You are on page 1of 4

Đề bài: Trình bày văn hóa nhận thức vũ trụ của người Việt.

So sánh với văn hóa nhận thức


vũ trụ của người Trung Hoa.

1.Tư tưởng xuất phát về bản chất của vũ trụ: Triết lí âm dương
1.1. Triết lí âm dương: Bản chất và khái niệm
Trên thực tế, “khái niệm âm dương có nguồn gốc từ phương Nam”- những vùng đất của
nền văn minh nông nghiệp. Cư dân ở nền văn minh này luôn mong muốn mùa màng thật bội thu
và gia đình sung túc, tức là coi trọng sự sinh sôi nảy nở của hoa màu và con người. Trời đất
thuận hòa thì hoa cỏ tốt tươi, mùa màng bội thu; cha mẹ hòa hợp thì con cháu đầy đàn vì vậy nên
mới sinh ra hai cặp đối lập Đất-Trời và Cha-Mẹ.
Vậy bản chất của Triết lý âm dương cũng chính là từ ý thức về cặp đối lập “cha-mẹ” và
“trời-đất”, người ta cũng nhận ra hai hình thái sinh sản này có cùng một bản chất. Đất được đồng
nhất với người mẹ, còn trời được đồng nhất với cha. Việc hợp nhất hai cặp “cha-mẹ” và “trời-
đất” chính là sự khái quát đầu tiên trên con đường dẫn đến triết lý âm dương. Và cũng từ hai cặp
đối lạp này, người ta dần dần suy ra những cặp đối lập mới như “nóng-lạnh”hay “sáng-tối”...
Như vậy, có thể hiểu Triết lý âm dương là sản phẩm trừu tượng hóa từ ý niệm và ước mơ
của cư dân nông nghiệp về sự sinh sản của hoa màu và con người.
1.2. Hai quy luật của triết lí âm dương
1.2.1. Quy luật về THÀNH TỐ
Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương và trong dương có âm
Ta có ví dụ để chứng minh quy luật này. Trong cái nắng sẽ luôn tiềm ẩn mưa, tức là nắng
thuộc dương nhưng nắng nhiều sẽ có mưa do hơi nước bốc hơi lên ngưng tụ thành mây tạo mưa
lạnh thuộc ấm. Ví dụ này cho thấy rằng việc xác định một vật là dương hay âm chỉ mang tính
tương đối, trong sự so sánh với một vật khác. Từ đây suy ra hai hệ quả phục vụ cho việc xác định
bản chất âm dương của một đối tượng.
Một là, muốn xác định tính chấm âm dương của một vật, trước hết phải xác định được đối tượng
so sánh. Ví dụ khi so sánh với Mặt trăng thì Trái đất là dương nhưng khi xét trong mối quan hệ
với Mặt trời thì Trái đất lại là âm. Nhờ có sự so sánh này mà ta có thể xác lập được những thang
độ âm dương cho từng lĩnh vực. Tuy nhiên,không phải cứ xác định được đối tượng so sánh là có
thể xác định được tính chất âm dương của chúng.
Hai là, để xác định được tính chất âm dương của một vật, sau khi xác định đối tượng so sánh,
còn phải xác định cơ sở so sánh. Đối với cùng một cặp hai vật, với các cơ sở so sánh khác nhau
sẽ cho ta những kết quả khác nhau. Ví dụ, một người phụ nữ so với một người nam xét về giới
tính là âm nhưng khi xét về tính cách có thể lại là dương.
1.2.2. Quy luật về Quan hệ
Âm và dương luôn gắn bó mật thiết với nhau và chuyển hóa cho nhau: âm cực sinh dương,
dương cực sinh âm.
Cụ thể hơn, ta có thể nhận ra rằng, ngày và đêm, tối và sáng, nắng và mưa, nóng và
lạnh… luôn chuyển hóa cho nhau. Ở xứ nóng (dương) phát triển ngành nghề trồng trọt (âm),
trong khi đó ở xứ lạnh (âm) lại phát triển ngành nghề chăn nuôi (dương).
Trong thực tế, ta cũng có thể gặp nhiều cặp khái niệm mà ngay cả sau khi đã vận dụng
hai quy luật của triết lí âm dương, việc xác định bản chất âm dương của chúng vẫn không dễ
dàng gì hơn bởi lẽ chúng còn bị chi phối bởi những quan niệm xã hội.
1.3 Triết lí âm dương và tính cách người Việt
Như đã nói ở trên, từ hai cặp đối lập gốc”cha-mẹ” và “đất-trời”, người ta dần suy ra hàng
loạt cặp đối lập như những thuộc tính của âm dương. Lối tư duy đó tạo nên quan niệm lưỡng

1
phân lưỡng hợp. Đây là quan niệm có phần chất phác và thô sơ về thế giới, dựa trên cơ sở các
cặp đối lập rõ nét. Ở người Việt Nam, Tư duy lưỡng phân lưỡng hợp được bộc lộ rất đậm nét qua
khuynh hướng cặp đôi ở khắp nơi: từ tư duy đến cách sống, từ các dấu vết cổ xưa đến những thói
quen hiện đại.
Thứ nhất, trong khi trên thế giới, vật tổ của các dân tộc thường là một loài động vật cụ thể (chim
ưng, đại bàng, chó sói,...) thì vật tổ của người Việt là một cặp đôi trừu tượng Tiên-Rồng.
Thứ hai, ở Việt Nam, mọi thứ thường đi đôi từng cặp theo nguyên tắc âm dương hài hòa: ông
Đồng - bà Cốt, đồng Cô - đồng Cậu,... Lối tư duy âm dương đã khiến người Việt nói đến đất, núi
liền nghĩ ngay đến nước, nói đến cha liền nghĩ ngay tới mẹ.
Thứ ba, đối với người Việt, Tổ quốc là một khối âm dương: Đất-Nước, Núi-Nước, Non-Nước,
Lửa-Nước.
Thứ tư, ngay cả những khái niệm vay mượn đơn độc khi vào Việt Nam cũng được nhân đôi
thành cặp. Ví dụ, Trung Quốc có ông Tơ Hồng thì vào Việt Nam được biến thành ông Tơ bà
Nguyệt,...
Thứ năm, biểu tượng âm - dương được dùng phổ biến nhất hiện nay được đặt từ đầu Công
nguyên. Trong khi đó, người Việt giữ biểu tượng âm dương từ lâu đời hơn - biểu tượng vuông
tròn. Có vuông có tròn, tức là có âm có dương; nói đến vuông tròn là nói đến sự hoàn thiện.
1.4 Hai hướng phát triển của Triết lí Âm dương
Cùng xuất phát từ hai nguyên lí âm dương, người xưa đã theo hai ngả khác nhau để có hai sản
phẩm rất khác nhau là Ngũ hành và Bát quái. Một hướng gọi âm dương là Lưỡng nghi và bằng
phép phân đôi thuần túy, đã sản sinh ra những mô hình vũ trụ chặt chẽ với số lượng thành tố
chẵn. Kinh Dịch trình bày nguyên lí hình thành vũ trụ dưới dạng: Thái cực sinh lưỡng nghi,
lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái biến hóa vô cùng. Trong chuỗi này
không có chỗ đứng cho Ngũ hành. Hướng thứ hai tạo nên những mô hình vũ trụ bí ẩn với số
lượng thành tố lẻ. Tư duy số lẻ dường như là nét đặc thù cuả người nông nghiệp phương Nam.
Dân gian Việt Nam rất thích dùng cách nói với các số lẻ: 3 mặt 1 lời, 3 hồn 7 vía, 5 lần 7 lượt,
túm 5 tụm 3,... Đồng thời người Việt cũng sợ số lẻ, nên rất kiêng các số 3,5,7 và các số có tổng
bằng 5.
2. Cấu trúc không gian của vũ trụ: Mô hình tam tài - ngũ hành
2.1. Tam tài
Tam tài là khái niệm bộ ba, “ba phép”: Thiên-Địa-Nhân. Các cặp âm dương tưởng chừng
riêng rẽ như trời-đất, trời-người, đất-người thực ra có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau, tạo nên
một loại mô hình hệ thống gồm ba thành tố. Trong tam tài “Trời-Đất-Người” này, Trời dương,
Đất âm, còn Người ở giữa (âm so với Trời nhưng Dương so với Đất)
2.2. Những đặc trưng khái quát của Ngũ hành
Các yếu tố quan trọng trong đời sống nông nghiệp bao gồm: đất (thổ); nước (thủy); lửa
(hỏa); cây (mộc); kim loại (kim). Từ những vật chất cụ thể và thiết thực ban đầu, ý nghĩa của
chúng được phức tạp hóa thành các ý niệm trừu tượng, đa nghĩa kết hợp trong hai bộ tam tài
“Thủy-Hỏa-Thổ” và “Mộc-Kim-Thổ”, trong đó Thổ là yếu tố chung. Kết hợp chúng lại, ta được
một Bộ Năm với số mối quan hệ đa dạng và phong phú hơn hẳn, trong đó “Thủy-Hỏa” là một
cặp âm dương đối lập rõ rệt, “Mộc-Kim” là cặp thứ hai, “Thổ” ở giữa điều hòa. Do có mức độ
trừu tượng hóa cao, Ngũ hành không phải là 5 yếu tố mà là 5 loại vận động (hành = sự vận
động).
2.3. Hà Đồ - Cơ sở của Ngũ hành
Hà Đồ là một hệ thống gồm những nhóm chấm đen hoặc trắng được xếp theo những cách
thức nhất định. Những nhóm chấm-vạch ấy là những kí hiệu biểu thị 10 số tự nhiên từ 1 đến 10 ở

2
thời kì chưa có chữ viết nhưng đã xuất hiện triết lí âm dương, bưởi lẽ các chấm trắng chính là số
lẻ (số dương) và các chấm đen biểu thị số chẵn (số âm). Hà Đồ là sản phẩm mang tính triết lí sâu
sắc của lối tư duy tổng hợp. Trước hết, đó là sự tổng hợp giữa số học và hình học. Thứ hai, đây
là sự tổng hợp cuộc đời các con số với cuộc sống của con người (1-5:số sinh; 6-10: số thành).
Con số 5 ở chính giữa là “thành thiên lưỡng địa”.
2.4. Ngũ Hành theo Hà Đồ
Trong sự tồn tại và phát triển của mình, Hà Đồ đã trở thành cơ sở cho việc tạo nên Ngũ
Hành. Mỗi phương - mỗi nhóm số Hà Đồ tiếp nhận một hành tương ứng. Ngũ Hành xây dựng
như thế chính là mô hình 5 yếu tố về cấu trúc của không gian. Sự sắp xếp các hành theo phương
cho thấy rõ nguồn gốc nông nghiệp của Ngũ hành. Như vậy, các hành được sắp xếp theo thứ tự
của Hà Đồ - đó là thứ tự Thủy-Hỏa-Mộc- Kim-Thổ. Giữa các hành có quan hệ tương sinh: Thủy
sinh Mộc; Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim; Kim sinh Thủy. Ngũ hành tương sinh
thực chất là sự chi tiết hóa quan hệ âm dương chuyển hóa. Giữa các hành còn có quan hệ tương
khắc theo các cặp: Thủy khắc Hỏa; Hỏa khắc Kim; Kim khắc Mộc; Mộc khắc Thổ; Thổ khắc
Thủy
2.5. Ứng dụng của Ngũ Hành
Ngũ hành có ứng dụng rất rộng. Sở dĩ như vậy là vì như đã nói, các hành trong Ngũ hành
là những khái niệm vừa cụ thể vừa trừu tượng, chúng rất đã nghĩa.Trong truyền thống văn hóa
dân gian, ta có thể gặp rất nhiều ứng dụng của Ngũ hành. Ngũ hành được dùng làm bùa ngũ sắc,
trẻ em thường đeo để trị tà ma; Tranh ngũ hồ giúp trấn giữ ngũ phương “Ngũ dinh quan lớn”.
3. Triết lí về cấu trúc thời gian của vũ trụ: Lịch âm dương và hệ can chi
3.1. Lịch và lịch âm dương
Có 3 loại lịch cơ bản: Lịch thuần dương, Lịch thuần âm và Lịch âm dương.
Lịch thuần âm xuất phát từ văn hóa Lưỡng Hà, dựa theo chu kỳ mặt trăng, một năm âm có 354
ngày (ít hơn thuần dương 11 ngày). 3 năm thì lịch thuần âm hơn dương lịch 1 tháng, 236 năm thì
sẽ nhanh hơn 1 năm.
Lịch thuần dương phát sinh từ văn hóa Ai Cập (lưu vực sông Nii), dựa theo chu kỳ mặt trời. Một
năm có 365,25 ngày.
Lịch âm dương (lịch của Á Đông) là sản phẩm kết hợp của lối tư duy tổng hợp, nó đã kết hợp
được cả chu kỳ mặt trăng lẫn mặt trời. Gồm 3 giai đoạn sau: Thứ nhất, định các ngày trong tháng
theo mặt trăng bằng sóc vọng (Sóc=bắt đầu - ngày mùng 1 hàng tháng; Vọng=ngẩng mặt nhìn
mặt trăng - ngày rằm 15 hàng tháng). Thứ hai, định các tháng trong năm theo mặt trời: xác định
bằng các tiết, một năm gồm 4 tiết: đầu tiên là Đông chí - Hạ chí (ngày lạnh nhất và nóng nhất),
sau đó thêm Thu Phân, Xuân Phân. Sau đó thêm 4 ngày đầu của 4 tiết: lập Xuân, lập Hạ, lập
Thu; lập Đông. Sau đó phân nhỏ, tổng cộng có 24 tiết. Sau này trở thành những ngày Tết. Thứ
ba, điều chỉnh bằng chu kỳ. Vì mỗi năm theo mặt trời dài hơn mặt trăng, nên sau 3 năm sẽ điều
chỉnh bằng cách đặt 1 tháng nhuận. Muốn tính năm nhuận, ta lấy năm đó chia cho 19, số dư là
0,3,6,9,11,14,17 thì đó là năm nhuận.
3.2. Hệ đếm can chi
Hệ Can gồm 10 yếu tố: giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Qúy. Lấy số 5
làm gốc phối hợp với âm dương (5x2) tạo thành, hệ can còn gọi là thiên can hoặc thập can. Hệ
Chi còn được gọi là Thập Nhi Chi hoặc Địa Chi. Tên mỗi chi ứng với một con vật thân thuộc
với con người. Nó còn được dùng để tính giờ (từ 23-1h sáng là giờ Tý…). Kết hợp Can và Chi
với nhau được hệ đếm 60 đơn vị được gọi là Can Chi hay Lục giáp. Sự kết hợp giữa Can và Chi
theo nguyên tắc ghép các can chi “đồng tính” (tức là âm với âm, dương với dương). 60 năm được
gọi là một hội.

3
4. So sánh văn hóa nhận thức vũ trụ của người Việt Nam với người Trung Hoa
Cả Việt Nam và Trung Quốc đều có những điểm tương đồng về trong văn hóa nhận thức
vũ trụ. Trước hết, xét đến triết lý Âm Dương, cả hai nền văn hóa đều chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi
triết lý Âm Dương, coi đây là quy luật vận hành cơ bản của vũ trụ. Âm Dương tương hỗ, chuyển
hóa, tạo nên sự cân bằng và biến đổi trong tự nhiên và xã hội. Bên cạnh đó, cả hai đều sử dụng
thuyết Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) để giải thích sự cấu tạo và vận hành của vũ trụ,
cũng như mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố tự nhiên và con người. Ngoài ra, cả hai cũng
đều có quan niệm về Tam tài (Thiên - Địa - Nhân) thể hiện sự kết nối và tương tác giữa con
người với trời đất, con người là một phần trong vũ trụ và cần sống hòa hợp với tự nhiên. Hơn
nữa, cả hai nền văn hóa đều sử dụng lịch âm dương dựa trên chu kỳ của mặt trăng và mặt trời để
xác định thời gian, thể hiện mối quan tâm đến sự vận hành của vũ trụ.
Tuy nhiên, hai nền văn hóa đều có những điểm khác biệt nhất định. Thứ nhất, xét về
nguồn gốc, văn hóa nhận thức vũ trụ của người Việt Nam có nguồn gốc từ văn hóa bản địa, kết
hợp với ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Trong khi đó, văn hóa nhận thức vũ trụ của người
Trung Hoa có nguồn gốc từ Nho giáo, Đạo giáo và các triết thuyết cổ đại khác. Trong khi trọng
tâm của văn hóa nhận thức vũ trụ của người Việt Nam thiên về sự hòa hợp với tự nhiên, đề cao
tính cộng đồng và tinh thần hướng thiện. Trong khi đó, văn hóa nhận thức vũ trụ của người
Trung Hoa thiên về triết lý, lý giải về nguồn gốc vũ trụ và đạo lý làm người. Văn hóa nhận thức
vũ trụ của người Việt Nam thể hiện qua các nghi lễ tín ngưỡng, phong tục tập quán, đời sống tinh
thần. Trong khi đó, văn hóa nhận thức vũ trụ của người Trung Hoa thể hiện qua các tác phẩm
triết học, văn học, nghệ thuật, kiến trúc. Ví dụ có thể thấy phong thủy được ứng dụng rộng rãi
trong đời sống người Việt Nam, thể hiện mong muốn hòa hợp với tự nhiên và mang lại may mắn.
Trong khi đó, phong thủy ở Trung Quốc mang tính triết lý và lý giải khoa học nhiều hơn.
Tóm lại, văn hóa nhận thức vũ trụ của người Việt Nam và người Trung Hoa có nhiều
điểm tương đồng do ảnh hưởng chung của văn hóa Á Đông. Tuy nhiên, mỗi nền văn hóa cũng có
những nét độc đáo riêng biệt thể hiện qua các khía cạnh như nguồn gốc, trọng tâm, thực hành.

You might also like