You are on page 1of 6

1.

Văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp Hàn Quốc


a. Giao tiếp trong môi trường công sở

Người Hàn thường gọi đồng nghiệp theo tên họ. Dù có thân thiết mấy thì
trong môi trường công sở, họ cũng không gọi trực tiếp tên gọi của nhau.

Khi gặp đồng nghiệp, bạn nên cúi đầu chào. Cấp dưới sẽ chào cấp trên
trước, nhất là khi gặp sếp.

b. Giao tiếp trong kinh doanh

Khi gặp gỡ đối tác bạn nên ăn mặc gọn gàng, nhã nhặn. Hãy chờ đối tác
người Hàn đưa tay ra bắt trước. Nếu không hãy cúi đầu chào theo phép
lịch sự. Nếu đối tác của bạn trao danh thiếp, hãy nhận nó bằng hai tay.
Đừng quên trao lại cho họ danh thiếp của bạn.

Khi gọi tên đối tác, bạn cũng cần dùng tên họ. có thể dùng Mr./ Mrs. Nếu
đối tác là người có học vị hoặc nghề nghiệp cao quý, bạn có thể gọi tên
họ + chức danh. Ví dụ Lee sonsengnim, Yoo sachangnim,…

Trong các buổi đàm phán, bạn hãy lắng nghe có chọn lọc. Người Hàn
thường hay lan man trong các buổi thương thảo. Nếu không chú ý bạn sẽ
không thể nắm được nội dung cốt lõi của buổi đàm phán.

2.Văn hoá kinh doanh Hàn Quốc – văn hoá doanh nghiệp Hàn Quốc

a) Tôn trọng quyết định của nhóm, Hàn Quốc là một đất nước luôn
luôn nhấn mạnh từ "chúng tôi" thay vì "tôi", các quyết định quan trọng
thường được thảo luận chung và khi đạt được sự nhất trí thì mới được đưa
ra, và kết quả đó được coi là thành quả của cả nhóm, là nỗ lực của một
tập thể, là giá trị lao động của tập thể đó. Người Hàn vẫn tin dung những
quyết định của một tập thể hơn là ý kiến một cá nhân, đặc biệt là những
vấn đề có tính quyết định.
b) Người Hàn quan tâm đến kết quả lao động, cho dù họ phải làm
việc trong nhiều ngày liền và không có giờ nghỉ, trong một cuộc họp họ
sẽ giải quyết vấn đề một cách triệt để, bất chấp thời gian có kéo dài như
thế nào.
c) Khi đề nghị hoặc muốn nói một vấn đề nào đó, người Hàn ít khi
nói trực tiếp vào, họ sẽ dẫn chứng nhiều ví dụ để dẫn đến những gì mình
muốn trình bày. Muốn hiểu được người Hàn thì tốt nhất là bạn nên nghe
họ nói hết ý của họ.
d) Đúng giờ là một quy tắc tối quan trọng khi bạn làm việc với người
Hàn. Việc một người không làm đúng theo giờ hoặc trễ giờ được xem là
một hành động khiếm nhã. Nếu là một nhân viên thì đó có thể được xem
là một nhân viên thiếu trách nhiệm.
e) Liên hệ trước với họ nếu như có vấn đề gì đó để trình bày, thường
thì bạn phải liên hệ trước với họ khi bạn cần gặp họ, ngay cả việc viếng
thăm cũng phải có sự liên lạc trước.
f) Khi có mâu thuẫn, nên gặp trực tiếp để giải quyết vấn đề. Trong
tình huống này, có thể bạn sẽ thấy người Hàn to tiếng nếu như họ bất
đồng về ý kiến với người khác, nhưng chuyện to tiếng cũng chỉ là để
giải quyết vấn đề một cách triệt để theo ý họ mong muốn. Bạn có thể thấy
hai người Hàn lúc tranh luận có thể quát tháo ầm ỉ, nhưng khi ra khỏi
phòng họp, họ vẫn có thể bắt tay chào nhau.
g) Người Hàn rất coi trọng thể diện. Họ chú ý từ phong cách ăn mặc
đến lễ nghi chào hỏi, hiệu quả công việc và cách thể hiện quyền lực để
buộc cấp dưới làm việc một cách hiệu quả cũng là một cách họ giữ gìn
thể diện.
h) Luôn chào nhau khi gặp mặt. Cấp dưới thường phải cúi chào cấp
trên, thông cách cúi chào của nhân viên cấp dưới có thể thấy được vị thế
của người được chào, đó cũng là một trong những nét văn hóa ứng xử cơ
bản tại công sở ở Hàn Quốc.

3.Những điều cần chứ ý khi lam việc với người Hàn Quốc

a .Gặp gỡ và chào hỏi

Người Hàn Quốc rất chú trọng đến thái độ và cử chỉ khi chào hỏi. Nụ
cười và động tác gập lưng không thể thiếu trong văn hóa chào hỏi ở Hàn
Quốc. Do sự thâm nhập của văn hóa phương Tây và sự phát triển của xã
hội hiện đại mà ngày nay người ta có thể thay động tác gập lưng bằng cái
cúi đầu nhẹ. Tuy nhiên, ở những trường hợp đặc biệt trang trọng hoặc thể
hiện sự kính trọng với người cao tuổi, người có chức vụ cao trong xã hội
thì động tác gập lưng vẫn đặc biệt được coi trọng.

Người Hàn Quốc có thể chào hỏi bằng cách bắt tay, thường chỉ dùng
trong quan hệ công việc, kinh doanh, ngoại giao, chủ yếu giữa những
người đàn ông với nhau. Cách chào hỏi này không thông dụng lắm nên
chúng ta nên đợi người Hàn Quốc đưa tay trước thể hiện họ muốn bắt tay,
nếu không thì hãy cúi đầu nhẹ để chào.

Người Hàn Quốc thường đánh giá cao những nỗ lực của người nước
ngoài khi cố gắng bày tỏ lời chào bằng chính ngôn ngữ Hàn Quốc.

b.Sử dụng danh thiếp

Trao danh thiếp cũng được xem là một việc rất quan trọng, vì thế bạn hãy
chuẩn bị một lượng lớn danh thiếp giao dịch, bởi người Hàn có thói quen
trao danh thiếp khi lần đầu gặp mặt. Nếu ai đó trao danh thiếp cho bạn mà
bạn không đưa lại thì họ sẽ nghĩ rằng bạn không muốn làm quen với họ
hoặc vị trí của bạn ở công ty quá thấp hoặc quá cao.

Khi trao hoặc nhận thiếp phải dùng cả hai tay và đặt theo chiều người
nhận có thể đọc được. Sau khi nhận thiếp, trước khi cất nó vào hộp hoặc
túi đựng danh thiếp, hãy đọc và đưa ra một vài lời bình luận về danh thiếp.
Tiếp đó, đặt danh thiếp lên bàn trước mặt bạn hoặc để vào hộp đựng danh
thiếp. Không nên cho danh thiếp vào ví một cách cẩu thả vì nó sẽ khiến
người trao danh thiếp nghĩ rằng bạn không tôn trọng họ. Bạn cũng không
nên viết những chú thích lên danh thiếp của người khác khi có mặt họ tại
đó.

c.Những chú ý trong giao tiếp

Người Hàn Quốc có thiên kiến và thành kiến rất mạnh, với họ, ấn tượng
ban đầu là vô cùng quan trọng, chính vì vậy khi tiếp xúc với người Hàn
Quốc lần đầu tiên, chúng ta cần tạo ấn tượng tốt với họ về hình thức, về
cách cư xử. Đây cũng là lý do khiến họ luôn ăn mặc đẹp và chú trọng
hình thức bề ngoài.

Không nên có những hành động đụng chạm vào người khác trừ bắt tay
hoặc đó là mối quan hệ bạn bè hoặc ngang hàng, đặc biệt đối với người
già, người khác giới và những người bạn không thân thiết. Không nên
đung đưa ngón tay cái hướng về phía mình, người Hàn coi đây là hành
động thô lỗ. Tại Hàn Quốc, họ quan niệm bàn chân là một bộ phận không
sạch sẽ vì vậy không nên vô ý đụng chạm bàn chân vào người đối diện.
Khi ngồi ở những chỗ đông người, đàn ông nên chú ý đặt mũi giầy của
mình chúc xuống và không nên vắt hai chân lên nhau trước mặt người
khác.

Người Hàn Quốc luôn muốn cộng tác làm ăn với những người họ quen
biết. Vì vậy bạn nên có một người trung gian giới thiệu bạn với chính đối
tác Hàn Quốc đang muốn cộng tác làm ăn. Trong những buổi họp nhóm
và những bữa tiệc, không nên tự giới thiệu mình trước mọi người, tốt nhất
bạn nên đi hai người để người kia có thể giới thiệu bạn với những người
khác. Khi gặp người lớn tuổi, bạn nên dành ra vài phút để thăm hỏi họ.
Tốt nhất bạn nên ca ngợi về sức khỏe của họ.
d.Những chú ý khi làm việc

Người Hàn Quốc rất coi trọng sự đúng giờ nên tuyệt đối không nên đến
trễ nếu bạn có hẹn với họ. Điều đó bị cho là thiếu tôn trọng.

Đối tác Hàn Quốc luôn muốn biết về người họ sẽ gặp gỡ, nên trước khi
buổi họp diễn ra, bạn nên cung cấp thông tin chi tiết về chức danh, vị trí
và trách nhiệm của những thành viên tham dự của bên bạn cũng như
những đề xuất và chương trình dự kiến của buổi họp. Nếu có thể, hãy lên
lịch hẹn với họ trước ít nhất từ 3 đến 4 tuần. Do văn hóa Hàn quốc rất coi
trọng vấn đề “tôn ti trật tự”, nên trưởng nhóm đàm phán của doanh
nghiệp bạn phải thuộc ban lãnh đạo công ty. Hãy tìm hiểu xem nhóm đàm
phán của đối tác gồm những ai để từ đó sắp xếp trưởng nhóm đàm phán
có chức vụ ngang bằng. Người Hàn Quốc rất coi trọng vị trí xã hội, nên
nếu có sự chênh lệch về chức vụ giữa trưởng nhóm đàm phán của hai bên
sẽ khiến họ cảm thấy mình không được tôn trọng. Các Trợ lý khi sắp xếp
lịch họp cho Giám đốc cần rất chú ý về điều này. Theo nghi thức ngoại
giao của Hàn Quốc, mọi người đi vào phòng họp phải theo trật tự trên
dưới, người bước vào đầu tiên sẽ là trưởng đoàn và sẽ ngồi ở giữa bàn
đàm phán.

Buổi họp thường mở đầu bằng một đoạn giới thiệu ngắn, bài phát biểu
này giúp cho mọi người hiểu rõ hơn những vấn đề sẽ thảo luận. Các Trợ
lý chú ý khi chuẩn bị bài giới thiệu nên thật đơn giản và không quá cầu
kỳ trong thiết kế trình chiếu. Khi trình bày nên thử xem đối tác có hiểu ý
mình bằng những câu hỏi khôn khéo. Người Hàn Quốc rất coi trọng thể
diện, kể cả khi không hiểu họ cũng sẽ không biểu lộ cho bạn biết vì điều
này sẽ làm cho họ cảm thấy mất mặt. Tại buổi họp, hai bên cũng có thể
tặng nhau những món quà nhỏ. Các buổi đàm phán kinh doanh tại Hàn
Quốc thường diễn ra khá trịnh trọng nên bạn đừng cư xử quá thoải mái và
thiếu trách nhiệm.

e.Văn hóa tặng quà

Quà tặng thể hiện rất lớn về mối quan hệ ngoại giao thân hữu tại Hàn
Quốc và nó luôn luôn được đáp lại. Bạn có thể tặng quà và gửi lời chúc
mừng cho họ vào các dịp lễ lớn như Tết Nguyên Đán cổ truyền Seolldal
(bắt đầu năm Âm lịch), Tết Đoan Ngọ Dano (5/5 Âm lịch), Tết Trung
Thu Chuseok (15/8 Âm lịch).

Những lưu ý khi tặng quà cho người Hàn Quốc:


Số 04 được cho là con số không may mắn, vì vậy quà tặng của bạn không
được là bội số của 4.

Số 7 là con số may mắn.

Giấy gói quà màu đỏ và vàng được sử dụng phổ biến ở Hàn Quốc. Không
nên gói quà bằng giấy màu xanh lá cây, trắng hoặc đen. Quà tặng đảm
bảo được gói tinh tế và sắc sảo.

Trao và nhận quà bằng cả hai tay.

Không nên mở quà ngay trước mặt người tặng. Tuy nhiên, bạn cũng nên
hỏi xem liệu bạn có thể mở quà ngay không.

You might also like