You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT


--------------

ĐỀ TÀI
VĂN HÓA NHẬN THỨC (CỦA NGƯỜI VIỆT NAM)
VỀ CON NGƯỜI
Mã lớp HP: 222VH0425
GV hướng dẫn: Th.S Lê Huyền Trang
STT HỌ VÀ TÊN MSSV
1 Đặng Yến Nhi K205032149
2 Phan Anh Minh K204141833
3 Nguyễn Trần Quỳnh Hương K224081014
4 Nguyễn Thị Hồng Ngọc K224081020
5 Phan Huỳnh Yến Nhiên K224081024
6 Nguyễn Trần Thị Lệ Quyên K224081031
7 Trần Thị Dạ Thảo K224081036
8 Nguyễn Thảo Vi K224081055
9 Lê Hà Bảo Ngọc K224040533
10 Lê Thị Vân Trinh K225021996
TP.HCM, ngày 15 tháng 3 năm 2023
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……………………………………………………………………...…3
1. Vài nét về đề tài……………………………………………………….
……….3
2. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………….………
3
3. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………….
……..3
I. Mô hình nhận thức trong lĩnh vực con người…………………………….
…....4
1. Thuyết âm dương………………………………………………………….…..4
1.1. Khái niệm…………………………………………………………….
……...4
1.2. Một số quy luật cơ bản………………………………………………….
…...4
1.3. Vai trò……………………………………………………………….……....4
1.4. Giải thích………………………………………………………………..
…...4
2. Cấu trúc ngũ hành…………………………………………………………..…6
2.1. Khái niệm………………………………………………….…………..……6
2.2. Cấu tạo cơ thể……………………………………………….………………6
II. Vận dụng thuyết âm dương, ngũ hành vào đời sống con người……………...8
1. Chẩn đoán và chữa bệnh trong Đông
y………………………………………..8
1.1. Chẩn đoán bệnh trong Đông
y……………………………………………….8
1.2. Vận dụng thuyết âm dương và ngũ hành trong chữa
bệnh………………….10
1.2.1. Thuyết âm dương trong điều trị......………………………...……………10
1.2.2. Ngũ hành trong điều trị…………………………………………………..10
2. Thuật Tử
vi…………………………………………………………………...10

2
2.1. Định nghĩa………………………………………………………….………
11
2.2. Nguồn gốc………………………………………………………….………
11
2.3. Ứng dụng……………………………..……………………………………11
2.4. Lá số Tử vi…………………..………………………………….………….11
2.5. Thực trạng của Tử
vi…………………………………………………….....14
KẾT LUẬN……………………………………………………………….……15

MỞ ĐẦU

1. Vài nét về đề tài


Ngay từ khi mới xuất hiện, con người đã có mối quan hệ gần gũi với thế giới tự
nhiên. Con người vẫn có thể tồn tại được trong một thời gian nhất định nếu bị
tách rời môi trường xã hội, nhưng con người không thể sống nếu thiếu không
khí để thở, nước uống, thức ăn, không thể sản xuất nếu thiếu đất đai, nước, ánh
sáng… Đối với những cư dân nông nghiệp lúa nước vốn sinh sống, lao động phụ
thuộc chặt chẽ vào tự nhiên như một thể thống nhất, thì người ta càng ý thức sâu
sắc hơn về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Cho nên vũ trụ sao, con
người vậy. Bài tiểu luận này sẽ chỉ ra rằng sự nhận thức đối với mọi vật vũ trụ
đều đúng với con người.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thuyết âm dương, cấu trúc ngũ hành và vận dụng của
thuyết âm dương, ngũ hành vào đời sống con người.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi vận dụng của văn hóa rất rộng lớn nên bài tiểu
luận này chỉ nghiên cứu phần vận dụng vào đời sống của con người.
3. Mục tiêu nghiên cứu  
Tiểu luận tìm hiểu về thuyết âm dương, cấu trúc ngũ hành và vận dụng của
thuyết âm dương, ngũ hành vào đời sống con người từ đó hiểu được văn hóa

3
nhận thức (của người Việt Nam) về con người. Để nghiên cứu những mục tiêu
nêu trên, luận văn giải quyết một số vấn đề sau:
- Thứ nhất, nghiên cứu thuyết âm dương, cấu trúc ngũ hành là gì.
- Thứ hai, chỉ ra vận dụng của thuyết âm dương, ngũ hành vào đời sống con
người.
- Thứ ba, đưa ra kết luận về các vấn đề nêu trên.

I. Mô hình văn hóa nhận thức trong lĩnh vực con người
1. Thuyết âm dương

1.1. Khái niệm


- Âm dương là hai khái niệm được hình thành cách đây rất lâu.
- Về nguồn gốc của âm dương và triết lý âm dương:
+ Rất nhiều người theo Khổng An Quốc và Lưu Hâm (nhà Hán) cho rằng Phục
Hy là người có công sáng tạo, được ghi chép trong Kinh Dịch (2800 TCN);
+ Một số người khác thì cho rằng đó là công lao của "âm dương gia", một giáo
phái của Trung Quốc.
1.2. Một số quy luật cơ bản
- Quy luật về bản chất của các thành tố:
+ Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương;
+ Trong dương có âm, trong âm có dương. 
- Quy luật về quan hệ giữa các thành tố:
+ Âm dương gắn bó mật thiết với nhau, vận động và chuyển hoá cho nhau;
+ Âm phát triển đến cùng cực thì phát triển thành dương, dương phát triển đến
cùng cực thì phát triển thành âm 
1.3. Vai trò

4
- Triết lý âm dương là cơ sở để xây dựng lên hai hệ thống triết lý khác nhau là:
hệ thống tam tài, ngũ hành và hệ thống tứ trọng, bát quái.
- Âm dương trong thực tế hiện đại đã được khái quát hóa để chỉ ra hai mặt đối
lập nhau trong một sự vật, một hiện tượng. Từ đó chúng được dùng để điều
phối, trấn áp hay hỗ trợ nhau. Như trong Đông Y chúng được dùng để xem xét
sự mất cân bằng giữa các cơ quan để biết tả hay bổ chúng. Trong nhân tướng
học chúng được dùng để xem xét một cá nhân thiên về cá tính nóng hay lạnh,
để sử dụng nhân lực phù hợp với công việc. 
1.4. Giải thích
- Người xưa quan niệm rằng “cân bằng” và “điều hòa” là tiêu chuẩn tối cao.
Trong quan hệ với thiên nhiên, trời- đất, trời ở trên là dương, đất ở dưới là âm,
nếu không có trời thì cũng không có đất. Trong quan hệ giữa người với người,
từ ngàn năm xưa “dĩ hòa vi quý” đã trở thành phương châm đối nhân xử thế cơ
bản. Đặc tính văn hóa đã ảnh hưởng sâu sắc tới quan niệm và tiêu chuẩn “cân
bằng” làm gốc. Cho nên thuyết âm dương luôn gắn liền với đời sống con
người. Đặc biệt là trong cơ thể con người. 
Ví dụ 1: Chúng ta là âm hay dương? Âm và dương có hai nghĩa.
1. Trai hay là gái?
2. Các bạn có dám chắc các bạn là người tốt hay người xấu hoàn toàn hay
không? Không ai cũng dám chắc cả, ngay cả những bậc thánh nhân còn có lúc
mắc phải sai lầm. 
→ Như vậy việc xác định một thứ là âm hay dương cũng chỉ mang tính chất
tương đối. 
=> Tương đối trong sự so sánh với một vật khác.
- Xét trong phạm trù con người, con người là một tiểu vũ trụ ẩn chứa nhiều bí
mật mà khó có một khoa học nào có thể lý giải được. Điều đó khiến cho thuyết
âm dương được đề cao, và được áp dụng trong cơ thể con người. Con người
cũng có cấu trúc mô hình 5 yếu tố.
- Các bộ phận trên cơ thể được chia theo 2 thành tố là âm và dương:

5
+ Dương: biểu, trên, lưng, mặt ngoài tứ chi, bì mao, lục phủ, kình dương ở chân

và tay, khí;
+ Âm: lý, dưới, bụng, mặt trong tứ chi, cân cốt, ngũ tạng, kinh âm ở tay và

chân.
* Trong đó, các bộ phận có thể được chia nhỏ ra nữa để xếp vào âm và dương.

Ví dụ 2: Ở ngũ tạng có tâm, phế ở trên thuộc dương; can, tỳ, thận ở dưới thuộc
âm. Mỗi tạng lại có thể phân nhỏ: tâm có tâm âm, tâm dương…
- Theo quan hệ trên dưới: 

+ Ngực trở lên là dương. Bụng xuống dưới là âm;

+ Trán là dương. Cằm là âm;

+ Mu bàn tay, bàn chân là dương. Lòng bàn tay, bàn chân là âm.

- Theo quan hệ trước sau:

+ Bụng là âm, lưng là dương;

+ Mặt trước cẳng chân là dương, bụng chân phía sau là âm. 

=> Có thể phân biệt âm dương tới từng bộ phận trên cơ thể.
2. Cấu trúc ngũ hành
2.1. Giải thích
- Người xưa thấy có 5 loại vật chất chính: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ và đem các
hiện tượng trong thiên nhiên vào trong cơ thể con người và xếp theo 5 loại vật
chất trên gọi là ngũ hành. Ngũ hành còn có ý nghĩa nữa là sự vận động, chuyển
hóa các vật chất trong thiên nhiên và của tạng phủ trong cơ thể.
- Ngũ tạng chỉ các bộ phận chuyên chuyển hoá và tàng trữ tinh, khí, thần,
huyết, tân, dịch, gồm 5 tạng: tâm, can, tỳ, phế, thận. Tương ứng lần lượt là tim,
gan, lá lách, phổi, thận (Vận dụng của thuyết ngũ hành vào cơ thể người).
2.2. Cấu tạo cơ thể
- Theo nguyên lý ngũ hành con người có: 5 tạng, 5 phủ, 5 giác quan, 5 chất cấu
tạo nên cơ thể:
+ Ngũ tạng : là những nhóm chức năng trong cơ thể người chuyên chuyển hóa

và tàng trữ tinh, khí, thần, huyết, dinh dưỡng với 5 tạng: thận, tâm, can, phế, tì.
Tương ứng với các cơ quan đại diện là: quả cật, tim, gan, phổi, lá lách;

6
+ Ngũ phủ: bàng quang, tiểu tràng, đởm, đại tràng, vị:

● Bàng quang - Chủ về tiểu tiện, kho chứa nước, biến nó thành tân dịch (nước

miếng, mồ hôi,...) (Lấy bọng đái làm tiêu biểu). 


● Tiểu tràng - Chủ về hóa vật, chứa đựng đồ ăn từ vị (dạ dày), biến nó thành

nước mầu dẫn lên tim để hóa ra máu đi nuôi cơ thể (Lấy ruột non làm tiêu
biểu). 
● Đởm - Chủ về sự quyết đoán (lấy mật làm tiêu biểu). 

● Đại tràng - Chủ về bài tiết, làm tiếp nhiệm vụ của tiểu tràng (Lấy ruột già

làm tiêu biểu). 


● Vị - Chủ về việc xử lý thủy cốc, biến chứa thủy cốc (Lấy dạ dày làm tiêu

biểu). 
+ Ngũ quan: tai, lưỡi, mắt, mũi, miệng.

+ Ngũ chất: xương tủy, huyết mạch, gân, da lông, thịt.

STT Lĩnh vực THỦY HỎA MỘC KIM THỔ

1 Số Hà Đồ 1 2 3 4 5

2 Hàng dược sinh Mộc Thổ Hỏa Thủy Kim

3 Hàng bị khắc Hỏa Kim Thổ Mộc Thủy

1 Ngũ tạng Thận Tâm Can Phế Tì

2 Ngũ phủ Bàng Tiểu Đởm Đại tràng vị


quang tràng

3 Ngũ quan Tai Lưỡi Mắt Mũi Miệng

4 Ngũ chất Xương Huyết Gân Da lông Thịt


tủy mạch

Ngũ hành trong cơ thể con người

7
→ Với cơ chế Ngũ hành tài tình ta có thể thấy các quan hệ hàng ngang giữa các

yếu tố cùng loại qua luật tương sinh - tương khắc. Quan hệ hàng dọc giữa
những yếu tố khác loại trong cùng một cột, ứng với cùng một hành.

II. Vận dụng thuyết âm dương, ngũ hành vào đời sống con người
1. Chẩn đoán và chữa bệnh trong Đông y

- Học thuyết âm dương và ngũ hành đều thuộc phạm trù trong phép biện chứng
duy vật cổ đại. Sau khi học thuyết này ảnh hưởng sâu sắc đến lĩnh vực Y học
cổ truyền, nó đã trở thành một bộ phận trọng yếu của hệ thống lý luận y dược.
- Trong quá trình nghiên cứu về hoạt động sinh lý và thay đổi bệnh lý của tạng
phủ, ta nhận thấy rằng phải có sự kết hợp âm dương và ngũ hành mới có thể
nhận thức chính xác mối quan hệ tương hỗ giữa các tạng phủ.
1.1. Chẩn đoán bệnh trong Đông y
Nếu đem đồ hình Thái cực, áp dụng vào khuôn mặt, nhìn từ sau ra trước, ta thấy:
 - Trán thuộc Tâm.
 - Cằm thuộc Thận.
 - Má bên trái thuộc Can.
 - Má bên phải thuộc Phế.
 - Mũi thuộc Tỳ (trung ương).
Việc phân chia này giúp ích rất nhiều trong việc chẩn bệnh.

8
Ví dụ: Nhìn thấy dấu hiệu báo bệnh ở vùng cằm có thể nghĩ đến bệnh lý ở
thận, hoặc vùng trán có dấu hiệu báo bệnh có thể nghĩ đến rối loạn ở tâm...
- Nếu xếp đồ hình dọc theo cơ thể con người ta thấy:
+ Từ ngực trở lên thuộc Tâm;
+ Từ thắt lưng xuống thuộc Thận;
+ Nửa bên trái thuộc Can;
+ Nửa bên phải thuộc Phế;
+ Bụng thuộc Tỳ.
- Sự phân chia này giúp rất nhiều, trong việc chẩn bệnh. Ví dụ:
+ Có nhiều người chỉ cảm thấy lạnh nửa bên người hoặc nửa phần cơ thể như:
bên phải lạnh, bên trái nóng hoặc trên nóng dưới lạnh...;
+ Những người liệt nửa bên trái, thường kèm theo đau nửa đầu, chảy nước mắt
sống... (những biểu hiện của Can)... Liệt nửa phải thường kèm theo nói khó
khăn, khó đi cầu (những biểu hiện của Phế, Đại trường)...
● Bảng ngũ hành trong chẩn đoán 
Hiện Ngũ hành
tượng Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
Vật chất Gỗ, cây Lửa Đất Kim loại Nước
Trong Màu sắc Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen
tự Vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn
nhiên Mùa Xuân Hạ Cuối hạ Thu Đông
Phương Đông Nam Trung ương Tây Bắc
Tạng Can Tâm Tỳ Phế Thận
Phủ Đởm Tiểu trường Vị Đại trường Bàng quang
Trong
Ngũ thể Cân Mạch Thịt Da lông Xương, tủy
cơ thể
Ngũ quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai
Tình chí Giận Mùng Lo Buồn Sợ
- Quan hệ hàng ngang giữa các yếu tố cùng loại qua luật tương sinh - tương
khắc

9
+ Tương sinh: Mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy
sinh mộc;
+ Tương khắc: Mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim,
kim khắc mộc.
- Quan hệ hàng dọc: giữa các yếu tố khác loại nằm trong cùng một cột, ứng với
cùng một hành. 
⇒ Cơ sở chẩn đoán bệnh trong Đông y 
- Trong cơ thể người, ngũ hành - Trong cơ thể người, ngũ hành
tương sinh thể hiện: tương khắc thể hiện:
+ Can mộc sinh tâm hỏa; + Can mộc khắc tỳ thổ;
+ Tâm hỏa sinh tỳ thổ; + Tỳ thổ khắc thận thủy;
+ Tỳ thổ sinh phế kim; + Thận thủy khắc tâm hỏa;
+ Phế kim sinh thận thủy; + Tâm hỏa khắc phế kim;
+ Thận thủy sinh can mộc + Phế kim khắc can mộc.
Do vậy có thể đưa ra những chẩn đoán chính xác hơn.
Ví dụ: Bệnh về mắt: Mắt ⇒Tạng can ⇒Can hỏa thịnh bốc lên ⇒Đau mắt đỏ cấp
tính
1.2. Vận dụng thuyết âm dương và ngũ hành trong chữa bệnh
1.2.1. Thuyết âm dương trong điều trị 

- Mọi bệnh tật đều xuất phát từ mất cân bằng âm dương gây ra.
- Các triệu chứng bệnh được quy thành 2 loại: 
+ Chứng thuộc âm: sắc tối, thanh âm thấp bé, tiếng thở vô lực, sợ lạnh, miệng
không khát, tiện lỏng, mạch trầm trì;
+ Chứng thuộc dương: sắc sáng, thanh âm to rõ, tiếng thở thô, phát sốt, miệng
khát, tiện bí, mạch phù sác.
- Quy tắc chữa trị trong thuyết âm dương:
Tuân theo quy tắc “Hư bổ thực tả”:
+ Hư chứng (Hư nhược, suy yếu) thì dùng phương pháp tẩm bổ;
+ Thực chứng (Dư thừa, ứ đọng) thì làm cho điều hòa bằng cách thải ra, lấy ra.
1.2.2. Ngũ hành trong điều trị

10
Trong việc điều trị, cần nắm vững quy luật “Sinh khắc” của Ngũ hành thì việc
trị liệu mới đạt được hiệu quả cao.
2. Thuật Tử vi
2.1. Định nghĩa
- Tử vi đẩu số (Tử vi) là một hình thức bói toán vận mệnh con người được kiến
thiết xây dựng trên cơ sở triết lý Kinh Dịch tích hợp với thuyết thiên văn và
những thuyết âm khí và dương khí, ngũ hành, can chi để lập ra lá số tử vi. Nó
là một dạng nghiên cứu và điều tra, địa thế căn cứ vào giờ, ngày, tháng, năm,
sinh âm lịch và giới tính để lý giải về tính cách, bản mệnh, sự kiện hay diễn
biến xảy ra trong đời của một người với mục tiêu dự kiến vận mệnh của họ
trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
- Lá số Tử vi là một biểu đồ được hình thành dựa vào hệ thống các sao và các
cung được mã hóa từ những thông tin bao gồm sức khỏe, gia đạo, tình duyên,
công danh, sự nghiệp, tài lộc, các mối quan hệ và vận hạn, biến cố trong cuộc
đời. Mỗi một lá số tử vi sẽ được xây dựng tùy theo giới tính, ngày, tháng, năm
sinh và giờ sinh của từng cá nhân.

2.2. Nguồn gốc


- Cha đẻ của Tử vi là một đạo sĩ hiệu là Hi Di, tên thật là Trần Đoàn. Ông đã
cố gắng xếp vận mệnh con người vào một lá số của con người một cách hệ
thống hóa, biểu đồ hóa vào một lá số chỉ bằng 1 trang giấy.  Lá số này có thể
tổng kết hết cá tính và đời người vào 12 cung và hơn 100 vì sao, được gán cho
nhiều ý nghĩa và ngũ hành khác nhau, ngõ hầu giúp con người suy diễn những
chi tiết về kiếp số của mình. Mặc dù công trình của ông không tránh được một
số sai sót, nhưng nó vẫn còn giá trị khai sáng cho một bộ môn bói toán mà đến
nay vẫn được mọi người sử dụng nhiều…
- Khoa Tử vi xuất hiện sau các  khoa bói dịch, khoa nhân tướng, khoa độn giáp,
khoa thiên văn,..Nhưng Tử vi đã khai mào cho một học thuật riêng, hệ thống
hóa được ngành bói toán bằng lý số theo một khảo hướng đặc thù. 
2.3. Ứng dụng của Tử vi

11
- Để chọn ngày tốt (xây nhà, mua xe, cưới hỏi,...).
- Để lựa chọn nghề nghiệp.
- Để giảm thiểu những rủi ro trong cuộc sống.
- Dự đoán trong kinh tế, thương mại, công danh sự nghiệp.
- Một số ứng dụng khác như đặt tên, xem màu hợp mạng, xem tuổi vợ chồng..:
- Để xem Tử vi cần xác định những thông tin cần thiết sau: học tên, ngày tháng
năm sinh, giờ phút sinh, giới tính và năm xem Tử vi;
2.4. Lá số Tử vi
2.4.1. Ở giữa là thiên bàn
- Nằm ở phần trung tâm chứa thông tin của: ngày sinh âm và dương lịch, tuổi.
- Tùy theo can chi của tuổi, xác định âm nam, âm nữ hay dương nam dương nữ

Dương Tý  Dần Thìn  Ngọ  Thân Tuất


Âm Sữu Mão Tỵ Mùi Dậu  Hợi

- Bản mệnh thuộc một trong ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ


Giáp Tý Mậu Thìn Bính Tý Bính Dần Canh Ngọ
Ất Sửu Kỷ Tỵ Đinh Sửu Đinh Mão Tân Mùi
Giáp Ngọ Mậu Tuất Bính Ngọ Bính Thân Canh Tý
Ất Mùi Kỷ Hợi Đinh Mùi Đinh Dậu Tân Sửu
Nhâm Thân Nhâm Ngọ Giáp Thân Giáp Tuất Mậu Dần
Quý Dậu Quý Mùi Ất Dậu Ất Hợi Kỷ Mão
Nhâm Dần Nhâm Tý Giáp Dần Giáp Thìn Mậu Thân
Quý Mão Quý Sửu Ất Mão Ất Tỵ Kỷ Dậu
Canh Thìn Canh Dần Nhâm Thìn Mậu Ngọ Bính Tuất
Tân Tỵ Tân Mão Quý Tỵ Kỷ Mùi Đinh Hợi
Canh Tuất Canh Thân Nhâm Tuất Mậu Tý Bính Thìn

12
Tân Hợi Tân Dậu Quý Hợi Kỷ Sửu Đinh Tý

- Mỗi mệnh là có 6 ngũ hành nạp âm.

Mệnh Nạp âm Mệnh Nạp âm

Hải Trung Kim

Kiếm Phong Kim

Kim – Kim Bạch Lạp Kim

loại Sa Trung Kim Lư Trung Hỏa

Kim Bạc Kim Sơn Đầu Hỏa

Thoa Xuyến Kim Tích Lịch Hỏa


Hỏa – Lửa
Đại Lâm Mộc Sơn Hạ Hỏa

Dương Liễu Mộc Phú Đăng Hỏa

Tùng Bách Mộc Thiên Thượng Hỏa


Mộc - Cây
Bình Địa Mộc Lộ Bàng Thổ

Tang Đố Mộc Thành Đầu Thổ

Thạch Lựu Mộc. Ốc Thượng Thổ


Thổ - Đất
Giản Hạ Thủy Bích Thượng Thổ

Tuyền Trung Thủy Đại Dịch Thổ

Trường Lưu Thủy Sa Trung Thổ


Thủy – Nước
Thiên Hà Thủy

Đại Khê Thủy

Đại Hải Thủy

13
- Cục là các hành, được dùng để chỉ cuộc đời tương ứng với chủ mệnh đang
tồn tại, gồm có 5 cục: Thủy nhị cục, Mộc tam cục, Kim tứ cục, Thổ ngũ cục,
Hỏa lục cục.
- Ở trên thiên bàn có các đường nối giữa các cung gọi là tam phương tứ chính,
ví dụ như:
+ Cung Mệnh – cung Tài Bạch – cung Quan Lộc – tứ chính cung Thiên Di;
+ Cung Huynh Đệ – cung Tật Ách – cung Điền Trạch – tứ chính cung Nô Bộc.
2.4.2. Xung quanh là địa bàn gồm 12 cung
- Là 12 ô xung quanh thiên bàn. Mỗi ô có một ý nghĩa khác nhau.
- Đối với mỗi người thì mỗi yếu tố trong địa bàn có một vị trí khác nhau.
- Trong một lá số, có các thành phần: (hình ví dụ)
+ Tên của cung (VD: cung Mệnh);
+ Vị trí của cung (VD: Ngọ);
+ Chính Tinh tọa thủ;
+ Các phụ tinh đi cùng chính tinh;
+ Sao thuộc Vòng trường sinh (VD: Mộc Dục)
+ Tiểu hạn là vận hạn trong vòng 1 năm (VD: Dần ở góc trái)
+ Đại hạn: vận hạn trong 10 năm (VD số 4 góc bên phải) 

14
2.5. Thực trạng của Tử vi
- Tuy được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay nhưng Tử vi vẫn còn nhiều
khiếm khuyết vì chỉ mới mô hình hóa được một thông số duy nhất là thời gian. 
- Để giải đoán Tử vi có hiệu quả cao thì cần kết hợp kiến thức Tử vi và một vốn
tri thức tổng hợp (dịch học và những tri thức xã hội khác), thậm chí không cần
dùng đến Tử vi.

KẾT LUẬN

15
Con người là một chủ thể của xã hội. Con người cũng là một đối tượng nghiên
cứu khá đặc biệt. Đời sống của con người cũng là đối tượng được nhắm đến
nghiên cứu khá nhiều về nhiều mặt. 
Theo thuyết âm dương, cơ thể con người có thể phân biệt âm dương trên từng bộ
phận. Dựa vào triết lý âm dương, có thể xây dựng được hai hệ thống triết lý
khác nhau. Dựa vào âm dương, có thể chỉ ra các đặc điểm, tính chất của từng sự
vật, hiện tượng xảy ra đối với con người. Cho nên có thể nói thuyết âm dương
luôn gắn liền với đời sống con người.
Cấu trúc ngũ hành cho biết sự vận động, chuyển hóa các vật chất trong thiên
nhiên và của tạng phủ trong cơ thể. Cơ chế Ngũ hành còn cho thấy quan hệ hàng
ngang và quan hệ hàng dọc. Quan hệ hàng ngang giữa các yếu tố cùng loại qua
luật tương sinh - tương khắc, Quan hệ hàng dọc giữa những yếu tố khác loại
trong cùng một cột, ứng với một hàng.
Qua tiểu luận này, ta còn biết thêm về chẩn đoán và chữa bệnh trong Đông y và
việc vận dụng thuyết âm dương, ngũ hành trong việc điều trị bệnh.
Cuối cùng, tiểu luận này còn giúp chúng ta hiểu hơn về thuật Tử vi cũng như
cách sử dụng Tử vi vào đời sống.
Bài tiểu luận trên được thực hiện nhằm hướng tới việc nghiên cứu văn hóa nhận
thức (của con người Việt Nam) với con người dựa vào thuyết âm dương và cấu
trúc ngũ hành qua đó hiểu và biết vận dụng thuyết âm dương, cấu trúc ngũ hành
vào đời sống con người.

16

You might also like