You are on page 1of 7

Phần 3: TRIẾT LÍ VỀ CẤU TRÚC THỜI GIAN CỦA VŨ TRỤ

LỊCH ÂM DƯƠNG VÀ HỆ CAN CHI

3.1 Lịch và lịch âm dương

Có 3 loại lịch cơ bản: lịch thuần âm, lịch thuần dương và lịch âm dương.

+ Lịch thuần dương


- Địa điểm phát sinh: vùng văn hóa Ai Cập
- Thời gian: khoảng 3000 năm TCN
- Dựa trên: chuyển động biểu kiến của mặt trời.
- Chu kì (một năm) có 365,25 ngày.

+ Lịch thuần âm
- Địa điểm phát sinh: vùng văn hóa Lưỡng Hà
- Thời gian: khoảng thế kỉ thứ VII TCN
- Dựa trên: sự tuần hoàn của mặt trăng
- Chu kì trăng (một tháng) dài 29,5 ngày => mỗi năm có 354 ngày.

+Lịch âm dương
- Là sản phẩm của lối tư duy tổng hợp, nó đã kết hợp được cả chu kì mặt trăng và mặt trời.
- Việc xây dựng lịch này gồm 3 giai đoạn:
a) Định các ngày trong tháng theo mặt trăng
b) Định các tháng trong năm theo mặt trời
c) Đặt tháng nhuận( chính xác là 19 năm thì có 7 năm nhuận).

+ Năm nhuận:
- Năm nhuận lịch Dương.
- Năm nhuận lịch Âm.

- Ví dụ: Năm 2023 là năm nhuận vì:


2023:19=106 (dư 9), Vậy 2023 là năm nhuận , cụ thể là nhuận vào tháng 2 âm lịch.

*Có những người phê phán lịch này vì:


- Phản ánh chu kì hoạt động của mặt trăng là một hành tinh chết.
- Không chính xác do có tháng nhuận.

*Âm lịch của nó phản ánh rất tốt những hiện tượng liên quan đến mặt trăng như thủy triều,
khí triều, sự sinh trưởng của sinh vật trong tháng.( Lê Thành Lân, 1991).

Ngay từ năm 1930, nhà thiên văn học người Pháp L.De.Saussure đã gọi hệ lịch là “một nền
lịch pháp thâm sâu nhất và là một danh dự trí khôn con người.”

3.2 Hệ đếm can chi

+ Hệ Can:(hay còn gọi là Thập can hoặc Thiên can) gồm 10 yếu tố: Giáp, Ất, Bính, Đinh,
Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý được xây dựng trên cơ sở 5 hành phối hợp với âm
dương(5x2) mà thành.

+ Hệ Chi: ( hay còn gọi là Thập nhị chi hoặc Địa chi) gồm 12 yếu tố: Tý, Sửu, Dần, Mão,
Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi gồm 6 cặp âm dương cũng do Ngũ hành biến hóa
mà ra.

+ Phối hợp các can chi với nhau ta được hệ đếm gồm 60 đơn vị với các tên gọi như: Giáp Tý,
Ất Sửu,.., gọi là hệ Can chi hay Lục giáp.
Hệ Can Chi dùng để gọi tên ngày, tháng, năm, cứ 60 năm gọi là một hội.
A-CÁCH ĐỔI NĂM DƯƠNG LỊCH SANG NĂM CAN CHI:
1.
(A2) C = d [D: 60]

2. Nếu biết năm đầu hội và kí hiệu H là năm cuối của hội trước thì ta sẽ có công thức:

(A3) C=D-H

Ví dụ:
1994 - 1983 = 11. Tra số 11 trong bảng được Giáp Tuất.

B-CÁCH ĐỔI TỪ NĂM CAN CHI SANG NĂM DƯƠNG LỊCH:

(B1) D-C+3+(hx 60)

Trong đó: D_năm dương lịch, C - mã số tên năm can chi theo bảng; h- số hội đã trải qua
(tính đến năm cần tìm).

Ví dụ:
1. Cần đổi năm Ất Tị (mã số 42) ra năm dương lịch. Điền các số vào công thức:
42+3+(32x60) = 1965 (Ất Tị là năm 1965).

2. Cần đổi năm Quý Mùi (mã số 20) ra năm dương lịch.
20+3+(33x60)=2003 (Quý Mùi là năm 2003).

Ghi chú:
(B2) D=C+H

Ví dụ: Cần đối năm Nhâm Thân (mà số 29) ra năm dương lịch, biết năm đầu hội là 1924, ta
có: 29 - 1923 = 1952 (Nhâm Thìn là năm 1952).

C-CÁCH ĐỔI NĂM DƯƠNG LỊCH SANG NĂM CAN CHI ĐỐI VỚI NHỮNG NĂM
TRƯỚC CÔNG NGUYÊN:

Phần 4: NHẬN THỨC VỀ CON NGƯỜI

4.1 Nhận thức về con người tự nhiên


*Trong vũ trụ có âm dương, con người cũng vậy

- Theo quan hệ trên dưới, từ ngực trở lên là phần dương, từ bụng trở xuống là phần âm; trán là
dương, cằm là âm; mu bàn tay, mu bàn chân là dương; lòng bàn tay, lòng bàn chân là âm.

- Theo quan hệ trước sau, bụng là phần âm, lưng là phần dương; mặt trước cẳng chân là
dương, bụng chân phía sau là âm.

* Vũ trụ cấu trúc theo Ngũ hành, con người cũng thế.
- 5 tạng, 5 phủ, 5 giác quan, 5 chất cấu tạo nên cơ thể đều hoạt động theo nguyên lí Ngũ hành.

- Với NGŨ TẠNG (tạng = tàng chứa), bao gồm thận, tâm, can, phế, tì.
+ Thận chủ về nước, là nơi chứa tinh, trông coi sự phát dục; quả cật chỉ là một đại diện tiêu
biểu của nó.
+ Tâm chủ về huyết mạch, là nơi chứa thần minh, quả tim chỉ là một đại diện tiêu biểu của nó.
+ Can có chức năng tàng trữ máu, điều tiết huyết, giữ gân cơ ổn định, gan chỉ là một đại diện
tiêu biểu của nó.
+ Phế chủ về khí và hô hấp; phổi chỉ là một đại diện tiêu biểu của nó.
+ Tì chủ về dinh dưỡng và vận hành thức ăn; lá lách chỉ là một đại diện tiêu biểu của nó.

- Với 5 PHỦ (phủ = vùng) cũng vậy, không phải hoàn toàn là bàng quang = bọng đái, tiểu
tràng = ruột non, đốm= mật, đại tràng = ruột già, vị = dạ dày .
+ Bàng quang là kho chứa nước, biến nó thành tân dịch và chủ về tiểu tiện.
+ Tiểu tràng chủ về hóa vật, chứa đựng đồ ăn từ vị (dạ dày), biến nó thành một thứ nước mầu
dẫn lên tim để hóa ra máu đi nuôi cơ thể.
+ Đởm (đảm) chủ về sự quyết đoán.
+ Đại tràng làm tiếp nhiệm vụ của tiểu tràng, chủ về bài tiết.
+ Vị là biển chứa thủy cốc và chủ về việc xử lí nó.

4.1.2 Cơ chế ngũ hành tài tình

- Với cơ chế Ngũ hành tài tình, bảng 2.6 cho phép ta nhìn thấy mối quan hệ hàng dọc, hàng
ngang giữa các yếu tố. Những mối liên hệ hệ thống ấy chính là cơ sở của cách chẩn đoán và
chữa bệnh Đông y.
- Lấy ví dụ hiện tượng đau dạ dày. Dạ dày thuộc vị (phủ), có liên hệ với tạng tì và ứng với
hành thổ. Dạ dày đau là vì tì bị can (hành mộc) khắc quá mạnh. Muốn chữa phải bình can và
kiện tì.

- Trong con người quan trọng nhất là các tạng, và trong các tạng thì quan trọng nhất là tâm
(dương tính, thuộc hỏa, ở vùng ngực) và thận (âm tính, thuộc thủy, ở vùng bụng).
4.1.3 Tạng thận- nguồn năng lượng khởi thủy vô hình

- Đối với hai tạng tâm-thận này, y học Việt Nam coi trọng nhất là tạng thận.

- Quan niệm coi trọng trục tâm-thận, trong đó thận (chứa mệnh môn) là trung tâm này làm
cho y học Việt Nam khác hẳn y học phương Tây. Thận và bụng đều mang tính tĩnh, âm (đặc
trưng của văn hóa nông nghiệp). Với nhận thức về tầm quan trọng của vùng bụng (chứa thận)
đối với cơ thể và cuộc sống, người Việt Nam đã lấy lòng làm biểu tượng của tình yêu (phải
lòng nhau; rốn làm biểu tượng của trung tâm (cái rốn của vũ trụ), thậm chí lấy trung tâm thể
xác làm trung tâm lí trí (sáng dạ, tối dạ, nghĩ bụng, suy bụng ta ra bụng người...).

- Trong khi đó y học phương Tây chú trọng đến quả tim, dương tính, động, hữu hình. Ngay
trong Đông y, y học Trung Hoa cũng nói về dương tính nên coi trọng tạng tâm. Qua đó cho
thấy Việt Nam như một nền văn hóa trọng âm điển hình và phương Tây như một nền văn hóa
trọng dương điển hình còn Trung Hoa thì mang tính cách trung gian giữa 2 loại nền văn hóa
ấy.

4.2 Cách nhìn con người cổ truyền về xã hội

4.2.1 Một trong năm hành

- Trên nguyên tắc, mỗi cá nhân trong xã hội đều có thể được đặc trưng bởi một trong 5 hành.

+ Đối với các thành phần của một bộ phận trên cơ thể, việc quy hành được thực hiện dựa vào
vị trí, đặc điểm của chúng.

+ Đối với các cá nhân trong xã hội, việc quy hành được thực hiện dựa vào mối dây liên
hệ dễ thấy là thời điểm ra đời (tuổi) của mỗi con người xác định theo hệ can chi.

+ Thậm chí không cần đợi quy về hành, các quy luật tương sinh tương khắc đã được phổ
hiến cho ngay cả nội bộ các chi, các can với các luật “tam hợp”, “tứ xung” để áp dụng vào
việc xem xét mối quan hệ giữa những người ứng với các can, chi, hành ấy trong quan hệ bè
bạn, hôn nhân, v.v. Và, tương tự như ở Ngũ hành, hệ thống 12 chi cũng xác định được cho
các thành phần của một bộ phận trên cơ thể.
+ Cũng dựa vào can chi, Ngũ hành, là thuật xem Tử vi. Đây là một lối đoán số khá thịnh
hành ở Việt Nam, gốc từ Trung Hoa, do Trần Đoàn (tự là Đồ Nam, hiệu là Hi Di) đời Tống
soạn ra.

Trong hệ thống Tử vi, toàn bộ các mặt quan hệ, hoạt động của con người được chia thành 12
cung (ứng với 12 chi), họp thành 2 nhóm:
a) cá nhân: bản thân, tiền kiếp, bệnh tật, nhà cửa, của cải, sự nghiệp, đi lại;
b) quan hệ xã hội: cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái, bè bạn.

4.2.2 Tầm quan trọng của dự đoán học và dự đoán xã hội.

Ngày nay, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của dự đoán học và dự đoán xã hội.

Con người tồn tại trong không gian, thời gian và thừa hưởng các tính cách, đặc điểm di
truyền; vì vậy một hệ thống dự đoán về con người trong xã hội tối thiểu phải mô hình hóa
được 3 bình diện đó.

Từ cách nhìn tổng thể này, có thể thấy rằng ngay một cách đoán số thịnh hành nhất là tử vi
cũng còn rất nhiều khiếm khuyết: Nó chỉ mới mô hình hóa được một thông số duy nhất là thời
gian.

4.2.3 Con người - trung tâm vũ trụ

Người xưa còn lấy con người làm trung tâm để xem xét đánh giá tự nhiên. Con người là
hành Thổ trong Ngũ hành, là trung tâm của vũ trụ.

Xu hướng này trước hết thể hiện ở việc dùng những kích cỡ của chính mình để đo đạc tự
nhiên và vũ trụ. Người Việt đo chiều dài bằng đơn vị cơ bản là thước: Một thước bằng 2 gang
tay (≈ 40 cm). Khi định vị các huyệt trên cơ thể con người để châm cứu, thầy thuốc Đông y
dùng thước đo là thốn - một thốn bằng một đốt giữa ngón tay giữa của người bệnh.

Việc dùng kích cỡ của con người để đo đạc tự nhiên này thể hiện rõ hàng loạt đặc tính
của lối tư duy biện chứng của văn hóa nông nghiệp: linh hoạt, chủ quan, và do vậy mà tương
đối.

Cái thước mét hay bản vẽ thiết kế phương Tây thì khác hẳn: nó nguyên tắc máy móc,
khách quan, và do vậy mà tuyệt đối.

Lối đo đạc của truyền thống nông nghiệp là linh hoạt, chủ quan, tương đối, nhưng không
hẳn là sai. Có trường hợp, loại thước đo dường như hoàn toàn tương đối này lại là duy nhất
đúng. Chẳng hạn, để xác định các huyệt trên cơ thể thì chỉ có dùng thốn mới luôn bảo đảm
chính xác, bởi một lẽ đơn giản là mỗi người cao thấp béo gầy khác nhau cho nên vị trí các
huyệt chỉ có thể xác định bằng kích thước của chính mình.

You might also like