You are on page 1of 4

QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MÁC LENIN VỀ VẬT CHẤT

Những quan điểm về vật chất trước Mác:

- Từ thời cổ đại, các nhà triết học đã đồng nhất vật chất với dạng vật chất cụ
thể, như nước (Talet), lửa (Heraclit)… Quan điểm này chỉ mang tính chất
trực quan, cảm tính. Nó chỉ có tác dụng đẩy lùi những quan điểm duy tâm và
tôn giáo. Trong các quan điểm duy vật, quan niệm của Đêmôcrit khẳng định
vật chất là nguyên tử được xem là đỉnh cao của quan niệm duy vật cổ đại có
sức sống khá lâu bền trong lịch sử triết học.
- Thời kỳ Phục hưng và cận đại thế kỷ XV-XVIII: thời kỳ này, quan niệm về
vật chất được bổ sung không ngừng: Đềcáctơ khẳng định thế giới là một
khối thống nhất được sinh ra từ vô vàn hạt vật chất nhỏ, Ph. Bê cơn xem vật
chất là tổng hợp các hạt, tự nhiên và tồn tại khách quan… Những quan điểm
này mang tính chất siêu hình, máy móc.

Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen: C.Mác và Ph.Ăngghen chưa xây dựng khái
niệm hoàn chỉnh về vật chất, nhưng những quan niệm của các ông về vật chất là vô
cùng quan trọng và là những tiền đề, chỉ dẫn để sau này Lenin khái quát ra phạm
trù “vật chất”.

- “Vật chất” tồn tại khách quan, không do ai sáng tạo và không thể bị tiêu diệt.
- “Vật chất” là một phạm trù triết học, là kết quả sáng tạo của tư duy, do đó
“vật chất” không tồn tại cảm tính.
- “Vật chất” khác với vật thể, vật chất là tổng số các vật thể.
- “Vật chất” là tất cả những gì tác động theo một cách nào đó đến giác quan
con người.

Định nghĩa vật chất của Lenin:

- Hoàn cảnh ra đời :Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX với những phát minh mới
trong khoa học tự nhiên, con người có những hiểu biết sâu sắc hơn về
nguyên tử:
+ 1895: Roentgen phát hiện ra tia X
+ 1896: Becquerel phát hiện ra hiện tượng phóng xạ.
+ 1897: Thomson phát hiện ra điện tử và cấu tạo của nguyên tử

-> Cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong lĩnh vực nghiên cứu Vật Lý học.
-> Chủ nghĩa duy tâm lợi dụng cơ hội này tấn công chủ nghĩa duy vật, họ tuyên bố
“vật chất biến mất”, chủ nghĩa duy vật sụp đổ

-> Triết học duy vật lúc này cần phải đưa ra được một quan niệm đúng đắn, khoa
học về phạm trù vật chất.

 Định nghĩa vật chất của Lenin:

"Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại,
chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác."

- Phân tích định nghĩa:

+ "Vật chất là một phạm trù triết học": Vật chất không tồn tại cảm tính, nó không
đồng nhất với các dạng tồn tại cụ thể được gọi là vật thể (nước, lửa, không khí,...).
Vật thể là cái có hạn, có sinh, có diệt. Vật chất là cái vô hạn, vô sinh, vô diệt. Các
vật thể cụ thể chính là các dạng tồn tại cụ thể của “vật chất”.

+ "Thực tại khách quan": Là thuộc tính chung nhất của vật chất, nó tồn tại bên
ngoài không phụ thuộc vào cảm giác. Thuộc tính này là thuộc tính cơ bản nhất của
vật chất, là tiêu chuẩn để phân biệt cái vật chất với cái không phải vật chất.

+ "Đem lại cho con người trong cảm giác": Vật chất là cái tồn tại thực, nó tác động
theo cách nào đó, trực tiếp hoặc gián tiếp đến các giác quan của con người gây nên
cảm giác/ý thức. Vật chất có trước, quy định nội dung của cảm giác.

+ "Được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác": Nghĩa là vật chất tồn tại không hề thần bí, vô hình mà nó tồn
tại thực, dưới dạng cụ thể mà con người, bằng những phương pháp nhận thức khác
nhau, hoàn toàn có thể nhận thức được mọi đối tượng vật chất. Con người có khả
năng nhận thức được thế giới.

- Ý nghĩa định nghĩa vật chất :

+ Bằng khẳng định vật chất khách quan, không phụ thuộc cảm giác, định nghĩa đã
bác bỏ mọi quan điểm duy tâm trong quan niệm về vật chất.
+ Bằng quan niệm vật chất là một phạm trù triết học, định nghĩa đã khắc phục tính
chất trực quan, máy móc, siêu hình của chủ nghĩa duy vật cũ quy vật chất về một
vật thể nào đó.

+ Định nghĩa có vai trò to lớn trong chống những quan niệm bất khả tri, cổ vũ các
nhà khoa học không ngừng đi sâu khám phá thế giới. Do đó, định nghĩa có tác
dụng mở đường cho sự phát triển khoa học.

+ Định nghĩa là cơ sở khoa học cho việc xây dựng quan điểm duy vật biện chứng
trong lĩnh vực xã hội, theo đó, vật chất trong xã hội là một dạng đặc biệt, nó là
quan hệ xã hội, các quy luật xã hội tồn tại khách quan với con người.

Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN

Những bài học có tính chất phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức có vai trò vô cùng quan trọng cho con người trong nhận thức cũng như
trong hoạt động thực tiễn của họ:

1. Quan điểm khách quan: là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong nhận
thức và hoạt động của con người.
- Thứ nhất, khi xem xét nhận thức sự vật phải xuất phát từ chính sự vật, phản
ánh sự vật trung thành như nó vốn có, phải tôn trọng sự thật, không được lấy
ý chí chủ quan áp đặt cho sự vật. Trong thực tế, con người hay vi phạm
những yêu cầu này ở các mức độ khác nhau dẫn đến không đạt được những
nhận thức đúng đắn về sự vật hay không có những chủ trương hoạt động
thực tiễn phù hợp.
- Thứ hai, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn về xuất phát từ thực tế, tôn
trọng và hành động theo quy luật khách quan. Mặt khác, các quy luật tự
nhiên, xã hội, tư duy tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức. Thực
tế chứng tỏ rằng nếu làm trái quy luật, con người sẽ phải hứng chịu những
hậu quả, do đó phải nhận thức các quy luật và hành động phù hợp với quy
luật.
2. Phát huy tính năng động chủ quan của ý thức
- Ý thức, tư tưởng, với tính năng động sáng tạo của nó có vai trò to lớn. Do
đó, cần phát huy yếu tố tích cực của ý thức, cũng có nghĩa là phát huy vai trò
của nhân tố con người trong hoạt động cải tạo hiện thực. Cần nâng cao
không ngừng khả năng nhận thức và vận dụng quy luật của con người, muốn
vậy cần đòi hỏi con người phải tích cực học tập, tự giác rèn luyện nhân sinh
quan cách mạng, tiến bộ.
3. Khắc phục bệnh trì trệ, thụ động, chủ quan duy ý chí
- Trong sự vận động đa dạng của xã hội, xuất hiện những xu hướng cần khắc
phục và loại trừ:
+ Xu hướng thứ nhất là xu hướng bảo thủ, trì trệ, thụ động, ỷ lại, trông chờ
vào sự biến đổi hiện thực, không tích cực và tự giác biến đổi hiện thực ấy
+ Xu hướng thứ hai là xu hướng chủ quan duy ý chí, không căn cứ vào thực
tế khách quan để hành động mà lấy ý muốn chủ quan, lấy tình cảm, nguyện
vọng cá nhân làm điểm xuất phát cho chủ trương chính sách.

You might also like