You are on page 1of 10

Áo Ngữ Huyền Không Phi Tinh

20/09/2016 Kiến Càng huyenkhonglyso.com


1261

Chủ khách luận đắc thất - Ngũ hành thống cửu tinh


Tại sơn thì sơn tinh là chủ, hướng tinh là khách, vận tinh bổ trợ

Tại hướng thì hướng tinh là chủ, sơn tinh là khách, vận tinh bổ trợ

Tại các sơn khác thì dụng thủy thì hướng tinh là chủ, sơn tinh là khách, vận tinh bổ trợ. Dụng
sơn thì sơn tinh là chủ, hướng tinh là khách, vận tinh bổ trợ.

Lấy ví dụ tọa Tân hướng Ất 104 độ bên trên:

Tại hướng, hướng thì hướng tinh 4 cùng sơn tinh 3 đều là Mộc nên tỷ hòa, hướng tinh đắc vị,
hướng tinh đã đắc vị thì không cần luận đến trợ tinh(vận tinh).

Tại sơn, sơn tinh 8 hướng tinh 8 cùng là Thổ nên tỷ hòa, sơn tinh đắc vị, sơn tinh đã đắc vị thì
không cần luận đến trợ tinh(vận tinh).

Nhà khai chính môn tại Giáp, dụng thủy nên lấy hướng tinh làm chủ, hướng tinh tại Giáp là 3
Mộc, sơn tinh là 5 Thổ. Mộc khắc Thổ là chủ khinh khách nên dù có đắc vị nhưng chỉ trung bình
mà thôi.

Phối dùng Tam đại quái 3 phương Giáp Bính Tuất, dùng thủy nên hướng tinh làm chủ. Tại Giáp
đã luận như trên; Tại Bính hướng tinh 9 Hỏa, sơn tinh 8 Thổ, Hỏa sinh Thổ là sinh xuất nên
khách khinh chủ, hướng tinh không đắc vị, luận đến vận tinh bổ trợ là 3 Mộc, Mộc sinh Hỏa,
Hỏa sinh Thổ, Bính là đất vượng Hỏa mà không vượng Thổ, 9 Hỏa lại được 3 Mộc bổ trợ nên dù
sinh xuất vẫn dùng được; Tại Tuất hướng tinh 6 Kim, sơn tinh 2 Thổ. Sơn tinh sinh hướng tinh là
cát.

Như vậy trong phối dùng bộ Tam đại quái này thì đắc vị và phát huy được tác dụng. Nếu dùng
bộ Tam đại quái tại Tý Tốn Dậu thì không thể đắc vị do tại Tý và Dậu 6-9 khắc sát ác liệt mà trợ
tinh 4 (tại Tý) và 1 (tại Dậu) đều không giúp ích được gì.

"Chủ nhân hữu lễ khách tôn trọng, khách tại Tây hề chủ tại Đông". Dụng 9 tinh đắc thất phải xét
đến Ngũ hành.

Chính thần, Linh thần và Chiếu thần


Dương thuận Âm nghịch, Dương động mà Âm tĩnh vốn là cái lẽ tự nhiên. Chính thần tĩnh tại,
Linh thần luôn động.

9 tinh lấy Ngũ hoàng làm chủ, 9 tinh vốn tự có dương có âm, không phải cố định 1 3 7 9 là
dương, 2 4 6 8 là âm. Âm Dương của 9 tinh khéo dùng mới là diệu, mỗi một tinh nhập trung có
thuận và nghịch 2 đường riêng biệt. Chỉ sự biến đổi của thời gian là Nghịch, chỉ sự động tĩnh của
không gian là Thuận.

Chính thần

Thái dương quá cung hành độ một năm khởi từ Tuất đi nghịch Dậu, Thân... về lại Tuất là Thái
dương quá cung đủ 1 năm. Quan niệm này cho thấy Địa(địa cầu) tĩnh. 9 tinh lấy Ngũ hoàng làm
chủ tinh như Thái dương vậy, hành độ nghịch phi, nơi Ngũ hoàng trú đóng chính là Chính thần
vị.

Vận 1: 1 nhập trung nghịch phi, 2 đến Tốn, 3 đến Chấn, 4 đến Khôn, 5 đến Khảm. Khảm là
chính thần vận 1.

Vận 2: 2 nhập trung nghịch phi, 3 đến Tốn, 4 đến Chấn, 5 đến Khôn. Khôn là chính thần vận 2.

Vận 3: 3 nhập trung nghịch phi, 4 đến Tốn, 5 đến Chấn. Chấn là chính thần vận 3.

Tuần tự như vậy ta có Chính thần vị các vận:

Vận 1 - Khảm, 2 Khôn, 3 Chấn, 4 Tốn, 6 Càn, 7 Đoài, 8 Cấn, 9 Ly; 10 năm đầu vận 5 tại Tốn, 10
năm sau vận 5 tại Càn.

Linh thần

Hành độ Xuân Hạ Thu Đông một năm khởi từ Dần đi thuận đến Mão, Thìn, Tị... về lại Dần là
hết một năm. Xuân Hạ Thu Đông thực là chuyển động của Địa(địa cầu) quanh Thiên(mặt trời,
Thái dương). Quan niệm này cho thấy Địa động. 9 tinh lấy Ngũ hoàng làm chủ tinh, hành độ
thuận phi, nơi Ngũ hoàng trú đóng chính là Linh thần vị.

Vận 1: 1 nhập trung thuận phi, 2 đến Càn, 3 đến Đoài, 4 đến Cấn, 5 đến Ly. Ly là Linh thần vị.

Vận 2: 2 nhập trung thuận phi, 3 đến Càn, 4 đến Đoài, 5 đến Cấn, Cấn là Linh thần vị.

Tuần tự như vậy ta có Linh thần vị các vận:

Vận 1 - Ly, 2 Cấn, 3 Đoài, 4 Càn, 6 Tốn, 7 Chấn, 8 Khôn, 9 Khảm; 10 năm đầu vận 5 tại Càn, 10
năm sau vận 5 tại Tốn.
 Phương vị chữ xanh là Chính thần, Phương vị chữ đỏ là Linh thần

Chính thần, Linh thần tự nhiên có phép an bài, không phải cách luận đối cung Chính thần là Linh
thần một cách khiên cưỡng. Chính thần, Linh thần thực sự là 2 khí thuận nghịch của 9 tinh, sao 5
vốn là chủ 9 tinh, nơi nó đến nếu nghịch là Chính, nếu thuận là Linh.

Chiếu thần

Các sách viết về Chiếu thần đều nói lấy Hà đồ số với vận tinh làm Chiếu thần, như vận 1 lấy 6
làm chiếu thần, hợp số 1-6 Hà đồ; như vận 8 lấy 3 làm chiếu thần, hợp số 8-3 Hà đồ... cũng tạm
chấp nhận, nhưng vì sao phương Chiếu thần cần thủy, lộ, động khí thì lại bế tắc, không giải thích
được.

Chính thần vốn là âm, tĩnh tại. Quản vận số thời gian lưu chuyển nên cần dương tương phối.
Phương Linh thần vốn không thể tương phối do 2 khí Cửu tinh thuận nghịch không cùng đường
nên không phối được.

9 tinh thì khởi thủy tại 1 và chung cuộc tại 9. Nguyên vận 3 nguyên 9 vận (123456789) thực
dùng là 2 nguyên 8 vận (12346789). Thượng nguyên 1234 thì lấy chung số (9) làm Chiếu thần.
Hạ nguyên 6789 thì lấy khởi thủy số (1) làm Chiếu thần. Đây là do 2 khí Tiên thiên Khảm Ly
giao nhau mà thành, thượng nguyên khởi Ly, hạ nguyên khởi Khảm.

- Vận 1 nhập trung nghịch phi: 2 Tốn, 3 Chấn, 4 Khôn, 5 Khảm, 6 Ly, 7 Cấn, 8 Đoài, 9 Càn. 5
Khảm là Chính thần, 9 Càn là Chiếu thần.

- Vận 2 nhập trung nghịch phi: 3 Tốn, 4 Chấn, 5 Khôn, 6 Khảm, 7 Ly, 8 Cấn, 9 Đoài, 1 Càn. 5
Khôn là Chính thần, 9 Đoài là Chiếu thần.

- Vận 3 nhập trung nghịch phi: 4 Tốn, 5 Chấn, 6 Khôn, 7 Khảm, 8 Ly, 9 Cấn, 1 Đoài, 2 Càn. 5
Chấn là Chính thần, 9 Cấn là Chiếu thần.

- Vận 4 nhập trung nghịch phi: 5 Tốn, 6 Chấn, 7 Khôn, 8 Khảm, 9 Ly, 1 Cấn, 2 Đoài, 3 Càn. 5
Tốn là Chính thần, 9 Ly là Chiếu thần.

- Vận 6 nhập trung nghịch phi: 7 Tốn, 8 Chấn, 9 Khôn, 1 Khảm, 2 Ly, 3 Cấn, 4 Đoài, 5 Càn. 5
Càn là Chính thần, 1 Khảm là Chiếu thần.

- Vận 7 nhập trung nghịch phi: 8 Tốn, 9 Chấn, 1 Khôn, 2 Khảm, 3 Ly, 4 Cấn, 5 Đoài, 6 Càn. 5
Đoài là Chính thần, 1 Khôn là Chiếu thần.

- Vận 8 nhập trung nghịch phi: 9 Tốn, 1 Chấn, 2 Khôn, 3 Khảm, 4 Ly, 5 Cấn, 6 Đoài, 7 Càn. 5
Cấn là Chính thần, 1 Chấn là Chiếu thần.

- Vận 9 nhập trung nghịch phi: 1 Tốn, 2 Chấn, 3 Khôn, 4 Khảm, 5 Ly, 6 Cấn, 7 Đoài, 8 Càn. 5
Ly là Chính thần, 1 Tốn là Chiếu thần.
"Khảm Ly nhị khí quán Càn Khôn". Chính thần là âm tĩnh tại, phối cùng Chiếu thần là dương
nên tất nhiên Chiếu thần là động, cần thủy, lộ, động khí. Đây là cái lẽ tự nhiên của Âm Dương
giao cấu, động tĩnh tương hợp. Phép làm nhà nếu phù hợp Linh-Chính-Chiếu thần, tức nơi
phương Chính thần thì sơn vượng lại có sơn, nơi linh thần và chiếu thần thì thủy vượng lại có
thủy lộ thì tốc phát rất nhanh, nếu ngược lại phương Chính thần hướng tinh vượng mà lại có
thủy, lộ... nơi phương Linh thần, Chiếu thần sơn tinh vượng mà lại có thực sơn thì đó là "Thượng
sơn Hạ thủy", trong cái cát có cái hung, nếu sơn tán thủy loạn thì đại hung.

Cần đặc biệt lưu ý.

Lời kết
Đây tuy chưa phải là toàn bộ Áo ngữ Huyền không Phi tinh nhưng là những cái tinh túy
nhất. Tôi đã lựa chọn và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa lên diễn đàn. Ngõ hầu giúp các bạn ít
nhiều trong việc tìm một nơi ở tốt hoặc cải tạo những chổ chưa phù hợp hiện nay của ngôi nhà
sao cho được tốt hơn.

Đến đây thì phần kiến thức Huyền không Phi tinh 6 phái dường như không còn lại được bao
nhiêu. Tuy nhiên đối với các bạn mới học về Huyền không thì đó lại là bước khởi đầu rất tốt cho
việc học về Phong thủy Huyền không.

Cảm ơn rất nhiều những lời ẩn giấu của cổ thư và ẩn nghĩa của Tưởng Công đã giúp Nam Phong
hoàn thành Huyền không Phi tinh.

Nhâm Dần nguyệt, Nhâm Thìn niên.

Nam Phon

Vận 8 Phi Tinh (2004-2023) luận giải


20/09/2016 Kiến Càng Diendanlyhocphuongdong
2345

Sao Bát Bạch (trong Cửu tinh: Nhất Bạch, Nhị Hắc, Tam Bích, Tứ Lục, Ngũ
Hoàng, Lục Bạch, Thất Xích, Bát Bạch, Cửu Tử) là sao nhập giữa, khí của nó là vượng khí
có tác dụng mạnh nhất chi phối toàn bộ địa cầu. Bát Bạch là sao Cát tinh chủ phúc lộc nên
nó chi phối vận Hạ Nguyên là vận tương đối tốt.

Thiếu nam sẽ thông minh, năng động, thiếu nữ cũng trở nên hoạt bát, thông minh hơn. Không lợi
cho người già và trung niên, sức khoẻ giảm sút, kém năng động.

Phương Đông Bắc sẽ vượng cát, gặt hái nhiều thành công và hoà bình yên ổn nhưng hàm chứa
nhiều bệnh tật, hạn hán do bị khí độc của sao Nhị Hắc. Phương Tây Nam nhiều tai hoạ kiện tụng,
dao súng. Phương Đông Nam nhiều trộm cướp xáo trộn. Phương Tây vẫn tiếp tục hưng vượng.
Bát Bạch nhập trung cung là Cấn tượng của thiếu nam thuộc thổ, nên sự xuất hiện của nhiều thần
đồng, nhiều thương gia trẻ tuổi tài ba. Phía Đông Bắc đại phái do vượng khí Bát Bạch. Màu chi
phối vận này vượng khí là màu Thổ như vàng, trắng, kem.

Vật khí mang nhiều năng lượng và cát khí là những vật liệu thuộc Thổ, làm từ đất như: gốm, đá,
thuỷ tinh, pha lê.

Về kinh tế thì nông, lâm sản thu lợi, xây dựng, đầu tư xây dựng cơ bản, đường xá, quy hoạch đô
thị, bất động sản, đầu tư vào khu vực miền núi, thuỷ điện, ... là các ngành nghề kinh doanh chiến
lược và thu nhiều lợi nhuận.

Sức khoẻ và quan hệ được đánh giá cao hơn tiền bạc, sẽ có nhiều đầu tư nghiên cứu cho y tế,
giáo dục và vi sinh hoá.

Số 8 là số may mắn chi phối chủ đạo trong 20 năm hạ nguyên, vì vậy nên dùng nhiều số 8 và các
vật khí sau đây :

- Chuông khánh Bát quái, 8 đồng xu

- Rùa đầu rồng ngồi trên bát quái

- Nên mang theo Bát Quái như đồng xu, túi Bát Quái

- Chuông gió 8 ống

- Bộ Tứ Linh : Long, Phượng, Hổ, Rùa

- Quả cầu thuỷ tinh

- Bộ Tam Đa bằng đá

- Cây nho ngọc, cây nho thuỷ tinh

Xét trên phi tinh đồ ta thấy:

+ Phương Tây : Sao Nhất Bạch – Sinh Khí chiếm đóng. Khí của sao này rất tốt lại được bản cung
Đoài - Kim sinh trợ nên vượng đinh, vượng tài, phát triển thuận lợi. Phương này sẽ có nhiều
nhân tài xuất hiện bởi Nhất Bạch còn gọi là Văn Xương tinh chủ về thông minh học thức, văn tài
nổi danh lỗi lạc.

+ Phương Tây Nam : Ngũ Hoàng chiếm đóng, Ngũ Hoàng là Đại Sát tinh đi đến đâu chủ tai hoạ
đến đó nên phương này chủ bệnh tật tai hoạ. Phương Tây Nam còn là phương linh thần tức là
phương đối diện với phương Đông Bắc là phương Chính Thần đương vượng nên phương này cần
có sông biển hội tụ, nếu không có sẽ phát sinh nhiều biến động, thiên tai, địch hoạ.
+ Phương Nam : Sao Tam Bích chiếm đóng là sao Tử Khí. Khí xấu Tam Bích đại hung chủ thiên
tai, cướp bóc, Tam Bích Mộc sinh trợ cho bản cung Ly nên hoả quá vượng dễ phát sinh hoả
hoạn, bệnh dịch đặc biệt là bệnh máu huyết, thần kinh.

+ Phương Đông Nam : Sao Thất Xích là sao Thoái Khí toạ lạc tại bản cung Tốn. Bản cung Tứ
Lục không vượng lại bị Thất Xích Kim tương khắc nên chủ kìm hãm sự phát triển, xuất hiện
chiến tranh hoặc tai hoạ, bệnh tật.

+ Phương Đông : Sao Lục Bạch – Sát Khí chiếm đóng : Lục Bạch chiếm tại bản cung Chấn, hai
sao Tam Bích, Lục Bạch chủ về đấu đá, Kim Mộc tương khắc nên dễ có chiến tranh, bệnh tật,
nội loạn.

+ Phương Đông Bắc : Bản cung Cấn nơi sao Bát Bạch đang đương vận nên vượng khí, lại được
sao Nhị Hắc hợp thập chủ thông khí, hai hành Thổ hỗ trợ nên phương này phát triển mạnh mẽ,
nơi đây cũng xuất hiện nhiều nhân tài, thần đồng nhỏ tuổi đặc biệt là thiếu nam bởi quẻ Cấn đại
diện là thiếu nam.

+ Phương Bắc : Sao Tứ Lục chiếm đóng tại bản cung Khảm - đại diện Nhất Bạch. Hai sao Tứ
Nhất đi với nhau chủ thông minh anh tài xuất hiện, đặc biệt là về các lĩnh vực giáo dục, khoa học
xã hội, văn chương.

+ Phương Tây : Cửu Tử Hoả Tinh là sao vượng khí chiếm đóng, vì khí của sao này hưng vượng
nên phương Tây tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên Cửu tử hoả khắc bản
cung Càn - Kim nên phải đề phòng nhiều tai nạn và bệnh tật, đặc biệt liên quan đến giao thông,
xe cộ, thiên tai.

+ Trung cung có Bát Bạch Thổ về Ngũ Hành tương đồng với hành Thổ ở trung cung nên các khu
vực miền Trung sẽ phát triển mạnh. Khu vực Trung Đông cũng có thể có hoà bình trong thời
gian vận 8 và chấm dứt được nhiều năm nội chiến, loạn lạc...

uyền Không Phi Tinh - Trường phái Phong thủy Tam Nguyên

 Đại Sư Tưởng Giới Hồng (Jiang Da Hong) Thời đại Ming

Nhiều người trong làng Phong thủy lầm tưởng Tưởng Giới Hồng là Tổ Sư sáng lập trường phái
Huyền Không Phi Tinh. Thật ra nhiều danh sư của phái Huyền Không Phi Tinh đã có trước thời
ông ấy tuy nhiên họ không phổ biến và ghi chép lại hay chia sẻ rộng rãi trong quần chúng.

Trong thời đại của Tưởng Giới Hồng xem như ông là người duy nhất đã chia sẻ kiến thức qua
các môn đồ.

Tưởng Đại Sư là người có trình độ cao trong Tòa án Hoàng Gia nên có ảnh hưởng lớn trong
chính trường. Ông đã dùng địa vị và quyền lực của mình với cơ quan tối cao để khuynh đảo khắp
Trung Quốc.
Thêm vào đó, ông có lối viết rất là độc đáo. Ông thích sáng tạo ra một huyền thoại cho sách của
ông, bởi vậy ông viết sách Huyền Không như là một cái gì rất uyên thâm, thu hút và rất là mạnh
mẽ khi trình bày trong lần đầu, ông đã đảm nhiệm từ truyền giáo cũng như thầy địa lý trên toàn
lãnh thổ Trung Quốc.

Trong ngôn ngữ uyên thâm của Trung Hoa, văn hóa và văn học, ông có thể trình bày những phức
tạp, lầm lẫn và huyền thoại của lý thuyết Huyền Không vào trong những mỹ từ rất hấp dẫn.

Tuy vậy, nhiều người vẫn xem Đại sư Tưởng là một người rất là ích kỷ vì Ông viết về phong
thủy trong hình thức là thơ văn cổ điển để giấu diếm những bí mật một cách rất khôn ngoan và tự
xem mình như là một triết gia duy nhất biết được những thiên cơ.

Nhiều người đã tìm đến ông để học hỏi nhưng đều được câu trả lời giống nhau:” Thiên cơ bất
khả tiết lậu” vì Ông không muốn những bí mật này lọt vào tay những người không chân chính.

Sự việc này đưa tới nhiều nhà nghiên cứu, nhiều trường đã thất bại trong việc trứ tác những sách
vở của ông, cuối cùng họ đã đưa ra những ý riêng của họ mà họ tin rằng của Đại sư Tưởng và
hậu quả là trong 400 năm qua, sự nghiên cứu của Huyền Không Dịch Lý đã không còn trung
thực và bị lệch lạc từ sách nguyên thủy.

Vì vậy rất ít người biết thế nào là Phong Thủy thật hay giả. Huyền Không Phong Thủy bị xem
như mê tín dị đoan và không còn là một khoa học trong quần chúng nữa.

 Đại Sư Chương Trọng Sơn (Zhang Zhong Shan) Thời đại Qing

Zhang Đại Sư là môn đồ chính thức của Đại Sư Tưởng Giới Hồng. Ông là người có công sắp xếp
và phối hợp những công trình của Tưởng Đại Sư và sáng lập trường Wu Chang Pai rất nổi tiếng
phổ biến rộng rãi môn phong thủy Huyền Không Phi Tinh của Đại Sư Tưởng Đại Hồng. Nơi đây
Zhang Đại Sư đã đào tạo nhiều Đại danh sư trong đó có Đại Sư Đàm Dương Vũ (T’an Yang Wu)
người đã chân truyền bí kíp này lại cho đến thế hệ ngày nay.

 Đại Sư Shen Ju Reng, thời đại Qing

Đại Sư Shen học tập và nghiên cứu rất nhiều về những tài liệu của bốn Đại Sư thời bấy giờ là
Guan, Guo, Yang and Tsang. Theo sách ghi lại Ông đã không chính thức được học với bất cứ
Đại sư nào cả nhưng Ông đã mở trường giảng dạy rộng rãi cho những ai muốn học và khuyến
khích những môn đồ tiếp tục nghiên cứu và học hỏi môn này.

Trước khi qua đời Ông cũng đã cho trứ tác lại những sách vở mà ông đã nghiên cứu, ghi chép lại
rất đơn giản và dễ hiểu. Con trai Ông - Shen Di Wen đã trứ tác lại và phát hành quyển sách rất
nổi tiếng và được phổ biến rộng rãi cho đến ngày nay là quyển Huyền Không Học của Đại Sư
Shen (Shen’s Xuan Kong Study).

Có thể nói Tưởng Giới Hồng là người phát triển Huyền Không Phi Tinh, Chương Trọng Sơn là
người gom góp và phối hợp những lý thuyết và Shen Zhu Reng là người đã phơi bày bí mật.
Nhưng rất tiếc, vì Master Shen chỉ chép lại và được giảng giải theo sự hiểu biết của ông nên có
nhiều công thức đã bị diễn giải sai lầm

Sơ lược các trường phái Phong Thuỷ


20/09/2016 Kiến Càng Tổng hợp
651

Phong Thủy cổ truyền chia thành 2 trường phái chính và các tiểu phái sau đây:

A. Phái Hình thế

Tiên phong bởi ông tổ của phái này là Phong Thủy tổ sư Quách Phác người khởi sự cho môn
phái hình thế. Chủ trương phái này vô cùng chú trọng hình thế của cuộc đất, căn cứ vào hình thế
của các bộ phận long huyệt sa thuỷ, hướng đi đến để luận cát hung.

Phái Hình thế phân chia ra làm 3 tiểu môn phái là phái Loan đầu, phái Hình tượng và phái Hình
pháp. Ba tiểu môn này hỗ trợ cho nhau khó có thể phân chia rạch ròi.

- Phái Loan đầu : Phái này chú trọng xem xét hình thế tự nhiên của mạch núi dòng sông, quan
sát long mạch đến đi tìm nơi kết huyệt. Căn cứ vào hình dáng bố cục của sa, sơn, thuỷ đến thủy
đi luận cát hung cho huyệt.

- Phái Hình tượng : Là một phái vô cùng cao thâm thượng thừa. Phái này cũng căn cứ vào hình
thế tự nhiên của mạch núi dòng sông, hình tượng hoá cuộc đất thành những biểu tượng vô cùng
đa dạng như những con vật như rùa, sư tử, rồng, hình tượng mỹ nữ soi gương… sau đó căn cứ
vào hình tượng ấy để tìm ra nơi huyệt toạ lạc cũng như luận đoán phúc hoạ.

- Phái Hình pháp : Phái này chủ trương ứng dụng những phép tắc nhất định trên cở sở phái loan
đầu đã quan sát thế cục. Chủ yếu luận sự cát hung của huyệt trường phụ thuộc vào những quy tắc
của loan đầu. Ví dụ như có một đường chạy đâm thẳng vào huyệt thì luận là thế xuyên tâm. 3
tiểu phái trên ranh rới không rõ ràng, chủ yếu căn cứ vào thế núi, mạch núi chạy để xem xét sự
kết huyệt cũng như sự tốt xấu của huyệt bởi trong loan đầu, long mạch có vai trò vô cùng quan
trọng trong việc thẩm định giá trị của huyệt mà sự biểu hiện của long mạch là thông qua những
thế núi bao bọc lấy huyệt.

 
B. Phái Lý khí

Dựa chủ yếu vào lý thuyết âm dương ngũ hành, bát quái, hà đồ, lạc thư làm căn cứ luận đoán.
Sau đó đem áp dụng vào huyệt để tìm sự tương giao giữa các nhân tố. Trên căn cứ này để luận
đoán sự tốt xấu hiện tại và tương lai. Thường Lý khí áp dụng rất quan trọng trong dương trạch
nhà ở.

Về Lý khí có các tiểu phái sau :

- Phái Bát Trạch : Căn cứ vào toạ sơn làm quái gốc, kết hợp với 8 quái còn lại theo du niên tạo
thành 8 sao Sinh khí, Phúc đức, Thiên y, Phục vị - là Tứ cát tinh; Ngũ quỷ, Tuyệt mệnh, Lục sát,
Hoạ hại - là tứ hung tinh. Trong bài trí thích hợp phương cát, kỵ phương hung, tối quan trọng
Đông Tây đồng vị , kỵ Đông Tây hỗn loạn. Bát Trạch cũng áp dụng cho mệnh cung của từng
người, người Đông tứ mệnh hợp với hướng Đông tứ trạch và tương tự cho Tây tứ mệnh. (Tuy
nhiên cũng theo quan điểm này thì có hàng vạn ngàn người cùng một mệnh Đông tứ trạch thì chỉ
ở phương Đông tứ trạch hay sao? Mặt khác quan niệm căn cứ vào Bát Trạch để phân chia cổng
cửa phòng ốc là phương pháp tĩnh, không hợp với quan điểm Dịch lý, xem ra có phần thô lậu,
giản đơn. Chỉ có phái Huyền Không Phi Tinh khả dĩ chuẩn xác và phù hợp!)

- Mệnh Lý phái : Dựa chủ yếu vào mệnh cung thân chủ, kết hợp với Huyền Không phi tinh của
các sơn hướng để tìm ra các sao chiếu. Sau đó luận theo âm dương ngũ hành hỷ kỵ để tìm ra
phương vị phù hợp. Kết hợp thêm với trang sức, màu sắc cùng các vật dụng trong nhà để bày bố,
hóa giải phù hợp.

- Phái Tam Hợp : Căn cứ theo lý luận sơn thuỷ là chủ, huyệt phải căn cứ vào bản chất của sơn
thủy hay long để xem xét ngũ hành của trạch toạ trạch có tương hợp hay không. Với thủy thì
phân ra 12 cung vị trường sinh để lựa chọn thuỷ đến thủy đi, thuỷ đến chọn phương sinh vượng
bỏ phương suy tử. Thuỷ đi chọn phương suy tử bỏ phương sinh vượng. Phái này chủ yếu áp dụng
cho âm trạch.

- Phái Phiên Quái : Chủ yếu dựa vào phiên quái pháp do Hoàng Thạch Công khởi xướng, hình
thành Cửu tinh Bát Quái là tham lang, cự môn, lộc tồn, văn khúc, liêm trinh, vũ khúc, phá quân,
tả phụ, hữu bật phối hợp với sơn thuỷ bày bố xung quanh huyệt để luận đoán cát hung.

- Phái Tinh túc : Dùng 28 tinh tú phối chiếu, căn cứ vào ngũ hành của sao, phối hợp với loan
đầu núi sông để luận đoán cát hung.

- Huyền Không Phi Tinh Quái : Một phái lớn căn cứ vào Hà đồ, Lạc thư đề xuất Cửu tinh là
Nhất bạch, Nhị Hắc, Tam Bích, Tứ Lục, Ngũ Hoàng, Lục Bạch, Thất Xích, Bát Bạch, Cửu Tử
bày bố theo thời gian chiếu vào các cung vị xung quanh huyệt. Ngoài ra còn có Phi tinh của sơn
hướng toạ huyệt, căn cứ vào phi tinh và vận tinh đó để luận đoán sự phối hợp tốt xấu với hình
thế núi non sông nước xung quanh huyệt hình thành hoạ phúc.
Phái chia rất nhiều nhưng người học cần tinh thông về lý khí, về âm dương ngũ hành, huyền
không đại quái. Sau đó kết hợp với những luận đoán về Loan đầu mà tổng hợp lại dung hoà giữa
tinh hoa các phái. Các phái có nhiều nhưng tựu trung đều xoay quanh một lý thuyết hợp nhất lấy
Dịch làm căn bản, cần nhất người học phải lấy tinh bỏ thô, dung hoà được những tinh hoa đúc
kết dựa trên kinh nghiệm.

C04. Các trường phái Phong thủy

You might also like