You are on page 1of 89

Nghiệp vụ ngoại giao

1
"Nghiệp vụ ngoại giao" là tập bài giảng được xây dựng với thời lượng 3đvht (45 tiết)
để giảng dạy cho sinh viên Khoa Du lịch học ở học kỳ VI hoặc VII, đã được trang bị
những kiến thức cơ bản của Khoa học du lịch.
Khi xây dựng chương trình khung, môn học ban đầu có tên là "Nghiệp vụ ngoại
giao”. Trên thực tế, các giáo viên biên soạn nội dung cho môn học hướng đến sinh viên
trong Trường và Khoa Du lịch học đều thống nhất việc giảng dạy toàn bộ nội dung của
Nghiệp vụ Ngoại giao với tư cách một môn học kỹ năng – nghiệp vụ dành cho những
người làm đối ngoại và công tác trong ngành ngoại giao là không thể (vì quá lớn về quy
mô kiến thức) và không cần thiết (vì nhiều nội dung quá chuyên biệt). Trong đó nội dung
Lễ tân ngoại giao có thể coi là nội dung quan trọng nhất của môn học đối với sinh viên
trong Trường và Khoa Du lịch học. Do vậy môn học được đổi tên là "Nghiệp vụ lễ tân
ngoại giao" với việc giảng dạy tập trung vào nghiệp vụ Lễ tân ngoại giao và các kiến thức
nền tảng của môn học Nghiệp vụ ngoại giao khác.
Với lý do trên tác giả nhận thấy môn học nên được đổi tên thành "Nghiệp vụ lễ tân
ngoại giao” là phù hợp với thực tế hiện nay.
6. Mục đích và yêu cầu của học phần

- Cung cấp những kiến thức cơ bản về lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ của hai ngành ngoại giao và
du lịch, những ngành đặc biệt liên quan nhiều đến công tác đối ngoại.

- Cung cấp những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ lễ tân trong hệ thống nghiệp vụ ngoại giao và
nghiệp vụ du lịch.

- Cung cấp những hiểu biết về giao tiếp quốc tế và tập quán, tâm lý ứng xử của một số dân tộc,
quốc gia trên thế giới có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh du lịch
- Giúp sinh viên ngành du lịch có được nhận thức đúng đắn để vận dụng các hiểu
biết này vào hoạt động du lịch sau này.
7. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Tham dự đầy đủ bài giảng của giáo viên.

- Nghiên cứu giáo trình và tài liệu tham khảo.

- Làm bài tập hay tiểu luận theo yêu cầu của giảng viên.

- Tham gia thảo luận nhóm và thuyết trình trên lớp.


9.Tài liệu học tập:
Chủ yếu là các Tài liệu tham khảo do giảng viên sưu tầm và biên soạn. Sẽ giới thiệu
và cung cấp cụ thể trong quá trình dạy và học.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO

2
1. Giao tiếp quốc tế, NXB Phụ nữ, Hà Nội 1995

2. Lê Đình Sơn, Nghiệp vụ ngoại giao, Tập bài giảng của Học viện QHQT (lưu hành nội bộ),
Hà Nội 1998.

3. Võ Anh Tuấn, Lễ tân ngoại giao thực hành, NXB CTQG, Hà Nội 2000

4. K.Mac.Konal, Nghệ thuật giao tiếp, NXB Thế giới, Hà Nội 1995
5. Louis Dussault, Lễ tân - công cụ giao tiếp, NXB CTQG, Hà Nội 1999

3
LỄ TÂN NGOẠI GIAO

1. Khái niệm:
Lễ tân ngoại giao:
- nghi thức
- phong tục tập quán
- luật lệ
Lễ tân ngoại giao (diplomatic protocol - dp)
- Có nhiều định nghĩa về dp nhưng cốt lõi dp là những quy định thành văn hoặc không
thành văn về cách ứng xử giữa nhà nước và các đại diện của họ với nhau.
- Dp là sự vận dụng tổng hợp các nghi thức, phong tục tập quán, các luật lệ quốc gia và
quốc tế trong quan hệ đối ngoại nhằm phục vụ đường lối chính sách đối ngoại của một
nhà nước nhất định.
2. Vai trò:
- Không thể thiếu, có hoạt động ngoại giao là có dp.
- Lễ tân cũng như công tác lễ tân rất quan trọng vì nó góp phần vào việc thực hiện chính sách đối
ngoại của một quốc gia đồng thời thể hiện văn hoá và lòng mến khách của một quốc gia, một dân
tộc đối với khách, đặc biệt là thượng khách.
- Thúc đẩy hoà bình hữu nghị
- công cụ chính trị phục vụ cho hoạt động đối ngoại của một nước.
- biểu hiện sự trọng thị lịch sự, văn minh của một quốc gia, dân tộc này với một quốc gia, dân tộc
khác. Yêu cầu các quốc gia dù không bằng lòng nhưng vẫn phải tôn trọng nhau.
3. Sự hình thành:
Không thành văn  thành văn
Quốc gia, dân tộc  quốc tế
Phong tục, tập quán  quy ước
Không bắt buộc  Bắt buộc
Đa dạng, phong phú, khác biệt  nhất quán, có tính bản sắc (tính đặc thù/ tính quốc gia, dân tộc)
4. Nguyên tắc:
- Bình đẳng và không phân biệt đối xử giữa các quốc gia có chủ quyền.
- Tôn trọng lẫn nhau và có đi có lại.
- Kết hợp tập quán và luật pháp quốc tế với quy định quốc gia và truyền thống dân tộc.

5. Ngôi thứ và xếp chỗ

BÀI GIẢNG MÔN HỌC

NGHIỆP VỤ LỄ TÂN
* MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

- Cung cấp những kiến thức cơ bản về lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ của hai ngành ngoại
giao và du lịch, những ngành đặc biệt liên quan nhiều đến công tác đối ngoại.

- Cung cấp những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ lễ tân trong hệ thống nghiệp vụ ngoại
giao và nghiệp vụ du lịch.

4
- Cung cấp những hiểu biết về giao tiếp quốc tế và tập quán, tâm lý ứng xử của một số
dân tộc, quốc gia trên thế giới có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh du lịch

- Giúp sinh viên ngành du lịch có được nhận thức đúng đắn để vận dụng các hiểu biết này
vào hoạt động du lịch (nghiên cứu và thực thi) sau này.

* NỘI DUNG
1. TỔNG QUAN VỀ LỄ TÂN
1.1. Khái niệm lễ tân

Mọi tổ chức xã hội đều có cơ cấu riêng của mình với những nghi thức hoạt động thể hiện
rõ chức năng của cơ cấu đó. Trường hợp rõ nhất là nhà nước, tổ chức có cơ cấu phức tạp nhất
với chức năng quản lý đời sống cộng đồng của các tầng lớp dân cư trên một lãnh thổ nhất định.
Với trọng trách về các vấn đề lớn như chiến tranh, hoà bình, hay trong các lĩnh vực tư pháp, an
ninh, giáo dục, văn hoá và quan hệ đối ngoại, nhà nước được trang bị những công cụ mà không
tổ chức nào có được: đội quân danh dự, biểu tượng quốc gia, bộ máy chính phủ và các công sở
sang trọng. Những công cụ này bảo đảm tính trang trọng cũng như các nguyên tắc lễ tân đặc
trưng cho các hoạt động chính thức.

Tuy nhiên, không một cơ cấu nào lại không có nếp hoạt động của riêng mình, dù đó là
những cơ cấu nhỏ nhất như gia đình, các tập hợp xã hội, giới kinh doanh, nghệ thuật, công đoàn,
câu lạc bộ giải trí, hội phụ huynhhay trại hè. Nghi thức hoạt động riêng của mỗi cơ cấu có lúc
thể hiện rõ vào các dịp nghi lễ lớn, có lúc ít thể hiện rõ hơn thông qua nhịp độ công việc và các
ngày làm việc bình thường.

Cuộc sống cộng đồng có nhiều điểm giống như quy định trên sân khấu: từ yêu cầu trang
phục, đi đứng, cử chỉ, giao tiếp, cách nói chuyện đến việc bố trí, sắp xếp một buổi đón tiếp, một
bữa tiệc, một ngày hội, nghi lễ. Trong mỗi trường hợp như vậy, việc tuân thủ các nghi thức từ cổ
xưa hay mới có phản ánh sự ràng buộc giữa cuộc sống thực và biểu hiện của nó ra bên ngoài.

Thời cổ, các vị hoàng đế và vua chúa đã dành ngựa của riêng mình đưa các đại sứ vào
tiếp kiến. đây không chỉ là một cử chỉ lễ tân mà còn là cách bảo đảm an toàn cho khách mời.
Ngày nay, việc ô tô ra đón quan khách ở sân bay, xe mô tô hộ tống, máy bay trực thăng sử dụng
cho khách đi lại, hay mọi điều kiện tiện lợi khác dành cho khách trong thời gian ở thăm đều nằm
trong trình tự đón tiếp chính khách từ xưa đến nay.Hình thức và phương tiện đón tiếp có thể thay
đổi, nhưng yêu cầu thì bất biến.

Phạm vi hoạt động lễ tân liên quan đến mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền, thể
hiện qua vai trò của nhà nước. Chủ quyền có thể đối với cả bên ngoài và bên trong, cũng có thể
chỉ đối với bên trong hoặc giới hạn ở một số sự việc cụ thể của hoạt động nhà nước. Ngoài ra,
phạm vi hoạt động lễ tân còn liên quan đến quan hệ ngôi thứ giữa các thể chế và nội trong các
thể chế, quan hệ giữa những người nắm quyền và quan hệ giữa các cá nhân với những người
nắm quyền đó. Trong quan hệ quốc tế, lễ tân là công cụ bảo đảm sự bình đẳng - ít ra là về mặt

5
hình thức - giữa các quốc gia và phục vụ cho mối quan hệ giữa đại diện của các quốc gia với
nhau.

Nghi thức cư xử đối với các thể chế, cũng như nghi thức thể hiện giữa con người với
nhau cho thấy những nỗ lực không ngừng từ thế hệ này sang thế hệ khác nhằm phát triển di sản
của nền văn minh chung.

Lễ tân (Protocol) là nghi thức và tập quán trong việc đón, tiếp và giao tiếp với
1
khách .

1.2. Vai trò của lễ tân trong các hoạt động đối ngoại nói chung

Từ khi nứoc ta tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập vào cộng đồng thê giới, quan hệ
đối ngoại về mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân được mở rộng và đa dạng hoá hơn bao giờ hết.
Hầu như ngành nào, cấp nào, đại phương nào, đơn vị nào cũng có quan hệ, với mức độ khác
nhau với các đối tác nước ngoài nhằm mục đích góp phần phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ứng xử như thế nào cho đúng trong quan hệ với các đối tác nước ngoài là một việc làm
không ít khó khăn, phức tạp và tế nhị, lại khá mới mẻ đối với nhiều người trong chúng ta, nhất là
đối với lớp trẻ. Nó mang tính chất vừa hợp tác vừa đấu tranh thông qua giao tiếp và đối thoại
một cách văn minh, lịch sự để bảo vệ lợi ích chính đáng của ta, đồng thời tăng cường hữu nghị
và hợp tác với bạn bè quốc tế. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này, người làm công tác đối ngoại,
ngoài việc phải rèn luyện phẩm chất tốt và quán triệt đường lối chính sách của Đảng và Nhà
nước, cần tinh thông và vận dụng nhuần nhuyễn chuyên môn, nghiệp vụ đối ngoại.

Thực hiện đường lối đối ngoại mở rộng, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế,
hoạt động đối ngoại của Việt Nam trên các lĩnh vực nói chung và quan hệ giữa các tổ chức kinh
tế, văn hoá, xã hội... trong nước nói riêng ngày càng trở nên phong phú cả về hình thức và nội
dung. Sự phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại của nước ta trong giai
đoạn hiện nay đã và đang thu hút mối quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế. Các công dân
Việt Nam, đặc biệt là các cán bộ của Đảng và Nhà nước ở các cấp, các ngành thường xuyên tham
gia ngày càng nhiều vào các cuộc tiếp xúc, làm việc với người nước ngoài. Để các cuộc tiếp xúc,
làm việc đó đạt kết quả tốt, ngoài những yếu tố mang ý nghĩa quyết định thuộc về bản lĩnh chính
trị và năng lực chuyên môn, đòi hỏi chúng ta phải có sự hiểu biết cần thiết về lễ tân ngoại giao.

Trong các tình huống khác nhau của hoạt động nhà nước, các tập quán lễ tân bảo đảm
cho một hoạt động chính thức được tổ chức thành công, không bị sai sót hay lộn xộn. Tổ chức
thành công một buổi lễ, cũng như tất cả mọi sự thành công khác, hiếm khi là kết quả của sự ngẫu
nhiên. Nếu không sắp xếp tốt khâu tổ chức từ trước thì khó, thậm chí không thể tạo ra một bầu
không khí có ý nghĩa cho cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật, hai mươi, một trăm hay một nghìn
khách mời thuộc các giới, các nước và các nền văn hoá khác nhau. Nghi thức lễ tân nhằm bảo
đảm tôn trọng những người đối thoại và các cơ quan do họ đại diện. Nó hướng dẫn và cho phép

1
Nguyễn Xuân Sơn (chủ biên), Một số vấn đề cơ bản về ngoại giao và lễ tân ngoại giao, NXB CTQG, Hà Nội, 1996, tr. 28
6
mọi người đều cảm thấy yên tâm khi thực hiện vai trò của mình trong các hoạt động chung. Tuy
nhiên, việc bố trí các phượng tiện bảo đảm cho hoạt động này được diễn ra như mong muốn có
liên quan chạt chẽ tới nội dung cần đạt được.

Lễ tân, tuy không phải là nội dung chủ yếu của hoạt động đối ngoại, nhưng lại là công cụ
rất quan trọng, cần thiết và không thể thiếu trong bất kỳ một hoạt động đối ngoại nào. Công tác
lễ tân tốt hay xấu đều ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của hoạt động đối ngoại, thậm chí ảnh
hưởng đến quan hệ quốc gia.

Lễ tân là một lĩnh vực hoạt động vừa phức tạp lại vừa tế nhị, đòi hỏi phải có tính khoa
học, lại vừa mang tính nghệ thuật. Việc hiểu biết những kiến thức và quy định về lễ tân là cần
thiết, không chỉ với những người làm công tác lễ tân mà còn đối với tất cả những ai tham gia vào
hoạt động đối ngoại nói chung và hoạt động ngoại giao nói riêng.

Tuy nhiên, chuẩn mực do các cơ quan lễ tân chính thức áp dụng không thể đáp ứng hết
mọi tình huống có thể xảy ra của hoạt động nhà nước. Đó là những khung quy chiếu mà ta nên
chủ động thay đổi cho phù hợp với những tình huống cụ thể. Có biết bao yếu tố phải tính đến khi
lập kế hoạch tổ chức một hoạt động cụ thể: tính chất của hoạt động, lý do, các tiền lệ, cách thức
tổ chức đặc thù đối với một cộng đồng.

2. LỄ TÂN TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngoại giao

2.1.1. Ngoại giao quốc tế

2.1.1.1. Thời kỳ trước thế kỷ XV

Ngay từ buổi bình minh của xã hội loài người, từ thời Thượng cổ, đã xuất hiện những
hình thức phôi thai của quan hệ ngoại giao, đó là những hình thức giao tiếp đơn giản, thô sơ giữa
các cộng đồng, bộ lạc, thị tộc... Theo các nhà nghiên cứu lịch sử ngoại giao, như Nicolson,
Marterns (Anh), Jean-Baptiste Durosell, Jean Serres (Pháp), Dôrin (Liên Xô cũ)... thì những hình
thức thô sơ ấy của quan hệ đối ngoại dứoi chế độ thị tộc , trứoc khi xã hội phân chia thành giai
cấp và trước khi nhà nước xuất hiện, chỉ có thể được coi là tiền thân của ngoại giao chứ chưa
phải là chính thức ngoại giao. Việc xuất hiện của ngoại giao gắn liền với việc xuất hiện Nhà
nước. Ngoại giao, cũng như Nhà nước, đều là con đẻ của xã hội có giai cấp.

Khi lịch sử thế giới chuyển sang thời cổ đại, cùng với sự tan rã của chế độ công xã
nguyên thuỷ và xuất hiện Nhà nước, ngoại giao tuy đã chiếm một vị trí quan trọng trong các mối
quan hệ giữa các nhà nước và quốc gia, nhưng nó không phải là phương pháp hàng đầu trong
việc thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước. Thời kỳ này, phương pháp hàng đầu trong
việc thực hiện chính sách đối ngoại là bạo lực, là những cuộc chiến tranh. Dẫu vậy, ngoại giao đã
hình thành, phát triển và là phương pháp không thể thiếu để chuẩn bị hoặc chấm dứt chiến tranh.
Đồng thời, đó cũng là phương tiện để phát triển các mối quan hệ bang giao giữa các nước với
nhau.

7
Thời kỳ cổ đại, trong bộ máy Nhà nước chưa có cơ quan chuyên trách làm công tác ngoại
giao, chưa có viên chức ngoại giao và cơ quan đại diện thường trú của nước này đóng ở nước
kia, chưa có các quy định về đặc quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao. Khi cần thương thuyết về
một vấn đề nào đó, hoặc yết kiến, triều cống, các quốc gia thường cử các phái bộ (sứ bộ) do các
sứ thần dẫn đầu sang với nhau, chứ không có quan hệ thường xuyên hoặc cử người đại diện
thường trực ở nước đó. Công tác ngoại giao thời đó thường tập trung vào một số vấn đề: phục vụ
các nhiệm vụ tác chiến; cầu phong, cống sính, hiếu hỉ; đi sứ, tiếp sứ; trao đổi điệp văn... Nhìn
chung, quan hệ ngoại giao thời kỳ này thường thể hiện chủ yếu về mặt chính trị: đó là việc thể
hiện sự "thần phục" của nước nhỏ đối với nước lớn, của nước yếu đối với nước mạnh, và quan hệ
của bá chủ đối với chư hầu.

- Chế độ phong kiến


Bước sang thời kỳ Trung cổ, hệ thống kinh tế tự nhiên cùng với kỹ thuật sản xuất thấp
kém đã cản trở hình thành mối quan hệ kinh tế bền vững và thúc đẩy quá trình chia rẽ chính trị
giữa các quốc gia. Những thực thể quốc gia hình thành trên cơ sở xâm lấn không bền vững và rất
dễ tan rã. Ngoại giao thời kỳ phong kiến phân quyền thời Trung cổ mang nặng dấu ấn của chế độ
phong kiến - nông nô. Châu Âu bị chia sẻ thành vô số mảnh đất nhỏ xíu độc lập. Giới lãnh chúa
được đồng nhất với quốc gia. Những chúa đất lớn là những đế vương, còn quốc gia là tài sản
thừa kế của họ. Ranh giới giữa quốc gia với quyền chiếm hữu tư nhân bị xoa nhoà; sự khác biệt
giữa công pháp với tư pháp, quan hệ riêng tư với quan hệ quốc tế biến mất. Tuy có tồn tại một hệ
thống thần phục lạ đời xác định mối quan hệ giữa bá chủ với các chư hầu, nhưng mỗi một lãnh
chúa vẫn thực hiện một chính sách đối ngoại ít nhiều có tính độc lập.

Hàng năm, triều đình thường cử các sứ thần đến các quốc gia lân cận để giao hảo nhằm
giữ gìn mối quan hệ thân thiện với nhau. Có khi, các sứ thần còn đựoc giao phó trọng trách đi
thuyết phục nước khác liên kết với mình để chinh phục hoặc chống lại mối đe doạ xâm lược của
một nước nào đó.

Một nhân tố nữa ảnh hưởng mạnh đến nền ngoại giao thời kỳ này, đó là Nhà thờ mà đại
diện là Giáo hội với toàn bộ mối quan hệ quốc tế phức tạp của nó. Giáo hội không chỉ là một lực
lượng tôn giáo, mà còn là lực lượng nhà nước. Giáo hội đã chiếm hữu những cơ sở vật chất đồ
sộ, rộng khắp. Sự thống nhất và uy tín quốc tế của Giáo hội đối lập với tình trạng chia rẽ và tranh
giành giữa các quốc gia phong kiến. Giáo hội đã triển khai hoạt động ngoại giao rất tích cực, vận
dụng tất cả mọi phương tiện mà Giáo hội có thể có được, từ những phương pháp chính trị cho
đến việc rút phép thông công, cấm hành lễ, mua chuộc, do thám và ám sát. Giáo hoàng La Mã đã
phái các đại diện của mình sang nước khác đảm trách công tác ngoại giao với tư cách là người
đứng đàu đoàn ngoại giao. Tuy nhiên, thời đó các "thánh sứ" của Giáo hoàng chỉ là những đại
diện lâm thời (nghĩa là những người được cử đi một thời gian với một sư mệnh nhất định nào
đó). Nền ngoại giao của Giáo hội đã thành công trong việc tham gia tổ chức thực hiện một số
trào lưu lớn của thời đại như những cuộc Thập tự chinh. Tuy nhiên, xu thế ly tâm đã xói mòn gốc
rễ của cả nhà nước Giáo hội lẫn quyền lực của các hoàng đế.

8
2.1.1.2. Từ thế kỷ XV trở đi

- Ngoại giao châu Âu từ thế kỷ XV - XVII

Thế kỷ XV, cùng với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản, việc trao đổi, giao
lưu hàng hoá, và buôn bán, trao đổi, tiêu thụ hàng hoá trở thành nhu cầu ngày càng mở rộng, thì
quan hệ ngoại giao cũng ngày càng phát triển.

Thế kỷ XVI, một số quốc gia trên bán đảo Italia (điển hình là thành phố Vơnidơ) đã tìm
ra một hình thức giao dịch mới, đó là đặt các phái đoàn thường trực ở nhiều nước trong khu vực
Địa Trung Hải để quan sát tại chỗ tình hình, nhằm hoạch định những chính sách ngoại giao thích
hợp cho việc phát triển thương mại. Việc làm này mang lại lợi ích to lớn cho nhiều nước châu
Âu thời đó, nên được các quốc gia này hưởng ứng. Quy chế cơ quan đại diện ngoại giao thường
trực hình thành một cách ổn định, và có quy định thêm ngôi thứ ngoại giao hoàn chỉnh, những
hình thức thư tín ngoại giao ra đời và được mọi người chấp nhận. Nghi thức lễ tân ngoại giao với
nước ngoài cũng được điều chỉnh chính xác hơn.

- Ngoại giao thế giới từ thế kỷ XVIII - 1945

Việc cử các phái đoàn ngoại giao có tính cách thường trực ở một nước khác trở thành phổ
biến toàn châu Âu vào thế kỷ XVII, và nó được chính thức hoá bằng Hiệp ước Wesphalic
(1648). Từ đó, các nước đều có các cơ quan phụ trách vấn đề đối ngoại. Hồng y giáo chủ
Richelieu dưới triều vua Louis 13 của Pháp được giao trách nhiệm lập ra một Bộ phụ trách công
tác đối ngoại. Đó là Bộ ngoại giao đầu tiên trong lịch sử. Còn cơ quan đại diện thường trú đầu
tiên lại là của Quận công Milan đặt tại Cộng hoà Genes (thuộc bán đảo Italia).

Từ đầu thế kỷ XVIII, ngoài châu Âu ra, hình thức quan hệ ngoại giao trên đã mở rộng
sang nhiều nước châu Á, châu Mỹ và dần dần trở thành phổ biến trên thế giới.

- Ngoại giao thế giới sau Chiến tranh thế giới II đến nay

Chiến tranh thế giới II kết thúc, sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa đã hỗ trợ, thúc
đẩy phong trào độc lập dân tộc phát triển, hàng trăm quốc gia ở châu Á, châu Phi và Mỹ latinh
giành được độc lập. Quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền không ngừng
đựoc mở rộng trên khắp thế giới. Để hỗ trợ cho quan hệ ngoại giao giữa các nước được bình
đẳng và thuận lợi, các nước và cÁc tổ chức quốc tế, đặc biệt là LHQ đã cho ra đời hàng loạt
công ước về lễ tân ngoại giao mang tính phÁp lý, được hầu hết các nước thành viên LHQ công
nhận và thực hiện. Các công ước này liên tục đựoc bổ sung, cụ thể hoá cho phù hợp với đời sống
quốc tế hiện đại. Mục đích của các công ước là nhằm bảo vệ quyền lợi và an toàn cho các phái
đoàn ngoại giao và các tổ chức quốc tế đang làm việc ở nước sở tại. Trên cơ sở đó, quan hệ
ngoại giao giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế ngày càng được hoàn chỉnh, hệ thống hoá và
phát triển.

- Về các cơ quan đại diện ngoại giao thường trú ở nước ngoài

Vào thế kỷ XV, đô thị Firenze đã phái một sứ giả thường trú tại Milan (Italia) với chức
danh "diễn thuyết gia thường trú" có nhiệm vụ tương tự như nhiệm vụ của đại sứ ngày nay. Theo
9
V.A.Dôrin, mặc dù các đại diện ngoại giao thường trú của nước ngoài bắt đầu có từ thế kỷ XVI
(không phải thế kỷ XV) nhưng đó thường mới chỉ là các "quốc vụ khanh", "ngoại vụ" bên cạnh
nguyên thủ quốc gia đẻ phụ trách các công việc đối ngoại, chứ chưa có cơ quan đại diện ngoại
giao thường trực. Chỉ tới thế kỷ XVIII thì cơ quan đại diện thường trực mới bắt đầu hình thành.
Đến thế kỷ XIX, những cơ quan thường trực như vậy đã được thành lập ở nhiều quốc gia có
quan hệ với nhau và tới thế kỷ XX thì các cơ quan này đã trở nên khá mạnh, mang tính chuyên
nghiệp và là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống lãnh đạo của Nhà nước.

2.1.1.3. Sự ra đời của điều ước quốc tế về quan hệ ngoại giao

Do quan hệ bang giao ngày càng mở rộng, các mối quan hệ giữa các quốc gia ngày càng
đa dạng, phức tạp và xuất hiện nhiều vấn đề mới. Do đó, các nước phải cùng nhau giải quyết các
vấn đề chung trong quan hệ quốc tế, bởi vì các tập quán quốc tế và các tập quán quốc gia không
còn đủ "sức" để điều hành các mối quan hệ này. Yêu cầu đó dẫn tới việc các hiệp định, hiệp ước
quốc tế về quan hệ ngoại giao lần lượt ra đời, lúc đầu còn sơ sài, càng về sau, các hiệp ước, hiệp
định này càng được chi tiết hoá và hệ thống hoá.

 Hiệp ước 1250 giữa Anh và Đế quốc La Mã thần thánh đã có ý nghĩa nhất định: đây là lần
đầu tiên các quốc gia cam kết lập các đại sứ quán thường trú.

 Hiệp ước Westphalie (1648) đã xác định hình thức các đại sứ quán và qui định những nguyên
tắc về mối quan hệ thường xuyên giữa các quốc gia.

 Hiệp ước Tilzitt (1807) giữa Pháp và Nga hoàng về vấn đề đại sứ, công sứ và các phái viên
của chính phủ được xây dựng trên nguyên tắc hỗ tương, bình đẳng.

 Hiệp ước Viên (1815) quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các đại diện ngoại giao. Đây là
quy tắc công pháp quốc tế và thực tiễn ngoại giao được các nước chấp nhận, là quy tắc đầu
tiên quy định rõ ràng vị trí đứng đầu đoàn ngoại giao và chế độ công tác của các đại diện
ngoại giao. Hiêp ước quy định ngôi thứ ngoại giao gồm ba cấp: đại sứ, đại sứ toà thánh được
bổ nhiệm bên cạnh nguyên thủ quốc gia; phái viên đặc biệt, công sứ toàn quyền được bổ
nhiệm bên cạnh nguyên thủ quốc gia; đại biện được bổ nhiệm bên cạnh bộ trưởng ngoại giao.

 Nghị định thư Aix - La Chapelle (1818) chi tiết hoá quyền hạn và chức năng của các đại
diện ngoại giao.

 Công ước Viên (1961) về quan hệ ngoại giao là công ước tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh
nhất. Đến năm 1988, đã có trên 150 nước công nhận tham gia Công ước. Năm 1980, Việt
Nam tuyên bố tham gia Công ước với hai điều bảo lưu về nọi dung.

2.1.2. Ngoại giao Việt Nam


Dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, luôn luôn mong muốn
bang giao hữu nghị với các nước láng giềng. Từ thời dựng nước đến nay, nền ngoại giao Việt
Nam luôn luôn thể hiện truyền thóng tốt đẹp đó. Sử sách Việt Nam đã ghi lại công lao của dân
tộc và các anh hùng dân tộc, trong đó, rất nhiều người vừa giỏi đánh giặc, vừa giỏi ngoại giao.

10
Trên lĩnh vực ngoại giao, họ tỏ rõ là những người kiệt xuất, thông minh, tài trí, mưu lược song
toàn, đã bảo vệ nền độc lập và vẹn toàn lãnh thổ của đất nước.

- Thời tiền Lê (980 - 1009)

Tháng 7/980, nhà Tống đem quân xâm lược Đại Việt. Sau khi lên ngôi, Lê hoàn, một
mặt, tích cực chuẩn bị lực lượng để đánh đuổi ngoại xâm, nhưng mặt khác, vẫn sai sứ đưa thư
cầu hoà. Vua Tống đòi Dương Vân Nga và con là Đinh toàn sang chầu thiên triều. Không thể
chấp nhận điều kiện đó, Lê Hoàn buộc phải đánh trả để bảo vệ đất nước. "Ông đã tái tạo một
Bạch Đằng, sáng tạo một Chi Lăng, thăng lợi cả hai mặt trận thuỷ, bộ, giết tướng giặc Hầu Nhân
Bảo, diệt quá nửa quân Tống, buộc vua Tống phải xuống chiếu lui quân"2.

Đại thắng chống quân xâm lược nhà Tống năm 981 mở đầu một kỷ nguyên Đại Việt độc
lập thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Sau đó, Đại Việt ra sức xây dựng đất nước,
chuẩn bị chống trả quân xâm lược. Về đối nội, xây dựng kinh tế, củng cố đát nước; về đối ngoại,
thi hành chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo, nhưng kiên quyết bảo vệ nền độc lập của
nước nhà.

- Thời Trần (1225 - 1400)

Các vua Trần, từ Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông đến Hưng Đạo Vương Trần Quốc
Tuấn... nhìn chung đèu thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng rất kiên quyết, bảo vệ
danh dự của Tổ quốc, ngăn chặn từ xa âm mưu xâm lược của nhà Nguyên.

Trần Nhật Duật (1253 - 1330) nổi lên như một ngôi sao trên bầu trời ngoại giao Việt
Nam thời phong kiến. Ông học cao, biết rộng, giỏi nhiều thứ tiếng; ông không chỉ nói được
thông thạo tiếng Tống, tiếng Chiêm Thành, tiếng các dân tộc trong nước mà còn am hiểu cả
phong tục, tập quán, nghi lễ của từng dân tộc . Nhờ giỏi tiếng Tống, khi tiếp xúc với sư thần triều
Nguyên, ông đã vui vẻ tiếp chuyện cả ngày, khiến sư thần Nguyên tưởng ông là người Hán sang
làm quan đất Việt. Nhờ vậy, Trần Nhật Duật đã thuyết phục quân nhà Nguyên tạm hoãn binh
chưa đánh Đại Việt, nhờ đó mà nhà Trần có thời gian củng cố lực lượng, đoàn kết các dân tộc
trong nước, thu phục lực lượng chống đối của các chúa Đạo Đà Giang vùng Tây Bắc quy thuận
triều đình.

Để tăng thêm mối quan hệ hoà hiếu với các quốc gia phía Nam, năm 1301, Trần Nhân
Tông đã viễn dư sang kinh đô Chiêm Thành. Vua Trần Nhân Tông hứa gả công chúa Huyền
Trân cho vua Chiêm Thành là Chế Mân; nhờ đó đa xây dựng được nhịp cầu giao hảo, xoá bỏ
hiềm khích, hận thù để hai dân tộc dược sống trong yên bình.

- Thời Lê (1428 - 1527)


Đây là thời kỳ có bước phát triển rực rỡ của quốc gia Đại Việt trên nhiều lĩnh vực, trong
đó có ngoại giao. Lê Thánh Tông (1460 - 1497) là người tha thiết với chủ quyền quốc gia, có câu
nói nổi tiếng: "Một thước núi, một tấc sông của ta có lẽ nào tự tiện vứt bỏ đi được... Nếu kẻ nào
dám đem một thước, một tấc của vua Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc thì người đó sẽ bị trừng trị
2
Các triều đại Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1993, tr.64
11
nặng"3. Chính ở thời ông, bản đồ đầu tiên của quốc gia Đại Việt được hoàn thành. Những hành
động xâm phạm biên giới dưới mọi hình thức của nhà Minh cũng như của các tập đoàn thống trị
Chiêm Thành, Bồ Man, Lão Qua đều được tích cực giải quyết hoặc giáng trả kịp thời, không để
một tấc đất của Tổ quốc lọt vào tay kẻ khác, giữ vững chủ quyền quốc gia.

- Thời hậu Lê (1533 - 1789)


Đây là thời kỳ nội bộ trong nước có nhiều biến động và mất ổn định, song quan hệ với
các nước láng giềng đã không để nổ ra chiến tranh. Mối quan hệ với phương Bắc được chú trọng
nặng về lễ nghĩa để cầu hoà, giao hảo. Có thể nói, chuyến đi sứ của Lê Quý Đôn vào năm 1760 -
1761 là đỉnh cao của nghi lễ ngoại giao thời phong kiến. Sứ đoàn được chuẩn bị danh sách hàng
năm trời, Lê Quý Đôn được chỉ định làm phó sứ. Toàn bộ sứ đoàn đông đến 910 người, đi về
mất đúng 1 năm. Nhà vua đã quy định chặt chẽ giờ yết kiến của cả sứ bộ, giờ các quan hộ sư lên
đường; giờ các chánh, phó sứ xuất phát; quy định trách nhiệm và bổng lộc được hưởng cho từng
thành viên sứ bộ...

- Thời Tây Sơn (1778 - 1802)


Đây là thời kỳ Tây Sơn phải đương đầu với quân xâm lược nhà Thanh. Chiến công đại
phá quân Thanh gắn liền với người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ (1752 - 1792). Ông không chỉ
là một danh tướng tài ba trong đánh giặc, mà còn là nhà ngoại giao đầy mưu lược, với tư tưởng
chủ yếu là giao hảo, hoà hiếu để dân hai nước được sống thanh bình. Dưới thời trị vì ngắn ngủi
của Quang Trung, nhiều chính sách xã hội, chính trị và kinh tế độc đáo được ban hành, mở
đường cho một xã hội phát triển năng động. Trước khi đánh quân Thanh, Quang Trung đã dự
tính trước mọi khả năng tiếp theo của thời cuộc, ông nói với quan quân trước khi bước vào chiến
dịch: "Nay ta tới đây, thân đốc việc binh, chiến thư ra sao đã có phương lược sẵn. Chỉ nội mười
ngày nữa, thế nào ta cũng sẽ quét sạch giặc Thanh. Song, ta nghĩ: nước Thanh lớn hơn nước ta
gấp mười lần, Thanh bị thua, tất lấy làm thẹn, chắc phải tìm cách rửa hờn. Nếu cứ binh lửa kéo
dài mãi, thật không phải là phúc cho trăm họ, lòng ta không nỡ! Nên chi, sau khi thắng, ta nên
khéo đường từ lệnh thì mới dập tắt được ngọn lửa binh tranh, việc từ lệnh đó sẽ giao cho Ngô
Thì Nhậm"4.

Sau khi thắng trận, Quang Trung đã chọn Lê Công Trị, trá hình làm Quốc Vương, cùng
Ngô Văn Sở, Phan Huy Ích sang yết kiến vua Càn Long nhà Thanh, được Càn Long hết lòng ca
ngợi. Để giữ quan hệ với nhà Thanh lâu bền hơn nữa, Quang trung đã chuẩn bị cho việc bang
giao bằng quan hệ hôn nhân, hứa lấy công chúa nhà Thanh. Vua Thanh và công chúa rất vui
mừng, nhưng Quang Trung đột tử, mọi việc đều dở dang.

- Thời Nguyễn độc lập (1802 - 1883)


Quan hệ với các nước láng giềng rất được chú trọng. đối với phương Bắc, và cả với các
nước phía Nam, vua tôi nhà Nguyễn chú ý thực hiện chính sách giao hảo, cầu hoà để được yên
ổn. Cụ thể là vào thời Minh Mệnh (1820 - 1840): biết dân nước Chân Lạp bị đói kém, vua đã

3
Các triều đại Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1993, tr.162 - 163
4
Các triều đại Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1993, tr..213
12
xuống chỉ dụ cho Trương Minh Giảng, Tổng đốc thành Gia Định rằng: "Trước đây, ta đã đánh
quân Xiêm để bảo vệ Cao Miên, nay vì đói kém khổ cực, vậy, chuẩn chi cho hai tỉnh Vĩnh Long,
Định Tường chuyên chở một vạn vuông gạo đến phát chẩn, để dân ấy khỏi bị xiêu tán". đó là
hành động giao hảo thân thiện đối với nước láng giềng lúc gặp khó khăn. Đến đời Minh Mệnh
năm thứ 17, triều Nguyễn còn bang giao cả với các quốc gia phương Tây như Pháp, Tây Ban
Nha, Anh,... cho họ sang buôn bán, truyền đạo,... đồng thời đã đặt lại các chức quan quan trọng
trong triều. Trong sáu chức vụ quan trọng, thì chức Thượng Nghi - trông coi quy tắc nghi lễ - là
chức vụ quan trọng số một. Thời kỳ này, nghi lễ ngoại giao được quy định cụ thể, tỉ mỉ cho từng
loại khách.

Suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam dưới các triều đại phong kiến, việc bang giao với
các nước láng giềng đã nổi bật truyền thống ngoại giao là giao hảo, thân thiện, tôn trọng chủ
quyền của các nước láng giềng, bằng nhiều biện pháp khác nhau nhằm thực hiện mục tiêu là
giữ vững độc lập, chủ quyền, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Tôn trọng, cầu hoà
đối với nước lớn, nhưng không bao giờ chịu đầu hàng, không chịu mất nước dù phải chiến đấu
hy sinh; giúp đỡ khi gặp khó khăn hoạn nạn đối với nước nhỏ.

- Thời kỳ 1945 - 1975

Sau CMT8 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, một nhà nước kiểu mới
lần đầu tiên xuất hiện ở Đông Nam Á. Chính quyền mới đã phải đương đầu với vô vàn khó khăn
thử thách: thù trong, giặc ngoài. Trong nước nạn đói hoành hành, nền tài chính trống rỗng; bên
ngoài thì Pháp, Nhật, Anh, Tưởng... câu kết với nhau nhằm bóp chết nền cộng hoà trẻ tuổi của
chúng ta. Nhưng Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trẻ tuổi đã đứng vững,bởi nhân dân cả
nước đã đoàn kết một lòng xung quanh Đảng và Bác Hồ, quyết tâm bảo vệ nền độc lập của nước
nhà. Chủ tịch Hồ Chí Minh - người lãnh đạo lỗi lạc của cách mạng Việt Nam, đồng thời là nhà
ngoại giao tài ba, đã sáng suốt chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua sóng to gió cả, phân hoá,
loại bỏ bớt kẻ thù để tiến hành cuộc kháng chirns trường kỳ chống thực dân Pháp và cuối cùng
đã giành thắng lợi. Cuộc kháng chiến chín năm kết thúc với việc ký kết Hiệp định Giơnevơ đã
tạo thêm điều kiệnt huận lợi để nước ta mở rộng quan hệ ngoại giao. Sau khi miền Bắc giải
phóng, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã được hàng chục nước trên thế giới cộng nhận và
thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ, tạo điều kiện nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc
tế.

Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ (5/8/1964), cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước. Với quyết tâm đoàn kết một lòng chống Mỹ, và có đường lối đối ngoại đúng đắn, sáng tạo,
cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta ngày càng được nhân dân các nước xã hội chủ
nghĩa, nhân dân yêu chuộng hoà bình và tiến bộ trên thế giớiđồng tình và ủng hộ, kể cả nhân dân
tiến bộ Mỹ. Nhân dân ta đã tranh thủ được sự viện trợ và ủng hộ của cả Liên Xô lẫn Trung Quốc,
tuy hai nước này đang có những mâu thuẫn, bất đồng nhưng vẫn ủng hộ Việt Nam chống Mỹ.
Vào đầu thập kỷ 70, cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở giai đoạn thuận lợil với chủ trương
"vừa đánh, vừa đàm", chúng ta đã buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán ở Pari để giải quyết vấn
đề kết thúc chiến tranh. Đầu năm 1973, Mỹ liên tục thất bại trên chiến trường, cục diện chiến
13
tranh ngày càng bất lợi đối với Mỹ; hơn nữa, sức ép phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam
ngày càng cao trên khắp thế giới, Mỹ buộc phải ký kết Hiệp định Pari về Việt Nam. Thắng lợi
ngoại giao quan trọng này càng tạo điều kiệnthuận lợi hơn cho cách mạng Việt Nam giành thắng
lợi hoàn toàn và thống nhất Tổ quốc vào năm 1975.

- Thời kỳ sau 1975


Sau nhiều thập kỷ chiến tranh liên miên, tuy đất nước thống nhất, song nền kinh tế vẫn
đứng trước những khó khăn, thử thách to lớn. Nguồn viện trợ kinh tế của các nước trên thế giới
đã chấm dứt. Chúng ta bắt đầu xây dựng đất nước thực sự trên đôi chân của mình, dựa vào sức
mình là chính vừa tìm hướng đi cho riêng nền kinh tế, do đó đôi lúc cũng vấp phải sự chưa phù
hợp, nếu không nói là sai lầm, phải trả giá lớn. Hơn nữa, chúng ta lại phải đương đầu với lệnh
cấm vận toàn diện, liên tục của Mỹ, sự chống phá của các thế lực phản động, thù địch. Do đó,
vào những năm cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80, đất nước ta rơi vào khủng hoảng, khó khăn
chồng chất.

Đứng trước tình hình đó, Đại hội Đảng VI đã đề ra đường lối đổi mới, mở rộng hoạt động
đối ngoại, đưa đất nước từng bước thoát khỏi khủng hoảng. Đến Đại hội Đảng VII, đường lôí
phát triển kinh tế đã được hoàn thiện và khẳng định: tiếp tục đổi mới kinh tế theo hướng kinh tế
thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa. Về đối ngoại, đường lối đó
được cụ thể hoá thêm bằng chủ trương: "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng
đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển". Đầu thập kỷ 90, đất nước có sự
chuyển biến mạnh mẽ về mọi mặt, nổi bật là những thành tựu về kinh tế, xã hội, trong đó có
phần đóng góp hết sức quan trọng của đường lối đối ngoại đúng đắn và hoạt động ngoại giao
nhạy bén, năng động. Đảng ta đã đưa đất nước đi đúng xu thế phát triển của thời đại: hoà bình,
ổn định, hợp tác và phát triển; đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ quốc tế; kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại để phát triển đất nước.

Hiện nay, chúng ta thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hoá, đa
dạng hoá; mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ
chức trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vện lãnh thổ của nhau, không can
thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, giải quyết cac vấn đề thông qua
thương lượng; tăng cường quan hệ hợp tác với các nước láng giềng, các tổ chức quốc tế, các lực
lượng cách mạng và tiến bộ, các đảng cầm quyền; phát triển quan hệ đối ngoại nhân dân, quan
hệ với các tổ chức phi chính phủ...

Lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh bảo vệ và xâu dựng Tổ quốc đã cho phép chúng ta rút
ra những bài học vô giá về ngoại giao, đó là:

Thứ nhất: kiên quyết giữ vững độc lập trong mọi tình huống, đặt lợi ích dân tộc lên trên
hết.

Thứ hai: giữ vững nguyên tắc nhưng có sách lược mềm dẻo đôi lúc phải biết nhân
nhượng những vấn đề không phải nguyên tắc. Đó là cách xử lý vấn đề lợi ích dân tộc bằng sách
lược thích hợp.
14
Thứ ba: trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, phải biết kết hợp mặt trận quân sự với mặt trận
ngoại giao, chiến đấu anh dũng và quyết chiến thắng trên chiến trường, song đồng thời phải tạo
ra thế vừa đánh vừa đàm, có lúc dùng ngoại giao phục vụ chiến trường, ngược lại có lúc phải
dùng lợi thế trên chiến trường để phục vụ mặt trận ngoại giao. Trên suốt chiều dài lịch sử của
dân tộc, ngoại giao Việt Nam đã góp phần làm nên những chiến công hiển hách trong đó vai trò
của ngoại giao ngaỳ càng được khẳng định và trở nên vô cùng quan trọng. Nước CHXHCN Việt
Nam đã kế thừa và phát triển một nền ngoại giao có bề dày truyền thống của dân tộc. Đó là hành
trang vô giá để nền ngoại giao hiện đại Việt Nam bước lên vũ đài quốc tế hôm nay và ngày mai.

2.2. Tổng quan về ngoại giao, hoạt động ngoại giao và nghiệp vụ ngoại giao
2.2.1. Ngoại giao

Bỏ qua các định nghãi cổ xưa, chúng ta thử tìm hiểu một số khái niệm, định nghĩa về
ngoại giao được nhiều người biết đến của các học giả, các nhà khoa học công pháp quốc tế, các
nhà nghiên cứu, hoạt động ngoại giao để có thể đưa ra một định nghĩa chung.

2.2.1.1. Định nghĩa A15-21, C1-2

- Định nghĩa của một số học giả, nhà ngoại giao Anh

- Một số định nghĩa khác

- Định nghĩa chung về ngoại giao

- Vài nét về đàm phán


2.2.1.2. Các hình thức ngoại giao A21-27, B26-28, C2

- Ngoại giao nhà nước

- Ngoại giao giữa các đảng phái chính trị


- Ngoại giao nhân dân

- Ngoại giao song phương/đa phương

- Ngoại giao ngăn chặn


- Ngoại giao kinh tế
2.2.2. Hoạt động ngoại giao và công tác nghiệp vụ ngoại giao

2.2.2.1. Khái niệmA27-28, B26

- Hoạt động ngoại giao


- Nghiệp vụ ngoại giao

Công tác nghiệp vụ ngoại giao là một chế độ công tác của cán bộ ngoại giao trong các cơ
quan trung ương và ở nước ngoài về việc thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao của Nhà nước.

2.2.2.2. Các nghiệp vụ cơ bản


- Công tác nghiên cứu
15
- Công tác tiếp xúc-đàm phán

- Công tác văn kiện

- Công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại


- Công tác hồ sơ tư liệu

- Công tác lãnh sự


- Công tác lễ tân

...

2.2.2.3. Cơ sở của hoạt động ngoại giao và công tác nghiệp vụ ngoại giao A28-30
- Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Nhà nước.
- Hiểu biết về quan hệ quốc tế, kinh tế quốc tế, luật pháp quốc tế, phong tục tập quán, quy
định về lễ tân quốc tế của nước mình.

- Nắm vững tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nước mình và các nước mình có quan
hệ.

2.2.3. Những khái niệm khác

2.2.3.1. Các khái niệm về văn bản, văn kiện ngoại giao B26-31
- Quốc thư

- Tối hậu thư

- Sách trắng

- Bị vong lục

- Giác thư
- Thư ngỏ

- Hiệp định
- Hiệp ước
- Công ước

- Tạm ước

- Nghị định thư


- Thị thực, Hộ chiếu ngoại giao
2.2.3.2. Các khái niệm chỉ các cơ quan ngoại giao B31-32, C4,8, A34-35, 48-49, 54-62,
F113-130, D26-31

- Đại sứ quán

- Tổng lãnh sự quán/Lãnh sự quán


16
- Văn phòng liên lạc

- Văn phòng đại diện quyền lợi

2.2.3.3. Các khái niệm chỉ các cá nhân, tập thể ngoại giao B32-34, C9-10
- Đại sứ

- Tham tán
- Bí thư

- Tuỳ viên

- Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao


- Thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao
- Viên chức ngoại giao

- Nhân viên hành chính, kỹ thuật của cơ quan đại diện ngoại giao

- Thành viên gia đình của viên chức ngoại giao và nhân viên hành chính, kỹ thuật

- Nhân viên phục vụ cơ quan đại diện ngoại giao

2.3. Lễ tân ngoại giao

2.3.1. Quá trình hình thành C12

Ứng xử như thế nào cho đúng trong giao tiếp với người nước ngoài là điều không đơn
giản vì nó liên quan đến phong tục tập quán, văn hoá của các dân tộc. Ứng xử cho đúng trong
quan hệ giữa các nhà nước và các nhân vật chính khách càng phức tạp và tế nhị hơn, vì nó còn
liên quan đến chủ quyền và lợi ích quốc gia, uy tín và thể diện dân tộc. Lễ tân ngoại giao (hiểu
theo nghĩa rộng là lễ tân đối ngoại) là công cụ có thể giúp chúng ta thực hiện được điều đó.

Lễ tân ngoại giao được hình thành từ thuở rất xa xưa. Sau khi các nhà nước xuất hiện, xã
hội loài người từng bước tích luỹ kinh nghiệm về những nghi thức, tập quán, luật lệ trong ứng xử
giữa các quốc gia, về sau được gọi là lễ tân ngoại giao. Các bộ lạc, các nhà nước cử đại diện (sứ
thần) đến gặp đại diện đối phương để đàm phán chấm dứt những cuộc chiến tranh xảy ra liên
miên. Để họ có thể hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện chiến tranh và thù địch, các đại diện đó
được hưởng một quy chế đặc biệt gọi là miễn trừ (immunité) tức là được bảo đảm an toàn tính
mạng. từ đó dần dần hình thành chế độ "ưu đãi miễn trừ ngoại giao".

Từ việc cử sứ thần đặc nhiệm trong thời chiến, các nước tiến tới thành lập những cơ quan
đại sứ thường trú do một "đại sứ đặc mệnh toàn quyền" đứng đầu, được bổ nhiệm bên cạnh
nguyên thủ quốc gia nước ngoài nhằm mục đích thay mặt nguyên thủ quốc gia nước mình bàn
bạc những vấn đề liên quan đến việc duy trì hoà bình, thiết lập và phát triển quan hệ hữu nghị và
hợp tác hai bên cùng có lợi. Từ đó chế độ "ưu đãi miễn trừ" được mở rộng đến toàn thể các viên
chức ngoại giao nhằm tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể hoàn thành sư mạng chính thức một
cách an toàn và trong danh dự.

17
Trước thế kỷ XIX, khi chưa có những quy định quốc tế về lễ tân ngoại giao mà các nước
đều bắt buộc phải tuân thủ, thường xảy ra những tình huống khó xử, tranh chấp, thậm chí xung
đột giữa các quốc gia phong kiến vì những sự việc có vẻ vụn vặt liên quan đến lễ tân ngoại giao.
Lịch sử ngoại giao còn lưu lại trường hợp điển hình về cuộc tranh chấp đãm máu ngày
30/10/1961 giữa hai đoàn tuỳ tùng của đại sứ Pháp và đại sứ Tây ban Nha về ngôi thứ chỗ đứng
trong đoàn ngoại giao tại Luân Đôn khi đón đại sứ Thuỵ Điển. Sau sự cố đó, theo đòi hỏi của
Vua Pháp là Lu I thứ 14, đại sứ Tây Ban Nha bị trừng trị và từ đó về sau các đại sứ của Tây Ban
Nha phải luôn luôn đứng sau và nhường bước các đại sứ Pháp, nếu không Vương quốc Pháp sẽ
cử quân sang đánh Vương quốc Tây Ban Nha5.

Nhằm tránh những sự cố ngoại giao và trnah chấp về lễ tân đáng tiếc như trên, tại Đại hội
Viên năm 1985, một số cường quốc chấu Âu đã thông qua một văn kiện mang tính pháp lý quốc
tế đầu tiên về lễ tân ngoại giao, trong đó quy định cụ thể về ngôi thứ giữa viên chức ngoại giao
các cấp. Quy định đó được tuyệt đa số các nước tuân thủ cho đến giữa thế kỷ XX.

Sau Chiến tranh thê giới thứ hai, số quốc gia độc lập và có chủ quyền trên thế giới tăng
nhiều do kết quả phong trào giải phóng cuả các dân tộc thuộc địa. Những quy định quốc tế đã có
về lễ tân ngoại giao cần được sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Ngờ cố gắng
chung của các nước, năm 1961 Công ước Viên về quan hệ ngoại giao được ký kết. Hai năm sau,
Công ước Viên về quan hệ lãnh sự cũng được ký kết (1963). Hai Công ước đó quy định cụ thể
những quyền ưu đãi miễn trừ mà các cơ quan và viên chức ngoại giao và lãnh sự nước ngoài
được hưởng, nó được tất cả các nước trong cộng đồng thế giới tuân thủ cho đến ngày nay. Có
nước coi hai Công ước đó là một bộ phận cấu thành của luật quốc gia nước mình. Có nước căn
cứ vào đó để soạn thảo luật quốc gia của nước mìnhvề vấn đề này như trường hợp Việt Nam.
Nước ta có Pháp lệnh ngày 23/8/1993 về "quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho Cơ quan đại diện
ngoại giao, Cơ quan lãnh sự và Cơ quan đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam".

Bên cạnh những quy định của hai Công ước Viên năm 1961 và 1963 và những điều ước
quốc tế khác có liên quan, nội dung của lễ tân ngoại giao còn bao gồm những tập quán và nghi
lễ quốc tế, phép lịch sự quốc tế được các nước tự nguyện tuân thủ, và những truyền thống của
các dân tộc cần tôn trọng.

Như vậy, lễ tân ngoại giao có từ khi giữa các nhà nước có quan hệ với nhau. Nó không
ngừng phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người và của mối quan hệ giữa các quốc
gia. Không ai phát minh hoặc đặt ra các quy định đó mà đó chính là sự tổng kết nhưng thói quen,
tập quán tiếp xúc trong nhiều thế kỷ giữa các quốc gia nhằm phù hợp với những yêu cầu bang
giao quốc tế.

2.3.1.1. Lễ tân ngoại giao là một phạm trù mang tính lịch sử B19-21

2.3.1.2. Lễ tân ngoại giao là một phạm trù quốc tế B 21-22


2.3.2. Định nghĩa

5
Theo Lễ tân ngoại giao Liên Xô (Mát cơ va), 1985, tr. 37
18
Có nhiều định nghĩa khác nhau về lễ tân ngoại giao, tuy nhiên cốt lõi của nó là những quy
định thành văn hoặc không thành văn về cách ứng xử trong quan hệ chính thức giữa các nhà
nước và đại diện của họ với nhau.

Từ điển Ngoại giao Liên Xô xuất bản năm 1986 nêu: Lễ tân ngoại giao là tổng thể những
nguyên tắc, truyền thống, tập quán được thừa nhận rộng rãi mà các Chính phủ, các Bộ ngoại
giao, các cơ quan đại diện ngoại giao và các nhân vật chính thức bắt buộc phải tuân thủ trong
giao tiếp quốc tế6.

Ngày nay, lễ tân ngoại giao là những vấn đề nghiệp vụ cụ thể mang ý nghĩa chính trị, bao
gồm cả thói quen (tập quán) và cả thủ tục, quy định; vừa thể hiện luật pháp quốc gia, vừa bảo
đảm tuân thủ pháp lý quốc tếcó liên quan đến mỗi nước. Như vậy, Lễ tân ngoại giao là sự vận
dụng tổng hợp các nghi thức, phong tục, tập quán, các luật lệ quốc gia và quốc tế trong hoạt
động đối ngoại, nhằm phục vụ đường lối, chính sách đối ngoại của một nhà nước nhất định7.

2.3.3. Lễ tân ngoại giao và lễ tân đối ngoại


Từ giữa thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và xu thế toàn cầu hoá
nền kinh tế thế giới, quan hệ giữa các quốc gia dân tộc phát triển vượt bậc, không chỉ về mặt nhà
nước giữa các chính phủ mà còn về mặt đảng và nhân dân giữa các đảng chính trị và đảng cầm
quyền, giữa các hội đoàn, các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội, nhân đạo, thể thao, du lịch... với
việc thiết lập đủ loại cơ quan đại diện. Tuy đó không phải là những cơ quan ngoại giao nhà nước,
nhưng là cơ quan đại diện của các đối tác nước ngoài, do đó không thể đối xử với họ như những
tổ chức và cơ quan trong nước, mà phải vận dụng một cách thích hợp những nội dung của lễ tân
ngoại giao. Như vậy khái niệm lễ tân ngoại giao được mở rộng thành lễ tân đối ngoại.

Nhiều lúc khó có thể phân biệt rạch ròi ranh giới giữa lễ tân ngoại giao và lễ tân đối
ngoại vì ngày nay các cơ quan đại diện ngoại giao, ít nhiều đều có hoạt động kinh tế - xã hội. Về
điểm này, tổng thống Pháp từng nhận xét rằng, nếu như trước kia các nhà ngoại giao Pháp đã tập
trung vào quan hệ nhà nước, chính phủ, nghĩa là quan hệ chính thức là chính, thì nay họ phải tập
trung cả vào ngưòi dân và các tổ chức khác bởi vì đang có chiều hướng quan hẹe giữa các dân
tộc vượt qua cả quan hệ giữa các nhà nước8.

Lễ tân ngoại giao và lễ tân đối ngoại cơ bản giống nhau về tính chất, vai trò, vị trí và
nguyên tắc ứng xử với các loại đối tượng nước ngoài, chỉ khác nhau trong cách vận dụng như
thế nào cho thích hợp, thật chặt chẽ hay linh động.

2.3.4. Vị trí, vai trò C12-13

2.3.4.1. Vị trí
Lễ tân ngoại giao là một bộ phận của Lễ tân Nhà nước, là một lĩnh vực công tác quan
trọng trong hoạt động giao tiếp, đối nội và đối ngoại của Chính phủ và nhân dân ta, là lĩnh vực

6
Võ Anh Tuấn, Lễ tân ngoại giao thực hành, NXB CTQG, Hà Nội, 2000, tr. 12
7
Nguyễn Xuân Sơn (chủ biên), Một số vấn đề cơ bản về ngoại giao và lễ tân ngoại giao, NXB CTQG, Hà Nội, 1996, tr. 28
8
Theo Tuần báo quốc tế, số 9, ngày 14/9/1998.
19
được đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo ngay từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công năm
1945 cho đến nay.

Lễ tân ngoại giao (hoặc lễ tân đối ngoại nếu hiểu theo nghĩa rộng) là một bộ môn thuộc
nghiệp vụ đối ngoại, có tầm quan trọng đặc biệt đối với mọi hoạt động có nhân tố nước ngoài.
Có thể khẳng định rằng hễ có hoạt động ngoại giao, hoạt động đối ngoại là có lễ tân ngoại giao,
lễ tân đối ngoại.

2.3.4.2. Vai trò

Trong quan hệ quốc tế, đường lối chính sách đối ngoại là nhân tố quyết định. Lễ tân là
một công cụ rất quan trọng, không thể thiếu nhằm thể hiện và phục vụ đường lối chính sách đối
ngoại. Trong mọi hoạt động đối ngoại đều cần có lễ tân. Lễ tân ngoại giao có nhiệm vụ vận dụng
một cách nhuần nhuyễn những nội dung kể trên vào từng trường hợp hoạt động đối ngoại cụ thể
bằng những biện pháp lễ tân thích hợp với từng đối tượng.

Lễ tân ngoại giao là một bộ phận cấu thành của hoạt động ngoại giao nhằm thực hiện
chính sách đối ngoại của một nhà nước, đồng thời góp phần thúc đẩy hợp tác và hữu nghị giữa
các nước. Bất cứ nước nào, hoạt động ngoại giao cũng xuất phát từ đường lối đối ngoại, thể hiện
và phục vụ cho chính sách đối ngoại đó. Mọi cuộc đón tiếp từ hình thức, nghi thức đón tiếp, số
lượng và mức độ các nhân vật chính thức tham dự, quy mô các cuộc chiêu đãi... đều phản ánh
mức độ quan hệ giữa hai hay nhiều quốc gia.

Lễ tân là công cụ chính trị nhằm phục vụ cho hoạt động ngoại giao của một nước. Một
mặt nó có nhiệm vụ cụ thể hoá các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế để áp dụng vào nước
mình. Thí dụ, nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia được thể hiện trong việc sắp xếp ngôi thứ
các trưởng đoàn trong các hội nghị quốc tế. Mặt khác, nó còn bảo đảm nguyên tắc tôn trọng chủ
quyền của mỗi quốc gia, được cụ thể hoá vào các quy định trong lễ đón tiếp các vị đứng đầu nhà
nước, chính phủ cũng như các đặc quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho các đại diện của các nước;
ngoài ra, nó còn giữ vai trò tạo khung cảnh và bầu không khí thuận lợi trong quan hệ giữa các
quốc gia; đề ra nguyên tắc cho các cuộc giao tiếp quốc tế, vận dụng các hình thức thích hợp
trong các cuộc đàm phán, ký kết. Trong lễ tân ngoại giao, phải áp dụng nhiều biện pháp và hình
thức để bảo đảm quyền bình đẳng trong quan hệ giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền, tạo
điều kiện cho mỗi quốc gia được nói lên tiếng nói của chính mình. Bảo đảm các đặc quyền giành
cho các nhà ngoại giao được hưởng như nhau, không phân biệt đó là người đại diện của nước lớn
hay nước nhỏ; nước giàu, nước nghèo; đại diện của nước thắng trận hay người bại trận.

Lễ tân ngoại giao biểu hiện sự trọng thị, lịch sự, văn minh của một quốc gia, dân tộc này
đối với quốc gia, dân tộc khác. Nó yêu cầu tất cả các nước phải tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng
phẩm giá, nhân cách và quyền độc lập giữa các quốc gia, dân tộc (ngay cả trong trường hợp thù
địch với nhau). Các nhà ngoại giao đã thừa nhận rằng nghi thức lễ tân tưởng như những điều có
vẻ rườm rà, phiền phức nhưng nó lại vô cùng quan trọng, nhiều khi đưa lại kết quả thật bất ngờ.
Nếu coi thường hoặc sơ suất trong lễ tân dễ gây ra sự hiểu lầm thái độ của nước chủ nhà đối với
khách (hoặc ngược lại), hậu quả sẽ khó sửa và không thể lường trước. Thông qua những nghi
20
thức lễ tân đã được công nhận, người ta có thể tránh được những khó khăn tưởng chừng không
thể vượt qua, và tiến hành nó một cách thuận lợi.

Hoạt động đối ngoại khó có thể thực hiện thành công nếu thiếu sự đóng góp của lễ tân
ngoại giao. Bởi vì nó không chỉ đơn thuần là lễ tiết, nghi thức, mà còn là một nghệt huật - nghệ
thuật của sự lôi cuốn tình cảm của khách nước ngoài cho đất nước, cho dân tộc mình. Trong lĩnh
vực này, nghệ thuật của sự thông minh, khôn khéo, kiên nhẫn và lịch sự được phát huy đầy đủ
vai trò của nó. Vì vậy, cán bộ ngoại giao, cán bộ lễ tân phải được tuyển chọn, đào tạo một cách
cơ bản, đầy đủ và ít nhất cũng là những người có chút năng khiếu bẩm sinh.

2.3.5. Những nguyên tắc của lễ tân ngoại giao D15-18, C15-16
2.3.5.1. Bình đẳng và không phân biệt đối xử giữa các quốc gia có chủ quyền

2.3.5.2. Tôn trọng lẫn nhau và có đi có lại

2.3.5.3. Kết hợp tập quán và luật pháp quốc tế với quy định quốc gia và truyền thống
dân tộc

2.3.6. Tính chất, yêu cầu của công tác lễ tân ngoại giao C13-15

2.3.7. Nội dung của nghiệp vụ lễ tân ngoại giao C17

Công tác lễ tân phát triển theo hướng ngày càng đơn giản hoá, giảm bớt nghi thức rườm
rà, chú trọng nội dung thiết thực. Những nghi lễ phức tạp trong lễ trình quốc thư như đại sứ phải
mặc áo đuôi tôm. đi xe song mã, có đội kỵ sĩ vung gươm chào... chỉ còn thấy tại một số ít nước
theo chế độ quân chủ lập hiến. Ngày nay đại sứ không nhất thiết phải đi xe ô tô đít vuông
(familial) đủ loại màu, có cắm cờ để đi hoạt động chính thức. Nghi lễ bắn 21 phát súng đại bác
chào nguyen thủ quốc gia nước ngoài đến thăm chính thức cũng chỉ còn thấy tại một số ít nước.
Lễ tân ngoại giao là vấn đề có tính chất quốc tế, nhiều quy định được thừa nhận rộng rãi và đựoc
ghi ở các công ước quốc tế, nên không được phép đơn giản hoá các thủ tục và nghi thức lễ tân
khi chưa được thống nhất chung giữa các nước. Vì vậy, chỉ có thể đơn giản hoá một số thủ tục
trên cơ sở đã có sự nhất trí với các nước có liên quan, nếu chưa có sự thống nhất thì cần phải tôn
trọng nghi lễ hiện hành một cách nghiêm túc.

2.3.7.1. Đón tiếp một đoàn khách nước ngoài D36-43, E37-38
- Công tác chuẩn bị và những điểm cần chú ý chung

- Đón nguyên thủ quốc gia nước ngoài

- Đón khách tại sân bay địa phương


- Đón khách tại trụ sở cơ quan (UBND, Sở, Ban, Ngành...)

- Tiễn khách
2.3.7.2. Tổ chức các cuộc chiêu đãi ngoại giao D55-66, E49-61, F131-170, C 30-48,
B35-51

- Ý nghĩa
21
- Chuẩn bị chiêu đãi

- Các kiểu tiệc chiêu đãi

- Quy trình và cách thức tổ chức một tiệc chiêu đãi ngồi
2.3.7.3. Phép lịch sự xã giao quốc tế D67-77, E81-87, E77-79, C 49-57

- Trang phục trong giao tiếp F195-208, B51-54


- Bắt tay, ôm hôn hữu nghị

- Điều hành (MC) và phát biểu F171-194

- Phương thức tặng quà, đồ lưu niệm, ghi sổ vàng F237-248, B54-57
- Phiên dịchF255-266
- Đặc điểm dân tộc và tư thế cá nhân

- Những vấn đề kiêng kỵ chung

- Quốc kỳ, quốc thiều, quốc hiệu F217-236

2.3.7.4. Thủ tục thiết lập quan hệ ngoại giao D19-25

- Thiết lập, cắt đứt, tái thiết lập quan hệ ngoại giao

- Bổ nhiệm và triệu hồi Đại diện ngoại giao

- Nghi lễ trình quốc thư

2.3.7.5. Quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao D31-35, C19-26, A100-131, B58-66

- Quá trình hình thành, phát triển

- Khái niệm
- Các quyền cơ bản

2.3.7.6 Ngôi thứ ngoại giao F71-112


- Ngôi thứ C 26-27
- Xếp chỗ

+ Cách sắp xếp chỗ ngồi trên xe con C54, D90


+ Cách sắp xếp chỗ ngồi trong các buổi làm việc, hội họp

+ Cách sắp xếp chỗ ngồi trong các buổi tiệc, chiêu đãi D83-87

3. LỄ TÂN TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH


3.1. Tổng quan về nghiệp vụ du lịch

3.1.1. Khái niệm

22
3.1.2. Các nghiệp vụ cơ bản

3.1.2.1. Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch

3.1.2.2. Nghiệp vụ lữ hành


- Nghiệp vụ thiết kế tour

- Nghiệp vụ quảng bá sản phẩm


- Nghiệp vụ chào và bán sản phẩm

- Nghiệp vụ tổ chức tour

3.1.2.3. Nghiệp vụ khách sạn


- Nghiệp vụ lễ tân
- Nghiệp vụ phục vụ buồng

- Nghiệp vụ phục vụ ăn uống

+ Nghiệp vụ phục vụ bàn

+ Nghiệp vụ phục vụ bar

+ Nghiệp vụ bếp

- Nghiệp vụ phục vụ dịch vụ bổ sung

+ Dịch vụ thông tin, môi giới (bưu điện, gửi thư cho khách, lấy vé máy bay, tàu xe, đăng
ký mua tour...)

+ Dịch vụ sinh hoạt (giặt là, đổi tiền ngoại tệ, bán đồ tiêu dùng vặt, quần áo, mỹ phẩm, đồ
lưu niệm, nhận giữ tiền và đồ vật quý, đánh thức khách, chuyển hành lý,...)

+ Dịch vụ giao thông (sửa chữa, bảo dưỡng xe, bán xăng dầu...)
+ Dịch vụ giải trí, chăm sóc sức khoẻ (mỹ viện, cắt tóc, vũ trường, karaoke, massage,
xông hơi, y tế, cấp cứu...)

+ Dịch vụ cho thuê vật dụng (đầu video, catsette, xe đạp, xe máy...)
+ Dịch vụ trông giữ trẻ

+ Dịch vụ phục vụ phòng họp, bể bơi, sân tennis


...

3.2. Nghiệp vụ lễ tân du lịch


3.2.1. Đón tiếp một đoàn khách

3.3.1.1. Công tác chuẩn bị và những điểm cần chú ý chung


3.3.1.2. Đón khách tại sân bay địa phương

3.3.1.3. Đón khách tại trụ sở giao dịch


23
3.3.1.4. Tiễn khách

3.2.2. Nghiệp vụ lễ tân trong khách sạn

3.2.2.1. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận lễ tân khách sạn
- Vai trò

+ Là bộ mặt của khách sạn


+ Là người trực tiếp tiếp xúc với khách

- Chức năng

+ Tiếp thị và bán dịch vụ


+ Đầu mối phục vụ khách trong quá trình lưu trú tại khách sạn
+ Tham mưu trong việc đề ra các chiến lược kinh doanh

- Nhiệm vụ chủ yếu

+ Đón tiếp và tiễn khách

+ Thực hiện mọi thủ tục đăng ký đoàn khách với địa phương

+ Bố trí buồng ngủ cho khách

+ Bảo quản, giao nhận chìa khoá, thư từ, báo chí, điện tín, bưu phẩm, tiền bạc, đồ quý
của khách

+ Nắm vững lưu lượng khách đi và đến trong ngày để chuẩn bị tiếp đón và phục vụ khách

+ Tiếp nhận và thông báo kịp thời các thông tin cho các bộ phận có liên quan đáp ứng
yêu cầu của khách

+ Xử lý và giải quyết các yêu cầu của khách trong khả năng tối đa
+ Cung cấp và chỉ dẫn cho khách những thông tin tiện ích, thông tin nội quy.

+ Thường xuyên thăm hỏi và quan tâm chăm sóc khách


+ Giữ gìn an ninh trật tự tại cửa trước - nơi khách ra vào - và đảm bảo việc vận chuyển
hành lý cho khách

+ Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc


+ Tổng hợp và thanh toán đầy đủ, nhanh chóng, chính xác mọi chi phí, nợ nần của khách

+ Báo cáo lãnh đạo định kỳ hoặc bất thường về tình hình buống phòng và đón khách
3.2.2.2. Tổ chức lao động của bộ phận lễ tân

- Cơ cấu tổ chức và chức năng của từng tổ


+ Bộ phận đặt buồng

+ Bộ phận tiếp tân, làm thủ tục (Reception)


24
+ Bộ phận thu ngân

+ Bộ phận phục vụ đồng nhất

+ Bộ phận quan hệ với khách


+ Bộ phận tổng đài

+ Trung tâm dịch vụ


- Các vị trí nhân viên

+ Đón tiếp viên

+ Chỉ dẫn viên


+ Người gác cửa ra vào
+ Nhân viên hành lý

+ Nhân viên trực thang máy

+ Điện thoại viên

+ Nhân viên ghi hoá đơn

+ Thu ngân viên

+ Nhân viên vệ sinh

3.2.2.3. Nghiệp vụ lễ tân

- Quy trình phục vụ

+ Chuẩn bị

+ Đón khách và làm các thủ tục


+ Các mảng phục vụ khách

+ Thanh toán, tiễn khách


+ Tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị
- Các nghiệp vụ cụ thể

+ Nắm bắt, giải thích và chỉ dẫn cung cấp thông tin
+ Xác định phòng có thể bán

+ Kỹ năng thẩm định, bán phòng


+ Xác định hiệu quả kinh doanh và các hiệu quả khác

+ Nghiệp vụ sử dụng điện thoại


+ Nghệ thuật giao tiếp

+ Nghệ thuật phục trang

25
...

3.2.3. Nghệ thuật giao tiếp trong du lịch

3.2.3.1. Những nguyên tắc cơ bản


- Lựa chọn phong thái, cử chỉ

- Sử dụng ngôn ngữ


- Yêu cầu tôn trọng đối tác

- Tính quy phạm và linh hoạt trong giao tiếp

- Những vấn đề ưu tiên trong giao tiếp


...
3.2.3.2. Một số lễ nghi chủ yếu

- Tư thế và nụ cười

- Phục sức và trang điểm

- Xưng hô, giới thiệu

- Gặp gỡ, bắt tay, ôm hôn

- Điều hành (MC) và phát biểu

- Dạ hội và vũ hội

- Thăm viếng và đãi khách

- Chúc mừng sinh nhật, lễ tết

- Đi xe, cho tiền thưởng


- Hút thuốc và vệ sinh

- Thư từ, tặng quà, lưu niệm


3.2.3.3. Tập quán giao tiếp và ứng xử ở các nước
- Châu Âu

+ Anh
+ Pháp

+ Hà Lan
+ Đức

+ Nga
- Châu á

+ Triều Tiên

26
+ Nhật Bản

+ Thái Lan

+ Trung quốc
+ ấn Độ

+ Singapore
- Châu Mỹ

+ Mỹ

+ Canada
+ Các nước Mỹ la tinh
- Nam Thái Bình dương

+ úc

+ Niudilân

- Các nước khác

* TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giao tiếp quốc tế, NXB Phụ nữ, Hà Nội 1995

2. Lê Đình Sơn, Nghiệp vụ ngoại giao, Tập bài giảng của Học viện QHQT (lưu hành nội
bộ), Hà Nội 1998.

3. Võ Anh Tuấn, Lễ tân ngoại giao thực hành, NXB CTQG, Hà Nội 2000
4. K.Mac.Konal, Nghệ thuật giao tiếp, NXB Thế giới, Hà Nội 1995

5. Louis Dussault, Lễ tân - công cụ giao tiếp, NXB CTQG, Hà Nội 1999

BÀI GIẢNG
NGHIỆP VỤ LỄ TÂN NGOẠI GIAO
I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN:
* Ngoại giao là phương tiện thực hiện chính sách đối ngoại, sự vận dụng tổng hợp các biện pháp,
hình thức hoà bình để giải quyết các vấn đề có tính đến điều kiện cụ thể và tính chất của vấn đề
được giải quyết, là hoạt động chính thức của các cơ quan đối ngoại và các vị lãnh đạo Nhà nước
và Chính phủ về quan hệ đối ngoại để thực hiện các mục tiêu và chính sách đối ngoại của Nhà
nước bằng con đường đàm phán và các hình thức hoà bình khác, bảo vệ lợi ích và quyền hạn của
Nhà nước và công dân của nước mình ở nước ngoài.
 Hiện nay: > 192 nước  Việt Nam có quan hệ với 155 nước
Loại ngoại giao:

27
- Ngoại giao Nhà nước
- Ngoại giao nhân dân
Hình thức hiện đại
- Song phương, đa phương, ngăn chặn, phát triển, phòng ngừa, con thoi
* Nhiệm vụ ngoại giao:
Nhiệm vụ công tác của cán bộ, nhân viên ngoại giao trong các cơ quan đối ngoại liên quan tới
người nước ngoài ở cả trong và ngoài nước để thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao
* Các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài: Đại sứ quán, Công sứ quán, Tổng lãnh sự quán,
Lãnh sự quán, Đại biện quán, các phái đoàn thường trực
* Lễ tân ngoại giao
Là sự vận dụng tổng hợp các quy định, thủ tục, tập quán lễ tân của quốc gia và quốc tế được
công nhận trong giao tiếp và trong hoạt động đối ngoại, phù hợp với chính sách đối ngoại của
nhà nước.
* Vai trò:
- Lễ tân ngoại giao tạo những công việc cần thiết để công việc ngoại giao tiến hành được thuận
lợi  thái độ, hình thức đón tiếp thể hiện nội dung, mức độ quan hệ.
- Hoạt động ngoại giao giữa hai hay nhiều quốc gia đều phải có các thủ tục lễ tân ngoại giao... 
ảnh hưởng tới quan hệ giữa các nước.
- Công cụ và phương tiện chính trị thực hiện và cụ thể hoá các nguyên tắc cơ bản của luật pháp
quốc tế ( nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng chủ quyền quốc gia)
- Tạo khung cảnh và bầu không khí cho mối quan hệ được tiến hành thuận lợi...
- Đảm bảo quyền bình đẳng cho các quốc gia
* Nguyên tắc trong lễ tân ngoại giao
- Phục vụ đường lối chính sách đối ngoại của nhà nước
- Tôn trọng lẫn nhau
- Bình đẳng, không phân biệt đối xử
- Có đi, có lại
II. NGHIỆP VỤ LỄ TÂN NGOẠI GIAO:
1. Thủ tục thiết lập quan hệ ngoại giao:
- Công nhận trên thực tế  Tính chất không hoàn toàn
- Công nhận pháp lý  Tính chất hoàn toàn
 Đại biểu hai nước gặp gỡ, đàm phán chi tiết ( cấp ngoại giao, hiệp định ký, hiệu lực, địa điểm
đặt cơ quan ngoại giao, số lượng biên chế, thời gian công bố...)
- Cắt đứt quan hệ ngoại giao, hạ mức độ quan hệ ngoại giao
2. Quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao:
- Có lịch sử hình thành  16/4/61 Hội nghị Viên đã thông qua văn kiện về quyền ưu đãi miễn
trừ ngoại giao  150 nước tham gia ( Việt Nam: 17/9/1980)
Khái niệm:
Là những đặc quyền, đặc lợi ưu tiên giành cho người, cơ quan, được hưởng quyền này nhằm tạo
điều kiện cho họ thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình với tư cách đại diện quốc
gia ( điều kiện: có quốc tịch của nước cử đi, không có quốc tịch của nước tiếp nhận, không có
nơi thường trú tại nước tiếp nhận)
Các quyền:
- Bất khả xâm phạm ( thân thể; trụ sở và nhà ở; hồ sơ, tài liệu, thư tín; phương tiện giao thông)
- Tự do di chuyển và đi lại
- Miễn xét xử, thuế quan và hải quan.
III. NGÔI THỨ NGOẠI GIAO
- Đại sứ
- Công sứ
- Đại biện thường nhiệm
- Đại biện lâm thời
+ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền ( Đại biện, Công sứ)

28
+ Công sứ
+ Tham tán công sứ
+ Tham tán
+ Bí thứ 1
+ Bí thứ 2
+ Bí thứ 3
+ Tuỳ viên
( Chú ý: Tuỳ viên quân sự xếp trên các loại tham tán và tuỳ viên chuyên môn khác)
* Các cuộc thăm
- Thăm chính thức
- Thăm làm việc
- Thăm không chính thức ( không có hoạt động lễ tân)
- Thăm quá cảnh
IV. TIỆC NGOẠI GIAO:
- Do chính phủ, bộ, ngành, cơ quan nhà nước tổ chức chiêu đãi...
- Nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau
- Tính chất chính trị nên hình thành long trọng
* Loại tiệc:
- Ngồi: Khách hạn chế, có chỗ dành sẵn, đã quen nhau...
- Đứng: Khách đông, đi lại tự do, đứng ăn uống...
* Hình thức:
- Cocktail (Đứng, nhẹ nhàng)
- Trà (đơn giản nhất)
- Thường kỳ
- Buffet dinner (Đứng điển hình)
- Lunch (Ngồi long trọng)
* Yêu cầu:
- Phòng tiếp khách + Phòng chiêu đãi
- Danh sách khách mời
- Giấy mời (chi tiết)
- Sắp xếp chỗ ở bàn tiệc
- Thực đơn
- Phục vụ bàn tiệc
- Nâng cốc phát biểu
- Trang phục dự tiệc
V. LỊCH SỰ XÃ GIAO:
* Khái niệm:
Phép xử thế giữa người với người trong đời sống xã hội nhằm bày tỏ lòng tự trọng và thái độ tôn
trọng mọi người trong quan hệ xã hội.
 Đặc biệt quan trọng khi tiếp xúc với người nước ngoài
- Chào hỏi
- Bắt tay
- Giới thiệu
- Nói chuyện, đi đứng
- Sử dụng danh thiếp: nếu để chúc mừng, cảm ơn, chia buồn thì nên ghi theo ký hiệu thông lệ
quốc tế.
P.f: Chúc mừng nhân sự kiện
P.f.n.a: Chúc mừng năm mới
P.n: Cảm ơn
P.c: Chia buồn
P.p.c: Tạm biệt
- Ôm hôn

29
- Ngồi trên xe ô tô
- Khiêu vũ...
VI. TIẾP XÚC NGOẠI GIAO VÀ ĐÀM PHÁN NGOẠI GIAO
* Khái niệm: Là những cuộc gặp gỡ giữa các cán bộ ngoại giao với mục đích cụ thể
* Hình thức: có thể chính thức, bán chính thức, hoặc không chính thức.
* Tầm quan trọng: Là một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của cán bộ ngoại giao, đặc
biệt là của cấp có thẩm quyền, phụ trách đối ngoại...
* Đàm phán ngoại giao: Là những cuộc tiếp xúc ngoại giao chính thức có sắp xếp và thoả thuận
trước giữa những đại diện ngoại giao chính thức của hai hay nhiều quốc gia để thương lượng
nhằm giải quyết một hay một số vấn đề nào đó trong quan hệ giữa các quốc gia đó.
- Hình thức đàm phán: công khai, bí mật
- Thể loại: Song phương, đa phương
* Những nguyên tắc chỉ đạo đàm phán:
- Nghiên cứu và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi chấp nhận đàm phán
- Nắm vững mục đích và yêu cầu của cuộc đàm phán
- Xác định và nắm chắc ý đồ đối phương
- Điều tra và nắm vững nhân sự đoàn đàm phán của đối phương
- Biết tiến công, phòng ngự, xoay chuyển tình thế trong đàm phán, và tập trung sự chỉ đạo, dẫn
dắt đàm phán.
- Đi từ dễ đến khó, biết tranh thủ...
* Trong đàm phán:
- Quán triệt các nguyên tắc chỉ đạo đàm phán
- Tập trung phát ngôn vào một đầu mối
- Phân công công việc cụ thể cho từng thành viên
- Vận động ngoài phòng họp
VII. QUẢN LÝ XUẤT NHẬP CẢNH:
* Khái niệm:
- Là chức năng quản lý nhà nước đối với việc xuất nhập cảnh quốc gia nhằm bảo vệ chủ quyền,
an ninh quốc gia và phục vụ yêu cầu phát triển toàn diện của quốc gia.
- Là vấn đề thuộc chủ quyền của mỗi quốc gia do nội luật của mỗi quốc gia điều chỉnh
* Nội dung quản lý xuất nhập cảnh:
- Quản lý xuất nhập cảnh của người
- Quản lý xuất nhập cảnh của các loại phương tiện giao thông
- Quản lý xuất nhập cảnh của hàng hoá và các sản phẩm khác
* Nguyên tắc:
- Giữ vững chủ quyền quốc gia
- Phục vụ các yêu cầu chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... của quốc gia
- Tuân theo nguyên tắc có đi, có lại, bình đẳng
- Gắn chặt với quan hệ chính trị giữa Việt Nam với các nước có liên quan.
* Quy định chung và quản lý xuất nhập cảnh:
- Được nhà chức trách có thẩm quyền cho phép  Cấp hộ chiếu, thị thực phù hợp quy định pháp
luật
- Người nước ngoài muốn xuất, nhập, quá cảnh Việt Nam phải được nhà chức trách có thẩm
quyền của Việt Nam cho phép và cấp thị thực phù hợp quy định pháp luật.
- Hộ chiếu Việt Nam là tài sản quốc gia để cấp cho công dân Việt Nam khi được phép xuất,
nhập, quá cảnh Việt Nam.
* Quy định:
- Hộ chiếu: ngoại giao, công vụ, phổ thông
- Giấy thông hành thay hộ chiếu
- Thời hạn hộ chiếu: 5 năm, phổ thông cho trẻ em: 3 năm; thông hành: 3 tháng
- Thị thực: Nhập cảnh, Nhập xuất cảnh, xuất cảnh (5 loại), xuất nhập cảnh, quá cảnh

30
 Có hiệp định miễn thị thực cho hộ chiếu ngoại giao, công vụ theo thoả thuận... (Việt Nam có
30 nước)
VIII. NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI:
- Trên 2 triệu người  Đông Nam Á, Tây Âu, Mỹ, Úc, Canada, Đức, Liên Xô cũ.
- Nội dung vận động: tuyên truyền, giáo dục, động viên tinh thần yêu nước của Việt kiều; giúp
đỡ các tổ chức Việt kiều yêu nước, tiến bộ; hỗ trợ việc học tập nghiên cứu khoa học của Việt
kiều; vận động và khuyến khích Việt kiều đóng góp xây dựng đất nước, giải quyết các nguyện
vọng và quyền lợi chính đáng của Việt kiều.
IX. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIAO TIẾP QUỐC TẾ - GIAO TIẾP TRONG DU LỊCH:
1. Nguyên tắc cơ bản:
- Cân nhắc lựa chọn phong thái, trang phục chỉnh tề và phù hợp với yêu cầu giao tiếp cụ thể và
nói chung. Các hành vi liên quan tới trang phục phải thận trọng (khuy áo quần, móng tay, áo sơ
mi, giầy...)
- Cử chỉ khoáng đạt, thái độ nghiêm trang, thần sắc tự nhiên, ngôn ngữ tao nhã: Các hành vi giao
tiếp phải phù hợp với quy tắc thông thường và hơi nghiêm túc một chút vì dễ xảy ra việc mất thể
diện.
- Nói năng lịch sự, hoà nhã và không tuỳ tiện bắt chuyện.
- Tuân thủ trật tự nơi công cộng, không làm phiền tới người khác, không bình luận và chê trách
người khác.
- Đúng hẹn và tuân thủ giờ giấc, lời hữa, sự tín nhiệm phải được tôn trọng
- Những lời nói luôn bảo đảm sự lễ độ trong giao tiếp  "Xin lỗi", "Cảm ơn", "Tạm biệt" là
ngôn từ thông dụng trong giao tiếp.
- Phải tôn trọng bí mật đời tư khi giao tiếp, đay là quyền tự do cá nhân, không mâu thuẫn với lợi
ích công cộng  quyền con người này liên quan tới việc tôn trọng nhân cách của người khác 
giao tiếp tự nhiên hơn và lễ nghi hơn  tính quy phạm của giao tiếp quốc tế
Bao gồm cả việc gõ cửa khi muốn gặp hay vào phòng riêng, thăm viếng phải báo trước và được
chấp thuận, không hỏi những điều sau: tuổi tác, kết hôn, đi đâu, thu nhập, địa chỉ.
- Ưu tiên phụ nữ, ưu tiên quý bà  Trong mọi hoàn cảnh phải tôn trọng, chăm sóc, bảo vệ phụ
nữ.
(Chẳng hạn: đi bên ngoài, đi ................................ thì để nữ đi trước một bước nhưng khi mở cửa
xuống xe, lên lầu, có chướng ngại hay nguy hiểm thì nam phải đi trước; nhường phụ nữ lên xe
trước, nhường đường, đứng dậy khi mở vào phòng, chào hỏi nữ chủ nhân trước, chọn món ăn
phải đưa thực đơn cho nữ  nữ luôn tươi cười biểu thị sự cảm ơn với phong thái tao nhã...)
- Không tự ti, không cao ngạo trong giao tiếp quốc tế  duy trì nhân cách bình đẳng: không kỳ
vọng vào nhu cầu vật chất với đối phương, tinh thần bảo vệ sự tôn nghiêm của quốc gia, dân tộc;
theo đuổi cái đúng, thực, không quá lời nhưng cũng không khiêm nhường (Châu á và châu Âu
khác nhau)
- Nhập gia tuỳ tục  Theo phong tục, tập quán và lễ tiết của cư dân, quốc gia mình tiếp xúc 
cần tìm hiểu trước khi giao tiếp  tôn trọng những điều kiêng kỵ.
(Ví dụ: Mỹ không thích hỏi tuổi, giá đồ vật, không thích nói béo lên ( nghèo)...
2. Một số lễ nghi chủ yếu trong giao tiếp quốc tế:
* Tư thế tay và nụ cười: Khác nhau ở từng khu vực hay quốc gia: dùng ngón tay trỏ chỉ vào
người tiếp chuyện của một số người châu á sẽ làm người châu Âu Mỹ khó chịu vì là động tác
trách mắng người khác cực kỳ bất lịch sự.
Tư thế vẫy tay thông dụng là lòng bàn tay hướng xuống, vẫy cả cánh tay hay các ngón.
Chĩa ngón tay cái lên: tốt (ở hầu hết các nước nhưng ở Mỹ là thô lỗ)
Xua tay trước mặt người Hy Lạp và Nigiêria là một sự nhục mạ với họ.
Mỹ: hướng lòng bàn tay về phía trước, ngón cái và ngón trỏ cong thành hình tròn  "OK", Nhật:
"Tiền", Mỹ la tinh: dung tục thô lỗ.
 Mỉm cười là phương thức đạt thiện cảm nhanh nhất đặc biệt là khi trở ngại ngôn ngữ. Nụ cười
phải chân thành, đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ.
* Phụ nữ và trang điểm:

31
- Bảo đảm các nguyên tắc sau:
+ Tính chỉnh thể
+ Thể hiện cá tính và nền văn hoá
+ Hài hoà với hoàn cảnh, với hình dáng, với đồ trang sức...
- Lựa chọn trang phục: thường phục, lễ phục
- Trang điểm phụ thuộc vào thời tiết khí hậu, ban ngày hay ban đêm, loại mỹ phẩm, gương mặt
chú ý cả trang điểm tóc.
* Lễ nghi giao tế:
+ Chú ý họ tên và xưng hô:
Phần lớn ở châu áL họ trước tên sau (Hungari cũng khác)
Phần lớn châu Âu, Mỹ, Trung Đông, Ấn, Thái, Philipin, Lào....: tên trước, họ sau, nhưng ở từng
quốc gia có thể có tên trung gian hay họ mẹ, họ cha...bỏ họ mẹ thay bằng họ chồng...; tên bản
thân + tên cha + họ...
Một số quốc gia chỉ có tên, không có họ
- cách xưng hô thông thường: ông, bà, cô
- cách xưng hô tôn trọng đặc biệt: kèm theo tước vị quý tộc: vương hầu, bá, tử, nam, huân tước,
quý ngài, quý phu nhân
+ Lễ tiết gặp gỡ:
- Chào hỏi
- Giới thiệu: tự giới thiệu, người thứ ba giới thiệu  cần chú ý nguyện vọng muốn làm quen 
có thể trao đổi danh thiếp.
Yêu cầu: giới thiệu nam giới cho nữ giới, người trẻ tuổi cho người lớn tuổi, người có địa vị thấp
cho người có địa vị cao, người nữ chưa kết hôn cho người nữ đã kết hôn, trẻ em cho người lớn.
 Trong tiệc lễ: có thể bắt đầu từ khách quý.
- Gật đầu: ngang bằng cấp bậc hay tuổi tác; nếu cấp trên, vai trên thì phải dừng bước cúi chào.
- Bắt tay: nam phải đợi nữ đưa tay; cấp dưới phải đợi cấp trên đưa tay; người trẻ phải đợi người
già; chủ phải đưa tay trước. Nam khi bắt tay phải tháo găng
- cúi khom: ở một số nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên
- ôm nhau: chỉ ở một số nước Âu, Mỹ
- chắp tay: theo phật giáo ở Nam á và Đông Nam á
- hôn tay
- hôn
* Dạ hội và vũ hội:
Dạ hội:
- yêu cầu đầu tiên khi nhận thiếp mời là phải đáp cho người mời: không chuyển nghượng, biếu,
cho  khi đến nên ngồi đúng vị trí (số, tư cách, địa vị bản thân...) , yên lặng, nghiêm túc, không
có cử chỉ bất nhã, không ngủ gật.
 Không vỗ tay ngang chừng. Chủ nhân có thể giới thiệu sơ lượt về chương trình.
Vũ hội:
- là hoạt động giao lưu hữu nghị  ăn mặc chỉnh tề, tư thế...lịch sự , nhẹ nhàng. Khi khiêu vũ
theo thông lễ, nói chung người nam mời nữ.
- Nếu có người giới thiệu, nam với nữ thì nam phải mời khách nữ đỡ khiêu vũ.
Khi dùng đồ uống, điểm tâm... nhường cho nữ giới dùng trước.
* Thăm bạn, đãi khách:
Thăm viếng:
- Phải liên hệ trước, đợi sau khi đối phương đồng ý mới đến và đến đúng giờ hẹn.
- Chuông, gõ cửa, hỏi xin phép...
- Không tự ý ngồi xuống  chú ý tư thế (không rung đùi, không bó gối tay...) nắm vững thời
gian thăm và chú ý đến chủ nhân.
Đãi khách:
- Cần tiếp đãi nhiệt tình, chu đáo...
- Không nhìn đồng hồ, nếu việc gấp cần nói rõ và tỏ ý xin lỗi khách.

32
- Không hỏi có uống không mà cần hỏi dùng thứ gì? Không nói kiểu khiêm tốn khi chiêu đãi
(nhất là khách phương Tây)
- Không ép khách khi uống rượu.
- Tiễn khách tận cổng hay xe ô tô...
Tại văn phòng, nhà khách:
- Liên hệ trước, đúng giờ, không quá sớm hoặc quá trễ.
- Không tự ý vào. Nếu đến gấp cần cố tránh đến vào lúc nghỉ của chủ nhân.  xin lỗi.
- Nói chuyện trong nhà, tránh ở cổng, cửa.
- Không từ chối đồ ăn nhẹ khi chủ nhân mời.
- Không tự ý tham quan chỗ ở của chủ nhân, không lục đồ cá nhân...
- Phải thăm hỏi người nhà chủ nhân  về phải cảm ơn, cáo từ lễ độ.
* Chúc mừng sinh nhật và lễ Tết:
Sinh nhật
- Là hoạt động giao tiếp xã hội thường gặp
- Có hai loại thông thường:
+ Cá nhân
+ Tập thể
 có thể tặng thiếp, hoa, sách... (cá nhân)
góp, tặng chung một món quà... (tập thể)
Phương Tây có tục thắp nến: nhỏ < 20 tuổi = 1 nến/năm
Lớn > 20 tuổi = 1 nến to = 10 năm và một số nến nhỏ...
 nến tượng trưng sinh và tử, ánh sáng và bóng tối.
Chúc mừng sinh nhật vừa có nghĩa lớn thêm và cuộc sống ngắn đi...
Chúc mừng lễ tết
- lễ, ngày kỷ niệm đều luôn được coi trọng
- lễ nghi cần tuân thủ:
+ quốc khánh, độc lập  chiêu đãi trọng thể, hoặc điện, thư chúc mừng.
+ năm mới: theo quy ước từng quốc gia, từng cộng đồng dân tộc (có thể theo Phật lịch)
+ lễ "Thánh Valentin" (lễ tình nhân)  Thành Valentin bị La Mã bức hại ở thế kỷ III  bắt vào
ngục  yêu con gái người cai ngục  bị xử tử vào 14/2 năm 270  viết thư cho người yêu 
các tín Cơ đốc lấy làm ngày kỷ niệm  cũng là ngày kỷ niệm tín đồ tử vì đạo.
(Anh: 14/2 là ngày "chim chóc chọn bạn tình")  gửi "thiếp Tình Nhân"
+ lễ Tôn giáo: nhiều và nghi thức khác nhau.
- Cần tuân thủ lễ tết, các quy định, tín ngưỡng của những người khác: cả trong hành lễ và ứng
xử.
(Chú ý: lễ Giáng sinh của Phật giáo (14-16/4, 13/4 = tháng Năm Phật lịch), Cơ đốc giáo (24-
25/12).
Lễ Ramadan Hồi giáo (tháng Hai), lễ Phục sinh...
Lưư trú, mua sắm:
- Thuê nơi lưu trú (đã học về khách sạn)
 chú ý tiền "thưởng" khi phục vụ mang hành lý vào phòng.
- Không mặc áo ngủ, đi dép lê đến chỗ công cộng (trong nơi cư trú)
- Phải "chào buổi sáng tốt lành" với người gặp đầu tiên...
- Tuân thủ quy định nơi nghỉ.
- Mua sắm phản ánh quan hệ giao tiếp giữa người với người  cần chú ý lễ nghi.
- Lựa chọn mua cần dự tính khả năng chi trả tránh tạo sự lúng túng...
- Khi mâu thuẫn  tìm giám đốc hoặc người chủ để giải quyết.
* Đi xe, cho tiền thưởng:
- Đi xe cộ:
+ phương tiện nhanh nhất hiện nay là máy bay  tuân thủ hướng dẫn của tiếp viên hàng không.
+ chú ý những đồ uống phải trả tiền

33
+ không nói chuyện ồn ào khi ngồi trên máy bay song chủ đề cần tránh là tai nạn máy bay,
không tặc...
+ bình tĩnh và dũng cảm khi gặp tình huống xấu.
+ đi xe lửa cần chú ý vệ sinh, vào lô trên toa phải gõ cửa (nếu đứng), gật đầu chào khách cùng lô,
không cần tự giới thiệu, tự giác xuất trình vé...
+ ngồi ô tô cần chú ý đến địa vị xã hội của những người khác và chú ý các quy định về an toàn,
vệ sinh... tư thế lên xuống..., không hối thúc người điều khiển phương tiện.
- Tiền thưởng:
+ Chú ý: không đưa tiền thưởng cho nhân viên Chính phủ, hải quan, người quản lý khách sạn...
+ tiền boa ở nhà hàng cần đặt ngay trên bàn ăn, tại phòng nghỉ... hay trực tiếp cho người phục vụ.
(đôi khi tiền "boa" chiếm 10-15% tiền xe taxi)
+ ở nhiều nơi: khuân vác hành lý, rạp chiếu bóng, nhà vệ sinh, thẩm mỹ viện... cần đưa tiền boa
trực tiếp cho nhân viên phục vụ.
* Hút thuốc và vệ sinh:
- Hút thuốc:
+ Nói chung khi giao tiếp không mời hút thuốc lá.  Hạn chế hút thuốc lá ở nhiều nơi.
+ Không vứt đầu thuốc lung tung, không gạt tàn tuỳ tiện
+ Chú ý cách hút (không hút tận chỗ đầu lọc, không hút nửa điếu rồi vứt, không vừa hút vừa nói
chuyện)
- Vệ sinh:
+ Trước khi vào, cần xem chỗ biểu thị có người sử dụng không.
+ Không sử dụng đồ dùng bừa bãi
+ Tránh sử dụng nhà vệ sinh khi làm khách
+ Hỏi nhà vệ sinh tế nhị, phải nhỏ và khéo
+ Trước khi ra, cần sửa sang đầu tóc, quần áo
* Thăm người ốm, viếng đám tang
- Thăm người ốm
+ Thăm người khác quốc tịch là lễ nghi, là sự quan tâm
+ Thời gian tốt nhất: 10h00 -11h00, 14h00-16h00 hoặc theo quy định của bệnh viện, nói chung
thời gian từ 15 đến 20 phút
+ Chú ý cách ăn mặc sao cho không để người bệnh có tâm lý tiêu cực  cần bình dị, nhã nhặn
+ Cử chỉ thân mật, tự nhiên, nhẹ nhàng  mục đích an ủi, giảm nhẹ áp lực tâm lý cho người
bệnh  hỏi ít về bệnh tình, ít nói về hiểu biết của mình... Có thể tránh đề cập đến bệnh tình.
+ Quà tặng: phương Tây: hoa tươi nhưng tránh mùi quá đậm, mầu quá tươi (chú ý lễ tiết và loài
hoa kiêng kỵ); phương Đông: quả tươi, một số đồ dùng bồi bổ, đảm bảo vệ sinh.
- Điếu viếng:
+ Biết tin, cần gửi điện hoặc thiếp chia buồn
+ Khi viếng tang, mặc màu thẫm, hoặc trắng cho hài hoà, biểu thị tình cảm thương tiếc...
+ Theo tập quán cộng đồng, nếu có quan hệ tốt, thì sau lễ cần quan tâm và thăm hỏi người thân
+ Nếu người mất liên quan công tác  nhanh chóng báo cho gia quyến, lãnh sự quán, đại sứ
quán...
+ Phối hợp cùng cơ quan chức năng...
* Thư từ, tập tục tặng quà:
- Thư từ:
+ Thư tín cần chú ý từ lời nói đầu  kết thúc, có thư chúc mừng, thư mời, thăm hỏi, cảm ơn, xin
lỗi, chia buồn: ngắn gọn, xúc tích, trang trọng, thân tình.
+ Thiếp chúc mừng cần chú ý tới hình ảnh, màu sắc cho phù hợp với người nhận
- Tặng quà:
+ Giá trị tặng phẩm không hoàn toàn dựa vào giá cả.  Tình nghĩa biểu đạt qua tặng phẩm là
quan trọng nhất  cần biết sở thích thói quen, tính tình, giới tính của phía nhận để chọn quà
thích hợp.

34
+ Chú ý tập tục các nước (Nhật: không tặng quà cưới bằng các đồ dễ vỡ như pha lê, đồ sứ, dao,
kéo,...)
+ Tặng phẩm cần được gói kỹ, đẹp  Thăm hỏi xong thì đưa lễ vật bằng hai tay: phương Tây:
mở bao gói lễ vật trước mặt người tặng và cảm ơn.
+ Có thể nhờ, gửi nhờ đưa tặng phẩm... nhân dịp nào đó...  phải thư, điện cảm ơn.
+ Tặng hoa thường xuyên hơn đến dịp  Chú ý các loại hoa tượng trưng khác nhau, số lượng,
bông hoa...
* Kết luận chung
- Giao tiếp quốc tế nói chung có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại
- Kinh doanh du lịch có ảnh hưởng trực tiếp từ giao tiếp với các đối tác quốc tế  cần nghiên
cứu, vận dụng khéo léo, sáng tạo.
- Trước khi giao tiếp, phục vụ đoàn khách quốc tế, cần tìm hiểu kỹ yêu cầu, nguyên tắc giao tiếp
của đoàn đi...

Tập quán giao tiếp - kiêng kỵ ở một số nước.


1. Lễ nghi tiệc Âu
- Dao, thìa, nĩa...
- 9 - 10 lần đưa thức ăn lên
- Dụng cụ, đồ ăn chuyên dùng
- Nói chung, không chiêu đãi thịt các động vật hoang dã.
- Không nói chuyện quá nhiều, quá to, và không nên yên lặng, chú ý nội dung và nghệ thuật nói
chuyện.
- Chúc rượu: Thân thẳng đứng, hai chân đứng cân đối, hai tay nâng cốc  chủ nhân và khách
chính cạn chén trước (nữ giới nói chung không nên trước tiên đề nghị cạn chén) - ít khi mời quá
chén.
2. Lễ nghi tiệc á (chủ yếu kiểu Trung Quốc)
- Dùng đũa gắp thức ăn, cần đưa vào miệng ngay (không để bên ngoài quá lâu)
- Không lùa đũa trong đĩa thức ăn
- Không gắp thức ăn rơi vào đĩa, không vừa cầm thìa, vừa cầm đũa.
- Không tiếp đi, tiếp lại thức ăn với khách nước ngoài
3. Các nước châu á
* Triều Tiên
- Chú trọng lễ nghi, thích màu trắng.
- Tiên sư kính lão, quen cúi người và bắt tay (phụ nữ cúi chào, không bắt tay với nam giới)
- Khẩu vị: đỏ, cay, thịt bò, lợn, đồ biển, chó, rau bắp cải.
- Kiêng số 4
* Nhật:
- Cúi người, khom người, dùng hai tay đưa hay nhận tặng vật
- Ưa dùng những lời khiêm tốn, đề cao đối phương.
- Hay mỉm cười (nhất là phái nữ)
- Ăn thủy hải sản nhiều + lúa mỳ.
- (Phật + Shindo)  quá ngọ không ăn, kiêng màu tím và xanh lá cây, số 4, tặng vật kiêng số 9,
không chụp ảnh ba, ghét hình cáo, cầy.
- Sử dụng đũa, kiêng cắm vào cơm, không dùng một đôi đũa gắp thức ăn cho từng người, không
dùng dở dang...
* Thái:
- Coi trọng địa vị nhà sư, dòng tộc
- Chắp tay, cúi đầu chào
- Cơm "cari", cay, dùng nĩa thìa hoặc tay bốc thức ăn
- Ghét sờ đầu (trừ sư), ghét vỗ vai người khác (ít bắt tay), không ngồi khoanh chân, dạng chân.

35
- Không dùng tay trái phục vụ người khác, không dùng bút đỏ để ký, ngủ tránh quay đầu về Tây.
* Singapore:
- Chính xác giờ giấc, bắt tay hay cúi chào, chú ý giữ vệ sinh
- Thích màu đỏ, kiêng số 7,kiêng rùa.
- Ăn giống người Trung Quốc
* ấn Độ:
- Cùng bắt tay nhưng phụ nữ không được chủ động, gặp khách quý dâng người hoa.
- Không thịt một số con vật thờ, các số 1,3,7
- Ăn uống nhiều, nhiều gia vị.
4. Châu Âu:
* Anh:
- Bắt tay với nam hoặc nhắc mũ, ít thích nói suông.
- Kiêng số 13 và thứ sáu, ghét châm 3 điếu thuốc cho một que diêm, ghét màu xanh lá cây sẫm,
màu đen...
- Quen uống bia và whisky, đặt tay dưới gầm
- Kiêng kỵ bắt tay chéo.
* Hà Lan:
- Kiêng số 13, thứ sáu, bắt tay chéo.
- Hoa quý: tulip
- Bữa tối quan trọng nhất, củ cải, khoai tây, hành tây là món dân tộc.
* Pháp:
- Chú ý nghi lễ, sự sang trọng, trang phục
- Chú ý thời gian, kế hoạch
- Tránh tặng quà khi gặp lần đầu
- Nghệ thuật ẩm thực cao (gan ngỗng, ốc chiên, đùi ếch là quý), rượu vang, champagne
- Kiêng màu vàng + xanh lá cây sẫm, tránh hoa cúc và đỗ quyên (không may)  quý hoa hồng
và cẩm chướng.
* Đức:
- Chú ý hiệu quả công việc, tuân thủ trật tự chung
- Thăm viếng hay mang theo quà tặng, hoa (trừ hoa hồng)
- Trật tự, sòng phẳng trong giao tiếp
- Uống sáng, thịt, khoai tây
- Kiêng số 13, thứ sáu, hoa cúc và tường vi
* Nga:
- Thói quen bắt tay và ôm hôn
- Món nguội rất độc đáo, khẩu vị đậm đà
- Kiêng số 13, thỏ và mèo đen là vật không may
- Thích số 7, màu đỏ
3. Châu Mỹ:
* Mỹ:
- Khoáng đạt, xã giao, không khách sáo, hay có các động tác tay...
- Thích đồ biển và rau
- Kiêng số 13, thứ sáu, màu đen
- Thích màu vàng + trắng
* Canada:
- Hiếu khách, cởi mở
- Thích món chiên, quay
- Kiêng số 13, thứ sáu
* Mỹ La tinh:
- Hiếu khách, thẳng tính, nhạy cảm
- Ăn cơm có đậu đen, uống cà phê, các gia vị cay
- Kiêng số 13, thứ sáu

36
4. úc:
- Chú ý lễ giáo, hoà nhã, lễ độ
- Thích cơm kiểu Anh, ghét số 13, thỏ
- Yêu Kangaroo.
--------------------

Buổi 1 (3tiết): Hiểu biết về ngành và nghề Ngoại giao

* MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

Cung cấp những kiến thức cơ bản về lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ của ngành ngoại giao
và liên hệ đến du lịch, những ngành đặc biệt liên quan nhiều đến công tác đối ngoại:

- Làm rõ được khái niệm ngoại giao, ngành và nghề ngoại giao

- Làm rõ được khái niệm viên chức ngoại giao, nhà ngoại giao

- Làm rõ được khái niệm cá nhân, tập thể ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao

- Làm rõ được các khái niệm liên quan đến lãnh sự

- Làm rõ được khái niệm các hình thức ngoại giao.

* NỘI DUNG

1. Tổng quan về ngoại giao, hoạt động ngoại giao và nghiệp vụ ngoại giao

1.1. Ngoại giao


Bỏ qua các định nghĩa cổ xưa, chúng ta thử tìm hiểu một số khái niệm, định nghĩa về
ngoại giao được nhiều người biết đến của các học giả, các nhà khoa học công pháp quốc tế, các
nhà nghiên cứu, hoạt động ngoại giao để có thể đưa ra một định nghĩa chung.

1.1.1. Định nghĩa A15-21, C1-2


- Định nghĩa của một số học giả, nhà ngoại giao Anh

- Một số định nghĩa khác

- Định nghĩa chung về ngoại giao


- Vài nét về đàm phán
1.1.2. Các hình thức ngoại giao A21-27, B26-28, C2

- Ngoại giao nhà nước


- Ngoại giao giữa các đảng phái chính trị

- Ngoại giao nhân dân


- Ngoại giao song phương/đa phương

- Ngoại giao ngăn chặn

37
- Ngoại giao kinh tế

- Các hình thức khác

1.2. Hoạt động ngoại giao và công tác nghiệp vụ ngoại giao
1.2.1. Khái niệmA27-28, B26

- Hoạt động ngoại giao


- Nghiệp vụ ngoại giao

Công tác nghiệp vụ ngoại giao là một chế độ công tác của cán bộ ngoại giao trong các cơ
quan trung ương và ở nước ngoài về việc thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao của Nhà nước.

1.2.2. Các nghiệp vụ cơ bản


- Công tác nghiên cứu

- Công tác tiếp xúc-đàm phán


- Công tác văn kiện

- Công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại

- Công tác hồ sơ tư liệu

- Công tác lãnh sự

- Công tác lễ tân


...

1.2.3. Cơ sở của hoạt động ngoại giao và công tác nghiệp vụ ngoại giao A28-30

- Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Nhà nước.
- Hiểu biết về quan hệ quốc tế, kinh tế quốc tế, luật pháp quốc tế, phong tục tập quán, quy
định về lễ tân quốc tế của nước mình.

- Nắm vững tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nước mình và các nước mình có quan
hệ.

1.3. Những khái niệm khác

1.3.1. Các khái niệm về văn bản, văn kiện ngoại giao B26-31
- Quốc thư

- Tối hậu thư


- Sách trắng

- Bị vong lục
- Giác thư

- Thư ngỏ
38
- Hiệp định

- Hiệp ước

- Công ước
- Tạm ước

- Nghị định thư


- Thị thực, Hộ chiếu ngoại giao

1.3.2. Các khái niệm chỉ các cơ quan ngoại giao và lãnh sự B31-32, C4,8, A34-35, 48-
49, 54-62, F113-130, D26-31

- Đại sứ quán
- Tổng lãnh sự quán/Lãnh sự quán

- Văn phòng liên lạc


- Văn phòng đại diện quyền lợi

1.3.3. Các khái niệm chỉ các cá nhân, tập thể ngoại giao B32-34, C9-10

- Đại sứ

- Tham tán

- Bí thư
- Tuỳ viên

- Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao

- Thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao


- Viên chức ngoại giao

- Nhân viên hành chính, kỹ thuật của cơ quan đại diện ngoại giao

- Thành viên gia đình của viên chức ngoại giao và nhân viên hành chính, kỹ thuật
- Nhân viên phục vụ cơ quan đại diện ngoại giao

Buổi 2 (3tiết): Hiểu biết về ngành và nghề Ngoại giao (tiếp)

* MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU


Cung cấp những kiến thức cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển của ngoại giao thế
giới và Việt Nam, quá trình hình thành và phát triển các điều ước quốc tế trong quan hệ ngoại
giao, bài học ngoại giao Việt Nam.

* NỘI DUNG

2. Quá trình hình thành và phát triển của ngoại giao


39
2.1. Ngoại giao quốc tế

2.1.1. Thời kỳ trước thế kỷ XV

Ngay từ buổi bình minh của xã hội loài người, từ thời Thượng cổ, đã xuất hiện những
hình thức phôi thai của quan hệ ngoại giao, đó là những hình thức giao tiếp đơn giản, thô sơ giữa
các cộng đồng, bộ lạc, thị tộc... Theo các nhà nghiên cứu lịch sử ngoại giao, như Nicolson,
Marterns (Anh), Jean-Baptiste Durosell, Jean Serres (Pháp), Dôrin (Liên Xô cũ)... thì những hình
thức thô sơ ấy của quan hệ đối ngoại dứoi chế độ thị tộc , trứoc khi xã hội phân chia thành giai
cấp và trước khi nhà nước xuất hiện, chỉ có thể được coi là tiền thân của ngoại giao chứ chưa
phải là chính thức ngoại giao. Việc xuất hiện của ngoại giao gắn liền với việc xuất hiện Nhà
nước. Ngoại giao, cũng như Nhà nước, đều là con đẻ của xã hội có giai cấp.

Khi lịch sử thế giới chuyển sang thời cổ đại, cùng với sự tan rã của chế độ công xã
nguyên thuỷ và xuất hiện Nhà nước, ngoại giao tuy đã chiếm một vị trí quan trọng trong các mối
quan hệ giữa các nhà nước và quốc gia, nhưng nó không phải là phương pháp hàng đầu trong
việc thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước. Thời kỳ này, phương pháp hàng đầu trong
việc thực hiện chính sách đối ngoại là bạo lực, là những cuộc chiến tranh. Dẫu vậy, ngoại giao đã
hình thành, phát triển và là phương pháp không thể thiếu để chuẩn bị hoặc chấm dứt chiến tranh.
Đồng thời, đó cũng là phương tiện để phát triển các mối quan hệ bang giao giữa các nước với
nhau.

Thời kỳ cổ đại, trong bộ máy Nhà nước chưa có cơ quan chuyên trách làm công tác ngoại
giao, chưa có viên chức ngoại giao và cơ quan đại diện thường trú của nước này đóng ở nước
kia, chưa có các quy định về đặc quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao. Khi cần thương thuyết về
một vấn đề nào đó, hoặc yết kiến, triều cống, các quốc gia thường cử các phái bộ (sứ bộ) do các
sứ thần dẫn đầu sang với nhau, chứ không có quan hệ thường xuyên hoặc cử người đại diện
thường trực ở nước đó. Công tác ngoại giao thời đó thường tập trung vào một số vấn đề: phục vụ
các nhiệm vụ tác chiến; cầu phong, cống sính, hiếu hỉ; đi sứ, tiếp sứ; trao đổi điệp văn... Nhìn
chung, quan hệ ngoại giao thời kỳ này thường thể hiện chủ yếu về mặt chính trị: đó là việc thể
hiện sự "thần phục" của nước nhỏ đối với nước lớn, của nước yếu đối với nước mạnh, và quan hệ
của bá chủ đối với chư hầu.

- Chế độ phong kiến

Bước sang thời kỳ Trung cổ, hệ thống kinh tế tự nhiên cùng với kỹ thuật sản xuất thấp
kém đã cản trở hình thành mối quan hệ kinh tế bền vững và thúc đẩy quá trình chia rẽ chính trị
giữa các quốc gia. Những thực thể quốc gia hình thành trên cơ sở xâm lấn không bền vững và rất
dễ tan rã. Ngoại giao thời kỳ phong kiến phân quyền thời Trung cổ mang nặng dấu ấn của chế độ
phong kiến - nông nô. Châu Âu bị chia sẻ thành vô số mảnh đất nhỏ xíu độc lập. Giới lãnh chúa
được đồng nhất với quốc gia. Những chúa đất lớn là những đế vương, còn quốc gia là tài sản
thừa kế của họ. Ranh giới giữa quốc gia với quyền chiếm hữu tư nhân bị xoa nhoà; sự khác biệt
giữa công pháp với tư pháp, quan hệ riêng tư với quan hệ quốc tế biến mất. Tuy có tồn tại một hệ

40
thống thần phục lạ đời xác định mối quan hệ giữa bá chủ với các chư hầu, nhưng mỗi một lãnh
chúa vẫn thực hiện một chính sách đối ngoại ít nhiều có tính độc lập.

Hàng năm, triều đình thường cử các sứ thần đến các quốc gia lân cận để giao hảo nhằm
giữ gìn mối quan hệ thân thiện với nhau. Có khi, các sứ thần còn đựoc giao phó trọng trách đi
thuyết phục nước khác liên kết với mình để chinh phục hoặc chống lại mối đe doạ xâm lược của
một nước nào đó.

Một nhân tố nữa ảnh hưởng mạnh đến nền ngoại giao thời kỳ này, đó là Nhà thờ mà đại
diện là Giáo hội với toàn bộ mối quan hệ quốc tế phức tạp của nó. Giáo hội không chỉ là một lực
lượng tôn giáo, mà còn là lực lượng nhà nước. Giáo hội đã chiếm hữu những cơ sở vật chất đồ
sộ, rộng khắp. Sự thống nhất và uy tín quốc tế của Giáo hội đối lập với tình trạng chia rẽ và tranh
giành giữa các quốc gia phong kiến. Giáo hội đã triển khai hoạt động ngoại giao rất tích cực, vận
dụng tất cả mọi phương tiện mà Giáo hội có thể có được, từ những phương pháp chính trị cho
đến việc rút phép thông công, cấm hành lễ, mua chuộc, do thám và ám sát. Giáo hoàng La Mã đã
phái các đại diện của mình sang nước khác đảm trách công tác ngoại giao với tư cách là người
đứng đàu đoàn ngoại giao. Tuy nhiên, thời đó các "thánh sứ" của Giáo hoàng chỉ là những đại
diện lâm thời (nghĩa là những người được cử đi một thời gian với một sư mệnh nhất định nào
đó). Nền ngoại giao của Giáo hội đã thành công trong việc tham gia tổ chức thực hiện một số
trào lưu lớn của thời đại như những cuộc Thập tự chinh. Tuy nhiên, xu thế ly tâm đã xói mòn gốc
rễ của cả nhà nước Giáo hội lẫn quyền lực của các hoàng đế.

2.1.2. Từ thế kỷ XV trở đi

- Ngoại giao châu Âu từ thế kỷ XV - XVII

Thế kỷ XV, cùng với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản, việc trao đổi, giao
lưu hàng hoá, và buôn bán, trao đổi, tiêu thụ hàng hoá trở thành nhu cầu ngày càng mở rộng, thì
quan hệ ngoại giao cũng ngày càng phát triển.

Thế kỷ XVI, một số quốc gia trên bán đảo Italia (điển hình là thành phố Vơnidơ) đã tìm
ra một hình thức giao dịch mới, đó là đặt các phái đoàn thường trực ở nhiều nước trong khu vực
Địa Trung Hải để quan sát tại chỗ tình hình, nhằm hoạch định những chính sách ngoại giao thích
hợp cho việc phát triển thương mại. Việc làm này mang lại lợi ích to lớn cho nhiều nước châu
Âu thời đó, nên được các quốc gia này hưởng ứng. Quy chế cơ quan đại diện ngoại giao thường
trực hình thành một cách ổn định, và có quy định thêm ngôi thứ ngoại giao hoàn chỉnh, những
hình thức thư tín ngoại giao ra đời và được mọi người chấp nhận. Nghi thức lễ tân ngoại giao với
nước ngoài cũng được điều chỉnh chính xác hơn.

- Ngoại giao thế giới từ thế kỷ XVIII - 1945

Việc cử các phái đoàn ngoại giao có tính cách thường trực ở một nước khác trở thành phổ
biến toàn châu Âu vào thế kỷ XVII, và nó được chính thức hoá bằng Hiệp ước Wesphalic
(1648). Từ đó, các nước đều có các cơ quan phụ trách vấn đề đối ngoại. Hồng y giáo chủ
Richelieu dưới triều vua Louis 13 của Pháp được giao trách nhiệm lập ra một Bộ phụ trách công

41
tác đối ngoại. Đó là Bộ ngoại giao đầu tiên trong lịch sử. Còn cơ quan đại diện thường trú đầu
tiên lại là của Quận công Milan đặt tại Cộng hoà Genes (thuộc bán đảo Italia).

Từ đầu thế kỷ XVIII, ngoài châu Âu ra, hình thức quan hệ ngoại giao trên đã mở rộng
sang nhiều nước châu Á, châu Mỹ và dần dần trở thành phổ biến trên thế giới.

- Ngoại giao thế giới sau Chiến tranh thế giới II đến nay
Chiến tranh thế giới II kết thúc, sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa đã hỗ trợ, thúc
đẩy phong trào độc lập dân tộc phát triển, hàng trăm quốc gia ở châu Á, châu Phi và Mỹ latinh
giành được độc lập. Quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền không ngừng
đựoc mở rộng trên khắp thế giới. Để hỗ trợ cho quan hệ ngoại giao giữa các nước được bình
đẳng và thuận lợi, các nước và cÁc tổ chức quốc tế, đặc biệt là LHQ đã cho ra đời hàng loạt
công ước về lễ tân ngoại giao mang tính phÁp lý, được hầu hết các nước thành viên LHQ công
nhận và thực hiện. Các công ước này liên tục đựoc bổ sung, cụ thể hoá cho phù hợp với đời sống
quốc tế hiện đại. Mục đích của các công ước là nhằm bảo vệ quyền lợi và an toàn cho các phái
đoàn ngoại giao và các tổ chức quốc tế đang làm việc ở nước sở tại. Trên cơ sở đó, quan hệ
ngoại giao giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế ngày càng được hoàn chỉnh, hệ thống hoá và
phát triển.

- Về các cơ quan đại diện ngoại giao thường trú ở nước ngoài

Vào thế kỷ XV, đô thị Firenze đã phái một sứ giả thường trú tại Milan (Italia) với chức
danh "diễn thuyết gia thường trú" có nhiệm vụ tương tự như nhiệm vụ của đại sứ ngày nay. Theo
V.A.Dôrin, mặc dù các đại diện ngoại giao thường trú của nước ngoài bắt đầu có từ thế kỷ XVI
(không phải thế kỷ XV) nhưng đó thường mới chỉ là các "quốc vụ khanh", "ngoại vụ" bên cạnh
nguyên thủ quốc gia đẻ phụ trách các công việc đối ngoại, chứ chưa có cơ quan đại diện ngoại
giao thường trực. Chỉ tới thế kỷ XVIII thì cơ quan đại diện thường trực mới bắt đầu hình thành.
Đến thế kỷ XIX, những cơ quan thường trực như vậy đã được thành lập ở nhiều quốc gia có
quan hệ với nhau và tới thế kỷ XX thì các cơ quan này đã trở nên khá mạnh, mang tính chuyên
nghiệp và là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống lãnh đạo của Nhà nước.

2.1.3. Sự ra đời của điều ước quốc tế về quan hệ ngoại giao


Do quan hệ bang giao ngày càng mở rộng, các mối quan hệ giữa các quốc gia ngày càng
đa dạng, phức tạp và xuất hiện nhiều vấn đề mới. Do đó, các nước phải cùng nhau giải quyết các
vấn đề chung trong quan hệ quốc tế, bởi vì các tập quán quốc tế và các tập quán quốc gia không
còn đủ "sức" để điều hành các mối quan hệ này. Yêu cầu đó dẫn tới việc các hiệp định, hiệp ước
quốc tế về quan hệ ngoại giao lần lượt ra đời, lúc đầu còn sơ sài, càng về sau, các hiệp ước, hiệp
định này càng được chi tiết hoá và hệ thống hoá.

 Hiệp ước 1250 giữa Anh và Đế quốc La Mã thần thánh đã có ý nghĩa nhất định: đây là lần
đầu tiên các quốc gia cam kết lập các đại sứ quán thường trú.

 Hiệp ước Westphalie (1648) đã xác định hình thức các đại sứ quán và qui định những nguyên
tắc về mối quan hệ thường xuyên giữa các quốc gia.
42
 Hiệp ước Tilzitt (1807) giữa Pháp và Nga hoàng về vấn đề đại sứ, công sứ và các phái viên
của chính phủ được xây dựng trên nguyên tắc hỗ tương, bình đẳng.

 Hiệp ước Viên (1815) quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các đại diện ngoại giao. Đây là
quy tắc công pháp quốc tế và thực tiễn ngoại giao được các nước chấp nhận, là quy tắc đầu
tiên quy định rõ ràng vị trí đứng đầu đoàn ngoại giao và chế độ công tác của các đại diện
ngoại giao. Hiêp ước quy định ngôi thứ ngoại giao gồm ba cấp: đại sứ, đại sứ toà thánh được
bổ nhiệm bên cạnh nguyên thủ quốc gia; phái viên đặc biệt, công sứ toàn quyền được bổ
nhiệm bên cạnh nguyên thủ quốc gia; đại biện được bổ nhiệm bên cạnh bộ trưởng ngoại giao.

 Nghị định thư Aix - La Chapelle (1818) chi tiết hoá quyền hạn và chức năng của các đại
diện ngoại giao.

 Công ước Viên (1961) về quan hệ ngoại giao là công ước tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh
nhất. Đến năm 1988, đã có trên 150 nước công nhận tham gia Công ước. Năm 1980, Việt
Nam tuyên bố tham gia Công ước với hai điều bảo lưu về nọi dung.

2.2. Ngoại giao Việt Nam

Dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, luôn luôn mong muốn
bang giao hữu nghị với các nước láng giềng. Từ thời dựng nước đến nay, nền ngoại giao Việt
Nam luôn luôn thể hiện truyền thóng tốt đẹp đó. Sử sách Việt Nam đã ghi lại công lao của dân
tộc và các anh hùng dân tộc, trong đó, rất nhiều người vừa giỏi đánh giặc, vừa giỏi ngoại giao.
Trên lĩnh vực ngoại giao, họ tỏ rõ là những người kiệt xuất, thông minh, tài trí, mưu lược song
toàn, đã bảo vệ nền độc lập và vẹn toàn lãnh thổ của đất nước.

- Thời tiền Lê (980 - 1009)

Tháng 7/980, nhà Tống đem quân xâm lược Đại Việt. Sau khi lên ngôi, Lê hoàn, một
mặt, tích cực chuẩn bị lực lượng để đánh đuổi ngoại xâm, nhưng mặt khác, vẫn sai sứ đưa thư
cầu hoà. Vua Tống đòi Dương Vân Nga và con là Đinh toàn sang chầu thiên triều. Không thể
chấp nhận điều kiện đó, Lê Hoàn buộc phải đánh trả để bảo vệ đất nước. "Ông đã tái tạo một
Bạch Đằng, sáng tạo một Chi Lăng, thăng lợi cả hai mặt trận thuỷ, bộ, giết tướng giặc Hầu Nhân
Bảo, diệt quá nửa quân Tống, buộc vua Tống phải xuống chiếu lui quân"9.

Đại thắng chống quân xâm lược nhà Tống năm 981 mở đầu một kỷ nguyên Đại Việt độc
lập thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Sau đó, Đại Việt ra sức xây dựng đất nước,
chuẩn bị chống trả quân xâm lược. Về đối nội, xây dựng kinh tế, củng cố đát nước; về đối ngoại,
thi hành chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo, nhưng kiên quyết bảo vệ nền độc lập của
nước nhà.

- Thời Trần (1225 - 1400)

9
Các triều đại Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1993, tr.64
43
Các vua Trần, từ Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông đến Hưng Đạo Vương Trần Quốc
Tuấn... nhìn chung đèu thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng rất kiên quyết, bảo vệ
danh dự của Tổ quốc, ngăn chặn từ xa âm mưu xâm lược của nhà Nguyên.

Trần Nhật Duật (1253 - 1330) nổi lên như một ngôi sao trên bầu trời ngoại giao Việt
Nam thời phong kiến. Ông học cao, biết rộng, giỏi nhiều thứ tiếng; ông không chỉ nói được
thông thạo tiếng Tống, tiếng Chiêm Thành, tiếng các dân tộc trong nước mà còn am hiểu cả
phong tục, tập quán, nghi lễ của từng dân tộc . Nhờ giỏi tiếng Tống, khi tiếp xúc với sư thần triều
Nguyên, ông đã vui vẻ tiếp chuyện cả ngày, khiến sư thần Nguyên tưởng ông là người Hán sang
làm quan đất Việt. Nhờ vậy, Trần Nhật Duật đã thuyết phục quân nhà Nguyên tạm hoãn binh
chưa đánh Đại Việt, nhờ đó mà nhà Trần có thời gian củng cố lực lượng, đoàn kết các dân tộc
trong nước, thu phục lực lượng chống đối của các chúa Đạo Đà Giang vùng Tây Bắc quy thuận
triều đình.

Để tăng thêm mối quan hệ hoà hiếu với các quốc gia phía Nam, năm 1301, Trần Nhân
Tông đã viễn dư sang kinh đô Chiêm Thành. Vua Trần Nhân Tông hứa gả công chúa Huyền
Trân cho vua Chiêm Thành là Chế Mân; nhờ đó đa xây dựng được nhịp cầu giao hảo, xoá bỏ
hiềm khích, hận thù để hai dân tộc dược sống trong yên bình.

- Thời Lê (1428 - 1527)

Đây là thời kỳ có bước phát triển rực rỡ của quốc gia Đại Việt trên nhiều lĩnh vực, trong
đó có ngoại giao. Lê Thánh Tông (1460 - 1497) là người tha thiết với chủ quyền quốc gia, có câu
nói nổi tiếng: "Một thước núi, một tấc sông của ta có lẽ nào tự tiện vứt bỏ đi được... Nếu kẻ nào
dám đem một thước, một tấc của vua Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc thì người đó sẽ bị trừng trị
nặng"10. Chính ở thời ông, bản đồ đầu tiên của quốc gia Đại Việt được hoàn thành. Những hành
động xâm phạm biên giới dưới mọi hình thức của nhà Minh cũng như của các tập đoàn thống trị
Chiêm Thành, Bồ Man, Lão Qua đều được tích cực giải quyết hoặc giáng trả kịp thời, không để
một tấc đất của Tổ quốc lọt vào tay kẻ khác, giữ vững chủ quyền quốc gia.

- Thời hậu Lê (1533 - 1789)


Đây là thời kỳ nội bộ trong nước có nhiều biến động và mất ổn định, song quan hệ với
các nước láng giềng đã không để nổ ra chiến tranh. Mối quan hệ với phương Bắc được chú trọng
nặng về lễ nghĩa để cầu hoà, giao hảo. Có thể nói, chuyến đi sứ của Lê Quý Đôn vào năm 1760 -
1761 là đỉnh cao của nghi lễ ngoại giao thời phong kiến. Sứ đoàn được chuẩn bị danh sách hàng
năm trời, Lê Quý Đôn được chỉ định làm phó sứ. Toàn bộ sứ đoàn đông đến 910 người, đi về
mất đúng 1 năm. Nhà vua đã quy định chặt chẽ giờ yết kiến của cả sứ bộ, giờ các quan hộ sư lên
đường; giờ các chánh, phó sứ xuất phát; quy định trách nhiệm và bổng lộc được hưởng cho từng
thành viên sứ bộ...

- Thời Tây Sơn (1778 - 1802)

10
Các triều đại Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1993, tr.162 - 163
44
Đây là thời kỳ Tây Sơn phải đương đầu với quân xâm lược nhà Thanh. Chiến công đại
phá quân Thanh gắn liền với người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ (1752 - 1792). Ông không chỉ
là một danh tướng tài ba trong đánh giặc, mà còn là nhà ngoại giao đầy mưu lược, với tư tưởng
chủ yếu là giao hảo, hoà hiếu để dân hai nước được sống thanh bình. Dưới thời trị vì ngắn ngủi
của Quang Trung, nhiều chính sách xã hội, chính trị và kinh tế độc đáo được ban hành, mở
đường cho một xã hội phát triển năng động. Trước khi đánh quân Thanh, Quang Trung đã dự
tính trước mọi khả năng tiếp theo của thời cuộc, ông nói với quan quân trước khi bước vào chiến
dịch: "Nay ta tới đây, thân đốc việc binh, chiến thư ra sao đã có phương lược sẵn. Chỉ nội mười
ngày nữa, thế nào ta cũng sẽ quét sạch giặc Thanh. Song, ta nghĩ: nước Thanh lớn hơn nước ta
gấp mười lần, Thanh bị thua, tất lấy làm thẹn, chắc phải tìm cách rửa hờn. Nếu cứ binh lửa kéo
dài mãi, thật không phải là phúc cho trăm họ, lòng ta không nỡ! Nên chi, sau khi thắng, ta nên
khéo đường từ lệnh thì mới dập tắt được ngọn lửa binh tranh, việc từ lệnh đó sẽ giao cho Ngô
Thì Nhậm"11.

Sau khi thắng trận, Quang Trung đã chọn Lê Công Trị, trá hình làm Quốc Vương, cùng
Ngô Văn Sở, Phan Huy Ích sang yết kiến vua Càn Long nhà Thanh, được Càn Long hết lòng ca
ngợi. Để giữ quan hệ với nhà Thanh lâu bền hơn nữa, Quang trung đã chuẩn bị cho việc bang
giao bằng quan hệ hôn nhân, hứa lấy công chúa nhà Thanh. Vua Thanh và công chúa rất vui
mừng, nhưng Quang Trung đột tử, mọi việc đều dở dang.

- Thời Nguyễn độc lập (1802 - 1883)

Quan hệ với các nước láng giềng rất được chú trọng. đối với phương Bắc, và cả với các
nước phía Nam, vua tôi nhà Nguyễn chú ý thực hiện chính sách giao hảo, cầu hoà để được yên
ổn. Cụ thể là vào thời Minh Mệnh (1820 - 1840): biết dân nước Chân Lạp bị đói kém, vua đã
xuống chỉ dụ cho Trương Minh Giảng, Tổng đốc thành Gia Định rằng: "Trước đây, ta đã đánh
quân Xiêm để bảo vệ Cao Miên, nay vì đói kém khổ cực, vậy, chuẩn chi cho hai tỉnh Vĩnh Long,
Định Tường chuyên chở một vạn vuông gạo đến phát chẩn, để dân ấy khỏi bị xiêu tán". đó là
hành động giao hảo thân thiện đối với nước láng giềng lúc gặp khó khăn. Đến đời Minh Mệnh
năm thứ 17, triều Nguyễn còn bang giao cả với các quốc gia phương Tây như Pháp, Tây Ban
Nha, Anh,... cho họ sang buôn bán, truyền đạo,... đồng thời đã đặt lại các chức quan quan trọng
trong triều. Trong sáu chức vụ quan trọng, thì chức Thượng Nghi - trông coi quy tắc nghi lễ - là
chức vụ quan trọng số một. Thời kỳ này, nghi lễ ngoại giao được quy định cụ thể, tỉ mỉ cho từng
loại khách.

Suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam dưới các triều đại phong kiến, việc bang giao với
các nước láng giềng đã nổi bật truyền thống ngoại giao là giao hảo, thân thiện, tôn trọng chủ
quyền của các nước láng giềng, bằng nhiều biện pháp khác nhau nhằm thực hiện mục tiêu là
giữ vững độc lập, chủ quyền, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Tôn trọng, cầu hoà
đối với nước lớn, nhưng không bao giờ chịu đầu hàng, không chịu mất nước dù phải chiến đấu
hy sinh; giúp đỡ khi gặp khó khăn hoạn nạn đối với nước nhỏ.

11
Các triều đại Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1993, tr..213
45
- Thời kỳ 1945 - 1975

Sau CMT8 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, một nhà nước kiểu mới
lần đầu tiên xuất hiện ở Đông Nam Á. Chính quyền mới đã phải đương đầu với vô vàn khó khăn
thử thách: thù trong, giặc ngoài. Trong nước nạn đói hoành hành, nền tài chính trống rỗng; bên
ngoài thì Pháp, Nhật, Anh, Tưởng... câu kết với nhau nhằm bóp chết nền cộng hoà trẻ tuổi của
chúng ta. Nhưng Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trẻ tuổi đã đứng vững,bởi nhân dân cả
nước đã đoàn kết một lòng xung quanh Đảng và Bác Hồ, quyết tâm bảo vệ nền độc lập của nước
nhà. Chủ tịch Hồ Chí Minh - người lãnh đạo lỗi lạc của cách mạng Việt Nam, đồng thời là nhà
ngoại giao tài ba, đã sáng suốt chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua sóng to gió cả, phân hoá,
loại bỏ bớt kẻ thù để tiến hành cuộc kháng chirns trường kỳ chống thực dân Pháp và cuối cùng
đã giành thắng lợi. Cuộc kháng chiến chín năm kết thúc với việc ký kết Hiệp định Giơnevơ đã
tạo thêm điều kiệnt huận lợi để nước ta mở rộng quan hệ ngoại giao. Sau khi miền Bắc giải
phóng, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã được hàng chục nước trên thế giới cộng nhận và
thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ, tạo điều kiện nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc
tế.

Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ (5/8/1964), cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước. Với quyết tâm đoàn kết một lòng chống Mỹ, và có đường lối đối ngoại đúng đắn, sáng tạo,
cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta ngày càng được nhân dân các nước xã hội chủ
nghĩa, nhân dân yêu chuộng hoà bình và tiến bộ trên thế giớiđồng tình và ủng hộ, kể cả nhân dân
tiến bộ Mỹ. Nhân dân ta đã tranh thủ được sự viện trợ và ủng hộ của cả Liên Xô lẫn Trung Quốc,
tuy hai nước này đang có những mâu thuẫn, bất đồng nhưng vẫn ủng hộ Việt Nam chống Mỹ.
Vào đầu thập kỷ 70, cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở giai đoạn thuận lợil với chủ trương
"vừa đánh, vừa đàm", chúng ta đã buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán ở Pari để giải quyết vấn
đề kết thúc chiến tranh. Đầu năm 1973, Mỹ liên tục thất bại trên chiến trường, cục diện chiến
tranh ngày càng bất lợi đối với Mỹ; hơn nữa, sức ép phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam
ngày càng cao trên khắp thế giới, Mỹ buộc phải ký kết Hiệp định Pari về Việt Nam. Thắng lợi
ngoại giao quan trọng này càng tạo điều kiệnthuận lợi hơn cho cách mạng Việt Nam giành thắng
lợi hoàn toàn và thống nhất Tổ quốc vào năm 1975.

- Thời kỳ sau 1975


Sau nhiều thập kỷ chiến tranh liên miên, tuy đất nước thống nhất, song nền kinh tế vẫn
đứng trước những khó khăn, thử thách to lớn. Nguồn viện trợ kinh tế của các nước trên thế giới
đã chấm dứt. Chúng ta bắt đầu xây dựng đất nước thực sự trên đôi chân của mình, dựa vào sức
mình là chính vừa tìm hướng đi cho riêng nền kinh tế, do đó đôi lúc cũng vấp phải sự chưa phù
hợp, nếu không nói là sai lầm, phải trả giá lớn. Hơn nữa, chúng ta lại phải đương đầu với lệnh
cấm vận toàn diện, liên tục của Mỹ, sự chống phá của các thế lực phản động, thù địch. Do đó,
vào những năm cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80, đất nước ta rơi vào khủng hoảng, khó khăn
chồng chất.

46
Đứng trước tình hình đó, Đại hội Đảng VI đã đề ra đường lối đổi mới, mở rộng hoạt động
đối ngoại, đưa đất nước từng bước thoát khỏi khủng hoảng. Đến Đại hội Đảng VII, đường lôí
phát triển kinh tế đã được hoàn thiện và khẳng định: tiếp tục đổi mới kinh tế theo hướng kinh tế
thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa. Về đối ngoại, đường lối đó
được cụ thể hoá thêm bằng chủ trương: "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng
đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển". Đầu thập kỷ 90, đất nước có sự
chuyển biến mạnh mẽ về mọi mặt, nổi bật là những thành tựu về kinh tế, xã hội, trong đó có
phần đóng góp hết sức quan trọng của đường lối đối ngoại đúng đắn và hoạt động ngoại giao
nhạy bén, năng động. Đảng ta đã đưa đất nước đi đúng xu thế phát triển của thời đại: hoà bình,
ổn định, hợp tác và phát triển; đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ quốc tế; kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại để phát triển đất nước.

Hiện nay, chúng ta thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hoá, đa
dạng hoá; mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ
chức trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vện lãnh thổ của nhau, không can
thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, giải quyết cac vấn đề thông qua
thương lượng; tăng cường quan hệ hợp tác với các nước láng giềng, các tổ chức quốc tế, các lực
lượng cách mạng và tiến bộ, các đảng cầm quyền; phát triển quan hệ đối ngoại nhân dân, quan
hệ với các tổ chức phi chính phủ...

Lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh bảo vệ và xâu dựng Tổ quốc đã cho phép chúng ta rút
ra những bài học vô giá về ngoại giao, đó là:

Thứ nhất: kiên quyết giữ vững độc lập trong mọi tình huống, đặt lợi ích dân tộc lên trên
hết.

Thứ hai: giữ vững nguyên tắc nhưng có sách lược mềm dẻo đôi lúc phải biết nhân
nhượng những vấn đề không phải nguyên tắc. Đó là cách xử lý vấn đề lợi ích dân tộc bằng sách
lược thích hợp.

Thứ ba: trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, phải biết kết hợp mặt trận quân sự với mặt trận
ngoại giao, chiến đấu anh dũng và quyết chiến thắng trên chiến trường, song đồng thời phải tạo
ra thế vừa đánh vừa đàm, có lúc dùng ngoại giao phục vụ chiến trường, ngược lại có lúc phải
dùng lợi thế trên chiến trường để phục vụ mặt trận ngoại giao. Trên suốt chiều dài lịch sử của
dân tộc, ngoại giao Việt Nam đã góp phần làm nên những chiến công hiển hách trong đó vai trò
của ngoại giao ngaỳ càng được khẳng định và trở nên vô cùng quan trọng. Nước CHXHCN Việt
Nam đã kế thừa và phát triển một nền ngoại giao có bề dày truyền thống của dân tộc. Đó là
hành trang vô giá để nền ngoại giao hiện đại Việt Nam bước lên vũ đài quốc tế hôm nay và ngày
mai.

47
2.3. Lễ tân ngoại giao

2.3.1. Quá trình hình thành C12

Ứng xử như thế nào cho đúng trong giao tiếp với người nước ngoài là điều không đơn
giản vì nó liên quan đến phong tục tập quán, văn hoá của các dân tộc. Ứng xử cho đúng trong
quan hệ giữa các nhà nước và các nhân vật chính khách càng phức tạp và tế nhị hơn, vì nó còn
liên quan đến chủ quyền và lợi ích quốc gia, uy tín và thể diện dân tộc. Lễ tân ngoại giao (hiểu
theo nghĩa rộng là lễ tân đối ngoại) là công cụ có thể giúp chúng ta thực hiện được điều đó.

Lễ tân ngoại giao được hình thành từ thuở rất xa xưa. Sau khi các nhà nước xuất hiện, xã
hội loài người từng bước tích luỹ kinh nghiệm về những nghi thức, tập quán, luật lệ trong ứng xử
giữa các quốc gia, về sau được gọi là lễ tân ngoại giao. Các bộ lạc, các nhà nước cử đại diện (sứ
thần) đến gặp đại diện đối phương để đàm phán chấm dứt những cuộc chiến tranh xảy ra liên
miên. Để họ có thể hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện chiến tranh và thù địch, các đại diện đó
được hưởng một quy chế đặc biệt gọi là miễn trừ (immunité) tức là được bảo đảm an toàn tính
mạng. từ đó dần dần hình thành chế độ "ưu đãi miễn trừ ngoại giao".

Từ việc cử sứ thần đặc nhiệm trong thời chiến, các nước tiến tới thành lập những cơ quan
đại sứ thường trú do một "đại sứ đặc mệnh toàn quyền" đứng đầu, được bổ nhiệm bên cạnh
nguyên thủ quốc gia nước ngoài nhằm mục đích thay mặt nguyên thủ quốc gia nước mình bàn
bạc những vấn đề liên quan đến việc duy trì hoà bình, thiết lập và phát triển quan hệ hữu nghị và
hợp tác hai bên cùng có lợi. Từ đó chế độ "ưu đãi miễn trừ" được mở rộng đến toàn thể các viên
48
chức ngoại giao nhằm tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể hoàn thành sư mạng chính thức một
cách an toàn và trong danh dự.

Trước thế kỷ XIX, khi chưa có những quy định quốc tế về lễ tân ngoại giao mà các nước
đều bắt buộc phải tuân thủ, thường xảy ra những tình huống khó xử, tranh chấp, thậm chí xung
đột giữa các quốc gia phong kiến vì những sự việc có vẻ vụn vặt liên quan đến lễ tân ngoại giao.
Lịch sử ngoại giao còn lưu lại trường hợp điển hình về cuộc tranh chấp đãm máu ngày
30/10/1961 giữa hai đoàn tuỳ tùng của đại sứ Pháp và đại sứ Tây ban Nha về ngôi thứ chỗ đứng
trong đoàn ngoại giao tại Luân Đôn khi đón đại sứ Thuỵ Điển. Sau sự cố đó, theo đòi hỏi của
Vua Pháp là Lu I thứ 14, đại sứ Tây Ban Nha bị trừng trị và từ đó về sau các đại sứ của Tây Ban
Nha phải luôn luôn đứng sau và nhường bước các đại sứ Pháp, nếu không Vương quốc Pháp sẽ
cử quân sang đánh Vương quốc Tây Ban Nha12.

Nhằm tránh những sự cố ngoại giao và trnah chấp về lễ tân đáng tiếc như trên, tại Đại hội
Viên năm 1985, một số cường quốc chấu Âu đã thông qua một văn kiện mang tính pháp lý quốc
tế đầu tiên về lễ tân ngoại giao, trong đó quy định cụ thể về ngôi thứ giữa viên chức ngoại giao
các cấp. Quy định đó được tuyệt đa số các nước tuân thủ cho đến giữa thế kỷ XX.

Sau Chiến tranh thê giới thứ hai, số quốc gia độc lập và có chủ quyền trên thế giới tăng
nhiều do kết quả phong trào giải phóng cuả các dân tộc thuộc địa. Những quy định quốc tế đã có
về lễ tân ngoại giao cần được sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Ngờ cố gắng
chung của các nước, năm 1961 Công ước Viên về quan hệ ngoại giao được ký kết. Hai năm sau,
Công ước Viên về quan hệ lãnh sự cũng được ký kết (1963). Hai Công ước đó quy định cụ thể
những quyền ưu đãi miễn trừ mà các cơ quan và viên chức ngoại giao và lãnh sự nước ngoài
được hưởng, nó được tất cả các nước trong cộng đồng thế giới tuân thủ cho đến ngày nay. Có
nước coi hai Công ước đó là một bộ phận cấu thành của luật quốc gia nước mình. Có nước căn
cứ vào đó để soạn thảo luật quốc gia của nước mìnhvề vấn đề này như trường hợp Việt Nam.
Nước ta có Pháp lệnh ngày 23/8/1993 về "quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho Cơ quan đại diện
ngoại giao, Cơ quan lãnh sự và Cơ quan đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam".

Bên cạnh những quy định của hai Công ước Viên năm 1961 và 1963 và những điều ước
quốc tế khác có liên quan, nội dung của lễ tân ngoại giao còn bao gồm những tập quán và nghi
lễ quốc tế, phép lịch sự quốc tế được các nước tự nguyện tuân thủ, và những truyền thống của
các dân tộc cần tôn trọng.

Như vậy, lễ tân ngoại giao có từ khi giữa các nhà nước có quan hệ với nhau. Nó không
ngừng phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người và của mối quan hệ giữa các quốc
gia. Không ai phát minh hoặc đặt ra các quy định đó mà đó chính là sự tổng kết nhưng thói quen,
tập quán tiếp xúc trong nhiều thế kỷ giữa các quốc gia nhằm phù hợp với những yêu cầu bang
giao quốc tế.

2.3.1.1. Lễ tân ngoại giao là một phạm trù mang tính lịch sử B19-21

12
Theo Lễ tân ngoại giao Liên Xô (Mát cơ va), 1985, tr. 37
49
2.3.1.2. Lễ tân ngoại giao là một phạm trù quốc tế B 21-22

2.3.2. Định nghĩa

Có nhiều định nghĩa khác nhau về lễ tân ngoại giao, tuy nhiên cốt lõi của nó là những quy
định thành văn hoặc không thành văn về cách ứng xử trong quan hệ chính thức giữa các nhà
nước và đại diện của họ với nhau.

Từ điển Ngoại giao Liên Xô xuất bản năm 1986 nêu: Lễ tân ngoại giao là tổng thể những
nguyên tắc, truyền thống, tập quán được thừa nhận rộng rãi mà các Chính phủ, các Bộ ngoại
giao, các cơ quan đại diện ngoại giao và các nhân vật chính thức bắt buộc phải tuân thủ trong
giao tiếp quốc tế13.

Ngày nay, lễ tân ngoại giao là những vấn đề nghiệp vụ cụ thể mang ý nghĩa chính trị, bao
gồm cả thói quen (tập quán) và cả thủ tục, quy định; vừa thể hiện luật pháp quốc gia, vừa bảo
đảm tuân thủ pháp lý quốc tếcó liên quan đến mỗi nước. Như vậy, Lễ tân ngoại giao là sự vận
dụng tổng hợp các nghi thức, phong tục, tập quán, các luật lệ quốc gia và quốc tế trong hoạt
động đối ngoại, nhằm phục vụ đường lối, chính sách đối ngoại của một nhà nước nhất định14.

2.3.3. Lễ tân ngoại giao và lễ tân đối ngoại

Từ giữa thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và xu thế toàn cầu hoá
nền kinh tế thế giới, quan hệ giữa các quốc gia dân tộc phát triển vượt bậc, không chỉ về mặt nhà
nước giữa các chính phủ mà còn về mặt đảng và nhân dân giữa các đảng chính trị và đảng cầm
quyền, giữa các hội đoàn, các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội, nhân đạo, thể thao, du lịch... với
việc thiết lập đủ loại cơ quan đại diện. Tuy đó không phải là những cơ quan ngoại giao nhà nước,
nhưng là cơ quan đại diện của các đối tác nước ngoài, do đó không thể đối xử với họ như những
tổ chức và cơ quan trong nước, mà phải vận dụng một cách thích hợp những nội dung của lễ tân
ngoại giao. Như vậy khái niệm lễ tân ngoại giao được mở rộng thành lễ tân đối ngoại.

Nhiều lúc khó có thể phân biệt rạch ròi ranh giới giữa lễ tân ngoại giao và lễ tân đối
ngoại vì ngày nay các cơ quan đại diện ngoại giao, ít nhiều đều có hoạt động kinh tế - xã hội. Về
điểm này, tổng thống Pháp từng nhận xét rằng, nếu như trước kia các nhà ngoại giao Pháp đã tập
trung vào quan hệ nhà nước, chính phủ, nghĩa là quan hệ chính thức là chính, thì nay họ phải tập
trung cả vào ngưòi dân và các tổ chức khác bởi vì đang có chiều hướng quan hẹe giữa các dân
tộc vượt qua cả quan hệ giữa các nhà nước15.

Lễ tân ngoại giao và lễ tân đối ngoại cơ bản giống nhau về tính chất, vai trò, vị trí và
nguyên tắc ứng xử với các loại đối tượng nước ngoài, chỉ khác nhau trong cách vận dụng như
thế nào cho thích hợp, thật chặt chẽ hay linh động.

2.3.4. Vị trí, vai trò C12-13

2.3.4.1. Vị trí

13
Võ Anh Tuấn, Lễ tân ngoại giao thực hành, NXB CTQG, Hà Nội, 2000, tr. 12
14
Nguyễn Xuân Sơn (chủ biên), Một số vấn đề cơ bản về ngoại giao và lễ tân ngoại giao, NXB CTQG, Hà Nội, 1996, tr. 28
15
Theo Tuần báo quốc tế, số 9, ngày 14/9/1998.
50
Lễ tân ngoại giao là một bộ phận của Lễ tân Nhà nước, là một lĩnh vực công tác quan
trọng trong hoạt động giao tiếp, đối nội và đối ngoại của Chính phủ và nhân dân ta, là lĩnh vực
được đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo ngay từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công năm
1945 cho đến nay.

Lễ tân ngoại giao (hoặc lễ tân đối ngoại nếu hiểu theo nghĩa rộng) là một bộ môn thuộc
nghiệp vụ đối ngoại, có tầm quan trọng đặc biệt đối với mọi hoạt động có nhân tố nước ngoài.
Có thể khẳng định rằng hễ có hoạt động ngoại giao, hoạt động đối ngoại là có lễ tân ngoại giao,
lễ tân đối ngoại.

2.3.4.2. Vai trò


Trong quan hệ quốc tế, đường lối chính sách đối ngoại là nhân tố quyết định. Lễ tân là
một công cụ rất quan trọng, không thể thiếu nhằm thể hiện và phục vụ đường lối chính sách đối
ngoại. Trong mọi hoạt động đối ngoại đều cần có lễ tân. Lễ tân ngoại giao có nhiệm vụ vận dụng
một cách nhuần nhuyễn những nội dung kể trên vào từng trường hợp hoạt động đối ngoại cụ thể
bằng những biện pháp lễ tân thích hợp với từng đối tượng.

Lễ tân ngoại giao là một bộ phận cấu thành của hoạt động ngoại giao nhằm thực hiện
chính sách đối ngoại của một nhà nước, đồng thời góp phần thúc đẩy hợp tác và hữu nghị giữa
các nước. Bất cứ nước nào, hoạt động ngoại giao cũng xuất phát từ đường lối đối ngoại, thể hiện
và phục vụ cho chính sách đối ngoại đó. Mọi cuộc đón tiếp từ hình thức, nghi thức đón tiếp, số
lượng và mức độ các nhân vật chính thức tham dự, quy mô các cuộc chiêu đãi... đều phản ánh
mức độ quan hệ giữa hai hay nhiều quốc gia.

Lễ tân là công cụ chính trị nhằm phục vụ cho hoạt động ngoại giao của một nước. Một
mặt nó có nhiệm vụ cụ thể hoá các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế để áp dụng vào nước
mình. Thí dụ, nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia được thể hiện trong việc sắp xếp ngôi thứ
các trưởng đoàn trong các hội nghị quốc tế. Mặt khác, nó còn bảo đảm nguyên tắc tôn trọng chủ
quyền của mỗi quốc gia, được cụ thể hoá vào các quy định trong lễ đón tiếp các vị đứng đầu nhà
nước, chính phủ cũng như các đặc quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho các đại diện của các nước;
ngoài ra, nó còn giữ vai trò tạo khung cảnh và bầu không khí thuận lợi trong quan hệ giữa các
quốc gia; đề ra nguyên tắc cho các cuộc giao tiếp quốc tế, vận dụng các hình thức thích hợp
trong các cuộc đàm phán, ký kết. Trong lễ tân ngoại giao, phải áp dụng nhiều biện pháp và hình
thức để bảo đảm quyền bình đẳng trong quan hệ giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền, tạo
điều kiện cho mỗi quốc gia được nói lên tiếng nói của chính mình. Bảo đảm các đặc quyền giành
cho các nhà ngoại giao được hưởng như nhau, không phân biệt đó là người đại diện của nước lớn
hay nước nhỏ; nước giàu, nước nghèo; đại diện của nước thắng trận hay người bại trận.

Lễ tân ngoại giao biểu hiện sự trọng thị, lịch sự, văn minh của một quốc gia, dân tộc này
đối với quốc gia, dân tộc khác. Nó yêu cầu tất cả các nước phải tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng
phẩm giá, nhân cách và quyền độc lập giữa các quốc gia, dân tộc (ngay cả trong trường hợp thù
địch với nhau). Các nhà ngoại giao đã thừa nhận rằng nghi thức lễ tân tưởng như những điều có
vẻ rườm rà, phiền phức nhưng nó lại vô cùng quan trọng, nhiều khi đưa lại kết quả thật bất ngờ.
51
Nếu coi thường hoặc sơ suất trong lễ tân dễ gây ra sự hiểu lầm thái độ của nước chủ nhà đối với
khách (hoặc ngược lại), hậu quả sẽ khó sửa và không thể lường trước. Thông qua những nghi
thức lễ tân đã được công nhận, người ta có thể tránh được những khó khăn tưởng chừng không
thể vượt qua, và tiến hành nó một cách thuận lợi.

Hoạt động đối ngoại khó có thể thực hiện thành công nếu thiếu sự đóng góp của lễ tân
ngoại giao. Bởi vì nó không chỉ đơn thuần là lễ tiết, nghi thức, mà còn là một nghệt huật - nghệ
thuật của sự lôi cuốn tình cảm của khách nước ngoài cho đất nước, cho dân tộc mình. Trong lĩnh
vực này, nghệ thuật của sự thông minh, khôn khéo, kiên nhẫn và lịch sự được phát huy đầy đủ
vai trò của nó. Vì vậy, cán bộ ngoại giao, cán bộ lễ tân phải được tuyển chọn, đào tạo một cách
cơ bản, đầy đủ và ít nhất cũng là những người có chút năng khiếu bẩm sinh.

2.3.5. Những nguyên tắc của lễ tân ngoại giao D15-18, C15-16
2.3.5.1. Bình đẳng và không phân biệt đối xử giữa các quốc gia có chủ quyền

2.3.5.2. Tôn trọng lẫn nhau và có đi có lại

2.3.5.3. Kết hợp tập quán và luật pháp quốc tế với quy định quốc gia và truyền thống
dân tộc

2.3.6. Tính chất, yêu cầu của công tác lễ tân ngoại giao C13-15

2.3.7. Nội dung của nghiệp vụ lễ tân ngoại giao C17

Công tác lễ tân phát triển theo hướng ngày càng đơn giản hoá, giảm bớt nghi thức rườm
rà, chú trọng nội dung thiết thực. Những nghi lễ phức tạp trong lễ trình quốc thư như đại sứ phải
mặc áo đuôi tôm. đi xe song mã, có đội kỵ sĩ vung gươm chào... chỉ còn thấy tại một số ít nước
theo chế độ quân chủ lập hiến. Ngày nay đại sứ không nhất thiết phải đi xe ô tô đít vuông
(familial) đủ loại màu, có cắm cờ để đi hoạt động chính thức. Nghi lễ bắn 21 phát súng đại bác
chào nguyen thủ quốc gia nước ngoài đến thăm chính thức cũng chỉ còn thấy tại một số ít nước.
Lễ tân ngoại giao là vấn đề có tính chất quốc tế, nhiều quy định được thừa nhận rộng rãi và đựoc
ghi ở các công ước quốc tế, nên không được phép đơn giản hoá các thủ tục và nghi thức lễ tân
khi chưa được thống nhất chung giữa các nước. Vì vậy, chỉ có thể đơn giản hoá một số thủ tục
trên cơ sở đã có sự nhất trí với các nước có liên quan, nếu chưa có sự thống nhất thì cần phải tôn
trọng nghi lễ hiện hành một cách nghiêm túc.

2.3.7.1. Đón tiếp một đoàn khách nước ngoài D36-43, E37-38
- Công tác chuẩn bị và những điểm cần chú ý chung

- Đón nguyên thủ quốc gia nước ngoài


- Đón khách tại sân bay địa phương

- Đón khách tại trụ sở cơ quan (UBND, Sở, Ban, Ngành...)


- Tiễn khách

52
2.3.7.2. Tổ chức các cuộc chiêu đãi ngoại giao D55-66, E49-61, F131-170, C 30-48,
B35-51

- Ý nghĩa

- Chuẩn bị chiêu đãi

- Các kiểu tiệc chiêu đãi


- Quy trình và cách thức tổ chức một tiệc chiêu đãi ngồi

2.3.7.3. Phép lịch sự xã giao quốc tế D67-77, E81-87, E77-79, C 49-57


- Trang phục trong giao tiếp F195-208, B51-54

- Bắt tay, ôm hôn hữu nghị


- Điều hành (MC) và phát biểu F171-194

- Phương thức tặng quà, đồ lưu niệm, ghi sổ vàng F237-248, B54-57
- Phiên dịchF255-266

- Đặc điểm dân tộc và tư thế cá nhân

- Những vấn đề kiêng kỵ chung

- Quốc kỳ, quốc thiều, quốc hiệu F217-236

2.3.7.4. Thủ tục thiết lập quan hệ ngoại giao D19-25


- Thiết lập, cắt đứt, tái thiết lập quan hệ ngoại giao

- Bổ nhiệm và triệu hồi Đại diện ngoại giao

- Nghi lễ trình quốc thư


2.3.7.5. Quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao D31-35, C19-26, A100-131, B58-66

- Quá trình hình thành, phát triển

- Khái niệm
- Các quyền cơ bản
2.3.7.6 Ngôi thứ ngoại giao F71-112

- Ngôi thứ C 26-27

- Xếp chỗ
+ Cách sắp xếp chỗ ngồi trên xe con C54, D90

+ Cách sắp xếp chỗ ngồi trong các buổi làm việc, hội họp
+ Cách sắp xếp chỗ ngồi trong các buổi tiệc, chiêu đãi D83-87

53
3. LỄ TÂN TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

3.1. Tổng quan về nghiệp vụ du lịch

3.1.1. Khái niệm


3.1.2. Các nghiệp vụ cơ bản

3.1.2.1. Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch


3.1.2.2. Nghiệp vụ lữ hành

- Nghiệp vụ thiết kế tour

- Nghiệp vụ quảng bá sản phẩm


- Nghiệp vụ chào và bán sản phẩm
- Nghiệp vụ tổ chức tour

3.1.2.3. Nghiệp vụ khách sạn

- Nghiệp vụ lễ tân

- Nghiệp vụ phục vụ buồng

- Nghiệp vụ phục vụ ăn uống

+ Nghiệp vụ phục vụ bàn

+ Nghiệp vụ phục vụ bar

+ Nghiệp vụ bếp

- Nghiệp vụ phục vụ dịch vụ bổ sung

+ Dịch vụ thông tin, môi giới (bưu điện, gửi thư cho khách, lấy vé máy bay, tàu xe, đăng
ký mua tour...)

+ Dịch vụ sinh hoạt (giặt là, đổi tiền ngoại tệ, bán đồ tiêu dùng vặt, quần áo, mỹ phẩm, đồ
lưu niệm, nhận giữ tiền và đồ vật quý, đánh thức khách, chuyển hành lý,...)

+ Dịch vụ giao thông (sửa chữa, bảo dưỡng xe, bán xăng dầu...)
+ Dịch vụ giải trí, chăm sóc sức khoẻ (mỹ viện, cắt tóc, vũ trường, karaoke, massage,
xông hơi, y tế, cấp cứu...)

+ Dịch vụ cho thuê vật dụng (đầu video, catsette, xe đạp, xe máy...)

+ Dịch vụ trông giữ trẻ


+ Dịch vụ phục vụ phòng họp, bể bơi, sân tennis

...
3.2. Nghiệp vụ lễ tân du lịch

3.2.1. Đón tiếp một đoàn khách


54
3.3.1.1. Công tác chuẩn bị và những điểm cần chú ý chung

3.3.1.2. Đón khách tại sân bay địa phương

3.3.1.3. Đón khách tại trụ sở giao dịch


3.3.1.4. Tiễn khách

3.2.2. Nghiệp vụ lễ tân trong khách sạn


3.2.2.1. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận lễ tân khách sạn

- Vai trò

+ Là bộ mặt của khách sạn


+ Là người trực tiếp tiếp xúc với khách
- Chức năng

+ Tiếp thị và bán dịch vụ

+ Đầu mối phục vụ khách trong quá trình lưu trú tại khách sạn

+ Tham mưu trong việc đề ra các chiến lược kinh doanh

- Nhiệm vụ chủ yếu

+ Đón tiếp và tiễn khách

+ Thực hiện mọi thủ tục đăng ký đoàn khách với địa phương

+ Bố trí buồng ngủ cho khách

+ Bảo quản, giao nhận chìa khoá, thư từ, báo chí, điện tín, bưu phẩm, tiền bạc, đồ quý
của khách

+ Nắm vững lưu lượng khách đi và đến trong ngày để chuẩn bị tiếp đón và phục vụ khách

+ Tiếp nhận và thông báo kịp thời các thông tin cho các bộ phận có liên quan đáp ứng
yêu cầu của khách

+ Xử lý và giải quyết các yêu cầu của khách trong khả năng tối đa
+ Cung cấp và chỉ dẫn cho khách những thông tin tiện ích, thông tin nội quy.

+ Thường xuyên thăm hỏi và quan tâm chăm sóc khách

+ Giữ gìn an ninh trật tự tại cửa trước - nơi khách ra vào - và đảm bảo việc vận chuyển
hành lý cho khách

+ Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc

+ Tổng hợp và thanh toán đầy đủ, nhanh chóng, chính xác mọi chi phí, nợ nần của khách
+ Báo cáo lãnh đạo định kỳ hoặc bất thường về tình hình buống phòng và đón khách

3.2.2.2. Tổ chức lao động của bộ phận lễ tân


55
- Cơ cấu tổ chức và chức năng của từng tổ

+ Bộ phận đặt buồng

+ Bộ phận tiếp tân, làm thủ tục (Reception)


+ Bộ phận thu ngân

+ Bộ phận phục vụ đồng nhất


+ Bộ phận quan hệ với khách

+ Bộ phận tổng đài

+ Trung tâm dịch vụ


- Các vị trí nhân viên
+ Đón tiếp viên

+ Chỉ dẫn viên

+ Người gác cửa ra vào

+ Nhân viên hành lý

+ Nhân viên trực thang máy

+ Điện thoại viên

+ Nhân viên ghi hoá đơn

+ Thu ngân viên

+ Nhân viên vệ sinh

3.2.2.3. Nghiệp vụ lễ tân


- Quy trình phục vụ

+ Chuẩn bị
+ Đón khách và làm các thủ tục
+ Các mảng phục vụ khách

+ Thanh toán, tiễn khách


+ Tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị

- Các nghiệp vụ cụ thể


+ Nắm bắt, giải thích và chỉ dẫn cung cấp thông tin

+ Xác định phòng có thể bán


+ Kỹ năng thẩm định, bán phòng

+ Xác định hiệu quả kinh doanh và các hiệu quả khác

56
+ Nghiệp vụ sử dụng điện thoại

+ Nghệ thuật giao tiếp

+ Nghệ thuật phục trang


...

3.2.3. Nghệ thuật giao tiếp trong du lịch


3.2.3.1. Những nguyên tắc cơ bản

- Lựa chọn phong thái, cử chỉ

- Sử dụng ngôn ngữ


- Yêu cầu tôn trọng đối tác
- Tính quy phạm và linh hoạt trong giao tiếp

- Những vấn đề ưu tiên trong giao tiếp

...

3.2.3.2. Một số lễ nghi chủ yếu

- Tư thế và nụ cười

- Phục sức và trang điểm

- Xưng hô, giới thiệu

- Gặp gỡ, bắt tay, ôm hôn

- Điều hành (MC) và phát biểu

- Dạ hội và vũ hội
- Thăm viếng và đãi khách

- Chúc mừng sinh nhật, lễ tết


- Đi xe, cho tiền thưởng
- Hút thuốc và vệ sinh

- Thư từ, tặng quà, lưu niệm


3.2.3.3. Tập quán giao tiếp và ứng xử ở các nước

- Châu Âu
+ Anh

+ Pháp
+ Hà Lan

+ Đức

57
+ Nga

- Châu á

+ Triều Tiên
+ Nhật Bản

+ Thái Lan
+ Trung quốc

+ ấn Độ

+ Singapore
- Châu Mỹ
+ Mỹ

+ Canada

+ Các nước Mỹ la tinh

- Nam Thái Bình dương

+ úc

+ Niudilân

- Các nước khác

* TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giao tiếp quốc tế, NXB Phụ nữ, Hà Nội 1995


2. Lê Đình Sơn, Nghiệp vụ ngoại giao, Tập bài giảng của Học viện QHQT (lưu hành nội
bộ), Hà Nội 1998.

3. Võ Anh Tuấn, Lễ tân ngoại giao thực hành, NXB CTQG, Hà Nội 2000
4. K.Mac.Konal, Nghệ thuật giao tiếp, NXB Thế giới, Hà Nội 1995
5. Louis Dussault, Lễ tân - công cụ giao tiếp, NXB CTQG, Hà Nội 1999

6. Nguyễn Tử Lương, Một số vấn đề cơ bản về Nghiệp vụ Ngoại giao (3 tập), Học viện
QHQT, NXB CTQG, Hà Nội 2000.

xã giao quốc tế
1. Các khái niệm
- Lễ nghi (ceremony)

58
Toàn bộ những thông lệ phải được tôn trọng trong những nghi lễ chính thức hay những quy tắc
của phép lịch sự được sử dụng trong cộng đồng, đặc biệt là các cơ quan công cộng.
- Lễ tân nhà nước
Là lĩnh vực công tác quan trọng trong hoạt động giao tiếp, đối nội, đối ngoại của Chính phủ và
nhân dân
- Lễ tân ngoại giao (protocol)
Toàn bộ những quy tắc lễ nghi của một quốc gia, góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của
một quốc gia, đồng thời thể hiện văn hoá và lòng mến khách của một dân tộc.
- Phép (lịch sự) xã giao quốc tế
Là phép xử thế giưa người - người trong xã hội, nhằm bày tỏ lòng tự trọng và thái độ tôn trọng
mọi người trong quan hệ xã hội, đặc biệt quan trọng khi có yếu tố nước ngoài.
2. Phép xã giao quốc tế
2.1. Những vấn đề chung
2.1.1. Nguyên tắc của phép xã giao quốc tế
- Bình đẳng và không phan biêt đối xử giữa các quốc gia có chủ quyền (trừ trường hợp hai hay
nhiều nước có thoả thuận riêng)
- Tôn trọng lẫn nhau và có đi có lại (trả đũa)
- Kết hợp tập quán và luật pháp quốc tế với quy định quốc gia và truyền thống dân tộc (nhập gia
tuỳ tục)
VD:
+ ng Hồi giáo và ng Do thái không ăn thịt lợn, ng ấn Độ kiêng thịt bò, ng Hồi giáo không uống
rượu nói chung, ng ấn Độ chỉ không chiêu đãi rượu trong dịp Qkhánh, ng Hồi giáo còn có
mộttháng nhịn ăn, uóng, hút thuốc lá.
+ Đa số các nước nghỉ hàng tuần vào CN, nhưng ng Hồi giáo nghỉ vào thứ sáu, ng Do thái nghỉ
từ chiều thứ 6 đến chiều thứ 7.
2.1.2. Biểu trưng quốc gia và tính đại diện trong xã giao quốc tế
* Quốc kỳ, quốc thiều (handout)
- Treo QKỳ VD: 1970s chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ, doàn đb cấp cao CP CM lâm thời CH miền
Nam Việt Nam; 1980, tại sân bay Bangkok đón doàn Phó CT QHội CH Nhân dân Trung Hoa.
-- Trụ sở
+ quốc kỳ được treo trong phòng họp của các cấp chính quyền và đoàn thể trong những dịp long
trọng
+ các cơ quan nhà nước, các nhà trường (kể cả học viện), các đơn vị vuc trang, các cửa khẩu biên
giới, các cảng quốc tế phải có cột cờ và treo Quốc kỳ trước công sở, hoặc nơi trang trọng trước
cửa cơ quan.
+ trụ sở Phủ chủ tịch, trụ sở Quốc họi, Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, trụ sở Chính Phủ, Toà án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ NG, Đại sưa quán Việt Nam tại các nước,
Cọt cờ Hà Nội, trụ sở UBND các cấp (trừ UBND phường ở TP, Thị xã), các cửa khẩu và cảng
quốc tế treo Quốc kỳ 24/24
+ trụ sở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, đơn vị vũ trang, nhà trường treo QKỳ từ 6-18h hàng ngày
+ tất cả các cơ quan và đơn vị nói trên, đặc biẹt là các cơ quan đối ngoại, khi có khách nước
ngoài từ cấp Bô trưởng trở lên thăm chính thức phải treo cờ quốc gia của khách cùng với QKỳ.
-- Xe ô tô
+ Qkỳ được cắm vào xe ô tô của các Đại sứ và Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài.
+ đưa, đón đại biểu chính phủ nước ngoài thì căm Qkỳ của ta và bạn vào xe ô tô dùng cho các
đại biểu ấy. đằng trước nhìn vào thì Qkỳ ta ở bên tay phải
+ xe cơ quan và xe tư nhân (ngoài trường hợp trên) không được cắm quốc kỳ.
-- Chú ý:
+ tránh treo ngược ngôi sao
+ được treo hoặc mang đi ở những nơi tổ chức meeting, biểu tình, động viên quần chúng làm các
công việc tập thể.

59
+ treo 2 cờ, nhìn từ mặt trwocs vào thì Qkỳ của ta bên tay phải. Nhiều cờ, thì cùng kích cỡ, treo
cao bằng nhau
+ kỷ niệm quốc khánh bạn, treo qkỳ của ta và bạn tịa phòng lễ
+ đón tiếp đoàn khách chính phủ nước bạn, troe qkỳ của ta và bạn tại nơi đón (nhà ga, bến tàu,...)
và nơi đoàn ở.
+ đón các đoàn thể nhân dân nước bạn khong treo qkỳ.
- Quốc ca
+ cử quốc ca nước bạn trước, nước ta sau, cả khi khai mạc và bế mạc.
+ Kỷ niệm 1/5: khai mạc quốc ca, bế mạc quốc tế ca
* Tính đại diện ít nhiều của mỗi cá nhân khi tham gia giao tiếp quốc tế (cho đất nước, địa
phương, đơn vị mình)
- Tư thế cá nhân biểu đạt đặc điểm dân tộc, từ diện mạo, cách ăn nói, chào hỏi, xưng hô, ăn uống
- đã có thời, ng Việt Nam ở nươc ngoài tự tổng két một số thói quen của mình: ăn to, nói lớn, đi
chậm, hay cười, không gõ cửa, ngại nói "cảm ơn" hay "xin lỗi".
2.1.3. Bản lĩnh, yêu cầu đối với người làm công tác đối ngoại
- những chién sỹ đấu tranh trên mặt trạn quốc tế đê thực hiện chính sách đối ngoại của quóc gia,
dân tộc
- phẩm chất tốt, lý tưởng, lòng tự trọng, tự hào dân tộc, ý chí tự lực tự cường, tỉnh táo trong mọi
tinh huống, cảnh giác
- luôn trau dồi học tập để tranh thủ hữu nghị và đánh giá đúng bản chất các sự việc diễn ra hàng
ngày trên thế giới, phán đoán ý đồ của đối tác
- ra sức học tập ngoại ngữ
2.2. Cụ thể (với cả hai tư cách: người đón khách và người làm khách)
2.2.1. Đón khách
- Quy định: đón khách nước ngoài cấp dịa phương
+ lịch sự, nhiệt tình song đơn giản, tiết kiệm
+ không huy dộng quần chúng, không duyệt đội danh dự, không meeting chào mừng
+ trang trí cờ, khẩu hiệu ở nơi đón tiếp, không trang trí dọc đường
+ không mo tô hộ tống, chỉ có xe dẫn đường
+ chỉ tổ chức một cuộc chiêu đãi hoặc cơm thân mật song tiết kiệm
2.2.2. Chào hỏi, bắt tay, ôm hôn hữu nghị, giới thiệu và tự giới thiệu
- Chào hỏi trở thành việc thường xuyên mõi khi gặp nhau trong ngày (sáng, trưa-chiều, tối) và
khi chia tay nhau. Chào là động tác tổng thể (lời nói, nụ cười, ánh mắt, gật dầu, giơ tay ra hiệu,
ngả mũ, khẽ cúi đầu). Cần dúng đắn trogn các hoàn cảnh, đối tượng, chân thành.
- Không tâng bốc khi chào nhau, không phì phèo thuốc lá khichào nhau, nam chào nữ trước, cấp
dưới chào cấp trên, trẻ chào già, người mới đến chào người đến trước, người từ ngoài vào chào
người ở trong.
- bắt tay nhẹ nhàng, hồn nhiên, chân thành, dứt khoát, mắt nhìn thẳng: dùng tay phải nắm cả bàn
tay bạn không lâu, bóp mạnh là thô bạo, hời hợt là vô lễ, vồ vập là sỗ sàng, phải tháo găng (trừ
phụ nữ), không nên dút tay kia trong áo, quần.
- chua quen biết khong nên bắt tay, chờ sự giứoi thiệu, cân nhắc nhanh khi nhiều người cùng giơ
tay ra bắt với mình.
- Không dùng cả hai tay năm chặt tay phụ nữ.
- Xưng hô: nhớ và gọi đúng tên, chức danh của khách là biểu thị sự quan tâm và tôn trọng.
2.2.3. Phát biểu và điều hành (MC)
a. Chung
- Chuẩn bị
+ Mục tiêu
+ nội dung
+ thông tin mới, ý tưởng độc đáo
+ ôn tập
- Thể hiện

60
+ ngôn ngữ ngoại hình (tư thế, nhịp cầu ánh mắt)
+ ngữ điệu
+ đồng cảm của thính giả
+ kế hoạch trình bày (sử dụng phương tiện nhìn)
- rèn luyện kỹ năng
+ học tập kinh nghiệm
+ hoàn thiện trí nhớ
b. Cụ thể
- Điều khiển một cuộc họp
+ xác định mục tiêu, chủ đề của cuộc họp
+ dự đoán những phản ứng, ý kiến xuôi, ngược, kết quả cuộc họp
+ phác thảo chương trình chi tiết của buỏi họp, phân bố thời gian cho từng tiết mụ, ghi rõ những
điểm quan trọng nhất cần tậpt rung của từng nội dung
+ chuẩn bị những tài liệu tham chiếu nếu cần
+ mở đầu cuộc họp bằng những câu thông thường, tránh câu mệnh lệnh, tránh giọng lạnh lùng,
nghiêm nghị
+ giới thiệu ngắn gọn yêu cầu, chủ đề buổi họp, khuôn khổ thời gian, khách mời/thành phần
+ dẫn dắt thảo luận, nên đưa ra một câu hỏi và chờ trả lời. Hỏi sáng tỏ - trả lời minh bạch. không
sốt ruột khi chưa có câu trả lời, động viên người trả lời trước.
+ ghi nhận các ý kiến bằng sự quan tâm (gật đầu, nụ cười, nhận xét vô thưởng vô phạt) chứ
không vội thể hiện sự đồng tình hay phản đối
+ nên hướng cuộc họp vào vấn đề hơn là vào giải pháp. Đừng nôn nóng tìm giải pháp.
+ phân đều cơ hội được phát biểu cho mọi người, đảm bảo không để họ bị chen ngang thô bạo.
+ nếu chính bạn bị đặt câu hỏi, phải nhanh chóng tìm cách trả lời. Tuy nhiên, thông minh hơn, có
thể chuyển câu hỏi cho mọi người hoặc yêu cầu chính người đó trả lời (họ hỏi thường đã có câu
trả lời)
+ sơ kết những vấn đề đã rút ra, người ra về có cảm giác đồng tình với cái gì đó đã đạt được
- tham dự một cuộc họp
+ xem xét kỹ chương trình nghị sự đã phát cho bạn xem có thể đóng góp gì một cách thực chất
+ tập hợp thông tin liên quan đến chủ đề cuộc họp, lại có thể ủng hộ cho quan điểm của bạn
+ đầu óc cởi mở, thái độ khách quan, ứng xử không định kiến, vộ tư trong xem xét các quan
điểm của mọi người.
+ không làm ngơ với cả những ý kiến khác biệt
+ chịu khó lắng nghe, thái độ cầu thị "học trò nhỏ", tâm lý sẵn sàng tiếp nhận những ý kiến mới
mẻ, tránh cảm tính trong đánh giá các ý kiến.
+ cố gắng không nói chuyện riêng với người bên cạnh, ảnh hưởng đến sự chú ý nghe của người
khác
+ trình bày ý kiến của mình một cáhc cô đọng, tự tin
+ không tỏ ra bất mãn, bực bội khi ý kiến của bạn bị phê phán
+ tránh đóng vai trò "phản biện" đối với bất kỳ ai trong cuộc họp để khỏi gây ác cảm không cần
thiết
+ nên ghi lại những kết luận của cuộc họp để sử dụng về sau.
2.2.4. Phục trang (phục sức và trang điểm)
- Chú ý:
+ Phù hợp với lễ tiết, với bản thân
+ áo veston nam chỉ cài một nút trên hoặc giữa khi đứng, không cìa nút khi ngồi, đi thường
không cài nút, dừng lại để bắt tay người quan trọng thì phải cài trước khi đưa tay ra bắt
+ dịp không chính thức mới đwocj dùng áo veston và quần không cùng màu.
+ sơ mi trong hoạt đọng chính thức thì nên màu trắng, hoặc màu khác, nhưng khong kẻ cảô hoặc
rằn ri, hoa lá.

61
- Trang phục trong các lễ tiết nhà nước: lễ phục: sạch sẽ, là ủi cẩn thận, nghiêm chỉnh, trang nhã,
thóng nhất, theo đúng nghi thức, thường được ghi ngay trong giấy mời (phân biệt,ma, nữ, quân
đội...)
+ Nam:
++ Mùa nóng: complê màu nhạt, vải mỏng hoặc không mặc áo vest (chỉ mặc sơ mi dài tay hoặc
ngắn tay, có thắt cravát hoặc không thắt cravát)
++ Mùa lạnh: comple sậm màu, nguyên bộ, ít thay đổi kiểu dáng (thể hiện sự chững chạc, mẫu
mực), vải dày.
+ Nữ:
++ Mùa nóng mặc áo dài truyền thống
++ Mùa lạnh mặc complê nữ màu sẫm vải dày hoặc áo dài có khoác măng tô với thân dài hơn áo.
+ đói với dân tộc thiểu số: bộ quần áo ngày hội dân tọc
- trong đón tiếp, làm việc, tiễn đưa các đoàn khách nước ngoài (khách NNước, TChức Quốc tế,
chính khách, nhà kinh doanh...) mỗi công chức NN cũng như viên chức các tổ chức sản xuất
kinh doanh đều phải ăn mặc chỉnh tề, lịch sự.
+ Nam giới: Âu phục (quần dài, áo sơ mi dài hoặc ngắn tay bỏ trong quần) hoặc bộ ký giả, bộ
comlê (tuỳ đk, ngoài mặc áo khoác ấm như pađờ suy, bludông) có thắt ca vát, đi giầy hoặc dép
có quai hậu.
+ Nữ: áo dài, bộ quần áo âu, bộ váy, ngoài mặc áo khoác ấm tuỳ điều kiện, đi giày hoặc dép có
quai hậu.
- trong giờ làm việc ở các công sở: thường phục (lounge suit)
+ chỉnh tề, văn minh, tiết kiệm, giản dị nhưng không được tuỳ tiện, luộm thuộm, thiếu nghiêm
túc
+ có thể quy định đồng phục riêng, cần có thẻ tên
2.2.5. Vào phòng ở hoặc phòng làm việc, phòng khách
- Nhớ gõ cửa hoặc bấm chuông, chờ trả lời rồi mới vào. Chưa quen thì chờ ra mở cửa, hoặc có
tiếng mời vào.
- Không vội vã ngồi ghế, chờ được mời hoặc người chủ đã ngồi. Ngồi không dùng các động tác
thừa: bẻ tay, nhổ râu, ngoáy mũi, rung đùi.
- Không đội mũ, nếu các bà vào, nam giới nên đứng dậy
- Vào phòng khách thường các bà đi trước
- Không khoắc áo bành tô vào phòng khách, không hút thuốc
- Không nhìn chằm chằm các đồ đạc trong phòng
2.2.6. Nói chuyện
- Tránh quan tâm, chủ động hỏi về đời tư của khách, nhất là phụ nữ (tuỏi, hôn nhân, gia đình,
lương bổng, doanh thu...)
- Thẳng thắn, sòng phẳng trong trao đổi công việc, đi thẳng vào vấn đề. Thái độ dứt khoát, không
dùng cụm từ "thôi cũng được", " để khi khác, để xem" khi được hỏi, được mời "có hay khong",
"đồng ý hay không".
- đông người không nên nói về ván đề chỉ liên quan đến bạn và người đối thoại trực tiếp, hoặc
vấn đề chỉ 2 người biêt, hiểu với nhau. Tránh nói thầm.
- không nói tranh người khác
- không dẫn dắt cầu chuyền về những người mà hiện những người có mặt không biết
2.2.7. Giờ giấc, hẹn gặp, thăm viếng
- Thời gian, giờ làm việc
+ Mùa hè: từ 16/4 đến ngày 15/10 hàng năm; 7h30 - 16h30, nghỉ trưa 01 giờ từ 12h-13h.
+ Mùa đông: từ 15/10 đến 15/4 năm sau; 8h00 - 16h30, nghỉ trưa 30 ph từ 12h30 đến 13h00
(HN: 7h30 - 16h30, nghỉ trưa 12h00 -13h00)
- Cần đúng giờ, tốt hơn là đến sớm ít phút, nếu chót đến muộn phải đi qua trước mặt mọi người
phải nói câu "xin lõi" và đi quay lưng về phía sân khấu, không dừng lại lâu trước mặt người khác
khi tìm chỗ ngồi.
2.2.8. Đi lại

62
+ Lên xe ô tô hay vào thang máy mời các bà vào trước, khi ra thì nam giới ra trước để đỡ tay các
bà ra. Lên xuống cầu thang nhừng phía có tay vịn cho phụ nữ.
2.2.9. Ăn uống
+ người nước ngoài thường không ăn và uống rượu bia trong khi làm việc, chỉ nước suối; khi ăn
trưa ít khi dùng đồ uống có cồn, không ép ăn, ép rượu, không gắp thức ăn cho khách, một số
nước có thói quen là ăn sạch thực ăn trong đĩa, nhất là món ăn tự chọn.
+ Thẳng thắn, sòng phẳng: khi tình cờ gặp bạn bè tại nhà hàng hay trên xe công cộng, mỗi người
trả tiền phần của mình, không ngại "khó coi" nên "tiện thể" trả tiền ăn hoặc tiền xe luôn cho bạn.
+ Thân tình nhưng phải có mức độ, tránh suồng sã, tránh uống quá chén (không "trăm phần
trăm")
+ Giao tiếp trên bàn tiệc:
++ Không để khuỷu tay vào bàn ăn
++ Không dùng dao cắt thịt, cá để đưa lên miệng
++ Không xỉa răng trong khi ăn, không dùng khăn ăn hoặc tay che miệng, chỉ gây chú ý, nên vào
toilet.
++ Thìa cà phê dùng để cho đường vào cốc không ngâm trong cốc, không cho vào miệng, dùng
lấy thức ăn khác
++ Không cúi đầu quá thấp sát xuóng mặt bàn ăn
++ Không nói khi miẹng đầy thúc ăn
++ Nếu chưa biết cách sử dụng dao, dĩa, nên quan sát chủ và khách chính. Thông thường dùng từ
ngoài vào trong (bộ dao dĩa đặt trên vị trí của bạn), nếu nhầm cứ thản nhiên.
++ Khăn ăn để tránh thức ăn rơi vào quần áo phải đwocj trải lên đùi, ăn xong phải gấp lại, đặtlên
bàn
++ Nên chủ động bắt chuyện với người bên cạnh bạn, nói về điều mà đối tượng quan tâm, làm
cho họ thấy là điều đó quan trọng. Nhưng không ba hoa, phóng đại quá đáng. Tránh chủ đề gây
tranh luận. Thái độ tốt để giải quyết những chủ đề gay cấn như tôn giáo, chính trị là thái độ học
hỏi, ham hiẻu biết hơn là một người tuyên truyền hay bảo vệ.
2.2.10. Tặng quà, chúc mừng
+ Tặng phẩm cho đoàn nưứoc ngoài thì chỉ dành cho trwongr đoàn và phu nhân (nếu có) sang
thăm chinhs thức, tặng phẩm cần mang tính dân tộc, khiêm tốn, dóng gói trang nhã.
+ sự quan tâm nhỏ nhân dịp những ngày có ý nghĩa như sinh nhật (lời chúc mừng, tặng hoa, tặng
quà) sẽ làm cho khách nước ngoài cảm động.
2.2.11. Cử chỉ, việc làm nên chú ý
+ Tư thế tay
+ Tránh hút thuốc trong phòng họp
+ Tránh đội mũ trong phòng họp
+ Tránh để áo sơ mi bỏ ngoài quần
+ Tránh đi dép lê, đi giày không tất
+ Một vài con số: 13 (nhiều khách sạn không có tầng 13, phòng 13), thứ sáu, ngày 13 kiêng kỵ
đối với kinh doanh, người ta thường hay đùa nhau vào ngày 1/4 nên chú ý cảnh giác.
+ nếu có ai đó trong đám đông hắt hơi không nên chú ý, không tiéu lâm quá trớn, không từ chối
hát, đàn... khi được đề nghị mà bạn có thể thực hiện tốt, không thường xuyên xem đồng hồ.

- Sử dụng danh thiếp, thư từ


- Ngôi thứ và xếp chỗ (tiệc, hội nghị, trên xe con)
- Sử dụng điện thoại
- Vấn đề vệ sinh
- Lưu trú, mua sắm, cho tiền thưởng
- Dự khiêu vũ

63
Vài suy nghĩ về Ngoại giao Việt Nam bước vào thế kỷ mới
LTS: Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng là một cây bút lớn trong làng báo Việt Nam. Bài tham
luận của ông tại Hội thảo, do khuôn khổ hạn hẹp của một số báo tuần, Ban Biên tập chúng tôi
chỉ có thể trích đăng một số đoạn quan trọng nhất.
Trần Bạch Đằng
Quốc gia nào, trong quá trình phát triển của mình, cũng đều xử lý 2 mệnh đề song song: đối nội

đối ngoại. Hai mệnh đề tuy song song nhưng lại hỗ trợ nhau, dựa vào nhau, tạo thế và lực cho
nhau, nói chung, đối nội là cơ bản, cũng có lúc đối ngoại là trọng điểm. Thời xa xưa, trong khi
dựng nước, tổ tiên ta đã quan hệ với láng giềng phía Bắc, phía Tây, phía Nam, một hình thức
ngoại giao ở dạng sơ khởi. Từ khi nền tự chủ của Đại Việt được khôi phục, nhà nước ta đã xem
ngoại giao như là một loại mặt trận, vừa tạo thêm điều kiện giữ độc lập quốc gia vừa thông qua
ngoại giao mà hình thành những quan hệ kinh tế, văn hoá và tranh thủ cảm tình của nhân dân các
nước chung quanh.
Việt Nam là một nước nhỏ nên không thể không khôn khéo trong ngoại giao với nước lớn. Tuy
nhiên, thế mạnh ngoại giao của nước ta từ đầu Thế kỷ thứ X trở về sau gắn chặt với sự quật khởi
dân tộc, đánh dấu bằng những chiến công có tầm cỡ quốc gia. Những cuộc chiến thắng ngoại
xâm cũng như những cuộc khởi nghĩa quần chúng đã hậu thuẫn cho các cuộc thương lượng, nói
chung là gay go. Đọc lịch sử nước ta, nghiên cứu các sứ thần nước ta sang Trung Quốc là triều
đình ta tiếp sứ thần Trung Quốc, chúng ta hiểu rằng tuy ánh hào quang quật khởi bao giờ cũng là
cái nền của ngoại giao nhưng sách lược và sự khôn khéo cụ thể không thể thiếu trong từng thời
điểm và từng cuộc tiếp xúc khác nhau, với những chủ đề khác nhau. Hơn nữa, ngoại giao chính
là tấm kính phản chiếu thực trạng thịnh suy của các triều đại, hễ bên trong mà quốc thái dân an,
đủ minh quân lương tễ, quân đông tướng giỏi thì giao thiệp với bên ngoài luôn thuận lợi. Và
ngược lại.
...Ngoại giao Việt Nam bắt đầu tạo lập thế và lực mới từ sau chiến thắng biên giới 1950, khi
thoát khỏi tình trạng bị bao vây suốt 5 năm ròng. Con đường nối liền với các quốc gia xã hội chủ
nghĩa kéo dài đến tận Trung Âu và do đó nối liền với thế giới tiến bộ đã được đánh thông, sự
hiện diện của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và của Chính phủ Hồ Chí Minh trước dư luận
quốc tế không còn là một ẩn số, Việt Minh không phải là một “bóng ma” mà là một lực lượng
đáng nể. Nền ngoại giao của quốc gia Việt Nam được xác lập, không phải là của một phong trào
du kích mà là của một chế độ hẳn hoi, với Hiến pháp và với hệ thống Nhà nước quy củ. Những
viên gạch đầu tiên ấy từng bước được củng cố qua chiến thắng của nhân dân ta và sự thông hiểu
tình hình Việt Nam ngày một rõ ràng hơn của những quốc gia, nhân dân thế giới, của những tổ
chức yêu chuộng độc lập dân tộc và hòa bình. Tất nhiên, đại thắng Điện Biên Phủ và ký kết Hiệp
định Giơnevơ hoàn chỉnh hơn một bước nền ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
dù chỉ mới triển khai quyền lực trên phần lãnh thổ Bắc vĩ tuyến 17. Cần phải nhắc thêm một ý
nghĩa nữa của thắng lợi kháng chiến Việt Nam – nó đóng góp to lớn vào cao trào giải phóng các
dân tộc thuộc địa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng mơ ước khi còn bôn ba tìm lối đi cho cách
mạng Việt Nam : liên hiệp các dân tộc thuộc địa. Những cuộc quật khởi ở Đông Nam á, ở châu
Phi, đến lượt nó, hỗ trợ đáng kể cho cách mạng Việt Nam và cho nền ngoại giao Việt Nam.
Chúng ta có thể khẳng định rằng nền ngoại giao của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam
Việt Nam và của Chính phủ Cách mạng Lâm thời trong quá trình kháng chiến chống Mỹ ở miền
Nam thừa hưởng tài sản ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là chỗ dựa quan
trọng để phong trào cách mạng miền Nam xuất hiện trên các diễn đàn quốc tế, để chúng ta nhận
các hình thức viện trợ quý giá. Sự chỉ đạo sách lược ấy của Trung ương đã làm cho cuộc chiến
đấu của nhân dân ta thêm phong phú, phương châm thêm bạn bớt thù đạt hiệu quả cao, cô lập đế
quốc Mỹ và tay sai, tranh thủ mọi thế lực từ chính phủ đến tổ chức quần chúng có thể tranh thủ
được. Trong 15 năm, nền ngoại giao cách mạng của 2 miền kề vai sát cánh trong quyết tâm giải
phóng hoàn toàn đất nước.

64
Đành rằng thực lực ở chiến trường là quyết định song hoạt động ngoại giao đã trực tiếp yểm trợ
cho thực lực đó. Đặc biệt, nhiệm vụ ngoại giao của cả nước ta trong thời điểm này là đương đầu
với một thế lực cực mạnh. Muốn chiến thắng thế lực này trên bàn hội nghị thì việc đầu tiên phải
làm là tung thâm vào nước Mỹ, không phải bằng chất nổ mà bằng sự thực và chính nghĩa Việt
Nam, chuyển động được dư luận xã hội Mỹ. Ngoại giao nhân dân đã làm được một việc phi
thường. Chưa có thời kỳ nào trong lịch sử nước ta mà ngoại giao “được mùa” như thời kỳ chống
Mỹ - chống Mỹ xâm lược miền Nam, chống Mỹ phá hoại miền Bắc. Có ngoại giao ở trên tầng
nấc quốc gia, có ngoại giao nhân dân, có ngoại giao của những đoàn thể quần chúng và của
những cá nhân tiêu biểu, có ngoại giao công khai và có tiếp xúc bí mật, có trao đổi về những vấn
đề toàn cục và cũng có những trao đổi về từng mặt một, từng sự việc một. Ngoại giao đã thành
một cuộc tiến công với những lực lượng và hình thức khác nhau, tất cả đổ vào một kênh : Mỹ
phải chấm dứt chiến tranh, phải rút khỏi Việt Nam. Những cuộc biểu tình rầm rộ của sinh viên
Mỹ, những tấm gương mà chúng ta luôn luôn ghi nhớ như tấm gương Morisson, La Porte. Mỹ
muốn bao vây ta nhưng chính Mỹ bị một cao trào nhân dân của chính nước Mỹ và của nhiều
nước khác trên thế giới phong toả về chính trị. Một toà án quốc tế Bertrand Russell đi vào lịch
sử. Chúng ta đã tranh thủ được ngay những đồng minh truyền thống trọng yếu của Mỹ, ít nhất họ
đứng bên ngoài guồng máy quân sự xâm lược Việt Nam của Mỹ.
Bài học ngoại giao trong thời kỳ này thật là sâu sắc mà cái kết quả cuối cùng là Hiệp định Paris
được ký kết. Mỹ cuốn cờ về nước kéo theo một hệ quả không thể khác là ngụy quyền sụp đổ,
Việt Nam được giải phóng và thống nhất hoàn toàn.
...Thế kỷ XX và thiên niên kỷ thứ 2 trải qua những ngày cuối cùng khi chúng ta tổ chức cuộc Hội
thảo kỷ niệm 55 năm ngành Ngoại giao Việt Nam. Trong thời gian tới, ngoại giao nước ta sẽ
được nhận diện như thế nào?
Tôi xin nêu một vài đặc điểm để làm khung cho suy nghĩ của mình về chính sách ngoại giao Việt
Nam trong thế kỷ và thiên niên kỷ mới.
Cho đến những năm hai mươi của thế kỷ XXI, Việt Nam sẽ vẫn còn là một nước đạt mức phát
triển trung bình của thế giới, với điều kiện ta làm giỏi, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, nâng
dân trí ở độ phổ cập, có một lực lượng chuyên gia đủ đáp ứng bước đi của đất nước...
Nhìn tổng quát, Ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ mới phản ánh thực tế của Việt Nam mà các
văn bản chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần nêu lên, thời cơ và thách thức,
thuận lợi và khó khăn luôn cặp kè với nhau. Tuy vậy, nội tại Việt Nam đang hội nhiều tiền đề
tiến nhanh và tiến mạnh, vượt qua khó khăn để tận dụng thời cơ thì ngoại giao cũng không
khác.Vị thế quốc tế của Việt Nam bước vào thế kỷ mới có những phức tạp so với trước, song
mặt thuận đang xuất hiện không phải là ít.Vả lại, ngoại giao không chỉ tùng phục thực tế của đất
nước mà chính nó cũng là một động lực góp phần tạo sức mạnh mới cho đất nước. Lịch sử Trung
Quốc từng cho thấy, trong những hoàn cảnh nào đó, ngoại giao tham gia có ý nghĩa vào quá trình
xử lý an nguy của quốc gia, ví dụ một chuyến đi du thuyết ở Giang Đông của Gia Cát Lượng mở
ra liên minh Thục Ngô, đánh dấu bằng trận đại phá quân Tào Tháo tại Xích Bích, và tạo tiền đề
cho Thục từ yếu thành một trong ba chân vạc của thời Tam quốc. Việt Nam cũng có nhiều sự
kiện tương tự, tỷ như chính sách đối với nhà Thanh của Vua Quang Trung. Khi đặt lên đòn cân
giữa thuận lợi và khó khăn, xu hướng đúng nhất là thừa nhận hai mặt của một quá trình, cũng có
xu hướng nhấn mạnh thuận lợi và xu hướng nhấn mạnh khó khăn. Trong thực tế còn một sự can
thiệp nữa rất quyết định, đó là nội lực của nước ta, sách lược ngoại giao của Nhà nước ta. Đã qua
rồi thời kỳ một cường quốc nào đó phán quyết số phận của chúng ta - chính chúng ta đã bác bỏ
các áp đặt của nước ngoài qua hai cuộc kháng chiến và hiện giờ, chúng ta đang sống, nước ta
đang phát triển theo phương hướng do dân ta chọn lựa. Không thể không có khó khăn đồng thời
khó khăn không chặn được lối đi của chúng ta. Nói điều đó, tôi không duy ý chí mà căn cứ vào
diễn biến của thế giới hiện đại. Tất nhiên, tôi hiểu rằng Việt Nam đã và sẽ phải giải quyết một
bài toán không đơn giản khi chúng ta chọn con đường phát triển không chỉ ở tăng trưởng kinh tế,
giành lấy sự giàu mạnh mà còn không để đất nước quay lại cảnh bất công, tức xây dựng từng
bước một xã hội xã hội chủ nghĩa.

65
...Tôi cũng xin phép được nói lên một suy nghĩ của mình: Ngoại giao Việt Nam, trong một thời
gian dài, lấy sự liên kết ý thức hệ làm nền, cái đó là tất yếu trong một bối cảnh cụ thể. Từ Đổi
mới và nhất là từ 1990 đến nay ngoại giao Việt Nam lấy khu vực làm trung tâm. Sự lựa chọn có
dính đến tình thế song là sự lựa chọn hợp lý, do những chuyển động không chỉ riêng của Việt
Nam mà của cộng đồng các nước Đông Nam á.
Như trên tôi vừa nói, độc lập tự do của Việt Nam chủ đạo toàn bộ nền ngoại giao Việt Nam, sẽ
không bao giờ có việc Việt Nam dựa vào nước này, nước kia. Với Việt Nam, bè bạn là những ai
không nuôi ý định can thiệp vào nội bộ và chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, còn lập trường thì Việt
Nam là nước thuộc thế giới thứ ba, đang phát triển, và phát triển có định hướng, nếu có tiếng nói
chung với người cùng cảnh ngộ, cùng chí hướng, đó là chuyện tất nhiên.
Việt Nam không che giấu thiện cảm của mình với nhân dân lao động các nước, chia sẽ ý chí
chống bất công, xu thế được sống an bình, tự do của các dân tộc.
Ngoại giao trong điều kiện mới của thế giới, xoay quanh trục trao đổi bổ sung giữa các nước về
kinh tế, văn hoá, y học, kỹ thuật mà kinh tế nói chung và thương mại nói riêng nổi lên ngôi trọng
yếu.
Việt Nam đang còn là nước nghèo song lại có một địa vị không nhỏ trong mối giao tiếp quốc tế
bởi vị trí địa lý của Việt Nam, bởi lịch sử của dân tộc Việt Nam, bởi nền văn hóa Việt Nam và
bởi những thành tựu mà Việt Nam đạt được về kinh tế và xã hội trong thập niên cuối cùng của
Thế kỷ XX. Tiếng nói của Việt Nam ở các diễn đàn quốc tế cũng như trong mối quan hệ khu vực
hoặc song phương vẫn có một sức nặng nhất định. Sức nặng này càng nặng hơn khi chúng ta
giành thêm thắng lợi trong tương lai. Bởi vậy, cách hiểu “số phận nhược tiểu” của quá khứ
không còn phù hợp với hiện tại - không cao ngạo đồng thời không hạ mình trong các giao tiếp và
ký kết quốc tế.
Với vị thế như thế, đương nhiên Việt Nam không thể không quan tâm đến một loạt vấn đề mà
trước đây chưa phải bức thiết đối với chúng ta, thậm chí một số vấn đề còn mờ nhạt trong thế kỷ
XX lại nổi cộm trong thế kỷ XXI. Tôi ví dụ như nạn khủng bố quốc tế, những cuộc đổ máu vì tín
ngưỡng và sắc tộc hoặc lãnh thổ, sự phân liệt ở quốc gia này hay quốc gia khác vốn thống nhất
từ lâu, ví dụ như vấn đề môi trường và bảo vệ sinh thái, khoa học vũ trụ, vấn đề toàn cầu hóa,
vấn đề ứng dụng kỹ thuật thông tin, bệnh AIDS và v.v.... Việt Nam sẽ phải có tiếng nói đối với
tất cả những gì cuộc sống trên hành tinh đặt ra và đó chính là một nền ngoại giao hiện đại...
Ngoại giao Việt Nam sẽ ngày mỗi đa dạng. Chúng ta coi trọng quan hệ với các quốc gia, các
chính phủ, các lãnh thổ dù to hay nhỏ, đồng thời coi trọng tương xứng các tổ chức thế giới, từ
Liên hiệp quốc đến những tổ chức kinh tế, tài chính, lao động, xã hội, nhân quyền, văn hoá giáo
dục... Ngoài ngoại giao chính thức, chúng ta hợp tác với những tổ chức phi chính phủ có thiện
chí. Lực lượng ngoại giao nhân dân kể cả những tổ chức tôn giáo yêu nước, tác động không nhỏ
vào nền ngoại giao quốc gia...

Nhân kỷ niệm 715 năm chiến thắng Chơng Dơng - Hàm Tử, 700 năm ngày mất của Trần H-
ng Đạo và 55 năm thành lập ngành Ngoại giao, báo Quốc Tế xin chuyển đến bạn đọc nội
dung một loạt bài đề cập về thành công đối ngoại, cũng nh những nhân tài ngoại giao thời
Trần.
Những thành công đối ngoại thời Trần
TS. §inh C«ng VÜ ViÖn Nghiªn cøu H¸n N«m

Víi nh÷ng chÝnh s¸ch ®èi néi vµ ®èi ngo¹i s¸ng suèt vµ víi mét ®éi ngò ®«ng ®¶o nh÷ng nh©n
tµi ngo¹i giao, nhµ TrÇn ®· thu ®îc nh÷ng thµnh c«ng rùc rì trong ®èi ngo¹i.
Tríc tiªn, trong ®èi ngo¹i më cöa: Dï chiÕn tranh ¸c liÖt, nhng cha lóc nµo ngêi níc ngoµi ra vµo
níc ta tÊp nËp nh lóc nµy. Th¬ng nh©n Trung Quèc, Håi Hét, M«ng Cæ rén rÞp qua l¹i. ThuyÒn
bu«n Trung Quèc, Gia Va, Xiªm, thuyÒn ë vïng Nam D¬ng hay ¢ën §é D¬ng dån vÒ V©n §ån...

66
Th¨ng Long kh«ng chØ tiªu tiÒn b»ng vµng b¹c, ®óc thµnh thoi mµ cßn tiªu tiÒn §êng, Tèng bªn
Trung Hoa ®óc. Th¨ng Long diÔn chÌo ViÖt, tuång Tµu, ®iÖu móa ngêi Hå ph¬ng B¾c...
Th«ng thêng, viÖc t¨ng cêng trao ®æi kinh tÕ, v¨n ho¸ lµm cho ®èi ngo¹i phøc t¹p nhng nhµ
TrÇn vÉn ®¶m b¶o ®îc an ninh, l¹i tËn dông ®îc c¸c nguån vËt lùc bªn ngoµi ®Ó chèng Nguyªn
M«ng x©m lîc.
TriÒu TrÇn cßn thµnh c«ng trong viÖc t¹o nªn c¸c ®êng biªn giíi yªn b×nh ®Ó cã thÓ tËp trung
®èi phã víi Nguyªn M«ng. Víi chung quanh, nhµ TrÇn chñ tr¬ng bá hiÒm khÝch, ®èi tho¹i lµ
chñ yÕu, r¨n ®e chØ cã møc ®é. Nh víi Chiªm Thµnh, nhµ TrÇn thêng th«ng hiÕu. Khi hä ®em
thuyÒn nhÑ ®Õn cíp, b¾t cãc d©n ven biÓn, th× n¨m Nh©m Tý (1252) vua TrÇn th©n ®i
®¸nh Chiªm Thµnh b¾t mét sè tªn ®Çu sá råi vÒ, nhng khi hä bÞ Nguyªn M«ng x©m l¨ng vÉn
cho binh thuyÒn viÖn trî... ¢n uy Êy, lµm ph¬ng Nam “t¨m k×nh ph¼ng lÆng”. ë ph¬ng B¾c,
dï triÒu Tèng ®· suy yÕu nhng nhµ TrÇn vÉn duy tr× viÖc th«ng hiÕu ®Ó qua ®Êy, n¾m
v÷ng t×nh h×nh ph¬ng B¾c vµ tranh thñ ®îc liªn minh víi nhµ Tèng chèng Nguyªn M«ng.
§Æc biÖt trong øng xö víi Nguyªn M«ng, nhµ TrÇn c¬ng nhu biÕn hãa linh ho¹t mµ vÉn gi÷
v÷ng chñ quyÒn. N¨m 1267, Hoµng ®Õ Nguyªn M«ng Hèt TÊt LiÖt ®ßi §¹i ViÖt thùc hiÖn 6
®iÒu nh Qu©n trëng sang chÇu; ®a con em sang lµm con tin; kª biªn d©n sè; chÞu qu©n dÞch;
nép phó thuÕ vµ ®Æt chøc §arugari (§¹t Lç Hoa XÝch), chøc quan thèng trÞ cña Nguyªn M«ng
ë níc ta. Tríc ®ã, th¸ng 10/1262, Hèt TÊt LiÖt ®ßi vua TrÇn “chän nho sÜ, thÇy thuèc, ngêi giái
©m d¬ng bãi to¸n, c¸c lo¹i thî mçi thø 3 ngêi” ®em cèng. Thùc hiÖn ®ñ 6 ®iÒu th× cßn g× chñ
quyÒn nhng kh«ng thÓ tõ chèi. Cho nªn, nhµ TrÇn viÖn mäi cí ®Ó tr× ho·n, hoÆc chØ thùc
hiÖn mét phÇn. Kiªn quyÕt kh«ng thùc hiÖn 4 ®iÒu ®Çu nhng vÉn nép phó thuÕ, cho ®Æt
§arugari nhng t×m mäi c¸ch ng¨n trë c«ng viÖc cña §arugari. ChÞu cèng lÔ b»ng ®å vËt nhng
TrÇn Th¸i T«ng sai sø sang Trung Hoa ®ßi miÔn cèng ngêi.

VÒ lÔ t©n ngo¹i giao, cã khi trãi sø gi¶, nhng còng cã khi “lÊy nh¹c th¸i thêng ®Ó ®·i yÕn nguþ
sø” (HÞch tíng sÜ). §Ó gi÷ quèc thÓ, khi nhËn chiÕu th cña Hoµng ®Õ Nguyªn M«ng, c¸c vua
TrÇn thêng kh«ng l¹y, cã khi lÊy cí cã tang ®Ó kh«ng chÞu ra ngoµi thµnh ®ãn chiÕu th. N¨m
1271, Trung th tØnh M«ng Cæ göi ®iÖp cho vua TrÇn tr¸ch viÖc “nhËn chiÕu th kh«ng l¹y vµ
tiÕp sø kh«ng theo lÔ v¬ng nh©n”. TrÇn Th¸i T«ng trÝch ®iÓn lÔ níc hä ®Ó ®Êu tranh: “Níc
t«i phông thê Thiªn triÒu ®· ®îc phong tíc v¬ng h¸ kh«ng ph¶i lµ v¬ng nh©n hay sao? Sø Thiªn
triÒu ®Õn l¹i xng lµ v¬ng nh©n, nÕu ®·i ngang lÔ l¹i sî nhôc triÒu ®×nh. Huèng chi níc t«i ®·
nhËn ®îc chiÕu b¶o cø theo tôc cò”. N¨m 1281, qu©n TrÇn ®¸nh bän sø gi¶ Sµi Thung vµ tay
ch©n mét ®ßn phñ ®Çu m¹nh ë biªn c¬ng, song TrÇn Nh©n T«ng vÉn nhÉn n¹i sai ®ãn Sµi
Thung vÒ Th¨ng Long, ©n cÇn tiÕp ®·i. Th¸i s TrÇn Quang Kh¶i vÉn viÕt vÇn th¬ tÆng hä
Sµi: ¢n cÇn ¸c thñ tù thª l¬ng (¢n cÇn n¾m tay nhau hµn huyªn) coi nh kh«ng biÕt g× ®Õn trËn
®¸nh võa qua. §ã míi lµ mét trong nh÷ng nÐt ®éc ®¸o trong ®èi ngo¹i thêi TrÇn, lµm kÎ thï khã
lý gi¶i vµ khiÕp sî.

Cơm Việt trên bàn tiệc ngoại giao


4/16/2006 11:48:00 AM
Bà Tôn Nữ Thị Ninh, nhà ngoại giao nổi tiếng của Việt
Nam sẽ nói vỠmột bữa cơm Việt Nam được đánh
giá ra sao và bà n yến tiệc của quốc gia hiện tại như thế
nà o.
* ThÆ°a bà , bà đánh giá thế nà o vá» tÃnh hấp dẫn của
ẩm thực dân gian Việt Nam dưới góc nhìn của một
ngÆ°á» i Ä‘i nhiá» u?

- Tôi muốn bắt đầu bằng má»™t nháºn định của ngÆ°á» i Ä‘Ã n ông
được xưng tụng là “vua bếp†của Vương quốc Bỉ: “Rất khó
67
để xếp hạng ẩm thực giữa các châu lục. Nhưng ở châu à , tôi
chá» n cÆ¡m Việt Nam ở vị trà số má»™t†. Và tôi đồng ý vá»›i nháºn
định nà y. Vì sao? Vì một cách ngẫu nhiên, những món ăn Việt
“chÃnh cống†lại mang tÃnh hiện đại rất cao.
Hãy xem cơm Việt thế nà o: không có nhiỠu chất béo, thực phẩm thì
luôn chá» n những thứ tÆ°Æ¡i nhất, sống lại cà ng tốt và bao giá» cÅ©ng lÃ
một bữa cơm rất nhiỠu rau và không có nhiỠu chất bột. Chúng ta
cũng không sỠdụng nhiỠu chất ngỠt và các gia vị chủ yếu lấy từ
thiên nhiên.
Khi đem so sánh những món ăn của ta với các ngưỠi láng giỠng, sẽ
thấy có những sá»± khác biệt lẫn tÆ°Æ¡ng hợp rất thú vị. Ä Ã´i khi có
những món hấp mang mà u sắc Trung Quốc, đôi khi có chút cà ri của Ấn
Ä á»™, có vùng thì nhiá» u nÆ°á»›c dừa và đáºu phá»™ng của Thái Lan vÃ
món mắm thì mang nhiỠu phong vị Campuchia. Nói tóm lại, ẩm thực dân
gian của ta hội đủ hai yếu tố đang là xu hướng chung của thế giới:
mang tÃnh hiện đại và có má»™t sá»± giao kết nhiá» u luồng văn hoá ẩm
thực khác nhau. Cái nà o cũng hay, cũng tốt. Nhưng cái gì phải ra cái ấy,
đừng để bị pha trộn lẫn lộn.

Má»™t bát cÆ¡m trắng tháºt thÆ¡m, má»™t Ä‘Ä©a rau muống xà o tháºt mÆ°á»›t,
má»™t chén nÆ°á»›c mắm Ä‘áºm Ä‘Ã , thêm và i cuốn chả giò… Tất cả đặt
trong má»™t khay nhá» , trang trà tháºt đẹp và có những bá»™ đồ ăn tháºt thÃch
hợp. Tôi tin rằng như thế, ai dùng một lần sẽ nhớ mãi hương vị
Việt Nam
* Và với vai trò là một nhà ngoại giao, có bao giỠbà nghĩ đến một
thực đơn đãi khách quốc tế thuần những món ăn dân gian Việt Nam
hay không?

- Cho tôi bức xúc một chút vỠchuyện nà y.


Mấy mươi năm là m đối ngoại, tôi vẫn không
thể hiểu được vì sao Nhà khách ChÃnh phủ
của ta có thể dùng một nhà bếp kém như thế.
Chưa bao giỠthực đơn đãi khách được lên
một cách hà i hòa, chỉn chu và đúng bản sắc.
Sao lại có thể đem bò beefsteak vừa dở, vừa
xấu lại vừa quá sức bình dân ra đãi khách
hoà ng gia. Cơm nấu lá sen đã
được sang trỠng
Rồi lại chen lẫn và i món chả giò, nộm một
cách tuỳ hứng. Ä áº¿n khi yêu cầu chá» n các món dân gian thì lại mang ra
một thực đơn mang mà u sắc Trung Quốc. Có lần tôi là m chủ trì một
buổi tiếp khách, tôi phải yêu cầu đi mua đúng loại bánh cuốn ngon nhất
Hà Ná»™i, Ä‘i đặt đúng món chả cá ở Lã Vá» ng và phải ngồi tÃnh
toán xem là m cách nà o để trình bà y những món thế nà y để đãi
khách.
Tháºt vô lý khi ngÆ°á» i nÆ°á»›c ngoà i đến, ta lại dùng món Tây để đãi.
Tôi vẫn nghÄ© mình hoà n toà n có thể tÃnh toán má»™t thá»±c Ä‘Æ¡n gá» i lÃ
“quốc yến†để đãi khách gồm toà n những món ăn dân dã.
Má»™t bát cÆ¡m trắng tháºt thÆ¡m, má»™t Ä‘Ä©a rau muống xà o tháºt mÆ°á»›t,
má»™t chén nÆ°á»›c mắm Ä‘áºm Ä‘Ã , thêm và i cuốn chả giò… Tất cả đặt

68
trong má»™t khay nhá» , cái nà y phải há» c cách của ngÆ°á» i Nháºt vì
ngÆ°á» i nÆ°á»›c ngoà i không thÃch ăn chung nhÆ° mình, trang trà tháºt đẹp vÃ
có những bá»™ đồ ăn tháºt thÃch hợp. Tôi tin rằng nhÆ° thế, ai dùng má»™t
lần sẽ nhớ mãi hương vị Việt Nam.
* Và bà sẽ là ngưỠi đứng ra dựng thực đơn nà y chứ?
- Không. Ä Ã³ phải là má»™t dá»± án hẳn hòi. Tôi mÆ°á» ng tượng đó lÃ
việc của Ban lá»… tân ChÃnh phủ, kết hợp vá»›i cÆ¡ quan du lịch. Dá»± án
phải có những đầu bếp Việt Nam tháºt tốt, má»™t chuyên gia của khách
sạn năm sao quốc tế, má»™t chuyên gia vá» phục vụ của Nháºt để có
thể hoà n tất các khâu, từ việc láºp má»™t menu, cách phục vụ, chế biến
cho đến việc trình bà y…
Tôi suy nghĩ rất nhiỠu vỠdự án nà y, và sẽ ủng hộ hết mình.

Theo Sà i Gòn Tiếp Thị

Tổng cục Hải quan Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Số : 10/1998/TT-TCHQ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà nội, ngày 19 tháng 11năm 1998

THÔNG TƯ
Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hoạt động
cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế theo quy chế ban hành tại
Quyết định 205/1998/QĐ-TTg ngày 19.10.1998 của Thủ tớng Chính phủ

A/ Qui định chung:


1. Hàng nhập khẩu bán tại cửa hàng miễn thuế đợc miễn thuế nhập khẩu, miễn thuế tiêu thụ
đặc biệt và miễn thuế giá trị gia tăng nhưng phải bán đúng đối tượng, đúng định lượng qui định.
Hàng xuất khẩu đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế phải tuân thủ chính sách mặt hàng và các
Luật Thuế liên quan đồng thời phải phù hợp với danh mục hàng hoá đăng ký kinh doanh bán
miễn thuế quy định trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế của doanh
nghiệp.
2. Nhân viên cửa hàng miễn thuế chỉ được bán trực tiếp cho các đối tượng đợc phép mua
hàng miễn thuế ngay tại vị trí của quầy hàng theo đúng định lượng qui định. Các đối tượng là
thuyền viên được mua hàng miễn thuế chung theo đơn hàng có xác nhận của Thuyền trưởng
hoặc người đại diện tầu.
3. Hoạt động của cửa hàng miễn thuế từ khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng để bán, đến hoạt
động của kho hàng, bán hàng tại cửa hàng, hàng tái xuất tiêu thụ nội địa hoặc hàng phải xử lý do
hư hỏng đều chịu sự kiểm tra giám sát quản lý của Hải quan.
4. Những quy định về địa điểm của cửa hàng miễn thuế:
Địa điểm của cửa hàng miễn thuế phải đảm bảo yêu cầu công tác giám sát quản lý của cơ
quan Hải quan. Địa điểm cửa hàng, kho hàng, điều kiện làm việc của cơ quan Hải quan phải đ-
ược Tổng cục Hải quan chấp thuận trên cơ sở đề nghị của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố nơi
Doanh nghiệp xin mở cửa hàng miễn thuế.
4.1 Sân bay quốc tế:
- Cửa hàng miễn thuế đặt tại khu vực cách ly (sau khu vực làm thủ tục hải quan và thủ tục
xuất cảnh) nhà ga đi của các sân bay quốc tế để bán hàng cho khách xuất cảnh, quá cảnh.
- Cửa hàng miễn thuế đặt tại nhà ga đến của sân bay quốc tế, sau khu vực làm thủ tục
nhập cảnh và trước khu vực làm thủ tục hải quan để bán hàng cho khách nhập cảnh.
69
4.2 Cảng biển quốc tế:
Cửa hàng miễn thuế đặt tại khu vực cảng biển quốc tế để bán cho khách xuất cảnh và
thuyền viên trên các tầu biển đi viễn dương (Trường hợp đặt ngoài khu vực cảng biển
phải có ý kiến của UBND tỉnh, thành phố nơi có cửa hàng miễn thuế và được Tổng cục
Hải quan chấp thuận).
4.3 Cửa khẩu đờng bộ quốc tế:
Cửa hàng miễn thuế đặt tại cửa khẩu quốc tế và trong khu vực khách đã làm xong thủ tục
xuất cảnh để bán cho khách xuất cảnh có hộ chiếu và giấy thông hành XNC. Trong điều
kiện cụ thể của từng cửa khẩu, UBND tỉnh, thành phố qui định vị trí đặt cửa hàng miễn
thuế tại cửa khẩu nhưng phải đảm bảo yêu cầu giám sát quản lý của Hải quan và được
Tổng cục Hải quan chấp thuận.
4.4 Cửa hàng miễn thuế trong nội địa:
- Cửa hàng miễn thuế bán cho đối tợng ưu đãi miễn trừ theo Nghị định 73/CP ngày 30
tháng 7 năm 1994 và cửa hàng miễn thuế nội thành (Dowtown Duty Free Shop) do
UBND tỉnh, thành phố nơi mở cửa hàng miễn thuế qui định địa điểm trên cơ sở thống
nhất với Tổng cục Hải quan.
- Cửa hàng miễn thuế trong nội thành (Dowtown Duty Free Shop) là nơi trưng bày, giới
thiệu sản phẩm, giao dịch viết hoá đơn bán hàng cho khách chờ xuất cảnh và phải có địa
điểm giao hàng trực tiếp cho khách xuất cảnh đã làm xong thủ tục xuất cảnh. Địa điểm
giao hàng tại khu vực cách ly của nhà ga đi sân bay quốc tế và khu vực cảng biển. Địa
điểm giao hàng phải được Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chấp thuận.
4.5 Cửa hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế hoặc cảng biển quốc tế: có thể đợc mở quầy bán
hàng phục vụ tại chỗ phục vụ cho khách chờ xuất cảnh, thuyền viên trên tầu đang neo
đậu tại cảng. Quy chế cho phép và hoạt động của loại hình này do Tổng cục Hải quan h-
ướng dẫn.
B/ Một số qui định cụ thể về thủ tục hải quan:
I. Thủ tục kiểm tra điều kiện để hoạt động cửa hàng miễn thuế:
- Hồ sơ Doanh nghiệp cung cấp cho Hải quan tỉnh, thành phố:
+ Đơn xin mở cửa hàng miễn thuế.
+ Các hồ sơ về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cửa hàng, kho hàng, sơ đồ vị trí về toàn
bộ hệ thống cửa hàng, kho hàng.
- Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra cụ thể về các điều kiện:
+ Hệ thống kho, cửa hàng đủ điều kiện tiêu chuẩn.
+ Đảm bảo việc giám sát, kiểm tra, kiểm soát của Hải quan.
+ Vị trí cửa hàng đúng theo qui định.
Nếu các điều kiện trên đảm bảo thì Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố có văn bản xác nhận
và báo cáo về Tổng cục Hải quan.
II. Thủ tục Hải quan đối với hàng hoá bán tại cửa hàng miễn thuế:
1. Hàng xuất khẩu (hàng sản xuất tại Việt nam và hàng có nguồn gốc nhập khẩu hợp
pháp):
- Các hàng hoá xuất khẩu có điều kiện thì phải có giấy phép của Bộ Thương mại cho
phép, các hàng hoá thuộc sự quản lý chuyên ngành thì phải được cơ quan chức năng cho phép,
còn các hàng hoá khác Doanh nghiệp trực tiếp làm thủ tục Hải quan (không phải giấy phép của
Bộ Thương mại) và không bị hạn chế về số lượng và trị giá.
- Hải quan làm thủ tục như đối với một lô hàng xuất khẩu, căn cứ vào chính sách mặt
hàng và các Luật Thuế liên quan để giải quyết.
- Tại mỗi cửa hàng Hải quan phải mở sổ theo dõi hàng xuất khẩu đưa vào bán tại cửa
hàng miễn thuế.
Thủ tục cụ thể :
Doanh nghiệp nộp cho Hải quan:
- Tờ khai hàng phi mậu dịch xuất khẩu;
- Hoá đơn mua hàng (Hoá đơn Bộ Tài chính);

70
- Tờ khai nhập khẩu, biên lai thuế nhập khẩu hoặc các chứng từ chứng minh hàng nhập
khẩu hợp pháp (đối với hàng đã nhập khẩu lu thông hợp pháp trên thị trường nội địa).
Hải quan:
- Kiểm tra hồ sơ; đăng ký tờ khai;
- Kiểm hoá, tính thuế và thông báo thuế (nếu có);
- Xác nhận kiểm hoá, đóng dấu "Đã làm thủ tục hải quan";
- Giám sát hàng đưa vào kho, niêm phong kho;
- Vào sổ theo dõi kho hàng miễn thuế.
2. Hàng nhập khẩu:
2.1 Hàng nhập khẩu của cửa hàng miễn thuế do Hải quan nơi quản lý cửa hàng miễn thuế
làm thủ tục và chịu trách nhiệm quản lý từ khi nhập khẩu đến khi thanh khoản hàng bán.
Doanh nghiệp phải nộp cho Hải quan các giấy tờ sau:
- Văn bản cho phép của Bộ Thương mại hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành (đối với
hàng nhập khẩu có điều kiện);
- Tờ khai Hải quan (mỗi loại hàng cùng tên hàng khai vào một tờ khai ví dụ: Các loại ti
vi, các loại cassette đợc khai riêng vào 02 tờ khai khác nhau; các loại rượu whisky,
Cognac được khai riêng vào 02 tờ khai khác nhau, các loại hàng có trị giá nhỏ, mà cùng
nhóm hàng như mỹ phẩm được khai vào 01 tờ khai).
- Hợp đồng thương mại (bản sao có xác nhận của Giám đốc doanh nghiệp) hoặc đơn đặt
hàng của Doanh nghiệp;
- Hoá đơn mua hàng;
- Vận đơn hàng;
- Bản kê chi tiết hàng.
Hải quan:
- Kiểm tra hồ sơ và đăng ký tờ khai;
- Kiểm hoá chi tiết số lượng, tên hàng, ký mã hiệu;
- Xác nhận kết quả kiểm hóa, đóng dấu "Hàng được miễn thuế "và dấu "Đã làm thủ tục
hải quan" lên tờ khai hải quan;
- Giám sát hàng đã hoàn thành thủ tục hải quan đa vào kho hàng miễn thuế và niêm
phong kho;
- Vào sổ theo dõi kho hàng miễn thuế.
Hải quan cửa khẩu nơi có hàng nhập khẩu của cửa hàng miễn thuế nhập khẩu tạo điều
kiện, phối hợp cùng Hải quan nơi quản lý cửa hàng miễn thuế để làm thủ tục nhanh
chóng thuận tiện.
2.2 Hàng nhập khẩu của cửa hàng miễn thuế không phải kiểm tra chất lợng (doanh nghiệp tự
chịu trách nhiệm trớc Pháp luật), ngoài những giấy tờ đã qui định tại điểm 2.1 nói trên Doanh
nghiệp không phải nộp thêm giấy tờ khác.
Doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng miễn thuế đợc nhập khẩu hàng để bán tại cửa hàng
miễn thuế phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải làm thủ tục hải quan theo
quy định.
2.3 Hàng bán tại cửa hàng miễn thuế phục vụ đối tợng u đãi miễn trừ Ngoại giao đợc phép
nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của đối tợng u đãi Ngoại giao.
- Xe ôtô tay lái thuận, xe gắn máy từ 175cm3 trở xuống, chỉ đợc phép nhập khẩu xe mới
theo đơn đặt hàng trớc của đối tợng u đãi miễn trừ Ngoại giao, đơn hàng này phải đợc Hải quan
nơi quản lý cửa hàng miễn thuế duyệt về tiêu chuẩn định lợng.
3. Hàng tái xuất:
- Doanh nghiệp có văn bản gửi Hải quan trình bày về nội dung hàng xin tái xuất:
+ Lý do xin tái xuất;
+ Bản kê chi tiết: Số lợng, tên hàng, trị giá;
+ Hàng nhập khẩu theo tờ khai nào, số giấy phép...;
+ Xin tái xuất tại cửa khẩu nào.

71
- Hải quan cửa hàng miễn thuế xem xét và kiểm tra thực tế giữa hàng hoá và hồ sơ nhập khẩu để
xác định đúng là hàng đã nhập khẩu của cửa hàng miễn thuế.
- Hàng hoá nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thơng mại thì khi tái xuất phải có ý kiến
đồng ý của Bộ Thơng mại.
- Hải quan cửa hàng miễn thuế là đơn vị làm thủ tục và giám sát tái xuất hàng, trong tr-
ờng hợp cửa khẩu xin tái xuất thuộc địa phơng khác thì Hải quan cửa hàng miễn thuế phải giám
sát, áp tải tới cửa khẩu xuất và bàn giao cho Hải quan cửa khẩu xuất để hoàn thành thủ tục tái
xuất. Sau khi hàng đợc tái xuất, Hải quan cửa khẩu xuất cuối cùng phải xác nhận, ký, đóng dấu
vào tờ khai và gửi trả cho hải quan cửa hàng miễn thuế để thanh khoản.
- Căn cứ bộ hồ sơ tái xuất (có xác nhận thực xuất), Hải quan cửa hàng miễn thuế thanh
khoản đối với tờ khai nhập khẩu lô hàng.
4. Hàng chuyển vào bán nội địa:
4.1 Đối với hàng nhập khẩu không phải xin phép Bộ Thơng mại:
- Doanh nghiệp phải có văn bản gửi Hải quan, nêu rõ: Lý do xin chuyển hàng vào tiêu thụ
nội địa.
- Bản kê chi tiết hàng hoá xin chuyển vào bán nội địa (tên hàng, số lợng, trị giá);
- Tờ khai hàng khi nhập khẩu;
4.2 Đối với hàng nhập khẩu có giấy phép Bộ Thơng mại, cơ quan quản lý chuyên ngành:
- Giấy phép của Bộ Thơng mại cho phép hàng tiêu thụ nội địa đối với hàng nhập khẩu có
điều kiện.
- Văn bản cho phép đối với hàng thuộc loại quản lý của cơ quan chuyên ngành.
- Bản kê chi tiết hàng hoá xin chuyển vào bán nội địa (tên hàng, số lợng, trị giá);
- Tờ khai khi nhập khẩu;
4.3 Thủ tục hải quan:
- Hải quan hớng dẫn Doanh nghiệp khai báo trên tờ khai hàng phi mậu dịch.
- Làm thủ tục hải quan để cho chuyển vào nội địa nh đối với lô hàng nhập khẩu.
- Tính thuế và thu thuế đối với hàng chuyển vào nội địa tại thời điểm Doanh nghiệp đợc
phép mở tờ khai hàng nhập khẩu để làm thủ tục chuyển vào nội địa.
- Thanh khoản tờ khai hàng nhập khẩu ban đầu.
5. Hàng hoá cần xử lý, hàng tiêu huỷ tại cửa hàng miễn thuế.
5.1 Đối với hàng đổ vỡ, hư hỏng, kém phẩm chất.
- Hàng đổ vỡ trong quá trình vận chuyển, bốc xếp, thì doanh nghiệp phải lập biên bản và
có xác nhận của doanh nghiệp và của Hải quan kiểm hoá hoặc Hải quan áp tải hàng.
- Hàng lưu kho, lu quầy lâu ngày bị mất phẩm chất, theo đề nghị bằng văn bản của Doanh
nghiệp trên cơ sở kiểm tra thực tế hàng hoá.
Cục Hải quan các tỉnh, thành phố cùng Doanh nghiệp tổ chức Hội đồng huỷ bỏ dới sự
giám sát của Hải quan và đại diện doanh nghiệp, lập biên bản huỷ bỏ có xác nhận của đại
diện các bên.
5.2 Cục Hải quan các tỉnh, thành phố có quy định cụ thể về việc thực hiện giám sát kiểm tra
đối với hàng xử lý và hàng tiêu huỷ của cửa hàng miễn thuế để đảm bảo đúng quy định
của Nhà nước.
III. Chế độ bán hàng:
1. Khi bán hàng nhân viên cửa hàng phải ghi đầy đủ các nội dung cơ bản trong hoá đơn bán
hàng:
- Tên người mua hàng;
- Số hộ chiếu người mua, ngày cấp;
- Tên hàng, số lượng, trị giá;
- Ngày, tháng, năm bán hàng;
- Tên người bán hàng.
2. Đối tợng được phép mua hàng, định lượng hàng đợc phép bán cho mỗi đối tợng phải thực
hiện theo đúng các quy định tại Điều 7, 8 của Quyết định 205/1998/QĐ-TTg ngày
19/10/1998 của Thủ tướng Chính phủ.

72
3. Hoá đơn bán hàng miễn thuế cho mỗi đối tượng mua hàng, Doanh nghiệp cửa hàng miễn
thuế phải giao cho Hải quan 01 liên. Sau mỗi ngày bán hàng, Doanh nghiệp phải làm báo
cáo bán hàng và giao cho Hải quan cửa hàng miễn thuế một bản (thời gian của một ngày
bán hàng do Hải quan và cửa hàng miễn thuế thống nhất qui định).
IV. Chế độ thanh khoản hàng:
1. Hàng nhập của cửa hàng miễn thuế (kể cả một lô hàng có nhiều mặt hàng), mỗi loại hàng
cùng tên hàng phải khai báo vào riêng một tờ khai để tiện việc theo dõi thanh khoản hàng và
quyết toán hàng sau khi bán hết hàng.
Tại mỗi cửa hàng miễn thuế, Doanh nghiệp và Hải quan cửa hàng miễn thuế đều phải có
sổ theo dõi hàng nhập kho, xuất kho. Sổ có cột mục để theo dõi về hàng: Tờ khai nhập khẩu (số,
ngày tháng năm), tên hàng, số lợng, trị giá...
Mỗi khi có hàng nhập khẩu nhập kho, Doanh nghiệp đều phải lập phiếu nhập kho và giao
cho Hải quan cửa hàng miễn thuế 01 liên.
- Việc vào sổ hàng nhập khẩu phải theo từng chơng, nhóm, phân nhóm và mã hàng. Nếu
hàng cùng loại thì sau khi vào cùng một chơng mục trong sổ và cộng dồn để biết hiện tại số lợng
loại hàng này có trong kho bao nhiêu.
- Việc vào sổ hàng xuất kho bán tại quầy:
Hàng xuất kho đa lên quầy đều phải lập phiếu xuất kho và vào sổ ghi rõ nội dung hàng. Hàng
xuất kho đa lên quầy phải phù hợp với phiếu xuất kho .
2. Tại mỗi quầy hàng miễn thuế Doanh nghiệp và Hải quan cửa hàng miễn thuế đều phải có
sổ theo dõi hàng nhập khẩu xuất lên quầy, sổ theo dõi bán hàng tơng tự nh sổ kho nêu trên.
- Sau mỗi tháng, Doanh nghiệp cùng nhân viên Hải quan đối chiếu xác nhận lợng hàng đã
bán và lợng hàng tồn quầy. Số liệu các chứng từ bao gồm hoá đơn bán hàng và sổ theo dõi bán
hàng phải phù hợp với nhau.
3. Hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu có nguồn gốc hợp pháp bán tại cửa hàng miễn thuế có
sổ theo dõi riêng. Việc theo dõi tơng tự nh hàng nhập khẩu nhập kho và xuất lên quầy.
4. Thanh khoản hàng tồn:
- Hàng nhập khẩu tại cửa hàng miễn thuế đợc thanh khoản hàng tồn kho trên cơ sở hàng
nhập khẩu theo tờ khai.
- Theo quy định tại điểm 2, 3 trên đây thì các tờ khai có cùng một loại hàng nhập khẩu đ-
ợc vào chung một mục trong sổ, trên cơ sở hàng bán, đối chiếu sổ theo dõi quầy và sổ theo dõi
kho. Khi số lợng hàng thực bán đúng với số lợng hàng của một tờ khai thì thanh khoản tờ khai
nhập khẩu (theo thứ tự tờ khai nhập khẩu trớc thanh khoản trớc).
- Hàng tháng, Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế cùng cửa hàng miễn thuế đối chiếu
để đảm bảo cân đối giữa hàng xuất kho với hàng tồn quầy, hàng đã bán, hàng tái xuất, hàng đợc
phép tiêu thụ nội địa, hàng đổ vỡ h hỏng, kém phẩm chất phải tiêu huỷ. Đối chiếu giữa hàng xuất
kho để xác định hàng còn tồn kho. Trên cơ sở số liệu trên Doanh nghiệp hàng miễn thuế lập báo
cáo gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố có xác nhận của Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế.
- Thủ tục thanh khoản:
+ Định kỳ 3 tháng, khi bán hết cùng một loại hàng tơng ứng số lợng hàng trong một tờ
khai, Doanh nghiệp cửa hàng miễn thuế có văn bản gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi quản lý
cửa hàng miễn thuế xin thanh khoản hàng, văn bản này có xác nhận của Hải quan cửa hàng miễn
thuế (Tuỳ điều kiện thực tế tại địa phơng Cục hải quan tỉnh, thành phố qui định đơn vị Hải quan
có thẩm quyền thanh khoản).
+ Cục Hải quan các tỉnh, thành phố kiểm tra và duyệt cho phép thanh khoản. Sau khi
thanh khoản xong, Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế ký đóng dấu hàng 'Đã thanh khoản" lên
tờ khai hải quan.
5. Thời hạn hàng nhập khẩu bán tại cửa hàng miễn thuế:
Để đảm bảo cho công tác theo dõi, thanh khoản hàng nhập khẩu bán tại cửa hàng miễn
thuế, nếu hàng quá 2 năm (24 tháng kể từ ngày nhập khẩu) không bán đợc thì Doanh nghiệp phải
làm thủ tục tái xuất hoặc tiêu thụ nội địa. Cục Hải quan tỉnh, thành phố có thể xem xét gia hạn
nhng thời gian gia hạn không quá 1 năm.

73
V. Những quy định về kho hàng miễn thuế:
1. Hoạt động kho hàng miễn thuế phải chịu sự kiểm tra giám sát quản lý của Hải quan quản
lý hàng miễn thuế. Hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu nhập kho để bán tại cửa hàng miễn thuế
phải hoàn thành thủ tục hải quan trớc khi nhập kho.
2. Mỗi lần hàng nhập kho hoặc xuất kho, Doanh nghiệp phải lập phiếu nhập kho hoặc phiếu
xuất kho và giao cho Hải quan quản lý hàng miễn thuế 01 liên. Hải quan quản lý cửa hàng miễn
thuế giám sát việc đa hàng vào kho, giám sát việc đa hàng lên quầy và vào sổ nhập kho, hoặc
xuất kho, nhập quầy. Trớc khi hàng xuất lên quầy để bán, hàng hoá phải đợc dán tem theo quy
định của Bộ Tài chính.
3. Kho hàng miễn thuế phải thực hiện chế độ niêm phong hải quan theo qui định.
4. Hàng tháng Doanh nghiệp phải lập báo cáo quyết toán hàng tồn kho và phải có xác nhận
của Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế. Định kỳ hàng quý, năm, Doanh nghiệp phải kiểm kê
kho hàng có sự giám sát của Hải quan và lập báo cáo quyết toán hàng tồn gửi Tổng cục Hải quan
có xác nhận của Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
VI. Tổ chức thực hiện:
1. Sáu tháng một lần, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tổ chức kiểm tra việc thanh khoản
tờ khai, kiểm tra đối chiếu sổ sách, phiếu xuất kho, nhập kho, nhập quầy, hoá đơn bán hàng, báo
cáo ngày, tháng, quí. Sau khi kiểm tra, báo cáo kết quả về Tổng cục Hải quan.
2. Trong quá trình quản lý cửa hàng miễn thuế nếu phát hiện nhân viên của cửa hàng vi
phạm quy định bán hàng, đa hàng vào nội địa tiêu thụ; nhân viên Hải quan có hành vi vi phạm
trong việc mua hàng tại cửa hàng miễn thuế hoặc có hành vi lợi dụng chức năng, quyền hạn để
bao che, thông đồng với những nhân viên tiêu cực đa hàng vào nội địa tiêu thụ, bán hàng sai đối
tợng quy định... đều phải đợc lập biên bản tại chỗ, nhanh chóng làm rõ tính chất, mức độ vi
phạm để xử lý.
Doanh nghiệp vi phạm quy định tại Quyết định 205/1998/QĐ-TTg ngày 19/10/1998 của Thủ t-
ớng Chính phủ và Thông t này thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính
hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cục trởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố phải báo cáo
Tổng cục Hải quan để có thể ra quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động của cửa hàng miễn thuế.
VII. Điều khoản thi hành:
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các quy định trớc đây trái với quy định tại Thông t này đều bị bãi bỏ.
Cục trởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố có cửa hàng miễn thuế chịu trách nhiệm tổ
chức, chỉ đạo và thực hiện Quyết định 205/1998/QĐ-TTg ngày 19/10/1998 của Thủ tướng Chính
phủ và Thông tư này.

Lại gần nhau hơn?


Ở khắp nơi trên thế giới, không gian phân cách giữa hai người trong đối thoại trực tiếp luôn tỷ lệ nghịch với độ thân
thiết trong mối quan hệ của họ, tức lŕ càng thân ai thì ta càng lại gần người đó hơn khi nói chuyện, vàngược lại.
Trong tiếng Anh, điều này thể hiện rất rõ qua từ "close", vừa có nghĩa chỉ sự gần gũi trong không gian, lại vừa mang
nghĩa gần gũi trong quan hệ (theo định nghĩa của The American Heritage Dictionary thì 2 nghĩa đầu tiên của từ này
là 1. Being near in space or time; và 2. Being near in relationship).

Ðiều đáng nói là quan niệm của các nền văn hóa khác nhau về khoảng cách trong giao tiếp thế nào cho đủ gần hoặc
đủ xa lại không giống nhau, nęn đây lŕ một trong những nguyên nhân dễ gây hiểu lầm trong giao tiếp quốc tế. Giả sử
bạn là cô gái Việt Nam đoan trang thùy mị và xinh đẹp trong một cuộc tiếp xúc trao đổi thông tin thương mại với
một khách hŕng nam từ vùng Trung đông. Bạn sẽ nghĩ gì khi thấy vị khách hàng này cứ tìm cách xích lại gần bạn
trong khi nói chuyện, cho dù bạn đã nhiều lần ý tứ lùi xa ông ta ra? Xin bạn đừng vội kết luận về người khách hàng
này: rất có thể đây chỉ là sự khác biệt trong quan niệm về sự phù hợp trong không gian giao tiếp giữa hai nền văn
hóa khác nhau mà thôi. Những thông tin dưới đây nhằm giúp bạn thoải mái vŕ thành công hơn trong giao tiếp quốc
tế.

74
1. Theo K. O. Locker, tác giả cuốn Business and Administrative Communication (McGraw-Hill 1997), các nền văn
hóa thuộc các khu vực Bắc Mỹ, Bắc Aőu và á châu thường giữ một khoảng cách xa hơn trong giao tiếp trực tiếp
(tiếng Anh dùng thuật ngữ personal space để chỉ khoảng cách này) so với các khu vực châu Mỹ La tinh, Pháp, ý
(thuộc miền Nam châu Aõu), và khối ả rập. Như vậy, khi giao tiếp được thực hiện giữa các nền văn hóa không thuộc
cùng một nhóm thì thường đòi hỏi có một sự điều chỉnh theo hướng thỏa hiệp về khoảng cách giao tiếp (tức cả hai
bên đều phải chấp nhận đứng gần hơn hoặc xa hơn thông thường một chút) bằng không nếu một phía cố giữ khoảng
cách thường lệ của měnh thì phía kia sẽ dễ có cảm giác khó chịu.

2. Cũng theo tác giả Locker, điểm khác biệt trong quy định về khoảng không gian giao tiếp giữa các nền văn hóa
khác nhau cňn liên quan đến các đối tượng giao tiếp lŕ ai. Chẳng hạn, một nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho thấy rằng nam
giới nói chung đňi hỏi một khoảng không gian giao tiếp lớn hơn so với phụ nữ. Ngoài ra, ở các nước thuộc khu vực
Bắc Mỹ, khi hai người khác phái nói chuyện với nhau thì họ có khuynh hướng đứng gần nhau hơn, trong khi ở nhiều
nước châu á và Mỹ La tinh thì lại có khuynh hướng ngược lại, tức đứng gần người cùng phái nhưng xa người khác
phái hơn.

3. Một vấn đề lięn quan đến không gian giao tiếp lŕ sự "gần gũi" hay "tiếp xúc, đụng chạm" giữa các đối tượng giao
tiếp (tiếng Anh lŕ "touch", một khái niệm khó dịch sang tiếng Việt; từ "touch" có nghĩa là sờự, tiếp xúc, chạm đến
bằng tay vv). Người ta nhận thấy có sự khác biệt giữa các nền văn hóa về vấn đề nŕy: một số dân tộc thường có các
cử chỉ thân mật, gần gũi trong giao tiếp (như bắt tay, quàng vai, ôm hôn vv như hay thấy ở các nước Aõu - Mỹ)
trong khi những dân tộc khác chỉ cho phép các cử chỉ trịnh trọng và xa cách hơn (như cúi chào, vái lạy vv của người
Nhật hoặc Trung quốc). Ngay việc tiếng Việt không có thuật ngữ để chỉ khái niệm "touch" trong giao tiếp cũng ít
nhiều bộc lộ bản chất văn hóa giao tiếp của Việt Nam: theo tięu chuẩn của các nước châu Aõu hoặc châu Mỹ thì
Việt Nam được liệt vào hàng một non-touching culture (văn hóa không cho phép các đối tượng giao tiếp được chạm
vŕo người nhau - tất nhiên đây là nói đến giao tiếp công cộng chứ không phải ở trong gia đěnh).

4. Cuối cùng, cũng giống như không gian giao tiếp, các cử chỉ gần gũi thân mật trong giao tiếp còn tùy thuộc vào
các đối tượng giao tiếp là ai. ở Bắc Mỹ, người khác phái (tình nhân, vợ chồng) được phép nắm tay hoặc khoác tay
nhau đi ở nơi công cộng, nhưng nếu hai người cůng phái làm như vậy sẽ bị người khác khó chịu. Ngược lại, ở các
nước châu á, vùng Trung đông và Nam Mỹ, chỉ có bạn bè hoặc người thân cùng phái mới có thể cầm tay hoặc khoác
tay nhau ở nơi công cộng. ở Iran, thậm chí việc bắt tay giữa nam và nữ cũng bị coi là không phù hợp.

Interact
Làm sao để giảm bớt cơn say?

Là đàn ông, bạn có lẽ đã ít nhất một lần say rượu đến nhừ tử, đến nôn mửa...

Văn chương bình dân Việt Nam tại các bàn nhậu thường có câu: "Một xị mở mang trí tuệ, hai xị
giải phá cơn sầu, ba xị có thấm tháp vào đâu..., sáu xị cho chó ăn chè, bảy xị vợ đem về cạo gió".
Khi bạn đã uống đến mức cho chó ăn chè hoặc vợ đem về cạo gió thì cái cảm giác vật vã này sẽ
không chỉ có ở đêm đó mà thôi, nó còn kéo dài qua đến ngày hôm sau. Bạn thức dậy cảm thấy
mình mẩy ê ẩm, mọi khớp xương trong người tưởng chừng như rã rời...

Các phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn giảm được các cảm giác lừ đừ, ê ẩm này; đồng thời cũng
góp phần không nhỏ trong việc làm giảm bớt cơn say.

A- Làm giảm bớt cơn say

Đôi lúc trong đời sống, việc uống rượu hầu như không thể tránh được. Bạn có thể phải uống
rượu vì lịch sự, vì xã giao, vì muốn một công việc được trót lọt. Một đôi lần tham dự tiệc cưới,
tiệc sinh nhật của một người bạn thân, tuy bạn không muốn uống nhiều nhưng lại không muốn
làm mọi người mất vui. Thì đây, một số mẹo vặt nhỏ có lẽ tạm đủ cho bạn chung vui một cách
không quá dè dặt và vẫn còn đủ tỉnh táo cho đến cuối bữa tiệc.

Hãy uống với tốc độ chậm

Cơ thể bạn có khả năng tiêu hóa chừng 35-40 ml rượu nguyên chất trong mỗi tiếng đồng hồ
(lượng rượu này bằng khoảng 1 lon bia = 1 ly rượu chát). Nếu bạn có thể uống chậm hơn mức
75
này, bạn sẽ không bao giờ biết say.

Đừng uống lúc bụng trống rỗng

Ai từng uống rượu cũng biết rằng uống lúc bụng đói sẽ dễ say hơn rất nhiều. Theo bác sĩ Mack
M., Phó chủ tịch Cơ quan Y khoa Nghiên cứu về ảnh hưởng của rượu tại Maryland, thực phẩm
trong dạ dày có khả năng làm chậm mức hấp thụ rượu của cơ thể; và cơ thể càng hấp thụ rượu
chậm bao nhiêu, bạn càng ít say bấy nhiêu. Cảm giác say xuất hiện là do tác dụng của rượu đối
với não; rượu thấm vào máu qua đường tiêu hóa, rồi máu dẫn rượu lên não.

Đừng uống những rượu có chất hơi

Các loại rượu có chất hơi như bia, champagne, rượu mạnh pha với soda hay các loại nước ngọt
có hơi khác... thường làm bạn say nhanh hơn những loại rượu không có hơi. Những bọt hơi trong
rượu có tác dụng đẩy nhanh sự dẫn nhập của rượu vào máu và vì thế, bạn dễ say hơn.

Muốn kiểm chứng việc này không có gì khó, hãy uống lượng rượu đủ làm cho bạn say (3 ly rượu
mạnh chẳng hạn) pha với soda và xem đồng hồ để biết khi nào cảm giác ngà ngà đến với bạn.
Vài ngày sau, cũng với loại rượu này, nhưng bạn uống 3 ly không pha so da trong cùng thời gian.
Hãy so sánh và tự tìm ra kết quả.

Đừng bao giờ "cụng" với những người to con hơn bạn

Nếu bạn được trời sinh ra với vóc dáng nhỏ nhắn, đây là một thiệt thòi lớn cho bạn trong bàn
tiệc.

Bạn cân nặng 50 kg, nếu uống cùng lượng rượu với một người cân nặng 80 kg thì khi làm xét
nghiệm về lượng rượu trong máu, các chỉ số của người kia sẽ chỉ vào khoảng phân nửa của bạn.
Vì vậy, nếu bạn nhỏ con, hãy uống chậm và uống ít hơn người to con.

Uống sinh tố B

Các thí nghiệm cho thấy rằng, rượu làm mất đi nhiều sinh tố cần thiết cho cơ thể bạn, đặc biệt là
các loại sinh tố B. Đó là một trong những nguyên nhân làm bạn cảm thấy khó chịu khi say rượu.
Việc uống sinh tố B6 và B complex sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chống lại cảm giác say rượu.

Ghi chú: Các loại sinh tố được bán tự do tại các nhà thuốc tây. Dù sao, việc uống quá nhiều bất
cứ loại thuốc nào, kể cả các sinh tố, đều không tốt cho cơ thể. Sinh tố B6 là một độc chất nếu
uống quá nhiều.

(tham khảo)

Tặng phẩm trong lễ tân ngoại giao


Nguyễn Hồng Quan

Cũng giống nh trong sinh hoạt đời thờng, tặng phẩm trong lễ tân ngoại giao không chỉ thể hiện phép lịch sự hay nghi
lễ. Đồ tặng phẩm có thể để lại cho khách những hình ảnh tốt đẹp về đất nớc, con ngời, bản sắc văn hoá của một dân
tộc nhng cũng có thể gợi lên cảm giác nhàm chán cho ngời nhận. Tặng quà là nét đẹp của các dân tộc. Câu ngạn
ngữ: “quà tặng duy trì tình bạn” đúng cả trong đời sống riêng lẫn trong lễ tân ngoại giao.
76
Muốn đạt đợc mục đích tặng quà, chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa đồ lu niệm và tặng phẩm. Đồ lu niệm
gợi nhớ đến cơ quan, địa điểm, cá nhân mà khách đến thăm. Chúng mang những dấu hiệu rõ ràng nhờ những biểu t-
ợng hay ký hiệu đặc biệt. Nếu bạn đến thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh, bạn sẽ đợc tặng một huy hiệu có hình Bác Hồ
nổi trên đó.

Khác với đồ lu niệm, tặng phẩm mang tính độc nhất. Tính độc nhất xuất phát từ thái độ tôn trọng khách. Mỗi thành
viên trong đoàn khách đến thăm cần nhận đợc những tặng phẩm khác nhau. Chẳng hạn, nên tặng Trởng đoàn một
chiếc đĩa bạc trạm nổi Khuê Văn Các, các thành viên chính thức tranh thêu Hồ Gơm, Chùa Một Cột... Ngoài ra, tính
độc nhất còn xuất phát từ mục đích của quà tặng là làm vừa lòng khách. Điều này đòi hỏi phải tìm hiểu sở thích đặc
biệt của khách. Chẳng hạn bà Giám đốc Tổ chức UNICEF Carol Bellamy rất thích đĩa bạc có chạm nổi Văn Miếu -
Quốc Tử Giám của Việt Nam.

Một tặng phẩm sẽ giảm giá trị rất nhiều nếu không mang bản sắc văn hoá dân tộc của nớc chủ nhà. Nét văn hoá của
tặng phẩm gợi lại cho khách những kỷ niệm của khách tại nớc đến thăm. Do vậy, không có lý gì khi chúng ta lại
tặng đồ da cho khách đến từ Italy hay Mông Cổ; đồ sứ cho khách Trung Quốc hay đồ pha lê cho khách đến từ Czech
và Slovakia. Đồ tặng phẩm a dùng của nớc ta là tranh thêu thủ công phong cảnh đất nớc, phù điêu đồng, đồ gỗ
chạm, lụa Hà Đông, đĩa bạc chạm nổi các di tích lịch sử của Việt Nam...

Một điều khác cần phải chú ý đến đối tợng nhận tặng phẩm. Thông thờng, tặng phẩm đợc trao cho các Trởng đoàn
dẫn đầu các đoàn đại biểu thăm chính thức, thăm làm việc, thăm cá nhân và các đối tác chính của lãnh đạo nớc mình
khi đi thăm nớc ngoài. Đối với các đoàn cấp cao (nh Nguyên thủ quốc gia, Thủ tớng chính phủ), tặng phẩm cũng đ-
ợc trao tặng các đoàn viên chính thức. Trớc kia, tặng phẩm thờng đợc trao trực tiếp giữa các trởng đoàn trong lễ đón,
sau khi tiếp hoặc trớc khi chiêu đãi. Cùng với những cải cách trong lễ tân ngoại giao, tặng phẩm có xu hớng đợc trao
qua đờng lễ tân (nghĩa là các cán bộ lễ tân hai bên trao tặng phẩm cho nhau, sau đó cán bộ lễ tân chuyển lên lãnh
đạo). Điều này tiết kiệm đợc thời gian và tránh đợc những trục trặc xảy ra khi phải trao nhiều tặng phẩm, làm giảm
tính trang trọng của buổi lễ, tiệc.

Một điều khá thú vị là trong các chuyến thăm của lãnh đạo ta đến các cơ sở kinh tế, văn hóa - lịch sử ở nớc ngoài,
các đồng chí lãnh đạo rất chú ý đến tặng phẩm tặng cho các cơ sở này. Nếu có dịp đến thăm Cố Cung hay Tứ Quý
Thanh ở Bắc Kinh (một cơ sở nổi tiếng của Trung Quốc về trồng cây xanh trong điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt),
bạn sẽ đợc tận mắt chứng kiến hai bức tranh thêu rất nên thơ về Hồ Gơm và Chùa Một Cột do Chủ tịch nớc Trần
Đức Lơng tặng, đợc treo ở vị trí trang trọng trong phòng truyền thống của chủ nhân. Nếu có dịp đi thăm Vờn Hoàng
gia Thái Lan, bạn sẽ đợc giới thiệu cây đa do Thủ tớng Phan Văn Khải trồng tặng Nhà Vua và nhân dân Thái Lan
trong chuyến thăm chính thức Thái Lan năm 2000. Tặng phẩm góp phần to lớn duy trì tình hữu nghị, bang giao tốt
đẹp giữa các quốc gia.

PHỎT BIểU CủA THứ TRưởNG NGOạI GIAO ROBERT ZOELLICK


TạI HọP BỎO ở Hà NộI
Ngày 6 tháng 5 năm 2005

THỨ TRƯỞNG NGOẠI GIAO ZOELLICK: Xin cảm ơn tất cả các quý vị đã tới đây. Tôi cho
rằng nhiều người trong số chúng ta đã biết, chuyến thăm này nằm trong khuôn khổ chuyến công
du của tôi tới Đông Nam Á. Do Tổng thống Bush mới bắt đầu nhiệm kỳ hai của ông nên Ngoại
trưởng Rice và tôi mong muốn viếng thăm các khu vực khác nhau để có thể tham vấn và lắng
nghe các đối tác của chúng tôi.
Do vậy, trong một vài ngày qua, tôi đã có dịp tới thăm Thái Lan, Philippines, và hôm nay là Việt
Nam. Ngày mai tôi sẽ tới Indonesia và Aceh, sau đó đến Malaysia và Singapore. Rõ ràng, năm
77
nay là một năm quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ bởi lẽ nó đánh dấu kỷ niệm mười
năm ngày bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương. Tôi đã có dịp làm việc với các đồng
nghiệp Việt Nam suốt bốn năm qua với tư cách là Đại diện Thương mại Hoa Kỳ. Tôi rất vui vì
đã có thể góp phần vào việc thông qua Hiệp định Thương mại tại Quốc hội Hoa Kỳ - một hiệp
định đã được đàm phán suốt chính quyền trước của chúng tôi. Tôi cũng rất vui vì đã được biết
Phó Thủ tướng Vũ Khoan hồi ông còn là Bộ trưởng Thương mại. Ngày hôm nay, tôi lại có cơ
hội gặp Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc và Ngài Phó Thủ tướng qua một cuộc họp
kéo dài và thân mật. Khi tôi gặp Phó Thủ tướng, thay mặt cho Tổng thống, tôi đã chuyển qua
Ngài lời mời Thủ tướng Việt Nam tới thăm Hoa Kỳ vào ngày 21 tháng 6. Sau đó, chúng tôi đã có
dịp nhìn lại những vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm. Tôi cho rằng cả hai
chúng tôi đều cảm thấy chúng ta đã tạo dựng được một nền tảng vững chắc cho mối quan hệ
song phương bền chặt hơn nhưng cũng rộng lớn hơn.
Lẽ dĩ nhiên còn có nhiều thách thức đặt ra trong mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ vì những quá
khứ lịch sử, song cả hai nước đều cố gắng giải quyết những thách thức đó trong khi vẫn tiếp tục
hướng tới tương lai. Do vậy chúng tôi đã dành thời gian đề cập tới việc Việt Nam gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới, môi trường kinh doanh và đầu tư, chương trình phòng chống
HIV/AIDS đặc biệt mà Hoa Kỳ hợp tác với Việt Nam. Tôi vừa đi thăm Bệnh viện Bạch Mai trở
về. Tôi đã có dịp gặp gỡ các cán bộ y tế và một số bệnh nhân. Như quý vị đã biết, vấn đề này có
liên quan tới một chương trình đặc biệt mà Hoa Kỳ đã dành cho 15 quốc gia trên toàn thế giới,
và Việt Nam là quốc gia duy nhất nằm ngoài khu vực châu Phi và vùng Caribbean.

Tôi xin nhấn mạnh rằng tôi rất hài lòng khi thấy Chương trình Fulbright với Việt Nam đã tạo
điều kiện cho số lượng học viên cao học từ Việt Nam tới Hoa Kỳ nhiều hơn từ bất kỳ quốc gia
nào khác trên thế giới. Chúng tôi đã đề cập tới tầm quan trọng của việc hợp tác trong vấn đề dịch
cúm gia cầm. Đây vừa là vấn đề sức khỏe lại vừa là vấn đề kinh tế quan trọng ở đây và nhiều nơi
khác trong khu vực. Tôi rất vui vì ngày hôm qua chúng ta đã có thể tuyên bố hiệp định tự do tôn
giáo song phương. Đây là hiệp định được xây dựng trên cơ sở những biện pháp mà Chính phủ
Việt Nam đang tiến hành. Chúng tôi cũng đã thảo luận một số vấn đề khác, quan trọng đối với
việc xây dựng quan hệ của chúng ta trong khu vực – vấn đề nhận con nuôi, công tác tìm kiếm
những người mất tích trong chiến tranh (MIA) và nhân quyền. Chúng tôi cũng đã đề cập tới mối
quan hệ hợp tác ngày càng chặt chẽ hơn giữa hai nước trong lĩnh vực chống khủng bố, chống ma
túy, tội phạm có tổ chức, và việc tàu cập cảng viếng thăm. Chúng tôi rất vui vì Bộ trưởng Quốc
phòng Việt Nam đã có thể gặp gỡ Bộ trưởng Rumsfeld tại Washington.
Tất cả những sự kiện đó đều chứng tỏ mối quan tâm ngày càng lớn của hai quốc gia trong mối
quan hệ trong khu vực. Theo cảm nhận của tôi, Việt Nam sẽ có ảnh hưởng ngày càng lớn trong
khối ASEAN trong những năm tới. Do vậy, chúng tôi rất vui vì Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức hội
nghị APEC vào năm tới. Từ đây tôi sẽ đến Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi sẽ gặp gỡ một số quan
chức và thăm một khu công nghệ tại tòa nhà E-Town tại đó. Như vậy, có rất nhiều khía cạnh
đang phát triển nhanh chóng trong mối quan hệ này. Tôi muốn cảm ơn Ngài Đại sứ và nhân viên
của ông bởi lẽ họ chỉ có số lượng rất ít và ngày càng phải kham nhiều việc song lại làm được rất
nhiều cho cả hai nước chúng ta. Một trong những chương trình mà họ đang tiến hành là kỷ niệm
năm thứ mười bình thường hóa quan hệ trong khuôn khổ một loạt các hoạt động văn hóa, giáo
dục, bao gồm cả cuộc thi sáng tác lô-gô để đánh dấu mười năm đó. Tôi muốn biểu dương anh
Linh, một họa sĩ đầy sáng tạo đã nảy ra sáng kiến này. Xin cảm ơn. Anh ấy làm tốt hơn tôi (nếu
như tôi phải làm), bởi lẽ lô-gô này rất đẹp.
Tôi sẵn sàng trả lời các câu hỏi của quý vị. Nếu có thể, đề nghị quý vị giới thiệu tên và cơ quan
của mình ....
CÂU HỎI: Thưa Thứ trưởng, tôi là Sam Taylor thuộc hãng Thông tấn Đức (DPA). Thưa Ngài,
liệu Ngài có thể nói rõ hơn về quyền tự do tôn giáo dành cho các nhà thờ Tin lành (CPC) mà
Ngài vừa nêu vắn tắt ở trên? Cụ thể, có nhiều báo cáo từ Washington về những thỏa thuận rằng
78
một số nhà thờ sẽ được mở cửa trở lại tại Việt Nam. Vậy đó là những nhà thờ nào, và đã có thay
đổi gì chưa với Giáo hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam (UBCV)? Tôi được biết Đại sứ Marine
rất quan tâm đến tổ chức này.

THỨ TRƯỞNG NGOẠI GIAO ZOELLICK: Trước hết, chương trình này do Đại sứ Hanford tại
Bộ Ngoại giao theo dõi. Ngày hôm qua, Đại sứ đã chuyển cho tôi tin vắn về việc này, theo tôi,
thông tin này có trên trang web của chúng tôi. Đây là chương trình hợp tác với Quốc hội Hoa
Kỳ. Quốc hội đã thông qua một đạo luật – Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế – để thúc đẩy nỗ lực
này. Và chúng tôi đã đạt được nhiều tiến bộ nhất với Việt Nam bởi lẽ Chính phủ, vì nhiều lý do,
đã quyết tâm chuyến biến theo hướng này. Và chương trình này bao gồm tất cả các tín ngưỡng.
Do vậy, một số chương trình sẽ liên quan tới Thiên Chúa giáo, một số liên quan tới Đạo Tin lành
và Phật giáo. Như anh vừa nêu một số nỗ lực của Chính phủ Việt Nam đang tiến hành là mở cửa
và đăng ký trở lại các nhà thờ. Ngăn cấm việc cưỡng bức người dân từ bỏ đạo. Chính phủ cũng
đã phóng thích một số phạm nhân và ân xá cho nhiều trường hợp khác. Lần đầu tiên trong vòng
20 năm qua, Đại hội Tin lành toàn quốc đã có thể được tổ chức tại Việt Nam. Chính phủ đã có
thể làm được phần lớn những việc đó thông qua các quy định của riêng họ. Vì vậy, như chúng ta
đã thấy trên toàn thế giới, tự do tín ngưỡng ở các nền văn hóa khác nhau là mối quan tâm chung
của tất cả mọi người. Vì lẽ đó, chúng tôi hài lòng với những bước đi quan trọng này, và chúng tôi
muốn hợp tác với Chính phủ Việt Nam khi họ thực hiện các bước tiến đó.

CÂU HỎI: Tôi muốn hỏi về vấn đề song phương – Tôi là Mai phóng viên báo Đầu tư Việt Nam
– Tôi muốn hỏi về các cuộc đàm phán song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ liên quan tới nỗ
lực gia nhập WTO của Việt Nam. Theo Ngài, Việt Nam có thể hy vọng đạt được bước đột phá
nào không để có thể đẩy mạnh tiến trình gia nhập WTO, hy vọng là vào cuối năm nay?
THỨ TRƯỞNG NGOẠI GIAO ZOELLICK: Trước hết, tôi đã thảo luận chủ đề này khá chi tiết
với cả Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư. Vì tôi không còn làm Đại diện Thương
mại Hoa Kỳ, nên tôi làm việc này là thay mặt cho đồng nghiệp mới của tôi, Đại sứ Portman.
Thông điệp quan trọng nhất mà tôi muốn gửi tới là chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ việc Việt Nam gia
nhập WTO. Quá trình gia nhập tương đối phức tạp, song nói một cách ngắn gọn, nó liên quan tới
việc một thành viên mới phải đạt được thỏa thuận đa phương với tất cả các quốc gia thành viên
cũng như ký kết một loạt các hiệp định song phương. Hiệp định đa phương đòi hòi phải tuân thủ
các quy định cơ bản của WTO mà đối với Việt Nam, điều đó đòi hỏi phải thay đổi khoảng 89
văn bản luật. Thời gian thì tùy thuộc vào tiến độ diễn ra tại Việt Nam, trong đó có hoạt động của
Quốc hội. Trong tháng 4 đã có một cuộc họp tại Geneve về vấn đề này, và như tôi đã nói, sẽ còn
có nhiều phiên họp không chính thức trong những tuần tới và sau đó là một cuộc họp của nhóm
làm việc vào tháng 9. Vấn đề thứ hai – thỏa thuận song phương – các quan chức của Việt Nam
và Hoa Kỳ sẽ lại gặp nhau sớm đề thảo luận những vấn đề như mở cửa thị trường dịch vụ đối với
hàng hóa và nông sản. Một số nội dung đó trùng lặp với việc thực hiện đầy đủ hiệp định thương
mại song phương của chúng ta, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ hiện nay. Do đó, trước mắt sẽ có
rất nhiều việc phải làm, nhưng Hoa Kỳ cam kết hợp tác với Việt Nam để cố gắng thúc đẩy càng
nhanh càng tốt quá trình này và đổi mới hệ thống luật của Việt Nam. Như tôi đã trao đổi với
Ngài Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, tôi hy vọng những bước đi đó có thể phù hợp với kế hoạch
năm năm tiếp theo khi Việt Nam hợp nhất việc gia nhập WTO với các quyết định mở cửa nền
kinh tế.
CÂU HỎI: Tôi là Margie Mason thuộc hãng Thông tấn AP. Liệu Ngài có thể cho chúng tôi biết
Thủ tướng Phan Văn Khải sẽ gặp gỡ ai khi ông tới Washington vào tháng tới?

THỨ TRƯỞNG NGOẠI GIAO ZOELLICK: Tổng thống.


CÂU HỎI: Tôi muốn biết chắc chắn. Ngài Thủ tướng sẽ gặp ai nữa?

79
THỨ TRƯỞNG NGOẠI GIAO ZOELLICK: Tôi không biết lịch trình chi tiết. Trong hầu hết
mọi trường hợp, Tổng thống sẽ là người gặp đầu tiên. Tôi không biết đầy đủ quy trình đâu,
nhưng thông thường một Thủ tướng sẽ gặp Tổng thống. Sẽ còn nhiều quan chức khác, tùy thuộc
vào việc họ có ở trong nước hay không, có thể là Ngoại trưởng hoặc những người khác. Do vậy
tôi không biết chính xác ai sẽ có mặt tại đó, nhưng chúng tôi sẽ phối hợp với Chính phủ Việt
Nam về lịch trình đầy đủ.
Tôi rất cảm động vì anh cho rằng cuộc gặp gỡ của bất cử ai trong số chúng ta ở đây đều quan
trọng khi họ gặp Tổng thống, và tôi rất trân trọng điều đó. (cười)
CÂU HỎI: Tôi cũng muốn hỏi Ngài ... về Hiệp định Tự do Tôn giáo tại Việt Nam ... những nhà
thờ đang mở cửa trở lại... nếu họ không được nhà nước cho phép hay được chính phủ đồng ý,
liệu họ có được phép mở cửa lại hay không? Liệu đó có phải là một phần nội dung hiệp định?
THỨ TRƯỞNG NGOẠI GIAO ZOELLICK: Tôi không biết chi tiết về quy trình cho phép tái
đăng ký và mở cửa. Tôi không biết ... Nếu anh công tác tại đây, có thế Đại sứ quán có thể sẽ giúp
anh biết một số chi tiết trong quy trình này. Tôi chỉ biết chủ trương chung mà chúng tôi đã nhất
trí với nhau thôi.

CÂU HỎI: Với tư cách là cựu Đại diện Thương mại Hoa Kỳ ở thời điểm này, liệu Ngài có thể có
lời khuyên gì cho Việt Nam, và câu hỏi kế tiếp là theo Ngài, có thể đạt được thỏa thuận để Việt
Nam gia nhập WTO và sẽ được ký kết trong chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải tới Hoa
Kỳ hay không? Nếu có thể đạt được vào thời điểm đó, Ngài có nghĩ rằng sẽ có đủ thời gian cho
Quốc hội phê chuẩn và dành quy chế quan hệ thương mại bình thường cho Việt Nam hay không?

THỨ TRƯỞNG NGOẠI GIAO ZOELLICK: Như tôi đã nêu khi trả lời câu hỏi trước, khi một
quốc gia gia nhập WTO, điều đó sẽ liên quan tới tất cả 148 quốc gia thành viên chứ không chỉ
riêng Hoa Kỳ. Nhưng, cũng như tôi đã nói, với yêu cầu đạt thỏa thuận đa phương và song
phương thì quá trình này rõ ràng sẽ kéo dài hơn một tháng tới.
Tôi không thể nói chính xác quá trình đó sẽ mất thời gian bao lâu vì nó tùy thuộc không những
vào các nỗ lực của chính phủ Việt Nam nhằm thực hiện các quy định mới mà Việt Nam còn phải
đàm phán song phương với Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác.

Nhưng liên hệ quá trình này với câu hỏi đầu tiên của bạn, lời khuyên mà tôi sẽ cố gắng dành cho
đồng nghiệp của tôi là có thể tận dụng quá trình tự do hóa trong khuôn khổ gia nhập WTO để
phục vụ quá trình phát triển có quy mô rộng lớn hơn mà họ đang tiến hành.
Vì việc gia nhập WTO liên quan tới việc mở rộng pháp quyền tới lĩnh vực kinh tế, do vậy pháp
quyền càng mạnh thì điều đó càng tăng khả năng tăng cường hơn nữa đầu tư và tăng trưởng cho
cả các công ty của Việt Nam và nước ngoài.
Tôi cho rằng tất cả chúng ta đều thừa nhận Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển và nhiều
trong số những thay đổi như trên sẽ cần phải có thời kỳ chuyển đổi. Nhưng điều tôi đã nhấn
mạnh với Ngài Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư là càng mở cửa bao nhiêu thì
thị trường dịch vụ càng trở nên quan trọng đối việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho tăng trưởng và
phát triển bấy nhiêu. Do vậy, điều đó sẽ liên quan tới các lĩnh vực khác như dịch vụ tài chính,
viễn thông, năng lượng, quyền phân phối, nghe-nhìn. Trong thời gian qua, đây là những thành tố
đã tỏ ra rất quan trọng đối với khả năng của một quốc gia trong việc thu hút vốn hiệu quả, xây
dựng một hệ thống thông tin liên lạc hấp dẫn với các tập đoàn quốc tế đang kinh doanh trên toàn
thế giới. Do vậy, tất cả các nội dung đó có quan hệ mật thiết với nhau.
Và lời nhận xét cuối cùng về vấn đề này là – vì đây là một câu hỏi rất hay – Việt Nam đã hoàn
thành một khối lượng công việc khổng lồ trong khoảng thời gian tương đối ngắn. Nhưng thông
80
điệp mà tôi muốn gửi tới các bạn là Việt Nam không thể ngừng nghỉ, vì Việt Nam là một mắt
xích trong nền kinh tế toàn cầu, đang phải cạnh tranh với Trung Quốc hay nhiều quốc gia khác
trong khu vực Đông Nam Á, hoặc Mỹ La tinh, hoặc tất cả mọi khu vực trên thế giới. Vì thế Hoa
Kỳ mong muốn hỗ trợ trong quá trình đó.
CÂU HỎI: Tôi là phóng viên của báo Lao động. Liệu Ngài có thể cho biết tầm quan trọng của
chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải tới Hoa Kỳ ở thời điểm vô cùng đặc biệt, một năm
vô cùng đặc biệt này không?
THỨ TRƯỞNG NGOẠI GIAO ZOELLICK: Theo tôi, như câu hỏi của bạn đã cho thấy, thật
tuyệt vời trong năm thứ mười bình thường quan hệ này lại có chuyến thăm của Thủ tướng và
nhìn lại những vấn đề mà chúng ta đã đề cập tới trong ngày hôm nay, và cũng quan trọng không
kém là hướng tới tương lai.
Và gắn với câu hỏi đặt ra cho tôi trước đó, thông thường khi một thủ tướng hay nguyên thủ quốc
gia viếng thăm Hoa Kỳ, họ thường tranh thủ gặp gỡ các đại biểu Quốc hội, giới doanh nghiệp và
giới báo chí, do vậy họ sẽ giúp tuyên truyền về đất nước của họ. Và đó là lý do tại sao chúng tôi
đang phối hợp với Chính phủ Việt Nam về nhiều lĩnh vực như tôi đã nêu trên. Vì chúng ta có
nhiều khía cạnh tế nhị trong quá khứ.
Nhưng sự giúp đỡ của Việt Nam trong các vấn đề như quân nhân mất tích (POW-MIA) đã được
đánh giá rất cao tại Hoa Kỳ. Vì đây là hiệp định đầu tiên mà chúng ta ký kết về tự do tôn giáo
nên đó là một lý do điển hình nhất. Rõ ràng đối với Việt Nam, hiệp định thương mại đã giúp tăng
mạnh thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ. Nhưng tôi chắc chắn rằng các nhà lãnh đạo sẽ
muốn bàn tới các vấn đề khu vực và quốc tế.
Cho phép tôi trả lời câu hỏi của ai đó ở phía sau kia.
CÂU HỎI: Xin chào, tôi là Kay Johnson, phóng viên Tạp chí Times.
THỨ TRƯỞNG NGOẠI GIAO ZOELLICK: Tôi lại gặp anh rồi.

CÂU HỎI: Đối với các quốc gia cần theo dõi đặc biệt, đạo luật đòi hỏi các chính phủ phải quyết
định trừng phạt các quốc gia đó. Liệu hiệp định mới này có nghĩa là những biện pháp trừng phạt
đó giờ đây đã được dỡ bỏ? Và liệu Việt Nam sẽ được gạt khỏi danh sách đó hay không, và
những quốc gia nào đã được xóa khỏi danh sách này trong thời gian qua?
THỨ TRƯỞNG NGOẠI GIAO ZOELLICK: Như Đại sứ Hanford đã đề cập ngày hôm qua, một
lần nữa bạn có thể tìm kiếm thông tin chi tiết qua trang web. Đây là quốc gia đầu tiên trong số
những nước được nêu tên trong khuôn khổ đạo luật này mà chúng tôi có thể ký kết được một
hiệp định.
Ngày hôm qua, đại sứ đã đề cập tới một số quốc gia khác. Nhưng chúng tôi hy vọng hiệp định
này sẽ thực sự là động lực mở đường cho việc đạt được tiến bộ với các quốc gia khác nữa.
Nhưng đối với câu hỏi của bạn, Việt Nam vẫn là quốc gia cần theo dõi đặc biệt. Nhưng nguyên
nhân là do chúng tôi muốn tiếp tục hợp tác với Việt Nam đề thực thi hiệp định này. Nhung chúng
tôi đánh giá một số bước tiến của Chính phủ Việt Nam là rất tích cực và chúng tôi coi đây là một
bước ngoặt. Vì vậy, khi chúng ta theo dõi diễn tiến của nó chúng ta sẽ quyết định được liệu việc
liệt vào danh sách đó còn phù hợp hay không trong tương lai.
Tôi không thể quên được quý ông này!
CÂU HỎI: Thưa Thứ trưởng, tôi là phóng viên báo điện tử Vietnam Net. Tôi biết Ngài là người
có ảnh hưởng rất lớn về ngoại giao kinh tế, vậy Ngài có chiến lược hay ý tưởng ngoại giao kinh
tế có liên quan tới Việt Nam nào không?

81
THỨ TRƯỞNG NGOẠI GIAO ZOELLICK: Tôi đã nêu một số điểm trong những câu trả lời
trước và tôi sẽ biết được nhiều hơn sau khi tôi tới thăm khu công nghệ thành phố điện tử ở Thành
phố Hồ Chí Minh. Nhưng tôi cho rằng thông điệp chính ở đây là Việt Nam đã làm được rất nhiều
điều. Việt Nam đang cạnh tranh trên thị trường quốc tế và do vậy sẽ phải tiếp tục mở cửa để các
doanh nhân sẽ lựa chọn kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam chứ không phải Trung Quốc hay
những nơi khác. Nhưng cá nhân tôi có ấn tượng rất tốt. Vì tôi mới đến đây đêm khuya hôm qua
và tôi đã thấy rất nhiều người Việt Nam đi xe ga, vẫn đi lại, làm việc và ra ngoài vào tối khuya.
Tôi dậy rất sớm vào buổi sáng để tập thể dục quanh bờ hồ và tôi thấy rất nhiều người Việt Nam
đã có mặt ở đó từ sáng sớm. Tôi không biết khi nào thì người ta ngủ nữa, nhưng dường như họ
rất tích cực và có óc kinh doanh. Mặc dù bạn có thể giúp tôi thông qua báo điện tử của bạn bằng
cách yêu cầu những người đánh cầu lông chăng lưới cao hơn tí nữa vì tôi gần như “mất đầu” khi
chạy! Nhưng đây là những điểm khác biệt về văn hóa mà chúng ta buộc phải vượt qua. Đúng thế
nhỉ. (cười)
CÂU HỎI: Tôi muốn Ngài nói rõ số ngày của chuyến thăm, Ngài nói là từ ngày 21 tháng 6 đến
ngày nào? và Thủ tướng sẽ đến nơi nào?
THỨ TRƯỞNG NGOẠI GIAO ZOELLICK: Ngày 21 tháng 6 sẽ là ngày Thủ tướng gặp Tổng
thống. Chúng ta đã biết ngày đó, chúng tôi sẽ phối hợp với Chính phủ Việt Nam để chuẩn bị sớm
chương trình chi tiết. Tôi sẽ yêu cầu Đại sứ quán kết hợp với Chính phủ để cung cấp cho bạn
thông tin đầy đủ hơn.

Có ai bị khuất sau máy quay phim mà tôi chưa nhìn thấy không?
Rồi, đằng kia? Vâng, mời ngài.
CÂU HỎI: Tôi là phóng viên Thông tấn xã Việt Nam. Đề nghị Ngài đánh giá về mười năm quan
hệ giữa hai nước chúng ta và Ngài có thể dự đoán về triển vọng trong năm tới?

THỨ TRƯỞNG NGOẠI GIAO ZOELLICK: Anh muốn tôi bó gọn 10 năm trong vòng 30 giây
thôi sao? (cười)
Tôi chắc chắn rằng trang web của Đại sứ quán có một danh sách dài liệt kê những diễn biến
trong quan hệ của chúng ta, do vậy tôi sẽ trả lời một cách chủ quan hơn. Ngay cả danh sách các
chủ đề mà tôi đã thảo luận ngày hôm nay đã cho thấy quan hệ giữa hai nước rất sâu và rộng.
Hiển nhiên quan hệ kinh tế rất quan trọng, nhưng danh sách đó còn bao gồm hàng loạt các vấn
đề an ninh và chính trị nữa. Theo cảm nhận của riêng tôi thì động lực trong mối quan hệ này đã
tăng mạnh trong vài năm vừa qua. Tôi cho rằng điều quan trọng là Tổng thống Clinton đã có thể
thăm Việt Nam, còn bây giờ chúng ta lại hướng tới chuyến thăm của Thủ tướng. Theo tôi năm
tới khi Việt Nam đăng cai tổ chức hội nghị APEC, Việt Nam sẽ chứng minh vị thế thực sự của
mình ở tầm vóc khu vực và quốc tế. Vì như quý vị đã biết các cuộc họp APEC còn bao gồm một
hội nghị thượng đỉnh quy tụ tất cả các nguyên thủ quốc gia. Vì vậy, một trong những lý do mà
tôi muốn đến Việt Nam là để thảo luận về những chủ đề này với các đồng nghiệp của tôi tại đây.
Ngoài việc đưa ra các đề nghị, tôi còn lắng nghe họ nói về những chủ đề quan trọng đối với họ.
Do đó, tôi hy vọng mối quan hệ song phương sẽ tiếp tục tiến triển rất nhanh. Trong khi còn nhiều
vấn đề lịch sử để lại, có tầm quan trọng và tính nhạy cảm, song quý vị cũng có thể cảm thấy sự
gắn bó trong quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam – Hoa Kỳ, miễn là họ nâng lưới đánh
cầu lông lên cao hơn một chút nữa thôi. (cười)
Một người nữa ... chị phụ nữ này....
CÂU HỎI: Lẽ dĩ nhiên Việt Nam và Hoa Kỳ đã có một lịch sử đầy khó khăn, nhưng tôi phải nói
rằng ngay lúc này ở Hoa Kỳ nhiều người Mỹ và nhiều người Mỹ gốc Việt vẫn chưa thừa nhận
Chính phủ Việt Na

82
m và vẫn đang chống lại chúng tôi. Họ đang có những hành động chống đối Chính phủ Việt Nam
chẳng hạn công nhận cờ của chế độ Sài Gòn trước đây. Như vậy đến thời điểm này Việt Nam
vẫn đang gắng hết sức để hòa giải. Vậy Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có quan điểm chính thức gì về
vấn đề này?
THỨ TRƯỞNG NGOẠI GIAO ZOELLICK: Đất nước chúng tôi là một đất nước tự do. Mọi
người có thể nêu lập trường của riêng họ. Đó là một quốc gia nơi mọi người có thể phản đối các
quan điểm của chính phủ hoặc của những người khác, nơi báo chí được tự do và thực sự được
khuyến khích chỉ trích chính phủ. Do đó đây là một phần của đời sống trong một xã hội dân chủ
và cởi mở. Nhưng nhiều người Việt tại Hoa Kỳ cũng là những người muốn đến và làm ăn tại
đây, và gắn bó với mối quan hệ gia đình và văn hóa của họ. Họ mở cánh cửa để những người Mỹ
không phải là gốc Việt hiểu biết sâu sắc hơn về Việt Nam. Tôi sống ở phía bắc Virginia nơi có
cộng đồng người Việt rất đông, và đó cũng là khu vực rất năng động ở Hoa Kỳ hiện nay. Vậy
điều các chính phủ cố gắng làm là xây dựng khuôn khổ cho mối quan hệ. Các chính phủ cố gắng
đảm bảo an ninh cho người dân, đồng thời cả cơ hội kinh tế và những hy vọng nữa. Chúng ta gần
hoàn thành nhiệm vụ đó. Do đó, tôi có mặt tại đây ngày hôm nay là để giúp tạo ra một khuôn
khổ như vậy. Nhưng chắc chắn chính người dân hai nước sẽ thúc đẩy mối quan hệ song phương.
Và tôi tin rằng những mối quan hệ đó sẽ trở nên bền chặt hơn.
Xin cảm ơn các quý vị.
-----------------------------------------------
Phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Robert Zoellick
tại họp báo ở Thành phố Hồ Chí Minh
NGàY 6 THỎNG 5 NăM 2005

THỨ TRƯỞNG NGOẠI GIAO ZOELLICK: Chắc các quý vị đều biết, tôi bắt đầu buổi sáng
ở Hà Nội và đã có một số cuộc gặp gỡ rất hữu ích với Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đã thăm
một bệnh viện điều trị HIV/AIDS. Tôi đã được nghe rất nhiều về sự năng động của Thành phố
Hồ Chí Minh. Tôi muốn có dịp được gặp Phó Chủ tịch Thứ nhất của thành phố, và sau đó gặp
một số doanh nhân, những người đã tạo nên sự tăng trưởng kinh tế của Thành phố và tổ chức
hoạt động này.

E-Town quả thực là một trung tâm rộng lớn và tôi biết nó mới chỉ ba năm tuổi, nhưng các quý vị
có thể thấy nơi đây đã không còn một chỗ trống và giờ đây họ đang dự định xây dựng một trung
tâm thứ hai. Tôi đã bắt đầu bằng một chuyến viếng thăm tới một trong những công ty đang kết
hợp các giải pháp phần mềm với nghệ thuật sáng tạo để thiết kế nên những sản phẩm dành cho
trò chơi và video và các sản phẩm khác được bán trên toàn cầu. Tôi cũng đã có cơ hội tuyệt vời
gặp gỡ những đại diện của rất nhiều ngành công nghiệp nơi đây. Tôi đã hiểu cách họ gây dựng
các doanh nghiệp của mình và một số vấn đề họ phải đối mặt trong tương lai. Tôi rất vui được trả
lời các câu hỏi của quý vị.

HỎI: Tôi là Sơn, phóng viên báo Tuổi trẻ. Ông có thể cho chúng tôi biết về kết quả chuyến thăm
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không?

THỨ TRƯỞNG NGOẠI GIAO ZOELLICK: Kết quả là tôi đã được nghe và biết rất nhiều về
các hoạt động kinh doanh ở đây. Tôi đã có cảm nhận rõ hơn về cách người dân thành lập các
doanh nghiệp. Chẳng hạn như tôi hỏi người đứng đầu của một hiệp hội doanh nghiệp nhỏ rằng
họ phải chịu những hạn chế lớn nào. Thật thú vị, một trong số những hạn chế đó là trình độ của
lực lượng lao động của Chính phủ chứ không phải là các quy định của Chính phủ. Bên cạnh đó
là một số vấn đề khác về tìm hiểu các thị trường nước ngoài và khả năng đa dạng hoá. Do vậy,
mục tiêu của tôi là cố gắng tìm hiểu những hoạt động kinh doanh khác nhau ở đây và cách chúng
ta có thể hợp tác nhằm mở rộng những hoạt động đó.
83
HỎI: Tôi là một phóng viên của báo Thanh niên. Chúng tôi muốn biết ông đánh giá như thế nào
về việc thực hiện Hiệp định Thương mại Song phương. Cho đến nay, đầu tư của Mỹ vào Việt
Nam còn rất khiêm tốn. Ông có nhận thấy có cơ hội nào để Mỹ đầu tư hơn nữa vào ngành công
nghiệp công nghệ cao của Việt Nam không?

THỨ TRƯỞNG NGOẠI GIAO ZOELLICK: Thứ nhất, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã
tăng rất nhanh, hiện nay đạt khoảng 4-5 tỉ đô la mỗi năm. Trên thực tế, xuất khẩu Việt Nam sang
Mỹ tăng nhanh hơn xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam, với khoảng 1,3 tỉ đô la mỗi năm. Về
thống kê đầu tư, như tôi đã thảo luận sáng nay tại Hà Nội, lượng đầu tư đã gia tăng, và còn tăng
hơn thế nữa nếu quý vị nhìn vào các công ty Mỹ đang hoạt động ở Đông Á. Đôi khi số tiền đầu
tư là từ Singapore hoặc các khu vực khác ở Đông Á, nhưng đó lại là đầu tư của các công ty Mỹ.
Thứ ba, ở Việt Nam vẫn còn những vấn đề liên quan đến quản lý, pháp quyền, tham nhũng, bởi
vậy một số vấn đề mà chúng tôi đang hợp tác với chính phủ là làm thế nào để tạo ra một môi
trường thuận lợi hơn để thu hút đầu tư. Một trong những điểm tôi đưa ra sáng nay tại Hà Nội là
mặc dù Việt Nam đã phát triển khá xa và khá nhanh nhưng cũng không thể dừng lại nghỉ ngơi vì
đất nước đang vận hành trong một môi trường cạnh tranh toàn cầu. Trên thế giới, mọi người
quyết định dựa trên sự lựa chọn của mình chứ không phải vấn đề Việt Nam là gì trong quá khứ.

Cụ thể trong lĩnh vực công nghệ cao, một trong những nhân tố chủ chốt là bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ. Đây là một lĩnh vực quan trọng đối với các công ty mang công nghệ đến Việt Nam. Nước
nào càng có uy tín trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bao nhiêu thì càng có khả năng thu hút
những ngành công nghiệp đó bấy nhiêu. Chẳng hạn như trong một vài ngày nữa tôi sẽ tới
Singapore và như một phần của Hiệp định Thương mại Tự do giữa Singapore và Mỹ, Singapore
đã củng cố luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của nước này. Khi tôi ở đó tôi sẽ đi thăm một số công
ty dược phẩm, một số ngành công nghiệp sáng tạo và một số các công ty khác đã bị Singapore
lôi cuốn vì luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Bởi vậy cùng lúc có rất nhiều vấn đề nảy sinh. Như câu hỏi của bạn cho thấy Hiệp định Thương
mại Song phương đã làm thương mại gia tăng đáng kể, tuy nhiên các cơ hội đầu tư khác sẽ tới
nếu có một cơ chế luật pháp hoàn thiện hơn. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) sẽ là một nhân tố nữa thúc đẩy điều đó. Đây cũng là một vấn đề mà chúng tôi đã
thảo luận tại Hà Nội. Chúng tôi sẽ cố gắng thúc đẩy tiến trình này để Việt Nam có thể trở thành
một thành viên đầy đủ của WTO; điều đó đòi hỏi phải có một số thay đổi về luật pháp mà tôi
cũng đã đề cập tới.

HỎI: Theo báo cáo của Ngài Đại sứ, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ năm 2002 tăng 128% và
hơn 100% năm 2003, tuy nhiên năm 2004 tốc độ xuất khẩu chỉ đạt 18%. Ông nghĩ thế nào về tác
động của thuế chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ?

THỨ TRƯỞNG NGOẠI GIAO ZOELLICK: Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ
vẫn cao hơn nhiều so với các nước khác, bởi vậy xuất khẩu sẽ vẫn tiếp tục đà tăng trưởng. Tăng
trưởng xuất khẩu phụ thuộc vào các nhân tố khác chẳng hạn như tốc độ tăng trưởng tương đối
của các nền kinh tế, tỉ giá hối đoái và các nhân tố khác. Còn đối với việc chống bán phá giá, rõ
ràng là nó có thể làm chậm lại tốc độ tăng trưởng, tuy nhiên con số thống kê bạn đưa ra cho thấy
đã có sự tăng trưởng rất lớn. Không có gì đáng ngạc nhiên nếu các bạn đạt tốc độ chậm hơn sau
khi đã tăng hơn 100%. Mục tiêu của chúng ta là gia tăng thương mại cho cả hai nước. Tôi rất vui
mừng vì chiều nay sẽ được chứng kiến một dự án mới với ngài Phó Chủ tịch Thứ nhất, đó là một
dự án đầy sáng tạo vì mang đến công nghệ xử lý rác thải rắn. Dự án này cũng sẽ tạo công ăn việc
làm cho Việt Nam, mang đến nguồn vốn đồng thời cũng tạo ra một số khả năng cho phía Mỹ.
Một phần của bức thông điệp là chúng ta phải làm cho dự án này có hiệu quả theo cả hai chiều
bởi vì chúng tôi nghĩ cả hai bên đều sẽ có lợi. Thương mại và đầu tư có thể là công việc kinh

84
doanh cùng có lợi. Chúng tôi biết điều này quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của Việt
Nam. Chúng tôi muốn được thấy Việt Nam phát triển và trở thành một lực lượng lớn hơn trong
nền kinh tế thế giới. Đồng thời chúng tôi cũng cần sự giúp đỡ để mở cửa thị trường cho hàng hóa
của Mỹ ở đây.

HỎI: Tôi là Jason Folkmanis. Tôi làm việc cho Bloomberg. Hy vọng ngài sẽ bỏ quá cho tôi nếu
tôi hỏi hơi nhiều. Một là tôi chỉ muốn được làm sáng tỏ. Tôi đã nghe về cuộc họp báo của ngài
tại Hà Nội sáng nay. Tôi không rõ lắm câu trả lời về hiệp định tôn giáo đạt được giữa Việt Nam
và Mỹ. Câu hỏi cụ thể là liệu khả năng áp dụng lệnh trừng phạt do Việt Nam bị liệt vào danh
sách các Nước cần Quan tâm Đặc biệt hiện nay có được loại bỏ không? Do có hiệp định này nên
không còn khả năng áp dụng lệnh trừng phạt, ít nhất là cho đến khi danh sách các Nước cần
Quan tâm Đặc biệt sắp tới được đưa ra. Đó là chỉ câu hỏi mà tôi muốn được làm rõ hơn mà thôi.

Câu hỏi thứ hai của tôi liên quan đến vị trí của Việt Nam với tư cách là một nền kinh tế phi thị
trường. Tôi biết đó là đánh giá của Bộ Thương mại Mỹ nhưng không biết là liệu Phó Thủ tướng
hoặc Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có đưa vấn đề này ra bàn không. Như ngài biết đó phía
Việt Nam không hài lòng với đánh giá này và đã viết thư yêu cầu thay đổi. Tôi muốn biết là vấn
đề này có được đưa ra không, và nếu được đưa ra thì câu trả lời của ngài là gì.

Tôi có thể hỏi câu hỏi cuối cùng không ạ, tôi xin hứa đây là câu hỏi cuối cùng, nhanh thôi ạ. Dệt
may là một vấn đề lớn đối với Việt Nam. Đây là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai của họ. Ngài đã
hiểu rõ toàn bộ tình hình giữa Trung Quốc và Mỹ, khi Mỹ đang xem xét hạn chế xuất khẩu dệt
may của Trung Quốc. Ngài có thể giải quyết vấn đề dệt may một cách tổng thể không vì nó liên
quan đến Việt Nam. Xuất khẩu dệt may của Trung Quốc đã thực sự đè bẹp xuất khẩu của Việt
Nam kể từ khi chấm dứt chế độ hạn ngạch. Xin cảm ơn.

THỨ TRƯỞNG NGOẠI GIAO ZOELLICK: Đối với câu hỏi thứ nhất, về vấn đề tự do tôn
giáo, với hiệp định này rõ ràng chúng ta đang trên con đường tiến tới quan hệ tích cực với Việt
Nam bởi vậy mà một trong những điểm tôi đưa ra sáng nay là Việt Nam vẫn còn là một nước
trong danh sách các Nước cần Quan tâm Đặc biệt, chúng tôi đã giải thích với phía Việt Nam rằng
việc phân loại này vẫn giữ nguyên trong khi chúng tôi đánh giá tiến độ thực hiện những cam kết
và hành động mà Chính phủ Việt Nam nói sẽ thực hiện. Bởi vậy tôi nghĩ rằng vấn đề áp dụng
lệnh trừng phạt vẫn đang tạm hoãn trong khi chúng tôi theo dõi những vấn đề này. Một lần nữa
tôi cho rằng điểm mấu chốt là chúng tôi rất hài lòng về việc nhìn chung Chính phủ Việt Nam
đang có những hành động trong một số lĩnh vực mà tôi đã đề cập sáng nay-các tín đồ Tin Lành,
Thiên Chúa giáo và Phật giáo, tuy nhiên chúng tôi cần phải xem xét tiến độ thực hiện một số
những hành động này. Đó là điều tại sao Việt Nam vẫn được liệt vào danh sách các Nước cần
Quan tâm Đặc biệt.

Câu hỏi thứ hai của bạn là về nền kinh tế phi thị trường. Tôi không nhớ chính xác nó có được
bàn tới trong cuộc họp với các bộ trưởng không, nhưng nó có được đề cập tới trong cuộc gặp gỡ
với các doanh nhân. Tôi đã giải thích tác động của những hành động chống bán phá giá và cách
tính thiệt hại và như câu hỏi của bạn đã cho thấy tôi muốn nói rằng đây là một lĩnh vực mà Bộ
Thương mại Mỹ phải đánh giá dựa trên các tiêu chí được luật pháp quy định, bởi vậy tôi cho
rằng Chính phủ Việt Nam cần hợp tác với Bộ Thương mại chúng tôi để đáp ứng được những tiêu
chí đó. Hiện nay những tiêu chí đó bao gồm những chủ đề như vai trò của các doanh nghiệp nhà
nước trong nền kinh tế. Những tiêu chí khác liên quan đến tiền tệ và giá cả được thả nổi. Do vậy
tiêu chí đã được định ra. Chúng tôi chắc chắn sẽ sẵn sàng hợp tác với Chính phủ Việt Nam,
nhưng chúng ta phải đáp ứng một số tiêu chí nhất định. WTO quyết định thế nào là các nền kinh
tế thị trường còn Mỹ định ra các tiêu chí. Tôi cho rằng đó là điều tốt bởi từ đó người dân nhận
thức rõ ràng tiêu chí là gì, và cũng có thể nhận biết được các tiêu chí. Sẽ chẳng mấy khó khăn để
có được một hệ thống giá cả tự do nếu chính phủ sở hữu phần lớn khu vực công nghiệp. Đó là

85
những vấn đề mà chúng tôi có thể hợp tác với Việt Nam trong quá trình Việt Nam gia nhập
WTO.

Câu hỏi thứ ba của bạn là về hàng dệt may và Trung Quốc. Như quý vị đều biết, chúng tôi có
một hiệp định đặc biệt về hàng dệt may với Việt Nam cho phép gia tăng mặt hàng này và chắc
chắn quý vị biết đã có sự gia tăng nhanh chóng được thể hiện qua những con số thống kê xuất
khẩu đã được nhắc tới. Nếu tôi nhớ không lầm thì tốc độ tăng trưởng liên tục là 7%, thay đổi
theo từng mặt hàng. Tôi nghĩ cách thứ nhất để cố gắng củng cố vị trí của Việt Nam là hoàn thành
các cuộc đàm phán gia nhập WTO thì sẽ không còn phải chịu hạn ngạch.

Thứ hai, như đã thảo luận với một số doanh nhân ở đây, khả năng áp dụng các biện pháp bảo hộ
đối với Trung Quốc cũng có thể xảy ra với Việt Nam bởi vì những người bán lẻ Mỹ sẽ có lợi nếu
họ biết chắc chắn hơn về nguồn gốc sản xuất. Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, những biện
pháp bảo hộ vẫn còn khả năng áp dụng đến tận năm 2008 làm người ta không yên tâm về vấn đề
sản xuất của Trung Quốc, bởi vậy chúng tôi thảo luận về tầm quan trọng của sự tin cậy, nhanh
chóng thay đổi mẫu mã, những khía cạnh không chỉ đơn thuần nhấn mạnh đến chi phí sản xuất,
mà còn nhấn mạnh đến bản chất mối quan hệ làm ăn. Tôi sẽ chỉ ra rằng những con số thống kê
mà tôi được thấy đầu năm 2005 mặc dù cho thấy sự gia tăng mạnh xuất khẩu dệt may của Trung
Quốc nhưng cũng cho thấy sự gia tăng xuất khẩu của Việt Nam, trong khi đó đối với một số
nước thì không. Bởi vậy trong thị trường xuất khẩu hàng may mặc và quần áo Việt Nam tiếp tục
có sự tăng trưởng.

Trong môi trường hậu hạn ngạch, những điểm tôi vừa đề cập cho thấy các nhà sản xuất ở Việt
Nam muốn phát triển mối quan hệ làm ăn mạnh hơn nữa với những người bán lẻ ở đây bởi vì
trong đàm phán với các công ty Mỹ họ sẽ không muốn phụ thuộc vào một nguồn duy nhất, họ
không muốn chỉ dựa vào Trung Quốc, mà họ sẽ có những lựa chọn khác-Trung Mỹ, Việt Nam,
những nước khác ở Đông Nam Á và châu Phi. Đó là nơi mà sự cạnh tranh sẽ nổi lên hàng đầu.

Xin cảm ơn.

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phú Bình:


"Một nghị quyết toàn diện về công tác người Việt Nam ở nước ngoài"

--------------------------------------------------------------------------------

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phú Bình, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở
nước ngoài, nói về những điểm nổi bật của nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác đối
với người Việt Nam ở nước ngoài.

* Thưa ông, có lý do đặc biệt nào dẫn tới việc ra đời nghị quyết về công tác đối với người
Việt ở nước ngoài (NVƠNN) trong thời điểm này?

- Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về vận động
NVƠNN cũng như nhiều chính sách tạo thuận lợi cho bà con trong việc về thăm thân
nhân, sở hữu nhà đất, bình đẳng trong giá các dịch vụ và khuyến khích bà con về nước
đầu tư, kinh doanh.

Nhiều chính sách và chủ trương đã và đang từng bước đi vào cuộc sống và được bà con
86
Việt kiều hoan nghênh. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng những chính sách này vẫn
còn một số điểm hạn chế, chưa đáp ứng được đầy đủ nguyện vọng của bà con.

Mặt khác, việc thực hiện chính sách chưa đồng bộ, thậm chí có những trường hợp cá biệt
còn trái với cả chủ trương, chính sách của Nhà nước.

Lý do thứ hai là hoàn cảnh hiện tại rất khác so với thời điểm ban hành những chính sách
trước đây. Nếu như năm 1986-1987, số bà con Việt kiều về thăm quê chỉ khoảng 8.000
người thì nay đã tăng lên 360.000 lượt người/năm, lượng kiều hối chuyển về cũng đạt
mức kỷ lục là 2,6 tỷ USD/năm. Chính thực tế này đòi hỏi những chủ trương mạnh dạn
hơn, thông thoáng và toàn diện hơn trong chính sách đối với NVƠNN.

* Tinh thần của nghị quyết lần này có những điểm mới nổi bật nào so với các chính sách
trước đây, thưa ông?

- Trước hết, đây là lần đầu tiên một nghị quyết toàn diện về công tác NVƠNN được phổ
biến công khai và rộng rãi. Mục đích của việc phổ biến rộng rãi là gì?

Thứ nhất , để tái khẳng định một cách công khai và mạnh mẽ những chủ trương, chính
sách ưu đãi của Nhà nước dành cho bà con Việt kiều.

Thứ hai là để các bộ, ngành của Việt Nam nhận thức được rằng việc thực hiện chính sách
sẽ luôn được sự theo dõi, đánh giá sát sao của dư luận trong và ngoài nước.

Điểm mới nổi bật thứ hai ở nghị quyết này là lần đầu tiên đã xác định rõ trách nhiệm của
Nhà nước đối với cộng đồng NVƠNN.

Trước đây, việc bảo hộ NVƠNN với tư cách là công dân (đối với những người mang
quốc tịch Việt Nam) hoặc bảo vệ họ với tư cách đồng bào (đối với những người đã nhập
quốc tịch nước khác) có được đề cập nhưng chưa nhấn mạnh. Nghị quyết lần này khẳng
định Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi chính đáng của cộng đồng NVƠNN theo
luật pháp, công ước và thông lệ quốc tế.

Điểm đổi mới nổi bật thứ ba là trong phần đề cập tới trách nhiệm của bà con đối với đất
nước đã không đặt nặng nghĩa vụ đóng góp của bà con.

Trước đây, vẫn có nếp nghĩ cho rằng NVƠNN là những người có đời sống sung túc hơn
nhân dân trong nước, do vậy thường chỉ nghĩ tới nghĩa vụ đóng góp của họ, chú trọng tới
khía cạnh “khai thác”.

Nghị quyết lần này nêu rõ Nhà nước khuyến khích bà con đề cao trách nhiệm đối với bản
thân mình trước, như thực hiện tốt hội nhập, thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp sở tại... rồi
cuối cùng mới là tùy theo điều kiện và khả năng của mỗi người mà góp phần xây dựng
quê hương đất nước.
87
Những điểm đổi mới này chứng tỏ sự quan tâm và thấu hiểu của Nhà nước đối với cuộc
sống và cả những khó khăn mà cộng đồng NVƠNN đã và đang gặp phải.

* Với việc ra đời nghị quyết này, công tác NVƠNN thời gian tới sẽ chú trọng những
điểm nào thưa ông?

- Nghị quyết lần này đã nêu ra bốn nhóm giải pháp, trong đó được đề cập đầu tiên là vấn
đề trọng dụng nhân tài.

Chúng ta biết rằng cộng đồng NVƠNN tuy vào khoảng 2,7 triệu người nhưng tiềm lực
kinh tế của cộng đồng chưa phải là lớn, bù lại tiềm năng chất xám lại vô cùng phong phú.
Nhiều Việt kiều trẻ tuổi, nhiều trí thức kiều bào có nguyện vọng được về nước làm việc.
Sắp tới, sẽ tháo gỡ toàn bộ những trở ngại, vướng mắc trong việc hợp tác làm việc với trí
thức kiều bào.

Các cơ quan sẽ được quyền chủ động hơn trong việc mời các chuyên gia tham gia các dự
án, các chương trình, không giới hạn là song phương hay đa phương. Chính sách đã có,
các cơ quan chỉ việc vận dụng hợp lý, không nhất thiết việc gì cũng phải báo cáo lên trên
nữa.

Thứ hai là sẽ tích cực cải thiện môi trường pháp lý nhằm thu hút bà con Việt kiều về đầu
tư, kinh doanh ở trong nước. Bên cạnh việc coi trọng NVƠNN như những nhà đầu tư,
một khía cạnh vô cùng quan trọng là chính Việt kiều có thể hướng dẫn, chắp nối cho nhà
đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Chính vì vậy nghị quyết nêu rõ phải phát huy
khả năng của NVƠNN trong việc làm dịch vụ, thiết lập và mở rộng kênh tiêu thụ hàng
hóa Việt Nam.

Công tác NVƠNN sắp tới cũng sẽ chú trọng đảm bảo nhu cầu thông tin của bà con. Thời
gian qua, nhiều trang báo điện tử rất mạnh được bà con Việt kiều quan tâm. Nhưng bà
con vẫn có nhu cầu rất lớn về nắm các thông tin trong nước. Báo điện tử Quê Hương, tờ
báo dành cho bà con kiều bào, dự kiến sẽ được cải tiến toàn diện nhằm cập nhật liên tục
các thông tin phục vụ bà con.

Ngoài ra, chúng tôi sẽ tích cực đáp ứng nhu cầu của bà con trong việc giao lưu, học tiếng
Việt, đi tham quan, tìm hiểu văn hóa truyền thống. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt
chương trình dạy tiếng Việt cho NVƠNN. Bên cạnh việc các nghệ sĩ NVƠNN được tạo
điều kiện về nước biểu diễn thường xuyên, chúng tôi cũng tính tới cả việc mời các nghệ
sĩ hoặc các vận động viên gốc Việt tham gia các cuộc thi quốc tế dưới mầu cờ sắc áo của
Việt Nam, có thể là ngay tại SEA Games tới.

Nhóm giải pháp cuối cùng chú trọng tới các vấn đề nhân đạo và xây dựng lòng tin. Bà
con sẽ được tạo điều kiện tối đa để về thăm quê, thờ cúng tổ tiên. Ngoài ra, nếu bà con có
nhu cầu thờ cúng, xây chùa chiền ở nước sở tại, nếu được chính quyền sở tại chấp nhận,
88
trong nước sẽ có hỗ trợ cụ thể.

* Thưa ông, một vấn đề được nhiều NVƠNN băn khoăn là tư cách pháp nhân của bà con
tại nước sở tại để bà con có thể cư trú và làm ăn một cách chính đáng. Vấn đề này sẽ
được quan tâm như thế nào thưa ông?

- Vâng, theo tinh thần của Bộ Chính trị, Bộ Ngoại giao sẽ phải có tham mưu và kiến nghị
cụ thể để đàm phán và ký kết với các nước những hiệp định về tư cách pháp lý của công
dân Việt Nam, thí dụ như các hiệp định lãnh sự, hiệp định hỗ trợ tư pháp. Người Việt
Nam ra sinh sống ở nước ngoài từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, do vậy cũng có một số
lượng người thiếu các giấy tờ hợp pháp. Chủ trương của chúng ta là sẽ tiến hành thương
thảo với từng địa bàn để bảo vệ lợi ích chính đáng của bà con. Ngoài ra, bà con sẽ được
tạo điều kiện giải quyết nhanh chóng, thỏa đáng các yêu cầu liên quan đến vấn đề quốc
tịch.

* Xin cảm ơn ông.

CẨM HÀ thực hiện


(Tuổi trẻ)

89

You might also like