You are on page 1of 18

Quá trình diễn ra lễ hội:

Việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ gồm 2 phần: phần Lễ và phần Hội.
Phần lễ được tiến hành với nghi thức trang nghiêm tại Đền thượng.
Phần Hội được diễn ra xung quanh dưới chân núi Hùng.

Trong phần lễ:


Nghi thức dâng hoa của các đoàn đại
biểu Đảng, Chính phủ, các tỉnh thành
được tổ chức long trọng trên Đền
Thượng.
Từ chiều mùng 9, làng nào được Ban tổ chức cho phép rước kiệu dâng
lễ bánh dầy, bánh chưng đã tập trung đông đủ dưới cổng Công Quán.

Sáng sớm hôm sau, các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau cỗ kiệu
rước lễ vật lần lượt đi lên đền trong tiếng nhạc lễ của phường bát âm
và đội múa sinh tiền.

Tới trước cửa Đền Thượng (Kính Thiên lĩnh điện), đoàn đại biểu dừng
lại, kính cẩn dâng lễ vào Thượng cung của Đền Thượng. Đồng chí lãnh
đạo tỉnh thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước (năm chẵn là đồng chí
nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu của Bộ Văn hóa) kính cẩn đọc diễn
văn Lễ Tổ.
Toàn bộ nội dung hành lễ được các hệ thống phát thanh, truyền hình
đưa tin để đồng bào cả nước theo dõi lễ hội.

Trong thời gian tiến hành nghi lễ, toàn bộ diễn trường tạm ngừng các
hoạt động để theo dõi nghi thức giỗ Tổ cũng là để tăng thêm tính
nghiêm trang của lễ hội.
Hỉnh ảnh đồng bào đến tham gia lễ hội Đền Hùng. Khai mạc Lễ Hội Đền Hùng.
Rước lễ về Đền Hùng.
Dâng hương lễ Hội Đền Hùng
Phần hội:
Diễn ra tưng bừng náo nhiệt xung quanh khu vực núi Hùng.
Trong khu vực hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hóa phẩm, các
quán bán hàng dịch vụ ăn uống, các trại văn hóa của 13 huyện, thành,
thị, các hoạt động biểu diễn văn nghệ, thi đấu thể thao… tạo ra nhiều
màu sắc sinh động, náo nhiệt cho bức tranh ngày hội.
Các hoạt động văn hóa truyền thống, các trò chơi dân gian được tổ chức tại lễ hội
như đấu vật, bắn nỏ, rước kiệu, hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy, thi kéo
lửa thổi cơm, trò diễn “Bách nghệ khôi hài” và Trò Trám của làng Tứ Xã, rước lúa
thần…

Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp như Chèo, kịch nói, hát quan
họ, hát Xoan hội diễn văn nghệ quần chúng phục vụ đồng bào về dự hội.

Trên khu vực Công quán luôn âm vang tiếng trống đồng, tiếng giã đuống rộn ràng
của các nghệ nhân dân gian người dân tộc Mường ở Thanh Sơn ra phục vụ Lễ hội.
Chương trình biểu diễn nghệ thuật Biểu diễn múa Rồng

Biểu diễn ngựa sắt phun lửa.


Vật dân tộc: Môn thể thao phổ biến nhất và cũng thể hiện rõ nhất tinh thần thượng võ của cha ông ta là đấu vật dân tộc.
Quy định chung của cuộc đấu là người chiến thắng phải vật cho đối phương “lấm lưng, trắng bụng” (ngã ngửa ra đất) hoặc nhấc
bổng được đối phương lên. Về kỹ thuật, vật dân tộc có những “ngón nghề” riêng, như đệm, bốc, ghì… Tùy theo từng hoàn cảnh và
điều kiện, đô vật phải biết tận dụng thời cơ để quật ngã hoặc bê bổng đối phương. Vì thế, đấu vật không chỉ cần đến sức khỏe và
sự dẻo dai, mà nó còn cần cả sự khéo léo của người chơi.
Bắn nỏ: Tôn vinh nét đẹp rong cuộc sống xưa, người dân sáng tạo ra cây nỏ để rèn luyện sức khỏe, bắn chim, săn thú. Nó
cũng trở thành vũ khí lợi hại để bảo vệ bản làng khi có giặc thù .
Môn bắn nỏ có nhiều cách chơi phong phú như bắn trúng đích xa, gần. Thi bắn xa thì lần lượt từng người bắn cùng vị trí, sau đó
kiểm tra đích tìm người thắng cuộc.Thi trúng đích thì tùy theo quy ước xa gần, điểm đích là bia hay chiếc lá, mảnh giấy có vẽ đồng
tâm. Người bắn giỏi phải tập luyện thường xuyên, tập cho đôi tay khỏe, đôi mắt tinh nhanh. Không chỉ có nam giới mà nữ giới các
dân tộc Việt Nam cũng rất mê bắn nỏ, thậm chí có người còn đạt thành tích cao hơn nam giới. Vì thế trong nhiều cuộc đua tranh ở
bản làng hay tại ngày hội thể thao lớn trong vùng đều có đông đảo nam nữ tham gia.
Cờ tướng: Cờ tướng là môn thể thao được nhiều người yêu thích trong các ngày hội, ngày Tết. Đây là
thú chơi tao nhã, trí tuệ, dịp “trà dư tửu hậu”.
 
Hội thi bơi chải trên Sông Lô: Đây chính là một “đặc sản” của dịp Giỗ Tổ Hùng Vương. Theo truyền thuyết,
hội thi bơi chải tại ngã ba Bạch Hạc (sông Lô, TP Việt Trì) đã có từ thời xa xưa. Ngã ba sông này là nơi đã
được Hai Bà Trưng, rồi Trần Nhật Duật, chọn làm địa điểm đóng chiến thuyền và luyện thủy quân đánh
giặc.
Lễ hội Đền Hùng tác động đến văn hóa địa phương và Việt
Nam

• Lễ hội Đền Hùng thể hiện ý thức hướng về cội nguồn của mỗi con người
Việt Nam

“Uống nước nhớ nguồn” là nét đẹp trong đạo lý của dân tộc. Lễ hội Đền Hùng đã nhắc nhở
mỗi con người Việt Nam chúng ta phải ý thức hơn nữa về trách nhiệm của mình trong xã
hội hiện tại, phải đoàn kết xây dựng đất nước Việt Nam; dân giàu, nước mạnh, xã hội dân
chủ, công bằng, văn minh, phải bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc đúng như Bác
Hồ đã từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy
nước”.
• Lễ hội Đền Hùng đã góp phần tăng cường ý thức cố kết cộng đồng
dân tộc

Tinh thần cố kết cộng đồng là một truyền thống quý báu từ ngàn xưa của dân tộc
Việt Nam, nhờ có tinh thần ấy mà dân tộc ta đã đánh thắng được mọi kẻ thù, bảo
vệ đất nước. Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng có ý nghĩa quan trọng trong việc
thu hút sự quan tâm của toàn thể nhân dân trong cả nước hướng về lễ hội, khơi
dậy trong tâm thức của người Việt tinh thần đoàn kết cộng đồng, một giá trị tinh
thần vô cùng quý báu của dân tộc ta. Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
ngày nay tinh thần ấy đòi hỏi phải ngày càng được giữ gìn và phát huy.
• Lễ hội Đền Hùng là một hình thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc

Xu thế hội nhập quốc tế để phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay sẽ không tránh
khỏi sự xâm nhập của các luồng văn hóa  độc hại, làm ảnh hưởng đến một số
truyền thống quý báu của dân tộc. Do vậy, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc là vấn đề cấp thiết. Lễ hội Đền Hùng là phần nào đáp ứng được yêu cầu
thời sự đó. Giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, là một hình thức
để khẳng định tính độc lập tự chủ của dân tộc mình.
• Nguồn tham khảo:
• http://lehoi.cinet.vn/Pages/ArticleDetail.aspx?siteid=1&sitepageid=345&articleid=810
• http://www.vista.net.vn/le-hoi/le-hoi-den-hung.html
• https://dangbo.hcmute.edu.vn/tin-tuc/lich-su-y-nghia-ngay-gio-to-hung-vuong/
• http://dulichphutho.com.vn/vi/gioi-thieu-du-lich-phu-tho/le-hoi/gio-to-hung-vuong-le-hoi-den-hung-
575.html
• https://ntu.edu.vn/tin-tuc-noi-bo/n/gia-tri-nhan-van-cua-le-hoi-den-hung

You might also like