hiệu quả.
Tại sao tôi phải dành tới hai tiếng đồng hồ để rửa một cái xe vào thứ Bảy trong khi tôi có thể đưa
nó ra trung tâm rửa xe tự động chỉ mất ba phút và ba đô la. Trong gia đình tôi, chúng tôi không
bao giờ tự rửa xe ô tô cả. Cứ ba tháng một lần, chúng tôi chỉ mất 12 đô la là xe được rửa kỹ càng.
Tôi không hiểu tại sao đây lại là vấn đề lớn với cô ấy."

Đây là vấn đề lớn với cô ấy, bởi trong đầu cô ấy anh không phải là một người chồng có trách
nhiệm. Những mong muốn của cô ấy không có ý nghĩa với anh bởi trong gia đình mà anh lớn
lên, anh có một mẫu hình khác. Một trong những bài luyện tập mà tôi thực hiện trong các buổi tư
vấn tiền hôn nhân là để cho người phụ nữ lập ra danh sách những việc nhà mà cha cô đã làm và
những trách nhiệm mà mẹ cô đảm nhận. Tôi yêu cầu người đàn ông trẻ cũng lên danh sách như
thế. Khi các danh sách được lập ra, chúng tôi đã cùng nhau kiểm tra xem các mẫu hình cha mẹ
của hai bên giống và khác nhau điểm gì. Sau đó tôi để cho hai người thảo luận xem họ mong
muốn cuộc hôn nhân của mình sẽ giống và khác với mẫu hình cha mẹ của họ như thế nào. Bỏ
qua hoặc từ chối những ảnh hưởng của mẫu hình cha mẹ lên những mong muốn của bạn chính là
một biểu hiện của sự non nớt. Những cặp đôi chín chắn sẽ cởi mở và chân thành chia sẻ những
mong muốn của mình và điểm nào họ có quan điểm khác nhau, họ sẽ thương lượng để đi đến
một sự thống nhất về những vai trò hôn nhân trước khi họ kết hôn.

Những ý tưởng này đến từ đâu?


Ảnh hưởng thứ hai lên nhận thức của bạn về vai trò hôn nhân là triết lý của bạn về nam và nữ.
Triết lý của bạn trả lời cho câu hỏi: "Đàn ông làm gì và phụ nữ làm gì trong một mối quan hệ
hôn nhân?" Câu trả lời của bạn sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những trải nghiệm giáo dục của bạn.
Ví dụ, nếu một cô gái học tại một trường đại học mà tại đó cô được tiếp xúc với những nữ giáo
sư mạnh mẽ, thì cô ấy sẽ có những quan điểm mạnh mẽ về việc phụ nữ làm gì và không làm gì
trong một cuộc hôn nhân. Mặt khác, nếu cô ấy học tại một trường đại học theo trường phái tôn
giáo bảo thủ, thì cô ấy sẽ có quan điểm khác về vai trò của người phụ nữ trong hôn nhân. Niềm
tin tôn giáo và nền tảng giáo dục của một chàng trai cũng ảnh hưởng sâu sắc tới triết lý của anh
ta về vai trò của người đàn ông và người phụ nữ trong hôn nhân. Bỏ qua những triết lý mạnh mẽ
này hoặc suy nghĩ rằng tình yêu của bạn đủ lớn để vượt qua mọi ảnh hưởng là một sự ngu ngốc.
Nếu bạn không thể dàn xếp được những khác biệt này trước khi kết hôn, thì chắc chắn bạn không
thể có một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Nếu người chồng cảm thấy xấu hổ khi để cho bạn bè biết mình đã rửa bát, còn người vợ lại cho
rằng rửa bát cũng là một biểu hiện nam tính, thì việc rửa bát có thể sẽ trở thành vấn đề căng
thẳng trong mối quan hệ vợ chồng của các bạn. Nếu một cô gái cảm thấy rằng một người vợ
không nên làm tất cả mọi việc bếp núc, trong khi chàng trai lại không thành thạo trong việc nấu
ăn, thì họ cần thảo luận với nhau để đi đến một quyết định thống nhất trước khi kết hôn. Hoặc là
cô gái phải thay đổi quan điểm của mình, hoặc là chàng trai sẽ tham gia một khóa học nấu ăn.
43

Mỗi người làm tốt một việc


Điều này sẽ là nhân tố thứ ba ảnh hưởng đến quan điểm của bạn về việc ai sẽ làm gì, và đây
chính là thực tế cho thấy mỗi người có một kỹ năng khác nhau. Chẳng hạn, trong việc mua sắm
thức ăn, có thể một người sẽ có kỹ năng lựa chọn những thực phẩm tươi ngon, trong khi đó
người kia chỉ đơn giản là mua bất kể thứ gì được cho là cần thiết để chuẩn bị cho bữa ăn. Một
người có thể có kỹ năng nướng lò, trong khi người kia có kỹ năng nướng vỉ. Một người có thể
biết cách lau sạch bụi bẩn trên đồ nội thất trong khi người kia thì không nhìn thấy bụi bẩn ở đâu.
Một người có khả năng trang trí cây cối và cảnh quang khu vườn, trong khi người kia lại không
biết phải làm gì. Một người là "ma" máy tính trong khi một người chỉ đơn giản biết cách gửi
email.

Chúng ta không cần phải cố gắng để


có được những kỹ năng giống nhau,
mà điều quan trọng là nhận ra
những khả năng khác nhau và tìm
cách sử dụng chúng có lợi nhất cho
mối quan hệ của mình. Trong một
đội bóng đá, 11 cầu thủ có mục tiêu
giống nhau, nhưng họ không có vai
trò giống nhau. Huấn luyện viên sẽ
đưa mỗi cầu thủ vào một vị trí mà
ông nghĩ rằng họ làm tốt nhất.
Nguyên tắc ngày cũng hữu ích trong
việc xác định vai trò trong hôn
nhân.

Thích và không
thích
Nhân tố thứ tư ảnh hưởng đến
việc xác định ai sẽ làm gì dựa
vào điều đơn giản là hai bạn thích
và không thích điều gì.

Có thể cô ấy coi quản lý ngân quỹ và theo dõi tài chính là việc rất nhẹ nhàng trong khi anh ấy lại
coi đó là một thách thức. Cả hai người đều có các kỹ năng cộng, trừ và theo dõi nhưng một
người thích làm, còn người kia lại không. Có thể anh ấy coi việc hút bụi sàn nhà như một thách
thức tiếp thêm sinh lực, trong khi cô ấy lại coi đó như là công việc lao dịch khổ sai. Có thể cô ấy
coi việc thanh toán các hóa đơn hàng tháng giống như một niềm vui, trong khi anh ấy coi đó là
việc cực kỳ khổ sở. Biết về sở thích của nhau là một bước quan trọng trong việc quyết định vai
trò của nhau trong hôn nhân. Lý tưởng là mỗi người sẽ được làm những gì mình yêu thích.
Nhưng nếu cả hai bạn đều không thích làm việc gì đó, thì rõ ràng phải có ai đó nhận trách nhiệm
44

với công việc này. Tuy nhiên, xác định sở thích của mỗi người nên là một phần trong quá trình
xác định ai sẽ làm gì.

Bài tập thực hành


Bây giờ tôi muốn giới thiệu một bài tập thực hành giúp bạn đưa ra quyết định không chỉ ai sẽ là
người cọ rửa toilet mà ai sẽ là người làm tất cả những việc cần thiết khác. Nếu bạn đang suy nghĩ
nghiêm túc về hôn nhân, bạn hãy lên danh sách những điều mà bạn nghĩ là sẽ phải làm để duy trì
một ngôi nhà hạnh phúc. Danh sách cần nói rõ các phương tiện của bạn và nêu chính xác ai sẽ là
người mua và chuẩn bị thức ăn, giặt quần áo, lau nhà. Hãy yêu cầu vị hôn phu của bạn lập ra
danh sách tương tự. Sau đó hãy gộp hai danh sách này vào để tạo ra một danh sách chung, bao
gồm tất cả những điều mà hai bạn đưa ra.

Bạn hãy photo danh sách chung thành


hai bản, sau đó mỗi người hãy ngồi
xuống, một cách riêngrẽ và độc lập,
hãy viết tắt tên của bạn bên cạnh
những việc mà bạn nghĩ sẽ thuộc trách
nhiệm của mình. Nếu bạn nghĩ rằng nó
là trách nhiệm chia sẻ, thì hãy viết tắt
tên của cả bạn và tên hôn phu của bạn
bên cạnh, nhưng gạch chân nhấn mạnh
những việc mà bạn cho rằng mình chịu
trách nhiệm chính. Sau khi hoàn thành
công việc này, bạn hãy dành một buổi
tối để đối chiếu kết quả với người còn
lại. Chỗ nào không đồng ý, bạn cần
trao đổi lại với người kia. Hãy nói rõ với
hôn phu của bạn những lý do cho sự
chọn lựa mà bạn đưa ra. Hãy hết sức
cởi mở và chân thành. Sau khi lắng
nghe nhau, các bạn hãy đi đến một sự
thống nhất xem ai sẽ chịu trách nhiệm
làm việc gì. (Nếu bạn không thể đồng ý
trước khi kết hôn, điều gì sẽ khiến bạn
nghĩ rằng bạn sẽ đồng ý sau khi kết
hôn?)
Hoàn thành bài tập này không có nghĩa là bạn đã "khóa chặt" những trách nhiệm này vào suốt
phần đời còn lại của bạn. Sau sáu tháng kết hôn, có thể bạn sẽ muốn "thương thuyết" lại về
những công việc này. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ bước vào cuộc hôn nhân với sự hiểu biết tốt
hơn về những mong muốn của cả hai bên. Hoàn thành những bài tập này và tìm được một sự
thống nhất chung ai làm gì, sẽ giúp bạn tránh khỏi các cuộc xung đột và làm cho cuộc sống hôn
nhân của hai bạn trôi theo dòng chảy hài hòa hơn.
45

1. Nếu bạn lớn lên cùng cha, thì trong gia đình bạn cha bạn đảm nhận những công việc gì?

2. Mẹ bạn đảm nhận những công việc gì?

3. Nếu bạn đang suy nghĩ nghiêm túc về hôn nhân, hãy hoàn thành bài tập được mô tả ở trên.

8. Ước gì tôi biết...CHÚNG TA


CẦN CÓ MỘT KẾ HOẠCH QUẢN
LÝ TÀI CHÍNH CỦA MÌNH

hi tôi và Karolyn đang hẹn hò, sau đó quyết định cưới nhau, tôi đã không bao
giờ nghĩ rằng chúng tôi cần thảo luận với nhau về việc chúng tôi sẽ quản lý tài chính như thế
nào. Vì khi đó cả hai chúng tôi đều học đại học và đều ở trong ký túc xá. Tôi không phải trả tiền
thuê phòng, không phải trả hóa đơn điện nước, không phải trả phí ô tô và thậm chí ít khi mua
quần áo. Tôi làm việc bán thời gian để lấy tiền trang trải học phí. Sau năm thứ ba đại học, cha mẹ
tôi đã hào phóng mua cho tôi một chiếc xe ô tô đồng thời trả luôn bảo hiểm xe cho tôi. Quần áo
của tôi đều là quà từ các thành viên trong gia đình gửi cho tôi vào mỗi dịp Giáng Sinh và sinh
nhật tôi. Các trải nghiệm của Karolyn cũng tương tự như tôi ngoại trừ việc trước khi học đại học,
cô đã đi làm toàn thời gian một năm, có căn hộ riêng và tự trả các hóa đơn của mình.
46

Kế hoạch tài chính duy nhất mà chúng tôi


có là cô ấy đồng ý đi làm toàn thời gian, trong khi tôi tiếp tục dành trọn thời gian theo đuổi các nghiên
cứu sau đại học. Kế hoạch đó kéo dài được hai tháng. Công việc đòi hỏi Karolyn phải bắt đầu làm việc từ
5 giờ 30 phút sáng. Cô ấy không quen dậy sớm, sức khỏe giảm sút và sau đó cả hai chúng tôi đều đồng ý
rằng đây là một kế hoạch không khả thi. Cả hai chúng tôi quyết định sẽ đi tìm một công việc bán thời
gian, làm vào buổi chiều. Khá nhanh, một trong những giáo sư của tôi tại trường đại học đã thuê cô ấy
làm việc, còn tôi tìm được một công việc tại ngân hàng địa phương. Chúng tôi không kiếm được nhiều
tiền, nhưng cũng đủ để trả tiền thuê nhà, mua sắm những vật dụng thiết yếu, đủ tiền đổ xăng cũng như
ăn uống. Trong suốt ba năm cả hai chúng tôi hầu như không mua sắm bộ quần áo nào. Khi tôi kết
thúc việc học và bắt đầu đi làm toàn thời gian thì chúng tôi đã có một số tiền tổng cộng là 150 đô la.
Trong những năm tháng đó, chúng tôi không gặp phải vấn đề gì liên quan đến tiền bạc bởi chúng
tôi không có tiền. Khi một cặp vợ chồng đồng ý hy sinh tạm thời để đạt được những mục tiêu đề
ra, trong trường hợp của chúng tôi là để học đại học, và miễn sao là vẫn đủ tiền để trang trải cho
những nhu cầu cần thiết, thì tiền bạc không phải là vấn đề cần tranh cãi của họ. Cuộc đấu tranh
về tiền bạc chỉ đến sau khi chúng ta bắt đầu "kiếm ra tiền".

Giờ đây, chúng tôi đã kiếm ra được nhiều tiền hơn nhưng chúng tôi vẫn không thảo luận với
nhau về một kế hoạch quản lý tài chính. Chúng tôi có những ý tưởng rất khác nhau về việc chúng
tôi nên mua gì và khi nào nên mua. Không có một kế hoạch nên cũng như bao nhiêu cặp vợ
chồng khác, vấn đề tài chính trở thành một chiến trường của chúng tôi. Tôi sẽ không làm bạn
mất thời gian để đọc về những cuộc đụng độ lẻ tẻ của chúng tôi. Điểm tôi muốn nhấn mạnh là
nếu chúng tôi có một kế hoạch trước khi kết hôn, thì chúng tôi đã không đẩy mình vào những
cuộc tranh cãi vô ích. Kế hoạch mà tôi chia sẻ sau đây là một kế hoạch quản lý tiền bạc đơn giản,
đã giúp hàng nghìn cặp vợ chồng tránh được những cuộc chiến nảy lửa về tài chính. Nào chúng
ta hãy cùng bắt đầu.

"Tiền của chúng ta": Cùng nhau tích góp


Hòn đá nền tảng đầu tiên trong việc xây dựng một kế hoạch tài chính là chúng ta phải thống nhất
rằng, sau khi cưới không còn khái niệm "tiền của anh" hay "tiền của em" nữa mà phải là "tiền
47

của chúng ta". Điểm chính của một cuộc hôn nhân là mong ước cho sự hợp nhất. "Dù tốt hơn hay
xấu hơn", thì chúng ta đều hướng đến cuộc sống được ở bên nhau. Điều này có nghĩa là hai vợ
chồng sẽ cùng chia sẻ thu nhập với nhau và cùng làm việc với nhau như một đội để quyết định
xem nên làm gì với số tiền của mình. Thật bất ngờ, điều này cũng có nghĩa là món nợ của anh ấy
hay món nợ của cô ấy cũng sẽ trở thành "món nợ của chúng ta" và chúng ta phải có trách nhiệm
đưa ra một kế hoạch để trả những món nợ đó. Nếu bạn chưa sẵn sàng cho một sự "hợp nhất kiểu
này", thì cũng đồng nghĩa với việc bạn chưa sẵn sàng để kết hôn.

Tiết kiệm, cho đi, chi tiêu


Bước thứ hai trong việc triển khai một kế hoạch tài chính là thống nhất xem nên dành bao nhiêu
phần trăm thu nhập của bạn cho việc tiết kiệm, cho đi và chi tiêu. Đây là ba điều cần thiết bạn có
thể làm với tiền bạc. Bạn có thể tiết kiệm, có thể cho đi và có thể tiêu xài. Bạn quyết định dành
cho mỗi phần này bao nhiêu phần trăm số tiền kiếm được là một bước quan trọng trong việc lập
kế hoạch tài chính.

Qua nhiều năm, tôi đã khuyến khích các cặp vợ chồng áp dụng "Kế hoạch 10-10-80". Tiết kiệm
và đầu tư 10% số tiền bạn kiếm được. Mục đích đầu tiên của tiết kiệm là để tạo ra những quỹ dự
phòng khẩn cấp trong trường hợp ốm đau hay mất việc. Mục đích thứ hai của tiết kiệm là để
thanh toán cho bất kỳ thẻ tín dụng hay khoản nợ tiêu dùng nào của hai vợ chồng. Mục đích thứ
ba của tiết kiệm là để thực hiện những mục đích mua sắm lớn hơn như mua nhà hay xe ô tô. (Tiết
kiệm hưu trí thường là một phần trong thu nhập của người lao động. Tôi khuyến khích các cặp
vợ chồng nên tham gia vào bất kỳ loại hình tiết kiệm hưu trí nào dành cho người lao động.)

Bạn nên dành 10% số tiền mà mình kiếm được


để cho đi. Mục đích của việc cho đi là để bày tỏ thái độ biết ơn đối với những gì bạn đã được nhận.
Truyền thống của người Do Thái và Kitô giáo cổ xưa đều khuyến khích ai đó dành 10% thu nhập của
mình để cho đi. Người hạnh phúc nhất trên thế giới không phải là người nhiều tiền nhất mà là người
cảm thấy được hài lòng khi giúp đỡ người khác. Kinh Thánh có nói: "Người cho hạnh phúc hơn người
nhận."
48

Cả tôi và Karolyn đều đồng ý dành 10% thu


nhập của mình để giúp đỡ người khác. Cả hai chúng tôi đều học được nguyên tắc này từ cha mẹ mình,
và coi đó như là nguyên tắc của chính mình. Cả hai chúng tôi đều không hối tiếc về quyết định này. Tuy
nhiên, nếu đây là một khái niệm mới mẻ với một trong hai bạn thì bạn nên thảo luận về nó để tìm ra
một sự thống nhất. Nếu bạn không đồng ý với con số 10%, thì bạn có thể dành bao nhiêu phần trăm để
giúp đỡ người khác? Quá trình thương thảo và thống nhất trước hôn nhân sẽ giúp bạn không tranh cãi
về vấn đề này sau khi cưới.

80% còn lại


80% số tiền còn lại được chia cho các khoản: nhà ở, các vật dụng thiết yếu, bảo hiểm, nội thất,
thức ăn, quần áo, vận chuyển, thuốc men, vui chơi giải trí. Sự phân chia này như thế nào là quyết
định của bạn. Bạn chi tiền cho nhà ở càng lớn thì số tiền bạn chi cho các lĩnh vực khác sẽ càng ít
đi. Sai lầm phổ biến nhất của các cặp vợ chồng trẻ là mua một ngôi nhà vượt quá mức thu nhập
của mình.

Trước khi kết hôn, rất khó để biết chính xác chi phí thuê/mua ngôi nhà, các vật dụng thiết yếu và
các lĩnh vực khác được liệt kê ở trên. Tôi thường khuyến khích các cặp đang dự tính kết hôn hãy
tìm một cặp vợ chồng đã kết hôn được khoảng ba năm đang sống trong một căn hộ hoặc một
ngôi nhà tương tự như ngôi nhà mà bạn định thuê hoặc mua. Hãy nghe họ chia sẻ về những chi
phí tương đối của việc thuê/mua nhà và các vật dụng thiết yếu. Họ cũng có thể sẵn lòng chia sẻ
với bạn danh sách những thứ cần chi tiêu khác. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn thực tế về việc
chi tiêu trong gia đình. Chỉ dẫn chung là bạn nên dành không quá 40% thu nhập của mình cho
chi phí nhà cửa và các vật dụng thiết yếu.

Mua sắm thông minh cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm được đáng kể. Kiểu mua sắm này cần phải có
cái nhìn toàn diện; có thời gian và năng lượng. Lợi ích sẽ được thấy rõ trong những khoản tiền
dôi ra mà bạn có thể dùng cho những nhu cầu khác. Bạn có thể tham khảo cuốn sách The Little
Book of Big Savings (Cuốn sách nhỏ để tiết kiệm lớn) để biết cách mua sắm thông minh.
49

Một vấn đề cực kỳ quan trọng khác mà các cặp vợ chồng cần thảo luận là mua hàng bằng thẻ tín
dụng. Nếu có một lá cờ đỏ, tôi đã vẫy nó ở đây để cảnh giác mọi người. Các phương tiện truyền
thông đang ra rả ở khắp các ngõ ngách khuyên bạn nên dùng thẻ tín dụng để "mua trước, trả
sau". Khỏi cần phải nói chắc bạn cũng biết nếu bạn mua mà không có tiền mặt để trả thì sau này
chắc chắn bạn sẽ phải trả số tiền nhiều hơn. Lãi suất với những khoản mua sắm trước này đều
khá cao. Nhiều loại có khung lãi suất từ 18-21%.

Một nguyên tắc chỉ dẫn là, nếu bạn có thẻ tín dụng, bạn chỉ nên sử dụng nó trong các trường hợp
khẩn cấp (y tế) và thiết yếu (sửa chữa xe cộ, các thiết bị chính). Sau đó hãy nhanh chóng trả lại
tiền cho thẻ tín dụng càng nhanh càng tốt. Không bao giờ dùng thẻ cho những trường hợp không
cần thiết - thay vào đó hãy tiết kiệm và sử dụng tiền mặt.

Với nhiều cặp vợ chồng, thẻ tín dụng đã


trở thành thẻ thành viên để bước vào "xã hội của sự thất vọng về tài chính". Nó khuyến khích
mua sắm quá đà và hầu hết chúng ta đều chi tiêu quá đà so với khả năng của mình. Tôi biết thẻ
tín dụng có thể hỗ trợ trong việc lưu giữ hồ sơ và nếu các khoản thanh toán được thực hiện đầy
đủ, kịp thời thì mức phí chỉ là tối thiểu. Tuy nhiên, hầu hết các cặp vợ chồng đều chi tiêu nhiều
hơn và luôn phải thanh toán nhiều hơn nếu họ thường xuyên sử dụng thẻ tín dụng.
Tại sao chúng ta sử dụng thẻ? Vì chúng ta muốn mua ngay, nhưng lại không muốn trả tiền ngay.
Trong việc mua nhà, đó có thể là một cách sử dụng tài chính thông minh. Dù sao chúng ta cũng
phải trả tiền thuê. Nếu ngôi nhà được lựa chọn tốt, nó sẽ được đánh giá cao về giá trị. Nếu chúng
ta có tiền trả trước và có đủ khả năng thanh toán hàng tháng thì việc mua bán này là khôn ngoan.
Nhưng hầu hết những thứ chúng ta mua sắm lại không được đánh giá cao về mặt giá trị. Giá trị
của chúng bắt đầu giảm vào đúng ngày chúng ta mua chúng. Chúng ta mua chúng trước khi
chúng ta có đủ khả năng có chúng. Chúng ta phải trả tiền mua hàng, cộng với lãi suất tín dụng,
trong khi đó các bài báo vẫn liên tục đưa tin hàng được giảm giá.

Tôi biết có nhiều "thứ thiết yếu" trong xã hội chúng ta, nhưng tại sao một cặp vợ chồng trẻ nghĩ
rằng họ phải có được ngay trong năm kết hôn đầu tiên điều mà cha mẹ họ phải mất 30 năm để
tích lũy? Tại sao bạn lại phải có thứ tốt nhất và to nhất ngay bây giờ? Với tâm lý đó, bạn đã làm
tan biến khát vọng và niềm vui khi đạt được. Nhu cầu thiết yếu của cuộc sống tương đối ít. Thu
50

nhập hiện tại của bạn có thể đáp ứng được những nhu cầu đó. Tôi không phản đối việc bạn mong
muốn có được "những thứ" tốt hơn. Tôi chỉ đang khuyên bạn hãy sống với hiện tại chứ đừng
sống với tương lai. Hãy để niềm vui trong tương lai trở thành những thành quả trong tương lai.
Hãy tận hưởng hôm nay với những gì bạn đang có ngày hôm nay.

Trong nhiều năm, vợ chồng tôi đã chơi một trò chơi mà cả hai chúng tôi đều thích. Chúng tôi bắt
đầu chơi nó vào ngày tốt nghiệp, và sau đó chúng tôi vẫn tiếp tục chơi trò chơi này.

Trò chơi sẽ diễn ra thế này. Vào tối thứ Sáu hoặc thứ Bảy, các bạn cùng đến một cửa hàng bách
hóa, đi qua các dãy hàng hóa và nhìn vào bất cứ thứ gì bạn thấy bắt mắt. Hãy đọc nhãn mác, nói
về điểm hấp dẫn nhất của món hàng và quay sang nói với người đi cùng: "Sẽ tuyệt vời nếu chúng
ta có nó đúng không?" Sau đó, trong khi những người khác đi ra với túi đồ nặng trĩu trong tay,
thì các bạn bước ra khỏi cửa hàng, tay trong tay, hứng thú khi thấy mình không cần những thứ
muốn mua mà vẫn hạnh phúc. Các cặp vợ chồng trẻ nên chơi trò chơi này.

Một ý tưởng thực tế khác có thể ngăn chặn được thảm kịch mua sắm là các bạn hãy đưa ra thỏa
thuận rằng cả hai bạn sẽ không bao giờ mua sắm lớn mà không tham khảo ý kiến của nhau. Mục
đích của tham khảo ý kiến là đi đến một sự thống nhất. Thuật ngữ mua sắm lớn phải được tính
trên giá trị một đồng đô la. Ví dụ, một cặp vợ chồng sẽ thỏa thuận họ không mua sắm bất cứ thứ
gì có trị giá trên 100 đô la nếu không có sự đồng ý của hai bên. Nếu các cặp vợ chồng theo
nguyên tắc này thì sẽ có rất nhiều câu lạc bộ golf sẽ mãi chỉ nằm trong phòng trưng bày mà thôi.
Tuy nhiên, cũng có nhiều cặp vợ chồng cảm thấy hạnh phúc hơn khi họ theo nguyên tắc này.

Ai là người giữ sổ sách?


Lời khuyên cuối cùng tôi muốn đưa ra trong phần này là trước khi kết hôn bạn cần quyết định
xem ai sẽ là người giữ sổ sách sau khi kết hôn. Người "giữ sổ sách" là người sẽ trả các hóa đơn
hàng tháng và theo dõi bảng chi tiêu trên tài khoản trực tuyến. Đây sẽ là người theo dõi kế hoạch
mua sắm của cả hai bạn với những gì các bạn đã đồng ý. Điều này không có nghĩa rằng người
được chọn giữ sổ sách là người chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định tài chính. Các quyết định
tài chính phải được đưa ra trên tinh thần hai bạn là một đội thống nhất.

Người giữ sổ sách không nhất thiết phải giữ sổ sách mãi mãi. Vì lý do này hoặc lý do khác, bạn
có thể quyết định sẽ giữ sổ sách trong sáu tháng đầu tiên, sau đó chuyển cho người kia. Khi các
cặp vợ chồng thảo luận chi tiết với nhau về tài chính, thì rõ ràng, những rắc rối sẽ được giải
quyết chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, phải chắc chắn rằng người không giữ sổ sách cũng là
người phải biết làm sổ sách và biết cách kiểm tra về các tài khoản. Nhớ rằng các bạn là một đội
và cả hai bạn đều phải có nhận thức đầy đủ về các chi tiết tài chính.

Tôi mong muốn những điều chia sẻ trong chương này sẽ giúp các bạn thảo luận đầy đủ và tìm
được một sự thống nhất về kế hoạch tài chính mà bạn theo đuổi khi các bạn kết hôn. Tôi ước gì
có ai đó nói cho tôi biết rằng chúng tôi phải có một kế hoạch tài chính trước khi kết hôn. Tôi
nghĩ rằng tôi sẽ thực hiện lời khuyên đó.
51

1. Kế hoạch tài chính hiện tại của bạn là gì? (Bạn sử dụng tiền như thế nào?) Hãy liệt kê chi tiết
nhất có thể. Nếu bạn đang suy nghĩ nghiêm túc về chuyện hôn nhân, bạn hãy hỏi "đối tác" của
bạn câu hỏi tương tự.

2. Bạn có dành tặng người khác 10% thu nhập của bạn không?

3. Bạn có dành ít nhất 10% thu nhập của mình để tiết kiệm hay đầu tư không?

4. Bạn hãy thảo luận về mục 2, mục 3 và thống nhất bạn sẽ làm gì sau khi kết hôn.

5. Bắt đầu thực hiện tất cả những gì mà bạn lên kế hoạch phải làm sau khi bạn kết hôn. Nghĩa là,
nếu bạn đồng ý dành 10% thu nhập vào khoản tiết kiệm sau khi bạn kết hôn, thì ngay bây giờ
bạn hãy thực hiện điều đó khi bạn vẫn còn độc thân. (Những điều bạn làm bây giờ sẽ là chỉ số tốt
để bạn thực hiện các kế hoạch sau khi kết hôn.)

6. Nếu đã đính hôn, bạn hãy thẳng thắn nói cho vị hôn phu của mình biết toàn bộ tài sản cũng
như số nợ của bạn. Hãy có cái nhìn thực tế về số nợ cũng như nguồn tài chính mà bạn có.

7. Hãy cùng nhau lên kế hoạch trả nợ cho bất kỳ món nợ nào của cả hai bạn khi bạn kết hôn.

8. Hãy cùng nhau lập kế hoạch tài chính cho việc chi tiêu sau khi bạn kết hôn. Điều này đòi hỏi
bạn phải có thông tin về nhà ở và các chi phí sinh hoạt.

9. Hãy thảo luận và tìm ra sự thống nhất một trong hai người sẽ không mua bất cứ thứ gì lớn nếu
không tham khảo ý kiến của người kia. Không đồng ý - không mua.

10. Quyết định xem ai sẽ là người giữ sổ sách? Tại sao?

9. Ước gì tôi biết...THỎA MÃN


TÌNH DỤC KHÔNG PHẢI LÀ CÁI
MÁY TỰ ĐỘNG
52

ây là một khía cạnh khác của hôn nhân mà tôi không bao giờ lường trước được
những rắc rối. Tôi hoàn toàn là một người đàn ông, còn vợ tôi là một phụ nữ - chúng tôi thực sự
cuốn hút nhau. Chúng tôi còn cần gì nữa? Tôi đã nghĩ rằng đời sống tình dục sẽ là điều đưa cả
hai chúng tôi lên thiên đường. Nhưng sau đám cưới không lâu, tôi nhận ra rằng cái là thiên
đường với người này có khi lại trở thành địa ngục với người kia.

Không ai nói với tôi rằng nam giới và nữ giới là hoàn toàn khác nhau. Chắc chắn tôi biết rõ
những khác biệt sinh lý, nhưng tôi lại gần như không biết gì về tình dục ở nữ giới. Tôi nghĩ rằng
cô ấy sẽ thích điều đó nhiều như tôi thích, sẽ muốn làm điều đó thường xuyên như tôi đã làm và
những gì làm tôi thỏa mãn cũng làm cô ấy thỏa mãn. Tôi xin nhắc lại: Tôi gần như không biết gì
về tình dục nữ giới. Và tôi khám phá ra rằng cô ấy cũng biết rất ít về tình dục nam giới.

Tôi đọc bất cứ thứ gì viết về chủ đề này, tôi phát hiện ra rằng tài liệu của người Do Thái cổ đã rất
đúng khi họ khuyên các cặp vợ chồng mới cưới phải dành năm đầu tiên để học cách làm thỏa
mãn tình dục cho nhau. Lại một lần nữa tôi không biết được điều này. Điều tôi chia sẻ với bạn
trong chương này chính là điều tôi muốn giá như tôi có thể biết được về đời sống tình dục trước
khi kết hôn.

Trước hết, tôi ước gì tôi biết được rằng trong khi đàn ông tập trung vào hành động tình dục thì
phụ nữ tập trung vào mối quan hệ. Nếu mối quan hệ bị tổn thương bởi những lời nói khó nghe và
những hành vi cư xử thiếu trách nhiệm, thì người phụ nữ sẽ rất khó tìm thấy hứng thú trong tình
dục. Với phụ nữ, tình dục là hành động thân mật và phát triển cùng với mối quan hệ yêu thương.
Trớ trêu thay, người đàn ông thường cho rằng quan hệ tình dục sẽ giải quyết được bất kỳ vấn đề
quan hệ nào có thể tồn tại. Một người vợ nói: "Anh ấy đã lớn tiếng với tôi. 30 phút sau anh ấy
nói lời xin lỗi và muốn chúng tôi quan hệ với nhau. Anh ấy nói 'Hãy để anh cho em thấy anh yêu
em nhiều đến mức nào.' Anh ấy nghĩ rằng tình dục sẽ làm được tất cả mọi thứ. Anh ấy đã sai. Tôi
không thể ngủ với một người đàn ông đã làm tổn thương tôi."

Với một người vợ, mong muốn chồng mình khởi động cho một trải nghiệm tình dục mới sau khi
vừa lớn tiếng với nhau là điều không thể. Những lời xin lỗi và tha thứ chân thành cần phải đi
trước hoạt động tình dục.

Một cách khác cho thấy thực tế này là với phụ nữ, tình dục bắt đầu từ nhà bếp chứ không phải từ
trong phòng ngủ. Nếu người chồng nói ngôn ngữ tình yêu của người vợ ngay trong nhà bếp, thì
cô ấy sẽ sẵn sàng cho những cử chỉ âu yếm trước khi họ bước vào phòng ngủ. Nếu ngôn ngữ tình
yêu của cô ấy là hành động phục vụ thì việc rửa bát đĩa và đổ rác có thể sẽ là những hành động
"bật nút công tắc yêu" của cô ấy. Tôi còn nhớ một người chồng đã nói với tôi: "Nếu tôi biết rằng
việc đổ rác có thể "bật nút công tắc yêu" của cô ấy, thì tôi đã đổ rác mỗi ngày hai lần." Không ai
nói với tôi điều đó.
53

Mặt khác, nếu lời khen ngợilà ngôn ngữ


tình yêu của cô ấy, thì một lời khen ngợi về bữa cơm cô ấy nấu hay trông cô ấy đẹp như thế nào
cũng có thể đánh thức trong cô ấy mong muốn có những hành động thân mật với chồng. Nguyên
tắc này đúng với bất kỳ ngôn ngữ tình yêu nào. Trong khi một người chồng có thể có những trải
nghiệm tình dục thỏa mãn với một người vợ ngay cả khi "bể yêu" của mình không đầy, thì một
người vợ rất khó tìm được sự thỏa mãn đó.
Thứ hai, giá như tôi biết rằng với vợ tôi, khúc dạo đầu quan trọng hơn nhiều hoạt động chính.
Trong khi phụ nữ thích những "đốm lửa tí tách", thì đàn ông lại có xu hướng tìm đến những
"ngọn lửa bùng cháy". Những cử chỉ âu yếm và những nụ hôn nồng nàn của màn dạo đầu sẽ kích
thích ham muốn của cô ấy. Nếu người chồng nhanh chóng kết thúc, thì người vợ sẽ có cảm giác
bị bỏ rơi. Không có khúc dạo đầu đầy đủ, người vợ sẽ thường cảm thấy bị hụt hẫng. Một người
vợ nói: "Tôi muốn có cảm giác được yêu. Nhưng tất cả những gì anh ấy làm chỉ là chuyện ấy."

Thứ ba, giá như tôi biết rằng thỏa mãn tình dục lẫn nhau không đòi hỏi cả hai phải đạt đến cao
trào. Vì ảnh hưởng từ phim ảnh, mà nhiều cặp đôi bước vào hôn nhân với ý nghĩ rằng "bất kể khi
nào yêu nhau, cả hai chúng tôi cũng sẽ phải đạt tới cao trào và nó sẽ là thiên đường với hai chúng
tôi". Thực tế, rất ít khi cả hai vợ chồng cùng đạt tới đỉnh cao của cảm xúc. Điều quan trọng là
mỗi người sẽ đều được trải nghiệm niềm sung sướng của những cao trào. Niềm sung sướng đó
không phải đến cùng một lúc. Có nhiều bà vợ cho biết họ đạt được những cảm xúc cao trào ngay
trong phần dạo đầu.

Thứ tư, giá như tôi biết rằng khi một người chỉ tập trung vào hoạt động tình dục, thì nó không
phải là tình yêu nữa mà nó trở thành lạm dụng tình dục. Tình yêu đích thực là chúng ta phải luôn
luôn tìm cách để đem lại niềm vui sướng cho người bạn đời. Nó không bao giờ đòi hỏi điều gì đó
mà người bạn đời phản đối. Nếu một trong hai bạn không đồng ý với cách thể hiện tình yêu nào
đó, thì các bạn có thể trao đổi thẳng thắn với nhau. Nếu bạn không đồng ý, thì với tình yêu của
mình, bạn có thể tôn trọng ý kiến của người bạn đời. Nếu vi phạm nguyên tắc này, thì bạn rất
khó đạt được sự thỏa mãn trong tình dục.
54

Thứ năm, giá như tôi biết rằng tình dục quan trọng hơn hoạt động giao hợp. Bởi về bản chất, tình
dục là trải nghiệm của sự gắn kết. Nó là sự kết hợp của nam và nữ theo cách thân mật nhất. Nó
không chỉ đơn giản là sự tham gia của hai cơ thể, mà nó là sự hòa hợp của thể xác và tâm hồn.

Tôi nghĩ rằng đó là lý do tại sao Đạo Kito và phần lớn những tôn giáo khác trên thế giới đều lên
tiếng bảo vệ hoạt động tình dục trong hôn nhân. Nó được tạo ra cho những trải nghiệm gắn kết
duy nhất để hòa hợp giữa một người chồng và một người vợ trong mối quan hệ gắn bó suốt đời.
Nếu hoạt động tình dục chỉ được xem như là cách giải tỏa những căng thẳng hoặc để trải nghiệm
những phút giây thăng hoa thì nó đã không đạt được mục đích của mình. Và cuối cùng nó sẽ trở
thành hành động tầm thường của sự ích kỷ. Mặt khác, khi tình dục được coi là hành động của
tình yêu thể hiện lời cam kết sâu sắc nhất của chúng ta, nó sẽ dẫn đến những giây phút thăng hoa
của cả hai bên.

Thứ sáu, giá như tôi biết rằng giao tiếp chính là chìa khóa để mở cánh cửa bước tới con đường
tình dục. Tôi thường rất ngạc nhiên vì rất nhiều cặp vợ chồng bước vào văn phòng tư vấn của tôi
mà chưa bao giờ học cách nói về chuyện tình dục trong cuộc hôn nhân của mình, dù chúng ta
đang sống trong một nền văn hóa đang bị bão hòa bởi những câu chuyện tình dục. Nếu họ có cố
gắng nói chuyện, thì câu chuyện cũng thường chỉ như những lời lên án và từ chối. Họ tập trung
vào nói nhiều hơn là nghe. Cách duy nhất để chúng ta biết điều gì làm người khác vui vẻ hay
phản đối là lắng nghe khi họ nói. Không ai trong chúng ta có thể là một độc giả chú tâm. Đó là lý
do tại sao mà tôi đã dành rất nhiều thời gian để khuyến khích các cặp vợ chồng học cách lắng
nghe và đồng cảm với người bạn đời của mình.

`Lắng nghe với sự đồng cảm là lắng


nghe để phát hiện những điều người khác đang nghĩ và cảm nhận. Mong muốnvà thất vọng của
họ là gì? Tôi thường khuyến khích các cặp vợ chồng trẻ thường xuyên hỏi câu hỏi này mỗi tháng
một lần trong sáu tháng đầu tiên kết hôn: "Anh/Em có thể làm gì hoặc không làm gì để đời sống
tình dục tốt hơn với em/anh?" Hãy viết câu trả lời của họ ra và nói chuyện về nó một cách
nghiêm túc.
Thứ bảy, giá như tôi biết rằng quá khứ không bao giờ chỉ là quá khứ. Trong nền văn hóa cởi mở
ngày nay, rất nhiều cặp đôi đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Nhiều người cho rằng trải
nghiệm tình dục trước hôn nhân sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho hôn nhân. Tuy nhiên tất cả các
55

nghiên cứu lại chỉ ra một điều khác. Trong thực tế, tỷ lệ ly hôn giữa những người có quan hệ tình
dục trước hôn nhân cao hơn gấp hai lần so với những người không có quan hệ tình dục trước hôn
nhân. Thực tế này cho thấy quan hệ tình dục trước hôn nhân trở thành rào cản tâm lý để đạt được
sự thỏa mãn tình dục trong hôn nhân.

Nền văn hóa của chúng ta dạy rằng quan hệ tình dục trước hôn nhân chỉ là một trò giải trí và khi
bạn kết hôn, bạn chỉ đơn giản lau sạch lớp đá cũ, cam kết với chính mình sẽ chung thủy với
người bạn đời, rồi mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Tuy nhiên, lau sạch lớp đá tâm lý không phải là việc dễ
dàng. Các cặp vợ chồng thường rất tò mò muốn biết lịch sử tình dục của người bạn đời và khi họ
đã biết thì họ sẽ rất khó quên. Khi bước đến hôn nhân, trong thẳm sâu tâm lý mỗi người thường
cất lên tiếng nói đòi hỏi một mối quan hệ độc quyền. Và chúng ta sẽ cảm thấy bị tổn thương khi
nghĩ rằng người bạn đời của mình đã từng có mối quan hệ tình dục thân mật với người khác.

Tôi tin rằng sẽ tốt hơn nếu giải quyết những mối quan hệ tình dục trong quá khứ trước khi kết
hôn. Nếu chúng ta im lặng và bước vào hôn nhân mà không thảo luận về những mối quan hệ tình
dục trong quá khứ, thì sớm muộn gì quá khứ cũng sẽ khuấy động hiện tại. Nếu điều này xảy ra
sau khi kết hôn, thì chúng ta sẽ có cảm giác bị lừa dối và sẽ rất khó vượt qua.

Nếu trước khi kết hôn, bạn biết được sự thật về những quan hệ tình dục trong quá khứ của người
bạn đời và bạn cảm thấy bị tổn thương, không thể chấp nhận được thì tôi khuyên bạn nên hoãn
đám cưới lại và trao đổi thẳng thắn với nhau hoặc nên tìm sự trợ giúp của một nhà tư vấn. Nếu
cuối cùng bạn vẫn không thể chấp nhận thì theo tôi bạn nên hủy đám cưới. Nếu bạn vẫn băn
khoăn với điều này, tôi khuyên bạn có thể tìm đọc cuốn sách The Invisible Bond: How to Break
Free from Your Sexual Past (Mối gắn kết vô hình: Làm thế nào để thoát khỏi những mối quan hệ
tình dục trong quá khứ của bạn). Cuốn sách sẽ giúp bạn biết cách xử lý các mối quan hệ trong
quá khứ theo cách tích cực.

Hy vọng rằng những ý tưởng mà tôi chia sẻ trong chương này sẽ giúp bạn bước vào hôn nhân với
cái nhìn thực tế hơn về đời sống tình dục trong hôn nhân. Tôi xin đưa ra lời khuyên cuối cùng:
Trong năm kết hôn đầu tiên, các bạn nên đọc và thảo luận về một cuốn sách viết về chủ đề tình
dục trong hôn nhân.

1. Bạn nghĩ quan điểm văn hóa hiện thời về vấn đề tình dục là như thế nào?

2. Bạn đồng ý hay không đồng ý với quan điểm này?

3. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các cặp vợ chồng có quan hệ tình dục trước hôn nhân có tỷ lệ ly
hôn cao hơn so với những người không quan hệ tình dục trước hôn nhân. Bạn có nghĩ điều này
đúng không? Tại sao?
56

4. Bạn chia sẻ với đối tác bạn đang hẹn hò về lịch sử tình dục của bạn trong quá khứ ở mức độ
nào?

10. Ước gì tôi biết...TÔI ĐANG


KẾT HÔN TRONG MỘT GIA ĐÌNH

ếu bạn nghĩ rằng sau khi đám cưới, cuộc sống chỉ có hai vợ chồng bạn, thì bạn
đã nhầm. Bạn đang kết hôn trong một gia đình, dù tốt hơn hay xấu hơn. Gia đình của cô ấy
không biến mất sau ngày cưới của hai bạn. Gia đình hai bên có thể cho phép các bạn có một
khoảng thời gian riêng tư trong tuần trăng mật, nhưng sau đó họ sẽ trở thành một phần trong
cuộc sống của hai bạn. Ở một số nền văn hóa, sự can thiệp của cha mẹ vào cuộc sống của con cái
rất sâu và công khai. Trong một số trường hợp, cô dâu phải về sống cùng nhà với bố mẹ chồng.
Sau khi của hồi môn đã được trả, cô sẽ thuộc về gia đình nhà chồng. Mẹ chồng cô sẽ dạy cô cách
trở thành một người vợ mà con trai bà cần. Ở các nền văn hóa phương Tây, mối quan hệ nhà
chồng - nàng dâu không cứng nhắc nhưng dù sao cũng vẫn là mối quan hệ có thật.

Trong hơn 30 năm qua, các cặp vợ chồng đã ngồi tại văn phòng tư vấn của tôi và phàn nàn
những câu sau:

♥ "Mẹ chồng tôi muốn dạy tôi cách nấu ăn. Tôi đã nấu ăn 10 năm nay rồi. Tôi không cần bà ấy
giúp."

♥ "Bố vợ tôi không thích tôi. Ông nói với bạn bè rằng con gái ông lấy phải người không xứng
đáng. Tôi đoán ông muốn tôi là bác sĩ hoặc luật sư. Tôi là một thợ sửa ống nước, tôi đang kiếm
tiền nhiều hơn một trong số những người trong gia đình ông."

♥ "Chị chồng và mẹ chồng tôi không bao giờ rủ tôi tham gia các hoạt động xã hội của họ. Họ
luôn mời chị dâu tôi, nhưng lại không bao giờ mời tôi."

♥ "Anh vợ tôi nghiện thể thao. Chúng tôi không có nhiều điểm chung. Tôi không nghĩ rằng anh
ấy có thể đọc được một cuốn sách trong nhiều năm và anh ấy không quan tâm tới chính trị."

♥ "Bố vợ tôi là kế toán. Bất kể khi nào chúng tôi ở cạnh nhau, ông đều cho tôi lời khuyên về
cách quản lý tiền bạc. Thành thật mà nói, tôi thường không đồng ý với những lời khuyên đó của
ông, nhưng tôi phải cố lịch sự."

♥ "Anh chồng tôi thường khuyên chồng tôi phải làm thế này, phải làm thế kia. Anh hơn chồng
tôi bốn tuổi. Tôi nghĩ anh ấy vẫn đang cố gắng để tỏ ra là một người anh lớn, nhưng nó khiến tôi
phát ngán vì chồng tôi luôn bị ảnh hưởng bởi những lời khuyên của anh ấy. Nếu tôi có ý kiến
khác, thì chồng tôi luôn đứng về phía anh trai mình."
57

♥ "Bố mẹ vợ tôi luôn cho vợ tôi tiền để mua những thứ mà chúng tôi không đủ tiền mua. Tôi rất
bực mình. Tôi ước gì họ có thể để chúng tôi tự lo cho cuộc sống của mình."

♥ "Bố mẹ chồng tôi luôn bất thình lình bảo chúng tôi bỏ hết mọi việc để về thăm họ. Việc đó
khiến tôi rất khó chịu. Tôi không muốn làm tổn thương cảm xúc của họ, nhưng tôi ước gì họ có
thể gọi điện và trao đổi trước với chúng tôi để tìm ra thời gian thuận tiện cho chúng tôi."

Khi bạn kết hôn, bạn trở thành một phần trong gia đình mở rộng. Gia đình này có thể gồm cha,
mẹ, dì ghẻ, cha dượng, anh chị em, cô dì, chú bác, anh em họ, cháu gái, cháu trai, con riêng của
chồng hay chồng cũ, vợ cũ. Bạn không thể sống mà bỏ qua gia đình mở rộng này. Họ sẽ không
biến mất. Mối quan hệ của bạn có thể xa lạ hoặc gần gũi, tích cực hoặc tiêu cực, nhưng bạn vẫn
có một mối quan hệ bởi bạn đang kết hôn trong một gia đình.

Cuộc sống sẽ dễ chịu hơn nếu bạn có mối quan hệ tích cực với gia đình mở rộng. Mối quan hệ
của bạn với mỗi thành viên trong gia đình mở rộng phụ thuộc vào cơ hội bạn tiếp xúc với người
đó. Nếu bạn sống cách gia đình mở rộng hàng nghìn dặm thì có lẽ mối quan hệ của bạn với gia
đình mở rộng có thể là mối quan hệ tích cực nhưng đó là mối quan hệ xa xôi. Cơ hội để phát
triển mối quan hệ của bạn chỉ giới hạn trong các dịp lễ Tết, cưới hỏi, ma chay. Tuy nhiên, nếu
bạn sống gần gia đình mở rộng, thì bạn có cơ hội tương tác với các thành viên trong gia đình mở
rộng nhiều hơn.

Năm vấn đề chính


Thông thường, mối quan hệ thân mật nhất của những mối quan hệ này là mối quan hệ với cha mẹ
hai bên. Do đó, trong chương này, tôi muốn tập trung vào mối quan hệ của hai bạn với cha mẹ
hai bên. Bạn cần xử lý những vấn đề gì với gia đình nhà chồng/vợ? Dưới đây là năm vấn đề
chính cần sự thấu hiểu và thảo luận giữa hai bên.

Một trong những vấn đề đầu tiên cần có sự chú ý của bạn là các ngày lễ. Đứng đầu trong danh
sách này là Lễ Giáng Sinh. Tại phương Tây, nhiều gia đình được ở bên nhau trong dịp Giáng
Sinh nhiều hơn bất cứ dịp lễ nào khác. Thường thì vấn đề ở chỗ cha mẹ chồng cũng muốn cả hai
bạn phải có mặt ở nhà họ vào ngày Giáng Sinh, trong khi cha mẹ vợ cũng muốn như vậy. Nếu
cha mẹ hai bên ở trong cùng một thành phố, thì có lẽ bạn sẽ đáp ứng được yêu cầu của cả hai
bên. Nếu họ ở trong cùng một bang, thì các bạn có thể chia nhau đêm Giáng Sinh ở nhà người
này, ngày Giáng Sinh ở nhà người kia. Tuy nhiên, nếu họ ở các bang cách xa nhau, bạn cần
thương thuyết Giáng Sinh năm nay sẽ ở với nhà người ngày, Giáng Sinh năm sau sẽ ở nhà người
kia và sẽ dành dịp lễ Tạ Ơn ở với gia đình mà dịp Giáng Sinh bạn không có điều kiện ở cùng.

Bên cạnh những ngày lễ Tết, còn có những ngày truyền thống của gia đình. Một người vợ trẻ
nói: "Em gái tôi và tôi vẫn thường xuyên đưa mẹ ra ngoài ăn tối vào ngày sinh nhật của bà.
Nhưng giờ chồng tôi nói rằng chúng tôi không có tiền để tôi có thể xả tay vào dịp sinh nhật mẹ.
Điều này thật khó chấp nhận với tôi. Tôi không muốn mẹ và em gái tôi nghĩ xấu về anh ấy,
nhưng tôi sợ rằng điều đó vẫn sẽ xảy ra." Một người chồng trẻ nói: "Tôi luôn nhớ vào ngày Quốc
Khánh hàng năm cả gia đình tôi đều đi câu cá. Trong ngày đó tôi có thể gặp các anh em họ của
mình và đó là sự kiện rất vui vẻ. Vợ tôi lại nghĩ chúng tôi nên dành ngày hôm đó ở bên nhà cha
mẹ cô ấy, nhưng tất cả những gì họ làm là ra nhà hàng ăn tối. Chúng tôi có thể làm điều đó vào
58

bất cứ lúc nào." Truyền thống thường được củng cố bằng những cảm xúc sâu sắc và bạn không
nên xem nhẹ.

Cha mẹ hai bên cũng có những kỳ vọng. Trừ khi bạn đã dành nhiều thời gian với họ trước khi kết
hôn, nếu không bạn có thể không đoán được những kỳ vọng của họ. Một người chồng kể: "Tôi
rất khó chịu khi vợ chồng tôi ra ngoài ăn tối cùng bố mẹ vợ, lần nào họ cũng muốn tôi trả tiền
bữa ăn đó. Tôi rất xấu hổ khi vợ tôi nhắc: 'Anh trả tiền đi.' Khi vợ chồng tôi đi ăn tối cùng bố mẹ
tôi thì họ luôn trả tiền cho suất ăn của họ. Tôi không bao giờ nghĩ rằng họ muốn tôi trả tiền cho
họ."

Cha mẹ mỗi bên đều có thể có kiểu hành xử khiến bạn cảm thấy bị tổn thương hoặc phiền hà.
Bạn có thể phát hiện ra rằng cha vợ mình thường ra ngoài cùng các bạn bè ông vào tối thứ Năm
hàng tuần và trở về nhà trong trạng thái say mềm, rồi mắng vợ con. Mẹ vợ bạn có thể đã nói với
vợ bạn về điều này, và vợ bạn đã kể cho bạn biết. Bạn ước có thể làm được điều gì đó, nhưng
bạn bất lực. Bạn thấy lo lắng về lối hành xử của cha vợ và bạn cũng thấy bực tức vì mỗi lần vợ
bạn nói chuyện với mẹ cô ấy, bà lại nói về chủ đề này khiến cô ấy buồn phiền.

Megan mới chỉ kết hôn được năm tháng khi cô ngồi tại văn phòng tư vấn của tôi: "Mẹ chồng tôi
là một phụ nữ có tổ chức nhất mà tôi từng biết. Anh nên nhìn vào tủ đồ của bà. Giầy được xếp
bên phải và tất cả quần áo của bà đều được phối hợp màu sắc khi treo trong tủ. Vấn đề là tôi
không phải là người biết cách tổ chức và khi bà bước vào phòng vợ chồng tôi, bà đã đưa ra rất
nhiều lời khuyên mà bà nghĩ là sẽ giúp cuộc sống của chúng tôi dễ dàng hơn. Tôi xin lỗi nhưng
đó không phải là con người tôi. Hơn nữa tôi không có thời gian để giữ mọi thứ có tổ chức."
59

Cha mẹ hai bên cũng có thể có niềm tin tôn giáo khác xa với các bạn. Một người chồng trẻ nói:
"Bất kể khi nào ở bên bố vợ tôi, dường như ông cũng muốn cố gắng biến tôi thành tín đồ của
Kitô giáo. Tôi cũng là một người theo đạo Kitô, nhưng tôi không giáo điều và quá sùng bái như
ông. Tôi nghĩ tôn giáo là vấn đề cá nhân và tôi bực mình vì ông cố tạo áp lực buộc tôi đồng ý với
ông."

Suzanne, lớn lên trong gia đình theo giáo phái Lutheran, đã nói: "Bố mẹ của anh ấy là người theo
phái Baptist, họ liên tục nói về việc tôi cần phải rửa tội. Tôi đã rửa tội khi còn nhỏ và tôi thấy
không cần phải rửa tội lại lần nữa. Họ nói cứ như thể đó là một ý tưởng vĩ đại. Tôi không thích
điều đó."

Học cách lắng nghe


Trong rất nhiều khía cạnh của cuộc sống, bạn sẽ khám phá ra rằng cha mẹ vợ/chồng bạn là
những cá nhân có suy nghĩ, cảm xúc và mong muốn riêng, hoàn toàn khác với suy nghĩ, cảm xúc
và mong muốn của bạn. Vậy làm thế nào để bạn xây dựng được mối quan hệ tích cực với cha mẹ
chồng/vợ? Tôi khuyên bạn nên bắt đầu quá trình này bằng việc học cách lắng nghe với sự đồng
cảm. Lắng nghe với sự đồng cảm nghĩa là lắng nghe để thấu hiểu những điều họ nghĩ, họ muốn
đưa ra và họ cảm nhận.

Bản chất, hầu hết chúng ta không phải là những người lắng nghe tốt. Chúng ta thường chỉ nghe
đủ dàiđể đưa ra một bác bỏ và chúng ta thường kết thúc cuộc tranh luận không cần thiết. Lắng
nghe với sự đồng cảm được duy trì cho đến khi bạn chắc chắn hiểu rõ những gì người khác đang
nói. Nó sẽ bao gồm những câu hỏi làm rõ vấn đề kiểu như: "Tôi hiểu điều bạn đang nói là... Có
chính xác không?" hoặc "Có vẻ như bạn đang nói rằng tôi... Đó có phải là điều bạn muốn?" Khi
bạn đã nghe đủ dài để hiểu những gì người khác đang nói và cảm nhận của họ, thì sau đó bạn có
thể tự do đưa ra quan điểm của mình về chủ đề đó. Vì bạn đã nghe họ mà không có bất cứ lời chỉ
trích nào, nên họ cũng sẵn sàng nghe những ý kiến chân thành của bạn.

Lắng nghe với sự đồng cảm không đòi hỏi bạn phải đồng ý với những ý tưởng của người khác,
nhưng nó đòi hỏi bạn phải đối xử với họ và những ý tưởng của họ bằng sự tôn trọng. Nếu bạn
tôn trọng những ý tưởng của họ và nói với họ bằng sự ân cần, họ cũng sẽ tôn trọng ý tưởng của
bạn và đối xử ân cần với bạn. Sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau xuất phát từ việc lắng nghe với
sự đồng cảm.

Khi giao tiếp với những người trong gia đình của chồng/vợ, trước hết bạn hãy luôn luôn nói với
chính bản thân mình. Thay vì nói: "Anh/chị làm tôi bị tổn thương khi anh chị nói thế" bạn nên
nói: "Tôi cảm thấy bị tổn thương khi nghe anh chị nói thế." Khi bạn bắt đầu câu nói với đại từ
chỉ bản thân "tôi", là bạn đang đưa ra quan điểm của mình. Khi bạn bắt đầu câu nói với đại từ chỉ
người khác "anh/chị" bạn trở thành người đổ lỗi và chắc chắn bạn sẽ gặp phản ứng phòng thủ từ
những người trong gia đình chồng/vợ.

Học cách đàm phán


Nhân tố thứ ba để có mối quan hệ tốt với gia đình chồng/vợ là học cách đàm phán về những sự
khác biệt. Đàm phán bắt đầu bằng việc ai đó đưa ra một lời đề nghị. Jeremy nói với cha mẹ vợ:
"Con biết bố mẹ muốn chúng con ở lại đây để tổ chức lễ Giáng Sinh cùng gia đình. Dĩ nhiên, bố
60

mẹ con cũng muốn như vậy. Vì bố mẹ ở cách chúng con gần nghìn cây số, nên chúng con biết
chúng con không thể cùng có mặt ở hai nơi trong một ngày được. Con đang cân nhắc đến việc
xen kẽ giữa dịp lễ Tạ ơn và lễ Giáng Sinh. Chúng con có thể ở cùng bố mẹ trong dịp Giáng Sinh
này và đến nhà bố mẹ con vào dịp lễ Tạ ơn. Năm sau thì sẽ ngược lại. Con chỉ đang cố gắng để
có thể ở được với cả hai bên gia đình."

Jeremy đã đưa ra một đề nghị. Bây giờ cha mẹ vợ anh có thể chấp nhận đề nghị đó, hoặc thay đổi
đề nghị đó, hoặc đưa ra một đề nghị khác của mình. Đây chính là quá trình lắng nghe và tôn
trọng ý kiến của người khác. Quá trình này sẽ cho phép đàm phán tiến triển. Cuối cùng bạn sẽ
tìm được một giải pháp mà tất cả mọi người đều có thể đồng ý, do đó mối quan hệ của bạn với
gia đình chồng/vợ càng được củng cố. Sự khác biệt về ngày lễ Tết, truyền thống, kỳ vọng, lối
ứng xử và tôn giáo, tất cả đều cần sự đàm phán. Người Do Thái có câu ngạn ngữ: "Mọi sự tốt
đẹp có được là khi anh em sống với nhau trong sự hòa hợp." Để hòa hợp cần phải đàm phán.

Đàm phán được củng cố khi bạn đưa ra các yêu cầu chứ không phải là đòi hỏi. Tim nói với
chamẹ vợ mình: "Chúng con thật sự vui mừng khi cha mẹ tới chơi và chúng con muốn dành thời
gian ở với cha mẹ, nhưng con muốn đưa ra một đề nghị. Thay vì đến đột ngột, bố mẹ có thể gọi
điện trước cho chúng con để xem liệu buổi tối đó có thuận tiện cho chúng ta không ạ? Lý do là vì
tuần trước khi bố mẹ tới chơi vào tối thứ Năm, thì con đã phải thức đến nửa đêm để hoàn thành
báo cáo cho buổi làm việc hôm sau. Tối thứ Sáu sẽ tốt hơn nhiều cho con. Bố mẹ thấy như thế có
được không?"

Tim đã đưa ra một đề xuất và một yêu cầu. Cha mẹ vợ anh có thể đồng ý hoặc phản đối yêu cầu
của anh, hay họ có thể đưa một đề xuất khác, chẳng hạn đồng ý họ sẽ đến vào một tối cụ thể nào
đó trừ khi có lý do đặc biệt thì sẽ chuyển sang tối khác. Ở bất kỳ trường hợp nào, bằng cách đưa
ra một yêu cầu mà không phải là một đòi hỏi, Tim đã giữ được mối quan hệ tích cực với cha mẹ
vợ của mình.

Học ngôn ngữ tình yêu của người khác


Lời khuyên cuối cùng của tôi để duy trì mối quan hệ tích cực và tốt đẹp với gia đình chồng/vợ là
học ngôn ngữ tình yêu của họ và thường xuyên nói ngôn ngữ đó. Không có cách thể hiện tình
61

yêu nào sâu sắc hơn việc nói đúng ngôn ngữ tình yêu. Cả Karolyn và tôi đều không trải qua
những tổn thương trong mối quan hệ với gia đình mở rộng. Hai năm đầu tiên kết hôn, chúng tôi
sống cách xa hai gia đình hàng nghìn dặm. Giáng Sinh là dịp duy nhất chúng tôi ở nhà và cả hai
gia đình đều sống trong một thành phố. Vợ chồng tôi ở tại gia đình tôi vào đêm Giáng Sinh, còn
ngày Giáng Sinh vợ chồng tôi sang nhà bố mẹ vợ. Vì thế, quan hệ của vợ chồng tôi với gia đình
hai bên tuy xa xôi nhưng rất tích cực.

Bố Karolyn mất trước khi chúng tôi cưới nhau. Khi tôi tốt nghiệp đại học, chúng tôi đã chuyển
về sống gần nhà bố mẹ chúng tôi hơn và mẹ vợ tôi chính là người luôn cổ vũ cho tôi. Ngôn ngữ
tình yêu của bà là hành động phục vụ. Bà là người rất hay giúp đỡ người khác, sống tích cực và
không bao giờ phàn nàn về điều gì. Vì vậy, tôi đã không chuẩn bị để giải quyết xung đột với mẹ
vợ. Karolyn và tôi không bao giờ thảo luận về chủ đề này. Giờ đây tôi mới thấy chúng tôi đã
ngây thơ như thế nào. Hàng trăm cặp vợ chồng tới văn phòng tư vấn của tôi đã làm tôi nhận ra
chúng tôi không phải là trường hợp duy nhất gặp phải tình cảnh đó. Để có mối quan hệ tốt với
cha mẹ vợ/chồng đòi hỏi bạn phải có thời gian và nỗ lực.

Tôi hy vọng rằng chương này sẽ giúp hai bạn đối mặt được với những lĩnh vực tiềm ẩn xung đột
với gia đình mở rộng và sẽ giúp bạn biết cách giải quyết những xung đột đó. Trước hôn nhân bạn
càng thảo luận vấn đề này sâu sắc bao nhiêu, thì sau hôn nhân bạn càng ít phải đối mặt với xung
đột bấy nhiêu.

1. Các bạn hãy chia sẻ với nhau những ngày lễ Tết và những dịp lễ đặc biệt trong gia đình bạn
được tổ chức như thế nào. Hãy tìm ra những khía cạnh tiềm ẩn sự xung đột.

2. Những ngày truyền thống trong gia đình hai bên là ngày nào? Những ngày truyền thống có thể
không chỉ tập trung vào những ngày lễ Tết hay sinh nhật, nhưng đó là những dịp đặc biệt quan
trọng với mọi thành viên trong gia đình.

3. Tìm hiểu xem kỳ vọng mà cha mẹ chồng/vợ mong muốn ở bạn sau khi kết hôn là gì. Nếu bạn
có anh chị em hoặc bạn bè đã kết hôn, bạn có thể tham khảo ý kiến của họ.

4. Giống như hầu hết chúng ta, tất cả các bậc cha mẹ cũng đều có kiểu hành vi của riêng mình.
Một số người có thể có hành vi tích cực, như chơi golf vào thứ Bảy. Một số khác có thể có hành
vi tiêu cực, như uống rượu vào tối thứ Sáu. Cha mẹ bạn có kiểu hành vi nào? Hãy thảo luận với
nhau nếu như bạn thấy kiểu hành vi nào đó của cha mẹ vợ/ chồng khiến bạn cảm thấy bị tổn
thương.

5. Cha mẹ bạn theo niềm tin tôn giáo nào? Hãy thảo luận về những điều mà bạn cảm thấy không
thoải mái.
62

6. Khi cha mẹ bạn đang thảo luận về những ý tưởng mà bạn không đồng ý, làm thế nào để bạn
học cách giữ bình tĩnh và lắng nghe một cách đồng cảm để có thể đưa ra những phản ứng thông
minh? Hãy chia sẻ với người khác những ví dụ về thời gian bạn lắng nghe tốt hoặc không tốt.

7. Trong một cuộc hội thoại thông thường, bạn đã học cách nói với chính mình như thế nào? Khi
hai bạn có một sự tranh cãi, bạn thường xuyên bắt đầu câu nói của mình với đại từ nhân xưng
"anh/em" trái ngược với đại từ "tôi" như thế nào? Hãy thảo luận với nhau và học cách nói với
chính mình.

8. Khi hai bạn bất đồng với nhau, thì các bạn cần một sự đàm phán. Tiến trình này đòi hỏi một
người phải đưa ra đề xuất rồi lắng nghe đề xuất từ người kia, từ đó tìm ra một giải pháp cả hai
bên cùng đồng ý. Trong quá khứ bạn thực hiện quá trình này như thế nào? Hãy chia sẻ những trải
nghiệm của bạn.

9. Đàm phán được nhấn mạnh khi bạn đưa ra một yêu cầu hơn là một nhu cầu. Hãy hỏi người
khác xem làm thế nào để bạn có thể định lại mong muốn của mình để nghe nó giống như một lời
yêu cầu.

10. Bạn có biết ngôn ngữ tình yêu của cha mẹ mình không? Bạn có biết ngôn ngữ tình yêu của
cha mẹ chồng/vợ mình không? Nếu có, bạn đã nói ngôn ngữ tình yêu của họ chưa? Nếu không,
bạn sẽ làm gì để khám phá ra ngôn ngữ tình yêu của họ?

11. Nếu bạn là người có con riêng và đang định tái hôn, thì tôi khuyên bạn nên đọc và thảo luận
về cuốn sách The Smart Step-Family của Ron Deal. Xung đột số một trong một cuộc hôn nhân
liên quan đến con cái là xung đột giữa con cái và cha mẹ kế.

11. Ước gì tôi biết...TÂM LINH


KHÔNG ĐÁNH ĐỒNG VỚI VIỆC
“ĐI NHÀ THỜ”

hín tháng sau đám cưới, Jill và Matt ngồi trong văn phòng của tôi. Jill nói:
"Chúng tôi có một vấn đề và chúng tôi không biết phải giải quyết như thế nào." "Vấn đề gì vậy?"
Tôi hỏi. "Matt không muốn đi nhà thờ với tôi. Anh ấy nói nhà thờ thật buồn tẻ và anh ấy cảm
thấy gần gũi với Chúa hơn khi anh ấy ở trên sân golf chứ không phải trong nhà thờ. Tháng trước,
anh ấy đã lái xe tới sân golf trong khi tôi đi nhà thờ. Đó không phải là điều tôi mong muốn. Tôi
không bao giờ nghĩ điều này sẽ xảy ra."
63

"Trước khi chúng tôi kết hôn, Matt luôn đến nhà thờ cùng tôi vào các ngày Chủ nhật. Anh ấy
dường như thích thế. Chúng tôi thảo luận về các bài giảng. Anh nói với tôi anh là một tín đồ Kitô
giáo, nhưng bạn có thể trở thành một tín đồ Kitô giáo mà không đi nhà thờ không? Anh ấy nói
rằng tôi đang phán xét anh ấy và có lẽ tôi như thế thật. Tôi đau khổ thực sự và tôi bắt đầu cảm
thấy chúng tôi đã sai lầm khi kết hôn."

Vấn đề của Jill là ở việc đi nhà thờ và không đi nhà thờ. Tuy nhiên, Matt lại có quan điểm hoàn
toàn khác về tâm linh. Trước kia, anh không phải là người hay đi nhà thờ. Khi còn là một sinh
viên, anh tham gia vào một tổ chức Kitô giáo do sinh viên đứng đầu. Sau vài tháng tham gia các
cuộc họp hành, đọc Kinh Thánh và nhiều sách Kitô giáo khác, anh tự coi mình là một người theo
đạo Kitô giáo. Khi anh và Jill hẹn hò, anh thường cùng cô tới nhà thờ vào các ngày Chủ nhật và
anh thấy khá thú vị. Nhưng giờ anh ấy đã tốt nghiệp đại học, đi làm và thấy những hoạt động của
nhà thờ đều có thể dự đoán trước được, các bài giảng không còn hữu ích nữa. Thật sự anh thấy
gần Chúa trên sân golf hơn là ở trong nhà thờ. Anh không hiểu tại sao đi nhà thờ lại là vấn đề
quan trọng với Jill đến vậy?

Còn Jill lại thấy bị tổn thương. Đi nhà thờ là một trong những giáo lý của Đức tin. Không thể có
chuyện là một tín đồ Kitô giáo nhưng lại không đi nhà thờ. "Chúng tôi sẽ làm gì khi chúng tôi có
con?", cô hỏi. "Tôi không thể chịu nổi ý nghĩ những đứa con tôi không đi nhà thờ." Tôi có thể
nói rằng Matt đã thấy thấy vọng vô cùng. "Jill, chúng ta chưa có con", anh nói. "Chúng ta có thể
vượt qua cái cầu đó khi chúng ta tới đó mà".

Matt và Jill là một trong rất nhiều cặp vợ chồng đã ngồi trong văn phòng của tôi để chia sẻ về
những xung đột trong niềm tin tôn giáo của họ. Tuy nhiên, tâm linh thường là điều cuối cùng
được thảo luận trong mối quan hệ hẹn hò. Thực tế, rất nhiều cặp vợ chồng không bao giờ thảo
luận về niềm tin tôn giáo của họ. Là một nhà tư vấn, tôi thấy thất vọng về điều này.

Vì tôi theo học ngành nhân chủng học nên tôi thường có những khám phá văn hóa của một nhà
nhân chủng học. Một trong những khám phá của tôi là con người có niềm tin tôn giáo mãnh liệt.
Không có nền văn hóa nào lại

không có một hệ thống niềm tin về thế giới phi vật chất. Từ sự tôn kính các vị thần La Mã cổ đại
đến niềm tin vào các linh hồn ma quỷ trong các bộ lạc thổ dân, con người tin rằng có nhiều thứ
64

hơn có thể được nhìn thấy bằng mắt. Khám phá thứ hai của một nhà nhân chủng học là niềm tin
tôn giáo này ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi của những người theo tôn giáo đó. Điều này đúng cả
trong những gì được gọi là tôn giáo nguyên thủy và những tôn giáo phát triển sau này như Đạo
Do Thái, Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo. Quan điểm của chúng ta về tôn giáo
sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách sống của chúng ta.

Do đó, khi các cặp đôi đang có dự định nghiêm túc về hôn nhân, thì tôn giáo cần được coi là một
trong những vấn đề hàng đầu phải thảo luận. Câu hỏi đặt ra là: "Niềm tin tôn giáo của chúng ta
có tương đồng với nhau không?" hay "Chúng ta đang đi đều bước, vậy chúng ta có bước cùng
nhịp không?" Khác biệt về quan điểm tôn giáo là một trong những vấn đề ẩn chứa tiềm năng gây
ra những xung đột nhiều nhất trong hôn nhân. Đó là lý do tại sao hầu hết các tôn giáo trên thế
giới đều khuyên các tín đồ của họ kết hôn với người cùng tôn giáo với mình. Kinh Thánh của
Kitô giáo có nói: "Đừng mang ách cùng với những người không có Đức tin. Vì công bằng và
gian ác có điểm gì chung? Ánh sáng có theo sau bóng tối? Giữa những người có Đức tin và
những người không có Đức tin có điểm gì chung?" Đây là những câu hỏi thuyết phục và những
cặp đôi khôn ngoan sẽ không lảng tránh chúng.

Theo quan sát của tôi, rất nhiều người lớn lên mà không bao giờ tìm hiểu về hệ thống tín ngưỡng
tâm linh của mình. Họ tự gọi mình là người theo đạo Phật, theo đạo Hindu hoặc theo đạo Thiên
Chúa giáo nhưng họ làm như vậy chỉ đơn giản là họ lớn lên trong gia đình có người theo đạo
Phật, theo đạo Hindu hoặc theo đạo Thiên Chúa giáo. Họ không tìm hiểu những tín ngưỡng cơ
bản của những tôn giáo này. Chúng ta không lựa chọn gia đình mình, do đó, tôn giáo là một
trong những yếu tố vốn có khi chúng ta sinh ra. Nhưng khi trưởng thành, chúng ta phải có trách
nhiệm tìm kiếm sự thật trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Nếu bạn cho rằng tôn giáo chỉ
đơn giản là một tạo tác văn hóa, tôi mong bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu thêm về lịch sử, tín
ngưỡng của tôn giáo mà bạn đang theo và trao đổi cởi mở với người bạn đang hẹn hò. Nếu bạn
không thể thành thật và cởi mở về những vấn đề tín ngưỡng tôn giáo trước khi kết hôn, thì bạn sẽ
không thể làm được điều đó sau khi kết hôn và niềm tin tôn giáo của bạn sẽ trở thành nguyên
nhân của những xung đột.

Tìm hiểu về các nhánh của Thiên Chúa giáo


Vì 80% dân số tại Mĩ coi Thiên Chúa giáo là tôn giáo chính của mình, nên cho phép tôi đi sâu
phân tích về những điều bạn cần lưu ý về tôn giáo này trước khi kết hôn. Chúng ta biết rằng,
Thiên Chúa giáo được chia thành rất nhiều nhánh, trong đó có ba nhánh chính là: Chính thống
giáo phương Đông, Công giáo La Mã và Đạo Tin Lành. Ba nhánh này vừa có điểm thống nhất về
những niềm tin cốt lõi như thiên tính của Đức Chúa Trời, cái chết và sự tái sinh của Đức Chúa
Trời, vừa có những điểm khác biệt. Nếu bạn đang dự tính chuyện hôn nhân với một người không
theo truyền thống Thiên Chúa giáo giống mình, tôi khuyên bạn nên tìm hiểu truyền thống tôn
giáo của cả hai bạn và tìm ra sự thỏa thuận cho sự khác biệt. Kết hôn chỉ bởi các bạn yêu nhau và
quên đi những hệ quả của sự khác biệt về tâm linh chính là dấu hiệu của sự non nớt.
65

Giả sử hai bạn đều là tín đồ truyền thống Thiên Chúa, thì đây là thời điểm tốt để bạn kiểm tra sâu
hơn về niềm tin và thực hành. Trong truyền thống Chính thống có Chính thống giáo Hy Lạp,
Chính thống giáo Nga, Chính thống giáo Armenia... Ở mỗi nước, các chính thống giáo này lại có
niềm tin và thực hành tôn giáo khác nhau. Trong Giáo hội Công giáo La Mã, niềm tin và thực
hành tôn giáo trong một nước thường giống nhau, nhưng giữa các nước lại khác nhau. Sự khác
biệt này cần được tìm hiểu đầy đủ nếu bạn đang suy nghĩ nghiêm túc về một cuộc hôn nhân.

"Thiên Chúa giáo" kiểu nào?


Như vậy, tôi đã nói về sự khác biệt thần học trong Đức tin và thực hành tôn giáo, giờ cho phép
tôi nói đến khía cạnh mang tính chất cá nhân. Chúng ta đã thấy rõ mức độ khác nhau giữa những
người theo Đạo Thiên Chúa. Ví dụ, một số người tự gọi mình là tín đồ Thiên Chúa giáo khi họ
chỉ đến nhà thờ vào lễ Phục Sinh và lễ Giáng Sinh. Ngoài những ngày lễ đó, thì tôn giáo ảnh
hưởng tới họ rất ít. Bên cạnh đó, lại có những người đi nhà thờ rất thường xuyên, có thể mỗi tuần
một lần, mỗi lần kéo dài từ một đến ba tiếng, phụ thuộc vào buổi lễ hôm đó. Tuy nhiên cũng có
những người không chỉ quan tâm đến việc thờ phụng Đức Chúa Trời như thế nào, mà họ còn
tham gia vào các nhóm nghiên cứu Kinh Thánh, tìm hiểu xem làm thế nào để áp dụng những lời
dạy của Kinh Thánh vào cuộc sống cá nhân của mình. Những người này sống sâu sắc và gần gũi
với các thành viên trong nhóm. Họ sẵn sàng hy sinh vì nhau. Họ quan tâm đến nhau và họ
thường tìm cách phục vụ cộng đồng bằng những cách rất thực tế. Nhiều Kitô hữu dành thời gian
đọc kinh hàng ngày để mong nghe được tiếng nói của Chúa Trời trong đó và họ mong được đáp
lại Chúa Trời bằng những lời tạ ơn, những lời cầu nguyện chân thành. Họ coi Thiên Chúa giáo
như một mối quan hệ tình yêu của mình với Chúa. "Thời gian yên tĩnh" là phần quan trọng nhất
trong ngày của họ.

Do vậy, biết được người bạn đang hẹn hò theo Thiên Chúa giáo kiểu nào là điều cực kì quan
trọng. Họ tham gia vào cộng đồng Kitô hữu với mức độ thế nào? Niềm tin của họ quan trọng như
thế nào? Và mặt nào của Thiên Chúa giáo ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của họ? Rõ ràng,
66

những người theo Thiên Chúa giáo Phục Sinh - Giáng Sinh rất khác với những người theo Thiên
Chúa giáo cần "thời gian yên tĩnh" hàng ngày.

Tôi nhớ, một phụ nữ trẻ đã nói với tôi: "Tôi đã hẹn hò với Andrew được ba năm. Khi bắt đầu hẹn
hò, anh ấy nói cho tôi biết rằng anh ấy là một người theo đạo Thiên Chúa. Chúng tôi có rất nhiều
sở thích chung và chúng tôi có nhiều khoảnh khắc thời gian bên nhau tuyệt vời. Nhưng dần dần
tôi nhận ra rằng chúng tôi không đi chung một nhịp khi nói đến tâm linh. Với anh ấy, Thiên
Chúa giáo là một tôn giáo, còn với tôi Thiên Chúa giáo là cuộc sống của tôi. Với tôi không gì
quan trọng hơn trong cuộc sống là phục vụ Chúa. Tôi nhận ra rằng chúng tôi không có nền tảng
tâm linh chung để có thể xây dựng một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Do đó, tôi đã chia tay anh ấy."

Tôi nghĩ người phụ nữ trẻ này đã quyết định đúng đắn. Nếu sau ba năm cô ấy không thể làm thay
đổi quan niệm của chàng trai mà cô đang hẹn hò về Chúa, thì sau khi kết hôn, chắc chắn cũng sẽ
không có sự thay đổi này. Ba năm sau, cô đã kết hôn với một người đàn ông trẻ có chung quan
điểm như cô về Đức Chúa Trời và họ đã có một đám cưới được tiến hành theo đúng nghi thức
của những người theo Đạo Thiên Chúa.

Với nhiều cặp đôi đang hẹn hò, tâm linh không phải là chủ đề được họ đề cập đến. Họ chỉ đơn
giản nghĩ rằng, sau khi kết hôn họ sẽ quan tâm tới vấn đề này. Những người khác có thể sẽ trao
đổi rất cởi mở về vấn đề tâm linh, nhưng lại thường bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo. Họ quá
yêu nhau, vui sướng bên nhau, mong muốn làm cho nhau hạnh phúc mà họ không nhìn thấy
những khác biệt trong quan điểm của nhau về vấn đề tâm linh.

Jill và Matt, cặp đôi mà chúng ta đã gặp ở đầu chương này, cuối cùng cũng đã khám phá ra sự
hòa hợp về mặt tâm linh. Sau vài buổi tư vấn, tôi đã giúp họ lắng nghe tâm tư của nhau và cố
gắng thấu hiểu rằng điều này quan trọng với họ như thế nào. Họ cố gắng đánh giá những mối
quan tâm của nhau và trở thành bạn bè của nhau thay vì là kẻ thù của nhau. Khi họ chuyển từ
mối quan hệ thù địch sang mối quan hệ bạn bè mà cả hai cùng cố gắng hiểu và giải quyết những
xung đột hơn là cố gắng giành phần thắng trong cuộc tranh cãi, thì họ sẽ dễ dàng tìm được giải
pháp.

Matt đã đồng ý sẽ không chơi golf vào sáng Chủ nhật nữa để cùng đi nhà thờ với Jill. Còn Jill
đồng ý sẽ cùng Matt tìm kiếm một nhà thờ mà anh thấy thú vị hơn. Họ đã tìm được một nhà thờ
như thế và họ đã cùng nhau đến nhà thờ không chỉ để tham gia các buổi lễ, mà còn làm từ thiện
là dạy một lớp các em năm tuổi. Thật bất ngờ, giờ đây họ đã có một cậu con trai ba tuổi. Họ đều
đồng ý rằng họ đã rất vui khi tìm thấy điểm chung trong hành trình tâm linh của mình trước khi
con trai họ ra đời.

Niềm tin tôn giáo thường gắn liền với những cảm xúc mạnh mẽ và niềm tin sâu sắc. Ngay cả với
những người vô thần, thường giữ quan điểm Không-Chúa Trời, thì những niềm tin này cũng ảnh
hưởng tới cách sống của họ. Theo ý nghĩa này, thì dù họ không công nhận sự tồn tại của Chúa
Trời, nhưng họ vẫn là những người có niềm tin tôn giáo sâu sắc. Bởi niềm tin tôn giáo ảnh hưởng
tới cuộc sống của chúng ta, nên điều quan trọng là chúng ta phải tìm ra nền tảng tâm linh tương
thích với nhau trước khi chúng ta bước vào một cuộc hôn nhân. Hy vọng, chương này sẽ giúp
bạn làm được điều đó.
67

1. Niềm tin tôn giáo cơ bản của gia đình bạn là gì?

2. Bạn đang ở đâu trên hành trình tâm linh của chính mình? Bạn chấp nhận, từ chối hay điều
chỉnh những niềm tin tôn giáo mà bạn đã được dạy khi còn là một đứa trẻ?

3. Bạn theo tổ chức tôn giáo nào? Bạn tham gia vào những hoạt động của nó như thế nào?

4. Niềm tin tôn giáo đã ảnh hưởng đến phong cách sống hàng ngày của bạn như thế nào?

12. Ước gì tôi biết...TÍNH CÁCH


ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC ĐẾN
HÀNH VI

húng ta không cần đặt câu hỏi cho chân lý: mỗi người là một cá thể độc đáo,
riêng biệt. Câu hỏi đặt ra là độc đáo như thế nào? Tôi ước gì tôi biết rằng tính cách (những đặc
tính khiến chúng ta độc đáo, riêng biệt) sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc hôn nhân của chúng tôi.

Trước khi kết hôn, tôi đã nghĩ sẽ tuyệt như thế nào nếu mỗi sáng tôi thức dậy và ăn sáng cùng vợ
tôi. Sau khi kết hôn, tôi mới biết Karolyn không ăn sáng. Bữa sáng không quan trọng với cô ấy.
68

Khi đó, tôi mới nhớ khi còn hẹn hò, cô ấy đã nói với tôi: "Đừng gọi em vào buổi sáng. Em không
chịu trách nhiệm về những gì em nói hay làm trước buổi trưa đâu nhé." Tôi đã cười và nghĩ đó là
lời nói đùa. Tôi cũng không bao giờ gọi cô ấy vào buổi sáng bởi tôi quá bận với "những việc của
mình". Sau khi kết hôn, tôi mới biết cô ấy nói nghiêm túc. Giấc mơ của tôi về một bữa sáng lãng
mạn, đầm ấm cùng vợ đã tan biến ngay trong tháng đầu chúng tôi cưới nhau. Tôi đành một mình
ăn sáng trong im lặng, nghe những chú chim đang hát ca ngoài cửa sổ.

Trước khi chúng tôi cưới, Karolyn cũng vạch ra những điều mà chúng tôi sẽ làm từ 10 giờ tối
đến nửa đêm, bao gồm đọc và thảo luận về những cuốn sách, xem phim, chơi game và thảo luận
về những vấn đề trong cuộc sống. Điều cô ấy không biết là chiếc máy trí tuệ, cảm xúc và thể chất
của tôi sẽ "đóng cửa" vào lúc 10 giờ tối. Khả năng để tôi có một cuộc trò chuyện thông minh bị
giảm sút đi rất nhiều sau giờ đó. Sự thật thì trong khi hẹn hò, tôi vẫn rất hứng thú và tham gia các
hoạt động của cô ấy cho đến tận nửa đêm. Nhưng đó là tôi bị cuốn theo cảm xúc của một người
đang yêu. Cô ấy không mảy may nghĩ rằng sau khi chúng tôi cưới nhau, tôi không còn được như
thế nữa.

Trước khi kết hôn không ai trong hai chúng tôi biết rằng lại có "người thích hoạt động buổi sáng"
và "người thích hoạt động về đêm" như vậy. Người thích hoạt động buổi sáng thức dậy với sự
nhiệt tình của một chú kangaroo, hứng khởi đón nhận ngày mới, trong khi người thích hoạt động
về đêm lại giấu mình dưới lớp chăn và nghĩ: "Họ phải chơi một trò chơi nào đó - không ai có thể
hứng khởi vào buổi sáng cả." Người thích hoạt động về đêm lại có "giờ vàng" từ 10 giờ đêm cho
đến... Đó là khi họ đọc sách, vẽ, chơi game, làm bất cứ thứ gì cần nhiều năng lượng, trong khi
người thích hoạt động buổi sáng nhanh chóng bị "tàn dần" vào giờ đó.

Tính cách khác biệt này ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tình dục vợ chồng. Người thích hoạt
động buổi sáng muốn lên giường vào lúc 10 giờ tối, yêu nhau, trong khi người thích hoạt động
về đêm lại nói: "Anh đùa à. Em không thể lên giường sớm như thế này." Người thích hoạt động
buổi sáng có lẽ sẽ có cảm giác mình bị từ chối, trong khi người thích hoạt động về đêm lại thấy
mình như đang bị kiểm soát. Điều này có thể dẫn đến những tranh luận và sự thất vọng. Liệu còn
có hy vọng cho cặp vợ chồng này?

Chắc chắn là có, nếu họ lựa chọn để tôn trọng sự khác biệt của nhau và cùng nhau thảo luận để
tìm ra một giải pháp. Ví dụ, người thích hoạt động về đêm có thể đồng ý yêu nhau vào 10 giờ tối,
nếu người thích hoạt động buổi sáng cho phép họ sau khi "hành sự" xong thì có thể rời khỏi
giường và làm những điều mình thích cho tới nửa đêm. Tuy nhiên, nếu người thích hoạt động
buổi sáng khăng khăng muốn người thích hoạt động về đêm vẫn phải nằm trên giường cùng
mình sau khi đã yêu nhau xong, thì người đó sẽ cảm thấy bị điều khiển, ép buộc và thất vọng.
Người thích hoạt động buổi sáng sẽ không bao giờ trở thành người thích hoạt động về đêm và
ngược lại. Đó là một phần trong tính cách của chúng ta. Với nỗ lực của mình, chúng ta có thể
hoạt động sớm hơn hoặc muộn hơn "giờ vàng" của chúng ta. Nhưng nó sẽ không bao giờ đến nếu
chúng ta không nỗ lực.
69

Nếu Karolyn và tôi biết rằng tôi là người thích hoạt động buổi sáng và cô ấy là người thích hoạt
động về đêm, nếu trong thời gian hẹn hò chúng ta thảo luận về những khác biệt tính cách này,
chúng tôi sẽ không cảm thấy bị tổn thương như bây giờ. Tôi sẽ không cảm thấy thất vọng vì cô
ấy không ăn sáng cùng tôi, và cô ấy sẽ không cảm thấy bị kiểm soát khi tôi muốn cô ấy lên
giường lúc 10 giờ tối. Vâng, ước gì chúng tôi biết sự khác biệt về tính cách sẽ ảnh hưởng sâu sắc
đến hành vi.

"Đầy hay vơi?"


Hãy tìm những khác biệt về tính cách khác mà chúng ta thường không tìm ra và không thảo luận
trước khi cưới. Người bi quan và người lạc quan thường hấp dẫn nhau. Người lạc quan sẽ nhìn
thấy một cốc nước đầy, còn người bi quan sẽ nhìn thấy một cốc nước vơi. Người lạc quan sẽ
nhìn thấy các khả năng còn người bi quan sẽ nhìn thấy các vấn đề. Mỗi chúng ta đều có nền tảng
nghiêng về hướng này hoặc hướng khác, nhưng chúng ta thường không nhận ra khía cạnh này
trong tính cách của mình.

Trong giai đoạn hẹn hò, chúng ta thường tưởng rằng người kia cũng nhìn thế giới giống như
mình. Vì chúng ta đang say mê nhau, nên sự khác biệt về tính cách không rõ ràng. Ví dụ, người
lạc quan là người có xu hướng thích mạo hiểm vì anh ta tin rằng mọi thứ mình làm sẽ trở nên tốt
đẹp. Cho nên, anh muốn hai người sẽ đi nhảy bungee (1). Người bi quan, bản tính tự nhiên không
muốn mạo hiểm, bởi cô nghĩ mọi thứ tồi tệ nhất đều có thể xảy ra. Do đó, cô không bao giờ nghĩ
mình sẽ chơi trò nhảy bungee, nhưng vì khâm phục và tin tưởng người yêu, nên cô sẵn sàng làm
những điều mà cô không bao giờ làm. Người lạc quan sẽ cảm thấy vui sướng khi hẹn hò với
người sẵn sàng tham gia những trò mạo hiểm cùng mình, mà không nhận ra rằng người đó đã đi
ra ngoài vùng an toàn cảm xúc của chính họ.

Hai năm sau khi kết hôn, anh đề nghị hai vợ chồng sẽ cùng nhau leo núi, thì cô kịch liệt phản
đối. Không chỉ có vậy, cô còn phản đối ý tưởng anh leo núi một mình hay leo núi cùng bạn bè.
Cô có thể hình dung mình sẽ trở thành góa phụ và không hiểu tại sao chồng mình lại sẵn sàng
70

với trò mạo hiểm đến thế. Trong khi đó, anh lại phớt lờ phản ứng của cô. Anh băn khoăn không
biết điều gì đang xảy ra với tinh thần của cô vậy? Tại sao cô lại trở thành kẻ phá đám?

Vì họ không nhận ra và thảo luận về những khác biệt tính cách trước khi cưới, nên sau khi kết
hôn họ đều thấy mình bị lôi kéo vào một cuộc xung đột mà cả hai đều không hiểu tại sao. Thực
tế, chỉ đơn giản cả hai người đều là chính mình, một người lạc quan và một người bi quan. Vấn
đề là không ai trong hai người biết được con người thật của người kia trước khi họ kết hôn. Cảm
xúc hưng phấn của những ngày hẹn hò khiến họ không nhìn thấy sự khác biệt tính cách này. Nếu
đã thảo luận về những khác biệt này trước khi cưới, thì chắc chắn anh sẽ nhận ra cô sẽ không bao
giờ là một nhà leo núi hay không bao giờ chơi trò nhảy dù cùng anh. Anh cũng sẽ nhận ra rằng
nếu anh làm những việc đó, thì anh sẽ gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ từ vợ.

Sự khác biệt về tính cách cũng dễ tạo ra những xung đột trong cách quản lý tài chính. Người lạc
quan có xu hướng là người đầu tư mạo hiểm, sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro cao với hy vọng có
kết quả khả quan. Trong khi đó, người bi quan sẽ muốn đầu tư vào những thị trường an toàn và
chắc chắn hơn. Họ sẽ mất ngủ cả đêm nếu người bạn đời đẩy họ vào những khoản đầu tư rủi ro
cao. Nếu đầu tư gặp rủi ro, thì người bi quan sẽ đổ lỗi cho người lạc quan đã đem lại những rủi
ro không đáng có cho số tiền của họ. Còn người lạc quan sẽ cho rằng, người bi quan không ủng
hộ ý tưởng của họ, do đó đổ lỗi cho người bạn đời đã cản bước mình tới thành công.

Câu trả lời cho sự khác biệt tính cách này nằm ở sự thấu hiểu và chấp nhận sự khác biệt, chứ
không phải đổ lỗi cho nhau. Họ phải đàm phán để đi đến một phương pháp có thể tôn trọng được
tính cách của cả hai bên. Bạn có thể đưa ra một kế hoạch đồng ý về số tiền mà hai vợ chồng sẽ
đầu tư an toàn trước khi người lạc quan tham gia vào một lĩnh vực đầu tư rủi ro cao. Khi mức
đầu tư tối thiểu được đặt ra, hai vợ chồng có thể đồng ý về số tiền mà anh chồng có thể đầu tư
vào lĩnh vực có độ rủi ro cao hơn và nếu có thất bại, thì vợ anh cũng không đổ lỗi cho anh. Mặt
khác, nếu đầu tư thành công, cô sẽ khen ngợi khả năng đầu tư của anh và sẽ cùng nhau ăn mừng
thắng lợi tài chính của họ.

Nếu một cặp đôi đang hẹn hò sẵn lòng thảo luận với nhau về những vấn đề này trước khi kết
hôn, họ sẽ tránh được các cuộc tranh cãi không cần thiết về việc họ sẽ quản lý tài chính như thế
71

nào. Nguyên tắc này cũng đúng trong những khía cạnh khác của cuộc sống - nơi mà người bi
quan và người lạc quan luôn có quan điểm khác nhau. Thấu hiểu, chấp nhận và đàm phán về
những khác biệt là điều cần thiết để xây dựng nền tảng cho một cuộc hôn nhân bền vững.

Cẩn thận và cẩu thả


Ở đây có hai kiểu người cẩn thận và cẩu thả. "Tôi chưa bao giờ thấy ai cẩu thả như Ben", Alicia
phàn nàn. Có bao nhiêu cô vợ phàn nàn như thế về chồng mình sau chưa đầy một năm cưới
nhau? Thú vị là, trước khi cưới nhau, Alicia chưa bao giờ bận tâm về điều này. Ồ, cô ấy có thể
nhận ra đôi lần chiếc xe ô tô rất bẩn hay căn phòng của anh ấy không được ngăn nắp, nhưng
bằng cách này hay cách khác cô ấy cho rằng: "Ben là người thoải mái hơn tôi. Đó là điều tốt, tôi
rất thích. Tôi cần nhìn mọi việc thoáng hơn một chút." Trong khi, Ben nhìn Alicia như một thiên
thần. "Chẳng tuyệt sao khi Alicia luôn ngăn nắp, gọn gàng? Giờ tôi sẽ không phải lo lắng giữ
mọi thứ sạch sẽ bởi cô ấy sẽ quan tâm tới điều đó." Tuy nhiên ba năm sau, anh bị vợ chỉ trích
nặng nề và việc đó khiến anh phản ứng lại kiểu như: "Anh không hiểu tại sao em lại thấy phiền
lòng khi thấy một chút thức ăn bị vương ra ngoài?"

Một số người sống theo phương châm: "Một chỗ cho một vật và vật nào có chỗ ấy". Nhưng
những người khác lại không ép mình phải dọn dẹp đồ đạc của mình, quần áo, cốc uống cà phê
hay bất cứ thứ gì khác. Họ có thể sử dụng lại chúng trong một hoặc hai tuần. Họ lập luận rằng:
"Tại sao bạn lại tốn thời gian để dọn quần áo bẩn hàng ngày? Bạn cứ để nó trên sàn nhà cho tới
khi giặt. Chúng chẳng chạy đi đâu và chúng cũng chẳng làm phiền tôi."

Chúng ta là những sợi dây khác nhau và chúng ta rất khó hiểu tại sao người khác lại không nhìn
sự việc như chúng ta. Không khó để tìm ra sự khác biệt về tính cách này, chỉ cần bạn chịu khó
quan sát thực tế trong khi hẹn hò là bạn có thể nhận ra ngay. Hãy nhìn chiếc xe và căn phòng của
anh ấy, bạn sẽ biết được ngay anh ấy là người cẩn thận hay cẩu thả. Hãy nhìn bếp và phòng ngủ
của cô ấy là bạn sẽ biết được cô ấy thuộc kiểu người nào. Nếu hai bạn có tính cách giống nhau,
thì các bạn hoặc là sẽ có một ngôi nhà cực kỳ ngăn nắp hoặc sẽ có một ngôi nhà vô cùng lộn xộn.
Nhưng cả hai bạn sẽ rất hạnh phúc. Nếu hai bạn có tính cách khác nhau, thì đây chính là lúc các
bạn cần thảo luận cùng nhau. Đối mặt với thực tế và thảo luận xem ai sẽ chịu trách nhiệm về cái
gì sau khi hai bạn kết hôn. Nếu cô ấy sẵn lòng nhặt quần áo bẩn của bạn hàng ngày và cho vào
máy giặt như mẹ bạn vẫn làm khi bạn còn học phổ thông, thì đây là điều rất tuyệt vời. Tuy nhiên,
nếu cô ấy muốn bạn có trách nhiệm hơn, thì chắc chắn bạn phải thay đổi hoặc không bạn lại phải
nhờ mẹ đến dọn quần áo bẩn cho bạn. Cần đàm phán để đưa ra một giải pháp thỏa đáng - nhưng
thời gian bắt đầu cho cuộc đàm phán phải là trước khi bạn kết hôn.

Khi "biển chết" cưới "suối chảy"


Một khía cạnh nữa của khác biệt tính cách là liên quan đến lời nói. Một số người có thể chia sẻ
mọi chuyện với người khác. Một số khác lại sống nội tâm, ít chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của
mình. Tôi thường gọi kiểu người thứ nhất là "suối chảy" còn kiểu người thứ hai là "biển chết".
Tại Israel, biển Chết nhận nước từ sông Jordan, nhưng biển Chết không chảy đi đâu. Rất nhiều
người có kiểu tính cách này. Họ có thể tiếp nhận đủ loại suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm trong
ngày. Họ có một cái hồ chứa rộng lớn để dự trữ mọi trải nghiệm và họ không thích nói chuyện,
chia sẻ với ai. Thực tế, nếu hỏi han một gã "biển chết": "Có chuyện gì vậy? Tại sao anh không
72

chia sẻ với em?" thì anh ta sẽ nói: "Không có gì cả. Điều gì khiến em nghĩ là anh có chuyện gì
không ổn?" "Biển chết" đang hoàn toàn trung thực. Anh ta không có gì để nói cả.

Trong khi đó, "suối chảy" là người có thể nói cho ai bất cứ thông tin gì mà họ mắt thấy tai nghe
hoặc cảm thấy - thường trong vòng không đầy 60 giây. Bất kể thứ gì họ nhìn thấy, nghe thấy, họ
đều có thể kể cho người khác. Thực tế, nếu không có ai ở nhà, họ sẽ gọi điện cho ai đó và hỏi:
"Anh có muốn biết tôi vừa nghe được điều gì không?" Họ không có cái hồ chứa nào, tất cả
những gì họ trải nghiệm, nó sẽ tràn ra buộc họ phải kể cho người khác nghe.

Thông thường một "biển chết" sẽ cưới phải một "suối chảy". Trước khi kết hôn, sự khác biệt
giữa họ chính là điều hấp dẫn họ. Chẳng hạn, trong khi hẹn hò, "biển chết" có thể thấy rất thư
giãn. Anh/cô ấy sẽ không phải nghĩ "mình sẽ bắt đầu cuộc trò chuyện như thế nào?" hoặc "mình
phải tiếp tục câu chuyện như thế nào?" Tất cả những gì họ làm là ngồi xuống, gật đầu và nói: "Ừ.
Vâng." "Suối chảy" thì chảy suốt buổi tối. "Suối chảy" sẽ thấy "biển chết" khá hấp dẫn bởi "biển
chết" là người biết lắng nghe tốt nhất trên thế giới. Tuy nhiên, năm năm sau khi kết hôn, có thể
"suối chảy" sẽ phải thốt lên: "Chúng tôi đã cưới nhau năm năm rồi nhưng tôi không biết gì về cô
ấy", còn "biển chết" có thể nói: "Tôi hiểu anh ấy tường tận. Tôi chỉ ước anh ấy nói ít thôi và cho
tôi chút nghỉ ngơi."

Những khác biệt này cũng có thể thấy rõ trong cách họ kể chuyện. "Suối chảy" giống như
một họa sĩ. Nếu họ đang kể cho bạn nghe một sự kiện nào đó, họ sẽ vẽ một bức tranh tỉ mỉ, thật
đẹp về sự kiện đó. Họ sẽ nói cho bạn biết thời tiết hôm đó mưa hay nắng, gió thổi thế nào, hoa
nở ra sao, có bao nhiêu người đang đứng trong công viên. Trong khi đó "biển chết" giống như
một người chỉ điểm. Nếu họ kể cho bạn nghe cùng một sự kiện mà "suối chảy" kể cho bạn nghe,
thì họ sẽ kể ngắn hơn và ít chi tiết hơn. Họ chỉ đơn giản "đưa ra một điểm chính". Họ là kiểu
người truyền thông theo điểm "mấu chốt". Trong một cuộc hôn nhân, người chỉ điểm sẽ rất khó
để có thể ngồi nghe một câu chuyện dài và chi tiết của một họa sĩ. Họ sẽ ngắt lời và nói: "Em có
thể chỉ ra đâu là điểm chính không?" Tuy nhiên, khi họa sĩ lắng nghe người chỉ điểm nói, thì họ
sẽ liên tục đặt ra những câu hỏi cố gắng thu thập nhiều chi tiết hơn để họ có bức tranh tốt hơn về
câu chuyện.

Họa sĩ sẽ luôn luôn là một họa sĩ và người chỉ điểm sẽ luôn luôn là người chỉ điểm. Kiểu nói
chuyện của mỗi người sẽ không thể thay đổi, và cũng không có chuyện kiểu nói chuyện của
người này tốt hơn người kia. Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu được những điểm khác biệt này,
chúng ta cũng không có ý định thay đổi người khác sau khi chúng ta kết hôn. "Biển chết" sẽ
không bao giờ trở thành "suối chảy". Vì vậy, nếu cưới một "biển chết" bạn phải bằng lòng sống
với một người không muốn chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình. Hầu hết "biển chết" sẽ rất cởi
mở với những câu hỏi và sẵn lòng chia sẻ nhiều hơn nếu "suối chảy" đưa ra những câu hỏi. "Biển
chết" không chiếm giữ thông tin cho riêng mình, chỉ đơn giản là họ không bắt buộc phải chia sẻ
suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm của mình cho người khác.

"Biển chết" có thể bằng lòng lắng nghe "suối chảy" nói liên hồi, nên đôi khi anh/cô ấy có thể im
lặng khá lâu. Đó là lý do tại sao thỉnh thoảng họ rời mắt khỏi máy tính hay dừng các hoạt động
khác. Suối chảy" phải hiểu điều đó. "Biển chết" chỉ đơn giản muốn có một không khí trầm lắng
hơn. Khi những khác biệt tính cách này được thảo luận trước khi kết hôn, chắc chắn chúng ta sẽ
gặp ít rắc rối hơn sau khi kết hôn.
73

Bị động và chủ động


Một câu ngạn ngữ xưa nói rằng: "Một số người đọc lịch sử, còn những người khác tạo ra lịch
sử." Thường thì những người này lại kết hôn với nhau. Một người chồng hay một người vợ chủ
động sẽ tin rằng mỗi ngày là một cơ hội mới để thúc đẩy mục tiêu. Họ sẽ chủ động theo đuổi
những điều họ muốn, những điều họ cho là đúng đắn, hoặc những điều họ nghĩ nên xảy ra. Họ sẽ
đi tới cùng, sẽ lần lượt vượt qua từng tảng đá, sẽ làm bất cứ thứ gì chính đáng nhất để có thể
hoàn thành những mục tiêu trong cuộc sống. Trái lại, người bị động sẽ dành thời gian suy nghĩ,
phân tích, băn khoăn "nếu" và chờ đợi điều tốt đẹp xảy ra. Phương châm của họ là: "Mọi thứ sẽ
đến với ai biết chờ đợi."

Trước khi kết hôn, nét tính cách này khiến họ cảm thấy hợp nhau. Người chủ động sẽ tìm thấy sự
thoải mái để quan sát tính cách bình tĩnh, ôn hòa của người kia. Họ thích sự ổn định, bản tính dự
đoán của người mà họ yêu. Người bị động rất hài lòng để ai đó lập lên kế hoạch cho tương lai
của họ. Họ khâm phục những thành tựu mà người yêu mình đạt được.

Sau khi kết hôn, họ thường xuyên nhận ra rằng nét tính cách này mâu thuẫn nhau. Người chủ
động sẽ cố gắng "đẩy" người bị động vào các hoạt động. "Thôi nào, chúng ta có thể làm việc này
diễn ra mà" là câu thần chú của họ. Trái lại, người bị động luôn nói: "Đợi đã. Sẽ có cơ hội sau tốt
hơn. Đừng có cuống lên thế. Mọi thứ rồi sẽ diễn ra."

Những nét tính cách này bạn có biết được trong giai đoạn hẹn hò không? Câu trả lời là có, nhưng
thường thì chúng ta không bao giờ thảo luận về nó. Người bị động có xu hướng đơn giản đi theo
bất cứ thứ gì mà người chủ động muốn làm. Họ tận hưởng cuộc phiêu lưu và tận hưởng cảm xúc
trong tình yêu. Họ sẽ hiếm khi bày tỏ sự phản đối trước những ý tưởng của người chủ động. Khi
hai người cùng bước vào một căn phòng, người chủ động sẽ đánh giá ngay những gì cần phải
làm và sẽ bắt tay thực hiện, trong khi người bị động sẽ đứng đó, có thể sẽ nói chuyện với một
người bạn, chờ đợi để nhìn thấy bữa tối được mang vào. Người chủ động sẽ thường xuyên lôi
kéo người bị động tham gia vào các hoạt động bằng cách yêu cầu họ làm điều gì đó cụ thể. Vì họ
đang yêu một người xông xáo, tích cực, nên với tính cách bị động của mình, họ thường sẽ tuân
thủ và cảm thấy khá tốt khi trở thành một phần trong quá trình hoạt động này.

Ở đây không có chuyện đúng sai đối với tính cách bẩm sinh của mỗi người, nhưng tính cách này
có khả năng gây ra những tổn thương cho nhau, sau khi họ kết hôn. Khi cảm xúc đỉnh cao của
giai đoạn yêu nhau phai mờ, thì người bị động có thể sẽ phản kháng trước những yêu cầu của
người chủ động và người bị động có thể có cảm giác bị điều khiển, kiểm soát. Trong khi đó,
người chủ động sẽ cảm thấy thất vọng và tức giận với sự do dự trong tính cách của người bị
động. Chắc chắn hai người có tính cách trái ngược nhau này vẫn có thể tạo dựng được một cuộc
hôn nhân hạnh phúc, với điều kiện người chủ động phải thông cảm và thấu hiểu tính cách của
người bị động. Người chồng chủ động phải dành thời gian để lắng nghe những mối quan tâm của
người vợ có tính cách bị động và phải nhận ra những tài sản quý giá mà cô ấy mang đến trong
cuộc hôn nhân của hai người. Ví dụ, "suy nghĩ kĩ trước khi hành động" luôn là một lời khuyên
giá trị. Người bị động có lẽ sẽ hơn người chủ động ở chỗ "suy nghĩ kĩ". Trong khi đó, người bị
động phải cho phép người chủ động sử dụng sức mạnh của anh ấy và cho phép anh ấy hành động
trước khi quá muộn. Nếu bạn không hành động cùng anh ấy, thì bạn nên giữ vững tinh thần trong
khi anh ấy hành động. Việc cùng nhau hành động sẽ giúp bạn hoàn thành được nhiều mục tiêu
74

hơn trong cuộc sống, nếu hai bạn biết cách bổ sung cho nhau, chứ không phải cạnh tranh với
nhau.

Nếu bạn thảo luận về những điểm khác biệt tính cách trước khi kết hôn và dành thời gian làm
việc cùng nhau như một đội thực thụ, thì bạn sẽ biến những điểm khác biệt này thành tài sản của
các bạn khi bạn kết hôn.

Giáo sư và vũ công
Một số người cực kỳ logic trong lập luận của mình. Họ tiến bộ thông qua các bước phân tích lý
trí và tìm ra đâu là giải pháp hợp lý với mình. Những người khác lại chỉ đơn giản biết rằng, trong
trái tim họ, điều gì là đúng trong một hoàn cảnh nhất định. Họ không thể nói cho bạn biết tại sao
hay họ đưa ra giải pháp đó như thế nào, họ chỉ đơn giản biết rằng đó là một quyết định đúng.

Tôi thường gọi người có tư duy logic là giáo sư. Với giáo sư, mọi thứ đều phải có lý do. "Chúng
ta phải có lý do hợp lý cho mọi thứ chúng ta làm. Nếu nó không hợp lý, thì chúng ta không nên
làm." Người sống bằng trực giác giống một vũ công hơn. "Chúng ta không cần phải có lý do
logic cho mọi thứ chúng ta làm. Chúng ta làm chỉ đơn giản vì chúng ta thích. Tôi không biết tại
sao. Tôi luôn luôn phải biết tại sao ư? Tôi muốn làm chỉ bởi tôi muốn làm." Trước khi kết hôn,
giáo sư sẽ bị hấp dẫn bởi sự khôn ngoan trực giác của vũ công, trong khi vũ công sẽ rất ngưỡng
mộ lý trí logic của giáo sư. Tuy nhiên, sau khi kết hôn, giáo sư sẽ cảm thấy dần dần bị mất trí bởi
những hành vi vô lý của vũ công, trong khi vũ công băn khoăn tại sao cô lại có thể tiếp tục sống
với một người luôn ám ảnh phải truy tìm các lý do.

Một người chồng nói với vợ: "Trish, hãy nghe anh. Những bức tường không bẩn, chúng không
cần phải sơn lại. Chẳng lẽ em không hiểu điều đó." Cô vợ đáp lại: "Em hiểu điều đó. Nhưng em
không muốn nhìn thấy bức tường màu xanh này lâu hơn nữa." Giáo sư sẽ có một khoảng thời
gian khó khăn để đưa ra những quyết định dựa trên mong muốn của vũ công. Còn vũ công không
thể hình dung được tại sao mọi người lại muốn bị nhốt trong một nhà tù của những logic.

Những khác biệt tính cách này thường không được nhận ra và bị bỏ qua trước khi kết hôn. Trong
giai đoạn hẹn hò, các quyết định thường được đưa ra rất đơn giản bởi cả hai người đều muốn làm
vui lòng nhau. Sau khi kết hôn, cuộc sống trở nên thực tế hơn, thì mong muốn làm hài lòng nhau
không phải là điều quan trọng nữa. Khi khác biệt xuất hiện, người tư duy logic sẽ tìm cách để
buộc người tư duy trực giác vào trong những lý do logic cho vị trí của họ. Đây là mong muốn và
yêu cầu không thể đạt được. Người tư duy trực giác sẽ không bao giờ xử lý những vấn đề trong
cuộc sống theo logic của giáo sư.
75

Nếu bạn cố gắng buộc người khác vào trong khuôn đúc cá tính của mình, thì có thể bạn sẽ phải
sống cả cuộc đời trong sự xung đột. Chúng ta phải nhận ra rằng cả tư duy trực giác và tư duy
logic đều là những cách hợp lý để phát triển cuộc sống. Chúng ta không chỉ tập trung vào quá
trình mà nhờ đó chúng ta đưa ra những kết luận, mà chúngta phải tìm ra những kết luận để hai
bên cùng đồng ý. Những nguyên tắc này đã được thảo luận trong chương Làm thếnào để giải
quyết bất đồng mà không tức giận sẽ giúp các cặp vợ chồng có sự khác biệt tính cách này.

Người biết cách tổ chức và người theo tinh thần


tự do
Người biết cách tổ chức sẽ tập trung vào các chi tiết trong khi người tự phát - theo "tinh thần tự
do" - nghĩ "khỏi cần quan tâm đến chi tiết." Người biết cách tổ chức là người biết lên kế hoạch,
họ sẽ dùng cả tháng để chuẩn bị cho một chuyến đi xa. Họ sẽ kiểm tra trên ba website khác nhau,
tìm kiếm hãng hàng không có giá rẻ nhất. Họ sẽ đặt phòng khách sạn trước. Họ cũng sẽ tập trung
chuẩn bị như thế với nơi họ sẽ ăn, việc họ sẽ làm và chắc chắn họ sẽ mang theo những trang thiết
bị cần thiết. Người tự phát thì sẽ đợi cho đến tối trước khi đi và nói: "Tại sao chúng ta không đi
biển thay vì đi lên núi nhỉ? Ánh nắng sẽ rất đẹp và thời tiết sẽ tuyệt vời." Điều này sẽ đẩy người
tổ chức vào tình trạng suy sụp và các kỳ nghỉ trở thành những ngày tra tấn.

Trước khi kết hôn, Beth rất ấn tượng với kỹ năng tổ chức của Trent. "Em kiểm tra số dư ngân
hàng trực tuyến hàng ngày à? Thật ngạc nhiên quá." Tuy nhiên, sau khi cưới, cô ấy nói: "Anh
muốn em ghi chép lại mọi chi tiêu ư? Điều đó không thể. Không ai làm thế cả." Dĩ nhiên, Trent
đã nhanh chóng đưa cho cô xem một cuốn sổ nhỏ đã ghi chép lại chính xác mọi chi tiêu của anh.
Với anh, đó đơn giản chỉ là vấn đề trách nhiệm.

Trent đưa đồ vào máy rửa bát đĩa một cách rất có tổ chức: đĩa, bát, ly - mỗi thứ đều ở đúng vị trí
của nó. Trong khi đó, Beth cho đồ vào máy rửa bát đĩa giống như cô cho quần áo vào máy giặt
vậy. Mục tiêu của cô ấy là chỉ đóng cửa máy lại - và máy rửa bát sẽ lo phần việc còn lại của
76

mình. Trent sẽ nhanh chóng chỉ ra những chiếc đĩa mỏng hoặc những chiếc ly có thể bị vỡ chính
là hậu quả của cách làm việc của Beth.

Sau khi kết hôn, tôi cũng phải mất mấy năm mới nhận ra rằng Karolyn không bao giờ cho bát đĩa
vào máy rửa bát giống như cách tôi làm. Chỉ đơn giản là cô không quan tâm tới khả năng đó. Rất
khó để tôi học được rằng cuộc sống không chỉ là những chiếc đĩa hỏng, những chiếc cốc vỡ và
những cái thìa bẩn. Tôi đã cho cô ấy sự tự do để cô ấy được là chính mình, và ngược lại, cô ấy đã
từ bỏ nhiệm vụ rửa bát đĩa. Nếu tôi có một cuộc họp gấp vào buổi tối, thì cô ấy sẽ sẵn lòng đảm
nhận công việc và tôi sẽ phải chấp nhận kết quả.

Trent cũng là người có cách thanh toán các hóa đơn rất tổ chức và có phương pháp. Nếu anh ấy
đi công tác xa nhà trong vài ngày, thì anh ấy muốn Beth sẽ sắp xếp các hóa đơn để lên bàn làm
việc cho mình khi anh ấy trở về. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là Beth sẽ không bao giờ nhớ được
cô đã làm gì với đống thư từ ngay cả khi cô đã mang chúng vào nhà. Trent có thể tìm thấy các
hóa đơn ở trong xe ô tô, trên sàn nhà hoặc dưới sofa. Anh ấy ngạc nhiên tại sao lại có thể có
người vô trách nhiệm đến thế. Còn Beth lại ngạc nhiên tại sao có người cứng nhắc như Trent. Sự
khác biệt tính cách này có khả năng dẫn đến những xung đột gay gắt.

Sự khác biệt tính cách có thể dễ dàng nhìn thấy trong giai đoạn hẹn hò nếu các cặp đôi có ý thức
tìm nó. Tuy nhiên, hầu hết các cặp đôi lại không chú ý đến điều này. Nếu người biết cách tổ chức
tìm được một "đối tác" có tính cách tự do, thì anh ấy có thể sẽ rất ngưỡng mộ cô ấy và sẽ phản
ứng tích cực với những ý tưởng bột phát của cô ấy. Nếu một người có tính cách tự do tìm được
một "đối tác" có kỹ năng tổ chức, thì cô ấy sẽ rất khâm phục, đánh giá cao tính cách của anh.
Tuy nhiên, nếu hai người thực tế và hiểu biết hơn về những xung đột tiềm ẩn trong sự khác biệt
về tính cách và thảo luận với nhau xem họ sẽ giải quyết những xung đột đó như thế nào sau khi
kết hôn, thì có thể họ sẽ không rơi vào những thảm kịch xung đột sau khi họ kết hôn. Thực tế,
nếu bạn đã lường trước được những xung đột tiềm ẩn và thảo luận về những giải pháp có thể
trước khi có xung đột, thì bạn sẽ giải quyết nó dễ dàng hơn so với việc bạn cố tìm ra những giải
pháp khi xung đột đã xuất hiện.

1. Trên thang điểm từ 1 đến 10, bạn hãy tự đánh giá các điểm tính cách sau đây của mình. 10 là
điểm cao nhất và 1 là điểm thấp nhất.

a. Lạc quan

b. Bi quan

c. Cẩn thận

d. Cẩu thả
77

e. Suối chảy

f. Biển chết

g. Chỉ điểm

h. Họa sĩ

i. Chủ động

j. Bị động

k. Logic

l. Trực quan

m. Tổ chức

n. Tự phát

2. Hãy khuyến khích "đối tác" của bạn làm bài tập tương tự như trên sau đó thảo luận về những
câu trả lời của nhau, đưa ra những minh họa cho biết tại sao bạn lại đánh giá mình với số điểm
như thế.

Lời bạt

rong cuốn sách này, tôi đã chia sẻ với bạn những điều mà tôi từng mong ước giá
như có ai đó nói với tôi trước khi vợ chồng tôi kết hôn. Nếu tôi và Karolyn thảo luận về những
vấn đề mà tôi đã đề cập, thì chắc chắn những năm đầu tiên trong cuộc hôn nhân của chúng tôi sẽ
trở nên dễ dàng hơn. Vì chúng tôi không thảo luận về những vấn đề này, nên cuộc hôn nhân của
78

chúng tôi chìm đắm trong xung đột, hiểu lầm và thất vọng. Tôi biết cảm giác đau khổ với suy
nghĩ "mình đã cưới nhầm người". Tôi lý luận rằng nếu cưới "đúng người" thì chắc chắn nó sẽ
không khó khăn thế này.

Vâng, cuối cùng chúng tôi đã tìm ra câu trả lời cho những thất vọng của mình và đã tìm ra giải
pháp cho những xung đột của chúng tôi. Chúng tôi đã học cách lắng nghe nhau, thấu hiểu cảm
xúc và mong muốn của nhau để đưa ra những giải pháp khả thi. Nhiều năm qua chúng tôi đã có
một mối quan hệ vợ chồng thỏa mãn, hỗ trợ và yêu thương nhau, và giờ đây tôi muốn giúp đỡ
các cặp đôi khác tìm ra con đường tương tự như chúng tôi. Mong ước của tôi là cuốn sách này sẽ
giúp các cặp đôi khác không phải trải qua những năm đau khổ và vật lộn với nhau như chúng tôi
đã trải qua.

Nếu bạn còn đang độc thân và hiện giờ chưa nghĩ tới một mối quan hệ hẹn hò, thì tôi hy vọng
những ý tưởng trong cuốn sách này sẽ giúp bạn có được một con đường sáng sủa trong tương lai.
Giờ đây bạn đã có những ý tưởng thực tế hơn về những vấn đề cần được xem xét trước khi đưa
ra quyết định tiến tới hôn nhân. Khi bạn bắt đầu cảm thấy "xốn xang" với ai đó, tôi hy vọng rằng
cuốn sách này sẽ được lấy ra khỏi giá sách và đưa ra những chỉ dẫn giúp bạn phát triển một mối
quan hệ hẹn hò lành mạnh và có được một lựa chọn khôn ngoan.

Với những người đã có mối hẹn ước, tôi hy vọng cuốn sách này sẽ trở thành người bạn đồng
hành đáng tin cậy của bạn để bạn và "đối tác" của bạn hiểu về nhau tốt hơn. Tôi khuyến khích
bạn hãy trao đổi cởi mở và chân thành về những chủ đề này và nhìn nhận thực tế những gì bạn
thảo luận. Như vậy tôi tin rằng bạn sẽ đưa ra quyết định khôn ngoan xem có nên kết hôn hay
không.

Với những người đã chính thức hoặc chưa chính thức "hứa hôn", tôi hy vọng bạn sẽ đào sâu
những vấn đề mà tôi đã nêu. Bạn không chỉ đơn giản đọc các chương trong cuốn sách này, mà
bạn nên trả lời các câu hỏi và nên theo sát những gợi ý mà tôi đưa ra ở cuối mỗi chương. Một số
bạn có thể sẽ nhận ra rằng mối quan hệ của mình chưa thật sự chín muồi, chỉ duy việc các bạn
chưa hiểu hết về nhau cũng đủ đưa ra quyết định đó. Vì thế, tôi hy vọng bạn sẽ có đủ dũng cảm
để thành thật với nhau, chấp nhận những điều ngoài dự tính, có thể trì hoãn hoặc hủy hôn ước.
Tôi chắc chắn với bạn rằng hủy hôn ước bây giờ, dù cũng đau đớn nhưng sẽ không đau đớn bằng
nếu việc bây giờ bạn kết hôn và ba năm sau bạn ly hôn.

Mặt khác, nếu bạn cho rằng mình đã có nền tảng chung để xây dựng một cuộc hôn nhân hạnh
phúc, thì thảo luận về những vấn đề này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn để biến giấc mơ thành hiện
thực. Tôi thực sự tin rằng nếu các cặp đôi thảo luận triệt để nội dung cuốn sách này, họ sẽ bước
vào hôn nhân với cái nhìn thực tế hơn rất nhiều về việc làm thế nào để có một cuộc hôn nhân
hạnh phúc.

Vài năm trước đây, một khảo sát cho thấy có 87% số người độc thân trong độ tuổi từ 20 đến 30
khẳng định: "Tôi muốn có một cuộc hôn nhân kéo dài đến hết đời". Họ đã có cha mẹ ly hôn và
họ cảm nhận được nỗi đau bị bỏ rơi. Đó không phải là điều họ mong muốn tạo ra. Thảm kịch là
rất nhiều người trong số họ không biết làm thế nào để đạt được khát vọng về một cuộc hôn nhân
hạnh phúc, bền lâu. Đây là mong muốn của tôi, hy vọng cuốn sách này sẽ giúp họ có được thông
tin hữu ích.
79

Nếu bạn thấy cuốn sách này hữu ích, tôi hy vọng bạn sẽ giới thiệu cho bạn bè mình. Tôi rất vui
mừng nếu nhận được những phản hồi và những góp ý của bạn tại trang web:
www.5lovelanguages.com.

Phụ lục
PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ HẸN
HÒ LÀNH MẠNH

rong văn hóa phương Tây, hôn nhân thường đến sau một thời gian hẹn hò. Theo
nghĩa rộng nhất, hẹn hò là cuộc hẹn giữa một nam và một nữ khi cả hai đồng ý dành thời gian
bên nhau với mục đích thân thiết với nhau hơn. Có hai giai đoạn hẹn hò khác nhau. Giai đoạn
đầu tiên là hẹn hò xã giao. Hẹn hò xã giao có thể có hoặc không có sắc màu lãng mạn. Nó có thể
chỉ đơn giản là hai con người đồng điệu cùng tham dự một số hoạt động và có thể sẽ đi ăn tối
cùng nhau. Hoặc có thể là hai người đi xe đạp đã cùng nhau làm một chuyến đi đến 20 dặm vào
thứ Bảy. Nếu ở đây không có sự quan tâm lãng mạn và sự quan tâm đó không phát triển xa hơn
sau giai đoạn hẹn hò xã giao, thì những cặp đôi này có lẽ chỉ được coi là những người bạn và
không ai nghĩ rằng mối quan hệ của họ là một mối quan hệ hẹn hò.

Thường sẽ có một người hoặc cả hai người quan tâm đến mối quan hệ hẹn hò xã giao. Tuy nhiên,
cũng có nhiều cặp đôi hay gặp gỡ nhau, nhưng lại không có sự quan tâm này. Tâm điểm của giai
đoạn hẹn hò xã giao là tận hưởng những giây phút cùng nhau và chia sẻ những sở thích chung.
Quan hệ hẹn hò xã giao không phải là mối quan hệ độc quyền, một hoặc cả hai người đều có thể
có mối quan hệ hẹn hò với người khác. Một người quan tâm đến mối quan hệ hẹn hò có thể sẽ
cảm thấy bị tổn thương khi thấy người kia lại đang hẹn hò với người khác.

Quan hệ hẹn hò xã giao có thể sẽ phát triển thành ba hướng. Nếu ở đó không có sự quan tâm lãng
mạn nào và cả hai người đều có những mối quan tâm chung thì có thể họ sẽ trở thành những
người bạn thân, tham gia vào một số hoạt động chung nào đó. Mối quan hệ vui vẻ hai bên này có
thể tiếp tục kéo dài trong nhiều năm.

Khả năng thứ hai là mối quan hệ hẹn hò xã giao sẽ kết thúc. Có thể một trong hai người muốn
tiến sâu hơn trong quan hệ nhưng người kia thì không. Chính điều này có thể trở thành xung đột
dẫn tới việc chấm dứt mối quan hệ. Hoặc, nếu cả hai đều không có mối quan tâm đến nhau và
không có mối ràng buộc với nhau chặt chẽ, thì mỗi quan hệ cũng sẽ tự nhiên chấm hết.
80

Khả năng thứ ba là trong thời gian đó, có thể không phải là ngay từ đầu, cả hai người đều đã có
mối quan tâm đến nhau. Thời gian ở bên nhau là họ vui vẻ cùng nhau và họ bắt đầu nghĩ rằng có
thể mình đã "phải lòng" người kia.

Hẹn ước là mối quan hệ hẹn hò mang tính chất nghiêm trọng hơn nhiều so với mối quan hệ hẹn
hò xã giao. Nó thường được chấp nhận là mối quan hệ độc quyền. Nếu một trong hai người hẹn
hò với người khác, thì người kia sẽ coi đó là phản bội và sẽ rất đau đớn. Họ sẽ không ngần ngại
nói lên nỗi đau khổ của mình và cuộc đối thoại tiếp theo hoặc là sẽ phá vỡ mối quan hệ hoặc là
sẽ đưa ra một lời cam kết với nhau. Đây chính là giai đoạn hẹn ước mà tôi muốn thảo luận trong
phần này. Tôi tin rằng phát triển một mối quan hệ hẹn hò lành mạnh là sự chuẩn bị tốt nhất cho
một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Tôi không khẳng định rằng, mọi cặp đôi hẹn hò như thế đều đi
đến kết thúc là cưới nhau. Tôi muốn nói rằng một mối quan hệ hẹn hò lành mạnh sẽ giúp bạn trả
lời câu hỏi "cưới hay không cưới" một cách khôn ngoan hơn. Vì thế, chúng ta hãy tập trung vào
một số yếu tố mô tả loại quan hệ này.

Mối quan hệ hẹn hò lành mạnh sẽ tập trung vào việc "làm quen" với nhau. Đây thực sự là tất cả
những gì mà một cuộc hẹn hò nghiêm túc cần. Tâm lý con người là sự kết hợp phức tạp của di
truyền và môi trường sống. Những gì bạn nhìn thấy bên ngoài không nhất thiết là những gì bạn
sẽ khám phá bên trong. Quá trình khám phá này đòi hỏi cả hai người phải thật trung thực. Trong
giai đoạn hẹn hò ban đầu, chúng ta có xu hướng "tốt đẹp phô ra", điều này có nghĩa là chúng ta
cố gắng tạo ra những ấn tượng tốt đẹp ban đầu. Nhưng đây không phải là thái độ dẫn tới một mối
quan hệ hẹn hò lành mạnh.

Mỗi người có một lịch sử cá nhân riêng biệt, không ai giống ai. Lịch sử đó đã đưa bạn tới nơi
bạn đang đứng hiện nay. Chúng ta không thể biết về nhau nếu không chia sẻ với nhau về lịch sử
cá nhân của mình. Điều này nghĩa là chúng ta phải sẵn lòng chia sẻ những thất bại cũng như
những thành công của chúng ta. Một thanh niên trẻ nói với tôi trong phòng tư vấn: "Tôi sợ nói
cho cô ấy biết tôi đã bị giữ trong trại tạm giam ba tháng vì tội ăn trộm đồ khi tôi 16 tuổi. Tôi sợ
nếu biết điều đó, cô ấy sẽ không gặp tôi nữa." "Bạn muốn giữ kín thông tin này bao lâu?" Tôi
hỏi. "Cho tới khi bạn đính ước hay cho tới khi bạn kết hôn?"

"Tôi cho rằng như thế sẽ không công bằng, đúng không?" Anh đáp.

Xây dựng mối quan hệ dựa trên sự dối trá hay sự thật bị che giấu chính là cách phá hủy mối quan
hệ đó. Bản chất, chúng ta muốn chia sẻ thành công hơn là thất bại, vì thành công sẽ khiến chúng
ta tốt đẹp hơn. Chúng ta rất ngần ngại khi chia sẻ những thất bại bởi nó sẽ khiến chúng ta đau
khổ khi nhớ lại. Tuy nhiên mối quan hệ hẹn hò lành mạnh sẽ xây dựng dựa trên sự thật.

Có hai lĩnh vực khiến bạn rất khó thành thực: một là chia sẻ về quan hệ tình dục, hai là chia sẻ về
vấn đề tài chính. Tuy nhiên, các cặp đôi đang trong một mối quan hệ hẹn hò nghiêm túc thì cần
phải làm sáng tỏ những lĩnh vực này. Tôi khuyến khích điều này bởi đây là hai lĩnh vực thường
tạo ra xung đột nhất trong hôn nhân. Nếu bước vào hôn nhân mà chưa làm sáng tỏ hai lĩnh vực
này, thì chắc chắn bạn sẽ là người không công bằng với chính bạn và người bạn đời của mình.

Gần đây một phụ nữ trẻ nói với tôi: "Bạn trai tôi đã nói cho tôi biết rằng anh ấy đã có quan hệ
tình dục với ba cô gái khác trong hơn tám năm qua. Phải thú nhận là điều này rất khó khăn với
tôi. Tôi vẫn đang cố gắng để đối mặt với nó, nhưng tôi rất biết ơn vì anh ấy đã nói sự thật cho tôi
81

biết. Nếu sau khi đính hôn hoặc cưới, tôi mới biết được điều đó, thì tôi sẽ có cảm giác mình bị
phản bội." Tôi nghĩ cô đã có suy nghĩ đúng đắn và chàng trai đã rất khôn ngoan khi chia sẻ sự
thật. Đơn giản bởi điều gì đó "khó đối phó" không có nghĩa là sẽ bị lãng quên. Cuộc sống thật
phải đối phó với những vấn đề khó khăn. Học được điều này trong khi đang hẹn hò sẽ chuẩn bị
cho bạn bước vào một cuộc hôn nhân hạnh phúc trong tương lai.

Vấn đề tài chính thì sao? Chia sẻ thông tin tài chính có thể rất khó khăn nhưng lại rất cần thiết
trong một mối quan hệ hẹn hò lành mạnh, đặc biệt là nếu mối quan hệ đó có xu hướng phát triển
thành một cuộc hôn nhân. Chia sẻ với người khác cách bạn quản lý tài chính như thế nào sẽ giúp
bạn khám phá ra rằng bạn có cách tiết kiệm, chi tiêu khác biệt. Thảo luận về những khác biệt
trước hôn nhân sẽ khiến cho quá trình chuyển đổi vào trong hôn nhân dễ dàng hơn. Ví dụ, nếu
một trong hai bạn thường xuyên dành 10% thu nhập của mình cho hoạt động từ thiện còn người
kia chỉ dành 2%, thì điểm khác nhau này có thể sẽ là xung đột hôn nhân mạnh mẽ nếu nó không
được giải quyết trước khi kết hôn.

Số nợ và các khoản nợ cũng cần được làm rõ với nhau. Bạn đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền và
mục đích của những tài khoản tiết kiệm cũng là thông tin quan trọng. Trong trường hợp một
trong hai bạn là người tiết kiệm, còn người kia là người tiêu tiền, thì bạn càng cần phải đàm phán
trước. Đàm phán cần thảo luận đầy đủ về các vấn đề và đưa ra một giải pháp được cả hai bên
chấp nhận. Đây không phải là vấn đề bạn đưa ra thảo luận khi bạn đang trong giai đoạn hẹn hò
xã giao, nhưng nếu bạn tiến đến giai đoạn hẹn ước, đặc biệt là khi bạn bắt đầu suy nghĩ nghiêm
túc về một cuộc hôn nhân, thì đây là những vấn đề hết sức quan trọng.

Hẹn hò cũng cho phép bạn làm quen với các thành viên trong gia đình của nhau. Cô ấy quan hệ
với cha mẹ mình như thế nào? Cha mẹ của anh ấy như thế nào? Họ có quan hệ với nhau như thế
nào và anh ấy có quan hệ với cha mẹ mình như thế nào? Cha mẹ có ly hôn không? Bản chất tự
nhiên trong mối quan hệ của mỗi người với cha mẹ là gì? Bạn nên dành thời gian ở bên gia đình
của người mà bạn đang hò hẹn. Nếu cuối cùng các bạn kết hôn, thì họ sẽ trở thành một phần
trong cuộc sống của bạn.

Trong mối quan hệ hẹn hò lành mạnh, bạn sẽ biết được mục tiêu nghề nghiệp và học tập của
người khác. Trên tất cả, học vấn và nghề nghiệp là một phần quan trọng trong cuộc sống của
chúng ta. Khi một chàng trai trẻ nói với bạn gái đang học đại học "Tại sao em không bỏ học và
cưới anh? Anh đã có nghề nghiệp ổn định trong quân đội và em không cần phải có bằng đại học
nữa," thì anh ta chưa sẵn sàng cho hôn nhân. Thái độ này cho thấy sự tự cao, tự đại của anh ta.
Trong mối quan hệ trưởng thành, chúng ta cần khuyến khích và giúp đỡ nhau để đạt được mục
tiêu sự nghiệp.

Một mối quan hệ hẹn hò lành mạnh cũng sẽ là một mối quan hệ cân bằng. Khi xác định các khía
cạnh đa dạng của cuộc sống con người, chúng ta thường sử dụng các từ như: trí tuệ, cảm xúc, xã
hội, tâm linh, thể chất. Trong thực tế, năm yếu tố này không bao giờ tách biệt nhau, mà chúng
gắn kết với nhau.

Trí tuệ liên quan tới suy nghĩ, mong muốn và nhận thức của chúng ta về cuộc sống. Chúng ta
thường nói về khả năng tương thích trí tuệ. Câu hỏi đặt ra là: "Chúng ta có khả năng chia sẻ phản
ứng của chúng ta về một tờ báo hay một tờ tạp chí và kích thích suy nghĩ mà không lên án hay
tranh luận với ai?" Nếu quan điểm chính trị đụng độ nhau, chúng ta sẽ xử lý sự khác biệt như thế
82

nào? Học cách không đồng ý mà không thấy khó chịu là một trong những bằng chứng về khả
năng tương thích trí tuệ. Nếu một người đàn ông hiếm khi đọc sách đang hẹn hò với một cô gái
"nghiện sách", thì câu hỏi là họ có nền tảng cho khả năng tương thích trí tuệ không? Một người
luôn đứng đầu lớp sẽ rất khó nói chuyện với người luôn đứng cuối lớp. Xét về mặt trí tuệ, bạn có
đủ gần gũi để bắt tay nhau? Những cuộc trò chuyện của bạn về các vấn đề trí tuệ khuyến khích
sự phát triển hay là sự lên án?

Khía cạnh cảm xúc liên quan tới những phản ứng cảm xúc của chúng ta trước các sự kiện trong
cuộc sống. Một số người chỉ nghe thấy tiếng còi xe cứu hỏa đã cảm thấy sợ hãi. Một số người
cảm thấy cực kỳ khó chịu khi thấy ai đó khóc. Cảm xúc của chúng ta không phải là thứ chúng ta
lựa chọn, chúng đơn giản là một phần trong cuộc sống của chúng ta. Học cách để chia sẻ những
cảm xúc này và thấu hiểu chúng đến từ đâu, lựa chọn phản ứng tích cực với cảm xúc của chúng
ta là một phần quan trọng trong sự trưởng thành. Học cách giúp đỡ người khác xử lý những xúc
cảm của họ là một phần trong việc phát triển mối quan hệ hẹn hò lành mạnh.

Khía cạnh thứ ba là xã hội. Chúng ta là những sinh vật xã hội. Chúng ta tìm kiếm để chia sẻ cuộc
sống với người khác. Đây chính là bản tính tự nhiên của con người, muốn được sống trong một
cộng đồng. Đó là lý do tại sao một trong những trừng phạt nghiêm khắc nhất dành cho con người
là "biệt giam". Tuy nhiên, vẫn có những mâu thuẫn rất lớn trong cách làm như thế nào, khi nào
và ở đâu chúng ta muốn dành thời gian với mọi người. Các sự kiện xã hội rất phong phú. Hàng
nghìn người đã dành cả tuần tại sân vận động, xem các sự kiện thể thao khác nhau, trong khi đó
những người khác lại tập trung ở nhà thờ, rạp chiếu phim. Hầu hết đó là những sự kiện xã hội
nhưng những người giống nhau không cần thiết phải tham dự tất cả các sự kiện đó. Mối quan
tâm xã hội của bạn là gì? Của người mà bạn đang hẹn hò là gì? Một phụ nữ trẻ nói với tôi: "Tôi
thật sự không thể hiểu nổi làm thế nào mà anh ấy có thể ngồi trên ghế suốt ngày Chủ nhật và
xem các ô tô chỉ chạy trong một vòng tròn. Nếu đây là ý tưởng của anh ấy về sự kiện xã hội, thì
tôi đã không biết rằng chúng tôi sống chung một hành tinh cơ đấy." Cũng có thể cô đúng. Điều
tốt đẹp là cô ấy đã khám phá ra điều này trong khi họ đang hẹn hò, chứ không phải là sau khi họ
đã kết hôn.

Tiếp theo là khía cạnh tâm linh của cuộc sống. Ngay từ đầu tôi đã nói ngành học chính của tôi là
nhân chủng học, tức là nghiên cứu về văn hóa con người. Chúng tôi không thấy văn hóa ở những
nơi mà con người không có niềm tin vào thế giới phi vật chất. Con người chắc chắn phải có tâm
linh. Quan niệm của bạn về đời sống tâm linh là gì và người mà bạn đang hẹn hò cũng có nhận
thức thế nào về đời sống tâm linh? Các bạn đã trao đổi về vấn đề này như thế nào? Vì niềm tin
tôn giáo thường ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của chúng ta, nên nó thật sự quan trọng. Một
phụ nữ nói với tôi: "Tôi không biết tôi sẽ tiếp tục mối quan hệ này như thế nào. Tôi là người theo
giáo phái Wiccan, còn bạn trai tôi là người theo đạo Kitô giáo. Lúc nào nói chuyện với nhau,
chúng tôi cũng tranh cãi. Tôi rất thích anh ấy và muốn ở bên cạnh anh ấy. Nhưng tôi không chắc
mối quan hệ của chúng tôi có thể cứu vớt được những khác biệt của chúng tôi trong quan niệm
tôn giáo hay không". Tôi cho rằng cô ấy đã đủ trưởng thành để đối mặt với thực tế này.

Yếu tố thứ năm là thể chất của con người. Đây là phần hiện hữu rõ ràng nhất của chúng ta. Hấp
dẫn về mặt hình thức thường là khởi đầu cho mối quan hệ của chúng ta trong lần gặp gỡ đầu tiên.
Cả hai chúng ta đều "bị hấp dẫn" nhau. Những cử chỉ âu yếm là một phần quan trọng trong bất
kỳ mối quan hệ hẹn hò nào. Mọi người thường phân biệt đâu là hành động âu yếm phù hợp trong
một mối quan hệ. Điều quan trọng trong một mối quan hệ lành mạnh là chúng ta tôn trọng những
83

giới hạn của nhau. Khi buộc người kia vượt qua những giới hạn này, thì đó không phải là hành
động của tình yêu và nó sẽ giết chết mối quan hệ của bạn.

Thật không may trong xã hội hiện đại, tình dục lại thường bị hiểu lệch lạc, nên rất nhiều cặp đôi
khó có được sự cân bằng khi họ đang trong giai đoạn hẹn hò. Hiện tượng phổ biến hiện nay là
"mì ăn liền" tức là các cặp đôi quan hệ tình dục với nhau ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên và mối
quan hệ của họ chỉ tập trung vào tình dục, quên đi mọi thứ. Hiện tượng này sẽ dẫn đến hiện
tượng nghiện tình dục, nó sẽ không phải là nền tảng để xây dựng một cuộc hôn nhân.

Cân bằng trí tuệ, cảm xúc, xã hội, tâm linh và thể chất là một trong những đặc trưng của một mối
quan hệ hẹn hò lành mạnh. Nếu bạn đang có một mối quan hệ nghiêm túc, thì tôi xin được
khuyên bạn hãy thực hành bài tập cuối cùng trong phần này để kích thích tư duy của bạn trong
việc xây dựng một mối quan hệ hẹn hò lành mạnh.

1. Vì để quen biết nhau là một trong những mục đích chính của một mối quan hệ nghiêm túc, nên
hãy sử dụng những câu hỏi sau để kích thích cuộc trò chuyện.

• Khả năng cá nhân nào chúng ta muốn chia sẻ với người khác?

• Thất bại nào chúng ta muốn chia sẻ với người khác?

• Chúng ta muốn chia sẻ với người khác lịch sử quan hệ tình dục trong quá khứ của chúng ta
ở mức độ nào?

• Chúng ta biết gì về lịch sử tài chính của người khác?

2. Vì gia đình ảnh hưởng rất lớn đến bạn, nên hãy dùng những câu hỏi sau đây để hiểu rõ hơn về
các mối quan hệ này.

• Bạn sẽ mô tả về mối quan hệ hôn nhân của cha mẹ bạn như thế nào?

• Từ nhận thức của bạn, bạn thấy triết lý chính của cha mẹ bạn trong việc nuôi dạy con cái là
gì? Bạn đồng ý hay không đồng ý với phương phápnuôi dạy con của họ?

• Hiện nay mối quan hệ của bạn với cha bạn thế nào?

• Bản chất mối quan hệ của bạn với mẹ bạn là gì?

• Khi bạn kết hôn, bạn muốn cuộc hôn nhân của bạn khác với cuộc hôn nhân của cha mẹ như thế
nào?
84

3. Vì con đường học tập và công danh sự nghiệp là một phần quan trọng trong cuộc sống, nên
hãy sử dụng những câu hỏi sau đây để hiểu hơn về lĩnh vực này.

• Mục tiêu học tập trong 5 năm tới của bạn là gì?

• Từ những gì bạn biết về sở thích của mình, mục tiêu nghề nghiệp hiện nay của bạn là gì?

• Mối quan hệ hẹn hò của bạn là tài sản hay gánh nợ để đạt được những mục tiêu này? Bằng
cách nào?

• Bạn cảm nhận đối tác của bạn chấp nhận và đánh giá các mục tiêu của bạn ở mức độ nào?

4. Vì mối quan hệ hẹn hò lành mạnh là một mối quan hệ cân bằng, nên hãy sử dụng những câu
hỏi sau đây để xác định những vấn đề bạn cần phát triển hơn nữa.

A. Trí tuệ

• Bạn có dành thời gian để so sánh điểm số hoặc trường học của bạn?

• Bạn đã từng đọc một tờ tạp chí hoặc một bài báo qua mạng Internet và thảo luận về quan
điểm của bạn đối với hiệu quả của bài báo đó?

• Bạn thường xem chương trình ti vi nào? Bạn có thường xuyên thảo luận về những chương
trình mà bạn xem không?

• Khi nào bạn chia sẻ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, đối tác hẹn hò của bạn
thường phản ứng lại như thế nào?

• Khi có bất đồng, bạn cảm thấy tự do chia sẻ quan điểm của mình ở mức độ nào? Bạn thường
phản ứng lại thế nào khi đối tác của bạn chia sẻquan điểm của cô/anh ấy?

• Bạn đã học cách không đồng ý mà không bị khó chịu không?

B. Cảm xúc

• Những cảm xúc nào bạn có trong suốt ngày hôm nay? Điều gì kích thích những cảm xúc đó?

• Bạn có thường xuyên chia sẻ cảm xúc của mình với người khác không và ở mức độ nào?

• Khi nào bạn muốn chia sẻ những cảm xúc của mình, người khác thường phản ứng lại như thế
nào? Bạn muốn nhìn thấy tiến bộ nào của lĩnh vực này trong mối quan hệ của bạn?

C. Xã hội

• Những sự kiện xã hội nào mà hai bạn cùng tham gia trong tháng trước? Hãy chia sẻ với người
khác về mức độ thỏa mãn hoặc thất vọng của bạn về những sự kiện đó.
85

• Sự kiện thể thao nào bạn thích tham gia hoặc thích xem nhất trên ti vi?

• Bạn đã quan tâm tham gia vào một sự kiện âm nhạc nào chưa? Bạn có thảo luận xem mối quan
tâm này đã ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của bạn không?

• Hai bạn đã cùng nhau xem mấy bộ phim trong sáu tuần qua? Sau đó bạn có thảo luận về
nội dung của những bộ phim này không?

• Khi bạn tham gia vào sự kiện xã hội liên quan đến việc nói chuyện với những người khác, điều
gì khiến bạn phiền lòng nhất về cách cư xử củađối tác?

• Bạn muốn nhìn thấy tiến bộ nào của lĩnh vực này trong mối quan hệ của bạn?

D. Tâm linh

• Hai bạn có thảo luận về nền tảng tâm linh của nhau không?

• Nếu bạn lớn lên trong một gia đình theo tôn giáo nào đó, bạn có chấp nhận Đức tin thời thơ ấu
của bạn không? Hay bạn từ chối? Quan điểmcủa bạn về Chúa là gì?

• Nếu bạn có con, bạn sẽ khuyến khích chúng đi theo một Đức tin đặc biệt?

• Bạn muốn nhìn thấy sự thay đổi nào trong phần này của mối quan hệ?

E. Thể chất

• Cử chỉ âu yếm nào thể hiện tình yêu của bạn?

• Các bạn có thảo luận với nhau về những cử chỉ bạn cho là không phù hợp không?

• Bạn cảm thấy áp lực ở mức độ nào để chấp nhận những cử chỉ bạn cho là không phù hợp?

• Bạn muốn nhìn thấy sự thay đổi nào trong phần này của mối quan hệ?

You might also like