You are on page 1of 11

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


Khoa Ngữ văn Anh

BÀI THU HOẠCH


MÔN CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Huyền


MSSV: 19LT701022
Lớp: 19LT19A
GVHD: Trần Phú Huệ Quang
Văn hoá nói chung và văn hoá
Việt Nam nói riêng ẩn chưa rất
nhiều điều thú vị. sau khi hoàn
thành xong môn học Cơ sở văn hoá
Việt Nam, tôi đã cảm thấy mình có
được cái nhìn rộng hơn, bao quát
hơn nhưng cũng rõ ràng và chi tiết
hơn về văn hoá nước nhà. Sau quá
trình học môn Cơ sở văn hoá Việt
Nam, tôi cảm thấy mình có quá
nhiều điều chưa biết về văn hoá của
chính dân tộc mình. Và một trong
những đề tài thú vị nhất về văn hoá
Việt Nam đó là triết lí âm dương
trong văn hoá Việt. Trong bài viết
này, tôi xin được nói về các nội
dung sau đây về triết lí âm dương:
I. Khái niệm triết lí âm dương
II. Các quy luật của triết lí âm dương
III.Triết lí âm dương trong văn hoá Việt
Xin được bắt đầu bằng những khá niệm về triết lí âm dương.

I. Khái niệm triết lí âm dương:


Việt Nam là một mước có khí hậu nóng, có nguồn nước và đất đai trù phú nên
từ khi khai thiên lập địa, Việt nam là một nước có nông nghiệp rất phát triển. Qua
quá trình trồng trọt và quan sát thiên nhiên, con người ta đã nhận ra có những cặp
đối lập nhưng lại rất gắn kết với nhau như Mẹ - Cha và Đất - Trời. Quan qua trình
lao động người ta cũng nhận ra rằng hai hình thái sinh sản này có cùng một bản
chất: Đất được đồng nhất với mẹ, còn trời được đồng nhất với cha. Việc hợp nhất

1
Nguyễn Ngọc Huyền – 19LT701022
của hai cặp "mẹ -cha" và "đất - trời" chính là sự khái quát hóa đầu tiên trên con
đường dẫn tới triết lí âm dương.
Chính từ quan niệm âm dương với hai cặp đối lập gốc "mẹ - cha” và "đất
-trời" này, người xưa đã dần dần suy ra vô số những đối lập mà, đến lượt mình, lại
trở thành cơ sở để suy ra những đối lập mới ví dụ như ban ngày sáng thuộc dương,
ban đêm tối thuộc âm, mùa hè nóng thuộc dương, mùa đông lạnh thuộc âm. Hay
Từ cặp “mẹ - cha” (nữ - nam) có thể suy ra được giống cái có tiềm năng mang thai
và sau khi sinh thì con gắn bó với mẹ cho nên về loại số, tuy một mà hai, âm ứng
với số chẵn; giống đực thì không có khả năng ấy, cho nên dương ứng với số lẻ.
Từ đây ta có thể suy ra Âm và Dương không phải là vật chất cụ thể, không
gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật, sự việc xung quanh,
rộng hơn là trong toàn vũ trụ. Là hai khái niệm để chỉ hai thực thể đối lập ban đầu
tạo nên toàn bộ vũ trụ, mâu thuẫn thống nhất, trong dương có mầm mống của âm
và ngược lại. Và mọi tai họa, bệnh tật, tai nạn của con người hay trong vũ trụ xảy
ra cũng là do không điều hòa được hai lực lượng ấy, ví dụ nếu ăn quá nhiều đồ
nóng (dương) cũng gây ra bệnh tật, hay ăn quá nhiều đồ lạnh, mát (âm) cũng gây ra
thương hàn.
Ta có thể thấy, âm thể hiện cho những gì yếu đuối nhỏ bé, tối tăm, thụ động,
nữ tính, mềm mại ... đối lập nó là dương thể hiện sự mạnh mẽ, ánh sáng, chủ động,
nam tính, cứng rắn. Nhờ vậy, chúng ta có thể xác định tính âm hay dương của mỗi
sự vật hiện tượng. Tuy nhiên, việc xác định âm hay dương ở mỗi sự vật là điều
không dễ dàng. Chính vì vậy, qua quá trình quan sát, người ta đã tím ra quy luật
của triết lí âm dương.

II. Các quy luật của triết lí âm dương:


1. Quy luật về thành tố:
Ta có thể thấy rõ ràng rằng, tiềm ẩn trong nam giới (dương) có những tính dịu
dàng hay ấm áp của nữ (âm); ngược lại trong nữ giới (âm) cũng có những tính

2
Nguyễn Ngọc Huyền – 19LT701022
mạnh mẽ (dương) nhất định nào đó. Nên việc sự vật này là âm hay dương là không
rõ ràng.
Từ ví dụ trên ta có thể thấy rằng không có gì hoàn toàn âm hay không có gì
hoàn toàn dương cả mà chính là trong âm có dương, trong dương có âm. Nên việc
xác định âm dương của một sự vật mang tính tương đối.
Dó đó, khi muốn xác định tính âm dương của một vật, một hiện tượng nào đó
ta cần có một đối tượng để so sánh nó. Ví dụ trái đất so với mặt trời thì trái đất là
âm vì nó nhỏ, không có ánh sáng, nhưng khi so trái đất với mặt trăng thì trái đất là
dương vì trái đất có sự sống, có sự vận động và chuyển hoá còn mặt trăng thì
không. Tuy nhiên, không phải cứ xác định được đối tượng so sánh rồi là có thể xác
định được tính chất âm dương của chúng. Vậy nên, để xác định tính chất âm dương
của một vật, sau khi xác định được đối tượng so sánh ta còn cần phải xác định cơ
sở so sánh. Ví dụ khi so sánh gỗ và nước, xét về độ cứng thì gỗ là dương và nước
âm vì nó mềm hơn, tuy nhiên, khi xét về mặt động thì nước chuyển động nên nước
là dương còn gỗ không chuyển động được nên gỗ là âm.
2. Quy luật quan hệ:
Ban ngày sáng, là dương, nhưng cuối ngày trời dần tối lại chuyển sang đêm
tối (âm). Chúng ta sẽ không thấy ranh giới rõ ràng giữa âm và dương mà chỉ thấy
sự chuyển biến qua lại giữa hai tính chất này trong cũng một sự vật, hiện tượng. Rõ
ràng nhất ta có thể thấy ở Việt Nam có khí hậu nóng (dương) nhưng lại phát triển
trồng trọt (âm) hay nước đá rắn (dương) nhưng khi tan chảy thành nước bình
thường (âm).
Từ đây ta có thể nói âm và dương là hai tính chất gắn bó với nhau, chuyển
hoá nhau, âm cực thì sẽ sinh dương mà dương cực sẽ sinh âm.
Sau đây xin được kèm theo hình ảnh của biểu tượng âm dương để có thể thấy
rõ được sự chuyển hoá này:

3
Nguyễn Ngọc Huyền – 19LT701022
Hình 1. Hình ảnh biểu tượng triết lí âm dương

III. Triết lí âm dương trong văn hoá Việt:

Hình 2. Hình ảnh minh hoạ, một bữa ăn của người Việt
Có một điều không thể phủ nhận đó là triết lí âm dương đã chi phối rất nhiều
đến đời sống và văn hoá của người Việt Nam từ tính cách của người việt, ẩm thực,
phong tục, kiến trúc, v.v… .
Người Việt tin rằng sự cân bằng giữa âm và dương mang lại sự mạnh khoẻ
trong chính cơ thể con người. Sự cân bằng âm dương, tạo ra lối ứng xử uyển
chuyển làm nên sự hoà thuận trong gia đình và xã hội. Hơn thế nữa, giữ vững sự
cân bằng âm dương tức là con người sống hài hoà với thiên nhiên tạo ra môi
trường thuận lợi để canh tác nông nghiệp, đặc biệt là lúa nước, vun đắp cho đời
sống nông nghiệp trù phú, mùa màng luôn bội thu. Và cũng từ đây cho thấy ước
mơ của người Việt luôn hướng tới sự sinh sôi nảy nở của hoa màu, cây trồng và
chính con người nữa. Trong bài này, xin được phân tích sự ảnh hưởng của triết lí
4
Nguyễn Ngọc Huyền – 19LT701022
âm dương đến các phương diện sau: tính cách con người, ẩm thực, kiến trúc,
phong tục của Việt Nam.
1. Sự ảnh hưởng của triết lí âm dương đến tính cách của người Việt:
Người Việt Nam nhận thức về hai quy luật của triết lí âm dương rất rõ. Do đó
người Việt có lối sống quân bình được thể hiện rất rõ. Ta có có thể thấy rằng người
Việt cố gắng giữ sự hài hoà, sự hài hoà này không chỉ trong chính cơ thể mỗi con
người, giữa người với người mà còn giữa người với thiên nhiên.
Trong cuộc sống hằng ngày, người Việt cố gắng cân bằng các yếu tố như thức
ăn có âm có dương, hài hoà, không ăn toàn đồ bổ cùng một lúc, ví dụ khi ăn trứng
lộn là thức ăn có nhiều tính hàn (âm) thì lại phải ăn cùng rau răm có tính ấm
(dương). Hoặc người Việt cũng cố gắng sống rất nhu hoà với mọi người xung
quanh.
Người Việt nhận thức sâu sắc rằng, sự hoà thuận với thiên nhiên sẽ mang lại
sự thuận lợi trong canh tác nông nghiệp và sự bội thu của mùa màng cũng từ đây
mà ra. Ví như họ trồng cây trên đất, lấy dinh dưỡng từ đất để nuôi cây trồng của họ
nhưng họ cũng cố gắng vun bón cho đất, hay ví như mùa nào họ trồng thức đó
thuận theo khí hậu mỗi mùa, thuận theo tự nhiên.
Triết lí quân bình âm dương này cũng tạo cho người Việt Nam một khả năng
linh hoạt cao. Người Việt Nam thích nghi rất tốt với hầu hết moi hoàn cảnh. Đi
khắp mọi miền Bắc Trung Nam, ta sẽ thấy đâu đâu cũng có người di cư đến định
cư cả nhưng họ sống rất ôn nhu với mọi thứ xung quanh, cho thấy sự thích nghi với
môi trường sống rất tốt. Thêm vào đó, mỗi vùng có một khí hậu khác nhau, mỗi
vùng có một sự khắc nghiệt khác nhau nhưng vừng nào cũng có người định rất lâu
đời, nhiều thế hệ gắn liền với nơi ấy. Và dù cho khí hậu khắc nghiệt như thế nào,
mỗi vùng đều có thể canh tác trồng trọt và tạo ra những đặc sản riêng biệt cho mỗi
vùng. Ví dụ như ở Ninh Thuận, đất rất cằn cõi, nắng rất gắt và nóng quanh năm
nhưng kể cả khi khí hậu khắc nghiệt như vậy người dân Ninh thuận vẫn trồng trọt
và canh tác được loại nông sản riêng đó là nho. Dưới đây là hình ảnh những cây

5
Nguyễn Ngọc Huyền – 19LT701022
nho tươi tốt được trồng trọt từ mảnh đất cằn cõi và nắng rát Ninh Thuận, như là
một ví dụ về sự thích nghi của người Việt với thiên nhiên.

Hình 3. Cây nho Ninh Thuận


Không những trong sản xuất, trong kho tàng ca cao dân gian Việt Nam cũng
khắc hoạ rất rõ nét về triết lí âm dương này. Những quan niệm từ rất rất lâu đời,
nhưng ngày nay vẫn còn dùng rất phổ biến. những quan niệm về sự tồn tại song
hành trong âm có dương trong dương có âm như:
- Trong rủi có may.
- Không ai giàu ba họ không ai khó ba đời.
Hay những quan niệm về sự chuyển hoá âm dương, nhận quả chẳng hạn:
- Trèo cao ngã đau;
- Yêu nhau lắm, cắn nhau đau;
- Con vua thì lại làm vua,
- Con sãi ở chùa lại quét lá đa,
- Bao giờ dân nổi can qua,
- Con vua thất thế lại ra quét chùa... 
Đặc biệt, có thể thấy biểu tượng vuông tròn xuất hiện rất nhiều trong ca dao
tục ngữ. Xin nêu ra đây một số câu ví dụ:
- Mẹ tròn con vuông.

6
Nguyễn Ngọc Huyền – 19LT701022
- Ba vuông sánh với bảy tròn, Đời cha vinh hiển, đời con sang giàu.
Hình ảnh vuông tròn cũng xuất hiện khá nhiều trên hoạ tiết quần áo các dân
tộc thiểu số. Ví dụ hoa văn trên khăn tay của người Mông xứ Thanh:

Hình 4. Hoa văn trên khan tay người Mông xứ Thanh


Không chỉ trong nhận thức, tính cách con người Việt mà trong nhiều phương
diện khác trong đời sống sự ảnh hưởng của triết lí âm dương cũng rất rõ nét. Tiếp
theo là sự ảnh hưởng của triết lí âm dương trong ẩm thực của Việt Nam.
2. Sự hài hoà âm dương trong ẩm thực người Việt:
Để chống chọi với khí hậu nóng, người Việt đã sử dụng rất nhiều rau xanh
làm nguyên liệu cho bữa ăn. Thường các món thịt được nấu kèm với các loại rau
củ quả, một phần để tăng lượng rau xanh trong bữa ăn, và một phần để dung hoà
tính âm dương của lương thực.
Người Việt đã sớm ý thức về âm dương khi chế biến món ăn. Để tạo nên sự
hài hòa âm dương trong cơ thể, ngoài viê ̣c ăn các món đã được chế biến có tính
đến sự quân bình âm dương, người Viê ̣t Nam còn sử dụng các thức ăn như những
vị thuốc để điều chỉnh sự mất quân bình âm dương trong cơ thể. Mọi bênh
̣ tâ ̣t đều
xuất phát từ nguyên nhân gốc là sự mất quân bình âm dương trong cơ thể; vì vâ ̣y,
mô ̣t người bị ốm do quá âm cần được cho ăn đồ dương và ngược lại, ốm do quá
dương sẽ được cho ăn đồ âm để khôi phục lại sự cân bằng đã mất. Ví dụ như khi bị
nóng trong người (quá dương), người Việt thường bổ sung cho cở thể những thức

7
Nguyễn Ngọc Huyền – 19LT701022
ăn có tính mát, hàn (âm) để cân bằng lại như nước chanh giải nhiệt, nước mát từ
các loại cây cỏ, hay canh chua có tính mát.
Xin được giới thiệu một món ăn vô cùng đơn giản nhưng đậm sự hoà của
triết lí âm dương – canh rau cải tính hàn (âm) nấu với dừng ấm (dương):

Hình 5. Canh cải nấu gừng.


3. Triết lí âm dương và các nghi lễ, phong tục ở Việt Nam:
Ở Việt Nam có rất nhiều lễ tết và lễ hội. Không chỉ lễ Tết mà lễ Hội cũng
mang nhiều dấu ấn của tư tưởng âm dương. Các lễ hội luôn có sự quân bình giữa
phần lễ và phần hội, giữa phần linh thiêngvới phần thế tục. Ví dụ lễ hội Ka- tê của
dân tộc Chăm, Ninh Thuận. Sau khi tổ chức cũng kiếng các vị thần(phần lễ), người
Chăm thường tổ chức các trò chơi và múa hát (phần hội).
Người Việt Nam quan niệm rằng chết là về thế giới bên kia, về cõi vĩnh
hằng, không phải là sang cõi âm mà là về cõi âm-về nơi gốc gác của con người –
hay “sống gửi thác về”. Người Việt cũng tin rằng ở thế giới bên kia, con người sẽ
tiếp nhận hậu quả (hay quả trong nhân quả) của cuộc sống trước đó do bản thân họ
tạo ra. Vì vậy, trong cuộc sống hiện tại, con người luôn cố gắng sống tốt hơn với
nhau để khi sang thế giới bên kia họ sẽ được hưởng những điều tốt đẹp: những
người theo Phật giáo thì quan niệm chết là được lên Niết Bàn, các tín đồ Công giáo
lại tin rằng linh hồn được lên Thiên Đàng. Có thể thấy, việc xem cái chết như là sự
đưa tiễn người quá cố về thế giới khác và thói quen sống bằng tương lai chính là
một sản phẩm của triết lí âm dương. Xuất phát từ truyền thống “uống nước nhớ
8
Nguyễn Ngọc Huyền – 19LT701022
nguồn”, và hơn hết, do ảnh hưởng của triết lí âm dương, người Việt lại rất coi
trọng việc tang ma. Vì chính cõi dương trần là cõi ta đang sống và cõi âm là cõi
sau khi chết về, hai cõi này tồn tại song song với nhau. Ngoài ra, việc tang chính là
“việc hiếu”, thể hiện tình cảm của người đang sống đối với người quá cố. Từ lâu,
vấn đề tang lễ đã trở thành một quy phạm đạo đức, được xây dựng thành các nghi
thức và trở thành một phong tục tập quán của người Việt.

IV. Phần tổng kết:


Triết lí âm dương từ lâu đã gắn có rất mật thiết trong văn hoá Việt Nam, hay
nói cách khác văn hoá Việt được xây dựng trên rất nhiều tính chất của triết lí âm
dương. Triết lí âm dương mang lại những tác động rất cực đến văn hoá, đến tư duy,
tính cách của người Việt như trong văn hóa giao tiếp, người Việt sống trọng tình
cảm, trong ứng xử họ luôn coi trọng cái tình. Chính vì vậy, trong cuộc sống người
Việt cố gắng không để mất lòng ai, học thuyết sống quân bình đã thấm nhuần trong
máu thịt. Thuyết Âm dương đã tạo cho người Việt một lối sống linh hoạt với khả
năng thích nghi cao trong mọi hoàn cảnh. Dù khó khăn đến đâu họ cũng không
chán nản, sống bằng tinh thần lạc quan và hướng đến tương lai. Đó là một nét đẹp
trong đời sống văn hóa tinh thần và tạo nên bản sắc riêng cho dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một cách thực tế và khách quan để thấy những
mặt hạn chế khi lạm dụng hay sử dụng thuyết âm dương chưa phù hợp gây ra
những sai lầm và tiêu cực điểm hình như từ trọng sự quân bình, đưa đến tư tưởng
bình quân chủ nghĩa và thái độ nước đôi theo kiểu: “hòa cả làng; dĩ hòa vi quý;
chín bỏ làm mười”. Đó là bên cạnh sự linh hoạt, giỏi ứng phó là sự tùy tiện, đại
khái, làm không đến nơi đến chốn, thờ ơ, vô trách nhiệm và hậu quả của nó là
nhiều công trình dang dở, thiếu đồng bộ. Tính lạc quan cũng nhiều khi đưa đến sự
tự mãn, thiếu thực tế.
Do đó việc của chúng ta là cố gắng giữ vững nét văn hoá và cố gắng để thuyết
âm dương không bị mất đi theo thời gian. Phải phát huy thế mạnh, những cách
nghĩ đúng, cách suy luận, ứng dụng đúng với triết lí âm dương, phù hợp với hiện

9
Nguyễn Ngọc Huyền – 19LT701022
tại thực tế. Có như vậy ta mới có thể vừa bảo tồn được văn hoá nước nhà vừa góp
phần tích cực vào xây dựng đất nước trong tình hình hiện đại mới.

…… Hết ……

10
Nguyễn Ngọc Huyền – 19LT701022

You might also like