You are on page 1of 8

Aristotle giải thích về bản thể

10 Tháng Mười, 2015 Triết Học 3,517 Lượt xem


Dẫn nhập
I. Quá trình hình thành khái niệm về bản thể của các triết gia trước Aristotle
II. Aristotle giải thích về bản thể (Subtance)
1. Giải thích về bản thể liên quan đến ngôn ngữ
2. Bản thể trong các phạm trù và siêu hình
 Kết luận
 
Có thể nói nguồn gốc của Triết học khởi đi từ những khám phá của con người
về những sự vật hiện tượng xung quanh mình “…sự tò mò và ngạc nhiên của con
người thúc đẩy họ đặt những câu hỏi: “Các sự vật thực sự là gì?” và “Chúng ta có
thể cắt nghĩa thế nào quá trình thay đổi của các sự vật?”[1] Các nhà triết học
thượng cổ đã đưa ra những giải thích về sự vật bằng những ý niệm căn bản trong
đó bao gồm những ý niệm về bản thể (Substance), sự tồn tại của vật thể (existence
and being) và bản chất (essence) để bắt đầu cho sự phát triển cho những suy tư về
hữu thể luận (ontology) cũng như môn siêu hình học (Metaphysic) sau này.
Bằng những quan sát và suy tư của mình, triết gia Aristotle đã đưa ra những
giải thích về sự vật ngang qua khái niệm về bản thể (subtance). Những khái niệm
này là vừa là cột mốc đánh dấu đỉnh cao của nền triết học thượng cổ vừa đặt nền
cho nền tảng cho những suy tư Hữu thể luận và Siêu hình học của các triết gia sau
này. Trong khuôn khổ của bài viết này, tôi chỉ xin trình bày những tìm hiểu của
mình về khái niệm bản thể mà Aristotle đã giải thích. Nhưng trước khi đi vào
những tìm hiểu cụ thể đó, chúng ta cùng lược qua một vài nét lịch sử hình thành và
phát triển các khái niệm liên quan đến khái niệm bản thể.
I. Quá trình hình thành khái niệm về bản thể của các triết gia trước Aristotle[2]
Nhiều triết gia trước thời Socrates đã có một định nghĩa về bản thể và toàn bộ
toàn bộ những định nghĩa này được quy cho ngành hóa học. Bản thể họ hiểu như là
một chất liệu cơ bản (matter) làm tiêu chuẩn và là nguồn gốc hình thành nên thế
giới. Họ nghĩ rằng, hữu thể của vũ trụ hệ tại ở một vài loại chất liệu. Ví dụ, Thales
nghĩ rằng về cơ bản mọi sự là nước, và Anaximenes cho rằng mọi sự là một linh
tượng của khí. Đối với Anaximander, chất được đặt ra là cái vô định vô hạn, nên
nó có thể biến thành nhiều chất xác định khác nhau chẳng hạn như nước, khí, đất
và lửa. Ngược lại phái nguyên tử Democritus coi những vật thể cụ thể xác định
được họ gọi những “nguyên tử” là bản thể của vũ trụ.
Plato bác bỏ những cố gắng của những nhà duy vật này để giải thích mọi vật
trên cái nền tảng cơ bản mà nó được làm ra. Theo Plato nguyên lý chi phối là
những linh tượng có thể tri nhận được cái mà vật chất hữu hình cố gắng sao chép.
Những linh tượng này không phải là những bản thể trong nhận thức về hữu thể của
mỗi vật chất hay những cá thể hay những loại cá thể ở ngoài những cái được cấu
trúc. Đúng hơn chúng là những nguyên tác hướng dẫn đưa ra những cấu trúc và
mục đích cho mọi vật khác. Tự thân nó, phần còn lại là thời hỗn mang không có
thể tri nhận.
Khác với các nhà triết học đầu tiên, khi quan sát sự vật Aristotle thì không đi
tìm nguyên tố chung đã làm cho tất cả các sự vật hiện hữu. Ông cũng bác bỏ thế
giới linh tượng của Plato nhưng theo một cách nào đó những suy tư của ông đã
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Plato. Ông đi đến cách tiếp cận bản thể của từng cá
thể và khả năng hiện hữu của nó ngang qua tất cả những gì khả năng con người có
thể tri nhận được.
II. Aristotle giải thích về bản thể (Subtance)
Để giải thích bản thể, Aristotle đã đề cập đến nó cách cụ thể nhất ở trong hai lý
thuyết chính của ông đó là Các phạm trù và Siêu hình học. Đây là hai cách tiếp cận
khác nhau cho ra hai cách giải thích về bản thể cũng khác nhau. Cách tiếp cận của
ông qua Các phạm trù là cố gắng phân biệt và định nghĩa hai phạm trù bản thể đệ
nhất và bản thể đệ nhị. Cách tiếp cận của Siêu hình học là cố gắng giải thích sự tồn
tại của sự vật qua sự tồn tại của bản thể đệ nhất và bản thể đệ nhị.
1.      Giải thích về bản thể liên quan đến ngôn ngữ
Khi Aristotle giải thích về bản thể, thì đã xuất hiện những thách đố về mặt
ngôn ngữ để cố gắng diễn đạt bằng những mô tả về bản thân nó. Những mô tả này
giúp ta hiểu được bản thể về mặt bản chất của nó.
Aristotle cho rằng chỉ có duy nhất một định nghĩa về bản thể ở dưới những vô
số cách trong việc bản thể được mô tả trong ý nghĩ thông thường và cuộc nói
chuyện. Ông nói về bản thể trong vài cách, tất cả những điều dường như phản ánh
một định nghĩa duy nhất về bản thể được hiểu từ nhiều đặc tính khác nhau.[3]
Những định nghĩa này bắt nguồn từ việc quan sát của Aristotle và ông cố gắng
diễn đạt nó bằng ngôn ngữ theo cách hiểu của ông. Tất cả những gì chúng ta nhìn
thấy là nó có ở đó đều có một bản thể.
Aristotle chia ra “cái có đó” hay “hữu thể” (ta onta) trong một vài những phạm
trù khác nhau. Ông không thường nhất quán về việc có bao nhiêu phạm trù có đó,
nhưng cái một ông luôn liệt kê ra đầu tiên và coi cái nền tảng nhất là phạm trù về
bản thể (ousia).[4]
Định nghĩa đầu tiên Aristotle quan tâm là bản thể là bất cứ cái gì mà nó tiên
vàn là một thực thể (primarily an entity), một sự vật tồn tại trước tiên. Ông giải
thích: Vì thế điều tiên vàn và là đơn giản (không phải là điều gì đó) phải là bản
thể.[5]
Tuy nhiên, định nghĩa này vẫn còn mơ hồ và lưỡng nghĩa, bởi vì nó có hai ý
“đầu tiên“ và “ đơn giản“, chúng ta khó biết được là nó thật sự đã diễn đạt đúng
ý2nmb+ nghĩa của bản thể cách toàn bộ hay chưa, nhưng đây lại chính là khám phá
đầu tiên của Aristotle về bản thể đệ nhất (primary substance).
Cái phát biểu có hệ thống chắc chắn này che đậy một ý nghĩa nước đôi. Chúng
ta có thể nghĩ về Aristotle như là đang hạn chế khái niệm về bản thể trong những
giới hạn đơn giản như là bất cứ cái gì cũng là một thực thể “đơn giản” hoặc tuyệt
đối, điều mà Aristotle cũng nói tới là thực thể “đầu tiên”. Aristotle nhắc đến bản
thể đáp ứng định nghĩa này như là “bản thể đệ nhất. Phạm trù này bao gồm những
sự vật chúng ta nhìn theo cách thông thường như là những khách thể riêng biệt trừu
tượng khác, những thân thể của chúng ta, động vật, hòn đá, cuốn sách, tượng, ghế,
cây và thậm chí là những thực thể phức tạp như hành tinh, ngôi sao, hay các thiên
hà[6]
Tuy nhiên, trong nhãn quan của Aristotle thì định nghĩa bản thể không chỉ
dừng lại những gì mà chúng ta nhìn thấy được. Phân tích của Aristotle chỉ ra rằng
có một loại bản thể khác phụ thuộc vào bản thể đệ nhất, sự tồn tại của nó gắn liền
với sự tồn tại của bản thể đệ nhất. Ông gọi nó là bản thể đệ nhị (second substance),
nó chính là vị tự trong các định nghĩa về sự vật.
[7]
Trong các phạm trù, Aristotle phân biệt giữa primary và secondary substances,
và một cách nhanh chóng làm nó rõ ràng rằng bản thể đệ nhất là cơ sở nói theo một
cách hữu thể luận: “Nếu bản thể đệ nhất không tồn tồn tại thì cũng không có thể có
sự vật gì khác tồn tại”(2b5). “Những sự vật khác” Aristotle có ý nói bản thể đệ nhị
chẳng khác gì những phần trong toàn thể phạm trù khác – chất lượng, số lượng,
liên quan…[8]
Khái niệm về bản thể đệ nhị và định nghĩa bản thể giữa đệ nhất và đệ nhị chỉ
được nhắc đến một cách dán tiếp, từ đó Aristotle phân chia khái niệm mơ hồ này
một cách có hệ thống về bản thể trong hai phạm trù chính:
Cho nên, theo đó, bản thể có hai ý nghĩa, (a) cái nền cơ bản, cái mà không
được xác định bởi bất cứ điều gì khác, và (b) cái là một “cái này” và có thể được
chia tách – và về bản chất này là hình thể (shape) hay hình thức (form) của mỗi
vật. (1017b23-25)[9]
Nói tóm lại, Aristotle đã khám phá ra bản thể trong cách chúng ta nhận thức
một sự vật, chúng ta biết rõ hơn về sự vật đó khi ta biết nó là gì hơn là khi chúng ta
biêt nó màu sắc, kích thước, hay tư thể của nó.[10] Tuy nhiên, điều gì giúp ta xác
định được sự vật là chính nó thì cần tiếp tục tìm hiểu khái niệm về bản thể được
xem xét trong Các phạm trù và Siêu hình.
Cách tiếp cận của Aristotle về bản thể trong Các phạm trù và Siêu hình học là
hai cách khác nhau. Đối với Các phạm trù, xác định về bản thể giúp ta phân biệt
một một cá thể với các sự vật khác còn lại. Đối với Siêu hình học, bản thể được xét
đên như là nội tại của một cá thể so với những thuộc tính của nó.
2.1. Bản thể được xác định trong các phạm trù
Trong các phạm trù, Aristotle cố đưa ra những giải thích để phân biệt một sự
vật với các sự vật khác xung quanh. Sự vật ở đây trước hết được coi như là cá thể
cụ thể trong một cái phổ quát. Điều Aristotle nhấn mạnh ở đây là làm sao ta phân
biệt được một cá thể với những cái phổ quát như thế. Aristotle đã phân biệt bản thể
đệ nhất với bản thể đệ nhị khi ông coi bản thể đệ nhất là những cái cụ thể và bản
thể đện nhị như là những cái phổ quát.
Sau khi đã phân biệt bản thể đệ nhất được xét trong cái cụ thể với cái phổ quát,
thì Aristotle tiếp tục phân biệt bản thể với các sự vật khác nhờ ngang qua khái
niệm một chủ thể. Nghĩa là khi ta nói về một sự vật là nhắm đến sự vật đó như là
một chủ thể.
… “‘trong một chủ thể’ Tôi có ý là cái ở trong một cái gì đó, không giống như
một phần, và không tồn tại riêng rẽ khỏi cái nó ở trong. Mối liên hệ này với “tính
cố hữu” – inherence rõ ràng là một trong những sự phụ thuộc – cái gì đó trong một
sự vật không có thể tồn tại độc lập – nhưng chính xác một cái phần cố hữu được
coi như là phụ thuộc vào một vật chất …[12]
Tuy nhiên, những đặc tính hay phẩm chất có thuộc vào tính cố hữu của một vật
hay không? Hay ta có thể nói: tính cố hữu của một vật tồn tại độc lập hay găn liền
với chủ thể?
Aristotle khẳng đinh rằng tất cả những phần cố hữu vốn ở trong bản thể. Một
người có thể kết luận tốt từ cái điều mà những đặc tính của bản thể vốn gắn liền
với nó, và vì thế đó phải ở trong một chủ thể sơ đẳng là một đặc tính của chủ thể
đó, nhưng điều đó không phải là đúng cho lắm. Vì những phạm trù cũng giới thiệu
khái niệm về dấu hiệu phân biệt về một bản thể – đại khái là những đặc tính cái ở
trong một định nghĩa về bản thể – và vẫn duy trì cái mà những điều này vốn không
gắn liền với (3a 21-5)
Dấu hiệu đặc trưng này cũng không phải là một chủ thể. Vì một bước chân và
hai bước chân được nói về con người như là chủ thể nhưng không ở trong một chủ
thể, không phải một bước chân cũng không phải hai bước chân ở trong con người.
[13]
Những dấu hiệu đặc trưng này có thể nói là những vô thể (non-substance), vì
nó không nằm trong chủ thể. Vô thể chỉ thực sự tồn tại khi có bản thể, tuy nhiên nó
không vốn gắn liền với bản thể như phụ thể (accidences) của bản thể.
…Nhưng cái điều làm cho bản thể đệ nhất hơn hẳn bản thể đệ nhị là gì? Một
người có thể cho rằng Aristotle nghĩ bản thể đệ nhị cũng có tính cố hữu, nhưng ông
từ chối điều này (3a9-11):
Liên quan đến bản thể đệ nhị, điều hiển nhiên là chúng không ở trong một chủ
thể. Vì con người được nói về một người cá thể như là chủ thể nhưng không ở
trong một chủ thể: người đàn ông không ở trong người đàn ông cá biệt. [14]
Để xác định rõ hơn về bản thể đệ nhị, Aristotle tiếp tục nói bản thể đệ nhị như
là một loại (a sort). Ở đây ông đang chuyển dần từ sự phân loại các tập hợp cá thể
qua những phẩm chất của bản thể.
Aristotle thêm vấn đề này bằng cách chỉ ra rằng một bản thể đệ nhất là một vài
cái này (tode ti, 3bl0), vì nó là cái một về số lượng và không thể chia tách (atomon
kai hen arithmỏi, 3bl2). Một cách khác, mặc dù tên của bản thệ đệ nhị có thể là số
ít, không thật sự là cái một, “vì người hay động vật được nói về nhiều thứ”. Vì thế
một bản thể đệ nhị không là cái này nhưng là một loại (a sort) (poion)…
Không đơn giản là biểu thị một định tính chắc chắn (poion), như là màu trắng.
Màu trắng không biểu thị gì cả nhưng là một phẩm chất. Trong đó loại và giống
phân biệt với phẩm chất của bản thể – chúng biểu thị một loại xác định của bản thể
(poion tina ousian).[15]
Tuy nhiên trong khi xét về loại và giống, ta không dám chắc được rằng loại và
giống là những phụ thể có tồn tại độc lập hay không. Một số chúng là những vô thể
tồn tại phụ thuộc vào những bản thể. Aristotle đã để lại một mâu thuẫn trong cách
giải thích của mình khi nói đến sự phụ thuộc hay không phụ thuộc của vô thể với
bản thể.
…Loại và giống của phạm trù vô thể, chẳng hạn như màu đỏ, và màu trong
phạm trù định phẩm phụ thuộc cả hai. Vì chúng là những sưu tầm về phẩm chất
riêng rẽ những cái mà chính chúng phụ thuộc vào những bản thể.[16]
Dù lý thuyết Các phạm trù của Aristotle đã giúp giải thích về bản thể thêm rõ
ràng mạch lạc, nhưng dường như các giải thích này còn bị giới hạn vì luôn có
những kẽ hở để những nghi vấn của vật lý học hay siêu hình học tấn công. Một lần
nữa Aristotle hẳn rất nỗ lực để có cách giải thích mới hơn và chính xác hơn về bản
thể ngang qua siêu hình học. Và những khiếm khuyết trong cách giải thích của ông
về bản thể trong Các phạm trù cũng được bổ khuyết và làm sáng tỏ hơn trong Siêu
hình học.
2.2 Giải thích bản thể trong Siêu hình học
Sự phân biệt rõ ràng giữa bản thể đệ nhất và đệ nhị trong Siêu hình học là dựa
vào tiêu chuẩn: bản thể đệ nhất của một sự vật không thể xác định cho bất cứ sự
vật nào khác, trong khi đó những bản thể đệ nhị có thể xác định cho nhiều sự vật
khác nhau. Trong các phạm trù, những bản thể đệ nhị vốn được biết là luôn tồn tại
phụ thuộc hoàn toàn vào bản thể đệ nhất. Trong siêu hình học, Aristotle vẫn khẳng
định điều tương tự đối với bản thể đệ nhất và đệ nhị.
Tuy nhiên Aristotle cũng đã tìm thấy điều ngược lại khi cho rằng, một số bản
thể đệ nhất không thể tồn tại nếu thiếu bản thể đệ nhị.
… đáng lưu ý rằng một vài bản thể đệ nhị là sự sống cho sự tồn tại của bản thể
đệ nhất trong cái mà chúng gắn liền với. Nếu một loại chắc chắn về bản thể đệ nhất
đang vốn gắn liền với một bản thể đệ nhị được lấy ra hay bị loại bỏ, Aristotle chỉ
rõ, bản thể đệ nhất không thể tiếp tục tồn tại, nhưng nó đã bị phá hủy và ngừng tồn
tại. Những bản thể đệ nhị trong siêu hình học của Aristotle có tính phụ thuộc hữu
thể luận trên bản thể đệ nhất trong cái chúng vốn gắn liền với. Chúng không tồn tại
cách tuyệt đối và không thể tồn tại cách độc lập khỏi bản thệ đệ nhất về cái chúng
được xác định.[17]
Vậy vai trò của bản thể đệ nhất sẽ như thế nào khi nó tồn tại phụ thuộc vào bản
thể đệ nhị. Tương quan của bản thể đệ nhất và đệ nhị sẽ như thế nào? Aristotle đã
nhắc đến một tương quan trao đổi – qua lại giữa bản thể đệ nhất và bản thể đệ nhị.
Chúng hoàn toàn phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình tồn tại và biến đổi.
Vì thế có một loại trao đổi mang tính siêu hình giữa bản thể đệ nhất và bản thể
đệ nhị. Sự tồn tại của bản thể đệ nhị có tính phụ thuộc siêu hình trên sự tồn tại của
bản thể cụ thể đệ nhất trong cái chúng vốn gắn liền với. Sự tồn tại của bản thể đệ
nhất có tính độc lập với sự tồn tại của điều này hay cái bản thể cụ thể đệ nhị vốn
gắn liền với chúng; … [18]
Chúng ta đang bàn đến sự tồn tại của hai loại bản thể mà ranh giới của chúng
là sự biến đổi, là sự bị hủy diệt. Vậy khi chạm đến ranh giới này, thì những bản thể
này phụ thuộc lẫn nhau như thế nào? Cái nào còn lại và cái nào sẽ biến mất?
Aristotle nói
Nếu bản thể thứ nhất trong vấn đề đã phải được lấy đi khỏi bản thể đệ nhị thích
hợp hay những bản thể đệ nhị có thể không bị phá hủy hoàn toàn, ít nhất giống như
loại bản thể cụ thể đệ nhất.[19]
Đây chính là giả thuyết được đưa ra cho một trường hợp đặc biệt khi lấy đi
khỏi vật thể bản thể đệ nhất, điều tối thiểu còn lại là bản thể đệ nhị có thể vẫn tồn
tại và có thể giống như bản thể đệ nhất. Có vẻ như, sự lệ thuộc giữa hai bản thể đã
không còn có sự phân biệt nào một cách rõ ràng nữa. Ví dụ sau đây cho thấy bản
thể đê nhị dường như đóng vai trò thiết yếu cho sự tồn tại của sự vật hơn là bản thể
đệ nhất. Điều đó nói lên rằng bản thể đệ nhất và đệ nhị không thể bị tách rời khi sự
vật còn tồn tại và có sự sống như là tình trạng nó được xét đến.
Nếu hữu thể một người được định nghĩa như là một động vật có lý trí, thì bất
cứ hữu thể người cụ thể nào cũng là một bản thể đệ nhất trong cái mà bản thể đệ
nhị của hữu thể lý tính và hữu thể một động vật phải vốn gắn liền với. Nếu bản thể
đệ nhị về hữu thể có lý trí hay hữu thể một động vật cách này hay cách khác bị lấy
khỏi một hữu thể con người, thì hữu thể con người đó sẽ dừng tồn tại ngay tức
khắc. Cái mà có thể vẫn được duy trì là một động vật hay một cái gì đó có lý trí,
nhưng nó sẽ không thể là một hữu thể con người. [20]
Có thể nói, tương quan trao đổi của bản thể đệ nhất và đệ nhị chỉ bị tách rời khi
chúng chạm đến ranh giới của sự thay đổi. Có thể một trong hai vẫn tiếp tục được
duy trì nhưng cả hai không còn là một hữu thể. Cuối cùng, đóng góp của khái niệm
về cả hai bản thể: bản thể đệ nhất và đệ nhị đã cung cấp cho triết học thượng cổ
một cách hiểu thấu đáo về bản thể. Cùng với lý thuyết hình thức của Plato, bản thể
đã đặt nền quan trọng cho Siêu hình học thời thượng cổ.
Kết luận
Như vậy bằng khả năng lập luận của mình, Aristotle đã giải thích về bản thể
một cách khá chắc chắn và thuyết phục. Dựa trên những giải thích của ông về bản
thể đệ nhất, bản thể đệ nhị, các đặc tính hay thuộc tính của chúng hay tính phổ quát
trong thế giới sự vật … mà ông đã cung cấp cho triết học những khái niệm nền
tảng. Nói cách khác, dường như đây cũng chính là cách ông xây dựng cho nền triết
học đầu tiên một đại tiền đề để có thể giải thích các sự vật – hiện tượng khác có
tính phức tạp hơn, và đi xa hơn.
Quá trình giải thích của Aristotle không thực sự chỉ dừng lại với khái niệm bản
thể là gì nhưng là một tiến trình đi xa hơn để tìm về nguồn gốc của bản thể, cũng
tức là đi tìm nguyên nhân hình thành nên sự vật. Chắc chắn khi đi truy tìm về
những nguyên nhân này, Aristotle sẽ phải quay lại với câu hỏi “Thế giới này từ đâu
mà có, và ai đã làm ra nó?”. Điều này liên hệ mật thiết với những điều liên quan
đến Đức Tin, sự tồn tại của Thượng Đế – Đấng Sáng Tạo muôn loài muôn vật.
Giuse Nguyễn Văn Đức, S.J.
Họ c Viên Triết I
Họ c Viện Thánh Giuse, Dòng Tên
Các Sách Tham Khảo
 
Samuel Enoch Stumpf, “Lịch Sử Triết Học Và Các Luận Đề”, dịch giả Đỗ Văn
Thuấn & Lưu Văn Hy, nxb Lao Động, 2002.
http://plato.stanford.edu/entries/substance/ (accessed June 20, 2015).
Dale Jacquette, Pathways in Philosophy, New York: Oxford University Press,
2004.
Georgios Anagnostopoulos, A Companion to Aristotle, Singapore: Black Well
Publishing Ltd, 2009.
[1] Samuel Enoch Stumpf, “Lịch Sử Triết Học Và Các Luận Đề”, dịch giả Đỗ
Văn Thuấn & Lưu Văn Hy, (nxb Lao Động, 2002), 9.
[2] http://plato.stanford.edu/entries/substance/ (accessed June 20, 2015)
[3] Dale Jacquette, Pathways in Philosophy, (New York: Oxford University
Press, 2004), 75.
[4] Georgios Anagnostopoulos, A Companion to Aristotle, (Singapore: Black
Well Publishing Ltd, 2009), 197.
[5] Dale Jacquette, Pathways in Philosophy, 75.
[6] Ibid.
[7] Ibid. 75-76.
[8] Georgios Anagnostopoulos, A Companion To Aristotle, 197.
[9] Dale Jacquette, Pathways in Philosophy, 76.
[10] Samuel Enoch Stumpf, “Lịch Sử Triết Học Và Các Luận Đề”,…
[11] Georgios Anagnostopoulos, A Companion To Aristotle, 197-198.
[12] Ibid., 198.
[13] Ibid.
[14] Ibid.
[15] Ibid., 199.
[16] Ibid.
[17] Dale Jacquette, Pathways in Philosophy, 77.
[18] Dale Jacquette, Pathways in Philosophy, 77.
[19] Ibid. 78.
[20] Ibid.

You might also like