You are on page 1of 21

MỸ HỌC ( 2 TÍN)

Phần 1: Lược sử sự phát triển tư tưởng mỹ học

I: Hoạt động thẩm mỹ trước thời kỳ hy lạp - la mã cổ đại ( đời sống thẩm mỹ
nguyên thủy)

II: tư tưởng mỹ học thời kỳ hy lạp- la mã cổ đại

Những tính chất cơ bản của lý luận mỹ học hy lạp cổ đại; 7

=> Tóm lại nhìn chung đời sống thẩm mỹ của hy lạp cổ đại rất phong phú, nó
thể hiện tìm tòi, sáng tạo, khả năng vô tận của con người

Hai tiền đề xuất hiện tư tưởng:

Một số nhà tư tưởng mỹ học tiêu biểu:6

1. PITAGO : pitago đồng nhất hài hòa ( vẻ đẹp) với hoàn thiện
2. HÊRACLIT
3. ĐÊMÔCRIT (460-370 TCN)
4. XOOCRÁT ( 469- 399 TCN)
5. PLATÔN (427-347 TCN)
6. ARIXTỐT (384-322 TCN)

Hài kịch đem ra nhạo bán cời cợt nma không nguy hại là sự bông đùa mẻ mai

Bi kịch là nghệ thuật trang nghiêm có tính nhất quán

III: Mỹ học trung cổ phương tây ( từ TK IV đến TK XIV )

1, Nguyên nhân hình thành mỹ học

Chương III:

Khách thể thẩm mỹ - cái đẹp

- cái cao cả

1
- Cái bi

- cái hài

I, cái đẹp- một phạm trù thẩm mỹ cơ bản và trung tâm của mỹ học mác lênin

1.cái đẹp và đời sống của con người

- Cái đẹp: trong cuộc sống như là không khí, ánh sáng,và thiếu nó con người
không có niềm tin, trở nên cô đơn và thấp hèn. Cái đẹp làm phong phú tâm hồn,
tình cảm con người và xã hội.

( Cái đẹp đầu đời của trẻ thơ là lời ru ngọt ngào, chứa chan tình mẫu tử, đã in
đậm trong tuổi thơ )

- Vẻ đẹp và sự sáng tạo ra cái đẹp là nhu cầu sống của con người, nó gắn bó mật
thiết với đời sống con người

- Trong xã hội có áp bức bóc lột, thì sự tha hóa của cái đẹp càng lớn, người sản
xuất ra cái đẹp càng nhiều thì họ lại được hưởng thụ và tiêu dùng cái đẹp càng
ít. Họ càng tạo ra nhiều giá trị thẩm mỹ, họ càng tạo ra ít giá trị thẩm mỹ, họ
càng tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa, họ lại càng mất văn hóa

2. bản chất của mỹ học mác lê nin về nguồn gốc và bản chất của cái đẹp

a) các quan điểm về cái đẹp trong mỹ học trước mác

- Chủ nghĩa duy tâm khách quan: platon coi cái đẹp là vương quốc siêu trần thế,
cái đẹp là 1 ý niệm vĩnh cửu. Hê ghen cr cái đẹp do tinh thần thượng đế, ý niệm
tuyệt đối sản sinh ra

- chủ nghĩa duy tâm chủ quan cũng khẳng định rằng cái đẹp tồn tại trong xã hội,
nhưng có nguồn nguốc từ

- CNDV trước mác: kđinh cái đẹp tồn tại trong thực tế, thời cổ đại hy lạp: tập
trung khám phá cái đẹp của con người nhưng chủ yếu là vẻ đẹp ngoại hình

2
- Thời trung cổ: tập trung khám phá cái đẹp tâm linh, vứt bỏ cái đẹp cơ thể

b) quan niệm mác xít về cái đẹp ra đời từ thực tiễn thẩm mỹ: 6

1. Trước mác, mỹ học đã xem nhẹ hoạt động lao động đới với con người và với
cái đẹp. Họ chỉ biết giới tự nhiên và xem nhẹ vai trò của thực tiễn. Mác đưa
thực tiễn vào trong mỹ học. đặc biệt vai trò lao động là cơ sở thiết yếu cho việc
biến 1 chủ thể người thành 1 chủ thể thẩm mỹ.

2. Thông qua lao động các giác quan của con người ngày càng hoàn thiện, chủ
thể từ hoạt động sống, hoạt động thực dụng chuyển sang hoạt động thẩm mỹ.
đôi bàn tay, đôi mắt, đôi tai là những giác quan sáng tạo ra cái đẹp. chỉ có mắt,
tai là các giác quan nghe được chiều nổi và chiều sâu của âm thanh, thấy rõ màu
sắc của cuộc sống. Chỉ có đôi bàn tay mang cái đẹp cho đời. Các giác quan đem
lại sự phong phú về tình cảm, nhưng đồng thời làm phong phú nhiều quan hệ
thẩm mỹ

Bài tập về nhà

Hãy tìm cái đẹp trong cuộc sống trong tự nhiên và trong nghệ thuật

Liên hệ cái đẹp trong sinh viên hiện nay ( hình ảnh)

3. Thông qua hoạt động thực tiễn , quan hệ thẩm mỹ mang tính xã hội hóa và
cái đẹp có chuẩn mực khẳng định. Con người xã hội, thông qua hoạt động thực
tiễn đã xuất hiện cái đẹp, con người tạo nên những đối tượng thẩm mỹ riêng của
mình. Thông qua lao động, con người đã cải biến thiên nhiên thành cái đẹp của
con người và từ đó tạo ra cái đẹp đầu tiên ở sản phẩm lao động.

4. Cái đẹp mang lại nguồn hứng thú phổ biến, có tính chất xã hội. Cái đẹp là sản
phẩm lao động đem lại 1 hứng thú phổ biến cho chủ thể từ tính hoàn thiện, tính
hình tượng xã hội

5. Cái đẹp theo quan điểm mác – xít, là phạm trù giá trị mang tính khách quan,
tồn tại độc lập với các cá nhân riêng lẻ.

3
6. Hiện nay, khi nói đến cái đẹp là gắn liền với cái hài hòa. Mỹ học Mác- lênin
coi hài hòa là 1 trong những đặc trưng chủ yếu của cái đẹp.

3. vị trí của cái đẹp trong quan hệ thẩm mỹ

- Cái đẹp, luôn giữ vị trí trung tâm và nó chi phối toàn bộ cái bi, cái hài, cái cao
cả

- Giá trị của cái đẹp giữ vị trí trung tâm trong chủ thể thẩm mỹ, trong đời sống,
trong tâm hồn và trong thiên nhiên. Tuy nhiên, không phải lúc nào cái đẹp cũng
chiếm ưu thế.

- Cái đẹp, cái tốt, cái đúng hay giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ đều có điểm
chung là có nguồn gốc từ lao động. Trong quá trình phát triển, cái tốt luôn làm
cơ sở cho cái đẹp. Trong quá trình phát triển của lao động các quan hệ đạo đức
và quan hệ thẩm mỹ ngày càng tương tác mạnh mẽ.

- Giữa cái giá trị đạo đức và cái đẹp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, rất
phong phú và được quy định bởi hoàn cảnh xã hội. các giá trị đạo đức gắn chặt
với các quan hệ người, còn cái đẹp gắn với tự nhiên, với xã hội và nghệ thuật.
Giá trị đạo đức gắn trực tiếp với các lợi ích xã hội, còn giá trị thẩm mỹ lại gắn 1
cách gián tiếp. các nhà mỹ học từ cách nhìn đạo đức để giải quyết vấn đề cái
đẹp.

- Cái đẹp giữ vị trí trung tâm trong chủ thể thẩm mỹ
Trong cuộc sống, các hoạt động của chủ thể như: nhu cầu thẩm mỹ, thị hiếu
thẩm mỹ, lí tưởng thẩm mỹ rất đa dạng. Nhưng chỉ có các nhu cầu về cái đẹp,
các thị hiếu về cái đẹp, các lí tưởng về cái đẹp mới là đối tượng trực tiếp của
mỹ học Mác - Lênin. Còn các nhu cầu về ăn, uống, thị hiếu uống bia, rượu, hút
thuốc lá, lí tưởng về khoa học, về đạo đức… thì thuộc về đối tượng của các
khoa học khác. Vì cái đẹp giữ vị trí trung tâm trong chủ thể thẩm mỹ
- Cái đẹp giữ vị trí quan trọng trong nghệ thuật:
Nói đến nghệ thuật là nói đến các quy luật của tình cảm, của cái đẹp. Sự phản
ánh cái xấu trong nghệ thuật cũng phải gắn với lí tưởng về cái đẹp. Do đó, cái

4
đẹp làm cho nghệ thuật giữ được bản chất của chính nó. Rời xa cái đẹp thì sự
phản ánh cái xấu trong nghệ thuật sẽ mất hết ý nghĩa của nó. Và chúng ta phản
ánh cái xấu trong nghệ thuật không phải vì bản thân cái xấu làm cho nghệ
thuật xấu đi, không còn giá trị, mà hơn thế, chính vì cái đẹp mà chúng ta đã lên
án, cười nhạo và đấu tranh xóa bỏ cái xấu. Bi kịch là tiếng gọi đồng tình đứng
trên quan điểm của cái đẹp mà lên án, phê phán cái xấu.Vì vậy, cái đẹp trong
và của nghệ thuật là đối tượng nghiên cứu của mỹ học Mác - Lênin. Cái gì trong
nghệ thuật gắn với cái đẹp, đó chính là lĩnh vực nghiên cứu của mỹ học Mác -
Lênin.
- Cái đẹp giữ vị trí trung tâm trong cuộc sống. Nghĩa là nó gắn bó mật thiết
với cái thiện, với đạo đức.
Cái tốt, cái đẹp nảy sinh từ trong lao động. Quá trình lao động, con người tạo
ra các sản phẩm cho mình và xã hội, đã làm xuất hiện ở con người những tình
cảm, lương tâm, trách nhiệm và vinh dự. Trong lao động cái thiện, cái ác được
đánh giá công bằng. Quá trình lao động sản xuất là quá trình con người nhào
nặn vật chất trong tự nhiên theo quy luật của cái đẹp, để tạo ra những sản
phẩm có chất lượng, giá trị, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ và lí
tưởng thẩm mỹ của con người. - Cái đẹp: trong cuộc sống như là không khí,
ánh sáng,và thiếu nó con người không có niềm tin, trở nên cô đơn và thấp hèn.
Cái đẹp làm phong phú tâm hồn, tình cảm con người và xã hội.( Cái đẹp đầu
đời của trẻ thơ là lời ru ngọt ngào, chứa chan tình mẫu tử, đã in đậm trong tuổi
thơ )
- Vẻ đẹp và sự sáng tạo ra cái đẹp là nhu cầu sống của con người, nó gắn bó
mật thiết với đời sống con người
- Trong xã hội có áp bức bóc lột, thì sự tha hóa của cái đẹp càng lớn, người sản
xuất ra cái đẹp càng nhiều thì họ lại được hưởng thụ và tiêu dùng cái đẹp càng
ít. Họ càng tạo ra nhiều giá trị thẩm mỹ, họ càng tạo ra ít giá trị thẩm mỹ, họ
càng tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa, họ lại càng mất văn hóa
Mối quan hệ giữa cái tốt và cái đẹp là mối quan hệ tương tác giữa hai giá trị có
sự khác nhau về chất. Trong đó, cái tốt luôn là cơ sở cho cái đẹp. Tuy nhiên,
không phải mọi cái tốt đều là cái đẹp.
Cái đẹp ra đời gắn liền với cái thiện và đạo đức, bởi quá trình lao động tạo nên
các mối quan hệ giữa con người với con người trên mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Cho nên, cần phải xuất hiện những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của cộng
đồng xã hội để: điều chỉnh, đánh giá mọi hành vi của con người trong các mối

5
quan hệ xã hội đó. Đạo đức xuất hiện hướng hành vi của con người tới cái
thiện, cái tốt, cái đẹp; giúp con người không ngừng hoàn thiện mình, vươn lên
theo chuẩn của cái đẹp trong nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Ngày nay, nhiều nhà mỹ học mácxit không chỉ nói tới nguồn gốc lao động của
cái đẹp, mà còn nói tới tính thời đại của nó với những màu sắc mới trên lập
trường đạo đức của giai cấp công nhân. Những phẩm chất lao động có kỉ luật,
có kĩ thuật, lao động sáng tạo, hiệu quả, năng suất, chất lượng đã tạo nên rất
nhiều cái đẹp mới.

II: cái cao cả trong đời sống và trong nghệ thuật

1.khái niệm cao cả

- cao cả là một bộ phận hợp thành của các khách thể thẩm mỹ. cái cao cả tồn tại
khắp mọi nơi trong cuộc sống từ thiên nhiên, đến đời sống xã hội.

- Cái cao cả, cái tuyệt vời, cái trác tuyệt, vái hùng vĩ về căn bản có chủng nội
hàm, và xuất hiện muộn hơn cái đẹp. Vì cái đẹp, chỉ sự hài hòa giữa con người
và thiên nhiên.

- Thực chất cái cao cả mạnh hơn, phi thường hơn sự vật cùng loại, thực chất là
cái đẹp mạnh hơn, cái đẹp lý tưởng hơn và có ý nghĩa xã hội hơn

- Cái cao cả phải tạo được niềm vui, sự khâm phục, sự hào hứng trong quá trình
con người vươn lên làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân.

Khái niệm:cao cả là một phạm trù mỹ học cơ bản, thể hiện bản chất của con
người trong quan hệ thẩm mỹ mang giá trị đẹp mạnh hơn, gần gũi với lý tưởng
xã hội tiên tiến.

2. bản chất của cái cao cả trong cuộc sống

6
- Cái cao cả gắn liền với ý nghĩa xã hội phi thường của đối tượng, mang sức
mạnh tiềm tàng to lớn, nâng con người vượt lên trên cái tầm thường, nhỏ mọn
và đấu tranh với cái thấp hèn

- cái cao cả và cái đẹp đều là những hiện tượng thẩm mỹ tích cực, đều góp phần
thúc đẩy sự phát triển tiến bộ xã hội, đều phù hợp với lý tưởng thẩm mỹ. Vì
vậy, cái cao cả và cái đẹp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cái cao cả thường
gắn với cái đẹp bên trong, cái đẹp tâm hồn của con người.

- mỹ học mac lê nin coi cái cao cả là sản phẩm của thực tiễn thẩm mỹ, tồn tại
khách quan. Cái cao cả nảy sinh từ hiện tượng có quy mô, sức mạnh, ý nghĩa
lớn lao. Cái cao cả cần được xem xét trong quan hệ thẩm mỹ

- Sức mạnh của cái cao cả thể hiện ở các hoạt động sáng tạo, chiếm lĩnh xây
dựng thế giới theo quy mô nghệ thuật hoành tráng

- Cái cao cả trước hết là đạo đức của con người.đó là cái đẹp trong lao động,
trong các hành vi, trong các quan hệ ứng xử, trong đạo đức của con người. Cái
đẹp được nhân rộng ra, phát triển cao hơn trong hoàn cảnh khó khăn, cái đẹp từ
thẩm mỹ bình thường đã mang yếu tố của cái cao cả. Cái cao cả trong cuộc sống
thể hiện cố gắng không gừng của con người, vươn lên tực hiện các nhiệm vụ có
ý nghĩa xã hội rộng lớn được nhiều người tôn vinh.

- Cái cao cả đồng loại với cái đẹp.bất cứ cái cao cả nào cũng đều là cái đẹp,
song không phải bất cứ cái đẹp nào cũng là cái cao cả. Cái cao cả là cái đẹp rực
rỡ, cái đẹp cao độ, thanh cao, tuyệt vời, nó thanh lọc và gột rửa tâm hồn con
người.

Bài tập về nhà: tìm những hình ảnh về cái cao cả trong tự nhiên, xã hội, nghệ
thuật

Liên hệ cái cao cả trong đời sống xã hội

3.Cái cao cả trong nghệ thuật

7
- cái anh hùng, cái cao cả trong cuộc sống là cơ sở trong nghệ thuật.Nghệ thuật
phản ánh cái cảo cả bằng phương thức hình tượng.cái cao cả trong Nghệ thuật
có thể là những anh hùng hay bi kịch. Dù là hình tượng anh hùng hay bi kịch thì
cái cao cả trong nghệ thuật cũng là những hình tượng hoành tráng.

- Nhân dân đã tạo nên cái cao cả, nuôi dưỡng cái cao cả và là đại biểu xứng
đáng nhất của cái cao cả. nghệ thuật phản ánh các khát vọng cao cả của nhân
dân sẽ được lưu giữ và đến lượt mình nhân dânsẽ là chủ thể sáng tạo ra mọi cái
cao cả của cuộc sống và nghệ thuật.

- Sự bất tử của những nhân vật cao cả dựa vào quan niệm của nhân dân về con
người cao cả đã giành được vinh quang bất tử bằng sự nghiệp chiến đấu, sáng
tạo của mình và xứng đáng được mọi người yêu mến.Nhân vật cao cả là người
đại diện cho quần chúng, đấu tranh cùng với quần chúng giành lợi ích cho nhân
dân. Cái cao cả có tác dụng đặc biệt lớn lao trong nghệ thuật.

III: Cái bi- một phạm trù thẩm mỹ cơ bản của mỹ học mác lê nin

1. Bản chất thẩm mỹ của cái bi

- kn: Cái bi để chỉ cả bi kịch và cuộc sống và bi kịch trong nghệ thuật, đều
chung một ý nghĩa là tình cảm xót thương cái đẹp bị thất bại

- bản chất thẩm mỹ của cái bi được xác định bởi nỗi khổ đau, cái chết của
những con người có ý nghĩa xã hội rộng lớn

- cái bi, khi gắn với sự đau thương đồng thời nó khêu gợi niềm tự hào, sự thích
thú. Bản chất thẩm mỹ của cái bi gắn với cái chết, nỗi khổ của cái đẹp, cái mới,
cái tốt với các vấn đề xã hội sâu sắc

- các điều kiện mang bản chất cái bi

+ thứ nhất cái bi biểu hiện cho một tâm trạng bế tắc không lối thoát của xã hội

8
+ Thứ hai; là bi kịch cục bộ cái ngẫu nhiên đã rơi vào 1 thời đoạn nào đó của xã
hội, của cá nhân

Ví dụ: 1 thanh niên còn trẻ khỏe khát vọng cuộc sống đang vươn lên, tài năng
đang nở rộ, triển vọng xh to lớn

+ thứ ba: là bi kịch của cái cũ hay đó là bi kịch của sự bất lực

Ví dụ: Có những ng vi phạm pháp luật và vướng vào vòng lao lý

+ Thứ tư: là bi kịch của sự thiếu sáng suốt, đó là bi kịch của sự thiếu hiểu biết,
nông cạn, thiệt tình, mù quáng.

Như vậy: bản chất thẩm mỹ của cái bi là cái đẹp, cái cao cả, cái anh hùng, cái
mới, cái muốn vươn tới cái mới mang tới nội dung xã hội tích cực, đã bị thất bại
tạm thời, bị tiêu vong, bị hi sinh, tạo nên sự đồng cảm thẩm mỹ, có ý nghĩa bất
tử trong chủ thể xã hội tiên tiến.

2. Cái bi trong lịch sử phát triển các quan hệ thẩm mỹ


3. Vấn đề cái bi và thời đại hiện nay

- sau chiến tranh TG thứ 2, vấn đề cái bi lại nổi lên trong quan hệ thẩm mỹ của
nhiều dân tộc

- trong các xã hội tư sản, nhiều người sống mất định hướng lý tưởng đặc biệt là
thanh niên. Họ nghĩ về nỗi cô đơn của con người trong xã hội, do đó TH hiện
sinh đã phát triển mạnh mẽ ở Châu Âu.

- vấn đề bi kịch của các nước XHCN trong đó có VN. Ở VN thì việc xây dựng
cái mới là cuộc đấu tranh rất gian khổ. Cái Bi là phạm trù mỹ học cơ bản, phản
ánh tính giai cấp và tính thời đại.

IV: cái hài – một bộ phận cơ bản của quan hệ thẩm mỹ

1, bản chất của cái hài

A, cái hài và tiếng cười

9
- cái hài gắn liền với tiếng cười có ý nghĩa xã hội hay mỹ học nghiên cứu các
tiếng cười có nội dung xã hội rộng lớn.

- cái hài là 1 trượng thẩm mỹ luôn luôn nằm trong quan hệ giữa chủ thể thẩm
mỹ và đối tượng thẩm mỹ

B, cái hài là một hiện tượng của con người

- cái hài có bản chất thẩm mỹ là vì nó gắn với cái đẹp của con người và nó
mang nội dung xã hội sâu sắc

- bản chất của cái hài gắn với tình cảm thẩm mỹ của con người. Nó là những
khoái cảm hài lòng của con người. cái hài có 1 sự tưởng phản giữa hình thức
thẩm mỹ mà nội dung lại không thẩm mỹ hoặc ngược lại.

- cái hài là một hiện tượng của con người luôn gắn với cái đẹp.Cái hài phản ánh
rất nhiều mặt liên quan đến cái xấu, cái đẹp, các quan niệm xấu, đẹp của con
người.

C: một vài hình thức biểu hiện cơ bản của cái hài- tính hài của những cái cũ lỗi
thời

D: tình huống hài của cái mới đang lên

- cái mới phát sinh trong lòng xã hội do nó vẫn còn mqh với cái cũ, hoặc nội
dung mới mà hình thức vẫn cũ, do đó nó mang tính hài hước

- cái mới mang hình thức hài hước, bởi vì nó còn lúng túng trong việc thực hiện
những cái mới hoặc đang vươn tới cái mới, cái đẹp mà hình thức thể hiện lại
không là cái đẹp.

- cái hài thường gắn với cái bất thường, cái khuyết điểm về đời sống, về đạo
đức, về lý tưởng… tồn tại mọi nơi và mọi con người

- cái hài xuất hiện khi cái xấu lẫn vào cái đẹp và bị phát hiện đột ngột, bất ngờ

2. các quan niệm khác nhau về cái hài trong mỹ học

10
- Hy lạp đã hình thành khái niện komikos sau này trở thành komik để chỉ tất cả
các hiện tượng gây cười

- Platon

a. Cái hài trước hết phải là cái xấu của con người hoặc là con người có điểm xấu

- cái xấu chỉ trở thành cái hài khi nó mang ý nghĩa xã hội. cái xấu đáng cười là
cái chưa đến nỗi xấu quá, chưa đến nỗi đê tiện

b. cái hài là cái xấu đội lốt cái đẹp

- cái xấu giả dạng cái đẹp, cái xấu đội lốt cái đẹp, cái xấu chưa biết mình xấu
mới là cái hài.Các nhà mỹ học đã khái quát nhân tố mâu thuẫn là nhân tố cơ bản
của cái hài

- cái xấu giả danh cái đẹp dù có ý thức hay vô thức đều được đặt trên các vấn đề
xã hội

C. yếu tố bất ngờ của cái hài

- trong cái hài, yếu tố bất ngờ chứa đựng sự tự do và sáng tạo

- tính đột ngột và bất ngờ nào cũng xoáy vào các điểm yếu của con người và
những con người có điểm yếu. ở đây cái hài sẽ có ý nghĩa rất lớn nếu cái bất
ngờ nêu lên có giá trị nhân loại và văn hóa.

d. Tiếng cười đích thực

- cái hài có chủ thể là tiếng cười. Tiếng cười là sự chiến thắng của cái đẹp với
cái xấu. Trong cái hài, tiếng cười có ý nghĩa sâu rộng và tích cực.Tiếng cười
tích cực là ở phía cái đẹp, ở sự chính nghĩa, góp phần xóa bỏ các điểm yếu, sựu
hạn chế của con người.

- tiếng cười của cái hài mang nội dung lý tưởng thẩm mỹ. Ở đâu có cái xấu và
lý tưởng của cái đẹp thì ở đó xuất hiện tiếng cười đích thực

11
Tóm lại: cái hài là hiện tượng thẩm mỹ khách quan, mang ý nghĩa xã hội sâu
sắc. Đó là những cái xấu đội lốt cái đẹp bị phát hiện bất ngờ và gây ra tiếng
cười tích cực, phê phán cái xấu dưới ánh sáng của 1 lý tưởng thẩm mỹ tiến bộ

3.

Mỗi nền NT dân tộc được những nghệ sĩ tài năng khám phá ra điểm sau sắc về
cái hài của dân tộc mình

- cái hài trong cuộc sống đa dạng phog phú, nhiều hình nhiều vẻ

CHƯƠNG 6: Giáo dục thẩm mỹ

I: Bản chất của giáo dục thẩm mỹ

1 bản chất

2 dặc điểm

- tính xã hội

GDTM luôn mang tính giai caaso, tính dân tộc, tính thời đại-

+ các chủ thể thẩm mỹ hưởng thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp trên cơ sở của
một dân tộc nhất định

+ Giáo dục cái đẹp của dân tộc, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm TM của dân tộc và
những thước đo các quan hệ TM đã hình thành và phát triển lâu dài ở mỗi dân
tọc, trỏe thành một cốt liox của sựu hình thành thẩm mỹ mỗi cá nhân

+ Mỗi dân tộc trong XH có giai cấp, đều có quan hệ TM mang tính giai cấp

+ Tình Cảm thẩm mỹ, thị hiếu TM và lý tưởng TM của các chủ thể trong XH có
giai cấp đều phụ thuộc vào các mục tiêu giáo dục của giai cấp đó

C: Giáo dục tghaarm mỹ không tách rời giáo dục nghệ thuật

3.Mục đích, nhiệm vụ của GDTM

12
a. Mục đích

Chiến lược của Đảng và Nhà nước ta là xây dựng con người mới, phát triển toàn
diện, hài hòa giữa con ND và HT, thể chất và tinh thần, đạo đức và tài năng.
-> Vì vậy, GDTM đã trở thành trách nhiệm của toàn xã hội, là một bộ phận
quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của Đảng ta.
b. Nhiệm vụ
- là phát triển văn hóa TM ở từng cá nhân, từng thành viên trong xã hội
Nghĩa là, mỗi người phải có tri thức thẩm mỹ, thị hiếu TM, Trình độ TM, có
nhu cầu hưởng thụ, đánh giá, sáng tạo ra cái đẹp… để sáng tạo ra các giá trị văn
hóa ngày càng cao
- Một số nhiệm vụ cụ thê của GDTM:
Tóm tắt lại: Giáo dục TM có nhiệm vụ đưa cái đẹp vào mọi lĩnh vực của cuộc
sông. Môi người trong XH vừa thâm mỹ hóa bên ngoài, vừa thâm mỹ hóa bên
trong. Chính TM giáo dục là chìa khóa cho sự tiếp cận cái đẹp, định hướng TM
cho nhân dân. Giáo dục góp phần quan trọng trong công việc nâng cao tri thức
TM con người mới và xây dựng 1 XH văn minh, hiện đại
II: quan điểm toàn diện và nguyên tắc của mỹ học mác-lenin trong giáo dục
thẩm mỹ
1.Quan điểm toàn diện trong giáo dục TM
Một là: Giáo dục cả nhân sự phát triển toàn diện trên các mặt: thế chất, đạo đức,
trí tuệ, mặt thẩm mỹ.
Hai là: Giáo dục toàn diện đến các tầng lớp, đến mọi thành viên trong XH
nhăm: phát triển nhân cách, nâng cao năng lực TM, tài năng sáng tạo và hình
thành nâng cao sức sống.
Ba là: Giáo dục thẩm mỹ phải có sự tham gia liên kết của các khoa học: đạo đức
học, lô gic học, xã hội học, tâm lý học ...

a.GDTM vừa có tính hệ thống, vừa rộng rãi

13
b.Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên

* Thanh niên và những nét đặc thù

- Thanh niên

+ là một bộ phận xã hội, hình thành từ các tầng lớp thanh niên

+ Là một lớp người trẻ tuổi với những nét độc đáo riêng

+ Cần được XH quan tâm, chăm soc, đào tạo một cách có hệ thống, cơ bản để
trở thành lực lượng lao động và quản lý XH tương lai

- Những nét độc đáo đặc thù của thanh niên:

-> từ những nét đọc đáo riêng về góc độ tâm lý, năng lực, nhu cầu về phương
diện thẩm mỹ của thanh niên… Cho nên GDTM cho thanh niên cần trang bị cho
họ một số kiến thức chung phong phú, một trình độ thẩm mỹ sâu sắc giúp thanh
niên:

+ Xác định đúng lý tưởng TM

+ Có thị hiếu TM đúng đắn

+ có khả năng cảm thụ vè đánh giá TM…

* Nội dung giáo dục thẩm mỹ

Một là: giáo dục nhận thức TM

Là GD cho thanh niên có cảm xúc TM, Tình cảm TM, Thị hiếu TM và lý tưởng
TM đúng đắn

+ Tình cảm TM

Giáo dục cho thanh niên có tình yêu đối với cái đẹp, cái nhân văn, xót xa cái bi
thương, khâm phục cái cao cả

+ Thị hiếu TM: GD cho Tn có thị hiếu TM tốt, lành mạnh

14
+ Lý tưởng TM: Giúp cho TN có cách nhìn nhận và xu hướng vươn tới cái đẹp,
cái đáng đắn, chân, thiện, mỹ, vươn tới cái đẹp bản chất trong cuộc sống và
nghệ thuật

Hai là; Giáo dục về cái đẹp cho thanh niên

- giáo dục về cái đẹp là hạt nhân chủ yếu của giáo dục thẩm mỹ. Vì:

Nó vừa giúp cho chủ thể TM ( thanh niên) được “thanh lọc” tâm hồn mình

Vừa giúp cho thanh niên có khả năng tinh tế trong tiếp nhận và sáng tạo các giá
trị thẩm mỹ

Vừa làm cho thanh niên biết gạt bỏ, loại trừ cái xấu, cái ác.

- Giáo dục vè cái đẹp bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

+ giáo dục quan niệm chung về cái đẹp và các hình thức biểu hiện của cái đẹp

+ trên cơ sở những quan niệm chung đó, giáo dục cho thanh niên về:

Cái đẹp trong tự nhiên

Cái đẹp trong môi trường sinh thái

Cái đẹp trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày ( trang phục, giao tiếp, cử chỉ, lời
nói, hành động, nếp sinh hoạt…)

Trong những nội dung trên, giáo dục về cái đẹp của con người là nội dung cơ
bản và trọng tâm

-> cần giúp thanh niên, sinh viên hiểu được

+ cái đẹp của con người là kết tinh của cái đẹp trong tự nhiên và đời sống XH

+ Cái đẹp của con người là cái đẹp toàn diện về cả hình thức và nội dung, về tự
nhiên và xã hội, vẻ đẹp hiện đại truyền thống.

15
Trong đó, cái đẹp về nội dung, cái đẹp truyền thống, caasi đẹp trong các mối
quan hệ xã hộ là nội dung quan trọng hàng dầu, có ý nghĩa quyết định đến giá
trị thẩm mỹ của con người

Ba là: Giáo dục năng lực hoạt động thẩm mỹ

- là tạo ra khả năng tiếp nhận và sáng tạo giá trị TM

- là khả năng tiếp nhận và sáng tạo đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

Bẩm sinh

Di truyền

Các yếu tố văn hóa, giáo dục…

- Giáo dục cho thanh niên tính tự giác, tự ý thức, phát huy được tính sáng tạo
của bản thân mình

-> chỉ có như vậy, thanh niên mới thực sự say mê hoạt động TM, huy đọng
được tối đa mọi năng lực tiếp nhận và sáng tạo TM, tạo nên những giá trị thẩm
mỹ độc đáo

Giúp thanh niên thông qua quá trình hoạt động thẩm mỹ mà có năng lực tự làm
đẹp cho mình, làm đẹp cho xã hội bằng các hình tượng thẩm mỹ do mình thể
hiện và sáng tạo

2. Nguyên tắc giáo dục TM

- lấy con người làm trung tâm

- phải mang tính dân tộc

- phải gắn liền lý luận với thực tiễn

- thống nhất và đa dạng

III: Đảng CSVN với sự nghiệp giáo dục thẩm mỹ, xây dựng con người mới

16
* quan điểm của Đảng ta về giáo dục TM

* nội dung giáo dục TM

1. Giáo dục nhận thức thẩm mỹ

2. Giáo dục các nhu cầu lành mạnh về cái đẹp

3. Giáo dục năng lực hoạt động TM

4. Giáo dục năng lực TM nghệ thuật ( khả năng sáng tạo nghệ thuật)

* Quan điểm của Đảng CSVN về giáo dục TM

- Theo quan điểm của Đảng, phải quan tâm đến việc làm phong phú tình cảm
thẩm mỹ cho nhân dân. GDTM cho con người mới ở nước ta cần quan tâm nâng
cao tính thẩm mỹ đúng đắn cho mỗi người

- Xây dựng mỗi con người những tình cảm chính trị vững vàng của gia cấp
Công nhân. Tình cảm thẩm mỹ mới còn được xây dựng trên cơ sở tình cảm đạo
đức mới- đó là tình cảm đạo đức của giai caaso công nhân

- Theo quan điểm của mỹ học mác leenin, mỗi cái đẹp chân chính đều bắt
nguồn từ lao động, từ chiến đấu, từ cái thật, cái tốt, đưa đến chỗ hình thành
thẩm mỹ mới, từ tình cảm đạo đức là cơ sở nảy sinh tình cảm thẩm mỹ. Theo
quan điểm của Đảng, giáo dục thẩm mỹ phải gắn liền với giáo dục đạo đức.

- Đảng ta không ngừng tăng cường công tác giáo dục thẩm mỹ trong nhân dân
lao động. GDTM trước hết là giáo dục các nhu cầu lành mạnh về cái đẹp.
GDTM cần hướng vào xây dựng, cổ vũ và làm lành mạnh hóa các nhu cầu của
nhân dân và xã hội về cái đẹp trong sáng tạo

- Thị hiếu thẩm mỹ mà nền giáo dục của chúng ta hướng vào xây dựng là thị
hiếu lành mạnh, phát triển trên cơ sở định hướng XHCN và thế giới quan khoa
học, nhân sinh quan cộng sản, tư tưởng Hồ Chí Minh.

* Nội dung giáo dục thẩm mỹ theo quan điểm của Đảng

17
1 Giáo dục nhận thức thẩm mỹ

- là giáo dục tri thức TM, tình cảm TM, thị hiếu TM, lý tưởng TM… cho con
người

-> nhờ đó, con người hiểu biết đúng đắn đời sống thẩm mỹ và có cơ sở nhận
thức khoa học để tiếp thu, sáng tạo thẩm mỹ

2. Giáo dục nhu cầu lành mạnh về cái đẹp

Đảng ta quan niệm, tình cảm TM của con người gắn liền với các nhu cầu TM,
thị hiếu TM và lý tưởng TM

-> cho nên, GDTM trước hết là giáo dục các nhu cầu lành mạnh về cái đẹp bởi:

+ Có nhu cầu lành mạnh về cái đẹp, con người mới biết hưởng thụ, đánh giá và
sáng tạo

+Nhu cầu về cái đẹp là yếu tố đầu tiên của hoạt động tình cảm TM của con
người

+ Nhu cầu TM lành mạnh phải gắn bó với lao động sáng tạo của con người

Bởi, sáng tạo TM làm nảy sinh nhu cầu TM. Nhu cầu TM lại thức đẩy và mở
rộng các khả năng sáng tạo của con người

3.Giáo dục năng lực hoạt động TM

_ là giáo dục khẳ năng tiếp nhận và sáng tạo giá trị TM của con người

- Giáo dục TM phải phát huy được tính tự giác, tự ý thức, phát huy được tính
sáng tạo của chủ thể TM.. Chỉ có như vậy, chủ thể TM mới thực sự say mê hoạt
động TM, sáng Tạo TM và tạo ra những giá trị TM độc đáo.

- Giáo dục năng lực hoạt động TM phải đảm bảo

+ tính cụ thể sinh động, tính hiệu quả, thực tiễn

+ gắn liền sự truyền thụ lý thuyết với thực hành cụ thể

18
+ Chú ý đến những đặc điểm riêng, độc đáo của từng đối tượng giáo dục về vốn
văn hóa TM,thị hiếu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ… để có phương pháp giáo dục
phù hợp.

Thông qua GDTM, giúp cho chủ thể TM có năng lực

- tự làm đẹp cho TN

- làm đẹp cho xã hội bằng các hiện tượng TN do mình thể hiện và sáng tạo

4. Giáo dục năng lực TM Nghệ thuật

- là giáo dục năng lực thưởng thức, khám phá và sáng tạo nghệ thuật

+ để làm giàu khả năng nhận thức TM và sáng tạo TM nói chung

+ là điều kiện không thể thiếu để nuôi dưỡng và kích thích tiềm năng sáng tạo
TM của mỗi người

- GD năng lực TM nghệ thuật là:

+ GD tri thức chung về nghệ thuật, về cái thẩm mỹ trong nghệ thuật

+ GD tri thức về MQH giữa tác phẩm- nghệ sĩ- đời sống

-> đây là một quá trình khó khăn, phức tạp vì:

+ nó vừa phụ thuộc vào các hiện tượng nghệ thuật cụ thể rất đa dạng, phong
phú

+ vừa phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận riêng của từng đói tượng, với những
đặc điểm riêng rất phức tạp:

Về tâm sinh lứa tuổi

Vốn văn hóa thẩm mỹ

Tri thức chung về nghệ thuật

Kinh nghiệm sống, kinh nghiện tiếp nhận

19
Kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật…

III: MỸ HỌC TRUNG CỔ phương TÂY ( tk IV ĐẾN TK XI )

1. Nguyên nhân hình thành mỹ học trung cổ phương tây

2. Đặc điểm mỹ học thời trung cổ

3. Quan điểm thẩm mỹ của các nhà thần học

Téctuliêng ( khoảng 160 – 230) TCN

Nhà thần hoc và mỹ học đầu tiên của thiên chúa giáo

Ôguytxtanh

IV: mỹ học Cổ điển pháp

Phần 2: Mỹ học mác lê nin

Chương 1: Đối tượng và nhiệm vụ của mỹ học mác lênin

I: mỹ học mác leenin giai đoạn phát triển mới trong lịch sử mỹ học

1:

Có từ mỹ học cổ đại

C, những tư tưởng mỹ học cơ bản của CNDT KQ Hêghen

D, các tư tưởng mỹ học duy vật nhân bản của tsécưsepxki

II: Đối tượng và nhiệm vụ của mỹ học mác- lênin

- cái đẹp là đối tượng trực tiếp của mỹ học mác lênin

- cái đẹp là trung tâm, hình tượng là khâu cơ bản, nghệ thuật là biểu hiện tập
trung nhất

III:

Chương II: các quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực

20
I. quan hệ và quan hệ thẩm mỹ

III: Kết cấu của quan hệ thẩm mỹ

1, kết cấu của quan hệ thẩm mỹ gồm 3 bộ phận hợp thành

+ chủ thể thẩm mỹ, đây là bộ phận năng động của quan hệ thẩm mỹ

+ đối tượng thẩm mỹ( khách thể thẩm mỹ )

Cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài

21

You might also like