You are on page 1of 9

BÀI TẬP TỰ LUẬN CÁ NHÂN MÔN HỌC CƠ SỞ VĂN HÓA

VIỆT NAM
Họ và tên: Trần Thị Xuân Tuyền
Mssv: 23158159
Câu 8: Những quốc gia nào đến thế giới có văn hóa dùng đũa như Việt Nam?
Hãy tìm điểm tương đồng và khác biệt về văn hóa dùng đũa của các nền văn
hóa này với văn hóa Việt Nam.
Bài làm
Văn hóa dùng đũa là một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của các quốc gia
Châu Á nói chung và các nước Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc),
Đông Nam Á (Việt Nam, Thái Lan, Singapo,…) nói riêng, đũa là vật dụng hết
sức quen thuộc không chỉ đơn giản là dụng cụ ăn uống mà còn thể hiện sự tinh
tế, văn hóa và lịch sử của mỗi dân tộc.

Lịch sử và nguồn gốc


Cội nguồn của văn hóa dùng đũa được cho là xuất phát từ Trung Quốc hơn
5000 năm trước. Ban đầu, đũa được sử dụng để gắp thức ăn trong nồi nấu hoặc
nướng trên lửa để tránh bỏng tay. Dần dần, đũa trở thành dụng cụ ăn uống phổ
biến trong các gia đình và được du nhập sang các quốc gia khác như Việt Nam,
Nhật Bản, Hàn Quốc,...

Văn hóa dùng đũa ở Việt Nam

Theo nhiều nghiên cứu, văn hóa dùng đũa


ở Việt Nam xuất hiện từ khoảng 2500
năm trước, gắn liền với nền văn minh lúa
nước. Ban đầu, đũa được sử dụng để gắp
thức ăn trong nồi nấu hoặc nướng trên lửa
để tránh bỏng tay. Dần dần, đũa trở thành
dụng cụ ăn uống phổ biến trong các gia
đình Việt Nam.

Từ thuở ấu thơ, mỗi người Việt được ông


bà, cha mẹ rèn luyện cách sử dụng đũa -
một dụng cụ tưởng chừng đơn giản nhưng
lại ẩn chứa nhiều nét đẹp văn hóa truyền
thống. Bắt đầu từ những bài học đầu tiên, chúng ta được dạy về phép tắc "so
đũa", chú ý đầu đũa hướng lên thể hiện sự tươm tất, ngay ngắn. Sau bữa ăn, đặt
đũa xuống một cách nhẹ nhàng, không để so le hay xô lệch, thể hiện sự trân
trọng và gọn gàng.Trên bàn ăn, những hành động như ngậm đũa, mút đũa được
xem là thiếu lịch sự. Khi gắp thức ăn, ta không nên xới tung cả đĩa, mà chỉ gắp
phần thức ăn mình muốn một cách nhẹ nhàng. Đồng thời, giữ thái độ lịch thiệp
khi trò chuyện, tránh nhai nhồm nhoàm, không vừa cầm đũa vừa hoa tay múa
chân. Cũng như nhiều quốc gia Á Đông khác, người Việt Nam kiêng kỵ hành
động chống thẳng đôi đũa trong bát cơm. Hành động này được xem là điềm gở,
gợi liên tưởng đến hình ảnh bát cơm cúng dành cho người đã khuất.Ngoài ra,
người Việt còn có những quy tắc kiêng kỵ khác khi sử dụng đũa như kiêng gõ
đũa vào nhau, gõ đũa vào bát hay bất cứ thứ gì khác để tạo nên tiếng động
những hành động này được xem là thiếu lịch sự và có thể mang đến những điều
xui xẻo, Không nên tiếng "động bát động đũa" ồn ào khi ăn uống, cần giữ im
lặng và không nên tạo ra những tiếng động khó chịu và cuối cùng là kiêng nhai
tóp tép nhai tóp tép thể hiện sự thiếu thanh lịch và khiến người khác khó
chịu.Dùng đũa là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Khi ăn cơm,
người Việt thường sử dụng một đôi đũa để gắp thức ăn. Đũa được cầm bằng tay
phải, gắp thức ăn từ trên xuống dưới. Việc sử dụng đũa cũng thể hiện sự tôn
kính đối với người lớn tuổi. Khi gắp thức ăn cho người khác, ta cần dùng đầu
đũa để gắp, không dùng thân đũa đây là phép lịch sự tối thiểu.

Trong văn hóa dân gian, đôi đũa được thường xuyên nhắc đến trong các bài ca,
tục ngữ và thành ngữ. Các ông bà ta đã sử dụng hình ảnh của đôi đũa để truyền
đạt những triết lý về sự bình đẳng và cân xứng trong hôn nhân. Ví dụ, câu "Vợ
chồng như đôi đũa có đôi" nhấn mạnh vào sự gắn kết không thể thiếu giữa vợ
và chồng. Đồng thời, khi mô tả về sự không cân xứng giữa hai vợ chồng về địa
vị và hình dáng, người ta thường dùng các thành ngữ như "Ví dầu chồng thấp
vợ cao, như đôi đũa lệch cần điều chỉnh" cho thấy sự khác biệt về địa vị, hình
dáng có thể dẫn đến những khó khăn trong hôn nhân nhưng nếu hai vợ chồng
biết yêu thương, chia sẻ và cùng nhau điều chỉnh thì vẫn có thể xây dựng hạnh
phúc gia đình hoặc "Vợ dại không hại bằng đũa vênh" lại nhấn mạnh đến sự
ảnh hưởng của người vợ trong gia đình. Một người vợ không biết vun vén, quán
xuyến gia đình có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.Vì vậy, hình ảnh đôi
đũa trong văn hóa dân gian Việt Nam cho thấy tầm quan trọng của sự gắn kết,
bình đẳng và hợp tác trong hôn nhân. Để xây dựng một gia đình hạnh phúc, hai
vợ chồng cần yêu thương, chia sẻ, cùng nhau vun vén và biết cách điều chỉnh
những khác biệt để hòa hợp với nhau.

Văn hóa dùng đũa ở Trung Quốc


Đũa, một trong những dụng cụ ăn
uống cổ xưa nhất trên thế giới,
không chỉ là một phương tiện đơn
giản để dùng thức ăn mà còn mang
trong nó những giá trị văn hóa sâu
sắc trong xã hội Trung Quốc. Về
tự nhiên, đôi đũa Trung Quốc thể
hiện yếu tố nhị phân âm dương.
Hai chiếc đũa phải được dùng như
một cặp, một chiếc làm trụ còn
chiếc kia di chuyển để gắp thức ăn.
Điều này phản ánh về âm dương tương ứng các yếu tố thụ động và chủ đông
hình thành nên mô ̣ t tổng thể vâ ̣ ṇ đông không ngừng. ̣ Hình dáng chung của
đôi đũa Trung Quốc thường là môt đầu vuông và ̣ môt đầu tròn, tượng trưng cho
đất và trời trong văn hóa Trung Hoa ̣ xưa. Tay cầm đũa tượng trưng cho nguyên
lý truyền thống xưa về trời, đất và con người. Trên mặt đồ vật thông thường ấy,
gợi lên những phong tục, tập quán và tín ngưỡng đã tồn tại hàng thế kỷ trong
văn hóa của dân tộc Trung Hoa.

Đầu tiên, đũa trong văn hóa Trung Quốc không chỉ là một công cụ để thưởng
thức thực phẩm mà còn là biểu tượng của sự kính trọng và tôn trọng đối với tổ
tiên và các vị thần. Trong các nghi lễ cúng tế, đôi đũa thường được sử dụng để
đặt các món thức ăn lên bàn thờ, thể hiện sự tri ân và tôn trọng đối với những
người đã khuất và các vị thần bảo hộ. Sự cẩn trọng và cẩn thận trong việc sử
dụng đũa cũng phản ánh tinh thần tôn kính và nhận thức về giá trị của cuộc
sống.
Thứ hai, đũa cũng phản ánh sự đoàn kết và hòa hợp trong gia đình Trung Quốc.
Trong các buổi ăn tại gia đình, việc chờ đến khi mọi người đều đã có đũa mới
bắt đầu ăn là một biểu hiện của sự đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau. Điều này thể
hiện tinh thần của sự chia sẻ và sự gắn kết gia đình, tạo nên một không khí ấm
áp và hạnh phúc trong không gian bữa ăn gia đình. Thứ ba, đôi đũa còn là biểu
tượng của sự đồng thuận và hòa hợp trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là
trong lễ cưới truyền thống. Trong các nghi lễ cưới, đôi đũa thường được sử
dụng để tượng trưng cho sự hòa hợp và tương thân tương ái giữa hai gia đình.
Việc sử dụng đôi đũa trong lễ cưới không chỉ là biểu hiện của sự may mắn và
hạnh phúc cho cặp đôi mới cưới mà còn là một cách để thể hiện sự tôn trọng và
cam kết lẫn nhau.

Ngoài ra còn có một số lễ nghi như đũa thường được giữ trong tay phải và việc
sử dụng đũa bằng tay trái được coi là nghi thức không thích hợp ở đây. Ngoài
ra, nghịch đũa được coi là một hành vi xấu; còn gắp thức ăn cho người già, trẻ
em sẽ được coi là chu đáo, lịch sự. Khi đi ăn với người lớn tuổi, người Trung
thường để người lớn cầm đũa trước mình; và người chủ nhà sẽ chủ động gắp
thức ăn vào dĩa của khác trước. Gõ đũa vào thành bát được cho là hành động bất
lịch sự bởi vào thời cổ đại Trung Quốc, những người ăn xin thường làm vậy để
thu hút sự chú ý Tóm lại, đũa không chỉ là một công cụ đơn thuần để dùng thức
ăn mà còn là một biểu tượng của sự kính trọng, đoàn kết và hòa hợp trong văn
hóa của xã hội Trung Quốc. Sự cẩn thận và tôn trọng trong việc sử dụng đũa thể
hiện tinh thần của một dân tộc giàu truyền thống và tôn nghiêm về giá trị văn
hóa
Văn hóa dùng đũa ở Nhật Bản

Ở Nhật Bản đũa là một biểu tượng văn hóa nó không chỉ là một công cụ ăn
uống mà còn là một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và thể hiện
sâu sắc về văn hóa và tinh thần xã hội của quốc gia này. Hầu như trong các bữa
ăn nào họ cũng đều dùng đũa. Bởi phần lớn các món Nhật đều được cắt nhỏ kể
từ khâu chuẩn bị, chế biến. Hơn nữa, người Nhật cũng thường xuyên ăn cá nên
việc dùng đũa sẽ giúp họ linh hoạt hơn trong việc loại bỏ phần xương. Do đó
mà họ rất coi trọng đôi đũa; bên cạnh vai trò là món đồ dùng thì nó còn có thể là
tác phẩm nghệ thuật. Thường các gia đình ở Nhật đều sở hữu những bộ đũa quý
khảm trai hoặc thếp vàng, những bộ đũa sơn mài được sơn vẽ cầu kỳ.Trong xã
hội Nhật Bản, việc sử dụng đũa không chỉ là một kỹ năng, mà còn là một biểu
hiện của sự tôn trọng, sự kỷ luật và sự hòa hợp.Việc sử dụng đũa ở Nhật Bản
phản ánh sự tôn trọng và tôn nghiêm đối với người khác. Trong các buổi ăn,
việc cầm đũa một cách tự tin và tinh tế không chỉ là một kỹ năng, mà còn là một
biểu hiện của sự tôn trọng và lịch sự đối với đồng bộ. Việc không chạm đũa vào
mồm hoặc không đặt đũa lên tô thức ăn khi nghỉ ngơi là các quy tắc cơ bản của
việc sử dụng đũa, thể hiện sự kính trọng và tôn trọng với người khác.Trong văn
hóa sử dụng đũa ở Nhật Bản cũng thể hiện sự kỷ luật và kiên nhẫn. Người Nhật
thường mất thời gian và công sức để rèn luyện kỹ năng sử dụng đũa, và điều
này đòi hỏi sự kiên nhẫn và sự quyết tâm. Việc nắm vững kỹ năng sử dụng đũa
không chỉ là một kỹ năng cá nhân mà còn là một biểu hiện của sự kiên trì và
quyết tâm trong cuộc sống.Cuối cùng, việc sử dụng đũa ở Nhật Bản cũng thể
hiện sự hòa hợp và tương tác xã hội. Trong các buổi ăn tại gia đình hoặc nơi
công cộng, việc chia sẻ thức ăn bằng đũa không chỉ là một cách thưởng thức
thức ăn mà còn là một cách để tạo ra một môi trường hòa hợp và giao tiếp.
Ngoài ra khác với Việt Nam việc ăn uống xì xụp không phải là bất lịch sự mà là
thể hiện sự tán thưởng đối với tài nghệ nấu nướng của người thết đãi bữa ăn.Sử
dụng đũa không chỉ là việc cá nhân mà còn là một biểu tượng của sự kết nối và
sự gắn kết trong xã hội Nhật Bản.

Như vậy ta có thể thấy văn hóa sử dụng đũa trong xã hội Nhật Bản không chỉ là
về việc thưởng thức thức ăn mà còn là một phần không thể thiếu của cuộc sống
hàng ngày, thể hiện sự tôn trọng, sự kỷ luật và sự hòa hợp trong xã hội Nhật
Bản. Điều này đặc biệt quan trọng trong một xã hội mà các giá trị văn hóa và
tinh thần xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng và hòa
hợp.

Văn hóa sử dụng đũa ở Hàn Quốc


Đũa cũng là một biểu tượng
văn hóa truyền thống của
Hàn Quốc. Ở Hàn Quốc, đôi
đũa của người Hàn thường
dẹt và làm từ kim loại.Trước
hết, việc sử dụng đũa ở Hàn
Quốc thể hiện sự tôn trọng và
tôn nghiêm đối với người
khác.Trong các bữa ăn tại
nhà hàng hoặc tại gia đình
người Hàn Quốc trong bữa ăn
thường không bao giờ cầm
bát đĩa lên, mà chỉ dùng đũa,
thìa để gắp, múc. Họ cũng không cầm thìa và đũa trong cùng một bàn tay. Khi
muốn gắp đồ từ bát đĩa đựng thức ăn chung, họ phải đảm bảo đôi đũa của mình
thật sạch sẽ, không bị dính cơm hay đồ ăn.Thứ hai, văn hóa sử dụng đũa ở Hàn
Quốc còn phản ánh sự kỷ luật và kiên nhẫn. Người Hàn Quốc thường đặt nhiều
sự chú ý vào việc nắm vững kỹ năng sử dụng đũa và tuân thủ các quy tắc ứng
xử như không chạm đũa vào mồm, không đặt đũa thẳng lên tô cơm khi nghỉ
ngơi, và không đặt đũa lên bàn khi không sử dụng như. Việc này không chỉ là
một dạng kỹ năng cá nhân mà còn là biểu hiện của sự tự kiểm soát và kỷ luật
trong cuộc sống hàng ngày.Cuối cùng, việc sử dụng đũa ở Hàn Quốc còn thể
hiện sự đoàn kết và tương tác xã hội. Trong các bữa ăn tại gia đình hoặc các
buổi gặp gỡ bạn bè, việc chia sẻ thức ăn bằng đũa không chỉ là một hình thức
thưởng thức thức ăn mà còn là một cách để tạo ra một môi trường giao tiếp và

gắn kết. Việc sử dụng đũa không chỉ là việc cá nhân mà còn là một biểu tượng
của sự hòa hợp và tương tác trong xã hội Hàn Quốc.

Tóm lại, văn hóa sử dụng đũa trong xã hội Hàn Quốc không chỉ là về việc
thưởng thức thức ăn mà còn là một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng
ngày, thể hiện sự tôn trọng, sự kỷ luật và sự đoàn kết trong xã hội Hàn Quốc.
Điều này phản ánh một phần quan trọng của văn hóa và tinh thần xã hội của đất
nước này, nơi mà sự đoàn kết và tôn trọng đồng bào luôn được coi trọng và gìn
giữ.
Điểm tương đồng và khác biệt về văn hóa dùng đũa của các nền văn hóa
này với văn hóa Việt Nam.

Trong nền văn hóa ẩm thực châu Á, việc sử dụng đũa không chỉ là một phương
tiện đơn giản để ăn uống mà còn là biểu tượng của sự tôn trọng và lịch sự. Bất
kể là ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc, việc sử dụng đũa đều
được coi trọng và có những điểm tương đồng và khác biệt đáng chú ý. Ở các
quốc gia châu Á này, việc sử dụng đũa không chỉ đơn giản là cách để gắp thức
ăn mà còn là cách thể hiện sự tôn kính và biểu hiện sự lịch sự. Mỗi nền văn hóa
có những quy tắc riêng về cách sử dụng đũa, nhưng điểm chung đều sử dụng
đũa để gắp thức ăn đây là điểm chung cơ bản nhất trong văn hóa dùng đũa của
bốn quốc gia này. Đũa được sử dụng như một dụng cụ chính để gắp thức ăn
trong các bữa ăn.Coi trọng phép tắc và sự lịch sự khi dùng đũa việc sử dụng đũa
đúng cách thể hiện sự tôn trọng đối với người khác và văn hóa của dân tộc.Hay
tránh những hành động thiếu tôn trọng như gõ đũa, cắm đũa vào bát cơm các
hành động này được coi là thiếu lịch sự và có thể mang đến những điều xui
xẻo.Dùng đũa để thể hiện sự tôn kính với người lớn tuổi trong các bữa ăn gia
đình, việc sử dụng đũa để gắp thức ăn cho người lớn tuổi là một cách thể hiện
sự quan tâm và tôn kính.. Tuy nhiên, có những điểm khác biệt đáng chú ý giữa
các nền văn hóa. Chẳng hạn, trong khi ở Việt Nam và Trung Quốc, đũa thường
được làm từ tre hoặc gỗ, thì ở Nhật Bản, đũa thường được làm từ gỗ sơn mài,
tạo nên một vẻ đẹp độc đáo và tinh tế. Hàn Quốc lại đi theo hướng khác, sử
dụng đũa làm từ kim loại, tạo nên một phong cách độc đáo và hiện đại. Ngoài
ra, quy tắc sử dụng đũa cũng có sự khác biệt rõ ràng. Trong khi ở Việt Nam thì
ít quy tắc và thoải mái, thì ở Trung Quốc lại có nhiều quy tắc và phức tạp, trong
khi ở Nhật Bản, sự tinh tế và chú trọng đến chi tiết được đặt lên hàng đầu. Hàn
Quốc lại có xu hướng tháo mái và ít quy tắc hơn, tạo nên một không khí thoải
mái khi sử dụng đũa. Như vậy việc sử dụng đũa không chỉ là một phương tiện
để ăn uống mà còn là biểu tượng của sự tôn trọng và lịch sự trong văn hóa châu
Á. Mỗi quốc gia có những quy tắc và phong cách riêng biệt, tạo nên sự đa dạng
và phong phú trong cách sử dụng đũa.

You might also like