You are on page 1of 7

NHÓM 4: Quỳnh Mai, Lưu Ly, Minh Hoàng, Xuân Quỳnh, Minh Trang

o INTRODUCTION
Trên thế giới có bao nhiêu dân tộc, bao nnhiêu quốc gia thì có bấy nhiêu cách quan niệm về ăn
uống, ngoài quan niệm chung là ăn để tồn tại. Và trong văn hoá Việt Nam thì văn hoá ăn là văn
hoá lớn nhất, chả thế mà người Việt thường dạy: “Học ăn- học nói- học gói- học mở”, vậy
trong những cái cần học thì “ăn” được xếp hàng đầu.
Các món ăn Việt Nam rất phong phú và đa dạng được chế biến từ nhiều nguyên liệu bằng
nhiều phương pháp, dậc trưng cho từng vùng, từng miền của đất nước. Món ăn thường là món
án được chê biến từ nguyên liệu sẳn có, quy trình chế biên không cầu kì phức tạp, các địa
phương có thể chế biến được.

I. MÓN BẮC : Bắc bộ là nơi tổ tiên định cư lâu đời nên từ món ăn đến cái mặc đều được
sàng lọc và trở thành chuẩn mực, không dễ gì thay đổi.
1. KHẨU VỊ: là nói về vị giác, nhưng phía sau nó bao hàm cả về sở thích, cảm xúc,
tâm trạng và còn là… “Mùi vị của tuổi thơ, hương vị món ăn mẹ nấu”
 Miền Bắc như “cô gái e thẹn nép mình vào lòng thủ đô cổ kính” tinh tế, nhẹ nhàng
nhưng không kém phần thanh tao. Người miền Bắc có khẩu vị chuộng món ăn thanh
đạm, nhẹ nhàng, chua nhẹ ít ngọt, ít cay. Người Bắc sử dụng các loại rau làm gia vị
như: rau húng, lá mơ, riềng, sả, mẻ, mắm tôm,… để tạo nên những món ăn đặc
thù. Vì khẩu vị của người miền Bắc thuộc dạng “trung vị” thế nên việc cân bằng giá trị
dinh dưỡng trong bữa ăn khá tốt. Điểm trừ duy nhất trong thói quen ăn uống của người
dân địa phương có lẽ là việc lạm dụng bột ngọt, bột canh một cách quá mức.

 Hà Nội được xem là nơi hội tụ đầy đủ các tinh hoa của ẩm thực miền Bắc với những
món ngon Đông Bắc Bộ trứ danh như phở, bún chả, bún ốc, bún thang, xôi cốm vòng,
bánh cuốn Thanh trì,… cùng nhiều gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, mắm tôm, rau
húng Láng. Tại một số khu vực khác nổi tiếng với mắm cá ruộng Chiêm Hòa, mật ong
bạc hà của núi rừng Hà Giang, ốc đồng, bưởi Đoan Hùng, thịt chua Thanh Sơn, thịt chó
Việt Trì, cá thu kho nước chè tươi, rượu ngán Hạ Long, Rượu nếp ngâm Hoành Bồ, sá
sùng,…
Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương Bần, húng Láng có gì ngon hơn?
Vải Quang, húng Láng ,ngổ Đầm
Cá rô đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây
Thanh Trì có bánh cuốn ngon
Có gò Ngũ nhạc có con sông Hồng.

2. MÓN ĐẶC TRƯNG


A. PHỞ (PHỞ BÒ VÀ PHỞ GÀ)
Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam có xuất xứ từ Vân Cù, Nam Định. Phở
được xem là một trong những món ăn tiêu biểu cho nền ẩm thực Việt Nam.
Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò hoặc thịt gà cắt
lát mỏng. Thịt bò thích hợp nhất để nấu phở là thịt, xương từ các giống bò ta (bò nội, bò vàng).
Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt,…
Công đoạn chế biến nước dùng (hay còn gọi là nước lèo) là
công đoạn quan trọng nhất. Nước dùng cho nồi phở thường là nước
dùng trong được ninh từ xương bò (hoặc xương lợn), kèm theo nhiều
loại gia vị bao gồm quế, hồi, gừng nướng, thảo quả, sá sùng, đinh
hương, hạt mùi, hành khô nướng. Thịt dùng cho món phở là thịt bò
(với đủ loại thịt bắp, nạm, gầu được làm tái, hay chín hẳn) hoặc thịt gà (gà ta già luộc, xé thịt
cho thịt ngọt đậm đà).
LỊCH SỬ: Phở bắt nguồn từ Bắc Bộ, xâm nhập vào Trung Bộ giữa thập niên 1950, sau
sự thất bại của Pháp ở Đông Dương và Việt Nam bị chia thành 2 miền. Người Việt Nam ở phía
Bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác
biệt. Ngoài ra, Những người Việt Nam vượt biên sau Chiến tranh Việt Nam và định cư ở các
nước phương Tây đã làm cho phở được biết đến ở nhiều nơi trên thế giới. Đã có nhiều nhà
hàng phở ở Hoa Kỳ, Pháp, Úc và Canada. Những người Việt Nam đi du học, xuất khẩu lao
động ở các nước thuộc Khối xã hội chủ nghĩa, rồi định cư cũng mang phở đến khu vực Đông
Âu như các nước Nga, Ba Lan và Cộng hòa Séc…
Phở còn xuất hiện trong văn học và nghệ thuật:
Bức tranh Gánh phở rong ở Hà Nội vẽ người bán phở gánh ở phố cổ Hà Nội của họa sĩ
Pháp Maurice Salge vẽ năm 1913.
Nhà thơ Tú Mỡ với bài thơ Phở đức tụng
Nhà văn Thạch Lam viết trong cuốn Hà Nội năm sáu phố phường:
"Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng
chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon".
Phở còn xuất hiện trong câu đối trong truyện dân gian. Trước lời tán tỉnh của các
thực khách nam, bà chủ tiệm phở - một thiếu phụ mất chồng đáp: Nạc mỡ nữa làm gì, em nghĩ
chín rồi, đừng nói với em câu tái giá. Vế xuất này vừa có năm từ liên quan đến phở (nạc, mỡ,
chín, tái, giá), vừa nhắn nhủ: Bản thân suy nghĩ kỹ rồi, đừng đề nghị lấy chồng lần nữa

B. Bánh Cuốn (Bánh Ướt) – HÀNH PHI


Bánh cuốn, còn gọi là bánh mướt hay bánh ướt (khi không có nhân),
là một món ăn làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, cuộn tròn, bên trong
có thể có nhân hành, thịt, mộc nhĩ hoặc không nhân.
Bánh cuốn Hà Nội cổ truyền là loại bánh tráng mỏng, ăn kèm nước mắm
của làng Thanh Trì. Bà Dương Thị Hanh, người bán bánh cuốn gốc làng Thanh Trì cho biết
điểm ngon nhất của bánh cuốn Hà Nội là lớp vỏ mỏng, dai. Hiện nay, các loại bánh cuốn phổ
biến ở các quán hàng vẫn là bánh không nhân tráng mỏng, hoặc có thêm thịt băm, mộc nhĩ,
từng chiếc to bằng 2 ngón tay, sau đó cắt đôi hoặc cắt 3. Ngoài ra là bánh cuốn trứng có lòng
đỏ, lòng trắng được đánh đều trước khi tráng lên bánh. Phía trên bánh cuốn có phủ thêm hành
khô, ăn kèm có chả quế, một số quán có chả nướng than.
Nhắc đến bánh cuốn miền Bắc người ta nghĩ đến vị thơm ngon đậm của thịt, dẻo của bột mịn
và dai. Bánh cuốn miền Nam được nhắc đến với vị béo ngậy của trứng, thơm và bùi bởi gạo và
nhân thịt nướng. Còn bánh cuốn miền Trung lại tạo nên sự khác biệt bởi Ram cuốn chặt tay,
bên trong có nhân thịt lợn băm nhỏ, hành, miến và ngò tàu…
Bánh cuốn kiểu Hoa: Điểm khác biệt lớn nhất của cách làm kiểu Hoa với truyền thống là
không có nhân. Người làm sẽ tráng bột sau đó cuộn tròn lại, xắt miếng rồi xếp lên đĩa. Để
phù hợp với khẩu vị người Việt, một số chủ quán bày thêm chả lụa thái miếng vuông,
nem chua và chút hành phi.

II. MÓN MIỀN TRUNG


1. Khẩu vị
Người miền Trung thích ăn cay và đậm đà, gần như món nào cũng cho một ít ớt vào, từ món
kho đến món canh. Tuy vị đậm đà nhưng cách chế biến, tẩm ướp lại rất đơn giản, không hề cầu
kỳ với những gia vị bình thường trong bếp nhà nào cũng có như muối, tiêu, đường, ớt…
Người miền Trung có nghệ thuật chế biến tiêu, ớt vô cùng đặc sắc. Ớt Huế là giống ớt xanh bé
xíu mà cay đến tê tái, người không quen thì chỉ cần nửa trái cũng đủ thấy bỏng lưỡi.
Lý do sâu xa của thói quen này là vì nhu cầu thích nghi với thời tiết khắc nghiệt của vùng
miền. Miền Trung vốn có điều kiện tự nhiên bất lợi, bão lũ quanh năm. Vì vậy, họ thường có
quan điểm “ăn chắc mặc bền”, việc ăn uống phải nhanh gọn và no lâu. Từ đó, dẫn đến thói
quen nấu nướng lúc nào cũng cay mặn hơn một chút, để ăn được nhiều cơm hơn, tiết kiệm
thức ăn, dành dụm được nguyên liệu và tiền bạc nhằm chống chọi với mưa lũ.
2. MÓN ĐẶC TRƯNG
A. BÚN BÒ HUẾ
Bún bò là một trong những đặc sản của xứ Huế, mặc dù món bún này phổ biến trên cả ba miền
ở Việt Nam và cả người Việt tại hải ngoại. Tại Huế, món này được gọi đơn giản là "bún bò"
hoặc gọi cụ thể hơn là "bún bò thịt bò". Các địa phương khác gọi là "bún bò Huế", "bún bò gốc
Huế" để chỉ xuất xứ của món ăn này. Như trong những vần thơ:
Giò heo, bò tái, huyết mềm
Chả cua, chả quết… mới nghe đã thèm
Lại thêm sả, ớt, hành, chanh…
Nấu trong nồi bún nước thanh tuyệt vời
Bún ngon thưởng thức tức thời
Ăn cùng rau sống ông ghiền, bà mê!
Một tô bún bò chuẩn vị Huế sẽ gồm sợi bún, thịt bò, tiết heo,
chả cua và nước dùng. Nguyên liệu làm bún là bột gạo pha với
bột lọc theo tỷ lệ chuẩn để sợi bún có độ dai vừa phải. Thịt bò
được chọn là phần bắp chân trước, nạm bò hoặc bắp hoa màu
đỏ tươi, mỡ bò màu vàng nhạt. Chả cua màu vàng cam bắt mắt
được làm từ gạch và thịt cua xay nhuyễn với vị béo, bùi tự nhiên.
“Linh hồn” của món bún bò xứ Huế chính là nước dùng. Nước dùng được ninh từ xương ống
bò nên có vị ngọt đậm đà. Ngoài ra, người ta còn thêm vào nước dùng chút mắm ruốc và sả để
dậy mùi thơm nồng hấp dẫn.

B. BÁNH XÈO (miền Trung)


Bánh xèo là một món ăn quen thuộc của người dân miền
Trung. Chiếc bánh đơn giản với bột gạo, nhân tôm, thịt... ăn
kèm với rau sống, nước chấm từ lâu đã trở thành món ăn chơi
bình dị của người dân quê.
Bánh xèo của người miền Trung có kích thước khoảng bằng bàn tay người lớn, ít nhân, thường
chỉ là một con tôm nhỏ, hoặc vài ba lát thịt, mực.. thêm một ít giá tươi
Bánh xèo miền Trung hấp dẫn người ăn bởi hương vị thơm ngon của chiếc bánh, bên cạnh đó
là vị đậm đà của chén nước chấm ăn kèm với rau sống làm cho món ăn thêm thơm ngon.
Cách làm: Gạo được ngâm nước cho nở. Xong cho nghệ tươi (ngon hơn so với dùng nghệ
khô) hoặc bột nghệ vào, xay nhuyễn hỗn hợp bột gạo ngâm nở với nghệ tươi cắt nhỏ. Hiện
nay đã có một số nhãn hiệu bột bánh xèo trộn sẵn, được bày bán rộng rãi, khi mua về chỉ cần
pha nước theo tỉ lệ cho trước là có thể mang đi đổ bánh ngay. Ngoài nghệ để tạo cho bánh có
màu vàng, nhiều nơi còn sử dụng nước màu dừa để tạo màu cho bánh, bánh đổ ra thường có
màu hơi nâu vàng thay vì có màu vàng như nghệ. Đặc biệt bánh xèo vỏ hầu như chỉ có gạo,
không cho thêm nguyên liệu khác để tạo màu và thường không có nhân bánh.
Kế tiếp cho nước cốt dừa khô (dừa khô nạo nhuyễn cho nước ấm vào bóp sơ rồi vắt nước) vào
hỗn hợp với bột đã xay xong, để khoảng 30 phút. Trước khi đổ bánh cho hành lá cắt nhỏ
(khoảng 5 mm) vào hỗn hợp bột, trộn đều. Nhiều vùng không sử dụng nước cốt dừa trong bột
bánh.
Phần nhân bánh gồm thịt ba chỉ, khi luộc cho chút muối vào nồi, thái mỏng tôm rồi xào sơ và
cho chút muối với bột ngọt, đậu xanh đãi vỏ luộc chín, giá luộc sơ. Dùng chảo to để chiên
bánh, trước khi đổ bột vào dùng một ít dầu ăn cho vào chảo đợt dầu nóng, rồi dùng giá múc
một muỗng bột đổ vào chảo, sau đó nghiêng chảo sao cho bột tráng đều chảo thành một hình
tròn, đậy nắp lại đến khi bột hơi chín thì cho nhân vào phần giữa, đậy nắp lần nữa và chờ vài
giây là bánh đã chín giòn. Ở miền trung, bánh xèo được đổ trong các khuông tròn và phẳng
đáy, kích thước vừa phải.
Nước mắm để chấm với bánh xèo phải dùng nước mắm ngon pha với nước, nước cốt chanh
(để ngon không nên dùng giấm), đường cát, một ít bột ngọt, cà rốt thái nhuyễn, ít ớt bằm nếu
ăn cay

III. MÓN MIỀN NAM


1. Khẩu vị
Ẩm thực miền Nam, có thiên hướng hảo vị chua ngọt, đây là nơi chịu ảnh hưởng nhiều
của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, có đặc điểm là thường cho thêm đường
và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt và nước dão của dừa). Có rất nhiều người đã nói rằng
người miền Nam rất chuộng vị ngọt trong món ăn, hầu như món nào cũng ngọt và cho rất
nhiều đường. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi có thật là người miền Nam chỉ ăn ngọt thôi không?
Từ thời xa xưa, khi tổ tiên khai khẩn đất hoang, khẩu vị của người miền Nam được cho là rất
“quyết liệt”. Với vị mặn, họ dùng nước mắm nguyên chất, kho quẹt thì kho mặn đến đóng
váng muối, vị cay thì dùng loại ớt cay xé lưỡi, ớt trái cay nồng. Điểm nổi bật trong khẩu vị của
người Nam không chỉ có vị ngọt đến ngọt ngây, ngọt gắt của những món chè rưới nước cốt
dừa, mà khi ăn chua họ cũng nêm gia vị chua, đắng. Thậm chí món ăn cũng phải nóng đến
“vừa thổi vừa ăn”.
Ẩm thực miền Nam - Đa dạng theo mùa
Miền nam được chia làm hai mùa khá rõ rệt, là mùa nước nổi và mùa gặt chính. Mỗi mùa
mang đến những sản vật thiên nhiên riêng biệt tạo nên điểm cuốn hút cho những món ăn miền
Nam.
Mỗi mùa nước nổi, người dân địa phương lại được thưởng thức những món ăn dân dã từ
những nguyên liệu đặc trưng của mùa như lẩu cá linh điên điển, bún nước lèo, bông súng kho
mắm,...
Vào mùa gặt, ẩm thực miền Nam lại trở nên phong phú bởi những loại cá đồng hay những loại
rau, bông, đọt cây được chế biến theo nhiều cách đa dạng khác nhau . Những món ăn nổi tiếng
của miền Nam vào mùa gặt như cá lóc nướng trui, cá trê nướng rơm,...

Nét dân dã và mộc mạc của ẩm thực miền Nam


Bên cạnh khẩu vị đặc biệt, Những món ăn miền Nam còn mang dấu ấn từ tổ tiên xa xưa, thuở
khai thiên lập địa. Họ bắt được con gì thì sẽ chế biến món ăn ngay tại chỗ. Đây chính là nét
mộc mạc, dân dã trong văn hóa ẩm thực. Qua thời gian, những nét dân dã này trở thành những
đặc trưng vô cùng thú vị của ẩm thực miền Nam.
Một số món ăn miền Nam có cách chế biến đơn giản, sử dụng nguyên liệu có sẵn trong thiên
nhiên, Ẩm thực miền Nam cũng dùng nhiều đồ hải sản nước mặn và nước lợ hơn miền Bắc
(các loại cá, tôm, cua, ốc biển), và rất đặc biệt với những món ăn dân dã, hiện nay nhiều khi đã
trở thành đặc sản như
 chuột đồng khìa nước dừa
 rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh
 đuông dừa
 vọp chong
 cá lóc nướng trui
Cá bắt được đem nướng trui tại chỗ, ăn cùng với các loại rau dại có sẵn và dễ tìm như điên
điển, bông súng, đọt sen,… Khi cá chín chỉ cần tách lớp vẩy bên ngoài, cuốn cá với đọt sen
tươi và thưởng thức
 gà nướng đất sét
 chuột đồng quay
 rắn nướng lèo…
- Nền ẩm thực này cũng sản sinh ra vô số loại mắm khô : mắm cá sặc, mắm ba khía,
Mắm tép
2. MÓN ĐẶC TRƯNG
A. Hủ tiếu Nam Vang
Một trong những món ăn ngon được nhiều người ưa chuộng ở
miền Nam yêu thích là hủ tiếu Nam Vang. Có thể nói hủ tiếu Nam
Vang đã trở thành món ăn quen thuộc của người dân miền Nam.
Hủ Tiếu Nam Vang có nguồn gốc từ Campuchia được chế biến
theo phong vị Hoa và có chút biến đổi để phù hợp với Sài Gòn.
Nước lèo được ninh từ xương heo, rau củ, mực khô, tôm khô trong veo tạo nên vị ngọt thanh
đặc trưng kết hợp với sợi hủ tiếu dai ngon. Ngoài ra, món này cũng thường được phân biệt nhờ
các loại topping đi kèm: thịt bằm, tôm, trứng cút. Đây là ba món mà lúc nào cũng phải có trong
một tô hủ tiếu Nam Vang. phần rau cũng hấp dẫn hơn với cần, tần ô, giá, hẹ, có nơi dùng sà
lách, cần tây, tần ô, cải cúc, có nơi lại thêm rau ghém, giá sống…
Món ăn thật sự đã níu kéo nhiều thực khách đến với ẩm thực Nam Bộ, nhiều người gọi đùa
món hủ tiếu Nam Vang là món ăn "đa sắc tộc".
B. Lẩu mắm miền Tây

Đến Nam Bộ không thể không thưởng thức lẩu mắm, bạn sẽ
từ từ cảm nhận vị đậm đà của mắm cá và các loại rau đặc
trưng chỉ có riêng ở vùng sông nước này.
Thông thường, loại cá được sử dụng phổ biến để làm món
lẩu mắm là cá linh và cá sặc. Theo kinh nghiệm của người
dân nơi đây thì chỉ có loại cá này mới không gây mùi tanh
và khó chịu cho người ăn.
Nước dùng lẩu mắm được chế biến từ mắm các loại cá chỉ có ở mùa nước nổi miền Tây Nam
Bộ. Mặc dù tên gọi là lẩu mắm nhưng món lẩu này không đơn thuần chỉ là mắm mà còn có rất
nhiều nguyên liệu khác. Bên cạnh nước mắm pha loãng, người chế biến còn cho thêm nước
dùng được ninh từ xương heo và nước dừa
Ăn kèm với lẩu mắm là các loại hải sản và rau củ như: cà tím, bông súng, rau muống, rau nhút,
rau đắng, điên điển, ngó súng, lục bình, kèo nèo, húng quế, so đũa,...

o CONCLUSION
3 miền Bắc – Trung - Nam, mỗi miền lại có khẩu vị ăn uống khác nhau, góp phần mang
đến sự phong phú, đa dạng cho văn hóa ẩm thực Việt Nam. Nếu như Bắc bộ đặc trưng với
sự thanh đạm, miền Trung cay nồng thì miền Nam lại thiên về vị ngọt trong những món ăn
dân dã. Nếu có cơ hội thử một lần đi dọc theo chiều dài của mảnh đất hình chữ S. Để có cơ
hội khám phá thêm nhiều Món ngon 3 miền của nước ta. Khám phá thêm sự phong phú và
độc đáo của văn hóa ẩm thực Việt Nam bạn nhé!
15 PHÚT

INTRO: MAI 2P
BẮC: LY 5P
TRUNG: MINH TRANG 5P
NAM: XUÂN QUỲNH 5P
MINIGAME: HOÀNG 3P
CHỐT THỜI GIAN
MUA MÓN
VIDEO
QUÀ
Minh Trang dĩa, chén
Đối với con người thì việc ẩm thực ăn uống là một yếu tố rất là quan trọng, một yếu tố mọi
ai cũng chăm sóc trong đời sống này. Ăn uống một phần là chiêm ngưỡng và thưởng thức.
Và trong văn hoá Việt Nam thì văn hoá ăn là văn hoá lớn nhất, chả thế mà người Việt
thường dạy: “Học ăn- học nói- học gói- học mở”, vậy trong những cái cần học thì “ăn”
được xếp hàng đầu.
Trong ca dao xưa, ta có
Ăn thịt bò không tỏi
Như ăn gỏi không rau mơ
hay trong câu
Rau cải nấu với cá rô
Gừng thêm một lát, cho cô giữ chồng .
đều chỉ những quan niệm, thói quen ăn uống của người Việt
Bên cạnh đó, món ăn còn khi xuất hiện trong câu ca dao được mượn để nói lên những tình
cảm khắng khít của con người như:
Râu tôm nấu với ruột bầu,
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon
Đọc xơ câu này, đây là câu ca dao nói về một món ăn là râu tôm nấu với ruột bầu. tuy nhiên
đây không phải là câu ca doa nói về món ăn mà còn nói lên tình cảm của những người nấu
ăn danh cho món ăn ấy hay có thể hiểu là vợ chồng hòa thuận, nên dẫu nghèo, bữa cơm
đạm bạc, người ta vẫn có thể “gật đầu khen ngon”!
Trên thế giới có bao nhiêu dân tộc, bao nnhiêu quốc gia thì có bấy nhiêu cách quan niệm về
ăn uống, ngoài quan niệm chung là ăn để tồn tại.
Các món ăn Việt Nam rất phong phú và đa dạng được chế biến từ nhiều nguyên liệu bằng
nhiều phương pháp, dậc trưng cho từng vùng, từng miền của đất nước. Món ăn thường là
món án được chê biến từ nguyên liệu sẳn có, quy trình chế biên không cầu kì phức tạp, các
địa phương có thể chế biến được.

You might also like