You are on page 1of 2

Phép ứng xử qua văn hóa ẩm thực

Từ xưa đến nay, người Việt Nam vẫn truyền nhau câu nói: học ăn, học
nói, học nói, học mở. Cách thức ăn uống tưởng là đơn giản nhưng lại
không hề đơn giản chút nào, đó là cả một nghệ thuật thì cần phải học,
phải không ngừng nâng cao để nét đẹp mãi trường tồn. Nghệ thuật ăn
uống của người Việt Nam của người Việt không chỉ gói gọn trong cách
chế biến, bài trí món ăn mà còn bao gồm cả phong cách ứng xử. Phong
cách ứng xử chính là cách xử sự đẹp giữa con người với con người trong
bữa ăn. Nét đẹp ấy được hình thành từ xa xưa, được cha ông ta gìn giữ,
lưu truyền từ đời này và cả mai sau.Bản thân miếng ăn tự nó đã có ý
nghĩa thực tiễn, ăn để no, ăn để sống, nhưng khi nói đến việc ăn uống thì
ai cũng hiểu nó bao hàm cả ý nghĩa văn hóa. Tục ngữ Việt Nam có câu:
“liệu cơm gắp mắm”.
Một bữa ăn có nhiều món ăn ngon ắt sẽ được khen, nhưng cách ứng xử
giữa mọi người với nhau như thế nào lại là điều quan trọng hơn và luôn
được đề cao. “Lời chào cao hơn mâm cổ”. Người
Việt rất coi trọng giá trị tinh thần trong ẩm thực. Một bữa ăn dù đạm bạc
hay đề huề không quan trọng bằng cách mọi người làm vui lòng nhau qua
thái độ ứng xử lịch lãm, có giáo dục. Gia đình là một nhân tố không thể
thiếu và gần như quan trọng nhất trong phong cách ứng xử của người
Việt. Trong một bữa cơm, khi đã có mặt đầy đủ các thành viên trong gia
đình, người nhỏ tuổi bao giờ cũng mời người lớn hơn truớc khi ăn. Khác
với cách thức mỗi người có một suất ăn riêng ở châu Âu, trong gia đình
nguời Việt, mọi người cùng ăn chung một mâm.Người lớn tuổi nhất bao
giờ cũng được ưu tiên gắp cho những miếng ngon. Mọi người trong gia
đình rất thân thuộc với nhau, vì vậy, việc gắp thức ăn cho người khác
không thể hiện sự khách sáo mà là sự kính trọng và tình cảm yêu thương.
Bữa cơm hằng ngày được xem như một buổi họp mặt đông đủ các thành
viên của gia đình. Trong cuôc sống hiện đại ngày nay, ai cũng mãi mê
theo đuổi công việc nên đôi khi họ không có những khoảnh khắc sum họp
thường nhật đáng quý ấy, hoặc ai đó đã vô tình quên đi. Nhưng những gì
thuộc về văn hóa truyền thống sẽ luôn được chúng ta trân trọng và duy
trì.
Bữa ăn của người Việt không chỉ mang tính chất gia đình khép kín mà
còn là nét đẹp văn hóa giữa người với ngừơi trong xã hội. Mọi khi có dịp
tổ chức ăn uống, gia đình nào cũng làm những món thật ngon, nấu thật
nhiều để mời mọi người tới ăn.
Bữa ăn không chỉ đơn thuần là cuộc vui mà còn thể hiện tấm lòng hiếu
khách đặc trưng của người Việt. Thông thường, trong bữa ăn, chủ nhà
luôn gắp thức ăn mời khách trước. Một điều rất tế nhị và lịch sự là chủ
nhà không bao giờngừng ăn khi khách vẫn còn đang dùng. Nếu họ dừng
bữa, chủ nhà bao giờ cũng có lời mời khách ăn thêm
Trước và sau khi ăn, người Việt thường hay mời ăn- điều này thể hiện lễ
giáo và sự kính kính trọng với người trên. Trong khi ăn, người Việt
thường chú ý đến cách nói năng, ý tứ khi ngồi và ăn phải đúng mực:
không ăn quá nhanh hoặc quá chậm, không ngồi quá lâu và ăn quá nhiều
hoặc quá ít, không ăn hết nhẵn hoặc bỏ dở. Vì vậy, trong dân gian Việt
Nam vẫn lưu truyền câu ca dao tục ngữ răn dạy người ta như "Ăn trông
nồi, ngồi trông hướng" hay"Ăn hết bị đòn, ăn còn mất vợ"
Trong ăn uống thể hiện tính cộng đồng rất rõ, bao giờ trong bữa cơm
cũng có bát nước mắm chấm chung, hoặc múc riêng ra từng bát nhỏ từ
bát chung.

Những quan niệm, chuẩn mực trong ẩm thực

You might also like