You are on page 1of 11

Nội dung của văn hóa giao tiếp Nhật Bản

Văn hóa giao tiếp của người Nhật – đơn


giản nhưng chẳng giản đơn.

Lời mở đầu:(Em thuyết trình học thuộc phần này để giới thiệu không cho vào

silde)

Nhật Bản được biết đến với tư cách là một quốc gia luôn coi trọng về lễ
nghĩa. Đặc biệt điều đó được thể hiện trong văn hóa giao tiếp của họ.

Nếu lần đầu tiên bạn giao tiếp với người Nhật, bạn sẽ thấy bất ngờ vì những
cử chỉ nghiêm chỉnh và rất tế nhị của họ. Đôi lúc, bạn cũng cảm thấy khó
hiểu về những cử chỉ ấy.

Tuy nhiên, điều đó lại là đặc trưng nổi bật trong văn hóa ứng xử của người
Nhật. Hiện nay, rất nhiều quốc gia khác đang coi đó là mô hình để học tập.

Dưới đây là 8 nét đặc trưng cơ bản trong văn hóa giao tiếp của người Nhật.

1. Văn hóa giao tiếp của người Nhật trong cúi chào

Cúi chào trong văn hóa của người Nhật là thể hiện lòng kính trọng của mình đối
với mọi người.
Theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi. Nam là
người trên đối với nữ. Thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn
cảnh), khách là người trên…

Còn đối với bạn bè mà khoảng cách tuổi tác của họ cách xa. Hoặc họ đang ở
những nơi công cộng, trang nghiêm thì sẽ cúi chào.
Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau:

– Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự
kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo,
chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.

– Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3
giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng
bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.

– Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để
bên hông.

2. Giao tiếp mắt

Trong văn hóa giao tiếp người Nhật, khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người
đối thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng
mực.

Người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại. Họ thường nhìn
vào một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa… Hoặc
cúi đầu xuống và nhìn sang bên.
3. Văn hóa giao tiếp của người Nhật trong vẫy tay

Trong giao tiếp người Nhật, khi muốn gọi ai đó bằng cách vẫy tay, bạn nên để
tay thẳng, lòng bàn tay hướng xuống. Nếu bạn để ngón tay cong xuống sẽ bị coi
là tục tĩu.
Và sẽ thật là thô lỗ nếu bạn chỉ thẳng tay vào người khác. Thay vào đó bạn đên
mở rộng bàn tay hướng lên trên (giống như đang đỡ mặt phẳng) để chỉ về phía
người đó.

4. Sự im lặng trong giao tiếp


Người Nhật họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói
ít thì tốt hơn nói quá nhiều và họ quan tâm nhiều đến hành động hơn là lời nói.

Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất. Và những gì
anh ta nói ra là quyết định sau cùng. Im lặng cũng là cách không muốn làm mất
lòng người khác.
5. Văn hóa giao tiếp của người Nhật trong gật đầu

Khi người Nhật lắng nghe người khác nói, họ có những nụ cười, cái gật đầu và
những câu chữ lịch sự mà ta sẽ không thể tìm thấy trong các ngôn ngữ khác.

Họ có ý khuyến khích bạn tiếp tục câu chuyện nhưng điều này thường bị người
phương Tây và người châu Âu hiểu nhầm rằng họ đồng ý. Gật đầu là một dấu
hiệu rất phổ biến thay cho “Yes”, nhưng đối với người Bulgari, điệu bộ này có
nghĩa là “No”, còn đối với người Nhật, nó chỉ thuần túy thể hiện phép lịch sự.
6. Văn hóa xin lỗi, cảm ơn

Ở Nhật, có rất nhiều từ, cụm từ mang ý nghĩa xin lỗi. Xin lỗi lịch sự, xin lỗi vì
vấn đề nghiêm trọng, xin lỗi với thái độ hối lỗi, xin lỗi vì muốn khiêm nhường,
xin lỗi nguyên câu, hoặc xin lỗi dạng lược bớt khi trong mối quan hệ thân mật…

Điều đầu tiên dễ nhận thấy nhất là người Nhật thường xuyên sử dụng những lời
“cảm ơn”, “xin lỗi”. Điều này gây không ít bất ngờ, thậm chí khó hiểu cho
những ai lần đầu tiên đến Nhật.
7. Văn hóa giao tiếp của người Nhật trong trang phục

Trang phục được coi là yếu tố đặc biệt quan trọng trong văn hóa giao tiếp của
người Nhật.

Tùy vào hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp mà người Nhật có những lựa chọn trang
phục phù hợp, tuy nhiên, họ luôn đề cao sự ý nhị, kín đáo và các nét tinh tế
trong trang phục đặc biệt là sạch sẽ và không nhàu nát.

– Nơi làm việc: những bộ quần áo mang dáng dấp hiện đại nhưng vẫn kín đáo sẽ
luôn là sự lựa chọn tối ưu.

– Bữa tiệc xã giao: Nam giới Nhật Bản thường chọn một bộ vest đen đi kèm với
caravat có màu sắc tinh tế, nữ thường mặc váy, quần tây đi kèm với áo sơ mi,
mang giày cao gót.
8. Văn hóa tặng quà của người Nhật

Nhiều người từ phương Tây tới Nhật Bản đều gặp phải khó khăn trong việc tặng
quà cho người khác, vì nó rất khác so với việc tặng quà như của người Mỹ.

Ở Nhật Bản, tặng quà là một nghệ thuật, thể hiện tình bạn, sự kính trọng và thái
độ ngưỡng mộ.
Nghi thức tặng quà, món quà, số đếm của chúng, cách trang trí… đều được
người Nhật hết sức lưu ý khi tặng cho nhau.

You might also like