You are on page 1of 3

Họ và tên: Nguyễn Văn Hưng MSSV: 2156200140 Lớp: Hàn 4.

Viết suy nghĩ của bạn về vai trò, tầm quan trọng của GTLVH. Cho VD so sánh sự khác nhu gây đến cản
trở giao tiếp, đặc biệt giữa văn hoá Hàn Quốc và Việt Nam, vì sao?
A. Khái niệm Giao tiếp liên văn hoá: là sự giao tiếp giữa những người thuộc cộng đồng văn hoá
khác nhau, nơi mà khác biệt về lịch sử, phong tục tập quán, ngôn ngữ,… Trong thời đại hiện nay
với sự bùng nổ của mạng xã hội và phương tiện truyền thông đại chúng, xu hướng toàn cầu hoá,
thế giới phẳng diễn ra một cách tất yếu. Việc giao tiếp giữa những quốc gia khác nhau càng diễn
ra mạnh mẽ. Giao tiếp liên văn hoá trở thành một phần quan trọng của xã hội ngày nay.
Vai trò, tầm quan trọng của Giao tiếp Liên văn hoá:

 Giúp chúng ta hiểu và tôn trọng nền văn hoá các quốc gia.
 Cầu nối gắn kết các vùng văn hoá với nhau, phá vỡ rào cản bất đồng văn hoá, đinh kiến,
khuôn mẫu, tạo ra môi trường thân thiện giữa những người đến từ các quốc gia khác.
 Việc giao thoa giữa các nền văn hoá khác nhau giúp ích cho sự phát triển về nhiều mặt
như kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh, giúp quốc gia đó phát triển mạnh mẽ và hội
nhập với toàn cầu… hơn thế nữa còn làm đa dạng, phong phú các nền văn hoá đó.
 Đối với cá nhân, giao tiếp liên văn hoá là một kĩ năng thiết yếu, giúp tránh khỏi những cú
shock văn hoá cũng như sự hiểu lầm trong giao tiếp, giúp cá nhân đó đạt thành công
trong việc giao tiếp. Ngoài ra, hiểu về văn hoá khác nhau cũng giúp người đó nắm bắt
nhiều cơ hội phát triển bản thân hơn.

B. Những rào cản trong giao tiếp là những thách thức đối với những người không chỉ trong cùng 1
nền văn hoá mà còn thể hiện gay gắt hơn với những nền văn hoá khác nhau. Lấy ví dụ giữa Hàn
Quốc và Việt Nam, dù chúng ta cùng thuộc khối Đồng văn (cùng có văn hoá chịu ảnh hưởng bởi
chữ Hán) nhưng “Đại đồng tiểu dị”, Việt Nam và Hàn Quốc vẫn tồn tại nhiều điểm khác biệt.
Điều này gây ra cản trở không nhỏ trong giao tiếp giữa những người sống ở hai quốc gia.

Hàn Quốc Việt Nam

Cách Người Hàn chào hỏi bằng cách cúi người, Những người trẻ chào hỏi người lớn tuổi bằng
thức ngoài ra họ cũng bắt tay để chào hỏi đối cách khoanh tay. Tuy nhiên với người Hàn,
chào phương. Tuy nhiên, khi bắt tay thì phụ nữ khoanh tay là biểu hiện của sự không quan tâm.
hỏi hoặc cấp dưới phải chờ cấp trên đưa tay Khi đang làm việc, sếp đi qua nhưng nhân viên
ra trước, tay còn lại đỡ lấy thể hiện sự tôn không cần phải đứng lên và vẫn tiếp tục làm
kính. Khi đang làm việc mà cấp trên đi việc. Khi gặp người lạ, chúng ta có thể dễ dàng
qua cũng phải ngưng lại để chào. Với mối vỗ vai, thể hiện sự thân thiện. Trong giao tiếp
quan hệ ngang bằng, nếu không thân thì người Việt cũng thường gọi tên thay vì chức
tuyệt đối không được vỗ vai, quàng vai danh như người Hàn.
bá cổ.Tuyệt đối không được gọi tên, đặc
biệt là cấp trên nếu chưa được họ cho
phép.
Người Hàn đề cao tính tập thể, vì vậy họ Người Việt Nam phần nhiều vẫn có thói quen “
thường nói ”chúng tôi” thay vì “ tôi”. giờ dây thun” làm trễ nải tiến độ công việc. Có
Tác Người Hàn làm việc đúng giờ và thường nhiều người đi làm về đúng giờ chứ không chọn
phong ở lại tăng ca. Vị trí trong công ti rất được ở lại tăng ca. Khoảng cách giữa các tiền bối, hậu
làm coi trọng, thể hiện tính tôn ti trật tự của bối, giữa trưởng phòng và nhân viên ở doanh
việc doanh nghiệp. Các vị trí càng cao, càng nghiệp Việt cũng không gay gắt như Hàn. Khi
được kinh nể và được tôn trọng. Khi mắc lỗi, người Việt thường gãi đầu, cười cười
măắc sai lầm, phải cúi mình nói lời xin cho qua. Trang phục không bị gò bó, tuy cũng
lỗi. Trang phục không được quá khác có nhiều doanh nghiệp yêu cầu nhân viên phải
biệt, quá hở hang. mặc đồng phục.
Đời Người Hàn coi trọng tính riêng tư cá Người Việt khá cởi mở về việc chia sẻ thông tin
sống cá nhân. Mặc dù họ sử dụng danh thiếp rất cá nhân ra ngoài xã hội. Người Việt cũng không
nhân nhiều, nhưng không để dịa chỉ nhà riêng ngần ngại việc mời ai đó vào thăm nhà, uống trà
cũng như số điện thoại cá nhân. Trong và dùng cơm ngay lần đầu gặp mặt. Điều này thể
giao tiếp, việc mời “ lơi” cũng được sử hiện sự hiếu khách. Ngoài ra, người Việt thích
dụng thường xuyên như “bạn ăn cơm sờ đầu, véo má trẻ con, nhưng điều này không
chưa?”, “hôm nào chúng ta dùng trà với nên làm với người Hàn.
nhau nhé”,… Tuy nhiên nếu tưởng thật
và tới nhà mà không báo trước thì họ sẽ
không thích. Họ cũng thường tránh nói
thẳng cảm xúc, suy nghĩ cá nhân mà sẽ
nói những câu chung chung mơ hồ.
Ăn Không sử dụng cả thìa cả đũa khi ăn, Người Việt sử dụng cả thìa cả đũa linh hoạt.
uống không được lấy đũa chỉ trỏ các thứ. Họ Không nhậu đến mức không biết đường về như
thường đi uống rượu với nhau tới tăng 2, người Hàn. Việc rót rượu không quá khắt khe
tăng 3. Trên bàn rượu phải rót cho cấp mà quan trọng mọi người đều thấy thoải mái.
trên, và không được tự rót cho mình Người Việt thường thanh toán tại bàn và có tiền
trước. Họ thanh toán tại quầy thu ngân. tip cho nhân viên.
Qùa Không tặng dao kéo vật sắc nhọn. Không Giày là món quà lý tưởng cho nhiều người ở
tặng tặng giày, khăn lau mặt vì sẽ khiến hạnh Việt Nam. Tiệc tân gia đa số mọi người đều tặng
phúc, tình cảm “chạy” đi mất. Không viết tiền chứ ít ai tặng quà. Ngày lễ tết thường mang
tên lên thiệp bằng mực đỏ (vì dành cho quà tặng nhau nhưng số 4 không hẳn là kiêng kị.
người mất). Tránh tặng quà có số lượng Người Việt vẫn tặng nhau 4 tranh Tố nữ, Tứ
là số 4. Vào tiệc tân gia, chúng ta có thể quý, Tứ linh, … Ngày Tết kiêng cho lửa nên bật
tặng khăn giấy, xà phòng, hộp quẹt. lửa không là thứ để tặng cho người khác. Khi
Những buổi gặp mặt Lễ tiết, làm ăn thì nhận quà thái độ luôn vui vẻ và nhận bằng hai
bắt buộc cần có quà tặng. Nếu tặng tiền tay.
thì nên để vào phong thư. Và khi nhận
quà phải nhận bằng hai tay.

Những nét khác biệt trong văn hoá giao tiếp của người Hàn và người Việt, nếu không nắm bắt
được sẽ khiến chúng ta dễ lâm vào tình cảnh khiến người khác bực mình, gây ra những hiểu lầm
không đáng có. Việc hiểu rõ về chúng giúp chúng ta thuận lợi hơn trong việc giao tiếp và thành
công trong công việc. Ngoài ra chúng ta cũng phải tôn trọng sự khác biệt của nền văn hoá khác và
nắm bắt để hoà nhập hơn với cộng đồng và tránh khỏi những cú shock văn hoá dẫn đến mâu
thuẫn.

You might also like