You are on page 1of 38

Chiêm tinh học

Hôm nay đã thi xong môn cuối cùng, cố lên, còn một kỳ nữa thôi là đánh xong dấu chấm
hết cho một quãng thời gian dài gần hai thập kỷ chinh chiến trên tấm thảm đinh nhà
trường, cuộc đời môn năm!

Mình đã mất hai tiếng đồng hồ để vẽ cái này đây, vì search trên mạng không thấy có nên
tập hợp một bản đầy đủ để share với mọi người! Trong entry này mình sẽ tổng hợp một số
kiến thức cơ bản về cung hoàng đạo và vòng tròn hoàng đạo nhé.

Đầu tiên mình muốn nói một chút quan điểm của mình về chiêm tinh học. Chiêm tinh học
phương Đông cũng như phương Tây luôn có một ý nghĩa quan trọng trong việc giúp con
người tìm ra hướng đi đúng đắn trong công việc cũng như trong cuộc sống. Tuy nhiên,
chiêm tinh học phương Đông coi trọng yếu tố “trời”, coi vận mệnh là một cái gì đó định sẵn
thì chiêm tinh học phương Tây lại coi trọng yếu tố “con người”, và coi vận mệnh là một thứ
có thể thay đổi. Cũng chính vì vậy mà trong khi chiêm tinh học phương Đông ngày càng bị
thần thánh hóa thì trong khi đó ở phương Tây, chiêm tinh học lại đi theo con đường khoa
học hóa.

Nếu để ý bạn sẽ thấy khi xem bói ta, thường sẽ được phán: Ờ sau này con không tỷ phú thì
cũng triệu phú, số con là số quý phu nhân, chồng không giàu thì cũng làm quan, không
được hưởng nhà cửa từ bố mẹ nhưng sẽ tự làm lên cơ nghiệp lớn rất vẻ vang, ra ngoài hay
bị tiểu nhân gièm pha gây sự nhưng sau ắt có quý nhân giúp đỡ… đại loại thế = = Trong khi
đó bói phương Tây sẽ đi từ nền tảng phân tích tính cách con người theo phương châm “gieo
hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặp số phận”. Chính vì
vậy có cắp người yêu đi xem cũng không có cái cảnh: Chúng mày phạm tứ hành xung rồi
con ạ, một đứa mệnh thủy một đứa mệnh hỏa, thủy hỏa khắc nhau không bỏ sớm thì cũng
yểu mệnh, mà chỉ là phân tích để chỉ rõ sự xung khắc giữa tính cách, nếu muốn hòa hợp thì
một trong hai phải thay đổi.
Thứ hai là, con người phương Đông tính chất cộng đồng rất kém, kiểu như một đông thầy
chỉ nhận một hai “đệ tử chân truyền” hay học xong… đốt sách thì nhờ sự phổ biến rộng rãi,
chiêm tinh học của phương Tây tuy ra đời muộn nhưng sau một thời gian phát triển đã tạo
được những nền tảng khá vững chắc và mang tính khoa học cao.
=>> Giải thích những điều này để muốn nói với mọi người rằng: Đây không phải là một
hình thức bói toán duy tâm mà dựa theo kinh nghiệm thực tiễn, tính toán khoa học, phân
tích tâm lý vô cùng logic nhé.

Vậy mục Horoscope bạn xem trên báo là gì?


Đó là những đặc điểm nhận dạng của các cung khi bạn nhìn từ ngoài vào, với vòng tròn
hoàng đạo trên đây, bạn sẽ có cách tiếp cận cơ bản đi từ bản chất đến phương thức, từ nội
tại đến ngoại biên.
Bắt đầu nhé!

1. Tại sao gọi là vòng tròn hoàng đạo?


Bởi đây là một vòng tròn nằm trên mặt phẳng chuyển động của trái đất chung quanh mặt trời.
(Hoàng đạo = đường đi của mặt trời)
Đa số các hành tinh trong hệ Mặt Trời đều có quỹ đạo nằm gần mặt phẳng này. Lý do là chúng đều
được hình thành cùng Mặt Trời từ một đĩa bụi Mặt Trời dẹt quay tròn trong một mặt phẳng gần trùng
với mặt phẳng hoàng đạo.

Theo các nhà thiên văn học thời cổ đại, trong khoảng thời gian chừng 30 – 31 ngày, Mặt
Trời sẽ đi qua một trong mười hai chòm sao đặc biệt. Ai sinh ra trong thời gian Mặt Trời đi
qua chòm sao nào thì họ sẽ được chòm sao đó chiếu mệnh và tính cách của họ cũng bị
chòm sao ảnh hưởng nhiều. 12 chòm sao này sẽ tạo thành 12 cung trong vòng tròn Hoàng
đạo (zodiac).

2. Tại sao vòng tròn Hoàng đạo lại bắt đầu từ ngày 21/3
Nếu bạn để ý sẽ thấy cung đầu tiên trong vòng tròn hoàng đạo (Đánh số 1) là cung Bạch Dương,
bắt đầu từ ngày 21/3 mà không phải là ngày 1/1?
Thế này nhé, trục của trái đất nghiêng, nên mặt phẳng hoàng đạo sẽ nghiêng khoảng 23,5° so với
mặt phẳng xích đạo. Đường vuông góc với mặt phẳng hoàng đạo đi qua tâm thiên cầu, cắt thiên
cầu tại 2 cực hoàng đạo, bắc và nam, khoảng 23,5° lệch đi so với cực Trái Đất.
Vòng tròn lớn hoàng đạo và vòng tròn lớn xích đạo trên thiên cầu cắt nhau tại 2 điểm đối nhau, gọi
là các điểm phân (xuân phân và thu phân). Khi Mặt Trời ở các điểm này ngày và đêm đều dài 12
tiếng đồng hồ cho mọi nơi trên Trái Đất.

Điểm nằm trên vòng tròn hoàng đạo cao nhất về phía bắc so với mặt phẳng xích đạo gọi là
điểm hạ chí của bán cầu bắc, hay đông chí của bán cầu nam. Khi Mặt Trời nằm ở điểm thấp
nhất về phía nam thì đó là điểm đông chí của bán cầu bắc, hay hạ chí của bán cầu nam.

=>> Ngày đầu của Bạch Dương: 21/3 – Ngày xuân phân
Ngày cuối của Song Tử: 31/6 – Ngày hạ chí
Ngày đầu của Thiên Bình: 23/9 – Ngày thu phân
Ngày cuối của Nhân Mã: 21/12 – Ngày đông chí

3. Như vậy có nghĩa là những người sinh cùng một cung tính cách sẽ hoàn toàn
giống nhau?

Câu trả lời là: Không!


Theo khoa học, có ba điều kiện trong chiêm tinh ảnh hưởng đến tính cách của con người: Tính theo
vòng tròn hoàng đạo (Dựa vào ngày sinh) là cung mặt trời (Sun signs), ngoài ra còn có cung mặt
trăng (Moon signs) và cung Mọc (Ascendant). Trong đó:
Cung mặt trời: bản chất
Cung mặt trăng: cách bạn thể hiện
Cung mọc: Tố chất tình cảm bên trong

Vì vậy, có thể tóm lại: Những người sinh cùng một cung sẽ có mô hình tính cách giống
nhau, nhưng sinh ngày khác nhau vẫn có những khác biệt nhất định. Sinh cùng cung cùng
ngày nhưng khác giờ lại có những khác biệt khác. Sinh cùng cung cùng ngày cùng giờ
nhưng nơi sinh khác nhau lại có những khác biệt khác khác (Vì trong cùng một thời điểm, vị
trí của mặt trời với những nơi khác nhau trên trái đất là hoàn toàn không giống nhau). Tất
nhiên theo xã hội học chúng ta không thể phủ nhận yếu tố xã hội và trình độ nhận thức ảnh
hưởng đến con người.
Nếu xem theo sun sign thì mức độ chính xác tầm khoảng 30%

4. Vậy tính cách của một con người trong cuộc đời hoàn toàn không thay đổi?
Câu trả lời là: Có thay đổi.
Rất nhiều trường hợp chúng ta thấy có người khi lớn lên tính cách họ hoàn toàn biến đổi.
Điều đó có thể giải thích như thế này: Khi con nhỏ mỗi người có xu hướng ảnh hưởng bởi
tính cách của cung đứng liền trước mình và dần dần khi về già có thể sẽ ảnh hưởng bởi cung
đứng liền sau mình. Ví dụ như Thiên Bình khi con trẻ có thể có xu hướng ảnh hưởng của Xử
Nữ, về già có xu hướng ảnh hưởng của Bò Cạp.
Điều này không phải xảy ra với tất cả mọi người.

5. Các hành tinh cai quản:


12 Cung tương ứng với 12 ngôi sao và hành tinh, bao gồm cả Diêm Vương Tinh đã bị các
nhà khoa học xóa khỏi danh sách các hành tinh hệ mặt trời :
• Cung Bạch Dương được Hỏa Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần chiến tranh Mars trong
thần thoại La Mã (Ares của thần thoại Hi Lạp).
• Cung Kim Ngưu được Kim Tinh bảo hộ, tượng trưng cho nữ thần Venus (thần Vệ Nữ
Aphrodite).
• Cung Song Tử được Thủy Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần đưa tin Mercury (Hermes).
• Cung Cự Giải được mặt trăng bảo hộ, tượng trưng cho nữ thần hôn nhân gia đình Junon
(Hera trong thần thoại Hi Lạp)
• Cung Sư Tử được Mặt trời bảo hộ, tượng trưng cho thần mặt trời Helios, sự trung trực, uy
quyền và sức mạnh.
• Cung Xử Nữ (và Song Tử) được Thủy Tinh bảo hộ, tượng trưng cho trí tuệ, lòng chung
thủy nhưng quá cầu toàn nguyên tắc.
• Cung Thiên Bình được Kim Tinh bảo hộ giống như Kim Ngưu, cung này biểu tượng cho sắc
đẹp, sự quyến rũ.
• Cung Hổ Cáp được Diêm Vương Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần thời gian Pluto (Hades)
Hades là thần cai quan âm phủ.
• Cung Nhân Mã được Mộc Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần sấm sét Jupiter (Zeus).
• Cung Ma Kết được Thổ Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần địa ngục Saturn (Cronos).
• Cung Bảo Bình được Thiên Vương Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần bầu trời Uranus.
• Cung Song Ngư được Hải Vương Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần biển Neptune
(Poseidon}.

Các hành tinh cai quản này phần nào ảnh hưởng đến tính cách của các cung, ví dụ như cung
Bạch Dương được Hỏa tinh bảo hộ => hiếu thắng. Cự giải được Mặt Trăng bảo hộ => có
thiên hướng gia đình…
Bây giờ chúng ta sẽ đi sâu vào mổ xẻ vòng tròn hoàng đạo trên kia nhé!

a. Vòng trong cùng


Tính từ cung đầu tiên, Bạch Dương là (+) trở đi, thì cách một cung mang dấu (+) là một
cung mang dấu (–)
(+) Hướng ngoại, chủ động: Bạch Dương, Song Tử, Sư tử, Thiên bình, Nhân mã và Bảo bình
– thường hoà đồng và cởi mở.
(-) Hướng nội, bị động: Kim ngưu, Cự giải, Xử nữ, Bò Cạp, Ma kết và Song ngư – thường
thu mình và khiêm nhường.

Ngoài ra, kinh nghiệm thực tế cho thấy, những cung mang dấu (+) thì đặc điểm của cung
thể hiện rõ ràng hơn ở nam giới, ngược lại, những cung mang dấu (-) thì đặc điểm của cung
thể hiện rõ ràng hơn ở nữ giới.

VD: Cung Bạch Dương mang dấu (+) thì đặc điểm của Bạch Dương (Trẻ con, hiếu thắng)
thể hiện ở nam giới rõ hơn là nữ giới.

b. Vòng thứ hai


Vòng tròn Hoàng đạo chia thành 12 cung, phân ra 4 nguyên tố đã tạo ra của thế giới theo
quan niệm phương Tây: Đất, lửa, nước, khí. Cứ ba cung là được xếp vào một nhóm nguyên
tố, những cung cùng chung nhóm luôn tương hợp nhau nhất. Tuy nhiên, không phải hai
cung khác nhóm lúc nào cũng kị nhau. Điển hình là nhóm Đất có thể kết hợp hài hòa cùng
nhóm Nước và nhóm Lửa tương đối thích hợp với nhóm Khí.

- Nguyên tố đất : Ma Kết, Xử Nữ, Kim Ngưu. Những người nhóm đất rất chung thủy, cần cù,
ôn hòa và khoan thai.
- Nguyên tố lửa : Dương Cưu, Sư Tử, Nhân Mã. Tính cách người nhóm lửa đặc biệt nồng
cháy, đam mê, nông nổi nhưng rất gan dạ.
- Nguyên tố nước : Song Ngư, Cự Giải, Hổ Cáp. Người nhóm nước thường nhạy cảm, dễ bị
tổn thương, có thiên hướng nghệ thuật.
- Nguyên tố khí (gió) : Song Tử, Thiên Bình, Bảo Bình. Đặc điểm: Họ yêu tự do, thông minh,
tính tình phóng khoáng, tư tưởng cấp tiến.

c. Vòng thứ ba
Những cặp tương xứng nhất thường gồm những người thuộc cùng một nhóm – lửa/lửa,
đất/đất, khí/khí và nước/nước. Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Các cung lại được
chia thành 3 đặc tính:

• Thống lĩnh: Bạch Dương, Cự Giải, Thiên Bình và Ma Kết (tham vọng nhưng độc đoán)
• Ổn định: Kim ngưu, Sư tử, Bò Cạp và Bảo Bình (quả quyết nhưng ương bướng)
• Biến đổi: Song Tử, Xử Nữ, Nhân Mã và Song ngư (dễ thích nghi nhưng hay thay đổi).

Những người thuộc cùng một nhóm này rất khó hòa hợp được với nhau, dễ xảy ra va chạm.
Ví dụ: Bạch Dương khá xung khắc với Cự Giải, Thiên Bình và Ma Kết.
=>> Như vậy. với ba cách phân loại như trên, nhìn vào vòng tròn hoàng đạo, không một cung nào
có các tính chất giống nhau.
Ví du như cùng là Lửa thì sẽ có lửa thống lĩnh (Bạch Dương), Lửa biến đổi (Sư tử) và lửa ổn định
(Ma kết)
Từ những đặc điểm này chúng ta có thể phần nào định hình được mô hình tính cách của các cung
trong vòng tròn hoàng đạo.

d. Vòng thứ tư là ký hiện của mỗi cung hoàng đạo, không có gì đáng nói. Chúng ta
tìm hiểu vòng cuối cùng, vòng số 5

Đây không đơn thuần là số thứ tự đánh từ 1 đến 12 bắt đầu từ Bạch Dương và kết thúc ở
Song Ngư.
Mỗi một cung trong vòng tròn hoàng đạo sẽ cai quản một ngôi nhà, tương ứng với số thứ tự
trong vòng tròn hoàng đạo của chúng. Cụ thể như sau:

Ngôi nhà thứ 1


Đây chính là ngôi nhà mô tả chính bản thân bạn: Bạn là người đầy sức sống? Bề ngoài bạn
là người thế nào? Bạn có cuốn hút người khác hay không? Đỉnh của ngôi nhà này biểu tượng
cho điểm cao nhất trong đồ thị cuộc đời bạn. Nghĩa là điều gì sẽ làm nên động lực lớn nhất
trong cuộc sống của bạn. Và một điều thú vị nữa là các vì sao trong ngôi nhà này sẽ bật mí
cho bạn biết cách mình thể hiện, chứng tỏ bản thân với thế giới như thế nào.

Ngôi nhà thứ 2


Là nơi lưu trữ của cải cũng như những vấn đề tài chính của bạn. Ngôi nhà này sẽ cho bạn
biết bạn sẽ quản lý tài sản của mình thế nào.

Ngôi nhà thứ 3


Quan hệ hiện tại của bạn với mọi người như thế nào? Chính tại ngôi nhà này, bạn sẽ tìm
thấy câu trả lời. Những mối quan hệ xung quanh bạn : với hàng xóm, với người thân, đặc
biệt là với anh chị em trong nhà có tốt đẹp hay không? Và đặc biệt, ngôi nhà này sẽ mô tả
khả năng giao tiếp của bạn cũng như khả năng học hỏi trong quá khứ và hiện tại.

Ngôi nhà thứ 4


Chính là mái ấm gia đình hiện tại của bạn. Bố mẹ của bạn là người như thế nào? Quan hệ
của bạn với bố mẹ, đặc biệt là với bố mình có tốt hay không? Ngôi nhà thứ 4 này cũng cho
bạn biết về lịch sử gia đình mình, tổ tiên mình và cả cuôc sống ở kiếp sau. Và ngay cả tài
sản hay bất động sản của gia đình cũng được nhắc tới.

Ngôi nhà thứ 5


Thể hiện niềm vui với cuộc sống, sự hấp dẫn trong bạn, chuyện tình cảm cũng như con cái
sau này. Đây cũng chính là nơi bật mí về khả năng sáng tạo nghệ thuật, âm nhạc, mỹ
thuật, thời trang, giải trí xã hội và khả năng suy xét của bạn.

Ngôi nhà thứ 6


Công việc, nghề nghiệp của bạn nằm ở đây! Những người phụ thuộc vào bạn như nhân viên,
người giúp việc…là người thế nào? Và đây cũng là nơi thể hiện tình trạng sức khoẻ của bạn.

Ngôi nhà thứ 7


Tất cả những mối quan hệ, từ cá nhân đến công việc của bạn ra sao? Ngôi nhà thứ 7 sẽ cho
bạn cái nhìn chung nhất về những mối quan hệ trên, bao gồm cả những đối thủ của bạn. Và
hãy chú ý nhé, ai sẽ là người bị bạn thu hút nhiều nhất đấy.

Ngôi nhà thứ 8


Bạn có góp vốn kinh doanh cùng ai hay không? Hãy nhìn vào ngôi nhà này nhé. Bạn sẽ còn
nhìn thấy cả sự quyết tâm, di chúc thừa kế, cái chết , sự mất mát trong tương lai.

Ngôi nhà thứ 9


Liên quan tới triết lý sống, sự thông thái, sức mạnh tinh thần, tín ngưỡng, sở thích du lịch
và đi xa hơn trong sự nghiệp học hành của bạn. Và cũng liên quan tới cả “quý nhân” trong
tương lai của bạn : có thể là luật sư, nhà chiêm tinh học , người truyền giáo…

Ngôi nhà thứ 10


Bạn sẽ là người nổi tiếng? Được công chúng biết tới? Câu trả lời nằm ở đây! Vì đây chính là ngôi
nhà của sự nghiệp, của công danh, và từ lâu cũng được coi là ngôi nhà của người mẹ.

Ngôi nhà thứ 11


Từ lâu đời đã được coi là ngôi nhà của sự may mắn, của bạn bè, và của những “quý nhân”
trong cuộc sống của bạn. Và tất nhiên không thể thiếu cả niềm hy vọng và mơ ước trong
cuộc đời.

Ngôi nhà thứ 12


Rủi ro và bất hạnh sẽ trú ngụ tại đây: nối buồn, sự thất vọng, chán nản, cũng như những bí
mật, lo lắng và ưu phiền trong cuộc sống. Ngôi nhà này liên quan tới bệnh viện, trạm xá,
nơi lẩn trốn hay nhà tù.
NHẬP MÔN CHIÊM TINH HỌC
I. Giải đáp về Thiên Đỉnh và các vấn đề liên quan
Câu 1: Góc hợp với Thiên Đỉnh là góc gì?
Góc hợp với Thiên Đỉnh là góc giữa một hành tinh nào đấy (Mặt Trời, Mặt Trăng, Kim, Mộc,
Thủy, Hỏa, Thổ, Diêm/Hải/Thiên Vương Tinh là quan trọng nhất) với ĐỈNH MC của bạn.
Tùy vào bạn đang xét hành tinh nào, mà chúng ta sẽ ra một góc hợp khác nhau.
Ví dụ: lấy cái Natal Chart Hy vẫn hay đem làm ví dụ cho mọi người nhé! Nếu muốn xem
góc hợp giữa Thiên Đỉnh và Mặt Trăng, chỉ cần tìm vị trí của Mặt Trăng và Thiên Đỉnh trên
biểu đồ là có thể đoán ra góc hợp ngay. Bạn nhìn hình bên dưới nhé!

Điểm màu đỏ là Thiên Đỉnh (Astro.com đã rất tốt bụng khi kẻ điểm này khá đậm
trong biểu đồ của mọi người, dễ nhìn mà ha~) còn điểm màu vàng là vị trí của Mặt
Trăng. Nối hai điểm này vào tâm đường tròn, đo góc có được, ta sẽ được “góc hợp giữa
Mặt Trăng và Thiên Đỉnh”. Làm công việc tương tự cho các hành tinh khác.
Góc hợp tốt (trùng, 60 độ, 120 độ, thi thoảng thì có cả 30 độ) thì tính chất hành tinh đấy sẽ
biểu thị lên công việc, ngành nghề, cách thức tiếp cận công việc, vị trí xã hội của bạn, đồng
thời phát huy những lợi thế của cung Thiên Đỉnh (trong hình là cung Nhân Mã đấy).
Góc hợp xấu (những góc còn lại như: 30 độ, 90 độ, 180 độ, 150 độ, …) sẽ cản bớt những
ưu thế của cung Thiên Đỉnh, hoặc làm lu mờ các đặc điểm của cung.
Câu 2: Làm sao để tính góc hợp? Dùng thước kẻ và thước
đo độ ư?
Thật ra không cần thiết phải như thế, vì Astrodient đã cung cấp hết cho bạn rồi. Trong
Chiêm Tinh học, người ta cũng hay tính các góc chính xác, nhưng sau đó thường quy về
các góc cơ bản (trùng, 30 độ, 60 độ, 90 độ, 120 độ, v..v…) để diễn giải hơn. Mà chúng ta
cũng không phải dân chuyên nghiệp, nên không cần tính chính xác làm gì đâu. Dầu gì thì
chúng ta cũng chẳng hiểu hết được (・ω<).
Bạn có thể xem bảng tóm lược góc hợp giữa các hành tinh và góc hợp giữa Thiên Đỉnh và
các hành tinh ngay trong biểu đồ mà Astro cho bạn. Nó là một cái bảng hình bậc thang ở
góc dưới cùng tay trái nhé!

Ví dụ nhé: Ô đầu tiên, phía trên là Mặt Trời, còn hàng ngang có chữ MC, vậy ô đầu tiên
là góc hợp giữa Mặt Trời và MC (Thiên Đỉnh). Hình tam giác có nghĩa là Trine – góc 120
độ ==> Góc hợp giữa Mặt Trời và Thiên Đỉnh là 120 độ.
Ô thứ hai, phía trên là hình Mặt Trăng, còn hàng ngang là chữ MC, vậy ô thứ hai là góc hợp
giữa Mặt Trăng và MC (Thiên Đỉnh). Hình tròn có một cái dây là kí hiệu của Conjunct – góc
trùng – nghĩa là góc giữa hai hành tinh bé hơn 10 độ ==> Góc hợp giữa Mặt Trăng
và Thiên Đỉnh là 0 độ.
Tương tự bạn có thể đọc hết góc hợp giữa từng hành tinh và Thiên Đỉnh rồi! Được chưa
nào (・ω<)? À, trong trường hợp cái góc hợp bạn đang xem bị bỏ trống, tức là đấy là
một góc không quan trọng, kiểu như 15 độ chẳng hạn (các bạn nên nhớ, góc từ 0 đến
dưới 10 độ thì mới được tính làgóc trùng (conjunction), 15 độ là dở dở ương ương rồi).
Góc không quan trọng sẽ không có ý nghĩakhi diễn giải biểu đồ ngày sinh nhé :D.
Câu 3: Mình đọc không hiểu các kí hiệu hành tinh cũng như
kí hiệu góc, làm sao đây?
Xin lỗi vì Hy chưa có thời gian up bài về kí hiệu góc. Blog duy nhất có bài viết tiếng Việt về
các góc/hành tinh và kí hiệu các góc/hành tinh là blog 12cunghoangdao thì phải, nhưng
bạn ấy khóa blog rồi, do nhiều người thiếu ý thức quá ╮(╯_╰”)╭! Các bạn xem kí
hiệu góc bằng tiếng Việt trong blog 12cunghoangdao nhé ;))~ Bạn ấy không khóa nữa
đâu! Nếu các bạn có thể đọc tiếng Anh thì tham khảo tại ĐÂY để biết kí hiệu góc nhé!
Câu 4: Các góc này nói lên điều gì?
Tùy từng người mà các góc có ý nghĩa khác nhau. Hy không thể trả lời cho tất cả các bạn
được. Có những thứ Hy biết, mà cũng có những thứ Hy không biết. Hy luôn có trách nhiệm
với lời nói của mình, nên sẽ không phát biểu lung tung đâu. Mọi người cứ đi loanh quanh
tìm tài liệu tham khảo đọc là được. Hoặc không vào Astro.com đọc diễn giải của trang đấy
nhé, nhiều cái đúng lắm ( • ̀ω••́ )!
Cách đọc diễn giải của Astro thì các bạn xem lại phần cuối bài Đọc biểu đồ ngày sinh
[Natal Chart] (đã post từ rất lâu rồi) nhé!
Câu 5: Nếu mình không có hành tinh nào xung quanh Thiên
Đỉnh, cũng không có hành tinh nào trong nhà số Mười
thì sao?
Không sao cả (・ω<). Vẫn có rất nhiều người giống các bạn. Thường thì với trường hợp
như thế, người ta sẽ chỉ đọc vị trí của hành tinh quản chiếu cung Thiên Đỉnh và góc hợp
giữa Thiên Đỉnh và các hành tinh cơ bản thôi. Không có hành tinh nào gần Thiên Đỉnh hoặc
nằm trong nhà số Mười không biểu thị bạn là kẻ khác người đâu, khỏi lo nhé ( • ̀ω••́ ).

Câu 6: Còn mình có quá nhiều hành tinh xung quanh Thiên
Đỉnh và nhà số Mười thì sao?
Cũng không sao cả! Nó chỉ biểu thị thiên hướng nghề nghiệp của bạn của bạn hoặc là rất
đa dạng, hoặc là có chiều sâu. Tùy theo các hành tinh đấy là hành tinh nào. Riêng Hy thì
thấy đấy là dấu hiệu tốt!

Câu 7: Mình thậm chí còn không rõ Thiên Đỉnh của mình (cả
cung Mọc nữa) là cái nào. Cái đường kẻ nó cứ nằm lửng
lơ ở giữa!
Nếu bạn không thể nhìn rõ hình, hãy nhìn cột bên tay trái của biểu đồ ngày sinh! Hai chỗ
được đánh dấu ở hình bên dưới là Cung Mọc (Ascendant) và Thiên Đỉnh (MC) của bạn.
Không cần phải căng mắt nhìn biểu đồ nữa (*´∀`*)!

II. Mặt Trăng và Kim Tinh


Đáng lý giờ này đang ngồi dịch đàn ông Xử Nữ phần 2, nhưng bỗng dưng đọc được một
cái phản hồi hay hay, nên Hy quyết định viết nguyên một bài để trả lời cho bạn ấy. Vấn đề
được bạn Sandyla nêu ra là “Có nhiều hành tinh tác động đến chúng ta như vậy, làm sao
biết được chính xác cái nào sẽ tác động cái gì, ở đâu và khi nào?”. Hôm nay Hy xin phép
phân tích một tí về sự khác biệt giữa Mặt Trăng và Kim Tinh cho mọi người rõ nhé, còn
phần về Cung Mọc và Thiên Đỉnh thì cho Hy kiếu qua bữa khác, dài quá kham không nổi!
Nhưng mà Hy cũng báo trước, một khi Hy đã phân tích thì bài viết sẽ rất trừu tượng, Hy
không chắc là mọi người có thể hiểu được hay không, vậy nên… một là hãy “trừu tượng
hóa” suy nghĩ một chút khi đọc bài này, hai là các bạn bỏ qua nó luôn đi *cười*, vì không
hiểu được mà ráng tiêu hóa mất công lại khó tiêu ợ chua khổ lắm ( ´ ▽ ` ). Thế nhé, bây giờ
ai sẵn sàng thì đọc nào:

Trích dẫn phản hồi của bạn Sandyla:


vầng, tình yêu, mình muốn hỏi về tình yêu.vì mình vẫn k thể phân biệt được
sun,moon,và venus nhất là moon-cảm xúc bên trong và venus- venus tức là ám
chỉ điều gì trong tình yêu 1 con người?? giả sử 1 người có sun và moon đều là
thần nông-dc xem như 1 người tình trung thành?? mà anh ta có venus nhân mã
thì sẽ ra sao?? điều thứ 2 là về riêng cung song ngư,nếu sun song ngư vẫn
thường dc xem là hay thay đổi,mềm yếu nhưng đầy toan tính,lấy nhu thắng
cương,…thì moon song ngư hay venus song ngư có phải loại người hay thay đổi
ko? tóm lại mình vẫn k phân biệt dc moon-sun-venus. bên cạnh đó,cung mọc lại
quá quan trọng vậy sao,khi mà nó chỉ là cái mặt nạ,cái mình trưng ra bề ngoài
và cách người ta đánh giá mình…trong tam đại cung,ví dụ thiên đỉnh-thể hiện vị
trí nổi bật ngoài xã hội,hay cung lặn-bộc lộ sâu kín về an toàn và nơi trú ẩn cũng
hay lắm chứ?? xin lỗi vì mình hỏi hơi nhiều,nhưng mình thấy cung hoàng đạo rất
hay,rất thú vị.bản thân mình có nghiên cứu chút ít về tử vi,giả sử trong phần
cung mệnh của 1 người thì thật thú vị nó gần như trùng hợp với vị trí của các
hành tinh ở các nhà,nhất là sao thổ và sao hỏa đấy( mình xem trang của mer )
rất cám ơn các bạn đã giành chút thời gian để đọc và trả lời cho mình,xin cám
ơn tất cả !!

Chú ý: Hy xin lỗi vì trong phần Kim Tinh phía dưới từng đưa ví dụ về một bạn Mặt Trời Ma
Kết, có Kim Tinh là Sư Tử. Sự thật là Mặt Trời Ma Kết và Kim Tinh Nhân Mã cơ, thành thật
xin lỗi nhé (>__<)!

MẶT TRĂNG VÀ KIM TINH


Trước khi muốn hiểu về Chiêm Tinh học, Hy rất khuyến khích mọi người hãy đọc thêm một
số kiến thức về tâm lý học, hoặc không thì tốt nhất là nghiên cứu MBTI, vì nó bổ trợ cho
Chiêm tinh rất tốt (theo nhận xét của Hy). Nếu không có bất cứ kiến thức nền nào về cách
bộ não con người hoạt động, thì càng đọc nhiều thứ về Chiêm tinh sẽ càng rối, và nó sẽ
làm sai lệch kiến thức nền tảng về cung Mặt Trời (vốn là quan trọng nhất) đấy.
Bạn sẽ rất là rất là hợp mốt trong xã hội hiện đại khi phát ngôn rằng “Mỗi con người đều là
một cá thể riêng biệt và độc đáo!”. Cực kì hợp mốt. Và điều này đúng chứ chẳng sai. Vậy
điều gì tạo nên sự khác biệt giữa bạn và Hy, hay bạn và Nguyệt. Chưa xét đến cung Hoàng
Đạo, hãy ghi nhớ lý thuyết này trước đã:

Con người khác nhau, trước nhất là do sở thích của họ trong việc sử dụng não bộ, đặc
biệt là cách họ Nhận thức và cách họ đưa ra Phán xét. Theo như Isabel Briggs Myers (các
bạn nên tập nhớ tên bà ấy, vì đây đúng là một con người vĩ đại), Nhận thức là một quá trình
thu nhận thông tin về mọi thứ xung quanh, kể cả con người, các tình huống, và ý tưởng.
Còn Phán xét lại là một quá trình đưa ra kết luận về những thứ mình nhận thức được. Đây
là hai hoạt động chủ yếu của não bộ con người, và sẽ có ảnh hưởng chủ yếu đến hành
động. Hãy ghi nhớ hai khái niệm này, vì nó sẽ giúp bạn phân biệt được rõ hơn chức năng
của Mặt Trăng.
Mặt Trăng có ba ảnh hưởng chính đến tính cách (cái này Hy tổng hợp từ sách, vì mỗi nhà
Chiêm tinh nói theo một kiểu khác nhau, Hy chỉ lọc ra những thứ đáng tin cậy nhất!):

1. Mặt Trăng ảnh hưởng đến chức năng Nhận thức.


2. Mặt Trăng quyết định phản ứng đầu tiên – phản ứng bản năng của bạn
trước sự việc.
3. Mặt Trăng quyết định bạn sẽ tìm được cảm giác an toàn khi nào.
Có nhiều tư liệu sẽ nói, Mặt Trăng đơn giản là quyết định tình cảm con người. Câu này
đúng nhưng chưa đủ. Mặt Trăng thật ra đóng vai trò Nhận thức mà Hy đã nêu phía trên.
Cũng tức là, cách bạn thu nhận thông tin từ thế giới sẽ do Mặt Trăng cai quản. Bất cứ sự
thay đổi nào đến từ thế giới bên ngoài đều cũng được Mặt Trăng tiếp nhận đầu tiên, và sau
đó Phán xét nó. Các bạn chú ý, Phán xét ở đây chỉ mang ý nghĩa tâm lý, không phải là
hành động ra bên ngoài, chú ý rõ nhé.

Ví dụ 1)
Bạn A có Mặt Trăng Song Từ, khi được giới thiệu với một bạn B mới, Mặt Trăng Song Từ
sẽ là thứ nhảy ra để tiếp nhận thông tin về B. Bản chất Mặt Trăng của A là Khí, được cai
quản bởi Thủy Tinh mau mắn (Song Tử được cai quản bởi Thủy Tinh mà), vậy nên thông
tin về người này sẽ chui vào não bạn A rất NHANH (đội ơn Thủy Tinh) chắc chỉ qua vài cái
liếc mắt và vài câu liến thoắng! A sẽ hiếm khi nhớ kỹ mặt mũi B tròn méo ra sao, cao gầy
dư lào, (thậm chí cả tên cũng chưa chắc nhớ!) v…v… rất không cần thiết. Cái A để tâm là B
là những điểm đặc biệt nhất, cái nào lộ rõ nhất, đặc sắc nhất, và bỏ qua tất thảy những cái
râu ria khác. Nhưng nói chung, thông tin A thu nhận mang tính khách quan, kiểu như nhận
xét đầu tiên nảy ra trong đầu sẽ không phải là “Thằng này đáng mến!” mà là “Thằng này
ngồ ngộ!”. “Ngồ ngộ” là một từ rất khách quan, bạn thích hiểu theo nghĩa nào cũng được,
và đấy cũng là bản chất của Song Tử: để ngỏ mọi thứ cho người ta tự hiểu, xoắn thì kệ!
Riêng bản thân cái bạn mang Mặt Trăng Song Tử đó thì lại thấy đó đúng là một miêu tả
siêu cường rõ ràng :D!!!
Các Mặt Trăng nhóm Khí đều có bản chất tương tự như A, tức là quan trọng những ấn
tượng, những điểm thú vị, đặc trưng, những ý tưởng, những chính kiến chứ không phải bề
ngoài, gia cảnh, địa vị, hay là dễ thương, đáng mến, hay là vui vẻ, hoạt bát, lầm lì…. trừ bỏ
việc Mặt Trăng Thiên Bình và Bảo Bình không tiếp nhận thông tin NHANH bằng Mặt Trăng
Song Tử (tuy vậy vẫn nhanh hơn đa số các Mặt Trăng khác). Mặt Trăng Thiên Bình tiếp
nhận thông tin chậm hơn, tuy nhiên kĩ hơn, về tất cả các mặt có thể, sao cho thông tin cân
bằng nhất, trong khi Mặt Trăng Bảo Bình thì tiếp cận theo những hướng mới lạ, độc đáo,
thường để ý những chỗ người thường cho qua.
Kiểu như nếu có ai đấy vào blog Hy mà bung lụa về chuyện cung mình là tài giỏi hết sẩy,
thì trong khi các Mặt Trăng khác đang tiếp nhận thông tin theo hướng “Con này chảnh/thấy
ghét!” (Mặt Trăng mệnh Thủy) “Căn cứ đâu, luận điểm đâu? Hồ đồ, thiếu trình độ.” (Mặt
Trăng mệnh Khí) “Mình vẫn còn đang đọc! Nhưng mà dần dần là thấy không ổn
rồi!” (Mặt Trăng mệnh Thổ) hoặc “SAI TOÉT! DÌM NÓ NGAY!” (Mặt Trăng mệnh
Hỏa) thì một bạn Mặt Trăng Bảo Bình đã đăng được cái comment nói chuyện dây điện cao
thế ở Việt Nam rồi =))!!! Nói vậy là mọi người hiểu rồi chứ?
Mặt Trăng không chỉ đóng vai trò thu nạp thông tin vào, mà nó còn thiết lập phản ứng đầu
tiên của chúng ta trước những thay đổi của môi trường. Bạn nên nhớ là “phản ứng đầu
tiên“! Những người càng trưởng thành, càng được trui rèn bao nhiêu thì càng biết cách
tiết chế những cái “đầu tiên” nhiều hơn, để dành thời gian cân nhắc mọi thứ một cách kĩ
càng trước khi thực sự phản ứng lại. Do vậy, sẽ rất khó khăn để bạn nhận biết Mặt Trăng
của một người trưởng thành lão luyện.
Điểm khác nhau trong phản ứng của các loại Mặt Trăng như sau:

 Mặt Trăng mệnh Hỏa: Phản ứng bằng hành động dứt khoát, nhanh
chóng, nhiệt tình.
 Mặt Trăng mệnh Khí: Phản ứng bằng ý tưởng tức khắc, bằng một suy
luận, phân tích khách quan.
 Mặt Trăng mệnh Thổ: Phản ứng một cách điềm tĩnh, ít dao động.
 Mặt Trăng mệnh Thủy: Phản ứng bằng sự cảm thông, thấu hiểu, bằng
tình cảm.
Tùy vào “sự thay đổi của môi trường” đó là gì mà Mặt Trăng của các thuộc tính trên sẽ hữu
ích hay không, chứ hoàn toàn không có khái niệm Mặt Trăng nào là tốt, hay xấu.

Ví dụ 2) Bốn đứa Mặt Trăng (ghi tắt là M cho tiện nha!) thuộc bốn mệnh đi du ngoạn bằng
thuyền trên sông, bỗng dưng thuyền thủng đáy và nước tràn vào. Với giả thuyết là bốn đứa
đều phản ứng theo Mặt Trăng của mình, thì lần lượt chúng sẽ phản ứng như sau:
 M Hỏa: ngay lập tức lấy gáo gàu và những thứ có thể múc được, tích cực
xắn tay xắn quần tát nước nhiệt tình điên cuồng => thứ nảy ra đầu tiên đối
với M Hỏa là một hành động cụ thể, nhanh chóng, tức thời
 M Khí: đánh giá với cái kiểu nước ngập này thì thuyến chìm nhanh hay
chậm, quyết định ngay là bỏ thuyền hay nhập bọn chống ngập, mà chống
ngập thì nghĩ ngay ra cách chống ngập hiệu quả => thứ nảy ra đầu tiên đối
với M Khí là ý tưởng khách quan cho tình hình hiện tại
 M Thổ: bình tĩnh quan sát rồi lặng lẽ đi lấy nút bịt các lỗ thủng lại, gia cố
chỗ thủng kỹ càng mặc dù thằng M Hỏa nó gào thét rằng sao chúng bay chậm
chân chậm tay thế còn thằng M Khí thì có khi đang tính chuyện bỏ thuyền =>
thứ nảy ra đầu tiên đối với M Thổ là phải giữ bình tĩnh và làm những việc hợp
lý, cụ thể
 M Thủy: cảm thấy ngày hôm nay thật tệ hại => thứ nảy ra đầu tiên đối
với M Thủy là cảm xúc trước tình cảnh hiện tại
Trong trường hợp nước ngập như trên, Mặt Trăng mệnh Thủy là yếu thế nhất vì không giải
quyết được vấn đề bằng tình cảm, M Thổ cũng hữu ích nhưng hơi chậm, thuyền chìm đến
nơi mà còn từ từ được, M Khí thì nghĩ nhanh, có lẽ sẽ đưa ra kết quả tốt nhưng nếu không
bắt tay vào làm thì cũng chết, M Hỏa thì được cái lẹ chân lẹ tay, nếu nó hợp tác với tốc độ
suy nghĩ của M Khí thì thuyền chắc chắn sẽ được cứu (hoặc ít nhất là hai đứa nó sẽ được
cứu), nhưng nếu nó cứ tát mà không lo bịt lỗ thì cũng ngỏm củ tỏi!

Bạn có thể thấy rõ sự khác biệt, khi có một tình huống xảy ra, M Hỏa sẽ ngay lập tức phản
ứng bằng hành động, M Khí thì phản ứng bằng ý tưởng, M Thổ thì phản ứng bằng cách giữ
bình tĩnh rồi mới tính, M Thủy thì lại phản ứng bằng tình cảm trước nhất. Hiển nhiên, trong
trường hợp khác không nguy hại đến tính mạng, tỷ như khủng hoảng tài chính, thì M Thổ
sẽ có lợi thế nhất, vì họ vững vàng và không bị lay động bởi tình hình, bình tĩnh cân nhắc
đưa ra giải pháp thực tế nhất. Trường hợp phải xoay sở với tình cảm con người, M Thủy lại
lợi thế vì họ hiểu ngay được cảm xúc người trong cuộc và nhanh chóng đáp lại. Những tình
huống cần ý tưởng tức khắc thì M Khí lại chiếm ưu thế. Bạn thấy đấy, chúng đều rất hữu
dụng, đúng không?
Ngoài ra một tác động khác của Mặt Trăng, đó là chỉ ra nơi bạn cảm thấy an toàn. Mặt
Trăng mệnh Hỏa cảm thấy an tâm nhất khi được bộc lộ sức mạnh, được cảm thấy mình
tràn trề tự tin (mà điều này thì đòi hỏi xung quanh phải có vài người tung hô tán dương ủng
hộ họ). Mặt Trăng mệnh Thổ lại thấy an tâm khi cảm thấy mình đang có năng suất tốt, làm
việc hiệu quả, có mục tiêu để theo đuổi. Mặt Trăng mệnh Khí cảm thấy an tâm khi được
bộc lộ ý tưởng của mình, được giao du. Mặt Trăng mệnh Thủy cảm thấy an tâm khi có cảm
giác những thứ mình làm (hoặc môi trường mình đang sống/làm việc) cần đến tình cảm.

Sẽ rất đơn giản nếu Mặt Trăng của bạn trùng với Mặt Trời, lúc đó bạn sẽ chẳng thấy băn
khoăn mấy vì những gì bạn luôn mong muốn làm sẽ trùng khớp với những gì bạn làm.
Nhưng khi Mặt Trăng Mặt Trời lệch nhau, bạn sẽ thấy rõ bản thân mình là một thể bất nhất.

Ví dụ 3) Mặt Trời mệnh Hỏa và Mặt Trăng mệnh Thủy: Bạn cảm thấy an toàn khi
làm công việc mà mọi người đều để tâm đến tình cảm của nhau, và tình cảm của bạn, bởi
lẽ chính bạn cũng rất dễ thu nhận được cảm xúc của người khác, và ấn tượng đầu tiên của
bạn về người khác cũng là thích hoặc không thích. Bạn là người sống thiên về cảm xúc.
Nhưng bạn thích được hoạt động (do Mặt Trời mệnh Hỏa), thích được đi lại và trải nghiệm
chứ không hẳn là ngồi đồng một chỗ và bộc lộ cảm xúc. Vậy nghề gì vừa được đi lại, lại
vừa được quan tâm tình cảm?
Chưa kể, bạn có một đám bạn đi chơi thật là vui, chúng quậy hết cỡ và luôn nghĩ ra những
địa điểm mới thú vị để tất cả cùng khám phá. Nhưng thi thoảng bạn vẫn thấy cô đơn vì
những đứa “chân chạy” như thế lại chẳng chút nhạy cảm với tình cảm của bạn, trong khi
bất cứ điều gì chúng làm cũng đều đem cho bạn cảm xúc abc gì đó. Bạn cần một người
hiểu cái phần tình cảm của bạn hơn, nhưng những người hiểu thì lại thuộc tuýp ít khi đi
chơi bời hoa lá, cũng ít khi quậy phá tưng bừng. Nói chung là chả có ai đáp ứng được cả
hai tiêu chuẩn của bạn được! Thế là bạn cứ thế vật vã với tình cảnh tréo ngoe của bản
thân!

Tương tự với một bạn trẻ cung mệnh Thổ nhưng Mặt Trăng mệnh Khí.
Bạn thích (chú ý chữ “thích”) được ổn định, lịch trình đều đặn, công việc có năng suất, tới
kì thì có của để ăn nả để dành, cuộc sống cần cù chăm chỉ. Nhưng chính bạn thì lại hay nói
chuyện ý tưởng, thấy an toàn và dễ chịu nếu được bộc lộ ý tưởng của mình. Thế nên khi
phải chọn nghề nghiệp, bạn băn khoăn không biết nghề ổn định thì tốt hay nghề được bộc
lộ ý tưởng mà đồng vào đồng ra bất thường thì tốt. Bạn lại bí!
Lại một bạn khác, bạn này Mặt Trời mệnh Thủy nhưng Mặt Trăng mệnh Khí. Bạn tự
muốn được người ta đáp ứng tình cảm cho mình, muốn được cảm thấy vui vẻ, thỏa mãn,
đồng thời cũng muốn mình có thể trở thành một người tinh tế, biết quan tâm đến cảm xúc
của người khác. Nhưng cứ bạ ai làm gì sai, bạn cũng chỉ nhìn thấy lỗi lầm dưới con mắt
lôgic khách quan, hoàn toàn không để ý tình cảm của người đó ra sao trong tình huống đó,
và buông ra một câu nhận xét không-thể-lý-trí hơn một cách cực kì nhanh chóng. Đêm về
bạn tự sỉ vả bản thân vì sao lúc đó không đó không để ý đến cảm xúc của người ta nhiều
hơn, giờ người ta giận bạn bạn cũng thấy khổ sở lắm! Nhưng rồi lần sau, bạn lại tiếp tục
nhanh nhảu “buột miệng” nhận xét…
Bạn thấy đấy, Mặt Trời luôn thể hiển cái tôi của bạn, thứ mà bạn luôn muốn trở thành, luôn
muốn mình-là-như-thế. Nhưng đâu phải cứ muốn là được. Trong người bạn luôn tồn tại
một thứ bản năng để thu nhận và phản ứng lại mọi sự việc, và nó không phải lúc nào cũng
tương thích với thứ bạn “muốn”. Nếu bạn kiểm soát được nó, dùng nó để bổ trợ để đạt
được cái bạn “muốn” thì bạn sẽ hạnh phúc trong cuộc sống, còn bằng không thì bạn chỉ
mãi dằn vặt vì sự mâu thuẫn trong chính mình.

Sau khi đọc hết một mớ phân tích trên thì mọi người có thể hiểu, cung Mặt Trăng không gói
gọn trong một chữ “tình cảm” được. Chữ “tình cảm” là quá hẹp, đó chỉ là một trong những
sản phẩm do cung Mặt Trăng tạo ra, bên cạnh nhận xét, quan điểm, ấn tượng về cuộc
sống, và nhiều thứ khác. Do vậy, nếu so sánh nó với Kim Tinh, thì Kim Tinh chỉ bằng
khoảng cái ngón tay của Mặt Trăng.

Cung Kim Tinh còn được gọi là cung Tình yêu, sở dĩ vì nó bao sân mọi lĩnh vực liên quan
đến cảm xúc “yêu thích” và “nghệ thuật” của bạn. “Ghét” không phải địa hạt của Kim Tinh
nhé! “Ghét” chỉ là những thứ mà cung Kim Tinh không thèm đụng vào. Và bạn Sandyla có
hỏi “Kim Tinh ám chỉ điều gì trong tình yêu của một con người?”. Đây, nếu nói thông tin về
người bạn yêu từ đầu ngày đầu gặp nhau đến ngày bạn chết được Mặt Trăng thu nạp đều
đặn, nó không kén chọn, thì Kim Tinh chỉ lưu trữ những thông tin từ lúc bạn bắt đầu cảm
thấy yêu đến lúc thấy hết yêu (mà cái khoảng này thì ngắn lắm!!!). Bạn phải yêu thì bạn mới
bộc lộ Kim Tinh của mình ra, còn đối với những người bình thường xung quanh, Kim Tinh
không bao giờ ló dạng, bạn hiểu chứ?

Cung Kim Tinh sẽ cho thấy người ta “làm gì” cho bạn thì bạn hiểu được “À, đấy là người ta
yêu mình!”. Đồng thời thể hiện cách bạn bộc lộ tình yêu của mình. Khi yêu đương bạn sẽ
suốt ngày nói cho người ta nghe những kiến thức, những lý luận mới, những sở thích mới,
hay là bạn sẽ dẫn người ta đi chơi suốt, hay là sẽ nấu cho người ta ăn và ôm cứng nhau
xem phim ở nhà? Những thứ đó rất khác biệt đúng không?
Một bạn trẻ có Kim Tinh ở cung mệnh Thổ, khi người yêu chia sẻ với mình những kế hoạch
tương lai, những trách nhiệm, những mục tiêu mới sẽ cảm thấy được yêu thắm thiết, và
thấy hạnh phúc trong tình yêu. Khổ nỗi nếu anh người yêu có Kim Tinh mệnh Khí, lại chỉ
toàn nghĩ rằng mình yêu ai thì sẽ chia sẻ bồ kiến thức sâu rộng của mình cho người ta,
suốt ngày nhồi em bằng những thuyết siêu hình mới mà không để tâm rằng em muốn anh
xây dựng cái gì nền tảng đã rồi hãy bắt đầu thuyết thì sẽ sớm đổ vỡ. Hiển nhiên, Kim Tinh
có thể được điều tiết bởi Mặt Trời và Mặt Trăng để hòa hợp hơn. Nhưng có đôi khi, bạn sẽ
gặp những trường hợp người ta không mạnh dạn bộc lộ Kim Tinh của mình. Lúc đó bạn
cần sự thấu hiểu tinh tế (hoặc một cái biểu đồ ngày sinh) để giải quyết những bức xúc giấu
kín của người kia.

Hy có từng thấy trường hợp một bạn gái Ma Kết, Mặt Trăng Kim Ngưu và cung Mọc Xử
Nữ. Tam cung mệnh Thổ. Trông bạn rất chín chắn, điềm đạm, và đứng đắn. Bạn có một
anh người yêu Cự Giải, và hai bạn trông có vẻ vô cùng hợp nhau vì anh luôn tôn trọng và
chia sẻ mọi mối quan tâm, cùng xây dựng nền tảng vững chắc với em gái kia. Mọi chuyện
sẽ không sao nếu em ấy không có Kim Tinh ở Nhân Mã. Và trong một buổi trò chuyện “vì-
tao-chán-quá”, em ấy đã bộc lộ nỗi niềm rằng đôi khi em cũng cần những cái ôm cuồng
nhiệt, cần một luồng sinh khí xốc em lên, cần anh hăng hái kéo em làm việc gì đó, và làm
em bất ngờ với một món quà hoành tráng (vầng, nghe rất xa lạ đối với một bạn gái Tam
cung mệnh Thổ) thay vì chỉ yên ả ở bên cạnh em đầy trữ tình (và đôi khi xoắn theo kiểu Cự
Giải). Thế là Hy xúi anh kia hôm nào hẹn em dậy lúc 4h sáng rồi phóng thẳng xuống Vũng
Tàu chơi trong ngày, xong chiều đu về Sài Gòn thử. Hiển nhiên bạn trẻ đã bị kì thị đắm đuối
cho đến khi anh suy qua xét lại và cảm thấy thử cũng chả sao. Ôi giời kết quả mĩ mãn!!! Cả
nhà cùng vui!!! Tuy nói vậy thôi, chứ nếu không có chuyến đi chơi đó thì họ vẫn ở với nhau
hạnh phúc, vì cả hai đều biết người kia phù hợp với mình như thế nào. Nhưng nếu nắm
được cả bí mật của Kim Tinh thì chắc chắn là hạnh phúc gấp bội đúng không?
Vậy nên, nếu nói về Kim Tinh, thì không hẳn nó sẽ quyết định bạn-sẽ-thích-cái-gì, mà là cái
gì khiến bạn nghĩ bạn đang được yêu, và khi bạn yêu thì bạn sẽ cho người yêu cái gì. Kim
Tinh đại diện cho định nghĩa của chính bạn về “hành động thể hiện tình yêu” và “nghệ
thuật/cái đẹp”. Nó rất khác biệt với cung Mặt Trăng, đúng không? Vậy nên, khi suy xét biểu
đồ ngày sinh, nếu bạn đang yêu, hãy cân nhắc đến Kim Tinh để công cuộc yêu đương
được đầy đủ và trọn vẹn, còn nếu chưa yêu, bạn có nhìn vào cung Kim Tinh trăm lần cũng
chẳng ngộ ra được mình thích gì đâu.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Hy để giúp mọi người phân biệt được hai cung này.
Cũng không rõ mọi người có hiểu không nữa! Nếu còn thắc mắc, các bạn cứ đặt câu hỏi,
rảnh ra Hy sẽ liền trả lời (rảnh ra đã nhé, Hy thường xuyên bận >.<!!!). Hy vọng giúp mọi
người hiểu rõ hơn về cái biểu đồ ngoắng nghéo của bản thân nhé :D!!

III. Tổng quan về biểu đồ sinh (Natal chart) [p1]


TỔNG QUAN VỀ BIỂU ĐỒ SINH
Như các bạn đã biết rồi ha, một biểu đồ sinh (hay còn gọi là biểu đồ chiêm tinh –
natal chart, astrological chart) là một sơ đồ vị trí của các hành tinh nếu mình
nhìn từ Trái Đất. Cách vẽ biểu đồ sinh cho một người đã được hướng dẫn cụ thể
trong bài Đọc biểu đồ ngày sinh của cùng chuyên mục, Hy không hướng dẫn
lại nhé.
Khi xem xét một biểu đồ, chúng ta chú trọng đến 4 yếu tố chủ đạo như sau:
 Hành tinh (planet)
 Cung (sign)
 Nhà (House)
 Góc hợp (aspect)
Mức độ quan trọng của chúng xêm xêm nhau, đừng hỏi mình cái nào quan trọng nhất nha!
Trong loạt bài này, Hy sẽ viết tổng quan về cả bốn yếu tố này. Sau khi hiểu về tổng quan
rồi, các bạn đọc các phần dịch chi tiết sẽ dễ hiểu hơn, OK?

Nhiều người khi mới tiếp xúc với Chiêm tinh và biểu đồ sinh vẫn hay lẫn lộn ý nghĩa của
Nhà với hành tinh và cung trong Chiêm Tinh học (còn góc hợp bản thân nó đã rất rõ ràng,
không cần xoắn!). Trước khi đi sâu vào đọc mỗi phần, bạn nên hiểu rõ và nhớ được ý
nghĩa chủ đạo của mỗi yếu tố trên nhé! Mỗi yếu tố hành tinh, cung, Nhà, góc hợp trong biểu
đồ sinh trả lời cho một câu hỏi khác nhau. Tóm tắt lại cho dễ nhớ thì thế này:

→ ♛ Các HÀNH TINH thể hiện nguồn năng lượng, thể hiện các khao khát thôi thúc
chúng ta hành động. Do vậy chúng trả lời câu hỏi “Làm gì?” – cũng tức là khi xét đến
hành tinh, bạn hãy chọn những từ khóa là động từ.
→ ♛ Các CUNG thể hiện đặc điểm, tính chất, phong cách. Cung trả lời cho câu hỏi “Như
thế nào?”– cũng tức là khi xét đến cung, bạn hãy chọn những từ khóa là tính từ. Ví dụ
kết hợp của hành tinh và cung như sau:
Thủy Tinh trong Sư Tử thì Thủy Tinh là hành tinh liên hệ với “giao tiếp” (bao gồm cả nói và
viết hoặc phim theo hướng truyền thông – chứ không phải hướng nghệ thuật) và “suy
nghĩ”. Sư Tử là cung được miêu tả bởi những từ như “ấn tượng” “phóng đại” “thu hút”
“mạnh mẽ” và tỉ tỉ từ khác, tùy là bạn thích thêm vào cái nào (*´▽`*). Kết hợp lại, chúng ta
có hình ảnh của một người có phong cách giao tiếp (Thủy Tinh) mạnh mẽ, ấn tượng, có
phần cường điệu, sinh động, sôi nổi, nhưng do vậy nên có thể kém tính chính xác (do
cường điệu không phải lối) hoặc lấn át người khác (do quá mạnh mẽ) (đây là đặc điểm của
Sư Tử), cách suy nghĩ (Thủy Tinh) có phần chủ quan, thiên vị những thứ có lợi cho mình,
song nồng hậu, vân vân và vũ vũ (Sư Tử). Đấy, thấy dễ chém gió chưa (*´▽`*). Nên nhớ
rằng, Thủy Tinh hợp với Sư Tử, do đó Thủy Tinh Sư Tử thể hiện ra ngoài khá mạnh mẽ
(✪▽✪).

→ ♛ Các NHÀ thể hiện các khía cạnh, lĩnh vực trong cuộc sống. Do đó chúng trả lời cho
câu hỏi “Ở đâu?” – bạn nên chọn những từ khóa là trạng từ nơi chốn để xem xét
các Nhà. Phàm là người thì ai cũng có đủ 12 khía cạnh cuộc sống, tùy là nó mạnh yếu, ảnh
hưởng nhiều ít, được chú tâm hay không. Theo nhiều Chiêm tinh gia khác nhau thì có
người cho rằng Nhà vừa thể hiện môi trường bên ngoài, vừa thể hiện “môi trường bên
trong” (hay khía cạnh nội tâm), song quan điểm này cũng lắm điều tranh cãi lắm. Vấn đề
này sẽ được diễn giải rõ ràng hơn trong quyển sách Hy sắp được xuất bản (có lẽ, LOL).
Nên thôi, tạm thời mình cứ hiểu nó thể hiện môi trường bên ngoài cho nó dễ nhớ dễ hiểu
ha? Một ví dụ đơn giản về sự kết hợp hành tinh, cung và Nhà nhé:
Kim Tinh trong Nhà số Mười Một, Nhà số Mười Một thuộc Kim Ngưu. Phân tích ra ta sẽ có:
Kim Tinh về tình yêu và nghệ thuật, Kim Tinh thôi thúc việc thể hiện tình yêu, bộc lộ tình
yêu, đón nhận để thỏa mãn cảm giác được yêu, khi nằm trong Nhà Mười Một của tình bạn
và hoạt động nhóm thì mang ý nghĩa: bạn sẽ tìm kiếm được tình yêu, kích thích và thỏa
mãn cảm giác được yêu từ trong tình bạn và các hoạt động nhóm của mình. Song, vì Nhà
số Mười Một lại thuộc Kim Ngưu, mà tính chất của Kim Ngưu là ổn định, lâu dài, đúng mực,
dễ tiên liệu, ít thay đổi và khoái cảm (ờ… cái này hơi bị chính xác đấy, Hy không dùng sai
từ đâu ạ! Khoái cảm ở đây có thể bao gồm cả việc ăn ngon, mặc đẹp, tắm nước nóng, hoặc
ôm ấp hôn hít và những cảnh 18+ phía sau, các bạn đừng suy nghĩ quá hẹp nhé!) nên số
lượng bạn bè của bạn sẽ không tràng giang đại hải, mà trọng về chất lượng hơn. Tình bạn,
đội nhóm đều lâu dài, gắn bó và ít thay đổi. Có hai trường hợp xảy ra trong này: 1. Kim Tinh
thuộc Kim Ngưu hoặc 2. Kim Tinh thuộc Song Tử. Nếu Kim tinh cũng thuộc Kim Ngưu thì
dễ hiểu rồi ha, bạn dễ nảy sinh tình yêu, hoặc tìm được tình yêu thông qua tình bạn và các
hoạt động đội nhóm, song tình yêu của bạn lâu dài, ít thay đổi, và bạn thích thể hiện tình
cảm, cũng như thích đối phương thể hiện tình cảm bằng những cách thực tế, lãng mạn,
nhục cảm (Hy: lại nữa… mình xin lỗi :D!) – ví dụ như đi ăn, tặng hoa, làm thơ, hát hò, thiệp,
hoặc ôm ấp hôn hít gì đó, hoặc dã ngoại, nói chung thực tế cầm nắm sờ mó nêm nếm
được hoặc không thì bay tít lên chỗ của Shakespeare ý! Còn nếu Kim Tinh thuộc Song Tử
thì hơi nhức não tí, tức là tuy bạn tìm kiếm được tình yêu, thỏa mãn được cảm giác được
yêu từ những mối quan hệ ít thay đổi, song tình yêu của bạn thì lên bờ xuống ruộng (y như
Song Tử ấy). Cách thể hiện của bạn trong tình yêu và tình bạn hoàn toàn khác biệt. Khi
Nhà số Mười Một ở Kim Ngưu, tức là bạn sẽ khư khư bám lấy bạn bè và các hoạt động đội
nhóm của mình, muốn nó đơn giản và dễ hiểu, muốn nó ổn định và dễ tiên liệu. Song khi
chuyển qua yêu thì lại đồng bóng, bất thường. Được các Kim Tinh trong Song Tử thì thể
hiện tình yêu khá sáng tạo, thú vị, song lại không “nặng tình” cho lắm (kiểu như bạn làm
những chuyện đó vì bạn muốn thử nghiệm và tò mò những cách thể hiện tình cảm mới chứ
không hẳn vì thôi thúc yêu thương dạt dào sến súa, OK?).

→ ♛ Cuối cùng là GÓC HỢP. Khi nói đến góc hợp, chúng ta phân biệt hai khái niệm như
sau: góc hợp giữa hai cung và góc hợp giữa các hành tinh. Khái niệm góc hợp không được
dùng để trả lời cho các câu hỏi cơ bản, mà là để xem xét xem các đặc tính và năng lượng
có hòa hợp với nhau không. Góc hợp giữa các cung thì khá dễ hiểu: mỗi cung chiếm 30 độ
trên vòng Hoàng Đạo, do đó các bạn cứ đếm số cung rồi nhân với 30 là biết giữa hai cung
hợp góc bao nhiêu. Kiểu như Xử Nữ đi – đếm đến Thiên Bình là cách 1 cung, vậy là 30 độ,
đến Thần Nông là 2 cung, vậy là 60 độ, đến Nhân Mã là 3 cung, 90 độ, cứ vậy đến tới Song
Ngư – cái này khỏi cần đếm, tụi nó đối diện nhau nên là 180 độ. Các cung luôn hợp góc
nhỏ hơn 180 độ nhé, nếu lớn hơn 180 thì lấy 360 trừ đi mới đúng ^^. Các cung hợp góc 30,
60, 90, 120, 150, 180 có đặc tính xung – hợp thế nào thì… các bạn dòm LOVE SIGNS
cũng lờ mờ đoán ra rồi ha, hoặc không thì… sách Hy sắp xuất bản có cực kì chi tiết đấy
(nhưng mà nó là thì tương lai, tiếc quá ( ̄∇ ̄)). Biết mấy cái này để dễ diễn giải sự xung
– hợp trong biểu đồ của bản thân hoặc biểu đồ của người khác nè. À chú ý thêm nhé, góc
hợp thay vì ghi 30, 60 còn có một cách ghi khác là “cấu trúc cung 2-12”, cấu trúc cung “3-
11”. Hy giải thích luôn nhé! Khi đếm cung, ví dụ đếm từ Bảo Bình đi, thì Bảo Bình là 1, đến
Song Ngư là 2; ngược lại lấy Song Ngư là 1, đếm (theo đúng chiều của vòng Hoàng Đạo
nhé) đến Bảo Bình là 12; suy ra Bảo Bình – Song Ngư là cặp cung 2-12, tương ứng với góc
hợp 30 độ. Đếm tương tự thì Bảo Bình đến Bạch Dương là 3, Bạch Dương đến Bảo Bình là
11, suy ra cặp Bảo Bình – Bạch Dương là cặp 3-11, tương ứng với góc 60 độ. Bạn có thể
nhớ tắt rằng hai con số trên luôn cộng nhau ra 14, do đó chỉ cần đếm 1 lần rồi lấy 14 trừ đi
là sẽ đúng (*´▽`*). Tóm tắt lại thành bảng đối chiếu như sau:

Góc hợp Cặp cung (Cấu trúc cung)

0 độ 1-1
30 độ 2-12

60 độ 3-11

90 độ 4-10

120 độ 5-9

150 độ 6-8

180 độ 7-7

Điểm khác biệt giữa việc dùng 2 cách nói này Hy sẽ trính bày sâu trong bài riêng của góc
hợp nhé ^^. Chúng ta xem xét đến loại góc hợp thứ hai, góc hợp giữa các hành tinh.

Góc hợp giữa các hành tinh thì chỉ có thể xác định khi vẽ biểu đồ ngày sinh, và
trong đó sẽ ghi sẵn cho các bạn hành tinh gì hợp với nhau thành góc gì. Góc hợp
của các hành tinh phong phú hơn góc hợp giữa các cung. Các góc giữa các cung
vừa nêu trên được xem là những góc cơ bản, song các hành tinh còn hợp với
nhau nhiều loại góc phụ khác, như góc 45 độ, 135 độ, 72 độ. Các góc này ảnh
hưởng yếu hơn các góc chính, song không thể bỏ qua khi đọc biểu đồ sinh được
đâu nhé!

Các hành tinh đại diện cho các khao khát, các năng lượng thôi thúc hành động
trong người. Nếu các hành tinh hợp góc tốt (kiểu như Thủy Tinh hợp góc tốt với
Kim Tinh chẳng hạn) thì năng lượng từ hai hành tinh đó sẽ bổ sung, khuếch đại
nhau, nói chung nghe đồn là có lợi (còn có lợi thật hay không thì đợi bài góc hợp
khắc biết ( ̄∇ ̄)). Những người có các hành tinh hợp góc càng xấu thì càng nhiều
mâu thuẫn, những người có nhiều góc hợp tốt thì cực kì bình yên.
Đấy, thế là chúng ta dạo hết một vòng các yếu tố quan trọng nhất trong một biểu đồ sinh rồi
nhé! Các bạn trẻ chịu khó nhớ kĩ các khái niệm này nha. Mỗi khái niệm đều có diễn giải chi
tiết mà Hy đã dịch trong quyển HƯỚNG DẪN GIẢI NGHĨA BIỂU ĐỒ (chỉ còn góc hợp
chưa dịch chữ nào thôi). Bài sau Hy sẽ hướng dẫn các bạn nhìn biểu đồ và xác định các
yếu tố trong đó nhé! Hẹn tuần sau có bài, còn bây giờ thì bye bye ヾ(*・ω・*)ノ~
Chương 3: Bốn nguyên tố và Mười hai Cung
BỐN NGUYÊN TỐ VÀ MƯỜI HAI CUNG
Chữ “bốn nguyên tố” trong tập quán của Chiêm Tinh liên quan đến những nguồn lực thiết
yếu (hay gọi cho đơn giản là “năng lượng”) đã tạo ra cả thế giới này, cái này ai cũng biết.
Bốn nguyên tố trong Biểu đồ ngày sinh tiết lộ khả năng tham gia vào bất cứ hoạt động nào
của sự sống và khả năng nắm bắt những vấn đề cụ thể trong cuộc sống. Mấy nguyên tố
này thì không liên quan gì đến các nguyên tố hóa học đâu. Biểu đồ ngày sinh thì ai cũng
biết rồi ha, được vẽ dựa vào giây phút mà chúng ta sinh ra, thời khắc mà chúng ta bắt đầu
thiết lập sự hòa hợp với những sức mạnh đến từ vũ trụ (Hy: nói thiệt nghe lên đồng
quá a~ Mình hơi rờn rợn). Do đó biểu đồ ngày sinh tiết lộ kiểu năng lượng hay kiểu hòa
hợp của bạn với bốn nguyên tố từ vũ trụ này. Nói cách khác, cái biểu đồ ngày sinh ấy nó
biểu trưng cho phong cách ứng xử suy nghĩ cảm nhận thấu cảm gì gì đấy cấu thành nên
chỉnh thể một con người trên cái quả đất tròn trĩnh này.
Bốn nguyên tố – Hỏa, Thổ, Khí và Thủy – mỗi cái đại diện cho một kiểu năng lượng và
ý thức cơ bản. Bạn có thể nhận thấy, mỗi người lại chủ động hòa hợp với một kiểu năng
lượng riêng trong bốn kiểu này. Mỗi nguyên tố lại biểu lộ dưới ba thể thức rung động khác
nhau: Thống lĩnh, Kiên Định,và Thay Đổi. Kết hợp bốn Nguyên tố với ba loại thể
thức này lại, chúng ta có được mười hai kiểu năng lượng chính, mà ta hay gọi là mười
hai Cung Hoàng Đạo.
Nếu muốn hiểu mấy kiểu năng lượng nó theo cách khác thì chúng ta có thể làm như sau:
phân tích chúng dựa trên thể thức. Những cung Thống Lĩnh liên quan đến hành động và
biểu tượng cho sự vận động của những khối năng lượng mang tính “bùng nổ” theo một
hướng cố định. Những cung Kiên Định đại diện cho những năng lượng mang tính tập
trung, những năng lượng này có thể mang tính tích tụ lại vào một điểm nào đấy, hoặc
cũng có thể mang tính phát xạ từ trung tâm ra bên ngoài. Những cung Thay Đổi thì lại liên
quan đến sự linh hoạt và thay đổi chóng mặt, vậy nên cứ coi như chúng là một dạng
năng lượng xoắn ốc (Hy: vặn xoắn a :D??? Đúng là cái kiểu của mấy cung Thay
Đổi rồi!!!).
Nguyên tố Khí liên quan đến cảm nhận của trí óc, tri giác, và sự diễn đạt, đặc biệt có
quan hệ khắng khít với phong cách giao tiếp của một người, cũng như khả năng suy nghĩ
hình học và những vấn đề trừu tượng (Hy: mình nghĩ các bạn sẽ giỏi làm Hình không
gian =))))~ may mắn mình cũng được hưởng ké nên mới qua cái ải đại học
=)))))))
Nguyên tố Hỏa thể hiện những nhân tố ấm áp, phát quang (Hy: nghe như siêu nhân
=.=), tràn đầy năng lượng của sự sống, thể hiện ra ngoài thành lòng nhiệt huyết, lòng tin,
sự can đảm, và sự bức bách phải thể hiện bản thân mình.
Nguyên tố Thủy đại diện cho những nhân tố làm dịu và chữa lành, liên quan trực tiếp
đến sự nhạy cảm, sự hồi đáp lại tình cảm của con người, cũng như đồng cảm với người
khác.
Nguyên tố Thổ bộc lộ sự hòa hợp với thế giới của vật chất và những khả năng thực tế
để có thể sử dụng và cải thiện thế giới vật chất xung quanh.
Những nguyên tố trên thật ra ngày xưa chỉ được chia thành hai nhóm: Lửa với Khí với nét
tính cách là “chủ động” và “khẳng định bản thân”, trong khi Nước và Đất được xem như là
đại diện cho sự “thụ động”, “dễ lĩnh hội”, và “kiềm chế bản thân”. Sự khác biệt này có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc tiếp cận sơ đồ ngày sinh của một người một cách tổng thể.
Những khái niệm vừa nêu liên quan nhiều đến cách thức một người vận động những
nguồn năng lực trong bản thân mình, hơn là một đặc tính chung chung mà đem đi áp dụng
cho ai cũng được.

Ví dụ nhé, cung mệnh Thủy và Thổ thì kiềm chế tốt hơn là Khí và Hỏa, thành ra họ hay
sống khép kín và không cho phép chính mình được lôi năng lượng của mình ra mà trưng
bày như thú trong vườn bách thảo nếu họ chưa suy nghĩ cho cặn kẽ và đắn đo vật vã ngày
đêm. Tuy nhiên, điều này giúp họ xây dựng được một nền tảng vững vàng cho tất thảy
những hành động của mình. Còn Khí với cả Hỏa thì cứ bung lụa dư lào, vì lúc nào họ cũng
phải “bộc lộ hết đi”, đem năng lượng với cả tiềm lực sự sống của mình đi rải khắp nơi như
tiên nữ rắc hoa mà chẳng dè chừng gì hết trơn (họ đã quên khoắng đi cái gọi là “giới hạn”
rồi!). Anh nào mệnh Hỏa thì đốt năng lượng bằng hành động trực tiếp, còn mệnh Khí thì
thông qua giao tiếp với quần chúng và dùng mồm miệng (Hy: nói quách ra là bạn mệnh
Khí tiêu hao năng lượng bằng cách tám!!!) Cái kiểu phân loại như thế này thật sự rất
quan trọng đấy, khi mà các cung cùng một mệnh (như là Bạch Dương, Sư Tử và Nhân Mã
– mệnh Hỏa cả) và các mệnh cùng một nhóm (như là Kim Ngưu và Song Ngư = Thổ và
Thủy) thì luôn được xem là tương đối “hợp” nhau. Điều này ứng dụng vào cả việc diễn giải
biểu đồ ngày sinh của một người và việc so sánh tương hợp cho biểu đồ ngày sinh những
người khác nhau.
Mỗi cung của một nguyên tố nhất định là một kiểu thể hiện bên ngoài của cùng một kiểu
năng lượng và đại diện một level khác nhau của các bước phát triển nhận thức.
[CIH] Cung Mệnh Hỏa và Cung Mệnh Khí
Cung mệnh Hỏa: Bạch Dương, Sư Tử và Nhân Mã
Cung mệnh Hỏa thể hiện một năng lượng chói sáng rực rỡ cả vũ trụ (Hy: mới câu đầu
đã hoành tráng thế @___@???), một loại năng lượng dễ kích động, bừng bừng, và nhờ
nó mà ánh sáng được đem đến tô sắc cho vạn vật. Những cung mệnh này minh họa cho
tinh thần hứng khởi, tự tin, sức mạnh thì vô bờ bến và sự thật thà bộc trực hiếm có.
KHÁI NIỆM CƠ BẢN:
 Sức mạnh chói lòa (Hy: siêu nhân Gao?), Tự tin và Chủ động.
TÍNH CÁCH VÀ TỪ KHÓA:
 Sự bốc đồng điếc-không-sợ-súng (Hy: bravoooo~~~)
 Tinh thần tốt
 Nhiệt tình
 Sức mạnh
 Chân thành thẳng thắn, thậm chí là thẳng không còn ý tứ gì luôn
 Dẫn trước
 Thoải mái biểu lộ
 Sức mạnh ý chí có định hướng và khả năng lãnh đạo
 Hay giãi bày
 Thiếu kiên nhẫn
Cung mệnh Khí: Song Tử, Thiên Bình và Bảo Bình
Những cung mệnh Khí thể hiện năng lượng của sự sống gắn liền với sự “thở” hoặc thứ mà
thuật ngữ “prana” trong thuyết yoga nhắc đến (Hy: “prana” cũng có nghĩa là “thở”). Vương
quốc của họ nhà Khí là một thế giới thuần ý tưởng, bên kia của thế giới vật chất. Trong
nguyên tố Khí, năng lượng của vũ trụ được hiện thực hóa thành những khuôn mẫu suy
nghĩ khác nhau. Những cung mệnh này luôn có nhu cầu thầm kín phải tách bạch bản thân
khỏi những trải nghiệm đời thường trước mắt, để có thể có được sự khách quan và cách
tiếp cận có tầm nhìn, lý trí và có suy nghĩ hơn đối với mọi thứ họ làm.

KHÁI NIỆM CƠ BẢN:


 Trí óc nhạy bén, Sáng suốt và Sự biểu hiện.
TÍNH CÁCH VÀ TỪ KHÓA:
 Sống bằng lí trí
 Khả năng mường tượng
 Duy lý
 Độc lập và có tầm nhìn
 Khao khát thấu hiểu
 Phát biểu bằng lời nói
 Cần các mối quan hệ và thích giao lưu
 Dễ nói chuyện và tò mò
 Nhận thức được mỗi người là một cá nhân riêng biệt
 Dễ thấu hiểu các khái niệm và nguyên tắc
[CIH] Cung Mệnh Thủy và Cung Mệnh Thổ
Cung mệnh Thủy luôn luôn gắn liền với tình cảm của họ, đồng điệu với những sắc thái và
những cái phảng phất tinh vi mà quần chúng không bao giờ để ý. Nguyên tố Thủy đại diện
cho sự hồi đáp lại những tình cảm và cảm xúc sâu sắc, từ những thứ như đam mê bức
bách cho đến nỗi sợ hãi tràn lan; cả những thứ như sẵn sàng dang tay chấp nhận mọi thứ,
và dành tình yêu dành cho việc sáng tạo. Cung mệnh Thủy được bản năng mách bảo rằng
để nhận ra những khao khát sâu thẳm nhất của linh hồn mình thì phải bảo vệ bản thân
trước mọi ảnh hưởng ngoại biên, điều đó sẽ bảo đảm sự tĩnh lặng nội tại cần thiết cho họ,
để cho tri giác của họ có thể ngẫm nghĩ sâu xa và khéo léo.

KHÁI NIỆM CƠ BẢN:


 Cảm xúc sâu sắc, Thấu cảm và Phản ứng trước tình cảm
TÍNH CÁCH VÀ TỪ KHÓA:
 Nhạy cảm
 Nhận thức được sự thực tế của tiềm thức, và/hoặc không ý thức được thực
tế (Hy: cái này rất rất rất thâm thúy nha :”>)
 Trực giác
 Sự tẩy uế và trong sạch
 Có khả năng ngoại cảm
 Cảm thụ sâu sắc
 Bí mật thường trực và nhu cầu riêng tư
 Khả năng đồng cảm
 Nhu cầu gian díu tình cảm với quần chúng
CUNG MỆNH THỔ: Kim Ngưu, Xử Nữ và Ma Kết
Cung mệnh Thổ cực kì dựa dẫm vào ý thức và lập luận thực tế của mình. Khả năng bẩm
sinh trong việc thấu hiểu cách thức thế giới vật chất vận động giúp cho những cung mệnh
Thổ kiên nhẫn và có ý thức kỷ luật hơn những cung khác. Nguyên tố Thổ có xu hướng
cảnh giác, tiên liệu trước mọi việc, sống theo lề lối, và thường là đáng tin cậy. Biết được vị
thế của mình trên đời mang ý nghĩa cực kì quan trọng đối với các bạn mệnh Thổ, bởi vì
bình ổn là mục tiêu cả đời của các bạn ấy.

KHÁI NIỆM CƠ BẢN:


 Khả năng tốt trong việc sử dụng thế giới vật chất
TÍNH CÁCH VÀ TỪ KHÓA:
 Đồng điệu với thế giới vật chất
 Giác quan mạnh mẽ
 Tính thực tế
 Kiên nhẫn
 Kỷ luật
 Cố chấp
 Cảnh giác
 Đáng tin cậy
 Biết tiên liệu trước
 Bình thường (Hy: TẦM thường :))))), hoặc các bạn có thể hiểu là “theo lề
lối xã hội”)
Chương 4: Các Hành tinh
CÁC HÀNH TINH
Đây chỉ là một bài tiền đề, các bạn có thể đọc và không nhớ gì cả. Nhưng nhớ bookmark
nó lại và khi đọc đến các phần phía sau có liên quan thì mở ra mà xem nhé ;))! Chú ý, nếu
bạn được hành tinh nào quản chiếu, đọc cho kỹ phần của mình xem những khát khao, nhu
cầu của mình có đúng là bị ảnh hưởng bởi hành tinh quản chiếu không nhé!

Những khái niệm căn bản về các hành tinh

Mỗi hành tinh sẽ có ba khái niệm đặc trưng cho chúng:

 Những yếu tố cơ bản về hành tinh đấy


 Những khao khát mà chúng đại diện
 Chúng biểu tượng cho nhu cầu nào của con người.
MẶT TRỜI
Yếu tố cơ bản:
 Sức mạnh
 Chủ nghĩa cá nhân
 Năng lượng sáng tạo
 Linh hồn có sức mạnh chói sáng (quả thật Hy ráng dịch đúng lắm rồi a~)
 Sở hữu những giá trị thiết yếu
Khao khát đại diện:
 Khao khát được tồn tại và kiến tạo
Biểu tượng cho Nhu cầu:
 Nhu cầu được công nhận
 Nhu cầu được chứng tỏ/bộc lộ bản thân
Hãy nhìn bạn Sư Tử ( ≧ ω ≦ ).
MẶT TRĂNG
Yếu tố cơ bản:
 Phản ứng (trước sự việc)
 Khuynh hướng hành động theo tiềm thức
 Cảm xúc về chính bản thân (Hy: tức là tự mường tượng bản thân thế nào)
 Phản xạ có điều kiện (!)
Khao khát đại diện:
 Khao khát được cảm thấy ủng hộ, cổ vũ
 Khao khát được cảm thấy an toàn trong gia đình và trong tình cảm
Biểu tượng cho Nhu cầu:
 Nhu cầu tìm được khoảnh khắc bình yên cho cảm xúc và cảm giác mình
thuộc về một nơi nào đó
 Nhu cầu thấu hiểu chính bản thân mình, cảm thấy mình đang làm đúng,
tự tin vào chính mình
Hãy nhìn bạn Cự Giải ( ≧ ω ≦ ).
THỦY TINH
Yếu tố cơ bản:
 Giao tiếp
 Cái tôi có nhận thức (Hy: ngược với “cái tôi trong tiềm thức” phía trên) (Ví
dụ: đầu óc lí trí và logic)
Khao khát đại diện:
 Khao khát được thể hiện tri giác, nhận thức và trí tuệ của bản thân thông
qua lời nói hoặc kỹ năng đặc biệt khác
Biểu tượng cho Nhu cầu:
 Nhu cầu tạo lập các mối quan hệ với mọi người
 Nhu cầu được học hỏi
Hãy nhìn bạn Song Tử. Còn Xử Nữ thì nhìn bán phần thôi ( ≧ ω ≦ ).
KIM TINH
Yếu tố cơ bản:
 Những cái gu có dính đến tình cảm (Hy: tỷ như gu ẩm thực, gu thẩm mỹ,
gu các thứ thể loại :”>~)
 Những giá trị của nhân loại
 Trao đổi năng lượng với các cá thể khác thông qua việc cho đi một phần
con người mình và nhận lại một phần khác (Hy: đại để là quá trình có dính
đến chữ “yêu” hoặc “thương” hoặc các từ đồng nghĩa)
 Chia sẻ
Khao khát đại diện:
 Khao khát được giao tiếp xã hội và yêu đương
 Khao khát được bộc lộ tình cảm
 Khao khát được cảm thấy dễ chịu, thỏa mãn
Biểu tượng cho Nhu cầu:
 Nhu cầu được gần gũi với người khác
 Nhu cầu được cảm thấy thoải mái và hòa hợp
 Nhu cầu được cho đi những tình cảm của bản thân
Hãy nhìn bạn Kim Ngưu và Thiên Bình ( ≧ ω ≦ ).
HỎA TINH
Yếu tố cơ bản:
 Ham muốn/ Khát khao/ Ứơc mơ cháy bỏng/ v..v…
 Ý chí hành động
 Người khởi xướng
 Sức mạnh thể chất/ cơ bắp
 Động lực/ Nỗ lực
Khao khát đại diện:
 Khát khao khẳng định bản thân
 Khát khao tấn công (Hy: hãy nghĩ theo hướng “khát khao được nắm thế
chủ động/ làm mọi việc trước thiên hạ”)
 Khát khao tình dục
 Khát khao phải hành động dứt điểm
Biểu tượng cho Nhu cầu:
 Nhu cầu đạt được những thứ mình muốn
 Nhu cầu cảm thấy hưng phấn về thể lực và tình dục (Hy: …)
MỘC TINH
Yếu tố cơ bản:

 Sự bành trướng/ phát triển/ mở rộng


 Sự thanh nhã
Khao khát đại diện:

 Khao khát vươn tới những thứ to tát, hoặc kết nối chính mình với thứ gì
đấy vĩ mô hơn là một cá thể người bình thường
Biểu tượng cho Nhu cầu:

 Nhu cầu tin và được tin, và tự tin vào chính mình cũng như cuộc sống của
mình
 Nhu cầu được cải thiện, trau dồi bản thân
Hãy nhìn bạn Nhân Mã ( ≧ ω ≦ )!
THỔ TINH
Yếu tố cơ bản:

 Sự kết thân, bền vững


 Nỗ lực
Khao khát đại diện:

 Khát khao bảo vệ những chuẩn mực, cấu trúc do chính mình đặt ra và sự
toàn vẹn về con người mình (Hy: nói cho dễ hiểu là nhất quyết không thay đổi
=..=)
 Khát khao đạt được sự an toàn và vững chắc thông qua những thành tựu
có thể nhìn thấy được(Hy: tiền tài, danh vọng, cái gì có vật chất trong đấy)
Biểu tượng cho Nhu cầu:

 Nhu cầu được xã hội công nhận/ chấp nhận


 Nhu cầu có thể dựa dẫm vào công việc và tiềm lực kinh tế của chính họ
(hoặc của người khác)
Hãy nhìn bạn Ma Kết ( ≧ ω ≦ )!
THIÊN VƯƠNG TINH
Yếu tố cơ bản:
 Tự do cá nhân
 Một bản ngã đầy tự do
(Hy: bạn trẻ này cái gì cũng “tự do” nha)
Khao khát đại diện:

 Khát khao vươn tới sự khác biệt, tính độc đáo và mới mẻ, và sự độc lập
khỏi những thứ truyền thống
Biểu tượng cho Nhu cầu:

 Nhu cầu được thay đổi


 Nhu cầu hứng thú
 Nhu cầu được thể hiện bất kì điều gì mà không bị ràng buộc, o ép
Hãy nhìn bạn Bảo Bình ( ≧ ω ≦ )!
HẢI VƯƠNG TINH
Yếu tố cơ bản:

 Sư tự do siêu việt (nằm ngoài thế giới vật chất)


 Sự thống nhất
 Sự giải phóng khỏi một bản ngã bình thường (tức là, nó đã không bị giới
hạn trong những cái tủn mủn của con người nữa, mà bay đến tận đâu rồi ý –
Hy)
Khao khát đại diện:

 Khát khao được giải phóng khỏi những giới hạn của một con người và cả
những giới hạn của thế giới vật chất
Biểu tượng cho Nhu cầu:

 Nhu cầu được trở thành một thể thống nhất với Cuộc sống
 Nhu cầu được hợp nhất với tổng thể
Hãy nhìn bạn Song Ngư ( ≧ ω ≦ )!
DIÊM VƯƠNG TINH
Yếu tố cơ bản:

 Sự biến đổi
 Sự chuyển hóa
 Sự loại trừ
Khao khát đại diện:

 Khao khát được tái sinh toàn vẹn


 Khát khao được xuyên thấu đến tất cả cốt lõi của mọi thứ
Biểu tượng cho Nhu cầu:

 Nhu cầu thanh lọc bản thân


 Nhu cầu bỏ qua tất cả quá khứ bằng cách sử dụng nỗi đau (Hy: ý này ám
chỉ tính cách “trả thù”)
BIỂU HIỆN TÍCH CỰC – TIÊU CỰC TỪ TÍNH CHẤT CÁC HÀNH
TINH
Mỗi tính chất thuộc về các hành tinh đều sẽ thể hiện dưới dạng tích cực và kiến tạo, hoặc tiêu
cực và tự hủy hoại bản thân. Nói cách khác, trải nghiệm của con người có nhiều khía cạnh khác
nhau, và trong mỗi khía cạnh đấy, người ta lại có thể hoàn toàn hòa hợp với những quy luật tối
cao trong cuộc sống (những quy luật chung nhất của thế giới, như sinh ra và chết đi, có cho và có
nhận, nhân quả vv…vv…) hoặc hoàn toàn không hòa hợp nổi, bất hòa với các quy luật trên. Hòa
hợp hoặc bất hòa đều sẽ dẫn đến những kết quả nhất định: người ta có thể sử dụng những nguồn
lực, năng lực và mối giao hòa đấy để kiến tạo, hoặc không sẽ lạm dụng, sử dụng chúng sai mục
đích. Bạn sẽ phải phân tích góc hợp với mỗi hành tinh để có thể biết được mức độ hòa hợp hoặc
bất hòa tồn tại trong chính bản ngã của mình.

Biểu hiện tích cực Biểu hiện tiêu cực

Tự phụ, ngạo mạn, nhu cầu phải


Mặt Tinh thần hừng hực; sáng tạo và yêu “đặc biệt”, phải là cái rốn của vũ trụ
Trời thích bộc lộ bản thân quá mức

Mẫn cảm quá đáng; bất an; thiếu


Mặt Dễ hồi đáp, thông cảm; tự thỏa mãn; chính xác, đúng đắn; ức chế bản
Trăng trôi chảy; có ý thức thích nghi thân

Thủy Khả năng vận dụng sáng tạo những kĩ Lạm dụng kĩ năng hoặc trí tuệ; trở
năng hoặc trí thông minh của mình; lý
trí và năng lực tách biệt sự vật, có thể
dùng để phục vụ những lý tưởng cao nên phi lý vì duy lý hóa, lý trí hóa
hơn; khả năng thỏa thuận thông qua mọi thứ; cứng đầu và ưa giao tiếp
những hiểu biết khách quan và cách đơn phương (tức là chỉ có mình nói,
Tinh diễn đạt bằng lời nói sáng sủa, dễ hiểu người kia nghe, cấm ý kiến)

Sa đọa, buông thả; tham lam; đòi


Kim Tình yêu; cho và nhận với người khác; hỏi trong tình cảm; mặc cảm, ức chế
Tinh chia sẻ; tinh thần rộng lượng về tình cảm

Dũng cảm; chủ động; ý thức mà dồn Thiếu kiên nhẫn, ngoan cố; bạo lực;
Hỏa sức mạnh tinh thần vào một mục tiêu sử dụng sức mạnh hoặc đe dọa bậy
Tinh hợp lý, chính thống bạ

Tin tưởng; tin cậy vào những sức mạnh


của những đấng bề trên, hoặc những Tự tin quá đáng; lười biếng; dùng
kế hoạch vĩ đại; thái độ cởi mở, chân năng lượng lung tung; đẩy việc cho
thành; lạc quan; không thành kiến người khác; thiếu trách nhiệm;
Mộc trước những nhu cầu phát triển của bản không lượng sức mình hoặc hứa hẹn
Tinh thân quá trớn

Hạn chế chính mình vì dựa dẫm quá


mức vào bản thân và thiếu niềm tin
(vào người khác); cứng nhắc, khắt
Nỗ lực có quy củ; biết chấp nhận nghĩa khe; lạnh lùng; ưa thủ thế; mặc
Thổ vụ và trách nhiệm; kiên nhẫn; có tổ cảm, tự ti đến độ méo mó; ưa lo, ưa
Tinh chức; đáng tin cậy sợ; và hay tiêu cực

Thiên Sống hòa hợp với sự thật; độc đáo; Ngoan cố; thiếu kiên nhẫn, quá bồn
Vương sáng tạo; thử nghiệm có mục đích; tôn chồn; liên tục cần hứng thú và
Tinh trọng tự do những thay đổi mà chẳng vì mục
đích nào cả; ưa nổi loạn; cực đoan

Xu hướng trốn tránh dễ gây đến tự


hủy hoại; thoái thác trách nhiệm và
những nhu cầu sâu thẳm của chính
Sống hòa hợp với tổng thể; nhận thức mình; khước từ việc đối mặt với lý
Hải được khía cạnh tâm linh của những trải do, động cơ của chính mình và
Vương nghiệm; lòng trắc ẩn bao trùm lên mọi không phó thác, gắn bó, quan hệ
Tinh thứ đàng hoàng với bất cứ thứ gì

Chấp nhận nhu cầu phải tập trung trí


óc và sức mạnh tinh thần của mình vào Diễn đạt khiên cưỡng những khao
việc biến đổi chính mình; có dũng khí khát trong tiềm thức; chủ tâm thao
để đối diện với những khao khát, những túng người khác để phục vụ cho lợi
ước muốn không chế ngự được thầm ích của mình; nhẫn tâm sử dụng bất
Diêm kín nhất của mình và chuyển hóa cứ phương pháp nào để tránh né nỗi
Vương chúng thông qua nỗ lực và trải nghiệm đau khi phải đối diện với bản ngã
Tinh dữ dội của chính mình; mê đắm quyền lực

[CIH] Các Nhà – Tiếp cận toàn diện


CHƯƠNG 7:

CÁC NHÀ – HƯỚNG DẪN DIỄN GIẢI

Các Nhà đại diện cho các phạm vi trải nghiệm mà tại đó những dòng năng lượng của các
cung và các hành tinh sẽ hoạt động. Thay vì nói Nhà chỉ đại diện cho những trải nghiệm
bên ngoài và những hoàn cảnh mang môi trường được định rõ bởi phần lớn Chiêm Tinh
truyền thống, thì ta nên biết rằng các Nhà cũng tiết lộ ra những trạng thái tâm hồn, những
trải nghiệm và thái độ chủ quan của riêng mỗi người. Bằng cách lưu ý đến vị trí của các
hành tinh trong biểu đồ sinh, một Chiêm tinh gia có thể cho bạn biết mức độ và phạm vi của
các trải nghiệm ở mức nào nào sẽ được đặc biệt nhấn mạnh trong cuộc sống của bạn. Hệ
thống những từ khóa được thảo luận ở phía sau chính là nhằm mục đích làm sáng tỏ
những diễn giải và kiến thức chủ đạo về tầm quan trọng, cả bên trong lẫn bên ngoài, của
các Nhà. Đây là một nỗ lực nhằm nắm được những ý nghĩa cốt yếu về các phạm vi trải
nghiệm mà chúng ta vẫn gọi là “Nhà” đấy. Nếu hiểu được những ý nghĩa cốt yếu của
chúng, ta có thể áp dụng chúng, và chúng sẽ soi sáng tất cả các hoạt động và trải nghiệm
đa dạng được các Nhà này đại diện cho (theo truyền thống).

TIẾP CẬN TOÀN DIỆN TRONG VIỆC DIỄN GIẢI CÁC NHÀ

Chú trọng đặc biệt vào kiểu Nhà có chứa những hành tinh trong biểu đồ ngày sinh sẽ giúp
một người nhìn nhận được biểu đồ của mình một cách toàn diện. Một phương pháp
thường thấy để định nghĩa các Nhà chính là chia chúng ra thành các loại khác nhau: Nhà
Tại Góc (angular), Nhà Tiếp Nối (succedent), Nhà Suy Yếu (cadent).

Các Nhà Tại Góc (Nhà số 1,4,7,10) được liên kết với những phẩm chất tự thân vận động
và gây tác động tức thì lên cấu trúc cuộc đời của một người. Từ khóa cho Nhà Tại Góc
là HÀNH ĐỘNG.
Các Nhà Tiếp Nối (2,5,8,11) được liên kết với những ham muốn cá nhân và các phạm
trù cuộc sống mà chúng ta muốn kiểm soát và củng cố. Từ khóa cho loại Nhà này là AN
TOÀN.
Các Nhà Suy Yếu (3,6,9,12) là những khu vực, tại đây ta sẽ tiếp nhận, trao đổi và phân
phát những tư duy và quan sát. Từ khóa cho những Nhà này là HỌC TẬP.
Sự tiến triển từ Nhà Tại Góc cho đến Nhà Tiếp Nối và cuối cùng là Nhà Suy Yếu và sau đó
lại quay trở lại Nhà Tại Góc sẽ biểu tượng cho dòng chảy kinh nghiệm trong cuộc sống:
chúng ta hành động, chúng ta củng cố những kết quả từ hành động của mình nhằm đạt
được sự an toàn, rồi ta học tập từ những điều mình đã làm và nhận thức rõ ràng hơn về
những thứ còn sót lại, chưa hoàn thành; và do vậy, chúng ta lại hành động một lần nữa.
Theo cách đó, một người có một trong ba kiểu Nhà trên được nhấn mạnh, nhờ vào vị trí
của các hành tinh thì sẽ luôn luôn đổ rất nhiều năng lượng vào các Nhà đó, và trải nghiệm
được rất nhiều thử thách liên quan đến hoặc hành động, hoặc an toàn, hoặchọc tập.

Các Nhà cũng có thể được chia thành các nhóm ba Nhà, dựa vào Nguyên tố của các cung
được liên kết với nhóm Nhà đó. Những cụm từ và hướng dẫn then chốt để hiểu được các
nhóm trên được nên như sau. (Vui lòng chú ý rằng những thuật ngữ “Bộ ba Tâm linh
(Psychic Trinity)”, “Bộ ba Tiền tài (Trinity of Wealth)”, vân vân là những thuật ngữ khá xưa,
và được sử dụng chẳng qua vì chúng là cách đặt nhãn thuận tiện nhất.)
NHÀ MỆNH THỦY (“BỘ BA TÂM LINH (Psychic Trinity)” – 4, 8, 12): Tất cả những Nhà
này đều giải quyết quá khứ, giải quyết những phản ứng có điều kiện đã trở thành một phần
bản năng và hoạt động thông qua tình cảm của ta. Những hành tinh trong các Nhà này đều
thể hiện những gì đang diễn ra trong phần tiềm thức của ta, và biểu thị quá trình thu nhặt
nhận thức thông qua việc tiếp thu những tinh hoa từ quá khứ, đồng thời từ bỏ những kí ức
vô dụng và những nỗi đau đang kiềm hãm chúng ta. Một người có các Nhà trên được nhấn
mạnh sẽ có dạt dào cảm xúc và sống trong nhữngKHAO KHÁT sâu xa hơn của bản thân.
Những nhu cầu tình cảm và linh hồn sẽ chi phối những hoạt động và việc sự dụng năng
lược của người đó trong cuộc sống. Những hành tinh trong Nhà mệnh Thủy sẽ ảnh hưởng
đến khuynh hướng tình cảm của người đó, cách anh hay cô ấy xoay sở với việc thỏa mãn
những nhu cầu riêng tư và đối mặt với các cảm xúc ám ảnh của mình, và người đó có thể
sống hướng nội, sống trong suy tưởng đến cỡ nào. Từ khóa cho Nhà mệnh Thủy là TÌNH
CẢM vàLINH HỒN.
NHÀ MỆNH THỔ (“BỘ BA TIỀN TÀI (The Trinity of Wealth)” – 2, 6, 10): Các nhà này có
liên kết với mức độ trải nghiệm mà tại đó chúng ta cố gắng thỏa mãn những NHU CẦU cơ
bản của mình trong thế giới thực tế. Các hành tinh trong các Nhà này sẽ chỉ ra loại năng
lượng nào có thể dễ dàng được chúng ta sử dụng để xoay xở với thế giới vật chất nhất, và
có thể được phát triển đến mức thành thạo trong kĩ năng quản lí các nguồn năng lượng.
Một người có những Nhà này được nhấn mạnh sẽ sống thật mạnh mẽ trong thế giới vật
chất. Anh ta xây dựng, làm việc, đạt thành quả, thu lợi và xác định mục đích của mình trong
cuộc sống dựa trên địa vị và trạng thái an toàn mà mình đạt được. Những ai có biểu đồ
nhấn mạnh trong Nhà mệnh Thổ có xu hướng muốn ổn định cuộc sống, trong khi liên tục
tìm kiếm một nơi mà họ có thể nâng cao năng suất nhất và dễ dàng thỏa mãn các nhu cầu
thực tế của mình nhất. Người này sẽ ngay lập tức khám phá triệt để bản ngã của mình
thông qua công việc, thông qua cảm giác cảm thấy mình hữu dụng và thông qua
những thành quả thực tế. Anh ta hay cô ta muốn hoàn thành một thiên chức hay một vai
trò trong thế giới vĩ đại ngoài kia. Các hành tinh trong các Nhà mệnh Thổ sẽ ảnh hưởng lên
thái độ của một cá nhân nào đó đối với năng khiếu, tham vọng nghề nghiệp và khả năng
tạo ra những kết quả có hiệu quả. Từ khóa cho các Nhà này là VẬT CHẤT, vì các Nhà
mệnh Thổ chủ yếu liên quan đến những mối bận tâm của thế giới vật chất bên ngoài.
NHÀ MỆNH HỎA (“BỘ BA SỰ SỐNG (The Trinity of Life)” – 1, 5, 9): Những Nhà này sẽ
liên kết với thái độ của một người đối với cuộc đời và cảm giác được sống. Chúng đại diện
cho dòng chảy năng lượng đang tràn vào thế giới cùng những nguyện vọng và cảm
hứng vốn sẽ thúc đẩy hành động đó. Một người có biểu đồ được nhấn mạnh vào các Nhà
này sẽ sống với nhiệt huyết, với lí tưởng và những giấc mơ về tương lai của mình. Đức tin
và sự tự tin (hoặc sự thiếu vắng đáng kể hai yếu tố trên) cùng nhu cầu muốn nhìn thấy các
hành động tiên phong của mình ảnh hưởng thế nào lên thế giới trên diện rộng sẽ chi phối
rất nhiều hoạt động trong đời sống của người đó. Người này sẽ ngay lập tức khám phá triệt
để bản ngã của mình thông qua việc áp đặt những giấc mơ của mình lên thế giới và quan
sát chúng trở thành hiện thực. Các hành tinh trong các Nhà mệnh Hỏa sẽ ảnh hưởng
lên THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG của một cá nhân và toàn bộ ý thức về đức tin và
lòng tự tin vào chính mình của người đó. Từ khóa bao quát tất cả ý nghĩa thiết yếu của các
Nhà mệnh Hỏa chính là CÁ TÍNH; vì ý thức về cá tính và ý thức về sự tồn tại của chúng ta
sẽ quyết định thái độ của chúng ta đối với cuộc sống nói chung.
NHÀ MỆNH KHÍ (“BỘ BA QUAN HỆ (The Trinity of Relationship)” – 3, 7, 11): Các Nhà
này sẽ liên kết không chỉ với tất cả các thể loại giao thiệp và quan hệ xã hội, mà còn liên
kết với QUAN NIỆMnữa. Một người có các Nhà này được nhấn mạnh sẽ sống trong tâm
trí của mình và trong các mối quan hệ. Các quan niệm và sự sẻ chia các quan niệm đó sẽ
chi phối rất nhiều hoạt động trong đời sống của người đó. Người này sẽ ngay lập tức khám
phá triệt để cái tôi của mình thông qua việc khám phá và truyền đạt sự chính xác và tầm
quan trọng của những ý tưởng hay những giả thuyết đặc biệt. Các hành tinh trong các Nhà
mệnh Khí sẽ ảnh hưởng lên thú vui, sự hợp tác, các phương thức diễn đạt bằng lời nói và
đời sống xã hội của một cá nhân. Từ khóa cho các Nhà mệnh Khí là XÃ HỘIvà TRÍ TUỆ.
Phần tiếp theo giới thiệu một công thức ngắn gọn gồm những từ khóa đã được miêu tả ở
trên:

Cách thức biểu hiện:


▶ Nhà Tại Góc: Hành động
▶ Nhà Tiếp Nối: An toàn
▶ Nhà Suy Yếu: Học hỏi
Các dạng trải nghiệm:
▶ Thủy: Tâm hồn và Tình cảm
▶ Thổ: Vật chất
▶ Hỏa: Cá tính
▶ Khí: Xã hội và Trí tuệ

[CIH] Thiên Đỉnh & Hành Tinh Quản Chiếu Thiên Đỉnh
THIÊN ĐỈNH
Qúa trình lão hóa và trưởng thành thường kéo theo việc bạn vươn tới và cụ thể hóa những
mục tiêu và ước mơ mà bạn từng mường tượng thời xuân thì. Cung Thiên Đỉnh, vị trí của
hành tinh quản chiếu cung Thiên Đỉnh, và hành tinh nào nằm trong nhà số Mười sẽ biểu
tượng cho quá trình ấy. Dù rằng cung Thiên Đỉnh không hẳn lúc nào cũng rõ ràng bộc lộ
cho chúng ta thấy, nhưng nó luôn luôn có một vị trí quan trọng trong biểu đồ giờ sinh của
chúng ta, bởi lẽ nó miêu tả công cuộc bộc lộ và phát triển nghề nghiệp của ta, cũng như vị
trí mà chúng ta đứng trên thế giới này. Gần như tất cả các văn bản chiêm tinh đều mô tả
Thiên Đỉnh (hoặc MC như cách mà người ta hay viết tắt) như là đại diện cho “sự nghiệp”
của một người hoặc “vị thế trên thế giới”. Nó đúng là mấy thứ đó đấy, nhưng đồng thời còn
kèm theo vài thứ khác nữa. Khi còn trẻ, người ta thường không thể đồng nhất với thể thức
năng lượng mà cung Thiên Đỉnh đại diện, trừ phi một hoặc nhiều hành tinh khác nằm
chung trong cung đấy. Cung Thiên Đỉnh đại diện cho những phẩm chất mà ta đạt được một
cách tự nhiên khi ta càng trưởng thành, những phẩm chất mà chúng ta cần nỗ lực để đạt
được. Nó dại diện cho thành tựu, cho quyền lực, triển vọng bạn sẽ cống hiến gì cho xã hội,
và thiên hướng/xu hướng (Hy: hoặc “nghề nghiệp” – từ này có rất nhiều nghĩa). Nếu
học được cách biểu lộ nguồn năng lượng mà Thiên Đỉnh biểu tượng, bạn sẽ đạt được sự
viên mãn.
HÀNH TINH QUẢN CHIẾU CỦA THIÊN ĐỈNH
Chú ý: Nếu Thiên Đỉnh của bạn nằm vào cung Bạch Dương, thì hành tinh quản chiếu
Thiên Đỉnh của bạn là Hỏa Tinh. Áp dụng tương tự cho các trường hợp của 11 cung còn lại.
Hành tinh quản chiếu của cung Thiên Đỉnh là rất quan trọng, không phải chỉ vì ý nghĩa biểu
tượng của nó, mà còn vì hành tinh quản chiếu Thiên Đỉnh mà rơi vào Nhà (House) nào thì
Nhà đó sẽ cho thấy nghề nghiệp của bạn rốt cuộc sẽ đi đến trọng tâm là đâu. Nhà (mà tôi
vừa nhắc đên phía trên đấy) đại diện cho một lĩnh vực nhất định gần với nghề nghiệp thực
sự của bạn nhất. Nếu Thiên Đỉnh của bạn rơi vào một cung có cả hành tinh quản chiếu
truyền thống và hành tinh quản chiếu hiện đại, thì nhà của hai hành tinh đó đều quan trọng
như nhau. Tuy nhiên, hành tinh quản chiếu truyền thống rơi vào cung nào thì cung đấy
quan trọng hơn cung mà hành tinh quản chiếu hiện đại rơi vào.

=========================

Dưới đây là một cái biểu đồ giờ sinh Hy lấy làm ví dụ cho vụ Thiên Đỉnh ha >.<!!! Vì không
có ví dụ thì khó hiểu lắm!
Mọi người nhìn hình trên nhé, ta lần lượt xác định những khái niệm trong bài viết như sau:

1. Thiên Đỉnh: Nhân Mã


2. Hành tinh quản chiếu cung Thiên Đỉnh: trong trường hợp này là hành
tinh quản chiếu của Nhân Mã – aka. Mộc Tinh.
3. Hành tinh nằm trong Nhà số 10: Diêm Vương Tinh
Theo như bài viết, “hành tinh quản chiếu Thiên Đỉnh” – Mộc Tinh mà rơi vào Nhà (House)
nào thì sẽ cho thấy nghề nghiệp của người đấy phát triển đến đâu. Với cái biểu đồ phía
trên, Mộc Tinh đang nằm ở ngay Nhà số Chín. Ờ, nói một cách sơ sơ thì những người có
Mộc Tinh nằm ở nhà số Chín sẽ có xu hướng “đi” nhhiều, trải nghiệm nhiều, tìm kiếm
những chân trời tri thức mới cũng như một bản ngã cao hơn nhiều. Và Mộc Tinh phù trợ
cho họ sự may mắn cũng như trí tuệ để tìm kiếm những chân trời đó sâu sắc hơn người
khác, xa hơn người khác. Còn hành tinh nằm trong Nhà số Mười là Diêm Vương Tinh,
đồng thời sẽ trùng Thiên Đỉnh. Người này sẽ theo một nghề có thăng trầm lên xuống như
đồ thị hình sin, có quyền lực nắm trong tay. Nhưng cái này thì đau tim lắm. Công việc chính
là thứ người này mạnh nhất, nhưng cũng là thứ người này sợ hãi nhất. Chung chung là
vậy. Còn vấn đề làm sao để biết cái “Thiên Đỉnh” và “hành tinh quản chiếu Thiên Đỉnh” và
“hành tinh nằm trong nhà số Mười” nó sẽ ảnh hưởng ra sao đến nghề nghiệp của bạn,
xin vui lòng đừng hỏi Hy. Một là Hy không trả lời, hai là khi đang chán nản thì sẽ XÓA!
Thành thật mà nói là không thể xem cho tất cả mọi người được! Vậy nên Hy không xem
cho ai hết, thế là công bằng d(´▽`)b. Mọi người thích tìm hiểu thêm về chính mình thì chịu
khó tìm trên mạng nhé d(´▽`)b.

[CIH] Hành tinh ở Nhà số 10 & Góc hợp với Thiên Đỉnh

You might also like