You are on page 1of 5

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI GIẢNG DẠNG VĂN BẢN (SCRIPT)


Môn học: Giao tiếp trong kinh doanh

Chương 7: Giao tiếp đa văn hóa

Chủ đề 2: Văn hóa giao tiếp của Việt Nam và một số nước Phương Tây

Các bạn thân mến, trong video trước của chương này, chúng ta đã biết văn hoá giao tiếp
quốc tế rất đa dạng và phong phú. Trong nền kinh tế thế giới ngày nay, để tránh gặp
phiền phức khi đi công tác nước ngoài hay làm việc với các đối tác đến từ nước khác, bạn
nên dành nhiều thời gian để làm quen với văn hoá giao tiếp quốc tế. Video này giới thiệu
văn hoá chào hỏi, tác phong làm việc, văn hoá tặng quà và văn hoá dự tiệc của Việt Nam
trong mối tương quan với 1 số quốc gia ở phương Tây, cụ thể là Mỹ và Pháp.

1. Chào hỏi

Trước tiên, các bạn đã biết việc chào hỏi đúng cách sẽ thể hiện thiện chí, sự tôn trọng và
lịch sự với đối tác giao tiếp, giúp khẳng định & củng cố thêm mối quan hệ đã có, và thiết
lập thêm các mối quan hệ mới.

 Mỹ
Ở Mỹ, những người Mỹ thường có phong thái rất hoà đồng, cởi mở và tự nhiên, vì thế họ
rất dễ dàng bắt chuyện và chào hỏi người khác trong những lần gặp mặt. Đơn giản chỉ
cần “Say hi” hay “Hello”, có thể kèm theo 1 cái bắt tay thật chặt, giao tiếp bằng mắt với
nhau, thỉnh thoảng hôn má hoặc kết hợp với 1 cái ôm với những người thân thiết hoặc đã
quen từ lâu, là có thể chào hỏi và bắt đầu giao tiếp với đối tác ngay. Nếu đối tác hỏi
“How are you?” thì bạn chỉ đơn giản trả lời rằng “Very well” hoặc “Fine, thanks”, bởi vì
đây là những câu chào hỏi xã giao thông thường để chuẩn bị bắt đầu câu chuyện chính
chứ không cố tình hỏi sâu vào tình trạng sức khoẻ của bạn dạo này khoẻ hay bệnh ra sao.

 Pháp
Còn người Pháp thì sao? Người Pháp thường bắt tay 1 cách nhanh chóng với từng người,
và khi bắt thường rung tay liên tục. Thông thường thì người đàn ông đợi người phụ nữ
đưa tay ra trước khi bắt tay.

o Nụ hôn kiểu Pháp

1
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Người Pháp ít khi cười với người lạ. Khi chào hỏi người lạ, họ còn có cái hôn xã giao:
khi đó họ không hôn vào má, họ chỉ chạm nhẹ vào má nhau và hôn vào không khí.

 Việt Nam

Ở Việt Nam, chúng ta có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, có nghĩa là việc chào hỏi luôn
được chú trọng và được đánh giá cao trong việc gây được cảm tình tốt với người khác.
Người Việt Nam thường chào hỏi người khác bằng cách gật đầu nhẹ, bắt tay kèm theo 1
nụ cười, thỉnh thoảng có vỗ nhẹ lên vai của nhau.

2. Tác phong làm việc


 Mỹ
Về tác phong làm việc, với đối tác người Mỹ, các bạn phải lưu ý 1 điều rằng: họ rất đúng
giờ, và luôn thể hiện sự trân trọng và đánh giá cao những đối tác cũng biết quý trọng thời
gian như họ. Trong trường hợp bạn tới trễ hơn giờ hẹn, người Mỹ sẽ cho là bạn làm việc
không chuyên nghiệp, không coi trọng đối tác, vì thế bạn dễ dàng đánh mất đi thiện cảm
ban đầu của họ. Tuy nhiên, bạn đến quá sớm trước giờ hẹn cũng không được đánh giá
cao, vì đối tác người Mỹ sẽ nghĩ là bạn quá nôn nóng muốn tiếp cận họ, quá cần họ vì 1
mục đích nào đó, vì thế thái độ của họ có thể dè chừng và không thoải mái, tự nhiên lắm
khi tiếp xúc với bạn.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến trang phục sao cho phù hợp với đối tượng và địa
điểm gặp mặt. Luôn nhớ rằng sự cẩu thả về mặt hình thức là biểu hiện của sự thiếu tôn
trọng và sẽ làm cho đối tác không hài lòng.

1 điểm nữa cũng đặc trưng của người Mỹ nói riêng và người Tây phương nói chung, đó
là tác phong làm việc của họ rất nhanh gọn, đi thẳng 1 cách trực tiếp vào vấn đề đang
muốn bàn thảo chứ không lan man, vòng vèo, dài dòng làm mất thời gian của nhau.
Phong cách này khác hẳn so với phong cách phương Đông, thường dẫn dắt dài dòng, đi
đường vòng, diễn đạt nhiều ý xung quanh rồi cuối cùng mới đề cập đến vấn đề thật sự
muốn bàn luận. Người Mỹ hoặc người phương Tây đa số rất thực tế, họ quan trọng hiệu
quả làm việc, và quan niệm “thời gian cũng là tiền bạc”, cho nên họ thường tận dụng tối
đa những khoảng thời gian có được để mang lại hiệu quả cao trong công việc, trong đó có
việc diễn đạt ý tưởng làm sao cho thật rõ nhưng vẫn đảm bảo tính cô đọng và súc tích.

 Pháp
Người Pháp cũng có tác phong như người Mỹ, đó là đúng giờ, coi trọng giờ nghỉ trưa và
tôn trọng sự nghỉ ngơi thư giãn của mọi người trong các ngày lễ. Đa số người Pháp có
tính cẩn thận, công bằng trong công việc, họ tôn trọng kỷ luật, pháp luật và các nguyên
tắc.
2
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Việc trao đổi danh thiếp rất phổ biến trong hoạt động kinh doanh tại Pháp, vì vậy mọi
người cần chuẩn bị sẵn sàng danh thiếp để có thể trao đổi khi làm việc với đối tác người
Pháp.

 Việt Nam
Về tác phong làm việc của người Việt Nam chúng ta thì nhiều người nhận xét, về ưu
điểm: đa số người Việt Nam rất cần cù lao động, thông minh sáng tạo trong công việc,
thận trọng khi đưa ra quyết định, tế nhị, chuộng đàm phán, ham học hỏi, tiếp thu rất
nhanh, tuy nhiên nhược điểm của người Việt trong môi trường kinh doanh thường là
không ý thức được giờ giấc – chúng ta có khái niệm “giờ cao su”, có nghĩa là đa số người
Việt hay trễ hẹn mà coi đó như là 1 việc rất bình thường, thiếu tự tin vào bản thân – khá
rụt rè, sống khép kín, cần cù lao động nhưng dễ thoả mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng,
thông minh sáng tạo nhưng thường chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn,
thiếu tính chủ động, và có xu hướng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khi công việc phát
sinh sự cố.

3. Tặng quà

Các bạn thân mến, tặng quà là 1 hình thức rất cụ thể giúp các đối tác trong giao tiếp có
thể bày tỏ sự quan tâm, tình hữu nghị và lòng kính trọng lẫn nhau, là 1 phương thức cần
thiết trong sự kết nối tình cảm. Như trong video trước của chương này, các bạn cũng đã
được biết tặng quà coi vậy chứ cũng không đơn giản: nó có quy tắc của nó, tặng cái gì,
tặng thế nào & nhận ra làm sao đều được chú trọng. Chính vì thế tất cả chúng ta đều cần
phải tìm hiểu & thực hành cho đúng các nguyên tắc tặng quà ở mỗi nền văn hoá khác
nhau.

 Mỹ
Ví dụ như khi có ý định tặng quà cho đối tác người Mỹ, bạn không nên tặng quà có giá trị
cao. Việc nhận quà được quản lý 1 cách chặt chẽ ở các cơ quan nhà nước.

Người Mỹ không quá chú trọng vào hình thức của gói quà, và họ thường sẽ mở quà ra
ngay trước mặt người tặng, kèm theo đó là việc bày tỏ sự trân trọng, cảm kích về tấm
lòng của người tặng.

 Pháp
Ở Pháp, khi muốn tặng hoa cho đối tác, các bạn không nên tặng các loại hoa, chẳng hạn
như là hoa cẩm chướng, hoa cúc, hoa Tử Đinh Hương, và khi tặng thì nhớ tránh tặng 13
bông vì con số 13 thường bị coi là không may mắn, không mang lại điềm lành.

3
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cũng giống như người Mỹ, người Pháp thường sẽ mở quà ra ngay sau khi được nhận và
bày tỏ lòng cảm kích ngay trước mặt người tặng.

 Việt Nam
Ở Việt Nam chúng ta thường tuỳ vào mỗi dịp mà lựa chọn món quà tặng phù hợp với thời
điểm tặng. Ví dụ như gần đến mùa Trung thu, chúng ta thấy mọi người tặng những hộp
bánh trung thu rất nhiều, gần Tết thì tặng bánh chưng, bánh mứt, những hộp trà là sự lựa
chọn phù hợp.

Khi được tặng quà, không giống như văn hoá phương Tây, người Việt thường ít khi mở
ra ngay, mà chỉ lịch sự cám ơn, đặt món quà xuống, nói chuyện tiếp, về nhà mới mở quà
ra.

4. Dự tiệc
 Mỹ

Trong giao tiếp kinh doanh, mời đối tác ăn cơm hoặc tham gia chiêu đãi là chuyện hết
sức bình thường.

Người Mỹ thường mời đối tác đi ăn để làm việc, nhưng họ thường không uống rượu bia
vào buổi sáng và buổi trưa.

 Pháp
Ở Pháp, khi dự tiệc, người Pháp sẽ ngồi ngay ngắn, khăn ăn được trải dọc 1 cách cẩn thận
trên 2 đầu gối, họ chủ yếu dùng dao, nĩa và muỗng, khi ăn uống rất từ tốn, khi ly rượu
của mình còn trên nửa ly thì họ hạn chế rời khỏi bàn ăn.

Khi muốn gọi người phục vụ, người Pháp sẽ đợi để bắt gặp ánh mắt của anh ta hoặc cô ta,
khi đó họ sẽ giơ tay lên và nói “Monsieur”, “Madame”, hoặc là “S’il vous plait”.

Và cuối cùng, để có thể thưởng thức 1 cách trọn vẹn nhất tinh hoa ẩm thực thì người
Pháp thường ít bàn chuyện làm ăn trên bàn tiệc.

 Việt Nam

Ngược lại, ở Việt Nam, việc mời đối tác cùng bàn chuyện làm ăn vừa thưởng thức văn
hoá ẩm thực là 1 điều hết sức phổ biến.

Người Việt Nam thường dùng đũa để gắp thức ăn, và phần lớn có xu hướng chừa lại 1 ít
thức ăn thừa chứ không ăn hết tất cả những gì được bày biện trên bàn tiệc, chúng ta cho
đó là lịch sự khi chừa lại 1 ít như thế.

4
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Các bạn thân mến, như vậy qua 2 video của chương này, chúng ta thấy văn hoá giao tiếp
rất đa dạng và phong phú. Sự khác nhau về văn hoá có thể khiến 1 hành vi bình thường,
phù hợp ở quốc gia này trở thành hành vi kỳ cục và không phù hợp ở quốc gia khác. Do
đó, trước khi chuẩn bị cho chuyến công tác nước ngoài hay phải làm việc với các đối tác
nước ngoài, các bạn hãy tìm hiểu thật kỹ tập quán, văn hoá giao tiếp của quốc gia đó để
có thể “nhập gia tuỳ tục”. Sách báo hoặc các tạp chí chuyên đề về nghi thức ngoại giao
toàn cầu có thể đưa ra những lời khuyên tổng quát và hữu ích cho bạn. Chúc các bạn
thành công.

You might also like