You are on page 1of 3

BÀI GIẢNG DẠNG VĂN BẢN (SCRIPT)

Môn học: Giao tiếp trong kinh doanh

Chương 3: Kỹ năng thuyết trình

Tài liệu tham khảo: Những nhà diễn thuyết nổi tiếng đã chuẩn bị những bài nói của
mình như thế nào?

Slide Nội dung


Chào các bạn, chương này đã mang đến những kỹ năng cơ bản giúp chúng ta
thuyết trình tự tin để thành công. Để có thể trình bày các vấn đề mình muốn 1
cách thuyết phục thì mọi dẫn chứng phải được thu thập, sắp xếp, nghiên cứu, phân
loại 1 cách có hệ thống – không chỉ là các con số, mà còn có các nguyên liệu khác
Slide 1
cho bài nói của mình. Và bạn phải chắc chắn được rằng đó là những dẫn chứng,
chứ không phải đơn thuần là các giả thuyết và những đánh giá chưa qua kiểm
nghiệm. Bạn sẽ chẳng được gì nếu chỉ đưa ra giả thuyết mà thôi.

Bởi thế trước khi thuyết trình, bạn hãy chuẩn bị thật kỹ bằng cách kiểm tra và xác
minh lại mọi đề mục nhỏ mà bạn cần nói. Điều này có nghĩ là bạn phải nghiên cứu
hết sức cẩn thận, để chắc chắn, trước khi bắt đầu. Bạn phải tổng hợp và sắp xếp
Slide 2 theo thứ tự các dẫn chứng của bất kỳ 1 vấn đề nào, hãy tự nghĩ ra cho bản thân
bạn giải pháp cho các dẫn chứng được đưa ra. Có như thế thì bài nói của bạn mới
có sức mạnh cá nhân.

Nhà diễn thuyết nổi tiếng - ông Thoedore Roosevelt - tổng thống thứ 26 của Hoa
Kỳ, đã thường chuẩn bị bài nói của mình như thế nào? Các bạn thân mến, đối với
Thoedore Roosevelt, ông thường chuẩn bị bài nói theo phong cách của riêng
mình: Ông đào xới mọi khía cạnh của các dẫn chứng, xem xét lại chúng, đánh giá
chúng, xác định lại các điều phát hiện ra từ các dẫn chứng đó, rồi quay trở lại với
kết luận của ông với 1 cảm giác chắc chắn, rằng các dẫn chứng mà ông đã đưa ra
là hoàn toàn thuyết phục.
Slide 3
Sau đó, với 1 tập các ghi chép trước mặt, ông bắt đầu đọc to và ông đọc rất nhanh
để bài nói được trôi chảy, tự nhiên và mang tâm hồn của cuộc sống. Sau đó ông
chuyển sang bản đánh máy của bài nói đó, ông ôn lại bài, thêm hoặc bớt ý cho bài
đọc logic, đánh dấu bài nói bằng đầy các nét bút chì, sau đó lại đọc to 1 lần nữa.
Ông từng nói “Tôi không thể đạt được điều gì nếu không lao động cật lực và thiếu
đi sự luyện tập óc phán đoán tốt nhất của mình, bên cạnh đó là việc lên kế hoạch
cẩn thận và làm việc trong 1 thời gian dài”.
Thông thường, ông gọi 1 số người lắng nghe ông đọc bài nói của mình rồi yêu cầu
họ cho nhận xét. Tuy nhiên, ông từ chối tranh luận với họ hiểu biết của ông về
những điều ông vừa đọc. Trong tâm trí, ông luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến đóng
góp của mọi người và chỉnh sửa lại cho hợp lý hơn, thuyết phục hơn. Ông liên tục
lặp lại nhiều lần việc đọc to bài nói của ông. Với ông, việc đọc to và xem kỹ lại
bài nói trước khi bắt đầu diễn thuyết là 1 sự chuẩn bị tốt. Nó giúp ông trở nên
quen thuộc hơn với các nguyên liệu mà ông đang có. Đồng thời, nó cũng giúp ông
tạo ra sự mềm mại và chắc chắn trong từng lời nói của mình. Nhà Bác học tiếng
tăm người Anh, ngài Oliver Lodge cũng đã từng nói rằng, việc đọc to các bài nói
của mình 1 cách nhanh chóng và chắc chắn, giống như việc chúng ta đang nói
chuyện thực sự với khán giả và ông phát hiện ra đó là cách chuẩn bị và luyện tập
tuyệt vời. Tuy nhiên, Không chỉ có đọc to bài nói, Rất nhiều người học về kỹ năng
diễn thuyết, trong quá trình chuẩn bị, họ đồng thời thu vào máy ghi âm bài nói của
mình, sau đó lắng nghe lại và rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Thậm chí, trong
suốt quá trình này, họ vẫn tiếp tục suy nghĩ các ý tưởng, phát triển và sàng lọc các
ý tưởng đó.

Cho dù là 1 người nói ứng khẩu rất xuất sắc, nhưng sau khi vào Nhà Trắng,
Abraham Lincoln đã không bao giờ thực hiện 1 bài diễn văn nào, ngay cả những
bài nói chuyện thông thường với các thành viên trong nội các của mình nếu như
ông không viết cẩn thận tất cả các ý trước khi trình bày. Tất nhiên, ông được phép
đọc diễn văn nhậm chức của mình, bởi vì văn phong viết trong văn kiện lịch sử
này là rất quan trọng nên không thể thực hiện theo kiểu ứng khẩu. Nhưng kể từ
khi trở lai Illinois, Lincoln không bao giờ sử dụng cách này dù chỉ là những ghi
chú nhỏ khi thực hiện bài nói của mình. Bởi vì theo ông, nó sẽ gây cảm giác mệt
mỏi và mơ hồ cho người nghe.
Slide 4 Việc ghi chú trong quá trình chuẩn bị là 1 công việc khá vất vả và tỷ mỷ. Bạn có
thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi bạn có đem theo gì đó trong túi áo khi phải đối
diện với đám đông khán giả. Tuy nhiên, chúng chỉ nên là những công cụ được sử
dụng trong những trường hợp khẩn cấp. Nếu bạn phải sử dụng các ghi chú, hãy
viết chúng thật vắn tắt và viết bằng chữ trên giấy. Khi trình bày bài nói, bạn chỉ
nên liếc qua những ghi chép đó khi cần thiết.
Không nên đọc và nhớ bài nói của mình theo kiểu từng từ 1. Điều đó rất tốn thời
gian và nó thường có kết quả không hay, buổi nói chuyện sẽ trở thành cứng nhắc,
nhạt nhẽo, ít màu sắc và không sống động.

Nhà diễn thuyết lừng danh – Horace - từ rất lâu, đã viết: Đừng tìm kiếm ngôn từ,
mà hãy chỉ tìm kiếm ý tưởng và dẫn chứng. Và kết nối chúng lại thì ngôn từ sẽ tự
khắc xuất hiện.
Slide 5
Sau khi bạn có ý tưởng rõ ràng trong đầu rồi, hãy tập luyện bài nói của mình từ
đầu cho đến cuối: nhẩm trong đầu, suy nghĩ về bài nói bất cứ khi nào có thể. Hãy
tìm căn phòng trống và đọc to bài nói cùng với các cử chỉ điệu bộ cần thiết, và
cùng với tất cả nhiệt huyết của bạn. 1 diễn giả không bao giờ nêu bật ý bài nói của
mình trừ khi người đó tập luyện nó khoảng 6 lần trước đó. Khi tập luyện, bạn hãy
tưởng tượng có khán/thính giả thật sự đang ngồi bên dưới nghe bạn nói, làm được
như thế, bạn sẽ cảm thấy bình thường trước đám đông khi bạn thuyết trình thật
sự.Tổng thống Abraham Lincoln, khi còn trẻ và với quyết tâm trở thành 1 nhà
diễn thuyết, thường tập hợp những người công nhân đồng nghiệp lại trên cánh
đồng, trèo lên 1 cái bục và tập diễn thuyết bằng cách kể cho họ nghe về những câu
chuyện mà ông biết. Như vậy, khi bạn thực hành bài nói của mình theo cách luyện
tập này, nghĩa là bạn đang sử dụng cách thực hành của rất nhiều nhà diễn thuyết
nổi tiếng.

Thương chúc các bạn sớm thành công trong nghệ thuật nói chuyện trước công
Slide 6
chúng của mình.

You might also like