You are on page 1of 12

NGŨ HÀNH

I. KHÁI NIỆM

-Sự vận động không ngừng của vũ trụ đã hướng con người tới những nhận thức sơ khai
trong việc cắt nghĩa quá trình phát sinh của vũ trụ và hình thành thuyết âm dương. Đi
cùng theo đó, dựa trên sự chấp nhận cách vận hành của thế giới, nguyên lý ngũ hành đã
đưa ra một giải pháp hệ thống, mang tính dự báo về cách thức khí vận động thông qua
những thay đổi mang tính chu trình của âm và dương.

1. Ngũ hành là gì?


-Người xưa thấy có 5 loại vật chất chính: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ và đem các hiện tượng
trong thiên nhiên vào trong cơ thể con người và xếp theo 5 loại vật chất trên gọi là ngũ
hành. Ngũ hành còn có ý nghĩa nữa là sự vận động, chuyển
hóa các vật chất trong thiên nhiên và của tạng phủ trong cơ
thể. Mỗi yếu tố này đều có sự tác động qua lại lẫn nhau và
có tính chất riêng.

--Thuyết Ngũ hành theo thuyết duy vật cổ đại có 5 vật chất
tạo nên thế giới, có sự tương sinh, tương khắc với nhau
bao gồm:
 Nước (hành Thủy)
 Đất (hành Thổ)
 Lửa (hành Hỏa)
 Cây cối (hành Mộc)
 Kim loại (hành Kim)
2. Nguyên lý hình thành từ Tam tài đến Ngũ hành:
-Người nông dân tiếp xúc với đất trông cây, kim loại trong lòng đất (Thổ) cho ta công cụ
lao động nhưng lại khiến đất cằn, cây không mọc được, mối quan hệ “cây – đất – kim
loại” tạo nên bộ ba tam
tài “Mộc – Thổ - Kim”.
Mặt khác nước tưới đất
nuôi cây, lửa đốt cây
thành tro nuôi đất,
nước dập tắt lửa, lửa
khiến nước bốc hơi tạo
thành bộ ba tam tài
“Thủy – Hỏa – Thổ”.
-Hai bộ tam tài này có thổ là yếu tố chung, kết hơp lại sẽ tạo ra BỘ NĂM với các mối
quan hệ phong phú, đa dạng. Trong đó, “Thủy – Hỏa” và “Mộc – Kim” là hai mặt đối lập
và có “Thổ” điều hòa.
3. Sự quy nạp của ngũ hành trong thiên nhiên và trong cơ thể con người

Ngũ hành
STT Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
1 Ngũ Tạng Can Tâm Tỳ Phế Thận
Tiểu Đại
2 Ngũ Phủ Đởm trường Vị trường Bàng quang
Thịt
3 Ngũ thể Cân Mạch (nhục) Da lông Xương tủy
4 Ngũ quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai
5 Ngũ chí Giận Mừng Lo Buồn Sợ
6 Ngũ chất Gỗ Lửa Đất Kim loại Nước
7 Ngũ sắc Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen
8 NgũVị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn
Ngũ thời
9 (mùa) Xuân Hạ Cuối hạ Thu Đông
Ngũ Trung
10 Phương Đông Nam ương Tây Bắc
II. HÀ ĐỒ - CƠ SỞ CỦA NGŨ HÀNH:

1. Hà đồ:
-Là một hệ thống gồm những nhóm chấm đen hoặc trắng được sắp xếp theo những cách
thức nhất định
-Tên gọi “Hà đồ là do người Trung Hoa đời Hán đặt ra. Theo như trong truyền thuyết, thì
vào khoảng 5 nghìn năm trước, lúc đó là thời vua Phục Hy, đang đi tuần thú ở phương
nam, đi qua con sông Hoàng Hà, có con Long Mã (một con vật tưởng tượng mình ngựa
đầu rồng) hiện lên, trên lưng có mang bức đồ (bức vẽ) với 55 dấu chấm đen trắng. Sau đó
ông về vẽ lại, rồi đặt tên cho bức vẽ này là Hà Đồ.

-Những nhóm chấm – vạch ấy chính là những kí hiệu


biểu thị 10 số tự nhiên từ 1 đến 10 ở thời kì chưa có
chữ viết, nhưng đã xuất hiện triết lý âm dương, bởi lẽ
các nhóm chấm trắng chính là biểu thị các số dương (số
lẻ), các nhóm chấm đen chính là biểu thị các số âm (số
chẵn).

Nam
-Cần lưu ý trên Hà đồ, vị trí của phương Nam (dương) nằm
phái trên, tương ứng với trời, phương Bắc (âm) nằm phía
Đông Tây dưới tương ứng với đất. Các vị trí này ngược lại so với vị trí
Nam – Bắc theo phép vẽ bản đồ hiện tại (xuất phát từ
Bắc phương Tây, mô phỏng vị trí thực của trục trái đất.
2. Ngũ hành theo Hà đồ:
-Trong sự tồn tại và phát triển của mình, Hà đồ đã trở thành cơ sở cho việc tạo nên Ngũ
hành. Mỗi nhóm số Hà đồ và mỗi phương tiếp nhận một hành tương ứng
-Số Trời 1 hiệp cùng số Đất 6 ở Bắc mà sanh Thủy,
-Số Đất 2 hiệp cùng số Trời 7 ở Nam mà sanh Hỏa,
-Số Trời 3 hiệp cùng số Đất 8 ở Đông mà sanh Mộc,
-Số Đất 4 hiệp cùng số Trời 9 ở Tây mà sanh Kim,
-Số Trời 5 hiệp cùng số Đất 10 ở trung ương sanh Thổ.
-Ngũ hành với cấu tạo dựa trên Hà đồ như thế chính là một mô hình 5 yếu tố về cấu trúc
không gian của vũ trụ. Sự sắp xếp các hành cho thấy rõ nguồn gốc nông nghiệp của Ngũ
hành: đối với người làm nông không có gì quan trọng hơn đất, nên hành Thổ được đặt ở
trung tâm, cai quản bốn phương.
-Theo thứ tự của Hà đồ thì các hành sẽ phải được sắp xếp theo: Thủy – Hỏa – Mộc – Kim
– Thổ. Thứ tự quen dùng “Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ” là thứ tự đã bị người đời sau
làm cho sai lạc.
III. Các quy luật hoạt động của ngũ hành.
-Giữa Trời và Đất luôn có mối giao thoa. Quy luật ngũ hành tương sinh, ngũ hành tương
khắc chính là sự chuyển hóa qua lại giữa Trời và Đất để tạo nên sự sống của vạn vật.

-Ngũ hành tương sinh tương khắc, sinh và khắc, 2 mặt của 1 vấn đề, 2 yếu tố này không
tồn tại độc lập với nhau, trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc, ngược lại
trong tương khắc luôn tồn tại tương sinh. Đó là nguyên lý cơ bản để duy trì sự sống của
mọi sinh vật.
a. Quy luật tương sinh:
-Ngũ hành tương sinh là chỉ mối quan hệ sinh ra nhau
một cách thứ tự, thúc đẩy nhau phát triển của thủy, hỏa,
mộc, kim, thổ. Sự tương sinh này cư lặp lại không
ngừng. nếu đứng từ một hành mà nói thì sinh ra nó
được gọi là “mẹ”, do nó sinh ra được gọi là “con” hay
gọi là nguyên lý mẫu và tử. Quan hệ này xác định giữa
từng cặp hai hành một theo trật tự thuận chiều kim đồng
hồ của Ngũ hành theo Hà đồ như sau:
 Thủy sinh Mộc: Nước duy trì sự sống của cây.
 Mộc sinh Hỏa: Cây khô sinh ra lửa, Hỏa lấy Mộc làm nguyên liệu đốt.
 Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi vun đắp thành đất.
 Thổ sinh Kim: Kim loại, quặng hình thành từ trong đất.
 Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở thể
lỏng.
-Ngũ hành tương sinh là sự chi tiết hóa của quan hệ âm dương chuyển hóa (Thủy là cực
âm và Hỏa là cực dương).
Trong cơ thể con người: can mộc sinh tâm hỏa, tâm hỏa sinh tỳ thổ, tỳ thổ sinh phế kim,
phế kim sinh thận thủy, thận thủy sinh can mộc.
b. Quy luật tương khắc:
-Ngũ hành tương khắc là chỉ mối quan hệ lần lượt ức chế lẫn nhau của thủy, hỏa, mộc,
kim, thổ. Quá trình tương khắc này cũng tuần hoàn không ngừng. thứ tự là:
 Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa
 Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung
chảy kim loại
 Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn
thành dao, kéo để chặt đổ cây.
 Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh
dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.
 Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể
ngăn chặn được dòng chảy của nước.
- Trong cơ thể con người: can mộc khăc tỳ
thổ; tỳ thổ khắc thận thủy; thận thủy khắc tâm hỏa; tâm hỏa khắc phế kim; phế kim khắc
can mộc.
c. Ngũ hành phản sinh
-Trong tương sinh có phản sinh. Tương sinh là quy luật phát triển của ngũ hành, tuy
nhiên sinh nhiều quá đôi khi trở thành tai hại.
-Cũng giống như cây củi khô là nguyên liệu đốt để tạo ra lửa, thế nhưng nếu quá nhiều
cây khô sẽ tạo nên một đám cháy lớn, gây nguy hại đến tài sản và tính mạng của con
người. Đó là nguyên do tồn tại quy luật phản sinh trong ngũ hành.
• Kim hình thành trong Thổ, nhưng Thổ quá nhiều sẽ khiến Kim bị vùi lấp.
• Hỏa tạo thành Thổ nhưng Hỏa quá nhiều thì Thổ cũng bị cháy thành than.
• Mộc sinh Hỏa nhưng Mộc nhiều Thì Hỏa sẽ gây hại.
• Thủy cung cấp dinh dưỡng để Mộc sinh trưởng, phát triển nhưng Thủy quá nhiều
thì Mộc bị cuốn trôi.
• Kim sinh Thủy nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.
d. Ngũ hành phản khắc:
-Trong tương khắc có phản khắc. Tương khắc tồn tại 2 mối quan hệ: cái khắc nó và cái
nó khắc.
-Tuy nhiên khi cái nó khắc có nội lực quá lớn sẽ khiến cho nó bị tổn thương, không còn
khả năng khắc hành khác nữa thì đây được gọi là quy luật phản khắc. Cụ thể như sau:
 Kim khắc Mộc, nhưng Mộc quá cứng khiến Kim bị gãy
 Mộc khắc Thổ nhưng Thổ nhiều sẽ khiến Mộc suy yếu.
 Thổ khắc Thủy nhưng Thủy nhiều sẽ khiến Thổ bị sạt nở, bào mòn.
 Thủy khắc Hỏa nhưng Hỏa quá nhiều thì Thủy cũng phải cạn.
 Hỏa khắc Kim nhưng Kim nhiều Hỏa sẽ bị dập tắt.
-Tựu chung lại, ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ không chỉ tồn tại các quy luật tương
sinh, tương khắc mà còn có cả trường hợp phản sinh, phản khắc xảy ra.

-Quy luật âm dương hóa khiến các quan hệ sinh khắc vừa nêu trở thành những quan hệ có
điều kiện, chúng đòi hỏi những tương quan tỷ lệ phù hợp giữa hai hành. Trong quan hệ
tương sinh thì hành sinh cần vừa phải, không bất cập mà cũng đừng thái quá.
Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sự phát triển cực độ sẽ gây ra nhiều tác hại. Ngược
lại nếu chỉ có khắc mà không có sinh thì vạn vật sẽ không thể nảy nở, phát triển. Do đó,
sinh và khắc tạo ra quy luật chế hóa không thể tách rời.

-Với tư cách một bộ mô hình bộ năm về cấu trúc không gian của vũ trụ, Ngũ hành có các
ưu điểm:
• Có số lượng thành tố vừa phải (không nhiều quá, không ít quá).
• Có số lượng thành tố lẻ và bao quát được trung tâm
• có số lượng mối quan hệ tối đa. Trong toán học người ta đã chứng minh rằng
hệ thống 5 trung tâm chính là hệ thống tự điều chỉnh ưu việt nhất. Đó cũng là
lý do không phải ngẫu nhiên mà con người cũng là một hệ thống Ngũ hành.

IV. Ứng dụng của Ngũ hành:

Tín ngưỡng
-GS.Trần Ngọc Thêm “Người Việt xưa có truyền thống sống bằng nghề nông nghiệp lúa
nước là nền văn hóa thiên về âm tính. Xuất phát điểm của lối sống xã hội thiên về tình
cảm, trọng phụ nữ và trong lĩnh vực tín ngưỡng là thờ nhiều nữ thần. Và đích đến của tín
ngưỡng sùng bái tự nhiên của ông bà ta chính là hướng tới sự phồn thực, sinh sôi, nảy nở;
muốn được như thế thì phải tôn trọng và thờ phụng…”.
-Cùng với những tín ngưỡng dân gian đã có từ lâu đời, người Việt cổ đã đưa thuyết ngũ
hành vào trong thờ cúng với hình tượng đặc trưng là Chúa Bà Ngũ Hành, hay còn gọi là
năm mẹ ngũ hành: Đệ Nhất Chúa Bà Kim Tinh Thần Nữ, Đệ Nhị Chúa Bà Mộc Tinh
Thần Nữ, Đệ Tam Chúa Bà Thủy Tinh Thần Nữ, Đệ Tứ Chúa Bà Hỏa Phong Thần Nữ,
Đệ Ngũ Chúa Bà Thổ Đức Thần Nữ. Năm vị thần này biểu trưng cho Kim, Mộc, Thủy,
Hỏa, Thổ

-Việc chuẩn bị lễ cúng như khi cúng các vị thần khác của Tứ Phủ người ta cũng chuẩn bị
lễ vật dâng hương vào những ngày rằm tháng giêng với đầy đủ lễ vật tùy theo sở thích
của từng người. Khi sắm lễ vật cúng Bà Ngũ Hành phải mua đủ cho 5 bà với 5 loại màu
lần lượt là xanh, đỏ, vàng, trắng, đen.

Ẩm thực
-Người Việt Nam chúng ta phân biệt món ăn theo năm mức độ hay còn gọi là năm mức
âm dương ứng với ngũ hành, luật âm dương bù trừ và chuyển hóa được tuân thủ nghiêm
ngặt trong hầu hết các món ăn ngay từ khâu chế biến. Người Việt chia thức ăn ra năm
mức âm dương tương ứng với ngũ hành:

• Thực phẩm có tính Hàn (lạnh),âm thịnh ứng với hành Thuỷ
• Thực phẩm có tính Nhiệt (nóng), dương (thịnh) ứng với hành Hoả
• Thực phẩm có tính Ôn (ấm), dương ít ứng với hành Mộc
• Thực phẩm có tính Lương (mát), âm ít ứng với hành Kim
• Thực phẩm có tính Bình (trung tính) ứng với hành Thổ

– Thức ăn thuộc hành Kim


Loại thực phẩm kim loại có trong gạo trắng, sữa, kem, pho mát trắng, hành tây nguyên,
tỏi, hẹ, củ cải – đặc biệt là súp lơ, củ cải, đậu phụ, hoa sen gốc, lê, su hào, quế, bạc hà,
ngải giấm, kinh giới, lá hương thảo, húng tây, hành lá , đinh hương, hạt cây, rau mùi và
rau mùi hạt, rau mùi tây, cây hồi, thì là, mù tạc, cải ngựa, mù tạt, húng quế, hạt nhục đậu
khấu và được tất cả các loại thực phẩm được coi là kim loại. Những thực phẩm này có tác
dụng phân tán và thúc đẩy lưu thông năng lượng. Thực phẩm này phù hợp với người tính
chậm chạp, người ẩm ướt, hôn mê và lạnh
– Thức ăn thuộc hành Mộc
Tất cả các loại thực phẩm chua và nhiều màu xanh lá cây. Ngoài ra, thịt gà, gan, lúa mì,
rau cải, củ cải, bông cải xanh và rau bina, giá, măng tây và cần tây, trái cây – đặc biệt là
chanh, cam, bưởi, mận, dứa, bột chua, giấm, sữa chua, kim chi, dưa chua các loại, dưa cải
bắp và ô liu là thực phẩm gỗ. Những thực phẩm này có chức năng làm se lỗ chân lông.
Thực phẩm này rất phù hợp với người hay có thói quen thay đổi, thất thường.

– Thức ăn thuộc hành Thủy


Tất cả thức ăn mặn và thức ăn có màu tối, các loại thực phẩm có màu tím, đen hoặc xanh.
Ngoài ra, cá tươi và cá muối, thịt muối, trứng cá muối và trứng cá, động vật có vỏ, thịt
lợn, trứng, đậu, rong biển và biển rau, nước tương, quả sung, quả việt quất, mâm xôi, cà
tím, cải xoăn, lúa hoang, quả óc chó và hạt mè đen là thực phẩm nước.

Những thực phẩm này có tác dụng làm mềm và thúc đẩy độ ẩm và làm dịu cơ thể. Những
thực phẩm này rất tốt cho người gầy, khô và thần kinh.
– Thức ăn thuộc hành Hỏa
Tất cả các loại thực phẩm cay đắng và hầu hết các loại thực phẩm màu đỏ, đặc biệt là
thực phẩm trông giống như hình trái tim, thực phẩm khô và thực phẩm nóng. Ngoài ra
thịt cừu, thịt nai, bồ công anh và cải xoong, cà chua, vỏ cam quýt, mơ, mận, quả mâm
xôi, dâu tây, đại hoàng, hạt tiêu, ớt nóng, hạt tiêu đen, rượu, bia, cà phê, trà, sô cô la
đen và đồ uống có ga là thực phẩm đại diện cho lửa.

Những thực phẩm này có thể làm giảm nhiệt và các chất lỏng khô. Thực phẩm này phù
hợp với những người thừa cân, quá nóng và hung hăng.

– Thức ăn thuộc hành Thổ


Tất cả các loại thực phẩm ngọt và tinh bột, các loại thực phẩm đặc biệt là màu vàng và
màu da cam và nhiều loại rau củ và trái cây mềm rất ngọt ngào.

Ngoài ra, thịt bò, kê, lúa mạch, lúa mạch đen, đường, sô cô la sữa, ngô, yến mạch, hành
tây nấu chín, dưa hấu, dưa đỏ, táo ngọt, anh đào ngọt ngào, ngày tháng, nho, đào, cà rốt,
bắp cải, khoai tây, khoai lang, chuối và chuối , khoai lang, đậu bắp, khoai môn, củ cải
đường, nút và nấm, mùa đông và bí mùa hè, dưa chuột, hạnh nhân, dừa và các loại trái
cây nhiệt đới khác như đu đủ, xoài và là những thực phẩm trái đất.
Và đậu lăng và đậu Hà Lan khô, mật ong, xi-rô cây, xi-rô gạo và lúa mạch xi-rô. Những
thực phẩm làm chậm triệu chứng cấp tính và trung hòa độc tố. Thực phẩm này phù hợp
nhất cho người khô, thần kinh yếu, họ hay mất bình tĩnh.

-Tùy theo vùng miền mà cách chế biến món ăn được thay đổi theo khẩu vị cũng như tính
linh hoạt trong quy tắc âm dương ngũ hành nhằm đảm bảo sự cân bằng âm dương giữa
con người và môi trường. Người Việt chúng ta cũng thường có thói quen ăn uống theo
khí hậu và theo mùa:
• Mùa hè nóng nực mang tính nhiệt - hành hoả thì ăn các loại thức ăn tính
hàn (mát) , có nước (âm-hành thuỷ), vị chua (âm) dễ ăn, dễ tiêu hoá, giải
nhiệt
• Mùa đông lạnh mang tính hàn ( âm) ăn các loại thức ăn khô, nhiều mỡ, cay
nồng như các món chiên, xào để vừa ngon vừa làm ấm cơ thể.

-Các món ăn thường sẽ được chú ý cân bằng giữa tính hàn và nhiệt: vịt kho gừng, hột vịt
lộn ăn với rau răm,…

-Với món xôi ngũ sắc một món ăn truyền thống của Việt Nam cũng như của dân tộc Tày,
Nùng, Mường nói riêng Người xưa cho rằng sự tồn tại của năm vật chất kim, mộc, thủy,
hỏa, thổ tạo nên sự tươi tốt của thiên - địa - nhân, Năm màu xôi ngũ sắc tượng trưng cho
triết lý âm dương ngũ hành và con người hòa hợp với nhau, Xôi ngũ sắc là món ăn truyền
thống trong các dịp lễ, Tết. Ăn xôi năm màu sẽ mang lại sự may mắn, tốt lành. Xôi ngũ
sắc hội tụ những giá trị truyền thống, hiện đại vừa mang ý nghĩa về quan niệm vũ trụ vừa
mang triết lý âm dương , vừa mang ý nghĩa nhân sinh cao đẹp, Màu đỏ (hoả) tượng trưng
cho khát vọng, Màu vàng (thổ),màu tím đen (thuỷ) tượng trưng cho trái đất trù phú, Màu
xanh (mộc) tượng trưng cho màu xanh của núi rừng Tây Bắc, Màu trắng (kim) tượng
trưng cho tình yêu trong trắng thủy chung.
-Theo quan niệm của người Việt, con người mắc bệnh là do sự mất cân bằng âm dương
của cơ thể, và thức ăn thường lại chính là liều thuốc hữu hiệu cho sự mất cân bằng âm
dương ấy, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
Kiến trúc
“Nhất âm nhất dương chi vị đạo”
-Có thể nói âm dương là hai mặt của cuộc sống, thể hiện sự đối lập, trái ngược hoàn toàn
nhau. Tuy nhiên chúng lại có tính thống nhất và bổ trợ cho nhau về mọi mặt. Và trong
kiến trúc nhà cửa cũng như thế, đặc biệt là với những gia đình làm ăn lớn, kinh xe doanh
mua bán, thì vấn đề phong thủy luôn là điều mà họ cân nhắc trước khi mua nhà, xây nhà.

• “Mộc” đối ứng với hướng đông, mùa xuân và màu xanh. Điều này tương ứng với
một sự khởi đầu, vạn vật sinh sôi nảy nở, ôn hòa hướng về phía trước giống như
thời điểm mặt trời bắt đầu mọc ở phương đông.
• “Hỏa” đối ứng với hướng nam, mùa hạ và màu đỏ. Điều này tương ứng với sự
nóng bức, hướng lên trên, hướng về phía trước, thịnh vượng và phát triển, giống
như khi mặt trời đã nhô lên trên không trung.
• “Kim” đối ứng với hướng tây, đối ứng với mùa thu và màu trắng. Điều này tương
ứng với sự mát lạnh, đìu hiu và suy thoái, giống như mặt trời lặn ở phương tây.
• “Thủy” đối ứng với hướng bắc, đối ứng với mùa đông và màu đen. Điều này
tương ứng giá rét, lạnh lẽo và hướng xuống phía dưới, đêm khuya dài đằng đẵng.
• “Thổ” đối ứng với trung tâm, chỗ giữa nhất, đối ứng với giữa mùa hè và màu
vàng. Điều này tương ứng với sự dưỡng dục lâu dài và bền chắc.

-Âm dương chính là hai bề mặt của cuộc sống cho nên nhà ở cũng cần đảm bảo các
nguyên tắc âm dương cân bằng. Trong kiến trúc, phần hướng ra ngoài, thu nhận ánh sáng
tốt, những mảng đạc, có những khối đường nét cứng rắn, vật liệu nhẵn bóng, mịn màng
và có sắc nóng chính là phần dương. Ngược lại thì phần lõm vào, có phần khuất tối,
không nhận được nhiều ánh sáng, có những mảng rỗng, đường nét uyển chuyển, vật liệu
thô ráp, sần sùi, và có màu sắc lạnh sẽ là phần âm.

-Kiến trúc của ngôi nhà phải luôn đảm bảo được sự cân bằng âm dương, nếu kiến trúc
được xây ở hướng thuận dương nhiều thì dương khí quá vương, người trong nhà bất ổn
định, năng động, tinh thần, dễ phấn khích dẫn đến hấp tấp, vội vàng, vì thế đã đưa ra
những quyết định thiếu suy nghĩ và lệch lạc trọng làm ăn, cuộc sống.

-Nhà thuần dương có thể khiến cho người sống trong nhà thích đi lại hoạt động nhiều
hơn, thích sống bên ngoài hơn ở nhà nhất là đội với những người có mệnh dương. còn
nếu nhà của gia chủ âm thịnh dương suy, thì khi đó dẫn đến mọi nơi trong nhà đều u ám,
và nặng mùi không khí trì trệ, khiên cho người sông trong ngôi nhà đó trở nên bảo thủ,
lười nhát, ít vận động ít suy nghĩ, và không quyết đoán trong những ngã rẽ của cuộc sống
mình, ngại đương đầu với khó khăn, không phân đầu, chỉ hài lòng với thứ mình đáng có.
thậm chí với những người mệnh âm còn xâu hơn, dễ gặp nhiều bệnh tật, tai ương, biên cô
trong cuộc sống.

Vì lẽ đó, một ngôi nhà mà làm cho gia chủ cảm thấy thoải mái, phát triển bình thường
và hài hòa trong cuộc sống thì ngôi nhà đây phải được đảm bảo sự cân bằng giữa âm và
dương. đó cũng chính là yếu tố cốt lõi cho một công trình kiến trúc thời nay

You might also like