You are on page 1of 4

TÂM LÝ HỌC TIỀN KHOA HỌC

1. Thuyết phản xạ của Descartes


[* Vài nét về Descartes:
- René Dercartes (1596-1650) là nhà triết học, toán học, vật lý học nổi tiếng
người Pháp.
- R.Descartes để lại nhiều tác phầm có giá trị: Các qui tắc chỉ đạo lý trí (1630);
Thế giới (1633); Miêu tả con người; Luận văn về phương pháp (1637)...]
[- Descartes là người theo lập trường nhị nguyên, là người đề xuất học thuyết về
hai bản thể.] Ông cho rằng, cơ thể là một tồn tại còn tâm lý hay tâm hồn là một
tồn tại khác. [Tồn tại của cơ thể là một tồn tại vật lý còn tồn tại tâm lý, tinh thần
là tư duy, suy nghĩ... hai bản thể song song tồn tại.]
[- Ông khẳng định bên cạnh loại hiện tượng cơ thể con người còn có một loại
hiện tượng thuộc về tâm hồn, tâm lý con người. Điều này có giá trị to lớn đối
với tâm lý học - khẳng định sự tồn tại khách quan có thật của các hiện tượng
tâm lý, ý thức con người khác hẳn với các hiện tượng cơ thể.]
[- Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, ông là nhà duy vật. Quan niệm sự vẫn
động của thế giới vật chất là vĩnh viễn và diễn ra theo đúng các quy luật cơ học.
- Trong lĩnh vực tinh thần, ông đi đến thuyết “hồn vật” nội dung là sự vận động
của các hạt máu tròn, nhỏ, nhẵn, tốc độ nhanh, đi tới đâu tạo ra sự vận động đó.]
[* Thuyết phản xạ:
- Từ thuyết “hồn vật”, Descartes đã đi đến thuyết phản xạ. Ông khẳng định các
cử động của cơ thể đều xảy ra theo các khâu:
a. Có kích thích từ bên ngoài để tạo ra xung động thần kinh.
b. Có đường Dẫn truyền xung động thần kinh đến trung ương thần kinh.
c. Có cơ quan thực hiện phản xạ (co cơ,...)
- Các khâu Descartes nêu ra là 3 khâu cơ bản của một cung phản xạ, đến nay
được phát triển hoàn thiện bằng các nghiên cứu của Xêtrênốp, Palov, Anôkhin.
Học thuyết phản xạ của Descartes là cơ sở khoa học cho tư tưởng quyết định
luận duy vật trong triết học và tâm lý học.
Ông đã đặt nền móng cho nền tâm lý học hiện đại.]
2. John Locke: Vai trò của kinh nghiệm
[* Vài nét tiểu sử:
- John Locke (1632-1704) là nhà triết học duy vật Anh đồng thời là nhà kinh tế
học và nhà chính luận đã phát triển lý luận nhận thức của chủ nghĩa kinh
nghiệm duy vật, chống lại quan niệm của Descartes về “ý niệm bẩm sinh”.
- Ông cho rằng tâm lý có nguồn gốc từ kinh nghiệm, từ các hiểu biết cảm tính.
Tâm hồn, tâm lý, ý thức là đồng nhất và là đối tượng của tâm lý học.
- John Locke đã để tâm nghiên cứu sâu sắc về các vấn đề nhận thức luận.]
[* Vai trò của kinh nghiệm:
- Trong tác phẩm “Kinh nghiệm về lý tính con người” (1690) ông đưa ra các
luận điểm:
 Kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của mọi ý niệm.
 Các ý niệm nảy sinh, hoặc là do tác động của các vật thể bên ngoài vào
giác quan (ý niệm của cảm giác), hoặc do sự chú ý hướng về tình trạng và
hoạt động của tâm hồn (ý niện của phản tư). Nhờ ý niệm của cảm giác mà
ta có tri giác được chất thứ nhất (chất có trước) hoặc chất thứ hai (chất có
sau) trong sự vật.
 Ý niệm do kinh nghiệm đem lại chỉ là tài liệu cho tri thức chứ chưa phải
bản thân tri thức. Muốn trở thành tri thức, tài liệu của ý niệm phải được
xử lý bằng hoạt động của trí nhớ. Nhờ hoạt động này mà ý niệm đơn giản
biến thành ý niệm phức tạp.
=> Tâm hồn con người, nhận thức con người không phải là cái bẩm sinh mà là
kết quả của một quá trình con người tiếp xúc, lĩnh hội từ thế giới đối tượng.]
- Ảnh hưởng của các tư tưởng triết học, tâm lý học của John Locke trong sự
phát triển của các khoa học nói chung, tâm lý học nói riêng là rất to lớn.

3. George Berkeley: Luật liên tưởng và Tri giác khoảng cách


* Vài nét tiểu sử:
[- George Berkeley (1685-1753) là nhà triết học người Anh. Mới đầu là nhà duy
tâm chủ quan sau chuyển sang lập trường duy tâm khách quan gần với chủ
nghĩa Platon mới, thừa nhận sự tồn tại vĩnh viễn trong trí năng thượng đế..
- Berkeley cho rằng, mọi vật hiện hữu khi chúng được tri giác, và vì vậy thực
thại chỉ tồn tại tri giác của chúng ta, ngoài ra không còn gì cả.]
[* Luật liên tưởng:
- Theo Berkeley, mỗi loại giác quan cung cấp một kiểu thông tin (ý tưởng) riẻng
biệt và khác nhau về một đối tượng. Chị trong kinh nghiệm ta mới biết được
một số ý tưởng luôn liên kết với một đối tượng đặc biệt:
+ Bằng thị giác: có các ý tưởng về ánh sáng, màu sắc, các mức độ và sắc
thái khác nhau
+ Bẳng xúc giác: nhận biết vật cứng và mềm, nóng và lạnh, cử động và
bất động; ở những mức độ số lượng khác nhau
+ Khứu giác: cung cấp mùi vị
+ Thính giác: cho âm thanh ở mọi dạng phối hợp và âm lượng khác nhau]

[- Theo Berkeley, tất cả cảm giác mà luôn luôn được thấy đi chung với nhau đều
được liên kết với nhau.] Các sự vật không là gì khác hơn là các tập hợp của các
cảm giác.
[* Lý thuyết của Berkeley về tri giác khoảng cách:
- Với lý thuyết về tri giác khoảng cách, Berkeley bác bỏ lý thuyết của Descartes
với những người khác rằng tri giác khoảng cách là dựa trên hình học của quang
học] - một tam giác hình thành bởi khoảng cách giữa hai mắt như đáy tam giác
và vật nhắm tới như là đỉnh tam giác. [Chuyển động hội tụ và phân kỳ của mắt
là quan trọng với thuyết này nhưng chỉ vè chính nó tạo ra hình học của tri giác
khoảng cách.]
[- Theo Berkeley, thuyết tri giác khoảng cách dựa trên “hình học tự nhiên”.
Chuyển động hội tụ và phân kỳ của mắt là vô cùng quan trọng trong phân tích
của Berkeley, nhưng không phải vì góc thị giác mà chuyển động đó của mắt tạo
ra.]
[- Đúng hơn, quan trọng vì cảm giác tạo ra do sự hội tụ và phân kỳ của mắt
được liên kết với các cảm giác khác và chúng trở thành chìa khóa để biết
khoảng cách.]
[=> Cắt nghĩa duy nghiệm của Berkeley về tri giác và ý nghĩa là một mốc quan
trọng trong lịch sử tâm lý học vì nó cho thấy bằng cách nào các tri giác phức tạp
có thể hiểu như là những kết hợp của các cảm giác cơ bản như thị giá, thính giác
và xúc giác.]

You might also like