You are on page 1of 1

Văn hoá truyền thống của người Việt trong ăn uống còn là sự biểu hiện nét đẹp về văn

hoá
ứng xử, là cách ứng xử của người với người trong bữa cơm và việc làm vừa lòng nhau
bằng cách cư xử lịch thiệp và có văn hoá. Từ cách ăn uống đến những mối quan hệ ở xã
hội đều có những quy tắc ứng xử và lề lối riêng biệt. Bản thân mỗi người phải luôn ý thức
gìn giữ và cẩn thận mỗi bữa ăn, cũng như đề cao danh dự của bản thân như "ăn trông
mâm, ngồi trông hướng", hay "ăn phải nhai, nói chuyện phải nghe". Trong gia đình: ăn cùng
mâm, chọn thức ăn ngon cho người già và trẻ nhỏ "kính trên nhường dưới", biểu hiện lòng
biết ơn và tình thương yêu. Bữa cơm hàng ngày được coi là bữa ăn sum họp gia đình để
mọi người quây quần bên nhau, giúp nhau nghỉ ngơi sau một ngày lao động vất vả. Ngoài
đời: việc mời khách đến ăn thể hiện nét văn hoá của người với người trong xã hội. Khi có
dịp tổ chức ăn uống, gia chủ sẽ làm những món ăn thật ngon và chế biến thật kỹ để dành
mời khách. Chủ nhà thường gắp thức ăn mời khách, hạn chế việc dừng đũa của khách, và
có lời mời ăn trước khi khách rời mâm. Bữa ăn không chỉ đơn thuần là niềm vui mà còn là
tấm lòng nhân ái đặc biệt của người Việt. Ẩm thực Việt Nam là một bức tranh đầy màu sắc,
nêu bật được đặc trưng văn hoá của mỗi quốc gia, vùng miền nhưng chúng đều mang trong
mình bản sắc và linh hồn Việt đồng nhất. Đậm đà vị dân tộc không thể xoá nhoà. Tuy vẫn
còn có những khác biệt, ẩm thực Việt Nam vẫn mang ý nghĩa khái quát nhất để chỉ toàn bộ
các món ăn phổ biến trong cộng đồng các dân tộc nhưng đã tương đối quen thuộc trong
cộng đồng người Việt.

nguồn: https://banhkhome.com/van-hoa-am-thuc-viet-nam

You might also like