You are on page 1of 3

Tâm lí học mang tính kinh nghiệm hay khoa học?

1) Lấy ví dụ: Kẻ trên một tờ giấy trắng 2 đoạn thẳng A và B. Đoạn thẳng A dài 10 cm, đoạn
thẳng B dài 4 cm. Dù có xoay tờ giấy theo hướng nào, bạn cũng như mọi người đều thấy
rằng đoạn A dài hơn đoạn B.
2) Ta thấy được điều gì?
- Về mặt khách quan dựa trên cơ sở định lượng, đoạn thẳng A dài 10cm, đoạn thẳng B dài
4cm, rõ ràng đoạn thẳng A luôn luôn dài hơn đoạn thẳng B.
- Đó là sự thật hiển nhiên, và ở bất kì vị trí nào, điều đó cũng không thay đổi.
- Như vậy ta thấy hình ảnh khách quan ở đây là đoạn thẳng A dài hơn đoạn thẳng B đã được
chúng ta tiếp thu và nhận thức.
- Hình ảnh 2 đoạn thẳng ta nhìn thấy ở đây chính là hình ảnh tâm lí hay nói cách khác đó
chính là hình ảnh sao chép, bản chụp về thế giới khách quan vào não bộ chúng ta. Mặt khác
đó chính là hình ảnh khách quan tác động vào não bộ và được não bộ phản xạ lại chứ không
phải ý thức của chúng ta quy định vật chất khách quan.
3) Kiến thức đúc kết:
{Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi, tìm hiểu về các hiện tượng ý
thức và vô thức, cũng như cảm xúc và tư duy. ( Định nghĩa wiki – bách khoa toàn thư mở) }

 Tâm lý học chính là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người.
o Với Tính khách quan có nghĩa là nó dựa trên một sự thật đã được
chứng minh trước đó là đúng, độc lập và không xuất phát từ ý thức
của chủ thể.
o Một đánh giá khách quan là đánh giá dựa trên sự thật, nó có thể quan
sát, định lượng và chứng minh được. Đánh giá đó dựa trên sự thật và
không ảnh hưởng tới cá nhân. Tính khách quan lúc nào cũng đưa ra
quyết định, kết quả chính xác giúp bạn đưa ra các quyết định đúng đắn.
Vậy hiện thực khách quan là khái niệm chỉ các sự vật, vật chất tồn tại
độc lập với ý thức của con người.
( Ở đây có thể lấy thêm ví dụ: Qua quan sát lâu ngày bạn thấy rằng mặt trăng trên bầu
trời lúc tròn, lúc khuyết, và luôn luân phiên thay đổi hình dạng sau một khoảng thời gian
nhất định, vì thế để biết được khoảng thời gian cụ thể là bao lâu thì mặt trăng thay đổi
hình dạng, cũng như để hiểu được khi nào thì mặt trăng tròn hay khuyết, con người bắt
đầu ghi chép chu kì mặt trăng: nguyệt thực, trăng rằm,…)
o Phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này và hệ thống
khác. Kết quả là để lại dấu vết (hình ảnh) ở cả hai hệ thống. Để có
được sự phản ánh đó thì bắt buộc phải có 2 bộ phận cấu thành đó là
hiện thực khách quan tác động và sự phản xạ của não bộ, các phản
ứng sinh lí sinh học bên trong của bộ não. Có nhiều loại phản ánh: Phản
ánh cơ học ,Phản ánh vật lý ,Phản ánh hóa học , Phản ánh sinh lý , Phản
ánh xã hội. Trong đó, phản ánh tâm lý là phản ánh đặc biệt, đó là sự tác
động của hiện tượng khách quan vào con người, vào hệ thần kinh, bộ não
người -tổ chức cao nhất của vật chất, Chỉ có hệ thần kinh và bộ não
người mới có khả năng nhận tác động của hiện thực khách quan, tạo ra
trên não hình ảnh tinh thần (tâm lý) chứa đựng trong vết vật chất, đó là
các quá trình sinh lí, sinh hóa ở trong hệ thần kinh và não bộ. C. Mác nói:
Tinh thần, tư tưởng, tâm lý...chẳng qua là vật chất được chuyển vào trong
đầu óc, biến đổi trong đó mà có. Điều đó có nghĩa là, về mặt cơ chế hình
thành và diễn biến của tâm lý có thể coi tâm lý diễn ra theo cơ chế một
phản xạ có điều kiện với ba khâu chủ yếu sau:
 Khâu thứ nhất là khâu tiếp nhận các kích thích từ thế giới
bên ngoài tạo nên hưng phấn dẫn truyền vào não theo
đường hướng tâm.
 Khâu thứ hai: diễn ra ở trung ương thần kinh của bộ não,
tạo nên các hình ảnh tâm lý.
 Khâu thứ ba - khâu trả lời, dẫn truyền hưng phấn từ trung
ương thần kinh theo đường li tâm => gây nên các phản ứng
của cơ thể. Người ta coi tất cả các hiện tượng tâm lý đều có
cơ sở sinh lí là các phản xạ có điều kiện.
Phản ánh tâm lý lí tạo ra "hình ảnh tâm lý" (bản "sao chép", "bản chụp")
về thế giới, hình ảnh tâm lý là kết quả của quá trình phản ánh thế giới
quan vào não. Song hình ảnh tâm lý khác về chất so với các hình ảnh cơ,
vật lí, sinh vật ở chỗ hình ảnh tâm lý mang tính sinh động, sáng tao.
(Ví dụ: hình ảnh tâm lý về cuốn sách trong đầu một con người biết chữ,
khác xa về vật chất với hình ảnh vật lí có tính chất "chét cứng", hình ảnh
vật chất của chính cuốn sách đó có ở trong gương.)
Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân (hay
nhóm người) mang hình ảnh tâm lý đó, hay nói cách khác hình ảnh tâm lý
là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan. Tính chủ thể của hình ảnh
tâm lý thể hiện ở chỗ: mỗi chủ thể trong khi tạo ra hình ảnh tâm lý về thế
giới đã đưa vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, đưa cái riêng của mình (về
nhu cầu, xu hướng, tính khí, năng lực)... vào trong hình ảnh đó, làm cho
nó mang đậm màu sắc chủ quan. Vậy có thể kết luận rằng, tâm lý là phản
xạ có điều kiện, là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa não và hiện
thực khách quan, hay nói cách khác, con người phản ánh thế giới bằng
hình ảnh tâm lý, thông qua “lăng kính chủ quan của mình”.
Kết Luận:
Như vậy, có thể thấy rằng đường thẳng A dài 10cm, đường thẳng B dài 4cm thì
dù có xoay kiểu gì đi chăng nữa thì đường thằng A vẫn dài hơn đường thẳng B, đấy là
hiện thực khách quan, và hiện thực này phản ánh vào não người, để lại hình ảnh tâm lý
cho não chúng ta hiện thực khách quan đó.

You might also like