You are on page 1of 6

1.

Thời kì Trung cổ
Ở Tây Âu, thời kỳ Trung cổ kéo dài từ thế kỷ II đến thế kỷ XV, là thời kỳ thống trị
của tôn giáo đối với đời sống xã hội. Ở phương Đông? chế độ phong kiến ra đời
sớm và tồn tại lâu dài hàng thiên niên kỷ làm cho sự phát triển xã hội diễn ra chậm
chạp. Quan điểm triết học Tây Âu thời kỳ Trung cổ chịu ảnh hưởng rất sâu sắc
quan điểm của tôn giáo. Triết học là bộ phận của tôn giáo, phục vụ cho tôn giáo và
phụ thuộc vào tôn giáo. Trong điều kiện đó những tư tưởng triết học tiến bộ về
phạm trù vật chất nói chung không được phát triển. Chỉ từ nửa sau của thế kỷ XV,
với điều kiện mới của thực tiễn xã hội và nhận thức khoa học, triết học bước đầu
thoát khỏi ảnh hưởng của tôn giáo. Đến thế kỷ XVII – XVIII và đầu thế kỷ XIX,
triết học cùng với khoa học tự nhiiên có sự phát triển mới. Vì vậy dưới đây chúng
ta không nghiên cứu quan niệm về vật chất trong thời kỳ trung cổ mà đi vào nghiên
cứu quan niệm về vật chất trong triết học phương Tây thế kỷ XVII – XVIII
2. Thời phục hung cận đại
2.1. Francis Bacon (1561- 1626)
-Thế giới (Giới tự nhiên) trong triết học Bacon, một một thế giới khách quan
không bị chi phối bởi bất kì yếu tổ chủ quan nào.
+Để lý giải thế giới Bacon đã đi sâu vào phát triển những quan niệm duy vật trước
đó, cụ thể là triết gia vĩ đại Aristotle.
+Theo Bacon, để xây dựng một thế giới khách quan thì phải cải biến học thuyết
bốn nguyên nhân của Aristotle theo hướng duy vật.
-) Vật chất, hình dạng và vận động thống nhất với nhau. Nhận thức bản chất của sự
vật vật chất là khám phá ra hình dạng, nghĩa là vạch ra các quy luật vận động chi
phối chúng.
2.2. Descartes (1596 – 1650)
- Hệ thống nhị nguyên luận ( Tôi tư duy nên tôi tồn tại)
Thế giới có hai loại sự vật hoàn toàn đối lập nhau đó là thực thể tư duy và vật chất
quảng tính
Thực thể tư duy là : Ý niệm, ý thức, tư tưởng….
Thực thể vật chất quảng tính là sự vật có tính không gian và thời gian cũng như
các cơ quan cảm giác cảm nhận được thực thể đó
Vật chất và ý thức tồn tại song song
2.3. Lepnit (Gottfried Wilhelm Leibniz ) ( 1646-1716)
Chủ nghĩa duy vật ( phát triển từ nguyên tử luận )
- Thế giới được cấu tạo từ các sự vật, các sự vật được cấu tạo từ các đơn tử
( Đơn tử vô cùng, vô tận, không sinh ra , không mất đi)
- Những đơn tử lại bắt nguồn từ những nguyên tử tình thần được thể hiện dưới
cái vỏ vật chất ( Đây là lực lượng tình thần tọa nên các hình thái của các sự vật)
- Đơn tử ( Monada) có tính chất tinh thần nên vật chất có khả năng vận động
vĩnh viễn.
- Vật chất chia làm 3 nhóm :
+ Monada ngủ : tạo ra chất vô cơ
+ Monada thức tạo ra thực vật và động vật
+ Monada trung tính tạo ra ý thức.
2.4. Didro Diderot ( 1713-1784)
- Thế giới khách quan tồn tại trong sự vật động, thế giới được bắt nguồn từ vật chất
do các phân tử cấu tạo thành từ dó tạo ra không gian và thời gian là hình thức tồn
tại của vật chất. Mỗi phân tử đều vận động bên trong.
- Ý thức cuãng là thuộc tính của vật chất
3. Mác-Ănghghen
Quan điểm của Ăngghen:
- Một là không được đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể của vật
chất; không coi vật chất nói chung là một thực thể vật chất đầu tiên (hay bản
nguyên đầu tiên) nào đó làm cơ sở cho mọi vật như các nhà khoa học tự nhiên cận
đại, hoặc các nhà triết học thời kỳ cổ đại quan niệm. Điều đó nghĩa là Ăngghen
không coi thế giới có điểm khởi đầu, hay có giới hạn
- Hai là, phạm trù vật chất với tính cách là phạm trù triết học, một phạm trù trừu
tượng và có tính khái quát rất cao. Phạm trù vật chất phải bao quát được đặc tính
chung của tất cả các sự vật tồn tại trong thế giới. Đặc tính chung đó chính là sự tồn
tại độc lập, bên ngoài ý thức, tức là khẳng định vật chất tự tồn tại, không phụ thuộc
vào ý thức
- Ba là, vật chất với tính cách là vật chất (nghĩa là khái niệm triết học về vật chất)
không tồn tại như một sự vật cảm tính, hữu hình, cũng không phải là một cái gì
trừu tượng chung chung tồn tại bên ngoài các sự vật cụ thể như quan niệm về
Thượng đế của tôn giáo, hoặc như quan niệm về cáỉ chung của phái Duy thực trong
triết học Tây Âu trung cổ. Vật chất tồn tại thông qua các dạng cụ thể. Các dạng cụ
thể chính là một phần vật chất, Nhận thức các dạng cụ thể chính là nhận thức
những bộ phận của vật chất. Vì thế mà con người có thể đi từ nhận thức các dạng
cụ thể của vật chất đến chỗ nhận thức được thế giới vật chất.
- Bốn là, vật chất tồn tại thông qua vận động, không gian, thời gian. Vận động,
không gian, thời gian là phưcmg thức và hình thức tồn tại của vật chất. Không có
vật chất không vận động và tồn tại bên ngoài không gian, thời gian. Vật chất là vô
cùng vô tận, tồn tại vĩnh viễn; vận động, không gian và thời gian gắn liền với vật
chất, cũng vô cùng vô tận và vĩnh viễn tồn tại, không do ai sáng tạo ra.
Quan điểm của Mác :
- Thứ nhất, sự biến đổi của vật chất là do bản thân vật chất quyết định, tinh thần, tư
tưởng (hay lý luận) không thể thay thế vật chất được, điều đó khẳng định tính thứ
nhất của vật chất và tính thứ hai của ý thức.
- Thứ hai, ý thức, tư tưởng (hay lý luận) có thể trở thành lực lượng vật chất khi
thâm nhập vào quần chúng, ở đây, lý luận thâm nhập vào quần chúng có thể hiểu là
được quần chúng nhận thức và vận dụng, biến thành niềm tin, ý chí, và các quy tắc
hướng dẫn hoạt động thực tiễn của đông đảo quần chúng nhân dân, thông qila đó ý
thức, lý luận phát huy vai trò tích cực của mình.
- Thứ ba, Mác đã mở rộng quan niệm về vật chất vào lĩnh vực đời sống xã hội,
nhận dạng sự tồn tại vật chất trong lĩnh vực xã hội, đó chính là hoạt động thực tiễn
của con người. Sau này Mác và Ăngghen còn đi sâu nghiên cứu những dạng vật
chất trong lĩnh vực xã hội, khẳng định vai trò quyết định của vật chất đối với ý
thức trong đời sống xã hội như: tồn tại xã hội, là toàn bộ đời sống vật chất cùng
những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, là cái quyết định ý thức xã hội; các
quan hệ sản xuất là các quan hệ vật chất hình thành một cách khách quan trong quá
trình sản xuất vật chất, đó là dạng tồn tại của vật chất trong xã hội, quyết định các
quan hệ xã hội khác như các quan hệ chính trị, đạo đức, tư tưởng v.v. Tuy nhiên
Mác và Ăngghen chưa đưa ra định nghĩa khái quát về phạm trù vật chất.
Tóm lại, tuy Mác và Ăngghen chưa đưa ra định nghĩa khái quát về phạm trù vật
chất, nhưng quan niệm của Mác và Ăngghen về vật chất rõ ràng là có tính chất duy
vật biện chứng sâu sắc. Các ông đó mở rộng quan niệm về vật chất trong lĩnh vực
xã hội, khắc phục được tính chất siêu hình máy móc của các nhà triết học duy vật
trước đây, tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp phạm trù vật chất mà Lênin thực hiện
trong điều kiện khoa học tự nhiên có bước phát triển mới vào đầu thế kỷ XX.
3. Lênin
3.1. Định nghĩa vật chất của Lê nin: ( đưa đn này xuống cuối phầnd 1)
“Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho
con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh,
và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
3.2. Nd định nghĩa vật chất
– Vật chất là phạm trù triết học:
+ Thông thường chúng ta nhắc đến và hình dung về vật chất như một vật dụng,
một tài sản của con người… Nhưng cách nhìn đó chỉ mang đến sự thể hiện cụ thể
dưới dạng nhận định liệt kê. Và ở đó chỉ xác định cho các dạng tồn tại cụ thể của
vật chất. Tất cả phải dựa trên nhận định chung để xác định cho vật dụng và tài sản
đó. Và chỉ đến từ định nghĩa của Lênin, những hiệu quả của xác định vật chất mới
trở nên toàn diện.
+ Vật chất trong định nghĩa vật chất của Lênin là kết quả của sự khái quát hóa, trừu
tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có của các sự vật, hiện tượng.
+ Mang đến quy chụp chính xác nhất cho những tồn tại của vật chất. Nên nó phản
ánh cái chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi. Nó tồn tại với các vận
động theo thời gian và không gian. Do đó không thể đồng nhất vật chất với một
hay một số dạng biểu hiện cụ thể của vật chất.
– Vật chất dùng để chỉ thực tại khách quan:
+ Vật chất tồn tại khách quan trong hiện thực. Nằm bên ngoài ý thức và không phụ
thuộc vào ý thức của con người. “Tồn tại khách quan” là thuộc tính cơ bản của vật
chất. Đưa ra tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất.
Trong đó, vật chất và ý thức song song tồn tại cho đến ngày nay. Tuy nhiên, vật
chất phải là cái sinh ra và có trước. Nó xuất hiện từ khi chưa xuất hiện loài người
và chưa có cái gọi là ý thức.
+ Con người có nhận thức được hay không nhận thức được vật chất thì vật chất
vẫn tồn tại. Như vậy để thấy rằng ý thức có mặt và vận động, phát triển sau đó.
Qua đó vật chất mang đến các chức năng, tác dụng cần thiết đối với con người.
– Vật chất với tương quan về cảm giác:
+ Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác. Khi có ý thức, con người
mới gọi tên được các hình thành từ cảm giác đó. Được cảm giác của chúng ta chép
lại, chụp lại. Phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. Từ đó mà sự tồn tại
của vật chất là tất yếu dù con người có nhu cầu đối với nó hay không. Nhưng với
cảm giác, con người có thể nhận biết được sự tồn tại và vận động của vật chất.
Cũng từ đó mà thấy được giá trị đóng góp của vật chất trong đời sống hay nhu cầu
thực tế.
3.3. Ý nghĩa định nghĩa về vật chất của Lênin:
– Phát hiện vật chất có trước và ý thức có sau.
+ Có thể thấy với các vận động và phát triển của ý thức mới thấy được vật chất
dang tồn tại. Bởi vậy mà các nhà duy tâm cho rằng ý thức có trước. Nhưng thực tế
là từ khi nhận thức được thì họ mới thấy được các tồn tại của vật chất. Bản chất
phải là vật chất có trước khi hình thành ý thức.
+ Vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức con người. VC- YT có
mqh biện chứng vs nhau . Ý thức con người là sự phản ánh của thực tại khách
quan đó.Con người có khả năng nhận thức thế giới
– Bác bỏ quan điểm duy tâm.
+ bác bỏ quan điểm duy tâm về phạm trù vật chất với sự phát hiện vật chất có
trước, ý thức có sau
+ Vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác
+ Với định nghĩa vật chất, Lê-nin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học
đó là vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức.
+ Định nghĩa vật chất của Lê-nin đã tạo cơ sở nền tảng, tiền đề để xây dựng quan
niệm duy vật về xã hội.
– Khắc phục hạn chế trong quan điểm đưa ra của các nhà khoa học trước đó: khắc
phục tính chất siêu hình, máy móc trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy
vật trước Mác.
+ Bằng việc chỉ ra thuộc tính tồn tại khách quan của VC . Đã giúp chúng ta phân
biệt được sự khác nhau căn bản giữa phạm trù vật chất với tư cách là phạm trù triết
học, khoa học chuyên ngành. Từ đó khắc phục được hạn chế trong các quan niệm
của các nhà triết học trước đó. Cung cấp căn cứ khoa học để xác định những gì
thuộc và không thuộc về vật chất.
– Tính đúng đắn. Bác bỏ quan điểm của CNDV tầm thường về vật chất coi ý thức
là một dạng vật chất. Khẳng định sự tồn tại và vận động của vật chất.

You might also like