You are on page 1of 4

Câu 1: 3,0 điểm

Đã bao giờ bạn “dán nhãn” người khác hoặc bị người khác “dán nhãn”?
Trong cuộc sống, chúng ta thường dán nhãn người khác hoặc bị người khác dán nhãn.
Dán nhãn – nghĩa là mặc định trong đầu mình một suy nghĩa về ai đó và luôn nhìn họ theo
hướng ấy, không hề thay đổi, bất kể trong thực tế họ có thực sự giống với điều mình nghĩ hay
không.
Theo em, việc dán nhãn và bị dán nhãn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức của
chúng ta về người khác và về chính mình?
Bằng những trải nghiệm cuộc sống, em hãy viết bài văn trả lời câu hỏi trên.
DAN BAI
1. MB: DẪN VÀ NÊU VẤN ĐỀ
2. TB
2.1. Giải thích:
+ Dán nhãn nghĩa là mặc định trong đầu mình một suy nghĩ về ai đó và luôn nhìn họ theo
hướng ấy. Con người vẫn thường dán nhãn người khác, đồng thời bị người khác dán nhãn.
+ Có những nhãn dán phản ánh đúng, cũng có những nhãn dán cho thấy cách nhìn sai lệch về
đối tượng; có những nhãn dán thể hiện đánh giá tốt đẹp, cũng có những nhãn dán mang hàm ý chê
bai; có những nhãn dán người ta vui vẻ nhận lấy, cũng có những nhãn gián người ta chỉ muốn xé bỏ;

=> Dù theo chiều hướng nào, việc dán nhãn cũng thể hiện cách nhìn chủ quan, thiên kiến về đối
tượng. Chính vì vậy, nó sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta về người khác và về chính mình.
2.2. Bàn luận:
+ Việc dán nhãn sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta về người khác: Nếu dán nhãn
người khác, ta sẽ không có được cái nhìn tổng quan, toàn diện, luôn vận động về người đó. Cuộc sống
với nhiều tác động khiến con người liên tục thay đổi, thêm vào đó tính cách, đặc điểm của mỗi cá
nhân cũng rất phức tạp, không chỉ gói gọn trong vài từ. Thế nhưng một khi đã dán nhãn, nhận thức
của ta về người khác mãi dừng ở điểm ban đầu, không theo kịp với thực tế. Ta không nắm bắt được sự
phong phú, đa dạng trong tính cách cũng như sự biến chuyển không ngừng trong tâm hồn của họ.
Chưa kể đến việc có thể ngay từ nhận xét ban đầu, ta đã không đánh giá đúng về ai đó nhưng ta vẫn
cứ khăng khăng tin vào nhận xét ấy. Điều đó biến ta thành con người cực đoan, thiếu khả năng tiếp
cận chân lý cuộc sống.
+Việc bị dán nhãn sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của ta về chính mình: khi bị người khác dán
nhãn, nếu đó là nhãn dán tốt, ta có thể sẽ tự hài lòng về giá trị bản thân, từ đó muốn sống theo nhãn
gián ấy để được khen ngợi, ngưỡng mộ, yêu quý. Điều này tạo ra áp lực tinh thần khi cứ phải cố gồng,
cố gượng để trở thành một hình mẫu tốt đẹp nhưng chưa chắc phù hợp với mình. Còn nếu đó là nhãn
dán xấu, nó sẽ khiến ta hoài nghi giá trị bản thân, từ đó tự ti, mặc cảm, khổ sở trước những đánh giá
của người khác về mình. Tóm lại, những nhãn bị dán có thể làm con người không nhận thức đúng và
sống đúng với giá trị bản thân. Họ cứ thế bị giam hãm trong những định kiến của người đời.
2.3. Mở rộng:
+Phê phán: những người quá dễ dãi trong việc dán nhãn người khác, quá cực đoan trong việc tin vào
dán nhãn của mình dẫn đến nhận thức sai lầm về đối tượng cũng như những người dễ dàng bị ảnh
hưởng bởi những nhãn dán người khác gán cho mình nên không lúc nào được thoải mái, bình yên.
+ Dù việc dán nhãn làm ảnh hưởng đến sự chính xác, khách quan trong đánh giá của mọi người
nhưng đó là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Đôi khi những nhãn dán tốt giúp ta nâng cao
nhận thức của ai đó về mình, tạo tác dụng khích lệ họ nỗ lực vươn lên để không phụ sự đánh giá cao
của mọi người, bên cạnh đó những nhãn dán xấu cũng có thể khiến người ta nhận ra điểm chưa tốt rồi
nỗ lực để cải thiện hình ảnh bản thân trong mắt người khác. Trong thực tế, có những trường hợp biểu
hiện bên ngoài của một người vì lý do nào đó không khớp với nội tâm bên trong nhưng vì ấn tượng
ban đầu của ta về người đó là ấn tượng phù hợp với bản chất ẩn sâu nên nhãn dán ta dán cho người ấy
lại giúp ta trước sau đều đánh giá đúng về người.
2.4. Bài học nhận thức và hành động:
+Nhận thức được dù muốn dù không, cuộc sống luôn có những nhãn dán, tuy nhiên cần thận
trọng khi dán nhãn và nhận nhãn dán.
+Có những hành vi đúng đắn trong việc dán nhãn và nhận thức về người, về mình.
3. KB:…

Câu 2: 5,0 điểm


Ở vùng xích đạo, có một giáo viên tiểu học cố gắng giải thích cho đám học trò nhỏ của
mình về hình dáng của “tuyết”, nhưng dù anh ta miêu tả thế nào, lũ trẻ vẫn không hiểu.
Giáo viên nói: Tuyết có màu trắng thuần khiết.
Lũ trẻ bèn đoán: Vậy thì tuyết giống muối rồi.
- Nhưng tuyết rất lạnh.
- Vậy tuyết giống như kem.
Cuộc đối thoại trên khiến chúng nhận ra có những thứ khó diễn đạt bằng ngôn từ.
Ta khó có thể biết tuyết là gì khi chưa từng nhìn thấy nó. Đến thứ hữu hình như tuyết còn
chẳng thể mô tả một cách rõ ràng, huống chi những thứ vô sắc vô hình và khó nắm bắt như suy
nghĩ.
Muốn biết tuyết trông như thế nào, hãy đến một quốc gia có tuyết rơi.
Muốn nghe tiếng hót của chim hoàng oanh, hãy ngồi dưới tán cây nơi nó đậu.
Muốn thưởng thức hương thơm thanh mát của dạ lan hương, hãy đến vườn hoa vào ban
đêm.
(Theo Lâm Thanh Huyền, Trước khi muốn từ bỏ hãy nghĩa tới ngày mai, NXB Hà Nội, 2020)
Nếu vẻ đẹp của cuộc của cuộc sống chỉ được tìm thấy trong chính cuộc sống thì liệu văn
chương có ý nghĩa gì trong việc thể hiện vẻ đẹp của cảnh sắc cuộc đời và nội tâm con người.
Bằng những trải nghiệm văn học, em hãy viết bài văn trả lời câu hỏi trên.
MB: Dẫn và nêu ra vấn đề nghị luận.
- ? Văn chương là gì? Văn là vẻ đẹp còn chương là sự sáng tỏ. Văn chương là dung ngôn từ đẹp, ý tứ
rõ rang, minh bạch để làm sáng tỏ vẻ đẹp của con người và cuộc đời.
- Nếu vẻ đẹp của cuộc sống mà chỉ được tìm thấy nhìn thấy trong chính cuộc sống thì cái nhìn, vẻ đẹp
ấy thì thu hẹp trong ….
- Bởi vậy mới khẳng định được một điều rằng….
TB:
1. Giải thích:
+ Nếu không thật sự tiếp xúc, trải nghiệm (đến một quốc gia, ngồi dưới tán cây nơi chim
hoàng oanh đậu, đến vườn hoa vào ban đêm) thì rất khó để cảm nhận được những vẻ đẹp của cuộc đời
(hình dáng của Tuyết, tiếng hót của chim hoàng oanh, hương thơm thanh mát của dạ Lan Hương).
Trong nhiều trường hợp, những thứ hữu hình như cảnh vật hay vô hình như suy nghĩ của con người
đều không thể diễn đạt bằng ngôn từ( đến thứ hữu hình như tuyết còn chẳng thể mô tả một cách rõ
ràng, huống chi những thứ vô sắc vô hình và khó nắm bắt như suy nghĩ ).
+Tuy nhiên nói như thế không có nghĩa là vẻ đẹp của cuộc sống chỉ có thể tìm thấy trong
chính cuộc sống. Trên những trang văn, người đọc vẫn bắt gặp vẻ đẹp của cảnh sắc cuộc đời và nội
tâm con người.
2. Bàn luận:
+Văn chương muôn đời đều hướng đến cái đẹp, cái tuyệt mỹ. Là một hình thái ý thức xã
hội, văn học có chức năng phản ánh. Là một loại hình nghệ thuật, văn học có chức năng thẩm mỹ.
Chính vì vậy, trên những trang văn luôn in dấu vẻ đẹp của cảnh sắc và tâm tình, của cuộc sống và con
người
+Không phải bất cứ vẽ đẹp nào của cuộc đời, ta cũng có thể trực tiếp cảm nhận trong
thực tế. Những giới hạn về không gian, thời gian, điều kiện, hoàn cảnh, ... khiến con người chỉ có thể
tiếp xúc với hữu hạn các vẻ đẹp.Văn học là vô tận, vượt lên trên mọi ranh giới. Văn học giúp chúng ta
phiêu du qua những khoảng cách thời gian, những cản trở không gian, đến với những miền đời xa lạ,
cảm nhận rõ ràng về một thế giới khó thể hiện trước mắt trong đời thực.
+Với những chất liệu, phương tiện phản ánh đặc trưng vẻ đẹp mà văn chương mang đến có
những khác biệt so với vẻ đẹp mà cuộc sống mang lại. Giá trị phản ánh của văn học không phải ở chỗ
giúp ta nhìn thấy nghe thấy theo nghĩa đen của những từ này mà là giúp ta phát huy thế giới của trí
tưởng tượng cũng như các giác quan để lắng lòng mình lại hình dung về hiện thực khách quan được
tác giả tái tạo trong tác phẩm. Nhiều khi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ không mang đến cho ta những cái đẹp
toàn diện hay suy tưởng sâu sắc như những gì văn chương mang đến. Văn chương làm cho con người
biết rung động trước cái đẹp của cuộc sống và con người, từ đó làm cho tư tưởng, cảm xúc của họ
thêm phong phú, sâu sắc. Thậm chí, văn chương có thể giúp con người nhập thân vào những cảnh đời,
những thân phận để hiểu trọn vẹn hơn về những vẻ đẹp xung quanh.
3. Phân tích một số tác phẩm để thấy vẻ đẹp của cảnh sắc cuộc đời và nội tâm con người trên
những trang văn. Cần chỉ ra văn học đã giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, nhiều màu
vẻ của cuộc sống và con người.
4 . Đánh giá, mở rộng vấn đề bàn luận:
+Câu hỏi trong đề đã gửi suy nghĩ về đặc trưng bản chất của văn học. Dù thế giới có phát triển đến
mấy, dù con người có thể làm được bao nhiêu điều chăng nữa, văn học vẫn có vai trò quan trọng trong
việc thực hiện chức năng phản ánh vẻ đẹp của cảnh sắc cuộc đời và nội tâm con người.
+Những trải nghiệm trên trang văn không thay thế hoàn toàn những trải nghiệm thực tế. Nhiều khi
chính những trải nghiệm thực tế sẽ khiến độc giả thấu rõ hơn vẻ đẹp trên trang văn.
+Để viết được những tác phẩm có giá trị, hướng đến cái đẹp của đời, nhà văn phải là người có tài
năng quan sát, có tấm lòng gắn bó tha thiết với người, với đời, có khả năng ngôn ngữ,... Để thấy được
cái đẹp trên trang văn , người đọc phải có khả năng giải mã ngôn ngữ, có trình độ thưởng thức, có tình
yêu cái đẹp,...

You might also like