You are on page 1of 4

BÀI TẬP NHÓM:

-MÔN HỌC: TRIẾT HỌC


-GVHD: TS. BÙI XUÂN THANH
-LỚP: IV0002-Kinh tế đầu tư
-NHÓM 8: Nguyễn Phương Nguyên
Nguyễn Linh Đan
Vũ Đức Thành
Nguyễn Thị Hà Thanh
Bùi Ngọc Thư

TÌNH HUỐNG

Tuấn và Thành là đôi bạn học cùng lớp thời cấp III. Tốt nghiệp phổ thông trung
học, Tuấn vào học đại học Luật, còn Thành vào học đại học Kinh tế. Cả hai đều
chăm học và ham hiểu biết.
Năm học đầu tiên trôi qua, trong một lần về quê hai người gặp nhau. Thành nhờ
Tuấn giảng thêm cho mình về khái niệm.
- Thành nói với Tuấn: Khi mình học môn triết học phần Các hình thức của tư
duy trừu tượng, thầy giáo có có giảng về khái niệm nhưng mình chưa hiểu lắm.
Thầy nói muốn hiểu sâu thêm phải đọc thêm sách logic. Nghe nói trường bạn có
học môn đó, bạn có thể nói cho mình rõ hơn được không?
- Tuấn trả lời: Khái niệm về đối tượng nào đó là hiểu biết về bản chất của đối
tượng này. Tất cả hiểu biết trong đầu ta là tồn tại ở dạng khái niệm. Chẳng hạn
như cái bàn, cái ghế, hình tam giác, vật chất, …
- Bạn nói vật chất là một khái niệm? Thành hỏi lại.
- Tuấn nói: Đúng, khái niệm vật chất còn được gọi là phạm trù triết học vì nó là
khái niệm rộng đến cùng cực, vô hạn.
- Thành thắc mắc: Bạn nói vật chất là khái niệm hay một phạm trù triết học,
như vậy vật chất cũng là tinh thần. Vậy tại sao thầy dạy triết học của mình lại
nói: nước, lửa, đất, không khí, … đều là vật chất?
- Tuấn có vẻ miễn cưỡng: Mình học như vậy thì chỉ biết trả lời bạn vậy thôi.
Yêu cầu:
Trên cơ sở quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất hãy giải đáp
thắc mắc của Thành.

Bài làm:
Để giải đáp thắc mắc của Thành, trước hết ta phải đề cập về quan điểm của triết
học Mác-Lênin về vật chất:
1. Phân tích định nghĩa vật chất:
Phương pháp định nghĩa: Vì vật chất là một phạm trù triết học – là khái niệm
rộng đến cùng cực nên không thể định nghĩa vật chất theo phương pháp định
nghĩa thông thường (quy phạm trù được định nghĩa vào phạm trù khác rộng
hơn, đồng thời chỉ ra đặc điểm của đối tượng mà phạm trù cần định nghĩa phản
ánh). Do đó Lênin định nghĩa vật chất bằng cách đối lập nó với ý thức: “Vật
chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con
người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh
và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Khi xác định vật chất “là cái mà khi tác
động lên giác quan của chúng ta thì gây ra cảm giác”, Lênin khẳng định vật chất
không có nghĩa gì khác hơn là “thực tại khách quan độc lập với ý thức của con
người, và được ý thức con người phản ánh”.
Theo định nghĩa vật chất của Lênin, thuộc tính quan trọng, cơ bản của vật chất
là thực tại khách quan. Như vậy, vật chất là tất cả những gì tồn tại độc lập với ý
thức, có thể tác động vào giác quan gây cảm giác - vật chất tự nó vốn có không
do ai sinh ra, là tất cả những gì con người đã biết, đang biết và sẽ biết.
Như vậy, sự thống nhất giữa bản thể luận và nhận thức luận trong định nghĩa
vật chất của Lênin biểu hiện như sau:
- Một là, vật chất – cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc
vào ý thức. Điều đó có nghĩa, tất cả những gì tồn tại bên ngoài và không phụ
thuộc vào ý thức con người đều thuộc phạm trù vật chất.
- Hai là, vật chất – cái gây nên cảm giác ở con người khi bằng cách nào đó tác
động lên giác quan của con người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Ba là, cảm giác, tư duy, ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của vật chất.
2. Phương thức và hình thức tổn tại của vật chất
Vận động - Phương thức tồn tại của vật chất
Định nghĩa vận động “vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất - tức được hiểu là
một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, thì
bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ kể từ sự
thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy” – Ph.Angel.
Phương thức tồn tại của vật chất:
- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
- Nguồn gốc vận động là nguồn gốc bên trong.
- Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất.
- Vận động là sự biến đổi nói chung.
Các hình thức tồn tại của vật chất:
Không gian là hình thức tồn tại của vật chất được biểu hiền bằng các thuộc tính
cùng tồn tại và tách biệt, có kết cấu và quản tính.
Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất được biểu hiện bằng các thuộc tính
độ lâu của sự biến đổi, trình tự xuất hiện và mất đi của các sự vật, các trạng thái
khác nhau trong thế giới vật chất.
Các tính chất của không gian và thời gian:
- Tính khách quan.
- Vật chất có ba chiều không gian và một chiều thời gian.
- Tính vĩnh cữu và vô tận.
3. Giải quyết tình huống (thắc mắc của Thành trong tình huống khái niệm
vật chất) :
“Vật chất là khái niệm hay một phạm trù triết học, như vậy vật chất cũng là tinh
thần. Vậy tại sao thầy dạy triết học của mình lại nói: nước, lửa, đất, không khí,
… đều là vật chất?”
Triết học Mác - Lênin khẳng định, bản chất của thế giới là vật chất. Điều đó
được thể hiện ở những quan điểm cơ bản sau đây:
- Một là, chỉ có thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế giới
vật chất tồn tại khách quan, có trước và độc lập với ý thức của con người.
- Hai là, mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với
nhau, chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất
hoặc có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của
những quy luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất.
- Ba là, thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận, không được sinh ra
và không bị mất đi. Trong thế giới không có gì khác ngoài vật chất đang vận
động, chuyển hóa theo các quy luật của thế giới vật chất. Thế giới vật chất có
nguyên nhân tự nó, vĩnh hằng và vô tận với những biểu hiện đa dạng, phong
phú.
Trong bản thể luận cần phân biệt vật chất với tư cách là phạm trù triết học với
các quan niệm của các ngành khoa học cụ thể về vật chất. Phạm trù vật chất
dùng chỉ vật chất nói chung; đó là vật chất tồn tại vô hạn, vô tận, không sinh ra,
không mất đi. Còn quan niệm của các ngành khoa học cụ thể về vật chất dùng
để chỉ những dạng thể cụ thể của vật chất, có kết cấu và tính chất cụ thể mà các
ngành khoa học cụ thể nghiên cứu; đó là các vật thể có giới hạn, có sinh ra và
mất đi. Vì vậy, không thể quy vật chất nói chung về vật thể, không thể đồng
nhất vật chất nói chung với những dạng cụ thể của vật chất như các nhà triết học
duy vật trong lịch sử cổ đại, cận đại. Có thể thấy Thành đang phân vân giữa hai
tư tưởng:
→Tuấn bảo “vật chất là khái niệm hay một phạm trù triết học” - Vật chất là một
khái niệm, phạm trù, không phải là sự vật, hiện tượng hiện hữu, không thể cảm
nhận bằng các giác quan thông thường.
→Thầy dạy triết học của Thành lại nói “nước, lửa, đất, không khí, … đều là vật
chất” - Vật chất là một dạng cụ thể, có kết cấu, có tính chất, có thể tưởng tượng
ra và cảm nhận bằng các giác quan thông thường.
Theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng ta có thể hiểu được hai cách giải
thích về vật chất này như sau:
→Theo cách giải thích của Tuấn: Phạm trù vật chất dùng để chỉ vật chất nói
chung; đó là vật chất tồn tại vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi.
→Theo cách giải thích của thầy dạy triết học: Là quan niệm vật chất của các
ngành khoa học cụ thể, để chỉ những dạng cụ thể về vật chất. Cách giải thích
này giúp người nghe có thể dễ dàng hình dung về vật chất hơn.
Kết luận: Hai cách giải thích đều đúng. Tuy nhiên, không thể quy vật chất nói
chung về vật thể, không thể đồng nhất vật chất với những dạng cụ thể của vật
chất.

You might also like