You are on page 1of 30

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

……….  ………

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: Kỹ Năng Giao Tiếp
Đề tài: “Sự khác biệt trong giao tiếp phương Đông và phương Tây (liên
hệ với người Việt Nam)”
GVHD : ThS Nguyễn Mạnh Hải
LHP : 422000137902
NHÓM : 9

TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 10 NĂM 2019


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

……….  ………

GVHD : ThS Nguyễn Mạnh Hải


TIỂU LUẬN
LHP : 422000137902
MÔN HỌC: Kỹ Năng Giao Tiếp
NHÓM : 9
Đề tài: “Sự khác biệt trong giao tiếp phương Đông và phương Tây (liên
hệ với người Việt Nam)”
GVHD : ThS Nguyễn Mạnh Hải
LHP : 422000137902
NHÓM : 9

TP. HỒ CHÍLỜI CÁM


MINH ƠN
THÁNG 10 NĂM 2019
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Mạnh Hải đã giúp đỡ và hướng dẫn
chúng em tận tình trong suốt thời gian viết bài tiểu luận, tạo cho em những
tiền đề, những kiến thức để tiếp cận vấn đề, phân tích giải quyết vấn đề. Nhờ
đó mà em hoàn thành bài luận của mình được tốt hơn. Em cũng xin cảm ơn
bạn bè đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành bài tiểu
luận, tạo cho em hiểu thêm về những kiến thưc thực tế.        
Những kiến thức mà em được học hỏi là hành trang ban đầu cho quá trình làm
việc của em sau này. Em xin gửi tới mọi người lời chúc thành công trên con
đường sự nghiệp của mình.

TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 10 NĂM 2019


DANH SÁCH NHÓM

STT HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN CHỮ KÝ


1 Nguyễn Duy Kỷ 17050951 Kỷ
2 Phạm Nguyễn Hùng Dũng 17031821 Dũng
NHẬN XÉT CỦA GV
1.1 Khái quát chung:....................................................................................................3
1.2 Mục tiêu của bài tiểu luận..........................................................................................3
1.3 Phương pháp tiến hành...............................................................................................3
2.1 Văn hóa giao tiếp.........................................................................................................4
2.1.1 Khái niệm:.............................................................................................................4
2.2 Văn hóa giao tiếp phương Đông.................................................................................4
2.3Văn hóa giao tiếp phương Tây....................................................................................5
2.4 Sự khác nhau về văn hóa phương Tây với phương Đông........................................5
2.5 Liên hệ Việt Nam.......................................................................................................13
2.5.1 Ảnh hưởng phương Tây đến Việt Nam............................................................13
2.5.2Ảnh hưởng phương Đông với Việt Nam............................................................15
2.6 Đề xuất và bài học rút ra từ giao tiếp phương dông và phương tây.....................17
2.6.1 Các điểm cần tránh trong giao tiếp giữa hai nền văn hóa:.............................17
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.........................................................................20
3.1Tóm tắt các kết quả nghiên cứu:...............................................................................20
3.2 Đặc trưng giao tiếp cơ bản của người Việt Nam....................................................20
3.2.1 Xét về thái độ đối với việc giao tiếp...................................................................20
3.2.2 Đặc điểm trọng tình nghĩa ghi dấu trong văn hoá giao tiếp của người Việt. 21
3.2.3 Với đối tượng giao tiếp.......................................................................................21
3.2.4 Tính cộng đồng trong văn hoá giao tiếp của người Việt.................................22
3.2.5 Về cách thức giao tiếp.........................................................................................22
3.2.6 Người Việt có hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú................................23
3.3 Kết Luận.....................................................................................................................24
LỜI NÓI ĐẦU
Trên con đường toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay, con người từ khắp các nước có
cơ hội giao lưu, tiếp xúc và hợp tác làm việc với nhau nhiều hơn. Từ đó, sự giao
tiếp, giao lưu văn hóa giữa hai nền văn hóa phương Đông- phương Tây ngày càng
phổ biến hơn, đòi hỏi con người không ngừng tiếp thu, cải tiến nền văn hóa giao tiếp
sao cho phù hợp với tình hình phát triển hiện nay nhưng không quên phần giữ gìn
bản sắc dân tộc. Cùng với đó, sự xuất hiện các tổ chức nói chung và tổ chức xuyên
quốc gia nói riêng là biểu hiện rõ nhất cho thấy được sự giao thoa văn hóa trên. Tuy
nhiên, sự giao lưu văn hóa giao tiếp Đông - Tây thực sự không hề đơn giản. Đôi khi,
lại xảy ra những tình huống dở khóc, dở cười, không như mong muốn chỉ vì những
ảnh hưởng sâu sắc từ các điểm khác biệt giữa hai nền văn hóa Đông - Tây làm ảnh
hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức. Vì vậy, nhóm em xin phân tích đề tài “Sự
khác biệt trong giao tiếp của phương Đông và phương Tây(liên hệ với người Việt
Nam)” qua đó rút ra được những ảnh hưởng của các điểm khác biệt này đến hành vi
của con người khi hoạt động trong một tổ chức, để từ đó có thể rút ra được những
kinh nghiệm trong quy tắc ứng xử, giao tiếp trong văn hóa tổ chức.

Mặc dù đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng từ nội dụng đến hình thức nhưng chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự thông cảm và sự đóng
góp từ giảng viên hướng dẫn cũng như quý đọc giả để bài tiểu luận được hoàn thiện
hon.

Chúng em xin chân thành cảm ơn! Nhóm sinh viên


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Khái quát chung:
Giao tiếp luôn là một kỹ năng cần có cho sự thành công trong cuộc sống. Kỹ
năng giao tiếp tốt làm vững chắc mối quan hệ tương quan giữa con người với nhau
đặc biệt là giữa những con người ở các quốc gia khác nhau thì kỹ năng giao tiếp
càng đáng được lưu tâm bởi thế giới không chỉ có một nền văn hóa. Đăc biệt trong
xã hội toàn cầu hóa và hội nhập như hiện nay, con người từ khắp các nước có cơ hội
giao lưu, tiếp xúc và hợp tác làm việc với nhau nhiều hơn. Từ đó sự giao lưu giữa
hai nền văn hóa phương Đông - phương Tây ngày càng phổ biến hơn, đòi hỏi con
người không ngừng tiếp thu, cải tiến nền văn hóa sao cho phù hợp với tình hình phát
triển hiện nay nhưng không quên giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đôi khi, lại xảy ra
tình huống dở khóc, dở cười; không như mong muốn chỉ vì những ảnh hưởng đến
kết quả hoạt động của tổ chức. Vì vậy, nhóm em xin phân tích đề tài: “Sự khác biệt
trong giao tiếp giữa phương Đông - văn hóa phương Tây”. Qua đó rút ra được
những ảnh hưởng của các điểm khác biệt này đến hành vi của con người khi hoạt
động trong một tổ chức, đề từ đó rút ra được những kinh nghiệm trong quy tắc ứng
xử, giao tiếp trong văn hóa tổ chức.

1.2 Mục tiêu của bài tiểu luận


- Giải thích được các khái niệm văn hóa phương Đông và phương tây.

- Làm rõ đặc điểm văn hóa giao tiếp giữa người phương Đông và phương Tây (Liên
hệ với Việt Nam).

- Đánh giá được sự khác biệt trong giao tiếp của người phương Đông và phương
Tây.

- Ảnh hưởng của sự khác biệt đến quá trình giao tiếp.

- Làm rõ được tại sao có sự khác biệt đó.

1.3 Phương pháp tiến hành


- Nêu cơ sở lý luận của đề tài
- Tìm hiểu khái niệm

- Ảnh hưởng đến Việt Nam

-Ảnh hưởng tiêu cực và tích cực đến quá trình giao tiếp

- Cách khắc phục sự khác biệt đó trong giao tiếp

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG


2.1 Văn hóa giao tiếp
2.1.1 Khái niệm:
Văn hóa giao tiếp là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người
vì nó chính là những mắc xích gắn kết các mối quan hệ giữa con người với con
người. Phong cách sống của mỗi con người sẽ khác nhau và điều đó thể hiện qua
văn hóa giao tiếp ứng xử của chính những con người đó, bởi vì giao tiếplà một nghệ
thuật. Và trong thời đại của thế giới phẳng.

Ngày nay, khi khoảng cách về địa lý đã không thể ngăn nổi con người xích
lại gần nhau hơn thì giao tiếp là một cầu nối rất quan trọng để các quốc gia, các nền
văn hóa có thể hội nhập cùng nhau. Xuất phát từ ý nghĩa của văn hóa giao tiếp đó
mà tôi muốn được tìm hiểu về những nét văn hóa giao tiếp của ngườiViệt Nam để từ
đó phát huy những giá trị bản sắc dân tộc, thay đổi một số nét không phù hợp với
thời đại và cùng hòa nhập với văn hóa giao tiếp của nhân loại.

2.2 Văn hóa giao tiếp phương Đông


Văn hóa Phương Đông dựa trên cơ sở quan điểm “đạo khổng”, “Phật giáo”
coi trọng những gắn kết truyền thống, cảm xúc con người và duy trì những mối quan
hệ dài lâu trong cộng đồng, như những giá trị về gia đình, sự khiêm nhường, tôn
trọng lẽ phải và kính trọng những người lớn tuổi, sự hài hòa về tinh thần, ít ganh
đua, tinh thần hợp tác. Ngoài ra, họ quan niệm bản chất công việc là để phục vụ cho
“thượng đế”, không nhằm mục đích về kinh tế cá nhân mà đẻ tăng cường những giá
trị về tinh thần. trong môi trường làm việc, đề cao sự đồng cảm, cảm xúc hơn là
năng suất công việc. Đối với họ tầm quan trọng của tổ chức là để đáp ứng nhu cầu
xã hội và bày tỏ sự tôn trọng giữa các cá nhân với nhau.

Văn hóa Phương Đông dựa trên yếu tố tinh thần, những phương diện thuộc
về con người và gắn với cộng đồng. Điểm mạnh của nó là sự phát triển đầy đủ các
khía cạnh thuộc về con người, bằng cách nuôi dưỡng, chăm lo về tâm hồn, cảm xúc,
tinh thần và sự tự do của mỗi cá nhân, tuy nhiên điểm yếu chính là thiếu đi tính kỉ
luật, tư duy cụ thể, lạm dụng trực giác và kinh nghiệm chủ quan.

2.3Văn hóa giao tiếp phương Tây


Văn hóa phương tây dựa trên nền tảng các giá trị “Châu Âu cổ đại” thể hiện ở
các mặt của đời sống bao gồm các quy tắc xã hội, tục lệ truyền thống, niềm tin tôn
giáo, và hệ thống chính trị. Khái niệm truyên thống về văn hóa Châu Âu gắn liền với
các đé chế Châu Âu cổ đại với những “tiến bô công nghệ và kinh tế vượt bật” và
hàng loạt những “cuộc xung đột quốc tế đẫm máu” ở thế kỉ XX và trước đó.

Phần nào đúng khi nói rằng, văn hóa Phương Tây có xu thế truyền bá và phổ
biến văn hóa theo kiểu định hướng nhà nước. văn hóa phương Tây dựa trên động lực
phát triển của xã hội ChâuÂu là kinh tế, định hướng thị trường, và cạnh tranh khốc
liệt. con người chỉ được đối xử và coi như những “cổ máy vui vẻ” hay “đơn vị kinh
tế” để đáp ứng những mục đích kinh tế và chính trị. Tuy vậy, nên văn hóa Phương
Tây vẫn chưa chú ý đến nhu cầu khác bên trong con người, cụ thể đó là những nhu
cầu về suy nghĩ, cảm xúc và tâm hồn của họ.

2.4 Sự khác nhau về văn hóa phương Tây với phương Đông
- Chào hỏi
Người Phương Tây thường bắt tay, ôm hoặc hôn má.
Người Phương Đông như ở Việt Nam khi gặp cô, dì, chú, bác, cụ già, hay
những người lớn tuổi hơn thì chúng ta thường lên tiếng chào hỏi trước để thể hiện sự
lễ phép, và theo truyền thống thì thường hơi cúi người khi chào. Ở những nước
phương Đông khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, vv… họ cũng cúi người khi chào.
Người phương Đông quan niệm rằng khi chào hỏi càng cúi người thấp có nghĩa là
sự tôn trọng dành cho người đối diện càng nhiều.

- Làm quen

Người phương Tây: Nam, nữ thường rất bạo dạn và tư duy thoáng.

Người phương Đông: Nữ - e thẹn và ngại ngùng, nam - bối rối và lúng túng.

- Cách thể hiện ý kiến cá nhân

Khác biệt giữa văn hóa phương Tây và Việt Nam (hay phương Đông nói
chung).

Người Phương Tây quan trọng sự thẳng thắn.

Người Việt Nam đề cao sự khéo léo, mềm mỏng.

- Cách đặt vấn đề và cách giải quyết vấn đề

Khác biệt giữa văn hóa phương Tây và Việt Nam (hay phương Đông nói
chung)

Người Phương Tây luôn đi thẳng vào vấn đề.

Người Phương Đông thường vòng vo, né tránh.

Người phương Tây thường coi trọng kết quả sau cùng, vì vậy, họ sẵn sàng
đương đầu với những vấn đề cản trở, cốt sao đạt được mục tiêu nhanh nhất.

Người Phương Đông thì quan trọng quá trình thực hiện. Vốn không thích đối
đầu, xung đột, nên người phương Đông có thể chấp nhận đi vòng một chút, tuy mất
thời gian hơn nhưng đôi khi vẫn đạt được kết quả sau cùng và không tổn hao quá
nhiều sức lực.

- Phong cách sống

Người phương Tây đề cao cái Tôi, năng lực cá nhân, cá tính riêng… vì vậy
phong cách sống của họ thiên về lối sống tự lập, cá nhân.
Người phương Đông trân trọng cái Ta, con người phải luôn biết hòa nhập với
môi trường xung quanh để tạo nên sự hài hòa. Người Việt mình luôn sống có cộng
đồng, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau vì thế phong cách sống của người Việt tình
cảm hơn rất nhiều so với ở phương Tây.

- Các mối quan hệ và sự kết nối trong xã hội

Các mối quan hệ trong thế giới phương Tây thì rất là rõ ràng chứ không phức
tạp và mang nặng tính “dắt dây” như trong xã hội phương Đông.

Ở phương Đông thì cái Tôi thường nhỏ bé, dễ bị khỏa lấp và việc quên đi cái
Tôi được cho là một đức tính đáng khen ngợi của người Việt Nam hay người
phương Đông nói chung.

- Cách nói chuyện:

Phương Tây: Người Mỹ khi nói chuyện thì thường không ngại ca ngợi bản
thân và thường nâng mình lên và điều đó thể hiện sự tự tin của họ.

Phương Đông: khi nói chuyện thường khiêm tốn, hạ mình xuống một chút để
thể hiện sự khiêm nhường.

Người Việt thường chú trọng sự nhường nhịn, kính trên nhường dưới. Trong
khi người Mỹ thì chú trọng sự cạnh tranh. Vì vậy, trong một tập thể, người Việt
thường hay bị người Mỹ lấn át.

Người Mỹ có tinh thần trọng luật rất cao, đôi khi trở nên máy móc. Cứ đúng
luật là được, còn có tình nghĩa hay không thì không quan trọng. Người Việt thì
thường chú tâm vào các khuôn mẫu đạo đức chung hơn là luật, để sao cho hợp tình
hợp lý.

Người Mỹ thích đặt câu hỏi, vì họ quan niệm rằng trong cuộc đối thoại nếu
như người đối diện không đặt ra những câu hỏi thì có nghĩa là họ không quan tâm
đến vấn đề mà người kia đề cập hay không quan tâm đến họ. Còn người Việt thì lại
rất ngại hỏi.
-Cấp trên(Sếp)

Phương Tây: sếp cũng là người đi làm kiếm sống như nhân viên và bao người
khác, chỉ có điều cấp bậc, tầm nhìn và lương bổng của sếp thì cao hơn một chút.

Phương Đông: sếp được coi là “người khổng lồ”.

- Vấn đề đúng giờ

Phương Tây: Đúng giờ là yếu tố rất được tôn trọng trong các cuộc hẹn ở
phương Tây. Tính chính xác và đúng giờ đối với người phương Tây là cực kỳ quan
trọng. Người ta không cần thiết phải đến sớm để thể hiện sự tôn trọng nhưng họ sẽ
không đến muộn, vì họ quan niệm đó là hành động bất lịch sự.

Phương Đông: Có thể xê dịch giờ hẹn đôi chút và đôi khi điều đó không trở
thành vấn đề lớn. Vì thế mà ở Việt Nam mới có danh từ “giờ cao su”.

Ví dụ: ở Mỹ khi bạn mua vé xem phim, vé kịch hoặc các hoạt động giải trí có giờ
giấc quy định cụ thể như các tour tham quan … bạn phải đến sớm 5 phút hoặc đến
đúng giờ. Nếu bạn đến trễ thì sẽ gây khó chịu cho những người xung quanh. Và đặc
biệt, nhân viên gác cửa hoặc nhân viên phục vụ có quyền từ chối phục vụ hoặc
không cho bạn vào.

- Văn hóa xếp hàng

Phương Tây: Chờ tính tiền ở siêu thị, vào rạp chiếu phim, cơ quan hành
chính, các văn phòng của trường đại học, kể cả ra chợ trời... chỗ nào họ cũng xếp
hàng, xếp hàng dài trên đường phố, xếp hàng khi lấy thức ăn ... Chỉ hai người cũng
xếp hàng và không chen lấn, xô đẩy.

Phương Đông: Thực tế văn hóa xếp hàng đã dần hình thành tại nhiều nước phương
Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy vậy, nhìn chung, nó vẫn chưa ăn sâu vào
nếp sống của người phương Đông ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta thấy là ở nhiều nơi
mọi người vẫn thường xếp hàng ngang, rất ồn ào, và còn xô đẩy và chen lấn nữa.
Văn hóa xếp hàng ở Mỹ thể hiện rõ nhất trong mùa bán hàng đại hạ giá. Để
mua được món hàng ưng ý với giá “trong mơ”, mọi người phải thức dậy từ 5 giờ
sáng, xếp hàng rồng rắn lên mây trước cửa các shop, siêu thị chờ đến giờ mở cửa để
mua được món hàng “độc” mà mình yêu thích, như trường hợp các bạn trẻ xếp hàng
mua máy điện tử PlayStation 3, điện thoại I-Phone, Ipad …

- Văn hóa xin lỗi

Phương Tây: Ở phương Tây thì việc nói “xin lỗi” là chuyện hết sức bình
thường. Chẳng hạn khi họ vừa bước vào cửa một nhà hàng nào đó hay là trên xe
buýt, vô tình chạm phải một người khác thì chưa cần biết lỗi thuộc về ai, có khi cả
hai người đều cùng lên tiếng xin lỗi. Họ quan niệm xin lỗi là hành vi nhận lỗi về bản
thân mình để tiến tới hòa giải, vui vẻ và không chạm tự ái người ta. Tại Mỹ, nhiều
chính trị gia phạm lỗi gì đó, cứ biện minh mãi, cuối cùng phải xin lỗi, khi đó mới
được dân chúng bỏ qua. Xin lỗi là hành vi can đảm.

Phương Đông: Đôi khi vẫn còn rất khó khăn trong việc nói từ “xin lỗi”.

- Văn hóa cảm ơn

Phương Tây: “Cám ơn” là câu nói rất phổ thông của xã hội Phương Tây. Khi
vợ tặng chồng một món quà, chồng nói cám ơn. Khi con cái biếu quà cha mẹ, cha
mẹ nói cám ơn. Vào nhà hàng, bồi bàn đưa đồ ăn ra, khách nói cám ơn. Vào siêu thị
mua hàng, khách trả tiền xong, người tính tiền nói cám ơn. Lên thang máy hay trên
xe buýt, khi người này đứng nhích qua 1 bên cho người kia đứng, người kia nói cám
ơn. Họ quan niệm rằng chỗ nào, lúc nào cũng cần lời nói “cám ơn” để thể hiện sự
hài hòa và vui vẻ.

Phương Đông: Vẫn còn tiết kiệm lời nói “cám ơn”. Vào các siêu thị của
người Việt ở Mỹ (thực ra là của người Tàu) cũng ít nghe thấy tiếng “cám ơn”.
Không phải người Việt hay người Phương Đông không biết ơn người khác, mà là
văn hóa Phương Đông thường ít bộc lộ ra bên ngoài mà dấu kín ở bên trong. Những
người ngoại quốc sang sinh sống và làm việc ở Việt Nam lâu năm thì cũng hiểu và
thông cảm với người Việt mình vì họ hiểu rằng đó là tính cách của người Việt.

- Văn hóa đổ lỗi

Phương Tây: Tinh thần trách nhiệm của họ rất cao. Khi họ lãnh đạo một đất
nước, cộng đồng, cơ quan, đoàn thể…thành công thì họ hưởng, thất bại họ phải chịu
trách nhiệm chứ không thể đổ lỗi cho ai hết.

Phương Đông: Thường hay biện minh, đổ thừa tại Trời, tại số, tại người này,
người kia và cả trăm thứ khác. Chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong việc tự nhận
trách nhiệm về bản thân.

- Cách thể hiện cảm xúc của người phương Tây và phương Đông cũng khác nhau.

Người phương Tây: vui buồn đều thể hiện khá rõ ràng.

Người phương Đông: thường che giấu cảm xúc thật của mình, có thể “trong
héo ngoài tươi”.

- Cách ứng xử nơi công cộng

Phương Tây: Người phương Tây rất ngại gây ồn ào, nói chuyện quá to ở
những nơi công cộng như nhà hàng, khách sạn, tiệm cà phê, cửa hàng, siêu thị…
nhất là ở những nơi tham quan mang tính trang nghiêm như bảo tàng, nhà lưu niệm,
đài tưởng niệm…

Vì thế ở nhà hàng, quán ăn thì họ thường ăn nhẹ nói khẽ, nói sao chỉ đủ để
những người đối diện nghe thấy mà thôi. Ngay cả trong việc gọi nhân viên phục vụ
cũng được thể hiện bằng ánh mắt hay động tác tay một cách rất khéo léo và tinh tế.

Phương Đông: chúng ta thường rất là vô tư trong vấn đề này, có thể gọi nhau
í ới nơi đông người hay nói chuyện ồn ào.

Tiệc tùng: Tại những bữa tiệc trang trọng, người phương Tây thích đứng
thành nhóm nhỏ, rủ rỉ trò chuyện. Người Việt mình thì thích ngồi thành những nhóm
lớn, trò chuyện ồn ào, và đó được coi là biểu hiện của sự hào hứng, vui vẻ. Vì thế
mà ở Việt Nam tiệc nào càng ồn có nghĩa là tiệc đó tổ chức thành công.

- Vai trò vợ chồng trong gia đình

Ở Phương Tây sự bình đẳng thể hiện khá rõ nét. Người chồng và người vợ
đều có trách nhiệm đối với gia đình như nhau. Đàn ông thường san sẻ với phụ nữ
công việc nhà và việc nuôi dạy con cái. Ở Mỹ thì dù có là tổng thống, quan chức cấp
cao hay là ai đi chăng nữa, thì khi về nhà họ vẫn vào bếp và chia sẻ công việc nhà
với vợ.

Ở Việt Nam vai trò của người chồng quan trọng hơn, người chồng đi làm
kiếm tiền là chủ yếu. Người vợ dù có đi làm hay không đi chăng nữa thì hầu như
công việc gia đình thường được giao nghiễm nhiên cho phụ nữ.

- Trẻ em trong gia đình

Phương Tây: Trẻ em không được cả gia đình chăm lo, ưu ái như trẻ em ở
Việt Nam. Trẻ em phương Tây có vị trí ngang bằng như những thành viên khác
trong gia đình, có quyền lợi và nghĩa vụ riêng. Trẻ em ở phương Tây thường được
dạy cách tự lập từ khi còn rất nhỏ, được khuyến khích đi làm thêm ngay trong lúc
còn đi học để có tiền tiêu xài riêng. Khi trẻ em tới tuổi trưởng thành, cha mẹ hết
trách nhiệm. Ở Mỹ thì trẻ em đến 16 tuổi là gia đình cho ra ở riêng, cho một số tiền
nhất định, rồi muốn làm gì thì làm, muốn sống sao thì sống, phải tự bươn trải chứ
không được dựa dẫm vào gia đình.

Phương Đông: Trẻ em được bao bọc và che chở bởi rất nhiều người thân
trong gia đình, được chiều chuộng và yêu thương hết mực. Ở Việt Nam, trẻ em
thường được coi là trung tâm thú vị của cả nhà và các thành viên sẽ xoay quanh
“tâm điểm” này.

- Cuộc sống của người già


Phương Tây: Dạo chơi công viên ở phương Tây, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh các
cụ già dắt thú cưng đi dạo.

Phương Đông: Ông bà thì thường sống quây quần bên con cháu, rất tình cảm.
Ở Việt Nam thì bạn sẽ thường bắt gặp hình ảnh những cụ già dắt cháu đi chơi.

Vì thế mà ở phương Tây không có chuyện cúng giỗ ông bà, cha mẹ. Vì họ
quan niệm là người đã mất thì dù có làm gì đi chăng nữa cũng không còn ý nghĩa gì
cả.

Người Việt thường có truyền thống uống nước nhớ nguồn, nên thường cúng
giỗ ông bà, cha mẹ để nhớ lại cội nguồn, và cũng là để anh chị em trong họ hàng có
dịp quây quần, ôn lại những kỷ niệm xưa cũ rất thân thương đã qua. Đối với người
Việt Nam, gia đình mà thiếu thốn, nghèo quá mà không làm giỗ cha mẹ mình, ngày
30 Tết không nhang khói rước ông bà về là nỗi bất hạnh lớn. Thờ cúng tổ tiên là văn
hóa truyền thống rất đáng trân trọng của Việt Nam.

- Các bữa ăn trong ngày

Phương Tây: thường ăn sáng vội vàng, ăn tối qua loa, thường ăn đồ ăn nhanh,
vì thế nên bữa trưa- bữa ăn thư thái nhất trong ngày, họ có thể mời bạn bè ra tiệm
dùng bữa.

Phương Đông: đề cao tầm quan trọng của cả 3 bữa ăn trong ngày, thích sự
nóng sốt. Ăn uống qua loa theo kiểu “cơm đường cháo chợ” là điều không người
Việt nào thích cả. Vì thế mà ở Việt Nam “bữa cơm gia đình” là rất quan trọng. Đó là
dịp để các thành viên trong gia đình có thể quây quần bên nhau sau khi trở về nhà từ
cơ quan, nơi làm việc hay trường học. Đó thật sự là những giây phút rất là ấm cúng.

- Đường phố ngày cuối tuần

Những ngày cuối tuần, đường phố phương Tây thường vắng vẻ, họ không đổ
ra đường mà thường có hai lựa chọn: một là ở nhà ngủ bù cho cả tuần lao động vất
vả, hai là về miền quê vui chơi, hít thở không khí trong lành.
Ở phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn, người dân thường đổ ra
đường, tới các khu vui chơi và trung tâm mua sắm để giải trí.

- Phương tiện di chuyển

Trước đây, khi người phương Tây coi ô tô là phương tiện di chuyển hiệu quả
nhất, người phương Đông còn đi xe đạp. Giờ đây, người phương Tây lại coi xe đạp
là phương tiện di chuyển “lành mạnh” nhất vì nó vừa giúp rèn luyện sức khỏe và
vừa có thể bảo vệ môi trường, trong khi đó, người phương Đông đã chuyển sang đi
ô tô (nếu có điều kiện)

- Vẻ đẹp lý tưởng
Người phương Tây thích da nâu.
Người phương Đông thích da trắng. Vì thế mà ở Việt Nam vào mùa hè, phụ
nữ khi ra đường thường trang bị cho mình áo chống nắng, kem chống năng, kính
râm, khẩu trang...
- Đông Tây trong mắt nhau
Trong mắt người phương Tây, người phương Đông đặc trưng với nón lá,
thích uống trà và ăn cơm. Trong khi đó người phương Đông ấn tượng với người
phương Tây bởi mũ nồi cao, xúc xích và bia.

2.5 Liên hệ Việt Nam


2.5.1 Ảnh hưởng phương Tây đến Việt Nam
Việt Nam, tuy có sự đặc thù về thể chế chính trị, giúp chúng ta hạn chế bớt
được những tác động tiêu cực của nền kinh tế tư bản, nhưng chính bản sắc truyền
thống của văn hóa Việt Nam cũng đang bị những biến thái do toàn cầu hóa từ văn
hóa phương Tây đưa tới những ảnh hưởng rất xấu. Vốn theo truyển thống văn hóa,
tâm linh lâu đời của người Việt thì hạnh phúc được đặt nền tảng trên những giá trị
tinh thần nhiều hơn là trên những giá trị vật chất. Vậy mà những giá trị tinh thần ấy,
như đạo lý, nhân nghĩa, đạo làm người theo quan niệm truyền thống Á Đông, thì
đang bị xói mòn trầm trọng bởi thời buổi “kinh tế thị trường”, nhất là qua lối sống
của lớp dân thành thị mới giàu lên nhờ “mở cửa”, “kinh tế thị trường” và một số khá
lớn thanh niên nam nữ. Vào lúc đã thóat khỏi gánh nặng học hành, thi cử, các bạn
trẻ lại chỉ biết đổ xô vào những chỗ làm có thu nhập cao, tức tìm kiếm thành đạt.
Làm ra tiền thì tiếp tục “năng động” trong tiêu xài, hưởng thụ vật chất. Có thể là đã
phải “cày” miệt mài kiếm tiền, giàu lên, thì các bạn xứng đáng xài bộ quần áo hàng
hiệu, cái điện thoại di động tối tân nhất hay cái xe gắn máy “mốt” nhất – tất cả là
dành cho sinh hoạt về mặt vật chất, nhưng các bạn trẻ lại đang bị nghèo đi rất nhiều
về mặt tinh thần, cảm xúc. Báo chí trong nước thường đưa tin về tình trạng vô cảm,
dửng dưng của các bạn trẻ trước những tình cảnh khốn khó, cần giúp đỡ giữa đường
của người già, em bé, phụ nữ mang thai. Cả phép lịch sự tối thiểu như tiếng “cám
ơn” cũng thiếu sót đối với người lớn tuổi hay khách nước ngoài. Tuổi trẻ ngày nay
khác tuổi trẻ ngày xưa nhiều quá! Có một chuyện đáng suy nghĩ là trong mùa Giáng
sinh vừa qua, dù ai nấy rất bận rộn nhưng nơi một số người lớn tuổi (rất ít bạn trẻ),
có thể ghi nhận được một hình ảnh văn hóa khá cổ điển nhưng đẹp và thấm đẩm tình
cảm tương thông giữa mọi người. Đó là gởi thiệp chúc Noel và năm mới. Có tốn
công, tốn tiền gì lắm đâu khi mình ra hiệu sách hay lề đường chọn một tấm thiệp
đẹp, rồi suy nghĩ lời chúc riêng cho từng đối tượng và nắn nót ghi ra bằng chính nét
chữ của mình, rồi gởi bưu điện hay trao tận tay người thân, bạn bè, thậm chí gởi cho
thầy giáo cũ, ông xếp cũ đã về hưu của mình? Cách chúc vui vẻ, hạnh phúc gì đó
cho một người bằng thiệp thì có tốn một ít thời gian nhưng như thế mới đủ chứng tỏ
tình cảm thương yêu chân thực hay thành ý của người gởi, cũng lòng tôn trọng đối
với người nhận. Như vậy mà nhiều bạn trẻ, chỉ cần 2 -3 phút trên máy vi tính, gõ lời
chúc ngắn, nhanh, gọn – nhanh gọn đến mức lạnh lùng – đôi khi có chịu khó kèm
theo ít tấm ảnh Noel có sẵn trên mạng, rồi gởi đi bằng một cái liste danh sách thật
nhiều người, ở trong nước hay ở các nước ngoài. Chắc đây là kiểu gởi “đa quốc
gia”, “toàn cầu hóa”?

Yêu cuồng, sống vội, sống thử…, cũng là sự nhanh, gọn thảm hại của nhiều
bạn trẻ trong lãnh vực tình yêu. Lao vào yêu nhau mà không cần nghĩ đến trách
nhiệm và tương lai. Có thống kê rằng: “Mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,4 triệu ca
nạo phá thai, trong đó 500 ngàn ca ở tuổi vị thành niên, 25% số ca chưa lập gia-đình
và 20% ca nạo phá thai khi còn ở tuổi vị thành niên.”.

Nhìn chung, trong quá trình toàn cầu hóa, văn hóa, tư duy, cung cách làm
ăn… của phương Tây cũng đem lại những lợi ích nhất định cho Việt Nam ta, như về
các mặt kinh tế, thu nhập quốc dân, mức sống, tiện nghi vật chất.v.v.., nhưng đồng
một trật lại gây những tổn hại đáng báo động về mặt tinh thần, đạo lý và các giá trị
truyển thống. Văn hóa, bản sắc dân tộc Việt Nam đang thật sự bị xâm hại, đến nỗi
rất bức bối nên người ta đang hô hào thực hiện nếp sống văn minh, cách sống “có
văn hóa”. Trước nguy cơ có thật này, cần có ngay những giải pháp thích hợp để
chỉnh đốn lại những nền nếp truyển thống, đồng thời tìm cách phát huy cái hay, cái
đẹp, cái độc đáo của bản sắc Việt Nam trên đường hội nhập vào kho tàng văn hóa
toàn cầu

2.5.2Ảnh hưởng phương Đông với Việt Nam


Bây giờ bàn đến ảnh hưởng của văn hoá phương Đông trong nếp sống người
Việt. Có thể chia sẻ với quan điểm của cố Giáo sư Sử học Trần Quốc Vượng khi ông
cho rằng “Việt Nam vừa thuộc context Đông Nam á, vừa thuộc context Đông á”.
Đất nước ta nằm đúng trong khu vực này cả về mặt địa lý lẫn về mặt không gian văn
hoá cho nên ảnh hưởng văn hoá của Đông á và Đông Nam á đến Việt Nam là rất
lớn, được thẩm thấu và thấm đậm trong nếp sống của người Việt chúng ta, tức trong
các cách thức và quy ước đã hoàn toàn quen thuộc đối với người Việt Nam, từ sản
xuất, sinh hoạt đến tổ chức đời sống xã hội. Là cư dân của vùng văn minh lúa nước
nên môi trường nước đã tác động mạnh và hình thành các dạng thức văn hoá sông
nước trong cư dân Việt Nam, tạo nên tính cách can đảm, linh hoạt, mềm dẻo, dễ
thích ứng và dễ xử lý tình huống. Tính cộng đồng cố kết (điển hình là làng Việt
Nam) được nhấn mạnh trong quá trình lao động sản xuất nông nghiệp trồng lúa
nước từ bao đời nay. Trọng kinh nghiệm, tuổi tác là nét đặc trưng của văn minh lúa
nước và văn hoá phương Đông cũng được phản chiếu trong các giá trị đạo đức
truyền thống của con người Việt Nam.
Chịu ảnh hưởng mô hình Nho giáo của Trung Hoa, hình thức tổ chức nhà
nước trung ương tập quyền gần như là xu hướng chủ đạo trong lịch sử Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy rằng sự cố kết của cộng đồng và sự đề cao chính
quyền trung ương tập quyền như vậy cũng làm cho tính chất tư hữu, cá thể, cá nhân
kém phát triển hơn so với các khu vực khác.

Bên cạnh đó, cũng do ảnh hưởng của Nho giáo nên quy phạm đạo đức chuẩn
mực được cho là sự tôn trọng khuôn phép, tôn ti trật tự, lễ độ, đề cao thi cử. Nhìn
chung, Nho giáo ảnh hưởng mạnh và chi phối cách tổ chức nhà nước, tổ chức xã
hội, giáo dục thi cử ở Việt Nam cho nên cũng ảnh hưởng và chi phối cả chính trị,
học thuật, tác động đến luân lý, đạo đức xã hội. Chẳng hạn, chế độ gia tộc ở Việt
Nam mang đậm nét của Nho giáo Trung Hoa. Gia đình Việt Nam, nhất là ở miền
Bắc, có truyền thống duy trì gia đình bằng sự kế thừa dòng họ thông qua người con
trai trưởng. Con trai trưởng được kế thừa gia phả, quyền kế tự và thờ cúng. Trước
đây, quyền được kế tự, được thờ cúng tổ tiên được coi trọng hơn cả tài sản bởi ý
nghĩa thiêng liêng của nó là sợi dây kết nối giữa tổ tiên và con cháu. Có thể nói, thờ
cúng tổ tiên vừa là tín ngưỡng, đạo lý vừa là điểm tựa tinh thần, đáp ứng nhu cầu
tâm lý của người Việt Nam.

Nếp sống của người Việt còn chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo. Phật
giáo ở một mức độ nhất định cũng đã tạo nên không gian cho nghệ thuật ở Việt
Nam. Những ngôi chùa cùng với nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật hội hoạ được thể
hiện tại đó khiến cho chùa chiềng trở thành nơi vãng cảnh của du khách. Nhiều
người Việt đi lễ chùa không phải vì họ là phật tử mà đơn giản vì người ta tìm thấy ở
đó một sự thanh thản, một sự vỗ về và yên ủi, một sự động viên tinh thần. ảnh
hưởng của Phật giáo còn in dấu trong nhiều lễ hội nông nghiệp như lễ xuống đồng,
hội mùa, hội đua thuyền...

Chịu ảnh hưởng của Đạo giáo cho đến nay vẫn có rất nhiều người Việt Nam
chú trọng đến lễ bái, cầu xin tại các phủ, các đền..., chú trọng đến xem hướng khi
xây cất nhà cửa, xem ngày khi muốn thực hiện một công việc quan trọng như hiếu,
hỷ, đi xa, thay đổi chỗ ở...

Có thể nói Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo và đa tín ngưỡng. Người
Việt Nam thờ nhiều thần, ở một người cùng một lúc có thể chấp nhận niềm tin và sự
sùng kính vào nhiều vị thần. Người ta có thể đến Văn Miếu thắp hương cho Khổng
Tử, rồi đến chùa cầu khấn Bồ Tát, Phật tổ Như Lai, về làng thắp hương thờ Thành
Hoàng, đến Phủ cầu xin lộc Thánh rồi về nhà thờ cúng ông bà tổ tiên. Những nét
văn hoá phương Đông và nét văn hoá Việt nhiều khi hoà trộn với nhau để rồi tạo
thành một bản sắc đặc trưng của Việt Nam như vậy đấy.

Trong nếp sinh hoạt hàng ngày người Việt thích ăn cơm, ăn rau, thích đồ ăn
tươi sống và đồ ăn có nhiều hương liệu; thích mặc đồ nhẹ, thoáng mát; thích ở theo
kiểu quần tụ nhiều thế hệ. Trong quy phạm đạo đức người Việt trọng tình hơn trọng
lý, coi trọng gia đình và quan hệ cộng đồng, trọng kinh nghiệm và tuổi tác.

Tuy nhiên, trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay nếp sống của người Việt cũng
đang có nhiều thay đổi. Văn hoá của Việt Nam cũng đang chịu những xung kính của
làn sóng toàn cầu hoá, của sự xâm nhập văn hoá từ bên ngoài. Chúng ta không thể
bảo thủ giữ hết tất cả mọi thứ, song thiết nghĩ những nét hay nét đẹp trong văn hoá
Việt Nam nói chung và trong nếp sống của người Việt nói riêng cần phải được duy
trì và gìn giữ bởi văn hoá của mỗi dân tộc luôn là nền tảng quan trọng để duy trì sự
ổn định của xã hội và nó góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước.

2.6 Đề xuất và bài học rút ra từ giao tiếp phương dông và phương tây
2.6.1 Các điểm cần tránh trong giao tiếp giữa hai nền văn hóa:
- Sử dụng tốt giọng điệu, ngữ điệu:

Dù là nói chuyện với người lạ hay bạn bè người thân ngữ diệu cũng sẽ giúp
truyền tải những gì ta muốn nói và giúp người nghe cảm thấy thoải mái, thú vị hơn
khi nghe ta nói. Cũng như ngữ điệu sẽ góp phần thể hiện sự chuyên nghiệp.

-Để ý đến ngôn ngữ cơ thể:


Trong việc giao lưu nhiều nền văn hóa thì có thể cử chỉ cử dộng tay chân
cũng là một cách giúp bạn truyền thông diệp đi nhanh hơn. Nhưng cần dể ý rằng có
thể những cử chỉ của bãn cảm thấy bình thường nhưng đối với người nghe lại là một
điều khuyết nhã.

- Suy nghĩ gì hãy nói là kỹ năng giao tiếp hay

- Đi vào chi tiết hơn:

Giao tiếp rõ ràng rất cần cho tiến hành mọi việc và chi sẽ những suy nghĩ,
cảm xúc nội tâm

- Rành mạch, dễ hiểu

- Đừng thao thao bất tuyệt

Trong giao tiếp đừng bao giờ để bản thân tự giành hết lời thoại. Mà hãi dể
người khác chen vào. Và thường xuyên đặt câu hỏi để mõi người cùng bày tỏ quan
điểm của mình. Như vậy cuộc nói chuyện sẽ đạt hiệu quả.

- Ánh mắt nói lên tất cả

Nhìn thẳng một cách tự tin vào người mà bạn đang nói chuyện. Điều đó cho
thấy bạn là con người ngay thẳng và đáng tin cậy. Cử chỉ này cũng là một biểu hiện
tôn trọng.

-Trang phục phù hợp

Cách ăn mặc cũng góp phần quan trọng trong việc giao tiếp của bạn. Hãy
đảm bảo là bạn luôn gọn gàng, lịch sự thì mới có thể tự tin đứng trước mặt mọi
người trình bày vấn đề của bạn. Đứng thẳng, nói chuyện rõ ràng và tự nhiên cũng là
những điểm nên chú ý khi nói chuyện với người khác.

-Biết lắng nghe hiêpu quả

Nếu bạn có thể liệt kê những vấn đề trong mối quan hệ đang làm bạn khó
chịu thì hãy xé nó ngay lập tức. Hãy làm nó bốc hơi với những yêu cầu và bạn sẽ
đẩy đối tác vào thế phòng thủ. Để khởi sự một cuộc nói chuyện tốt, hãy bắt đầu bằng
một câu hỏi hay dù là bạn phải bắt đầu với một câu hỏi chung chung về mối quan hệ
của hai bạn và chuẩn bị sẵn sàng để lắng nghe.

-Tôn trọng những diểm khác nhau

Nếu bạn luôn tán đồng mọi thứ, thì đó sẽ là một mối quan hệ tẻ nhạt. Sự xung
đột về ý kiến là một điều lành mạnh. Nó cho cho thấy bạn là một cá nhân độc lập, có
khả năng hình thành niềm tin của riêng mình cũng như tranh luận về chúng. Mặc dù
bạn không đồng ý với ai đó về những vấn đề chính trong cuộc sống thì sự tôn trọng
lẫn nhau sẽ động viên bạn tìm được hướng giải quyết.

-Tìm diểm chung của nhau

Thỏa hiệp là điều cốt yếu khi cần đàm phán cách thức giải quyết vấn đề trong
bất cứ mối quan hệ nào. Một đôi tai biết lắng nghe và tôn trọng quan điểm của đối
tác tình cảm sẽ giúp bạn giữ được cuộc nói chuyện với người ấy. Linh hoạt, mềm
dẻo là yếu tố cần để giúp hai bạn tìm gặp nhau ở điểm giữa của lối đi tìm giải pháp.

- Hiểu nhau

Cần phải hiểu rõ người mà bạn đang nói chuyện, họ thích và không thích điều
gì. Bạn không thể lấy lòng người khác khi không biết họ muốn nghe những gì. Một
yếu tố cực kỳ quan trọng trong kỹ năng giao tiếp thông minh là nói những điều
người khác muốn nghe.

-Hiểu rõ quan diểm của chính bạn

Nếu bạn muốn nói chuyện thật thuyết phục, điều đầu tiên bạn phải biết là bạn
đang nói về điều gì. Hiểu rõ quan điểm của bản thân, biết rõ điều cần nói bạn mới có
thể có được một cuộc thương thuyết thành công theo ý muốn.
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1Tóm tắt các kết quả nghiên cứu:
Khi Việt Nam ngày càng hội nhập vào văn hóa thế giới thì việc tìm hiểu về
sự khác biệt càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, trước tiên chúng ta cần tránh
những cú sốc về văn hóa và tiếp đến là để nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế
giới.

Người Việt Nam thiên về tế nhị, kín đáo trong giao tiếp ứng xử và những tính
cách đó đã thấm vào suy nghĩ cử chỉ hành vi. Nhiều dân tộc khác, nhất là phương
Tây thì ngược lại họ bộc trực và biểu lộ thái độ tình cảm khá thẳng thắn.

Trên con đường toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay, con người từ khắp các
nước có cơ hội giao lưu, tiếp xúc và hợp tác làm việc với nhau nhiều hơn. Từ đó sự
giao lưu văn hóa giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây ngày càng phổ
biến hơn đòi hỏi con người không ngừng tiếp thu cải tiến nền văn hóa sao cho phù
hợp với tình hình phát triển hiện nay nhưng không quên phần giữ gìn bản sắc và văn
hóa dân tộc.

Trong giao tiếp, người phương Tây là người thẳng thắn bộc trực luôn thể hiện
quan điểm cá nhân một cách rõ ràng; người phương Đông khéo léo, tinh tế và có
nhiều hàm ý.

3.2 Đặc trưng giao tiếp cơ bản của người Việt Nam
3.2.1 Xét về thái độ đối với việc giao tiếp
Có thể thấy đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rất
rụt rè.

Người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc
giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính tính cộng
đồng này là nguyên nhân khiến người Việt Nam đặc biệt coi trọng việc giao tiếp, và
do vậy rất thích giao tiếp.

Việc thích giao tiếp này thể hiện chủ yếu ở hai đặc điểm:
+ Từ góc độ của chủ thể giao tiếp thì người Việt Nam có tính thích thăm viếng. Đã
thân nhau, thì cho dù hàng ngày có gặp nhau bao nhiêu lần chăng nữa, lúc rảnh rỗi
họ vẫn tới thăm nhau. Thăm viếng không còn là nhu cầu công việc (như ở phương
Tây) mà là biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt thêm quan hệ.

+ Với đối tượng giao tiếp thì người Việt Nam có tính hiếu khách. Có khách đến nhà,
dù quen hay lạ, thân hay sơ, người Việt dù nghèo khó đến đâu cũng cố gắng tiếp đón
chu đáo và tiếp đãi thịnh tình, dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, đồ ăn ngon
nhất: Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi, bởi lẽ đói năm, không bằng đói bữa. Tính
hiếu khách này càng tăng lên khi ta về những miền quê hẻo lánh, những miền rừng
núi xa xôi.

3.2.2 Đặc điểm trọng tình nghĩa ghi dấu trong văn hoá giao tiếp của người Việt
Xét về quan hệ giao tiếp, văn hóa nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn
người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử: Yêu nhau yêu cả
đường đi/ ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng; Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau
sáu bổ ra làm mười; Yêu nhau chín bỏ làm mười; Yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét
nhau quả bồ hòn cũng méo; Yêu nhau mọi việc chẳng nề/một trăm chỗ lệch cũng kê
cho bằng…

Nếu nói khái quát, người Việt Nam lấy sự hài hòa âm dương làm trọng nhưng
vẫn thiên về âm hơn, thì trong cuộc sống, người Việt Nam sống có lý có tình nhưng
vẫn thiên về tình hơn: Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình. Người Việt Nam
luôn coi trọng tình cảm hơn mọi thứ trên đời. Ai nhớ mình một chút đều phải nhớ
ơn, ai bảo ban một chút cũng phải tôn làm thầy – khái niệm “thầy” được mở ra rất
rộng: thầy đồ, thầy võ, thầy thuốc, thầy bói, thầy cúng, thầy địa lý, thầy phù thủy…

3.2.3 Với đối tượng giao tiếp


Người Việt Nam có thể quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá…Tuổi tác, quê
quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia đình (bố mẹ còn hay mất, đã có
vợ/ chồng chưa, có con chưa, mấy trai mấy gái…) là những vấn đề người Việt Nam
thường quan tâm. Thói quen ưa tìm hiểu này khiến cho người nước ngoài có nhận
xét là người Việt Nam hay tò mò. Đặc tính này – dù gọi bằng tên gì đi nữa – chẳng
qua cũng chỉ là một sản phẩm của tính cộng đồng làng xã mà ra.

Do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm
đến người khác, mà muốn quan tâm thì phải biết rõ hoàn cảnh. Mặt khác, do lối
sống trọng tình cảm, mỗi cặp giao tiếp đều có những cách xưng hô riêng, nên nếu
không có đủ thông tin thì không thể lựa chọn từ xưng hô cho thích hợp được. Biết
tính cách, biết người để lựa chọn từ xưng hô cho phù hợp: Chọn mặt gửi vàng; Tùy
mặt gửi lời/tùy người gửi của. Khi không được lựa chọn thì người Việt Nam dùng
chiến lược thích ứng một cách linh hoạt: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; Đi với bụt
mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.

3.2.4 Tính cộng đồng trong văn hoá giao tiếp của người Việt
Tính cộng đồng còn khiến người Việt Nam, dưới góc độ chủ thể giao tiếp, có
đặc điểm là trọng danh dự: Tốt danh hơn lành áo; Đói cho sạch, rách cho thơm; Trâu
chết để da, người ta chết để tiếng. Danh dự gắn với năng lực giao tiếp: Lời hay nói
ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm; lời dở truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai
tiếng

Chính vì quá coi trọng danh dự nên người Việt Nam mắc bệnh sĩ diện: Ở đời
muôn sự của chung, hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi; Đem chuông đi đấm
nước người, không kêu cũng đánh ba hồi lấy danh; Một quan tiền công không bằng
một đồng tiền thưởng. Ở làng quê, thói sỹ diện thể hiện trầm trọng qua tục lệ ngôi
thứ nơi đình ttrung và tục chia phần. Do danh dự (sỹ diện), các cụ già vẫn có thể to
tiếng nhau vì miếng ăn: Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp. Lối sống trọng
danh dự dẫn đến cơ chế tạo tin đồn, tạo nên dư luận như một thứ vũ khí lợi hại bậc
nhất của cộng đồng để duy trì sự ổn định của làng xã.
3.2.5 Về cách thức giao tiếp
Người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận. Tính tế nhị khiến
cho người Việt Nam có thói quen giao tiếp “vòng vo tam quốc”, không bao giờ mở
đầu tực tiếp, đi thẳng vào đề như người phương Tây. Truyền thống Việt Nam khi bắt
đầu giao tiếp là phải xấn xá cầu điền, hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn. Cũng để đưa
đẩy tạo không khí là truyền thống miếng trầu là đầu câu chuyện. Với thời gian, chức
năng “mở đầu câu chuyện” này của “miếng trầu” được thay thế bởi chén trà, điều
thuốc lá…

Lối giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy
trong các mối quan hệ. Nó tạo nên thói quen đắn đo cân nhắc kỹ càng khi nói năng:
Ăn có nhai, nói có nghĩ; Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói; Biết thì
thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe; Người khôn ăn nói nửa chừng, để cho
người dại nửa mừng nửa lo… Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt
Nam có nhược điểm là thiếu tính quyết đoán, nhưng đồng thời giữ được sự hòa
thuận, không làm mất lòng ai.

Người Việt Nam rất hay cười, nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thói
quen giao tiếp của người Việt; người ta có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả lúc ít
chờ đợi nhất. Tâm lý ưa hòa thuận khiến người Việt Nam luôn chủ trương nhường
nhịn: Một sự nhịn là chín sự lành; Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa có đời
nào khê…

3.2.6 Người Việt có hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú
Trước hết, đó là sự phong phú của hệ thống xưng hô: trong khi các ngôn ngữ
phương Tây và Trung Hoa chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng thì tiếng Việt còn sử
dụng một số lượng lớn các danh từ chỉ quan hệ họ hàng để xưng hô, và những danh
từ thân tộc này có xu hướng lấn át các đại từ nhân xưng. Hệ thống xưng hô này có
các đặc điểm:
Thứ nhất, có tính chất thân mật hóa (trọng tình cảm), coi mọi người trong
cộng đồng như bà con họ hàng trong một gia đình.

Thứ hai, có tính chất cộng đồng hóa cao – trong hệ thống này không có
những từ xưng hô chung mà phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, không
gian giao tiếp cụ thể: chú khi ni, mi khi khác. Cùng là hai người, cách xưng hô có
kkhi thể hiện được hai quan hệ khác nhau: chú-con, ông-con, bác-em, anh-tôi… Lối
gọi nhau bằng tên con, tên cháu, tên chồng; bằng thứ tự sinh (Cả, Hai, Ba, Tư…)

Thứ ba, thể hiện tính tôn ti kỹ kưỡng: người Việt Nam xưng và hô theo
nguyên tắc xưng khiêm hô tôn (gọi mình thì khiêm nhường, còn gọi đối tượng giao
tiếp thì tôn kính). Cùng một cặp giao tiếp, nhưng có khi cả hai cùng xưng là em và
cùng gọi nhau là chị. Việc tôn trọng, đề cao nhau dẫn đến tục kiêng tên riêng: xưa
kia chỉ gọi đến tên riêng khi chửi nhau; đặt tên con cần nhất là không được trùng tên
của những người bề trên trong gia đình, gia tộc cũng như ngoài xã hội. Vì vậy mà
người Việt Nam trước đây có tục nhập gia vấn húy (vào nhà ai phải hỏi tên chủ nhà
để khi nói nếu có động đến từ đó thì phải nói chệch đi).

Nghi thức trong cách nói lịch sự cũng rất phong phú. Do truyền thống tình
cảm và linh hoạt nên người Việt Nam không có một từ cảm ơn, xin lỗi chung chung
cho mọi trường hợp như phương Tây. Với mỗi trường hợp có thể có một cách cảm
ơn, xin lỗi khác nhau: Con xin chú (cảm ơn khi nhận quà), Chị chu đáo quá (cảm ơn
khi được quan tâm), Bác bày vẽ quá (cảm ơn khi được đon tiếp), Quý hóa quá (cảm
ơn khi khách đến thăm), Anh quá khen (cảm ơn khi được khen), Cháu được như
hôm nay là nhờ cô đấy (cảm ơn khi được giúp đỡ) …

Văn hóa nông nghiệp ưa ổn định, sống chú trọng đến không gian nên người
Việt Nam phân biệt kỹ các lời chào theo quan hệ xã hội và theo sắc thái tình cảm.
Trong khi đó văn hóa phương Tây ưa hoạt động lại phân biệt kỹ các lời chào theo
thời gian như chào gặp mặt, chào chia tay, chào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều,
buổi tối…
3.3 Kết Luận
Giao tiếp của phương Đông - phương Tây có sự khác biệt nhau khá rõ rệt và
điều này ảnh hưởng khá lớn đến hành vi của con người trong tổ chức. Phân tích sự
khác nhau giữa giao tiếp Đông - Tây để giúp nhà quản trị có thể hiểu được sự khác
biệt trong hệ thống chuẩn mực, hệ thống giá trị cá nhân, cũng như sự khác nhau
trong hành vi, lối sống... để họ có thể đưa ra những cách thức, chiến lược phù hợp để
dung hòa, nhưng vẫn không làm mất đi bản chất riêng của mỗi nền văn hóa. Từ đó,
tạo sự ổn định nội bộ, phát triển có lợi cho cá nhân và cả tổ chức.

You might also like