You are on page 1of 8

BẢN THỂ LUẬN

1. Khái niệm “bản thể luận” và nội dung bản thể luận trong lịch sử triết học
a. Khái niệm “bản thể luận” (  Vạn vật là cái gì?)
 Bản thể luận (ontology): lý luận về bản chất tối hậu của mọi tồn tại
 Học thuyết Ý niệm (Plato): Ý niệm là cái gốc, và mọi thứ đều bị tha hóa bởi một
thế giới ý niệm.
b. Một số nội dung cơ bản về bản thể luận trong lịch sử triết học phương Đông
(TQ và ÂĐ)
 Bản thể luận trong triết học Phật giáo Ấn Độ:
o Thuyết bản thể “Thực hữu” = Vô ngã
 “ngã không pháp hữu” (cái ta là không còn vạn pháp là có)
 Ngã (cái Ta) là chủ tể tức là ngã có quyền sắp đặt, điều khiển và tự
do tự tại
 Pháp là mọi sự vật, mọi hiện tượng – cụ thể hay trừu tượng. Pháp là
sự thật, là chân lý, là thực tại hiện tiền, là cái đang là.
o Thuyết bản thể “Tính không” = Vô ngã, vô pháp = Vô thường  sự chung
thủy có thật sự tồn tại?
 Con người là không, mà vạn pháp cũng không
 Tất cả mọi tồn tại, bao gồm con người và sự vật, vật chất và tinh
thần đều do nhân duyên hòa hợp mà sinh ra, đều không có bản chất
cố định của mình, tất cả đều là “không”
o Thuyết bản thể “Tâm thức”
 Tất cả thế giới đều ko phải thực tại, đều là các biểu tượng được hình
thành từ tâm thức
 Vạn pháp đều là tâm thức, tất cả đều là tâm thức
 “Thức” là bản thể trừu tượng mang ý nghĩa bản thể luận.

 Bản thể luận trong triết học Kinh Dịch (TQ):


o Bản thể luận = Bản căn luận
o 3 quan niệm của bản căn
 Bản căn là vật chất không có hình dáng cố định (“khí”)
 Bản căn là khái niệm và nguyên tắc trừu tượng (“lý”)
 Bản căn là tinh thần chủ quan (“tâm”)
o Theo Kinh Dịch, bản thể của vũ trụ là Thái cực
 Thái cực: khởi điểm của vũ trụ, nguyên nhân đầu tiên, nguyên lý tối
hậu của trời đất muôn vật
 Thái cực sinh ra Lưỡng nghi (Âm và Dương), từ đó tạo thành Tứ
tượng (Thiếu âm, Thái âm, Thiếu dương, Thái dương). Tứ tượng
sinh ra Bát quái (Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài) đại
biểu cho mọi tồn tại trong vũ trụ.
c. Một số nội dung cơ bản về bản thể luận trong triết học phương Tây
 Hy Lạp cổ đại:
o Democritus (460 – 370 BCE)
 Bản nguyên của thế giới gồm: nguyên tử (atoms) và hư không (void)
 Nguyên tử: là vật nhỏ nhất, không thể phân chia, không thể hủy hoại
 Hư không: cái trống rỗng. Khi cho rằng có tồn tại sự trống rỗng, các
nhà nguyên tử cố tình chấp nhận một mâu thuẫn rõ rang, tuyên bố
rằng “cái không” tồn tại.
o Plato (429? – 347 BCE)
 Ý niệm là nguyên lý tồn tại cho vạn vật. Ý niệm là bản chất vĩnh cửu
và phi vật chất mà những sự vật cụ thể chỉ là những bản sao nghèo
nàn của chúng. Thực tại đích thực là những ý niệm – hình thức phi
vật chất.
o Aristotle (384 – 322 BCE)
 Aristotle đưa ra Học thuyết Bốn Nguyên nhân (The Four Causes) để
giải thích toàn diện: The material cause, the formal cause, the
efficient cause, the final cause)
 Nguyên nhân chất liệu: sự vật được hình thành từ vật liệu gì “What
is it made out of?
 Nguyên nhân chính thức: bản chất của đối tượng “What is it? The
essence of the object”.
 Nguyên nhân hiệu quả: nguồn gốc của sự thay đổi “Where does
change come from?”
 Nguyên nhân cuối cùng: “The end/goal of the object, or what the
object is good for?”
o Thomas Aquinas ( 1225- 1274)
 Thượng đế là do ngnhan đầu tiên của mọi hiện thực hữu hạn (có sinh
có diệt)
 Thượng đế là ngnhan đầu tiên của mọi sự vận động;
 Vật cụ thể nào cũng đc sinh ra hoặc tác thành từ những vật
khác . Hữu thế đầu tiên ( tồn tại do nguyên nhân tự thân) của mọi
tồn tại là Thượng đế.
 Sự hoàn mỹ tuyệt đối là nguyên nhân cho mọi sự hoàn mỹ khác là
Thượng đế.
 Vũ trụ vô cùng phong phú và phức tạp nhưng lại trật tự và hài hòa;
các sự vật trong vũ trụ vận hành theo đúng đặc tính của mình một
cách có quy luật. Một quy luật như vậy phải do một đỉnh cao trí tuệ
tạo ra, đó là Thượng đế.
 Bản thể luận trong triết học phương Tây trung đại/trung cổ
o Francis Bacon (1561-1626)

 Vạn vật được cấu thành từ các phần tử mang tính vật chất: • Bản
thân tự nhiên vận động theo quy luật khách quan, không phụ thuộc
vào ý chí con người hay Thượng đế;

 Con người có thể nhận thức được hình thức và bản chất của giới tự
nhiên

 Bản thân vật chất và các hình thái vận động của nó có tính đa dạng.

o René Descartes (1596-1605): Đưa ra 3 luận chúng để chứng minh sự tồn lại
của Thượng đế:

 Tôi có một quan niệm chí thiện (nhưng tôi không chí thiện, vậy phải có
một tồn tại chí thiện).

 “Tôi” với quan niệm chí thiện do đâu mà có? (Tôi phải do bậc chí thiện
sáng tạo ra, tôi chỉ có quan niệm chí thiện chứ không trở thành chí thiện).

 Quan niệm chí thiện bao gồm tồn lại. (Thượng đế không tồn tại là không
hợp lý, giống như có cái hang núi mà không có núi).

 Bản thể luận trong triết học cổ điển Đức

o Tầm vóc, sự sâu sắc và tinh độc đáo của triết học siêu nghiệm Kanh chỉ
bộc lộ ra khi nó được hiểu như là bản thể luận chứ không đơn thuần là
nhận thức luận. Triết học siêu nghiệm đề cập đến toàn bộ tồn lại người
theo 3 phương diện: cái là, cái cần phải là, và cái có thể là.

o “Triết học siêu nghiệm xuất hiện từ trong bản thể nội tại nhất, sâu xa nhất
của con người và quay lại truy vấn về cội nguồn ấy, về bản thể sâu xa nhất
ấy của con người.
o “Tinh thần tuyệt đối" là nền tảng và hạt nhân của mọi sự vật, hiện tượng
trên thế giới. Quan điểm của Hegel về bản thể luận dựa trên nguyên tắc
đồng nhất giữa tồn tại và tư duy, Nghiên cứu các khái niệm cũng có nghĩa
là nghiên cứu bản chất của các đối tượng. > Logic học trùng hợp với bản
thể luận. “Cái gì hợp lý thì hiện thực, cái gì hiện thực thì hợp lý”. Hiện
thực chỉ là bộ phận của cái thực tồn có tính quy luật. Chỉ có bộ phận thực
tồn có tính quy luật mới hợp lý.
o Martin Heidegger (1889-1976)

 Hiện thể là tồn tại. Hiện thể lý giải về hữu thể;

 Đại diện cho hữu thể tại thế giới này chính là con người, vì con người là
một tồn lại nắm được chìa khóa giữa "hữu thể” và "phi hữu thể”.

 Con người luôn thấy mình hiện diện ở một nơi chốn nhất định không theo
ý muốn của mình. Con người "bị ném vào sự hiện diện của chính mình”.
Cho nên, cần phải hành động theo đúng tiếng gọi lương làm của mình để
thoát khỏi ràng buộc của người khác, trở về với cái tôi độc đáo của chính
mình, với tồn tại đích thực của mình.

2. Nội dung bản thể luận của triết học MLN


a. Cách tiếp cận giải quyết vấn đề bản thể luận trong triết học MLN
Bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất:
- Chỉ có 1 thế giới duy nhất và thống nhất – thế giới vật chất
- Mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ với nhau
- Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận
b. Quan niệm của triết học MLN về vật chất (THI GK)
- Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản
ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
 Vật chất là nguyên tử, đúng hay sai?  Sai, nguyên tử là một dạng của vật chất.
 Không nên hiểu vật chất là một cái gì cụ thể như điện, ánh sáng, sóng,…
- Trong triết học Mác-Lênin, vật chất và vận động không tách rời nhau.
“Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, lúc được hiểu là một phương thức tồn tại của
vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và
mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy.
Những hình thức vận động:

- Vận động cơ học (đó là sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian).

- Vận động vật lí (đó là sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, vận động điện tử,
các quá trình nhiệt, điện..)

- Vận động hoá học (đó là sự vận động của các nguyên tử, các quá trình hoá học và
phân giải chất vô cơ và hữu cơ).

- Vận động sinh học (đó là sự biến đổi của các chất sống, các quá trình trao đổi chất của
các cơ thể sống…); sự thay đổi giữa các thế hệ sinh vật ( Cha mẹ tóc xoăn - con tóc
thẳng)

- Vận động xã hội (đó là sự biến đổi của đời sống xã hội trên tất cả các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hoá... sự thay biến đổi, phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội…);
cải cách xã hội công cuộc đốt lò để đổi mới cải cách.
 Cùng với vận động, không gian và thời gian không thể tách rời với vật chất
- Không gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quản tính, sự cùng tồn tại, trật
tự, kết cấu và sự tác động lẫn nhau.

- Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động xét về mặt độ dài diễn biến, sự kế
tiếp của các quá trình
c. Quan điểm của triết học Mác-Lênin về nguồn gốc và bản chất của ý thức
(THI GK)
 Xét về nguồn gốc tự nhiên, ý thức chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống có
tổ chức cao nhất (bộ não người).

 Nguồn gốc xã hội (nguồn gốc trực tiếp) quyết định sự ra đời của ý thức là hoạt
động thực tiễn của loài người.

 “Trước hết là lao động; sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là
hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc
đó dẫn dân biến chuyển thành bộ óc con người
Bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh
tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người.
Kết cấu của ý thức
Các
lớp
cấu
trúc
của ý
thức

d. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức


 Chủ nghĩa duy vật siêu hình: Tuyệt đối hoá vật chất, chỉ nhấn mạnh một chiều
vai trò của vật chất, phủ nhận tính độc lập tương đối của ý thức, không thấy được
tính năng động, sáng tạo của ý thức trong hoạt động thực tiễn cởi tạo hiện thực
khách quan.
 Chủ nghĩa duy tâm : Ý thức là tồn lại duy nhất; thế giới vật chất chỉ là bản sao, là
biểu hiện khác của ý thức.
 Quan điểm của Chủ nghĩa Duy vật Biện chứng: Vật chất và ý thức có mối quan
hệ biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích trở lại
vật chất.
o Vật chất quyết định: nguồn gốc của ý thức; nội dung của ý thức; bản chất
của ý thức (phản ánh và sáng tạo); sự vận động, phát triển của ý thức.
 Thời gian và Không gian phụ thuộc vào tốc độ vận động của vật chất
 Ví dụ: Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức
Ở miền thôn quê  nhịp sống chậm rãi (VC)  hình thức nghệ
thuật: chèo, cải lương (YT)
Qua Công nghiệp hóa/ Ở thành phố  nhịp sống nhanh, sôi nổi, gấp
rút  hình thức nghệ thuật: hiphop, rap (YT)
o Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
 (1) Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất. Ví
dụ: Cùng một phong cảnh nhưng người vẽ có thể sáng tạo ra những
bức hình khác nhau
 (2) Con người dựa trên những tri thức về thế giới khách quan, hiểu
biết những quy luật khách quan, đề ra mục tiêu, phương hương, biện
pháp và quyết làm thực hiện mục tiêu đã xác định.
 (3) Ý thức chỉ đạo hành động của con người.
 (4) Trong thời đại thông tin, kinh tế tri thức, khoa học công nghệ
hiện đại thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn.

3. Khái niệm "khách quan” và “chủ quan”


a. Khách quan:
Tất cả những gì tồn tại không phụ thuộc vào một chủ thể xác định, hợp thành một
hoàn cảnh hiện thực, thường xuyên tác động đến việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ
và phương thức hoạt động của chủ thể đó.
b. Chủ quan
• Tất cả những gì cấu thành phẩm chất và năng lực của một chủ thể nhất định, phản
ánh vai trò của chủ thể ấy đối với những hoàn cảnh hiện thực khách quan trong
hoạt động nhận thức và cải tạo khách thể.
• Khách quan bao giờ cũng là cơ sở, tiền đề và giữ vai trò quyết định chủ quan.
• Khách quan quy định nội dung và sự vận động biến đổi của chủ quan.
• Con người có thể thúc đẩy nhanh hơn tiến trình biến khả năng thành hiện thực.
• "Thế giới không thỏa mãn con người, và con người quyết định biến đổi thế giới
bằng hành động của mình” phù hợp với những quy luật vốn có của thế giới vật
chất.

c. Ý nghĩa phương pháp luận đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
 Phải luôn tôn trọng khách quan, xuất phát từ thực tế khách quan; đồng thời
phát huy tính năng động, sáng tạo chủ quan trọng nhận thức và thực tiến.
 Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, quyết tâm sửa chữa những sai lầm,
khuyết điểm.
 Mọi đường lối, chủ trương phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách
quan, không chủ quan, duy ý chí.

You might also like