You are on page 1of 5

ĐẠI CHỦNG VIỆN ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM BÙI CHU

Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định


Tel.: 0228 3886 118 – Fax: 0228 3887 521
Email: dcvbuichu@gmail.com

Tên thánh, họ và tên: Giuse Nguyễn Văn Dương Lớp: Triết I
Môn thi: Thẩm Mỹ Học Số tờ: 05

ĐIỂM LỜI PHÊ

Câu 1: Thầy hiểu thế nào về triết lý cái đẹp?

Cái đẹp là một phần ý vị của cuộc sống, cái đẹp cách nào đó làm cho cuộc sống thêm ý
nghĩa và đáng sống hơn. Tuy vậy, mỗi người đều có quan niệm khác nhau về cái đẹp. Cũng
cùng một sự vật một số người lại cho là đẹp, số khác lại không cho là như thế. Như vậy, cái
đẹp là gì? Phải chăng cái đẹp là cái nhìn chủ quan nơi mỗi người? Chúng ta phải hiểu như
thế nào về cái đẹp theo kinh nghiệm thường nghiệm cũng như theo phương diện siêu hình
học?
Thật khó để định nghĩa cái đẹp và đưa ra một tiêu chuẩn chắc chắn về cái đẹp. Tuy vậy,
thánh Thomas Aquinas cũng đã từng đưa ra một định nghĩa khá hợp lý khi ngài cho rằng
“cái đẹp là cái hễ nhìn thấy là thích”. Thật thế, quan năng và lòng muốn của chúng ta
thường bị thu hút đến những gì được gọi là đẹp. Nhiều cái đẹp đôi khi làm chúng ta mê mẩn
nhưng không biết vì sao. Chúng ta chỉ biết chúng đẹp vì chúng ta cảm thấy thích nó, muốn
chiêm ngưỡng hay thưởng thức nét đẹp đó. Cái đẹp đánh vào ngay trực giác của lòng muốn
và cuốn hút chúng ta một cách rất tự nhiên. Nhưng nói đến lòng muốn hay niềm thích thú
thì mỗi người mỗi khác nhau. Định nghĩa cái đẹp của thánh Thomas phần nào nói lên rằng
cái đẹp chịu ảnh hưởng phần nhiều nơi sở thích chủ quan của mỗi người. Hơn nữa, nếu
được hỏi vì sao chúng đẹp thì sau một hồi quan sát và nhận định chúng ta mới khám phá
được đặc trưng của nét đẹp đó bằng tư duy trừu tượng. Có thể đó là sự cân đối hài hòa và dễ
chịu về hình dáng, màu sắc khi ngắm một cảnh đẹp hay một bức bích họa. Đó cũng có thể là
sự hòa điệu nhịp nhàng nơi một bản nhạc hay… Nhưng xét cho cùng, chúng ta không thể lột
tả hết được những đặc điểm về tiêu chuẩn của cái đẹp. Bởi vì, một cách nào đó, nó còn là sự
hòa quyện cách rất riêng nơi sự vật đẹp và người tri nhận nét đẹp đó. Chính điều này làm
cho cái đẹp mang một sắc thái riêng nơi mỗi người và tính chủ quan về cái đẹp cũng phát
xuất từ đó.
Chúng ta sẽ tìm hiểu hơn về tính chủ quan về cái đẹp khi đi vào kinh nghiệm trong cuộc
sống. Hàng ngày, chúng ta tiếp xúc với thế giới bên ngoài bằng các quan năng của mình. Để

1
thưởng thức cái đẹp chúng ta thường sử dụng thị giác khi chiêm ngưỡng một thắng cảnh
đẹp, và dùng thính giác khi nghe một bài hát hay. Chúng ta cũng sử dụng nội quan kết hợp
với tư duy trừu tượng để cảm nhận nét ý vị nơi một bài thơ ý nghĩa, một áng văn hay… Và
dường như nhắc đến cái đẹp người ta thường liên hệ chúng với các ngành mỹ thuật và nghệ
thuật. Theo quan năng và trực giác mỗi người luôn hướng đến cái đẹp, chúng ta có thể đánh
giá ngay một điều gì đó là đẹp hay không đẹp.
Thế nhưng, để đánh giá một sự vật là đẹp hay không như thế chúng ta thường căn cứ
trên cơ sở nào? Như đã nói, cũng cùng một sự vật nhưng có người cho là đẹp, người khác
lại không cho là như vậy. Điều này cần đi ngược lại để tìm hiểu về bối cảnh trong việc hình
thành sở thích của người tri nhận. Mỗi người khi sinh ra và lớn lên thường gắn liền với một
văn hóa và được thủ đắc một khiếu thẩm mỹ riêng.Tất nhiên, về văn hóa, sở thích cái đẹp
của người Việt Nam thì cũng khác với người Tây Âu ở một số đặc trưng nghệ thuật.Về mặt
thời đại, thị hiếu thẩm mỹ của người thời xưa thì không thể giống với người ngày nay ở một
vài phương diện nào đó. Người trong cùng một sở thích nhiều lúc cũng có những khác biệt
trong cảm nhận cái đẹp vì sở thích cũng thường gắn với tính cách của mỗi người. Có người
thì chú trọng đến vấn đề người ta đang lưu tâm nên cho sự vật này là đẹp, người khác thì lưu
tâm đến vấn đề kia nên cho rằng sự vật kia đẹp hơn. Ngay cả đối với cùng một chủ thể nhìn
cùng một sự vật với tâm trạng khác nhau cũng khác nhau. Có thể hôm nay vui thì tôi cho là
nó đẹp, nhưng đến ngày mai buồn lại cho là xấu. Do vậy, vấn đề tâm lý cũng ảnh hưởng rất
nhiều khi đánh giá điều gì là đẹp hay không đẹp. Đúng như Nguyễn Du có nói về tính chủ
quan khi nhìn sự vật nơi tâm trạng của Kiều: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Nhìn
chung, ở mức độ thường nghiệm, quan niệm về cái đẹp phần nhiều là cái nhìn chủ quan của
mỗi người. Cái đẹp sẽ được đánh giá khác nhau khi sống trong những nền văn hóa, thời đại,
thị hiếu thẩm mỹ, tâm lý khác nhau… Do đó, không thể đưa ra một quan niệm khách quan
cách chuẩn tắc về cái đẹp chung cho tất cả mọi người, mọi thời đại.
Nếu như cái đẹp của thường nghiệm nơi con người phần lớn đều mang tính chủ quan thì
cái đẹp theo quan niệm siêu hình lại mang một ý nghĩa khá bất ngờ. Nói rằng cái đẹp là cái
làm cho người ta ưa thích và hài lòng thì thật ra không phải vì ta ưa thích hay hài lòng mà
đối tượng đó mới đẹp nhưng nó đẹp là vì bản chất của nó. Những sự vật vẫn cứ đẹp dù có
hay không con người biết thưởng thức vẻ đẹp của chúng. Nghĩa là tự nó là đẹp trong chính
hiện hữu của nó chứ chẳng phải do nhận xét của ta. Cái đẹp mang tính siêu hình là ở chỗ đó.
Nói như vậy, theo nghĩa siêu hình thì tất cả mọi sự vật hiện hữu đều là đẹp và cái đẹp đó là
cái đẹp khách quan chứ chẳng phải chủ quan như ta vẫn thường nghiệm thấy trong cuộc
sống.
Hơn thế nữa, không hẳn chỉ vì sự hiện hữu mà một vật được gọi là đẹp nhưng nền tảng
của cái đẹp theo nghĩa đầy đủ nhất là khi nó có được sự hài hòa và hoàn bị phù hợp với bản
chất của nó. Thánh Thomas còn nêu lên ba nền tảng của vẻ đẹp đó là sự hài hòa cân xứng,
tính toàn bích đầy đủ và tính sáng tỏ của nó. Những sự vật nào có được những nền tảng trên
đều là đẹp về mặt khách quan, còn tính chủ quan là thuộc về cách đánh giá của mỗi người
và tùy theo thị hiếu mỹ học của từng trường phái, từng thời thì khác nhau.
Thêm vào đó, cái đẹp của hiện hữu thì có nhiều cấp độ khác nhau. Đối với Thiên Chúa,
hiện hữu của Ngài là cái đẹp tuyệt đối, không thụ tạo nào sánh bằng. Còn nơi thụ tạo, cái

2
đẹp được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau tùy theo cách thức hiện hữu của chúng. Phải
chăng vì tùy theo mức độ đẹp của sự vật theo nghĩa siêu hình mà ta có sự so sánh cách chủ
quan nơi chúng ta về sự vật? Ở đây, nếu xét theo vẻ đẹp theo cấp độ hiện hữu (secundum
quid) thì những loài nào hoàn bị hơn đương nhiên sẽ đẹp hơn. Nhưng nếu xét theo vẻ đẹp
trong tính hài hòa, toàn bích và sáng tỏ (simpliciter) thì một loài kém hơn có thể đẹp hơn
một cá thể khác thuộc loài cao hơn. Ví dụ về một bông hồng có hình dạng hoàn hảo thì đẹp
hơn một con ngựa dị dạng nói lên rất rõ điều đó. Như vậy, có thể cho rằng cái đẹp
simpliciter thu hút con người từ bên ngoài và cách nào đó nó cũng mang dấu vết của cảm
tính con người. Trong khi đó, cái đẹp theo cấp độ hiện hữu (secundum quid) thì xét theo loài
trong bản chất của sự vật khi thông dự vào cái đẹp tuyệt đối nơi Thiên Chúa. Nghĩa là, con
người luôn mang nơi mình cái đẹp cao cả hơn con vật vì con người được thông dự sâu xa
hơn vào sự hoàn bị tuyệt đối của Thiên Chúa ở phương diện lý trí. Hơn nữa, nếu xét trong
bản chất thì một con người dù có dị dạng và khuyết tật thì vẫn cao trọng hơn rất nhiều so
với một bông hồng cân đối hoàn hảo. Chúng ta cũng không thể đánh giá rằng, một người
khuyết tật thì kém đẹp hơn một con người sinh ra bình thường.Thật ra, một người khuyết tật
thì vẫn là đẹp khi xét trong bản chất họ là người khuyết tật hoàn hảo. Như vậy có thể thấy
rằng, cái đẹp xét trong bản chất hiện hữu của mỗi sự vật thì tự chúng là đẹp nhưng chúng có
sự phân cấp trong sự thông dự vào cái đẹp Tuyệt đối của Thiên Chúa và đó là cái đẹp khách
quan. Còn cái đẹp simpliciter cũng là khách quan nơi mỗi sự vật nhưng phần nào liên hệ đến
giác quan của con người khi tri nhận nơi sự vật. Do đó, cách nào đó ở nét đẹp siêu hình có
liên quan đến tính chủ quan nơi khả năng tri nhận về thẩm mỹ của con người.
Tóm lại, khi tìm hiểu về cái đẹp chúng ta thấy rằng cái đẹp thường nghiệm là điều mang
tính chủ quan nơi mỗi người là điều chắc chắn. Nhưng ở góc độ siêu hình, cái đẹp nằm ngay
nơi bản chất hiện hữu của sự vật. Không cần con người cho là đẹp thì nó vẫn là đẹp khi
tham dự vào cái đẹp tuyệt đối nơi Đấng tuyệt đối. Tuy vậy, quan niệm về cái đẹp là vấn đề
con người đặt ra và nói cho cùng sự vật dù đẹp đến mấy nhưng không có người chiêm ngắm
thì cái đẹp cũng chẳng có ý nghĩa gì. Tạo hóa sáng tạo mọi sự là cho con người và vì con
người do vậy nói đến cái đẹp người ta thường gắn với sở thích chủ quan của mỗi người là
như thế.

Câu 2: Dựa vào tiêu chuẩn khách quan về cái đẹp, thầy hãy phân tích kỳ quan, công
trình mà thầy biết?

Đề tài: Nét đẹp của nhà thờ mới giáo xứ Xương Điền- giáo phận Bùi Chu

Giáo xứ Xương Điền hiện nay thuộc xóm 6, xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Giáo xứ Xương Điền có bề dày lịch sử khi đón nhận Tin Mừng từ rất sớm khoảng năm 1696
cuối thế kỷ 17, thành lập giáo xứ năm 1797. Không chỉ thế nhà thờ giáo xứ Xương Điền
tính đến vị trí hiện tại đã di chuyển lần 3 năm 1960. Nhận thấy sự xuống cấp của ngôi thánh
đường cũ, cũng như nhu cầu cấp thiết của giáo xứ cần có một ngôi thánh đường mới. Chính
vì thế, cha xứ cùng với ban hành giáo và toàn thể cộng đoàn đã đi tới quyết định xây dựng
một ngôi thánh đường mới và cho đến thời điểm hiện tại ngôi thánh đường đã hoàn tất. Nhà

3
thờ mới đã khởi công xây dựng từ ngày 2/4/2017 và cho tới bây giờ đã hoàn thành cách tốt
đẹp. Qua việc tìm hiểu và quan sát, bài luận sau đây, người viết trình bày đôi nét về công
trình nhà thờ giáo xứ Xương Điền để độc giả có thể biết được một phần nào đó về nét đẹp
cũng như ý nghĩa của công trình này.
Trước hết, ta nhìn khung cảnh bên ngoài nhà thờ. Nhà thờ giáo xứ Xương Điền dài
50m, rộng 16m, hai tháp chuông cao 35m. Thánh Đường mang đậm đà bản sắc dân tộc và
bền vững, một sự hoà điệu giữa Đức Tin với Văn Hoá: vừa “mang vác” được nét văn hoá
Việt Nam, vừa “chuyên chở” được Đức Tin tinh ròng và truyền thống của Giáo Hội. Trước
kia , ta cũng đã thấy nét độc đáo của ngôi thánh đường cũ, nhưng giờ đây nhà thờ giáo xứ
Xương Điền đã mặc lấy một diện mạo mới, với những nét rất riêng, tạo nên một ngôi thánh
đường cực nguy nga. Thánh đường được xây dựng 4 mái, hai mái thượng, hai mái hạ, theo
phong cách Á Đông, kết hợp với kiến trúc Tây phương. Sự kết hợp hài hòa giữa hai nền
kiến trúc, sự pha trộn và tôn vinh lẫn nhau của hai nét văn hóa Đông - Tây vốn khác biệt đã
làm nên một công trình nguy nga, tráng lệ, nhưng lại rất thanh thoát, gần gũi và mang đậm
nét văn hóa Việt. Tháp chuông của nhà thờ cao 35m tạo nên tiếng chuông vang xa, kêu gọi
mọi người đến tham dự các cử hành phụng tự. Chuông và tháp chuông “tượng trưng cho núi
Thánh để vang âm lời Chúa”. Tiến lại gần hơn, trên tòa chính phía cuối nhà thờ là chân
dung Đức Mẹ Hồn Xác lên Trời quan thầy giáo xứ. Hai bên tả hữu là chân dung hai vị
Tông đồ lớn của Hội thánh là thánh Phêrô và thánh Phaolô, các ngài là hai cột trụ đức tin
của Giáo Hội. Thánh Phê-rô là người đầu tiên tuyên xưng đức tin, thánh Phao-lô là người
làm sáng tỏ đức tin. Thánh Phê-rô thiết lập Hội Thánh tiên khởi cho người Ít-ra-en, thánh
Phao-lô là thầy giảng dạy muôn dân. Các ngài đã dùng đường lối khác biệt để quy tụ muôn
dân thành một gia đình duy nhất trong Đức Ki-tô.
Bước vào trong Thánh đường, ta sẽ thấy rõ chủ ý của tác giả khi thiết kế ngôi Thánh
đường này: đưa bản sắc dân tộc vào trong kiến trúc nghệ thuật thánh. Điều này thể hiện qua
việc thiết kế các nét hoa văn được khắc họa tinh xảo trên cửa nhà thờ, các bộ vì kèo cho đến
gian cung thánh. Cửa cuối nhà thờ được chạm khắc những bức họa thật tinh vi mang những
nét tinh hoa của văn hóa Việt. Trong đó, nổi bật nhất là bốn bức tứ quý: Tùng – Cúc – Trúc
– Mai, theo quan niệm của người Á Đông, tượng trưng cho bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Bức phù điêu phía trên có hình bông lúa miến và biểu tượng A-Ω (Anpha – ô-mê-ga) nhắc
ta hướng về Thiên Chúa, chính Ngài là chủ thời gian. Bức phù điêu trên cửa phía nam có
biểu tượng cuốn sách mở rộng bên cạnh ngọn nến cháy sáng. Đây là hình ảnh được lấy gợi
hứng từ Thánh vịnh 119: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường
con đi”. Lời Chúa được vang lên mỗi ngày nơi thánh đường này là lương thực nuôi dưỡng
đời sống đức tin người Ki-tô hữu. Phần trong nhà thờ được kết cấu bằng gỗ lim với bốn
hàng cột. Hai hàng cột giữa có chiều cao 12m, mỗi cột có chu vi là 2,3m. Hàng cột cạnh
được đặt sát thân tường, chiều cao 6m, chu vi 1,8m. Mái thượng của thánh đường gồm các
vì, kèo, rường cột... được chạm khắc tinh vi. Các đấu vuông thót đáy được chạm tiết hoa
văn cánh sen, một loài hoa biểu trưng cho sự thanh cao trong văn hóa Việt. Các thanh câu
đầu, các đòn bẩy được chạm khắc hình Long – Phượng, đây là cặp đôi trong bộ tứ linh:
Long –Lân – Quy - Phượng. Hình Long - Phượng biểu trưng cho sức mạnh, vẻ đẹp và sự

4
thanh cao trong tâm thức người Á Đông. Trong văn hoá Việt Nam, Long (Rồng) vốn là một
linh vật mang đầy ý nghĩa : Trời đất có rồng để mưa thuận gió hoà ; Đình miếu có rồng để
cộng đồng làng xã ấm no. Rồng xuất hiện như một điềm lành, đem lại những điều may mắn
và tốt đẹp. Phần thiết diện cuối các thanh câu, đòn bẩy được khắc cách điệu chữ THỌ, thể
hiện những khát mong sống khỏe, sống trường thọ. Theo văn hóa Á Đông, người sống
trường thọ được coi là người được lộc trời... Những bức tranh kính với nhiều màu sắc gắn
trên mái thượng thánh đường diễn tả cách sinh động 7 Bí tích trong đạo. Nhất là các Ikon
trên gian cung thánh diễn tả các chiều kích của Bí tích Thánh Thể. Tất cả nhằm làm nổi bật
ý nghĩa của Nhà thờ chính là nơi lãnh nhận nguồn sự sống và ân sủng qua các Bí tích. Bàn
thờ được làm bằng đá và gỗ quý. Chất liệu gỗ, đá là những vật liệu mang tính truyền thống
trong kiến trúc bền vững của người Việt Nam. Bàn thờ trong nhà thờ Công giáo tượng trưng
cho sự hiện diện của Đức Kitô. Tòa gỗ sơn son thiếp vàng thường là phần không thể thiếu
đối với trang trí trong các ngôi nhà thờ có kiến trúc bằng gỗ. Các nghệ nhân đã chạm khắc
lên đó rất nhiều hoa văn mềm mại và rất tinh xảo, vừa tạo lên tổng thể kiến trúc hài hòa, vừa
mang lại bầu khí linh thiêng giúp con người dễ hướng tâm hồn lên gặp Chúa.
Qua công trình kiến trúc nhà thờ giáo xứ Xương Điền ta thấy: một khi Đức Tin có thấm
nhập vào văn hoá và Tin Mừng được diễn tả theo cung cách riêng của mỗi dân tộc, thì Đức
Tin và Tin Mừng ấy mới sống động và gần gũi với đời sống con người. Để rồi, mỗi khi đến
Nhà thờ, tâm hồn đã tĩnh lại, nhận ra “Nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện”. Nhà Cha chính là
chặng dừng chân thiêng thánh, nhẹ vơi cho bước đường hành hương đang nặng lòng mang
vác cuộc nhân sinh. Như vậy, qua một chặng đường tìm hiểu ngắn ngủi nhưng ta cũng thấy
được nét đẹp của ngôi thánh đường giáo xứ Xương Điền- Giáo Phận Bùi Chu mang tính
toàn vẹn, có sự hài hòa cân đối và những nét sáng chói nổi bật.

You might also like