You are on page 1of 5

I.

Khái niệm
1. Các khái niệm
- Phép xã giao là phép xử thế giữa người với người trong đời sống xã hội nhằm bày
tỏ lòng tự trọng và tôn trọng mọi người trong quan hệ xã hội.
- Phép xã giao quốc tế được hiểu là phép ứng xử giữa các chủ thể của giao tiếp quốc
tế hoặc giữa những công dân với nhau có tư cách nhà nước.
- Ngoài ra, theo ý kiến cá nhân của mình, xã giao không phải là những quy tắc cứng
nhắc mà xã giao chính là cách xây dựng các mối quan hệ rõ ràng, đơn giản, giúp
con người biết cách hành xử hợp lý trong các tình huống thực tế. Từ đó giúp họ dễ
“ghi điểm” trong mắt đối phương và là bước đệm mang tới sự thành công của chủ
thể xã giao.
https://luatduonggia.vn/phep-lich-su-xa-giao-trong-le-tan-ngoai-giao/
2. Yếu tố và điều kiện trong xã giao
- Hoàn cảnh xã giao (thời gian, không gian)
- Người tham gia xã giao
- Mục tiêu xã giao
- Cách thức xã giao (trực tiếp, gián tiếp)
- Quy mô xã giao (lớn, nhỏ)
- Cách đặt vấn đề trong xã giao
3. Các hình thức xã giao
3.1 Xã giao bằng lời
a) Trực tiếp
- Chào hỏi
- Giới thiệu
- Đối thoại trực tiếp
b) Gián tiếp
- Điện đàm
- Thư tín
- Điện mời
- Danh thiếp
- Điện mừng
- Các nền tảng công nghệ số, mạng xã hội (Facebook, Twiter,...)
- Xã giao qua email
3.2 Xã giao bằng hành động
- Bắt tay
- Ôm
- Hôn nhẹ vào má, tay
- Vỗ nhẹ vào vai
- Đi đứng
- Trang phục
- Trang điểm
- Quà tặng
- Xã giao trên bàn ăn
- Xã giao nơi làm việc
II. Vai trò của xã giao trong giao tiếp quốc tế
1. Vai trò của xã giao
- Xã giao quốc tế tuy có nhiều hình thức, chuẩn mực cùng các nghi thức chuyên biệt
không thể thay đổi nhưng xã giao không những không làm mất đi cái riêng mà còn
giúp phô diễn, tô đậm hơn cái nét đẹp vốn có của chủ thể xã giao.
- Xã giao quốc tế đồng thời là cầu nối giữa các quốc gia trên thế giới, kết nối để hội
nhập, cùng phát triển.
- Xã giao là một bước đệm quan trọng trước khi tiến tới kí kết một hợp đồng, một
thoả thuận hợp tác giữa các chủ thể xã giao .
- Thể hiện sự tôn trọng, thái độ thiện chí, chuyên nghiệp, hướng tới tiếng nói chung
và góp phần thúc đẩy mối quan hệ quốc tế trở nên tốt đẹp hơn.
- Là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá một con người, một dân tộc, một quốc
gia.
2. Nguyên tắc trong xã giao
- Bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các quốc gia khác nhau
- Tôn trọng lẫn nhau
- Trung thực, chân thành
- Nguyên tắc đồng cấp (VD: khi đón tiếp nguyên thủ quốc gia và phu nhân nước
bạn thì người đón tiếp sẽ gồm cả nguyên thủ quốc gia và phu nhân nước mình,…).
- Kết hợp các tập quán quốc gia và tập quán quốc tế, tạo sự hoà hợp giữa phong tục
truyền thống của nước sở tại và nguyên tắc ứng xử chung của ngoại giao.
- Người xã giao cần có sự am hiểu nhất định về tình hình đất nước cũng như quốc
tế, có kinh nghiệm trong phép xã giao quốc tế.
- Người tham gia xã giao cần giữ đúng cốt cách của truyền thống, phong tục nước
mình và đông thời không được cười nhạo, xúc phạm các truyền thống của nước
bạn.
- Ngoài ra, người tham gia xã giao cần cân nhắc tính ảnh hưởng của các hành động
của mình trước khi thực hiện.
3. Phân biệt xã giao bình thường và xã giao quốc tế
3.1 Đối tượng tham gia xã giao
- Đối với xã giao thông thường, hai hay nhiều chủ thể xã giao không cần đại diện
cho các tổ chức lớn tham gia xã giao. Phạm vi xã giao thông thường là phạm vi
trong nước.
- Đối với xã giao quốc tế, các chủ thể xã giao thường đại diện cho một quốc gi, dân
tộc nào đó tham dự hội nghị, toạ đàm,… với phạm vi các nước trong khu vực và
trên thế giới.
3.2 Phép lịch sự xã giao cơ bản
a) Nghi thức
 Chào hỏi
- Nam chào nữ trước.
- Người ít tuổi hơn chào người lớn tuổi.
- Người có địa vị thấp chủ động chào trước.
- Người từ ngoài phòng chào người trong phòng.
- Người được chào có bổn phận phải đáp lại lời chào.
- Nam phải đứng dậy chào phụ nữ nhưng phụ nữ có thể ngồi và đáp lại.
- Khi chào phải bày tỏ thái độ đúng mực.
- Không nhai kẹo, đút tay vào túi hay làm việc riêng khi chào.
 Bắt tay
- Người có địa vị cao chủ động bắt tay trước.
- Khi bắt tay giương mặt cần tươi cười, niềm nở, người hơi hướng về đối phương
- Tư thế bắt tay đàng hoàng, đĩnh đạc.
- Không rung lắc, kéo tay đối phương quá mạnh.
- Nếu đang ngồi, hi khách tới phải chủ động đứng dậy bắt tay.
- Khi bắt tay phải tháo gang tay (trừ phụ nữ).
- Không bắt chéo tay, bắt tay khi không đứng cùng bậc thang (người ở trên – người
ở dưới).
- Trong trường hợp gặp mặt vợ chồng thì bắt tay người vợ trước.
- Không chủ động bắt tay với người lạ khi chưa được giới thiệu.
- Trong mọi mối quan hệ chỉ được bắt bằng 1 tay (trong trường hợp bắt tay người
lớn tuổi hay có đại vị cao hơn dung tay còn lại đỡ vào phần cổ tay).
- Luôn bắt tay bằng tay phải.
 Giới thiệu
- Giới thiệu người có địa vị thấp cho người có địa vị cao.
- Giới thiệu người nam với người nữ.
- Giới thiệu người ít tuổi hơn với người lớn tuổi.
- Trong trường hợp hai người cùng tuổi, cùng địa vị thì cần giới thiệu người đến sau
với người đến trước.
- Sau khi được giới thiệu cần vui vẻ, chào hỏi than thiện với đối phương.
- Chỉ giới thiệu tên, chức vụ của mình và không đi sâu vào chi tiết.
b) Trang phục
- Trang phục gọn gàng, chỉnh tề, phù hợp tới tính chất sự kiên, công việc mình tham
dự.
- Trong các sự kiện có tính chất “Lễ” yêu cầu bắt buộc nam mặc sơ mi trắng, vest
đen, quần đen, tất dệt lề cùng màu với quần, giày da, cavat cùng màu với vest,…
Nữ yêu cầu mặc áo dài lễ, có cổ, nếu không mặc áo dài yêu cầu mặc vest và bắt
buộc đi giày cao gót.
c) Đi đứng
- Lưng thẳng, di chuyển nhẹ nhàng tránh gây tiếng động quá lớn.
- Không chạy nhảy, nô đùa.
- Đi đứng với phong thái tự tin, đĩnh đạc.
- Không nhìn ngang liếc dọc.
- Không chen lấn, xô đấy, phải nhường đường khi cần thiết.
d) Trang điểm
- Trang điểm nhẹ nhàng, phù hợp với tính chất công việc, sự kiện tham dự
- Tránh lối trang điểm quá đà, mất tự nhiên
- Trang điểm đơn giản là đẹp.
e) Trao đổi qua email/thư tín
- Lưu ý phân biệt giữa ‘Cc’ và ‘Bcc’.
- Không bỏ trống mục tiêu đề.
- Khi nhận được Email cần xác nhận lại với người gửi.
- Ngược lại, nếu sau 2 ngày chưa nhận được xác nhận của đối phương thì chủ động
gửi mail nhắc nhở.
- Thường xuyên check mail để tránh bỏ xót thông tin.
f) Sử dụng danh thiếp
- Đọc danh thiếp ngay khi được nhận.
- Cất danh thiếp vào nơi quan trọng.
g) Tặng quà
- Dựa trên 4 nguyên tắc: chân thành – độc, lạ - đặc biệt – cách thức tặng.
https://chinhluan24h.com/nhung-phep-lich-su-xa-giao-co-ban/
https://caphesach.wordpress.com/2012/06/26/gioi-thieu-sach-phep-xa-giao-trong-cong-
viec/
3.3 Sự khác biệt của phép lịch sự xã giao giữa các nước
- Người Mỹ La tinh vừa ôm hôn vừa vỗ lưng.
- Người Nga hôn má 3 lần,
- Người Châu Âu hôn má 2 lần.
- Ở Philipin, người ít tuổi hơn sẽ nắm tay người còn lại và để đốt ngón tay của họ
chạm vào trán mình (cử chỉ này được gọi là Mano).
- Ở Tây Tạng, chào hỏi bằng cách thè lưỡi.
- Ở Thái Lan, họ thường chắp hai tay của mình lại, đặt trước ngực, cúi đầu đưa tay
chạm vào cằm và trán để chào người đối diện.
- Ở Malaysia, mọi người thường úp hai bàn tay vào nhau, sau đó thu và đặt vào
ngực mình.
- Người Maohi ở Newzeland thường chạm mũi vào nhau thay cho lời chào.
3.4 Một số lưu ý cần tránh
- Không ngáp, hỉ mũi, khạc, nhổ,…
- Giữ gìn quần áo sạch sẽ, chỉnh tề, hạn chế các nếp nhăn.
- Chú ý đến mùi cơ thể, tránh gây mùi khó chịu.
- Không nhai kẹo khi nói chuyện, tiếp khách.
- Tránh những cử chỉ quá thân mật với đối phương ở nơi công cộng.

Tài liệu tham khảo


1. https://luatduonggia.vn/phep-lich-su-xa-giao-trong-le-tan-ngoai-giao/
2. https://chinhluan24h.com/nhung-phep-lich-su-xa-giao-co-ban/
3. https://caphesach.wordpress.com/2012/06/26/gioi-thieu-sach-phep-xa-giao-trong-
cong-viec/
4. https://www.slideshare.net/NguyenNgoc150/cc-nghi-thc-giao-tip

You might also like