You are on page 1of 14

Tứ hành xung

Nhiều cặp nam nữ khốn khổ vì yêu nhau nhưng gia đình không đồng ý vì lý do khắc tuổi. Nhiều
người mất việc cũng chỉ vì xung với tuổi của sếp… Vậy sự thực có đúng khắc tuổi dễ đứt gánh
giữa đường?

Minh họa của Kao Vân.

Khổ vì xung - khắc

Chị Nguyễn Thị Hoài (Việt Trì, Phú Thọ) khổ sở vì tình yêu với anh Hùng đã 5 năm nhưng gia
đình nhà chồng nhất định không cho cưới. Nguyên do chị tuổi Mão - anh lại tuổi Tỵ.

Mẹ anh đi xem thấy nói tuổi xung, nếu cưới anh sẽ "ra đi" sớm nên nhất định không đồng ý,
thậm chí bà còn đưa ra cả dẫn chứng bà tuổi hổ, chồng bà tuổi lợn vì không nghe thầy nên cuối
cùng ông cũng bỏ bà "ra đi". Khổ nỗi, anh Hùng - chị Hoài yêu nhau sâu sắc nên không thể chia
tay.

Tình trạng ngăn cấm tình duyên của các cặp trai gái, chọn năm sinh con cho hợp bố mẹ, chọn
người hợp tuổi trong làm ăn... diễn ra khá phổ biến và là nỗi khổ của không ít người.

Ông Vũ Quốc Trung, chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực này cho biết, Bộ tứ hình xung: "Dần -
Thân, Tỵ - Hợi; Thìn - Tuất, Sửu - Mùi; Tý - Ngọ, Mão - Dậu... được các cổ nhân phương Đông
đưa ra trong môn tử vi - đoán mệnh trong học thuyết âm dương ngũ hành. Nói cách khác cổ nhân
cho rằng, bạn tuổi Dần xung với người tuổi Thân, người tuổi Tị xung với người tuổi Hợi...
Nếu là nam, nữ lấy nhau sẽ không hợp, dễ đứt gánh giữa đường hoặc hợp tác làm ăn với nhau
khó thành công.

Thực tế điều đó có đúng không? Căn cứ vào đâu cổ nhân kết luận như vậy?

Tương sinh, tương khắc

Ông Vũ Quốc Trung lý giải, theo học thuyết Âm Dương, học thuyết Ngũ hành và lý luận về hệ
Can thì mọi sự vật hiện tượng, quá trình kể cả hữu hình và vô hình tự nó luôn tồn tại hai mặt đối
lập nhau thuộc khái quát hoá là Âm và Dương.

Âm Dương luôn luôn vận động và tác động qua lại lẫn nhau để cho sự vật, hiện tượng, quá trình
tồn tại và phát triển.

Theo quy luật khi Âm cùng Âm hoặc Dương cùng Dương sẽ đẩy nhau, phá nhau, ngược lại Âm
với Dương lại hút nhau, Âm với Dương tương giao, tương hành, tương ứng, tương cầu với nhau.

Giống như có dòng điện âm tương giao với dòng điện dương sẽ sinh ra ánh sáng, năng lượng.

Sự giao hoà giữa đực và cái đã tạo thế giới sinh vật vô cùng phong phú và đa dạng. Người xưa
đã khái quát hoá thế giới vật chất, sự vận động của thế giới vật chất bằng ngũ hành, đó là Mộc,
Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ.

Theo đó, cứ hai hành kế tiếp nhau thì sinh (hợp) gọi là tương sinh, còn đứng cách nhau một hành
khắc (phá) gọi là tương khắc và được mô hình hoá như sau:

Theo sơ đồ này Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc và
Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả.

Theo dịch học, hệ Can - Chi gồm có: 10 Thiên Can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân,
Nhâm, Quý. 12 Địa Chi gốm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Thiên can và địa chi sau khi nạp âm dương ngũ hành ta có: Giáp (dương), ất (âm) - thuộc mộc;
Bính (dương) Đinh (âm) thuộc hỏa; Canh (dương), Kỷ (âm) - thuộc Kim; Nhâm (dương), Quý
(âm) - thuộc Thủy; Dần (dương), Mão (âm) - thuộc Mộc; Ngọ (dương), Tỵ (âm) thuộc Hỏa;
Thân (dương), Dậu (âm) thuộc Kim; Tý (dương) - thuộc Thủy; Sửu (âm) - thuộc Thổ; Mùi (âm) -
thuộc Thổ; Tuất (dương) - thuộc Thổ; Hợi (âm) - thuộc Thủy.

Phân tích các cặp xung nhau ta thấy: Dần là dương Mộc, Thân là dương Kim rõ ràng Dần và
Thân đều dương nên đẩy nhau, kỵ nhau. Còn về Ngũ hành thì Thân thuộc Kim, Dần thuộc Mộc
nên Kim và Mộc sẽ khắc, sẽ phá nhau.

Cũng tương tự Tỵ là âm hoả còn Hợi là âm Thuỷ cùng là âm nên đẩy nhau và Ngũ hành Thuỷ
khắc Hoả nên khắc phá nhau. Cặp Tý (dương Thuỷ) và ngọ (dương Hoả) cùng đồng khí dương
và Thuỷ khắc Hoả...
Do đó, nếu ta thừa nhận học thuyết Âm Dương, ngũ hành và Can chi là đúng thì hệ quả là Dần -
Thân, Tỵ - Hợi... xung nhau là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với nguyên tắc đồng khí Âm hoặc
Dương đẩy nhau và Ngũ hành tương khắc sẽ khắc diệt nhau. Tuy nhiên, trên thực tế hoàn toàn
không hẳn như vậy.

12 con giáp.

Không thể chỉ tính trên biểu tượng con vật

Trả lời về vấn đề này, GS.TSKH Hoàng Tuấn, Giám Đốc Trung Tâm Unesco, tác giả cuốn sách
Tử vi môn khoa học vận số đời người cho biết, nếu căn cứ về tứ hình xung trên 12 con giáp để
kết luận, hợp, xung là hoàn toàn sai lầm.

Việc đặt ra địa chi 12 con giáp là người xưa lấy các con vật gần gũi với mình và dựa trên tập
quán sinh hoạt của nó để đặt: Chuột thường phá vào ban đêm thì đặt giờ tý, gà gáy sáng đặt giờ
ngọ... rồi từ đó đặt cho các năm - 12 năm trong tử vi thuộc 12 địa chi.

Từ đó, người ta cũng quan niệm các con vật khắc nhau, hay ăn thịt nhau quy sang con người sinh
năm đó cũng không hợp nhau.

Điều này, hoàn toàn sai và thiếu cơ sở khoa học. Bởi muốn tính toán xung - khắc đầy đủ theo tử
vi thì ngoài việc dựa trên ngày tháng năm sinh của những người cần biết để xem địa chi, thiên
can, ngũ hành còn phải căn cứ vào "mệnh và thân - từ khi sinh ra lớn lên của mỗi người", "thể và
dụng - khả năng bẩm sinh cùng với sự rèn luyện..." mới đầy đủ.

Tuy nhiên, tất cả các môn khoa học dự báo nói chung và tử vi nói riêng thì xác xuất đúng cũng
chỉ đạt 50 - 70% mà thôi.

-
Địa chi hợp: Lục hợp âm dương có 6 cặp địa chi hợp nhau theo cơ chế "1 âm + 1 dương", gọi là
"lục hợp": Tý - Sửu hợp Thổ; Dần - Hợi hợp Hỏa; Mão - Tuất hợp Hỏa; Thìn - Dậu hợp Kim; Tỵ
- Thân hợp Thủy; Ngọ - Mùi (Thái dương - Thái âm).

- Địa chi xung: Các Chi ở các hướng đối nhau và có các hành tương phản. Đó là: Tý - Ngọ tương
xung (Bắc - Nam; Thủy - Hỏa); Mão - Dậu tương xung (Đông - Tây, Mộc - Kim); Tý - Hợi tương
xung (Hỏa - Thủy); Dần - Thân tương xung (Mộc - Kim). Các chi đối hướng và đồng cực, tức
đồng khí cũng xung nhau: Thìn - Tuất tương xung (đều là Dương - Thổ); Sửu - Mùi tương xung
(đều âm Thổ).

Quan điểm "hợp xung" rất động, nếu chỉ xem xét một chiều sẽ ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống.
Do đó, cần phải nghiên cứu kỹ và chi tiết mới nên xét đoán.

Ảnh minh họa


"Lợn" con có thể bú được "hổ"

ThS Vũ Đức Huynh, tác giả của hơn chục cuốn sách về tâm linh và cổ học phương Đông khẳng
định, nếu lấy tứ hành xung để ngăn cản chuyện hôn nhân của con cái hay chọn đối tác làm ăn...
là sai lệch, thiếu hiểu biết.

Vấn đề tứ hành xung được thời nhà Tống đề xuất trong môn tử vi và các đạo sĩ tướng số bói toán
đã dựa vào đó để phát triển. Xung khắc là dựa vào thuyết ngũ hành, các hành đối chọi thì xung
nhau. Dần - Thân - Tỵ - Hợi là tứ "sinh" và tứ vượng gồm: Dần sinh Mộc, Mão vượng Mộc, Tỵ
sinh Hỏa, Ngọ vượng Hỏa, Thân sinh Kim, Dậu vượng kim...

Tuy nhiên, phải tùy theo tiềm lực của từng hành, mỗi năm có một hành riêng và tính chất của
hành đó có đủ sức lực để tác động hay không. Chẳng hạn, người ta vẫn nói hổ và lợn khắc nhau
nhưng nếu vợ chồng, hoặc con một người tuổi Tân Hợi (lợn con) một người khác tuổi hổ thì
không thể khắc được hợi bởi lợn con còn bé, các con vật chưa phân biệt được hổ hay lợn nên lợn
con còn bú được hổ thì nói gì đến chuyện "khắc". Hay tuổn Mậu Dần thuộc mệnh thổ (đất tường
thành) với tuổi Kỷ Hợi mệnh Mộc (cây đồng bằng) thì không những không khắc thậm chí có khi
còn tốt...

Do đó, không thể cứ lấy con vật (năm sinh) để tính mà phải tính theo can chi và hành của năm,
thậm chí còn phải tính phương hướng khi sinh, cha mẹ đôi bên... mới được.

Đồng hành cần đồng vị

Cùng quan điểm này, GS.TSKH Hoàng Tuấn, Giám đốc Trung tâm Unessco, tác giả cuốn sách
"tử vi môn khoa học vận số đời người" cảnh báo: Chẳng có gì đảm bảo chính xác, nhất là khi
được phán bởi những thấy kém hiểu biết về khoa học và hù dọa để kiếm tiền.

Theo đại cương về tử vi "đồng hành" là có chung một hành thì tốt. Nhưng đi sâu vào từng trường
hợp thì "đồng hành" lại phải thêm "đồng vị", "đồng tính" mới có thể chung sống và phát triển.

Trái lại đồng hành nhưng không đồng vị, không đồng tính, có khi lại hại nhau. Như hai cực của
một nam châm, khác dấu mới hút nhau, đồng dấu đẩy nhau. Chẳng hạn, tuổi Mậu Thìn là đại lâm
mộc (cây rừng lớn) với Quý Mùi (dương liễu mộc) xét về tuổi là không xung, lại cùng đồng hành
mộc nhưng lại khó chung sống với nhau vì như loại tre trúc cỏ lau, khó chung sống với cây rừng
lớn. Trong thực tế ta cũng thấy rõ điều này: Chỗ nào mà che nứa mọc thành đám, thành rừng thì
các loại cây khác (kể cả cây lớn) khó mọc chung. Đó là trường hợp "lưỡng mộc - mộc chiết" mà
khoa tử vi đã tổng kết.
Trong xung có khắc và ngược lại - hình minh họa

Tương tự đối với Hỏa, có khi "lưỡng hỏa thành viêm": Hai Hỏa thành đám cháy như Thiên
thượng hỏa và Sơn dầu Hỏa có thể gây nên cháy rừng lớn nhưng trái lại cùng hành Hỏa nhưng
lại diệt nhau thành "lưỡng hỏa hỏa diệt như Tích lịch hỏa (lửa sấm sét) đánh vào Phúc đăng hỏa
(lửa ngọn đèn) thì hỏa ở đây phải tắt. Đối với kim, với thủy, với thổ cũng thế.

Hơn nữa, về hai quá trình "sinh - khắc" cũng rất động như trong thực tế cuộc sống chứ không
một chiều. Trong sinh có khắc, trong khắc có sinh, không thể phán xét  một chiều.

Chẳng hạn, trên nguyên tắc là Thủy khắc Hỏa, nhưng Thủy nhỏ không thể khắc được Hỏa lớn,
có khi còn bị Hỏa làm cho khô kiệt. Cũng có khi Thủy - Hỏa tương giao, tạo nên cái thủy hữu
dụng, như lửa trong bếp có thể đun sôi nước nấu cơm. Còn như Tích lịch hỏa (lửa sấm sét) hay
Thiên thượng hỏa (lửa trên trời) thì Thủy không thể lên đó mà khắc được. Cũng như Sơn dầu
Hỏa (lửa trên đỉnh núi) thì nước dưới khe (giản hạ thủy) khó lên đó mà khắc nhưng nước trên
trời (Thiên thượng thủy) - tức nước mưa - lại có thể dập tắt ngay Sơn dầu hỏa.

Về quá trình "tương sinh" thì Thủy tuy sinh ra Mộc nhưng Thủy quá lớn có thể làm chết mộc,
làm mất mùa màng. Cho nên, tạo hóa không bao giờ một chiều, mà trong "sinh lại có khắc";
"Trong khắc có sinh" để điều hòa nhau. Đối với Hỏa cũng thế. Hỏa nhỏ không thể khắc được
Kim mạnh, cũng không thể sinh được Thổ mạnh. Hỏa ngọn đèn không thể rèn nên dao kiếm
càng không khắc chế được Hải trung kim. Có khi kim phải nhờ hỏa chế mới thành khí, như Kiếm
phong kim phải nhờ Lô trung hỏa chế. Nhưng hỏa yếu cũng không thể khắc được Kim mạnh hay
Kim ẩn trong cát (Sa trung Kim) hay Kim dưới đáy biển (Hải trung Kim). Những loại kim này
phải có Tích lịch Hỏa (lửa sấm sét) mới có thể khắc được.

Đối với Mộc cũng không khác. Tuy Mộc khắc được thổ nhưng Đại Lâm Mộc không thể mọc trên
Sa trung Thổ; Mộc tươi ướt cũng không thể sinh được hỏa. Đối với Kim thì Kim yếu không thể
khắc được Mộc mạnh, như chiếc liềm, chiếc hái không thể chặt được gỗ cứng, có khi còn bị sứt
mẻ hay biến dạng. Nhưng đối với các loại Mộc yểu như các loại lau, sậy thì chúng cắt được dễ
dàng. Còn Kim của đao kiếm thì có thể chặt được Mộc lớn dễ dàng. Nhiều trường hợp Kim, Mộc
tương hỗ để trở thành hữu dụng như chiếc cưa, chiếc đục có thể biến một khúc gỗ thô thành
những vật dụng có giá trị.

Đến lượt Thổ cũng không thể ra ngoài quan hệ "sung" - khắc trên. Đại trạch thổ, Thành đầu thổ
có thể "khắc" Thủy ngăn nước lũ, nước lụt nhưng Sa trung thổ thì dễ bị thủy hòa tan, thổ yếu
không thể khắc được Thủy mạnh, có khi lại bị cuốn trôi. Thổ lại phải nhờ thủy mà trở thành hữu
dụng, mùa màng mới phát triển, nuôi sống được con người và vạn vật.

Điều đó chứng minh, không thể căn cứ vào xung - khắc để phán xét, cấm đoán. Mối quan hệ
tương sinh, tương khắc là sự ràng buộc lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau để tồn tại và phát triển hài
hòa, để hạn chế cái thái quá và cái bất cập, không phải là sự loại bỏ lẫn nhau. Đó là hai mặt của
mỗi vấn đề, như cổ nhân đã nói "tương phản nhị bất khả tương vô" - trái nhau nhưng không thể
không có nhau. Vì vậy, chớ nên vì mê tín, nghe theo sự phán đoán thiếu chính xác, chưa đầy đủ
mà làm ảnh hưởng đến hạnh phúc lứa đôi hay sự làm ăn của chính mình.

- Thiên can hợp: Giáp (dương) hợp Kỷ (âm), Đinh (âm) hợp
Nhâm (dương), Ất (âm) hợp Canh (dương), Mậu (dương) hợp Quý
(âm), Bính (dương) hợp Tân (âm).
- Thiên can xung: Theo cơ chế đồng khí và ngũ hành tương khắc
như Giáp xung Mậu (cùng là Can dương) - Mộc khắc Thổ;  Ất
xung Kỷ (cùng là Can âm) - Mộc khắc Thổ; Bính xung Canh
(cùng là Can dương) - Hỏa khắc Kim; Đinh xung Tân (cùng là Can
âm) - Hỏa khắc Kim; Mậu xung Nhâm (cùng can Dương) - Thổ
khắc Thủy; Kỷ xung Quý (cùng Can âm) - Thổ khắc Thủy; Canh
xung Giáp (cùng Can dương) - Kim khắc Mộc; Tân xung Ất (cùng
Can âm) - Kim khắc Mộc; Nhâm xung Bính (cùng Can dương) -
Thủy khắc Hỏa; Quý xung Đinh (cùng Can âm) - Thủy khắc Hỏa.
Giải mã tứ hành xung: Sinh không hẳn là tốt!
21/05/2012 14:43:35

- Nhiều người mới nghe hai từ "xung khắc" đã lo, vội đi tìm thầy để hoá giải. Có những
người mới nghe "thầy" phán: Vợ chồng mệnh này tương sinh, tốt lắm đã hí hửng vui
mừng. Chung quy cũng tại bởi sự hiểu biết về Sinh - Khắc trong lý lẽ âm dương ngũ hành
của đông đảo người dân chưa có một diễn đàn nào công khai bày tỏ.

Phải hiểu âm dương ngũ hành mới tính đến sinh khắc

Nhà nghiên cứu Tử vi Đồng Thị Bích Hường, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Tâm lý, Trung tâm
Nghiên cứu Tiềm năng Con người cho biết, trong những năm gần đây, trào lưu nghiên cứu Kinh
dịch, Tử vi, Tử bình, Phong thủy, Thái Ất... để tìm hiểu vận mệnh của con người vẫn là sự háo
hức của biết bao thế hệ. Nhưng để hiểu một cách sâu sắc Mệnh và Vận không thể trong một sớm
một chiều mà nắm vững được thấu đáo.

Nhiều người mới nghe hai từ "xung khắc" đã lo, mất bao tiền của hóa giải, ngược lại không ít
người thấy tương sinh thì hí hửng nhưng thực tế đôi khi lại hại nhau. Chung quy cũng tại bởi sự
hiểu biết về Sinh - Khắc trong lý lẽ âm dương ngũ hành của đông đảo người dân chưa có một
diễn đàn nào công khai bày tỏ.

Nhà nghiên cứu Đồng Thị Bích Hường cho biết, người xưa đã nhận định và chứng minh sự biến
hoá không ngừng của vạn vật theo thuyết Âm - Dương. Âm dương không phải là một dạng vật
chất cụ thể nào mà là một thuộc tính mâu thuẫn nằm trong tất cả mọi sự vật, nó giải thích hiện
tượng mâu thuẫn, chi phối sự biến hoá và phát triển của sự vật.

Âm dương tuy bao hàm ý nghĩa đối lập, mâu thuẫn nhưng bao trùm cả ý nghĩa về nguồn gốc ở
nhau mà ra, vừa hỗ trợ nhau để phát triển, vừa chế ước nhau để tồn tại. Âm nằm trong để giữ gìn
cho Dương, Dương ở ngoài để giúp đỡ cho Âm. Có Âm mà không có Dương thì Âm không phát
triển được, có Dương mà không có Âm thì Dương không trưởng thành được. Âm cực thịnh thì
sinh Dương, Dương cực độ thì suy thành Âm.

Trong quá trình phát triển của hai cặp đối lập Âm - Dương cùng nhau dung nạp và sinh khắc mà
sản sinh ra năm loại vật chất cơ bản gọi là ngũ hành cấu tạo nên vũ trụ và con người đó là: Thủy
- Mộc - Hoả - Thổ - Kim. Trong đó theo chiều thuận: Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh
Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy lại dưỡng Mộc... chu kỳ sinh dưỡng cứ tiếp diễn mãi
thúc đẩy sự phát triển không ngừng của vạn vật.

Trong quan hệ tương sinh lại có quan hệ tương khắc nghĩa là ức chế lẫn nhau biểu hiện sự thăng
bằng trong sinh trưởng như Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim
khắc Mộc. Trong trạng thái bình thường, sự tương khắc có tác dụng duy trì sự thăng bằng, nhưng
nếu khắc thái quá làm cho sự phát triển gặp trở ngại.

Như thế vẫn chưa đủ, người xưa còn thiết lập năm tháng ngày giờ theo hệ thống từng cặp thiên
can và địa chi mang đặc tính âm dương ngũ hành. Thiên can gồm Giáp - Ất, Bính - Đinh, Mậu -
Kỷ, Canh - Tân, Nhâm - Quý trong đó: Giáp là dương thuộc hành Mộc - Ất là âm thuộc hành
Mộc. Bính là dương thuộc hành Hoả - Đinh là âm thuộc hành Hoả. Mậu là dương thuộc hành
Thổ - Kỷ là âm thuộc hành Thổ. Canh là dương thuộc hành Kim - Tân là âm thuộc hành Kim.
Nhâm là dương thuộc hành Thủy - Quý là âm thuộc hành Thủy. Địa chi gồm Tý, Sửu, Dần, Mão,
Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Trong đó, Tý là dương thuộc hành Thủy - Hợi là âm
thuộc hành Thủy. Dần là dương thuộc hành Mộc - Mão là âm thuộc hành Mộc. Tỵ là âm thuộc
hành Hoả - Ngọ là dương thuộc hành Hoả. Thân là dương thuộc hành Kim - Dậu là âm thuộc
hành Kim. Thìn, Tuất là dương thuộc hành Thổ - Sửu, Mùi là âm thuộc hành Thổ.
Sinh khắc thuận ngược

Bà Đồng Thị Bích Hường cũng cho biết, chúng ta ứng dụng thuyết Âm dương ngũ hành của
người xưa trong đời sống nhân loại để phán đoán phú - bần - thọ - yểu - quý - tiện - sang - hèn -
vinh - nhục của mỗi kiếp người. Nhưng như vậy chưa đủ bởi trong tương sinh, còn có khái niệm
sinh thuận và sinh ngược. Khắc cũng có khắc thuận và khắc ngược.

Ví dụ: Một cặp vợ chồng mà nam giới tuổi Ất Tỵ mệnh Hoả lấy vợ tuổi Kỷ Dậu mệnh Thổ,
trong trường hợp này mệnh chồng sinh cho mệnh người vợ được gọi là tương sinh nhưng sinh
ngược, vì nói nôm na nam giới không sinh nở. Người chồng không có chức năng sinh nên bị suy
nhược, mệt mỏi, dẫn tới hay cằn nhằn, cáu bẳn.

Nếu sức khoẻ người chồng không tốt thì thể chất lại càng nhuyễn nhược. Cặp vợ chồng này sinh
hai con, trai đầu lòng sinh năm Tân Mùi mệnh Thổ, gái thứ hai sinh năm Bính Tí mệnh Thủy.
Mệnh chồng sinh mệnh người vợ đã mệt, giờ lại sinh thêm mệnh người con, tuy cha con tâm đầu
ý hợp nhưng nếu không có cách khắc phục, thì cơ thể người cha dễ dẫn tới gầy gò. Bên cạnh lại
có cô con gái mệnh Thủy khắc Hoả, thì sự mệt mỏi ấy tăng lên khá nhiều và rất khó chỉ bảo cho
con, vì trong trường hợp này, con gái khắc cha, được gọi là khắc ngược, tuy con có thể yêu cha
nhưng người cha khó dậy dỗ, bảo ban con gái.

Còn người mẹ mệnh Thổ, bình hoà với mệnh con trai nên sống cùng nhà yên ả, hiền hoà và khắc
mệnh con gái nên dạy con gái rất nghiêm. Mệnh con bị mệnh người mẹ khắc nên trong giáo
dưỡng có phần thuận lợi.

Ngược lại, nữ mệnh Hoả lấy nam mệnh Thổ thì gọi là tương sinh và sinh thuận. Nhất là âm Hoả
kết hợp với dương Thổ lại càng quân bình, trong nhà luôn có sự thuận hoà nhường nhịn.

Chỉ xét riêng mệnh đã có muôn điều giằng co chi phối, chưa kể tới địa chi trong tứ hành xung,
tam hợp, nhị hợp hay xung đối. Biết được lý lẽ về âm dương ngũ hành, tương sinh tương khắc
giúp cho mỗi người có cách nhìn thoáng hơn trong giao tiếp cũng như khi có sự bất hoà thì biết
cách tiến thoái phù hợp thích nghi trong từng hoàn cảnh cụ thể.
- Tam hợp cục: Trong 12 chi, cứ 3 chi phối hợp thành một hình
"tam giác đều" đỉnh ở 4 hướng thuộc 4 hành, gọi là "Tam hợp". Đó
là: Thân, Tý, Thìn: Thủy cục; Hợi, Mão, Mùi: Mộc cục; Dần, Ngọ,
Tuất: Hỏa cục; Tỵ, Dậu, Sửu: Kim cục. Còn Thổ vì ở Trung tâm
nên không thành Cục.

- Địa chi tương hình (là cản trở lẫn nhau, không hòa hợp). Có 3
trường hợp: Tý Ngọ - Mão Dậu; Dần Thân - Tỵ Hợi; Sửu Mùi -
Tuất Thìn. Có hai chi tự hình, đó là Thìn với Thìn, Ngọ với Ngọ.

- Địa chi tương hại (tức là làm hại lẫn nhau), có sáu trường hợp: Tý
- Mùi tương hại (Thủy - Thổ); Sửu - Ngọ tương hại (Thổ - Hỏa);
Dần - Tỵ tương hại (Mộc Thổ); Thân - Hợi tương hại (Kim - Thủy);
Dậu - Tuất tương hại (Kim - Thổ).
Tứ hành xung: Giải đáp phản hồi của bạn đọc
Đây là lý giải của nhà nghiên cứu Đồng Thị Bích Hường để trả lời những thắc mắc của bạn đọc
về tứ hành xung.

- Sau khi đăng loạt bài "Giải mã về Tứ hành xung", tòa soạn đã nhận được
nhiều ý kiến phản hồi. Để lý giải những thắc mắc của bạn đọc, chúng tôi tiếp tục đăng
những ý kiến của các nhà nghiên cứu về tứ hành xung.

Bản chất ngũ hành là khí

Bạn Anh Việt (Hà Nội) sau khi đọc bài có thư cho tòa soạn rằng: Tại sao nhà nghiên cứu Đồng
Thị Bích Hường, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Tử vi dự báo, Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con
người lại có thể suy diễn cái kiểu "sinh khắc thuận ngược" như vậy? Có lẽ do chẳng hiểu được
bản chất của Ngũ Hành là gì nên mới phán tầm bậy như trong phần "sinh khắc thuận ngược".

Bạn đọc Anh Việt viết: "Bản chất của Ngũ Hành là Khí. Có 5 khí khác nhau (Mộc, Hỏa, Thổ,
Kim, Thủy) để rồi gọi tên chung của chúng là Ngũ Hành? Khí ấy chính là Âm Dương nhị khí,
"hai thành phần" cơ bản nhất của vũ trụ để tạo nên vạn vật (tạm dùng chữ "hai thành phần").

Khi nhị khí âm dương di chuyển ở 4 phương, bốn mùa... thì sẽ mang những tính chất riêng biệt,
từ đó mới sinh ra thuật ngữ Ngũ Hành (Hành có nghĩa là di chuyển, vận động...).

Phương Đông là nơi đồng bằng nhiều cây cối, cỏ hoa nên tính chất được gán cho là Mộc.
Phương Nam gần với xích đạo hơn khí nóng bức nhiều nên được gán tính chất là Hỏa. Phương
Tây có nhiều núi non và các mỏ kim loại nên được gán cho tính chất là Kim. Phương Bắc thì khí
lạnh của băng tuyết chiếm ưu thế nên được gán cho tính chất là Thủy. Ở trung tâm là nơi tụ hội
và ổn định trầm lắng hiền hòa như tính chất của đất nên được gán cho là Thổ. Theo thời gian bốn
mùa cũng tương tự như vậy, chỉ có hành Thổ được gán cho 15 ngày cuối mỗi mùa là do khi ấy
khí đặc trưng của mỗi mùa ấy suy giảm, thu liễm lại.

Khi đã hiểu được Ngũ Hành là Khí thì dễ dàng nhận thấy cái sự diễn giải về "sinh khắc thuận
ngược", "do người đàn ông không có chức năng sinh..." là vô cùng chủ quan và phi logic, phản
khoa học và mang tính dị đoan".
Ảnh minh hoạ

Âm dương ngũ hành không chỉ là dạng khí

Đối với những ý kiến này của độc giả, nhà nghiên cứu Đồng Thị Bích Hường cho biết, bài báo
đăng chỉ bày tỏ một phần quan điểm về Âm - Dương - Ngũ Hành - Xung  - Khắc. Nếu chỉ hiểu
Âm - Dương - Ngũ Hành là một dạng khí thôi thì khí ấy chi phối vũ trụ và con người như thế nào
cho đến nay vẫn là một đề tài sôi nổi mà rất nhiều ngành khoa học đang tìm hiểu, ứng dụng sao
cho có lợi ích tốt nhất đối với con người trong xã hội, từng thành viên trong mỗi gia đình.

Ở Việt Nam, chỉ riêng các bác sĩ Đông y đã ứng dụng thuật ngữ Âm - Dương trong chẩn và điều
trị bệnh cho con người hết sức linh hoạt và uyển chuyển với một khẳng định chắc chắn mà không
ai có thể phản bác, đó là: Bệnh tật trong con người chủ yếu do khí huyết không lưu thông, không
quân bình mà ra. Đông y Mệnh lý không đề cao thuần âm hay thuần dương mà coi trọng Âm
Dương cân bằng làm căn bản để bốc thuốc chữa bệnh, bác sĩ phải căn cứ vào tính quân bình căn
bản này để cho bệnh nhân uống các vị thuốc phù hợp. Đấy là chưa kể tới những quy định về Âm
Dương của Đông y trên cơ thể con người cũng như lục phủ ngũ tạng mang đặc tính âm dương
như thế nào để xác định bệnh và chữa trị sao cho hiệu quả nhất.

Ngành Khí tượng Thủy văn cũng dựa vào hai khí Âm Dương để dự báo thời tiết bằng các thiết bị
khoa học. Khu vực nào có khí nóng, khu vực nào có khí lạnh, hai khí nóng lạnh (Âm Dương)
này di chuyển như thế nào, sẽ tạo ra áp thấp ở đâu mà thông báo cho dân chúng biết để chuẩn bị
ứng phó đề phòng.

Đặc biệt hơn, các nhà nghiên cứu Mệnh học (Kinh dịch, Tử vi, Tử Bình, Thái Ất, Nhân tướng,
Thái tố...) đã ứng dụng học thuyết Âm Dương Ngũ Hành để lý giải cát - hung - hoạ - phúc của
mỗi con người, trong từng giai đoạn và cả cuộc đời, biết được cả sự thay đổi của bốn mùa Xuân -
Hạ - Thu - Đông .
Sinh khắc giúp dự báo

Bà Đồng Thị Bích Hường cho biết, trong Ngũ Hành: Thủy - Mộc - Hỏa - Thổ - Kim có tương
sinh, nhưng ứng dụng trong đời sống con người thì các chức năng sinh học cũng như xã hội đôi
khi phải nhìn vào thực tế. Người nghiên cứu đưa ra khái niệm sinh thuận và sinh ngược một phần
đã dựa vào thực tế đó mới có thể lý giải được sự thuận hoà hay xung khắc trong mỗi gia đình.

Bà Hường giới thiệu một câu chuyện có thật về sinh khắc rằng: Chị Nguyễn Tuyết Mai sinh năm
1957 - làm ở nhà hộ sinh 36 Ngô Quyền Hà Nội, có chồng là kiến trúc sư. Hai vợ chồng sinh con
gái vào năm 1991. Đầy tháng con, họ tổ chức gặp bạn bè khá đông vui. Trong nhóm bạn đó, một
người bạn nói vào tai chồng chị Mai: Đứa con này khắc với ông, nên cho nó làm con nuôi trong
vòng 6 tháng tới, nếu không ông buồn đấy.

Chị Mai biết được giận lắm, vì lòng người mẹ mang nặng đẻ đau trong khi chồng cứ ỉ eo với chị
chuyện cho con. Người bạn khuyên, nếu không chịu "gửi" con thì ngày 15 âm lịch này ra chùa
bán khoán để cứu chồng. Chị Mai thấy giải pháp bán khoán chấp nhận được nhưng vào ngày 15
âm lịch của tháng đó, chẳng có ai trông con để chị ra chùa làm lễ. Tới ngày 18 âm lịch, chồng chị
có triệu chứng quáng gà, nghĩa là ban ngày không nhìn thấy gì, đi đâu cũng phải có người dắt
nhưng ban đêm vẫn mở bản vẽ ra vẽ. Một hôm, vào lúc 17h chiều chồng chị đứng ở cầu thang
tầng 4, gọi người nhà để nhờ một việc gì đó thì bị ngã từ tầng 4 xuống tầng 1. Đưa được vào
Bệnh viện Việt Đức thì mất điện lưới quốc gia, tìm thợ điện để chạy máy phát điện thì không
thấy. Các xương sườn bị gẫy đâm vào gan không được mổ kịp thời gây nên tử vong.

Câu chuyện có thật này không dựa vào sự vận chuyển của khí âm dương, mà dựa vào sinh khắc
ngũ hành trong Mệnh vận để dự báo. Những câu chuyện như thế, thực tế cuộc sống có rất nhiều.
Khác nhau ở chỗ, người có được những thông tin dự báo ấy, xử lý thông tin theo cách nào để
tránh hung hướng cát. Tránh được hay không theo thuyết Nhân quả của Đạo Phật còn phụ thuộc
vào các yếu tố như phúc đức tổ tiên, phúc đức thực tại (phúc của cha mẹ và bản thân...).

Thuyết Âm Dương Ngũ Hành ứng dụng trong các phương pháp Dự báo về Mệnh vận đều nhằm
làm sáng tỏ phép tắc của Thiên Địa, Đạo lý Âm Dương, khuyên con người tu Tâm dưỡng Đức
mới mang lại sự hiển đạt giàu sang. Ý nghĩa lớn lao nhất của tất cả các phương pháp Dự báo
Mệnh vận không chỉ là vì sự sinh tồn, mà là vì sự sinh tồn ngày càng tốt đẹp hơn.
"Tứ hành xung" là sự xung của các địa chi

Trong những triết luận của nền văn hoá cổ Trung Hoa nổi bật hai thuyết:
Thuyết Âm dương và Thuyết Ngũ Hành. Hai thuyết này đã làm luận cứ
khoa học cho nhiều chuyên ngành, chuyên khoa. Trong đó có khoa "Y bốc"
với quan niệm "túc mệnh" (người có số kiếp). Trong "y bốc" có tử vi thuật
số vận dụng âm dương, ngũ hành (Ngũ hành gồm: Thủy, mộc, hoả, thổ,
kim hay Kim, mộc, thổ, thủy, hoả). Với quy luật tương sinh và tương khắc.
Ví dụ, vòng 1 là: Thủy sinh mộc... vòng sau chỉ sự tương khắc như Kim
khắc Mộc... và hệ thiên can và địa chi. Trên vòng của một Thiên bàn của lá
số tử vi chia làm 12 cung ứng với 12 địa chi, trong đó trừ 4 cung thuộc
hành Thổ còn lại 8 cung đại diện 4 hành với các cặp đối diện (chính chiếu)
đó là cặp Dần Thân, cặp Tỵ Hợi và cặp Tý Ngọ và cặp Mão Dậu. Trong 4
hành mỗi cặp có sinh và vượng: Dần sinh Mộc, Ất vượng Mộc, Thân sinh
Kim vượng ở Dậu, Tỵ sinh hoả vượng ở Ngọ và Hợi sinh Thủy vượng ở Tý .
Như vậy tứ sinh gồm: Dần Thân Tỵ Hợi và tứ vượng là: Tý Ngọ Mão Dậu.
Trong tử vi có tính đến thiên khắc, địa xung. Tứ hành xung là chỉ sự xung
của các địa chi thuộc các hành khắc nhau cụ thể: Thân Kim xung Dần Mộc
và Hợi Thủy xung Tỵ Hoả - Xung của tứ sinh;  Dậu, Kim xung Ất Mộc và Tý
xung Ngọ, Hoả  - Xung của tứ vượng; (Thân Kim nghĩa là: Thân thuộc
hành kim...). Hiểu về "tứ hành xung" tạm dừng ở đây còn sự suy luận
chân truyền để xét đoán tử vi quá dài.
ThS Vũ Đức Huynh (người nghiên cứu về tâm linh và cổ học phương
Đông)

You might also like