You are on page 1of 3

Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin?

Ý nghĩa pháp
luận quan niệm vật chất của Triết học Mác - Lênin?
1. Định nghĩa vật chất của Lênin:
- Vật chất là một phạm trù triết học.
 “Vật chất” ở đây không thể hiểu theo nghĩa hẹp như là vật chất trong lĩnh
vực vật lý, hóa học, sinh học (nhôm, đồng, H2O, máu, nhiệt lượng, từ
trường…) hay ngành khoa học thông thường khác… Cũng không thể hiểu
như vật chất trong cuộc sống hàng ngày (tiền bạc, cơm ăn áo mặc, ô tô, xe
máy…).
 “Vật chất” trong định nghĩa của Lênin là một phạm trù triết học, tức là phạm
trù rộng nhất, khái quát nhất, rộng đến cùng cực, không thể có gì khác rộng
hơn.
 Vật chất là phạm trù rộng nhất, khái quát nhất, không thể hiểu theo nghĩa
hẹp như khái niệm vật chất thường dung trong các khoa học hay đời sống
hằng ngày. Do đó không thể đồng nhất vật chất với các vật cụ thể hay một
thuộc tính nào đó của vật chất.

- Vật chất là thực tại khách quan.

 Thực tại khách quan là tất cả những gì tồn tại bên ngoài và không lệ thuộc
vào cảm giác, ý thức của con người. Đây là thuộc tính quan trọng nhất của
vật chất, là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì là không phải là
vật chất. Tất cả những gì tồn tại bên ngoài, độc lập với cảm giác, trong ý
thức là vật chất.
 Dù con người đã nhận thức được hay chưa, dù con người có mong muốn hay
không thì vật chất luôn tồn tại vĩnh viễn trong vũ trụ.

- Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác.
 Vật chất, tức là thực tại khách quan, là cái có trước cảm giác (nói rộng ra là
ý thức). Như thế, vật chất “sinh ra trước”, là tính thứ nhất. Cảm giác (ý thức)
“sinh ra sau”, là tính thứ hai.
 Do tính trước – sau như vậy, vật chất không lệ thuộc vào ý thức, nhưng ý
thức lệ thuộc vào vật chất.
 Trước khi loài người xuất hiện trên trái đất, vật chất đã tồn tại nhưng chưa
có ý thức vì chưa có con người. Đây ví dụ cho thấy vật chất tồn tại khách
quan, không lệ thuộc vào ý thức.
 Có ý thức của con người trước hết là do có vật chất tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp lên giác quan (mắt, mũi, tai, lưỡi…) của con người. Đây là ví dụ
cho thấy ý thức lệ thuộc vào vật chất. Như thế, ý thức là sự phản ánh hiện
thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo.

- Vật chất được giác quan của con người chép lại, chụp lại, phản ánh.
 Vật chất là một phạm trù triết học, tuy rộng đến cùng cực nhưng được biểu
hiện qua các dạng cụ thể (sắt, nhôm, ánh sáng mặt trời, khí lạnh, cái bàn, quả
táo…) mà các giác quan của con người (tai, mắt, mũi…) có thể cảm nhận
được.
 Giác quan của con người, với những năng lực vốn có, có thể chép lại, chụp
lại, phản ánh sự tồn tại của vật chất, tức là nhận thức được vật chất. Sự chép
lại, chụp lại, phản ánh của giác quan đối với vật chất càng rõ ràng, sắc nét thì
nhận thức của con người về vật chất càng sâu sắc, toàn diện.
 Nói rộng ra, tư duy, ý thức, tư tưởng, tình cảm… của con người chẳng qua
chỉ là sự phản ánh, là hình ảnh của vật chất trong bộ óc con người.

2. Ý nghĩa pháp luận quan niệm vật chất của Triết học Mác - Lênin:

 Bằng việc chỉ ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất là thuộc tính tồn tại
khách quan, đã giúp chúng ta phân biệt được sự khác nhau căn bản giữa
phạm trù vật chất với tư cách là phạm trù triết học, khoa học chuyên ngành,
từ đó khắc phục được hạn chế trong các quan niệm của các nhà triết học
trước đó, cung cấp căn cứ khoa học để xác định những gì thuộc và không
thuộc về vật chất.

 Khi khẳng định vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người
trong cảm giác được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại phản ánh, Lê-
nin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học đó là vật chất là cái có
trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức. Đó là con người có
thể nhận thức được thế giới khách quan thông qua sự chép lại, chụp lại, phản
ánh của con người đối với thực tại khách quan. Định nghĩa vật chất của Lê-
nin đã tạo cơ sở nền tảng, tiền đề để xây dựng quan niệm duy vật về xã
hội,về lịch sử.
 Định nghĩa vật chất của Lê Nin đã chống lại quan điểm duy tâm, tôn giáo về
phạm trù vật chất, bao quát cả hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học trên
lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

 Định nghĩa vật chất của Lê Nin chống lại quan điểm của chủ nghĩa duy vật
tầm thường, là đồng nhất vật chất với ý thức.

You might also like