You are on page 1of 3

SỐNG CHUNG, CHUNG SỐNG

1. Sống chung

- Gợi lên hình ảnh của những người xa lạ, cũng có thể là quen
biết hoặc không quen biết và họ quy tụ lại để ở cùng một nơi
VD: Các ký túc xá, nhà trọ sinh viên là những ví dụ rất rõ để
minh họa cho hai cụm từ sống chung. Họ mặc dù cùng ở chung
trong một mái nhà nhưng mỗi người đều có công việc riêng, có
mục đích riêng, con đường riêng cho cuộc sống của mình.

- Sống chung là không ai can thiệp vào cuộc sống của ai cả. Mỗi
người chỉ lo tìm hạnh phúc cho riêng mình. Tương quan giữa họ
với nhau có lẽ chỉ dừng lại ở tình bạn bè, tình tương thân tương
ái… Nói chung mối tương quan ấy chỉ dừng lại ở bề ngoài mà
không có một sự ràng buộc nào.
2. Chung sống

- Chung sống cho chúng ta liên tưởng đến hình ảnh của gia đình,
một sự gắn bó chặt chẽ thiết thân.

- Đó không chỉ là việc ở chung với nhau mà còn đưa đến một
mục đích là để sống. Sống ở đây không chỉ là sự sống thể lý mà
còn là lẽ sống, là cách sống. Họ cùng chia sẻ những niềm vui,
nỗi buồn trong cuộc sống.

- Hai từ chung sống như bộc lộ một tinh thần, một ý hướng, một
mục đích.

“Muốn bếp hồng thì góp củi góp than


Muốn rộn rã thì góp tiếng ca tiếng đàn
Mình cùng nhau ở chung mái nhà
Nhà mình vui tựa những niềm vui góp về…”
(Bài hát Chung sống)
=>Ngôn ngữ của người Việt quả là phong phú. Ý tại ngôn ngoại, một từ
mà hàm chứa biết bao nhiêu là nghĩa. Sống chung và chung sống, đó
không chỉ là sự thay đổi thứ tự của hai chữ “chung” và “sống” mà đó là
cả một sự thay đổi về ý nghĩa. Việc bạn sống chung hay chung sống la
phụ thuộc vào hoàn cảnh, đối tượng sống và đặc biệt là cảm nhận và
cách ứng xử của bạn.
3. Lời khuyên
- Ngày nay người ta hay đề cập đến nghệ thuật sống, hay còn gọi
là đắc nhân tâm. Tuy nhiên xét cho đến cùng thì đây cũng chỉ là
những thứ bề ngoài. Nếu ta không đi sâu vào chính mỗi con
người, vào những giá trị nhân bản cốt lõi thì những nghệ thuật
đó cũng không mang lại lợi ích cho ta. “Chín người mười ý”
dường như là căn bệnh trầm kha trong đời sống cộng đoàn. Ai
cũng cho là mình đúng và chẳng ai chịu nghe ai. Ai cũng biết
nhiều nhưng không mấy người “hiểu” nhiều. Thậm chí đôi khi
chỉ để cho công việc được thuận tiện mà chúng ta đã vô tình
“mã hóa” tên của chị em bằng những con số được dán trên bảng
công tác, thông báo cho nhau bằng những tờ giấy với cách nói
“trống không” như: “xin không để báo ở đây” hay “xin khóa cửa
cận thận”…

- Hãy bắt tay xây dựng cộng đoàn của bạn bằng việc “lắng nghe”
người mọi người với một tấm lòng đầy nhân ái và “kính trọng”.
“Lắng nghe”, chứ không phải “nghe”, nghĩa là nghe người khác
với cả con tim và sự chân thành; nghe để biết họ muốn truyền
đạt với mình điều gì, họ muốn gì và họ nghĩ gì. “Lắng nghe”
bằng đôi tai của con tim chứ không phải chỉ bằng cơ quan thính
giác. Làm được điều này, chúng ta cũng đã thu hẹp khoảng
cách với mọi người, đã học được cách chung sống. Như thế,
tình cảm giữa người với người sẽ được siết chặt hơn và khắng
khít hơn để vượt qua những trở ngại, thử thách trong cuộc sống
thường ngày, đồng thời chúng ta cũng làm cho cuộc sống này có
ý nghĩa, phong phú hơn.

You might also like