You are on page 1of 9

Họ và Tên : Hồ Thị Tuyết Nhi

MSSV : 221A030194

Câu 2 : Triết lí âm dương trong văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người
Việt ?

Trả lời

* Triết lý Âm Dương đối với tính cách người Việt:

Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á - cái nôi sinh ra triết lý Âm Dương
nguyên thủy đồng thời chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa Trung Hoa - nơi phát
triển và hoàn thiện triết lý Âm Dương nên có thể thấy triết lý Âm Dương đã xuất
hiện ở Việt Nam từ rất lâu và người Việt cũng có những lý giải của mình về triết lý
này.

Trong hai quy luật trong triết lý Âm dương thì quy luật “trong dương có âm
và trong âm có dương” ảnh hưởng rõ nét hơn với lối tư duy và lối sống của người
Việt . Có rất nhiều quan niệm dân gian thể hiện triết lý này như: trong cái rủi có cái
may, trong dở có hay. Từ đó nó cũng hình thành nên “triết lý sông quân bình” cố
gắng giữ lại sự hài hòa âm dương trong các mặt của cuộc sống. Và cũng chính nhờ
triết lý sống này đã tạo ra cộng đồng người Việt luôn thích nghi cao với mọi hoàn
cảnh sống và luôn lạc quan.

Quy luận “chuyển hóa âm dương” tuy không sâu sắc bằng nhưng ta vẫn có
thể thấy nó biểu hiện qua các văn học dân gian như: trèo cao ngã đau, khổ tận
cam lai,…
* Triết lý Âm Dương đối với tư duy người Việt:
Một trong những tư duy đặc trưng của người Việt xuất phát từ triết lý Âm
Dương là tư duy “lưỡng phân lưỡng hợp”, âm dương luôn đi cùng với nhau. Tư
duy này được thể hiện rõ nét trong hầu hết các phương diện của người Việt khi mà
mọi thứ thường đi theo đôi theo cặp chứ ít khi nào đi đơn lẻ.Ví dụ như người Việt
cho rằng tổ tiên của mình là con cháu Rồng- Tiên, hay là loại bánh truyền thống
của Việt Nam là bánh chưng - bánh dày cũng được đi theo cặp để tượng trưng cho
trời và đất,… Ngay cả một số khái niệm văn hóa khi du nhập vào việc Nam cũng
được nhân đôi lên để phù hợp với lối tư duy này. Ví dụ như ông Tơ Hồng là người
cai quản chuyện nhân duyên ở Trung Hoa thì khi du nhập vào Việt Nam đã
trở thành ông Tơ - bà Nguyệt.

Bên cạnh đó thì hai hình vuông và tròn - biểu tượng cho Âm và Dương cũng
xuất hiện thành cặp trong đời sống văn hóa của người Việt với quạn niệm của sự
hoàn thiện. Ví dụ như khi chúc mừng người phụ nữ sau sinh thì người Việt có câu
“mẹ tròn con vuông” với ý mẹ con đều mạnh khỏe bình an, hay như trong đồng
tiền cổ Việt Nam sẽ có một lỗ vuông ở giữa.

* Ảnh hưởng của triết lý Âm Dương trong văn hóa ẩm thực người Việt:

Là một đất nước nằm ở khu vực thích hợp trồng trọt rất nhiều loại cây trái
nên Việt Nam có một nền ẩm thực vô cùng phong phú và hầu hết các món ăn đều
là sự kết hợp cầu kỳ của nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Sự kết hợp này không
chỉ chú ý hài hòa về mặt vị giác mà nó còn được suy xét nhiều về đảm bảo hài hòa
hai yếu tố Âm Dương. Sự hài hòa này được thể hiện ở ba phương diện.
Thứ nhất, các thành phần và cách chế biến phải đảm bảo sự cân bằng Âm
Dương trong món ăn. Người Việt phân biệt thức ăn theo năm mức từ Âm đến
Dương, đó là Hàn (lạnh), Lương (mát), Bình (trung bình), Ôn (ấm), Nhiệt (nóng).
Khi chế biến thức ăn cần tuân thủ nguyên tắc này để đảm bảo thức ăn ngon miệng
và tốt cho sức khỏe. Ví dụ như trong món cá kho với cá thuộc tính hàn thì người
Việt hay cho thêm một số nguyên liệu mang tính nhiệt như gừng, tiêu, ớt,…

Bữa cơm người Việt luôn kết hợp hài hóa yếu tố Âm Dương

Thứ hai, thức ăn đưa vào cơ thể cần đảm bảo sự cân bằng Âm Dương trong
cơ thể. Theo quan niệm của người Việt thì các bệnh tật sinh ra là do sự mất cân
bằng Âm Dương trong cơ thể nên khi bị ốm có thể giúp cơ thể khỏi bệnh bằng các
món ăn giúp điều chỉnh sự mất cân bằng này. Ví dụ như khi cơ thể bị cảm (quá
âm) thì nên ăn các món ăn thuộc nhiệt như nước gừng, cháo hành,…

Thứ ba, cần đảm bảo hài hòa Âm Dương giữa con người và môi trường
trong ẩm thực. Tùy vào môi trường mà nên chọn các loại món ăn phù hợp. Ví dụ
như trời nóng thì nên ăn các món có tính âm còn trời lạnh thì nên ăn các món ăn có
tính dương.
Ngoài ra, các món ăn đặc trưng trong các dịp lễ quan trọng của người Việt
thường hội đủ cả yếu tố Âm và Dương với ý nghĩa toàn vẹn hòa hợp. Ví dụ như
loại bánh phu thê xuất hiện trong ngày cưới của người Việt là loại bánh hình tròn
bọc trong khuôn hình vuông, ruột có dừa trắng, đậu vàng, mè đen, lá xanh, buộc
lạc đỏ. Đảm bảo có đầy đủ các yếu tố Âm Dương và Ngũ hành với hy vọng cuộc
sống hôn nhân hòa hợp, hạnh phúc.

Có thể thấy người Việt đã vận dụng những tư duy và lý giải của mình trong
văn hóa ẩm thực từ đó tạo nên những bữa ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng nhưng vẫn
mang nét đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước

* Ảnh hưởng của triết lý Âm Dương trong văn hóa trang phục của người
Việt:

Nếu trong ẩm thực người Việt coi trọng việc cân bằng Âm Dương thì ở một
số phương diện đời sống văn hóa khác người Việt lại có phần trọng Âm hơn. Điển
hình như trong trang phục truyền thống của người Việt thì thường có xu hướng
chọn các màu tối, nhã nhặn và được thiết kế với phong cách kín đáo, tế nhị. Ví dụ
như các trang phục xưa ở miền Bắc thường có màu nâu, màu gụ còn ở miền Nam
thì là màu đen. Đây cũng có thể xuất phát từđặc điểm ngoại hình của người Á
Đông với các nét đẹp mềm mại và nhu hòa chứ không phải là nét đẹp sáng chói rực
rỡ như người phương Tây. Và với các nét đẹp này thì người Á Đông thường cho
rằng nó sẽ thể hiện rõ nhất dưới một môi trường “thuộc Âm” khi mà mọi
thứ dường như tiềm ẩn dưới một lớp bụi mờ ảo.

Về sau với sự du nhập của văn hóa phương Tây - nơi cho rằng các vẻ đẹp
đến từ sự rực rỡ chói lọi, các trang phục của người Việt được cải tạo để có thể đưa
thêm các yếu tố dương vào. Có thể thấy rõ trong trang phục truyền thống của
người Việt thời hiện đại, là áo dài. Áo dài có thể nói là một trang phục hài hòa Âm
Dương mà vẫn tôn nên nét đẹp nhu hòa kín đáo của người Việt. Phần trên của áo
dài thường được may bó sát để tôn nên các đường nét cơ thể của người mặc, phần
dưới lại lơi ra để nét đẹp trở nên kín đáo và thướt tha hơn. Màu sắc của áo dài cũng
đa dạng và có nhiều màu rực rỡ hơn chứ không chỉ là những màu thâm hoặc nâu
như xưa

* Ảnh hưởng của triết lý Âm Dương trong văn hóa ở của người Việt:

Trong văn hóa ở của Việt Nam thì sự xuất hiện của triết lý Âm Dương cũng
thể hiện rõ nét qua cách người Việt xây nhà và tổ chức không gian cảnh quan. Các
kết cấu trong dựng nhà như “kèo-cột, đấu-củng, xà-bảy,..” luôn là sự kết hợp của
Âm Dương và là nét độc đáo trong kiến trúc người Việt xưa. Trong việc tổ chức
không gian cảnh quan quanh nhà thì người Việt thường có một cái ao, hồ hay
giếng là yếu tố Âm để cân bằng với yếu tố Dương là công trình ở. Bởi có như vậy
thì cuộc sống mới “người khang vật thịnh”. Ngoài ra khi xây nhà thì người Việt
thường coi trọng bên trái và các số lẻ hơn.

Bên cạnh đó thì khi làm nhà, chủ nhà thường coi trọng yếu tố phong thủy,
lựa chọn hướng nhà cho phù hợp với tuổi của gia chủ để giúp gia chủ có một cuộc
sống thuận lợi hơn. Việc này tuy hơi có phần mê tín nhưng nó đã hình thành trong
nếp sống của người Việt từ lâu và vẫn hiện vẫn được nhiều người coi trọng

* Ảnh hưởng của triết lý Âm Dương trong văn hóa tinh thần của người Việt:
- Về mặt tín ngưỡng:

Tín ngưỡng phồn thực cũng một lần nữa khẳng định sử ảnh hưởng của triết
lý Âm Dương đối với đời sống văn hóa người Việt. Ở Việt Nam, tín ngưỡng này
thờ cơ quan sinh dục nam và nữ ( Âm và Dương) và thờ hành vi giao phối (sự hài
hòa Âm Dương).

Với các tín ngưỡng đa thần khác thì người Việt thường lấy chất âm tính làm
căn bản, dẫn tới lối sống tình cảm trọng nữ. Một tín ngưỡng đặc trưng khác của
Việt Nam cũng thể hiện rõ tính chất này là tục thờ Mẫu. Ngoài ra một số tín
ngưỡng khác khi du nhập vào Việt Nam cũng có chút biến đổi cho phù hợp với tư
duy này của người Việt. Như là các vị Phật ở Việt Nam thường được nữ tính hóa
cũng như khi nhắc đến đạo Phật ở Việt Nam người ta thường để ý nhiều đến vị
Quan Thế Âm Bồ Tát

Với tư duy tin ngưỡng về con người thì người Việt cũng coi trọng mối quan
hệ giữa con người với Âm Dương đặc biệt là Âm. Theo người xưa, chết là việc
linh hồn đi sang cõi âm về với tổ tiên và người Việt cũng rất coi trọng Việt thờ
cúng tổ tiên. Người Việt thường tổ chức ngày giỗ hằng năm để tưởng nhớ người đã
mất. Vào các dịp Tết thì bên cạnh Việt ăn mừng năm mới thì người Việt còn coi nó
là dịp đưa các linh hồn người đã mất về đoàn tụ với gia đình.

- Về mặt phong tục:


Triết lý Âm Dương ảnh hưởng đến nhiều phong tục tập quán của người Việt
và rõ nét nhấtlà phong tục tang lễ. Trong tang lễ truyền thống người Việt chủ đa
phần dùng màu trắng(màu của hành Kim) thay vì màu đen như nhiều quốc gia
khác, các nghi thức cúng, đưa tiễn người chết đều được thực hiện theo đúng trình
tự ưu tiên của ngũ hành.

Trong các lễ hội truyền thống lớn của người Việt luôn có hai phần là phần lễ
và phần hội.Phần lễ thường là sự giao tiếp với thế giới âm với ý muốn cầu nguyện
và tạ ơn, còn phần hội là thời gian để mọi người vui chơi giao lưu với nhau thuộc
về phần dương.

- Nghệ thuật:
Nghệ thuật thanh sắc ở Việt Nam thường tuân thủ theo nguyên tắc đôi xứng
hài hòa, nghệ thuật múa thường theo các đội hình vuông tròn và xây dựng dựa trên
cơ sở tương quan giữa các yếu tố Âm Dương. Các nhịp điệu thường được chia theo
nhịp chẵn và nội dung cũng mang đậm tính trữ tình như tính cách đặc trưng của
người Việt Nam.

Trong văn học dân gian của người Việt luôn thể hiện rõ tư tưởng “trong âm
có dương trong dương có âm, âm cực sinh dương cực và dương cực sinh âm”. Ví
dụ như: không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời,…

* Nhận thức về con người và tự nhiên:


Theo triết lý Âm Dương thì con người cũng có phần Âm và phần Dương, hai
yếu tố này sẽ trong quan hệ tương sinh - tương khắc và đây chính là cơ sở để xây
dựng hệ thống chuẩn đoán và chữa bệnh theo Y học cổ truyền.

Về mặt tự nhiên thì người Việt khá coi trọng việc phân chia ngũ hành trong
tự nhiên và xem số 5 là một biểu tượng cần phải kính nể và kiêng dè. Chẳng hạn
người Việt thường sử dụng cờ hình vuông với năm màu sắc của ngũ hành trong các
lễ hội của mình. Hoặc treo tranh Ngũ hổ với ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh và
tọa trấn ở năm phương. Ngoài ra người Việt còn kiêng kỵ một số thứ liên quan tới
số năm như việc không khởi hành vào ngày 5.

=>Thông qua bài viết này chúng ta có thể hiểu được phần nào triết lý Âm
Dương là gì và sự ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hóa người Việt. Triết lý
Âm Dương đã du nhập vàoViệt Nam từ rất lâu và có những ảnh hưởng rất sâu sắc
trong hầu hết mọi mặt của đời sống văn hóa người Việt. Nó cũng chính là một
trong những cơ sở hình thành tính cách và lối tư duy đặc trưng của người Việt. Đó
là triết lý sống quân bình, tư duy lưỡng phân lưỡng hợp, các phong tục tín ngưỡng,
cách người Việt ăn ở, sinh hoạt cũng tuân thủ nghiêm ngặt theo những triết lý này.
Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển hiện và xu hướng hội nhập mạnh mẽ
như hiện nay thì việc hiểu biết và nhận diện được các đặc trưng văn hóa của dân
tộc là hết sực quan trọng. Nó sẽ góp phần giữ vững những giá trị truyền thống của
dân tộc nhưng vẫn đảm bảo tính hài hòa với các nền văn hóa du nhập khác.

You might also like