You are on page 1of 9

Tổ chức lễ hội ẩm thực

Cùng với lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng, nghệ
thuật ẩm thực Việt Nam cũng ngày càng được quan tâm và đánh giá
cao. Các nhà hàng Việt Nam, festival ẩm thực Việt Nam ở nước
ngoài thu hút nhiều thực khách; ngày càng nhiều du khách có nhu
cầu đến Việt Nam đi du lịch kết hợp tìm hiểu ẩm thực, đặc biệt để
học nấu món ăn Việt Nam. Có người học để biết, làm quen với một
khẩu vị mới.
Có thể kể ra những lễ hội tiêu biểu không chỉ thu hút du khách trong
nước mà còn cuốn hút cả du khách nước ngoài như:

1.Lễ hội ẩm thực dân tộc Bana:

Người Băh nar nói chung và người Tây Nguyên thường thờ đa thần (tín
ngưỡng đa thần) mà Giàng là tối cao. Trong các lễ hội, bao giờ người phụ nữ
cũng nấu nhiều món ăn khác nhau từ các loại động vật rừng, con vật nuôi
như trâu, bò, heo, gà, ếch, nhái, cá... và các loại rau, măng rừng để cúng
Giàng, thần linh, ông bà đã mất nhằm cầu khấn thần linh phù hộ cho gia
đình, dân làng mạnh khoẻ, mùa màng tốt tươi...

Vai trò của người phụ nữ trong lễ hội ẩm thực:

Chị Y Ih, người Băh nar ở làng Plei Tơ Nghia, phường Quang Trung, thị xã
Kon Tum (Kon Tum) cho biết: “Để chuẩn bị cho lễ hội, trước đó khoảng 1
tuần, người phụ nữ Băh nar phải đi vào rừng chặt củi, cây lồ ô, hái rau, quả
cà, tiêu rừng, bẻ măng rừng, đào củ mì, lấy tổ kiến...; đàn ông thì vào rừng
bẫy thú, xuống sông bắt cá hay bắt gia súc, gia cầm nuôi trong nhà. Còn
rượu cần được nấu từ củ mì (sắn), hạt gào (kê)... đã được người phụ nữ

1
chuẩn bị trước đó khoảng một tháng”. Trước khi chế biến thức ăn, người
phụ nữ ngâm cho thật mềm gạo tẻ hoặc gạo nếp rồi mới đổ vào ống lồ ô để
nướng. Gạo còn được giã nhuyễn để nấu cháo. Các loại rau rừng, rau gia vị
đều được băm nhỏ hoặc xắt thành sợi. Cà đắng, cà tím được xắt thành
miếng. Cá, ếch, nhái mổ bỏ ruột, cắt thịt ra trộn rau rừng, măng rừng, sả, tiêu
(giã nhỏ) cho vào ống lô ô. Còn gia súc (trâu, bò, heo, dê...) và gia cầm (gà,
vịt) đều được thui trên bếp lửa cho cháy trụi rồi mới cạo hay vặt sạch lông.
Sau đó mổ bụng, xẻ thịt, chặt từng khúc nhỏ, trộn gia vị cho vào ống lô ô để
lên lửa than nướng chín. Các món ăn phục vụ cho lễ hội được người phụ nữ
chế biến thường có: cơm lồ ô nếp trắng, cơm lồ ô nếp than, thịt heo, bò...
trộn đều với gia vị nướng lồ ô, cháo (ta bung) nấu thịt, măng đắng nấu với cá
trên ống lồ ô, gỏi kiến bóp chua với rau rừng; muối giã với mè, muối giã với
lá é... và món tráng miệng khoai lang, sắn. Khi các món ăn đã được nướng,
nấu chín, người phụ nữ trải lá kbang (lá dầu) trên cái nia và đổ thức ăn từ
ống lồ ô lên trên lá. Mỗi một món ăn được sắp đặt trên một cái lá. Các món
quay được bày kín mặt nia, nhìn vào khá bắt mắt.

Trước khi diễn ra lễ hội, người đứng đầu làng hoặc đứng đầu dòng họ, gia
đình thực hiện phần nghi lễ cúng Giàng, các vị thần, tổ tiên... Tiếp đó, cồng
chiêng nổi lên, bà con mặc đồ truyền thống, đi chân đất nhảy múa nhịp
nhàng theo tiếng cồng, chiêng. Khi uống rượu cần, bà con sử dụng cần dài,
nhỏ, làm bằng ống lồ ô để hút rượu. Thường thì mỗi người uống một can.
Khi uống hết can, người uống dừng lại, nước được nêm vào đầy bình cho
người khác uống. Uống rượu cũng được quy định theo thứ bậc, vai vế của
người đứng đầu làng, dòng họ được ưu tiên uống trước. Hết già đến trẻ, men
rượu cùng với các món ăn phong phú và đa dạng làm cho cả cộng đồng say
sưa đên thâu đêm

2
“Âm-dương” hài hòa trong ẩm thực:

Nói về ẩm thực của người Băh nar, chị Y HNhem, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa
tỉnh tự hào nói: “Món ăn người Băh nar thường chế biến khô và nướng lồ ô
là chính. Mỗi một món ăn đều có hương vị đặc trưng riêng của núi rừng...”.
Từng được tham dự nhiều lễ hội, ăn các món ăn và uống rượu cần của người
Băh nar, tôi có cảm nhận ẩm thực của người Băh nar khá phong phú và ngon
miệng. Còn ông Phan Thanh Bàng, cán bộ Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch
tỉnh- cho rằng: “Các nguyên liệu (gia vị) chế biến các món ăn của người Băh
nar được sử dụng một cách tương sinh hài hoà với nhau và thường thuận
theo nguyên lý “âm dương”. Những món ăn dễ gây lạnh bụng thường phải
có gia vị cay nóng đi kèm. Người Băh nar ít khi ăn món nào riêng biệt”.

Ngày nay, trong quá trình hội nhập và phát triển, nhiều lễ hội của người Băh
nar đang dần dần mất đi, nhiều món ăn truyền thống theo đó cũng bị mai
một. Chính vì vậy, cùng với lễ hội, ẩm thực độc đáo của người Băh nar cần
được phục dựng, bảo tồn và giới thiệu rộng rãi với du khách trong và ngoài
nước.

2.Tái hiện lễ hội dân gian:

Đến với "lễ hội ẩm thực dân gian" do Saigontourist tổ chức tại công viên 30-
4, chỉ với chút ít thời gian và khả năng quan sát, bạn đã có thể thưởng thức
nhiều món đặc sản của các vùng miền.

3
Hàng trăm món ăn, thức uống đặc sản của cả ba miền Bắc, Trung, Nam đã
được giới thiệu tại lễ hội, ngay buổi đầu tiên (chiều 30-4) đã thu hút đông
đảo người tham dự. Các gian hàng đặc kín khách.

Tại gian hàng của Yasaka - Sài Gòn - Nha Trang, khách tìm đến đây chủ yếu
để được ăn món chả cá Nha Trang và nem Ninh Hoà.Tại gian hàng của Sài
Gòn - Cần Thơ thì các món: ốc nướng tiêu sông quê, cua đồng rang me, hải
ly đồng nội được được liên tục phục vụ. Gian hàng của Sài Gòn - Phú Yên
với món bánh xèo đặc sản miền Trung Phú Yên làm chủ điểm. Đặc biệt, khu
du lịch sinh thái Cần Giờ mang đến nhiều bất ngờ với món dân dã ba khía
rang muối và gỏi lá kìm - khô cá lạt...

Các khách sạn tại TP.HCM cũng tự giới thiệu cho thương hiệu của mình
bằng các món đặc sản riêng. Đây cũng là điều được các nhà làm du lịch
quan tâm, để gắn kết và tổ chức tốt các chuyến du lịch đồng thời với việc
giới thiệu ẩm thực VN còn phong phú lắm các món ngon.

3.lễ hội ẩm thực phật giáo:

Chính thức mở cửa đúng ngày đầu tiên của tháng Vu Lan báo hiếu, lễ hội sẽ
diễn ra nhiều hoạt động mang ý nghĩa tôn vinh công đức người mẹ như lễ tri
ân Mẹ VN anh hùng, các mẹ vượt khó nuôi con… Ban tổ chức còn tặng
1.000 suất ăn miễn phí cho người nghèo.

Khách đến tham gia ngoài việc thưởng thức các món chay độc đáo sẽ còn
được dự các buổi nói chuyện chuyên đề ăn chay, chữa bệnh với thực phẩm
Oshawa, hướng dẫn nấu ăn chay, giao lưu với nghệ sĩ, doanh nhân ăn trường
chay. Hàng đêm, còn có nhiều chương trình văn nghệ miễn phí với sự tham
gia của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng.

4
Ban tổ chức xác định ba mục đích chính của lễ hội: nhắc nhở người con Việt
tri ân đấng sinh thành; tạo điều kiện để mọi người hiểu đúng về ăn chay;
hưởng ứng lời kêu gọi của Liên hiệp quốc về việc ăn chay bảo vệ môi
trường.

Do đó, ban tổ chức miễn phí hoàn toàn vé vào cổng cho khách tham gia.
Toàn bộ 60 nhà hàng, quán chay tham gia lễ hội cũng được miễn phí tiền
thuê gian hàng. Hơn 100 tình nguyện viên là những sinh viên sẵn sàng phục
vụ khoảng 30 ngàn khách tham gia.

Đáp lời tư vấn của “huyền thoại” marketing thế giới - Philip Kotler khuyên
VN nên phát triển du lịch dựa trên “khả năng nấu ăn phong phú và các món
ăn tuyệt vời”, BTC mong muốn lễ hội ẩm thực chay
4.lễ hội ẩm thực các tỉnh đồng bằng sông hồng:

Với chủ đề "Hương sắc chợ quê", Liên hoan văn hóa ẩm thực các tỉnh phía
Bắc đã được tổ chức tối 28/7 tại thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa.

Nét độc đáo và khác biệt của liên hoan lần này là các gian hàng trưng bày,
chế biến sản phẩm đều được làm bằng chất liệu tranh tre, nứa lá, bàn ghế là
chõng tre, khắc họa khung cảnh chợ quê, được kéo dài trên trục đường Tây
Sơn - con đường trung tâm dẫn đến bãi tắm chính của khu du lịch Sầm Sơn.

Đến với liên hoan lần này du khách còn được tận mắt chứng kiến quy trình
chế biến món ăn, cách trình bày các món ăn đặc sản của các vùng, miền. Đó
là nem chua, bánh lá răng bừa, gỏi cá nhệch, rượu nếp cái hoa vàng Thanh

5
Hóa tương Nam Đàn, bánh đa Đô Lương (Nghệ An); bánh tôm, nem ốc, chả
ốc của Hà Nội; bánh đa cua của Hải Phòng.

Bên cạnh đó, du khách còn được thưởng thức những món ăn ngon được các
đầu bếp của các nhà hàng, khách sạn lớn chế biến công phu, tỷ mỷ như chả
tôm mía, chả mực, tôm viên tuyết hoa, tôm ủ muối, bánh khoai môn hải sản
Liên hoan là dịp gặp gỡ, giao lưu, quảng bá những nét văn hóa ẩm thực độc
đáo của nhiều địa phương, đơn vị trong cả nước. Đây cũng là dịp để ngành
du lịch Thanh Hóa quảng bá hình ảnh, giới thiệu những nét đặc trưng, những
sản vật quý của mỗi vùng, miền trong tỉnh tới đông đảo du khách.

5.Lễ hội ẩm thực & Tái hiện chợ nổi trên sông:

Có khoảng 100 món ăn của cả 3 miền phục vụ quí khách tại khu lễ hội ẩm
thực. Phần lớn các món ăn được chế biến từ gạo, nếp như: các loại bún, bánh
dầy, bánh chưng, phở, bánh cuốn, các loại cháo. Thức uống cũng đa dạng,
phong phú như: Các loại chè, trà vối, trà xanh, bánh kẹo . . .

Trong lúc thưởng thức những món ăn đặc sắc của cả 3 miền quý khách còn
được phục vụ miễn phí nhiều loại hình văn hóa – văn nghệ như đờn ca tài tử,
cải lương, tiếng rao dân gian và ca nhạc.
Tất cả các hoạt động ẩm thực đều diễn ra tập trung tại Khu Ẩm Thực. Khu
Ẩm Thực là khu vực được thiết kế với qui mô gồm 60 gian hàng có kích
thước đồng bộ (5m x 3.5m). được bố trí thành 2 dãy cân đối và phân chia
làm 6 khu vực ăn uống riêng biệt do 6 đơn vị ẩm thực trực thuộc Công ty
SaiGonTourist đảm trách với những bếp ăn có thương hiệu nổi tiếng đang
hoạt động tại TP.HCM như: Khu Du lịch Bình Quới, Khu Du lịch Thanh Đa,
Nhà hàng Đồng Khánh, Khu Du lịch Sinh thái Cần Giờ.

6
Hàng ngày, 6 bếp ăn này sẽ trực tiếp thực hiện không dưới 100 món ăn độc
đáo được chế biến từ gạo hoặc có nguồn gốc từ hạt gạo để đáp ứng đầy đủ
mọi nhu cầu và thị hiếu ẩm thực của khách tham quan. Cùng với cảnh quan
xung quanh thoáng mát, sạch đẹp là các cách bài trí, trang trí hài hòa sinh
động sẽ tạo nên một không gian hưởng thụ và thư giản vừa ấm cúng vừa
thân quen đối với tất cả mọi người. Nhưng nhộn nhịp và rực rỡ nhất có lẽ là
lực lượng nhân viên phục vụ gồm 130 người trong trang phục truyền thống
của vùng quê Nam Bộ (Áo Bà Ba nhiều màu sắc, khăn rằng…). Họ là những
nam thanh nữ tú luôn luôn nở những nụ cười tươi thắm trên môi và luôn ở tư
thế sẳn sàng thỏa mãn mọi yêu cầu của khách tham quan. Chắc chắn sự phục
vụ tận tình và chu đáo của họ sẽ tạo được nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng
quan khách.

6.Giới thiệu, quảng bá ẩm thực việt nam ra thế giới :

Lễ hội ẩm thực Việt Nam tại Bắc Kinh

Thấm đẫm không gian văn hóa Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại.
Lẫn trong ánh đèn dịu nhẹ, thấp thoáng những chiếc nón lá dung dị mà độc
đáo của Việt Nam.

Nhiều bức ảnh đẹp về đất nước con người Việt Nam được bố trí tinh tế ở các
góc và lối đi. Phim tài liệu về văn hóa Việt Nam bằng tiếng Trung Quốc
được phát liên tục tại 4 màn hình TV cỡ lớn xung quanh nhà hàng. Tiếng
đàn bầu thánh thót bài Ru con, dân ca Nam Bộ. Chú Tễu ngộ nghĩnh đáng
yêu trong các vở rối nước đứng ngay ngắn trên giá bày trang trí. Nhân viên
lễ tân Trung Quốc niềm nở, ân cần đón khách trong trang phục truyền thống

7
của Việt Nam. Tất cả đã làm nên một góc không gian văn hóa Việt Nam rất
đặc trưng và hấp dẫn.

Nói về ý tưởng tổ chức Lễ hội ẩm thực Việt Nam, anh Gary Shuai - phụ
trách bộ phận nhà hàng của khách sạn Westin – cho biết: “Việt Nam là đất
nước có lịch sử lâu đời và bề dày văn hóa. Cùng với mức sống được nâng
cao, người dân Trung Quốc ngày càng có nhu cầu khám phá và thưởng thức
món ăn độc đáo của các nước trong khu vực. Chính vì vậy, chúng tôi chọn
ẩm thực Việt Nam để giới thiệu với khách hàng Trung Quốc. Chúng tôi cũng
muốn nhân cơ hội này quảng bá thêm về văn hóa, du lịch Việt Nam.”

Ông Nguyễn Văn Phong, Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc,
cho biết: “Lễ hội văn hóa ẩm thực Việt Nam do Đại sứ quán Việt Nam phối
hợp với Tập đoàn khách sạn Westin cùng tổ chức. Đây là hoạt động có ý
nghĩa trong khuôn khổ năm ngoại giao văn hóa Việt Nam, nhằm giới thiệu,
quảng bá văn hóa và hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế.”

Để cung cấp cho thực khách món ăn mang đậm hương vị Việt Nam, khách
sạn Westin Bắc Kinh đã liên hệ với khách sạn Sheraton (thành phố Hồ Chí
Minh), mời hai đầu bếp Việt Nam giàu kinh nghiệm sang nấu ăn và truyền
đạt lại cho các đầu bếp Trung Quốc cách chế biến 24 món đặc sản của Việt
Nam như: phở bò, gỏi cuốn, chả tôm, chả bò lá lốt, gỏi ngó sen….

Lễ hội ẩm thực Việt Nam tại khách sạn Westin sẽ kéo dài trong một tháng.
Cùng thời gian này, khách sạn 5 sao New World (Bắc Kinh) và một khách
sạn 5 sao ở cố đô Tây An (Trung Quốc) cũng đồng thời tổ chức lễ hội ẩm
thực Việt Nam với sự giúp đỡ của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc.

8
9

You might also like