You are on page 1of 2

BÀI TẬP TRIẾT

Họ và tên: Nguyễn Thị Thương


Lớp: QTKD3.K22
Mã sinh viên: 213134101550

Định nghĩa vật chất của Lênin được diễn đạt như sau:“Vật chất là phạm trù triết
học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc
vào cảm giác”.

Theo định nghĩa của V.I. Lênin về vật chất:


+ Thứ nhất, cần phân biệt khái niệm “vật chất” với tư cách là phạm trù triết học
(tức phạm trù khái quát thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi tồn tại vật
chất và được xác định từ góc độ giải quyết vấn đề cơ bản của triết học) với khái
niệm “vật chất” được sử dụng trong các khoa học chuyên ngành (tức khái niệm
dùng để chỉ những dạng vật chất cụ thể, cảm tính; những biểu hiện cụ thể của thế
giới vật chất tự nhiên hay xã hội).
+ Thứ hai, thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi tồn tại vật chất được
khái quát trong phạm trù vật chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng là thuộc tính
tồn tại khách quan (thực tại khách quan), tức là thuộc tính tồn tại ngoài ý thức,
độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của con người cho dù con người có nhận
thức được hay không nhận thức được nó.
+ Thứ ba, vật chất (dưới hình thức tồn tại cụ thể của nó) là cái có thể gây nên cảm
giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con
người; ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái
được ý thức phản ánh.
- Định nghĩa của V.I. Lênin về vật chất có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển
của chủ nghĩa duy vật và nhận thức khoa học:
+ Một là, bằng việc tìm ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của vật chất là
thuộc tính tồn tại khách quan, V.I. Lênin đã phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa
khái niệm vật chất với tư cách là phạm trù triết học với khái niệm vật chất với tư
cách là phạm trù của các khoa học chuyên ngành (vật lý học, hóa học, sinh vật
học,...) từ đó khắc phục được hạn chế trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa
duy vật cũ; cung cấp căn cứ nhận thức khoa học để xác định những gì thuộc về vật
chất; tạo lập cơ sở lý luận cho việc xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử, khắc
phục được những hạn chế duy tâm trong quan niệm về xã hội.
+ Hai là, khi khẳng định vật chất là “thực tại khách quan”, “được đem lại cho con
người trong cảm giác” và “được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản
ánh”, V.I. Lênin không những đã khẳng định tính thứ nhất của vật chất, tính thứ
hai của ý thức theo quan điểm duy vật mà còn khẳng định khả năng con người có
thể nhận thức được thực tại khách quan thông qua sự “chép lại, chụp lại, phản
ánh” của con người đối với thực tại khách quan.
-Theo định nghĩa vật chất của Lê-nin, thì:
Trước tiên cần phải phân biệt vật chất với tư cách là một phạm trù triết học với
“vật chất là toàn bộ thực tại khách quan”. Nó khái quát những thuộc tính cơ bản
nhất, phổ biến nhất của mọi dạng tồn tại của vật chất với khái niệm vật chất được
sử dụng trong các khoa học chuyên ngành, hay nói cách khác là khác dùng để chỉ
những dạng vật chất cụ thể như: nước lửa không khí, nguyên tử, thịt bò…
Thứ hai thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng vật chất chính là
thuộc tính tồn tại khách quan, nghĩa là sự tồn tại vận động và phát triển của nó
không lệ thuộc vào tâm tư, nguyện vọng, ý chí và nhận thức của con người.
Thứ ba vật chất ( dưới những hình thức tồn tại cụ thể của nó) là nguồn gốc khách
quan của cảm giác, ý thức; những cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó
trực tiếp hay gián tiếp tác động đến các giác quan của con người.
Thứ tư trong định nghĩa này, Lê-nin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết
học . Cụ thể là vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau thể hiện ở câu“ được
đem lại cho con người trong cảm giác”; con người có khả năng nhận thức được
thế giới thông qua câu “ được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh”,
Lê-nin khẳng định bằng nhiều cách thức khác nhau, bằng nhiều trình độ khác
nhau con người tiến hành nhận thức thế giới.

You might also like