You are on page 1of 3

BÀI GIẢNG DẠNG VĂN BẢN (SCRIPT)

Môn học: Giao tiếp trong kinh doanh

Chương 7: Giao tiếp đa văn hóa

Tài liệu tham khảo: Ngôn ngữ hình thể trong môi trường đa văn hoá

Slide Nội dung


Các bạn thân mến, chương này cho chúng ta thấy tầm quan trọng của kỹ năng giao
tiếp đa văn hoá trong thế giới hội nhập. Có thể hiểu đúng thông điệp muốn truyền
tải luôn luôn là yếu tố giao tiếp quan trọng giữa các nền văn hoá. Lý do là vì quá
Slide 1
trình tương tác sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều khi chúng ta phải nói chuyện với
những người mang giá trị và bản sắc văn hoá khác nhau.

Ở nhiều nơi, người ta thường sử dụng ngôn ngữ cơ thể để truyền tải thông điệp
không lời. Ví dụ, ở Bắc Mỹ, khu vực Địa Trung Hải, và châu Mỹ Latin, dấu hiệu
bàn tay vẫy qua vẫy lại có nghĩa là “Không”. Ở Peru, cử chỉ đó mang nghĩa “Lại
Slide 2
đây”. Còn ở Hy Lạp, cử chỉ đó là 1 cử chỉ xúc phạm người khác ghê gớm, và bàn
tay càng gần mặt đối phương thì càng mang ý nghĩa đe doạ.

Như vậy, nếu chúng ta hiểu sai 1 cử chỉ nào đó dù là rất nhỏ cũng có nguy cơ phá
vỡ 1 mối quan hệ cũng như các thoả thuận kinh doanh. Những cách chào hỏi, gật
đầu, ánh mắt, cử chỉ tay sau đây là những ví dụ cơ bản mà bạn có thể bắt gặp
trong các cuộc họp.
Chào hỏi
Cử chỉ chào hỏi phổ biến mà các doanh nhân trên thế giới thường hay sử dụng là
bắt tay, nhưng ngay trong cách bắt tay cũng thể hiện những nét văn hoá khác biệt.
Ở Mỹ, người ta thường xiết và lắc tay đối phương để thể hiện sự tự tin. Người
Slide 3 Anh hay lắc tay từ 3 đến 5 lần. Người Đức và người Pháp thường bóp nhẹ và lắc
tay từ 1 đến 2 lần là đủ. Người dân Châu Á bắt tay nhẹ và từ tốn hơn. Còn người
Mỹ La tinh cũng bắt tay nhẹ nhưng giữ lâu hơn, bởi vì việc rút tay về quá sớm có
thể bị xem là cử chỉ coi thường đối phương.
Ở 1 số nơi, người ta còn chào nhau bằng cách hôn lên má. Người Bắc Âu thích
hôn lên 1 bên má. Người Pháp và Tây Ban Nha thích hôn lên cả 2 bên má. Đặc
biệt hơn, người Đức, Bỉ và Ả rập lại thích hôn tới 3 lần trên 2 bên má. Ở Thổ Nhĩ
kỳ, ngoài việc bắt tay bình thường, người trẻ tuổi còn hôn lên tay người lớn hơn
rồi đặt lên đầu mình để thể hiện sự tôn kính.
Tuy nhiên, cử chỉ bắt tay lại không phổ biến ở 1 số nước, ví dụ như ở Nhật và Hàn
Quốc, thay vì bắt tay, họ sẽ nghiêng mình cúi đầu chào nhau. Người Thái Lan và
Ấn độ chào nhau bằng cách chắp 2 bàn tay vào nhau như đang cầu nguyện.
Gật đầu là “có” hay “không”?
Thông thường thì ở nhiều nơi, cái gật đầu mang ý nghĩa là có, còn lắc đầu mang ý
nghĩa là không. Tuy nhiên, nhiều nơi khác thì ngược lại. Ví dụ như ở Bungari: lắc
đầu là có, còn gật đầu lại là không. Hay như ở Nhật bản, gật đầu không nhất thiết
là đồng ý mà là 1 dấu hiệu cho biết người nghe hiểu đối tác giao tiếp của mình
đang nói gì.
Giao tiếp bằng mắt
Ở mỗi nền văn hoá, cử chỉ giao tiếp bằng mắt lại mang nhiều ý nghĩa khác nhau.
Ví dụ khi nói chuyện, người Pháp và người Phần Lan thường nhìn thẳng vào mắt
đối phương để thể hiện sự chăm chú lắng nghe, trong khi đó người Nhật và người
Hàn quốc lại tránh nhìn vào mắt nhau vì họ xem đó là cử chỉ suồng sã và mất lịch
sự. Ở Mỹ, những người lạ chỉ nhìn thẳng vào mắt nhau trong khoảng nửa giây,
trong khi ở Ý, Tây Ban Nha và các nước Mỹ la tinh, thời gian nhìn vào mắt nhau
có thể kéo dài hơn.
Ở Châu Mỹ La tinh cũng như 1 số nước Châu Phi, nếu người có địa vị thấp hơn
nhìn thẳng vào mắt của người có địa vị cao hơn, điều đó sẽ bị cho là bất kính. Ở
Mỹ, người ta thường nhìn vào mắt nhau trong lúc trò chuyện, nhưng ở 1 vài nơi
khác, nhìn xuống là cách giúp tránh nhìn vào mắt đối phương – đây được xem là
dấu hiệu của sự tôn kính. Ở Đông Nam Á, người ta chỉ nhìn lâu vào mắt nhau khi
đã quen biết nhau từ trước và mối quan hệ giữa họ đã được thiết lập bền vững.
Các dấu hiệu tay
Cử chỉ tay là hình thức giao tiếp hữu hiệu trong bất kỳ nền văn hoá nào, và nó dễ
học hơn các ngôn ngữ khác. Vì vậy, các bạn có thể giao tiếp bằng tay ở bất cứ nơi
đâu, với điều kiện bạn biết từng động tác có ý nghĩa như thế nào. Đừng quên rằng,
1 số cử chỉ tay tuy rất quen thuộc nhưng lại mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Trong khi ở Bắc Mỹ và 1 số nơi khác, ngón tay cái giơ lên được hiểu là “Bạn làm
tốt lắm!” hoặc “Giỏi lắm!”, thì ở những nước như Úc và Nigeria, cử chỉ này lại bị
xem là dấu hiệu xúc phạm. Còn ở Đức, cử chỉ này khi dùng trong các quán bar có
nghĩa là “Cho thêm 1 ly nữa!”.
Dấu hiệu hình chữ V ở Mỹ thường thể hiện ý nghĩa là buổi đàm phán đã thành
công tốt đẹp. Nhưng nếu cũng áp dụng dấu hiệu hình chữ V với mu bàn tay hướng
ra phía ngoài thì đó lại là 1 cử chỉ khiếm nhã đối với người Anh, Úc và New
Zealand.
Thậm chí, dấu hiệu “Ok” được sử dụng rất phổ biến ở Mỹ nhằm chỉ sự đồng ý
cũng mang nhiều nghĩa khác nhau ở các nước. Ở Pháp, nó có nghĩa là con số 0. Ở
Nhật Bản, nó là biểu tượng cho đồng tiền. Ở Brazil, nó mang nghĩa xúc phạm.

Nói tóm lại, ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá, việc hiểu và nhạy bén trước
Slide 4
những khác biệt về văn hoá của nhau là 1 yêu cầu quan trọng. Khi không có được
điều này, chắc chắn chúng ta sẽ để lỡ mất nhiều cơ hội trong đàm phán và ký kết
hợp đồng. Dù ở bất cứ đâu, người ta đều thích làm việc với những người mà họ
cảm thấy thoải mái. Mặc dù bạn không thể học hết từng cử chỉ, nét mặt của mọi
người ở mọi nơi trên thế giới, nhưng bạn có thể tìm hiểu thêm và tôn trọng những
khác biệt văn hoá đó. Đó chính là thái độ ứng xử hay và mang lại hiệu quả bất ngờ
trong các cuộc giao tiếp, đàm phán kinh doanh của bạn.
Các bạn thân mến, chương này cho chúng ta thấy tầm quan trọng của kỹ năng giao
tiếp đa văn hoá trong thế giới hội nhập. Có thể hiểu đúng thông điệp muốn truyền
tải luôn luôn là yếu tố giao tiếp quan trọng giữa các nền văn hoá. Lý do là vì quá
trình tương tác sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều khi chúng ta phải nói chuyện với
những người mang giá trị và bản sắc văn hoá khác nhau.

You might also like