You are on page 1of 12

TRIẾT LÝ

(Triết lý Âm- Dương, thuyết Ngũ Hành, và hệ thống Lịch Âm là quan điểm của
người Việt về thế giới xung quanh cùng với cấu trúc và những quy luật phổ quát
của thế giới.)

( Triết lý: là những điều được rút tỉa bởi trải nghiệm, như một quan niệm nền
tảng, cốt lõi trên cơ sở nhìn nhận điều gì là ( nguồn cội, tâm thế/ giá trị tinh
thần/ sức mạnh ứng xử) được phát biểu ngắn gọn, xúc tích- Như một tín điều,
làm kim chỉ nam cho cách sử thế, hành động hay lối sống của một cá nhân hay
cộng đồng)

Yếu tố ngoại sinh - sáng tạo, cải tiến- Yếu tố nội sinh

I: Triết lý Âm- Dương

Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn có mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau,
không ngừng vận động, biến hoá để phát sinh phát triển, tiêu vong được gọi là
học thuyết âm dương.

Trong nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp lúa nước quan tâm tới sự sinh sôi,
nay nở của hoa màu và con người với hai cặp Mẹ-cha, và đất -trời ( Đất đồng
nhất với mẹ, trời đồng nhất với cha).

- Nước- lửa: Lửa nóng bốc lên là dương- Nước lạnh đi xuống là âm.

- Sáng tối: Ánh sáng là dương- bóng tối là âm.

- Đông- hè: Hè nóng là dương- Đông lạnh là âm

Tuy nhiên, việc xác định bản chất âm/dương của các sự vật, hiện tượng xung
quanh không phải lúc nào cũng dễ dàng.

VD: Nóng- lạnh, trời-đất, đen- đỏ,trên- dưới, chẵn-lẻ,…

a. Sự ra đời:

- Thời Ân- Thương (TK XVII- XI TCN)

- Tác giả: Chưa xác định ( Theo Trung Hoa: Vua Phục Hy và vua
Hạ Vũ)
- Trong văn hóa trung hoa:

· Luôn được bổ sung bởi những thế hệ kế tiếp nhau.

VD: trong ẩm thực Trung Hoa, y dược học, nghệ thuật

· Giống với kinh dịch- “ thiên thư” - có người phát hiện


nhưng không có người sáng tạo ra.

Kinh dịch:

Ø Nơi hội tụ và trình bày thuyết Âm -Dương một


cách hệ thống nhất- Là nền tảng của. thuyết Âm-
Dương.

Ø Quá trình chuyển hóa lần nhau giữa Âm- Dương


để tạo ra toàn bộ vũ trụ - Khởi nguồn kinh dịch
cũng là khởi nguồn của thuyết Âm- Dương.

- Việc truyền bá văn hóa Trung Hoa và Việt Nam:

· Mang đến vùng đất này kinh dịch, tư tưởng Đạo gia và
Nho gia - Thấm đẫm tinh thần của thuyết âm dương.

· Bản thân người Việt đã có sẵn quan niệm về các hiện


tượng âm dương đối ngẫu: trời- đất, vợ-chồng,…-Coi giao
hòa âm dương là nguồn gốc của mọi sự hình thành

CẮM RỄ SÂU VÀO ĐỜI SỐNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI


VIỆT- TRIẾT LÝ SỐNG CỦA DÂN TỘC

b. Nội dung cơ bản:

- Thái cực: Trạng thái âm dương chưa phân

( Mọi sự vật hiện tượng đều có sự kết hợp, chuyển hóa: trong dương
có âm, trong âm có dương)—kết hợp

-->Theo quy luật Thành Tố: Không có cái gì hoàn toàn âm, hoàn toàn
dương, trong âm có dương và trong dương có âm.

VD: Trong cái nắng tiềm ẩn cái mưa( hơi nước bốc lên), trong cái
mauw tiềm ẩn cái nắng (mây tan đi), trong mỗi người đều tiểm ẩn chất
khác giới nên giới tính có thể biến đổi bằng hình thức ăn hoặc giải
phẫu.
- Lưỡng nghi: Từ thái cực, người ta chia làm âm và dương, và từ
đó, khái niệm “Lưỡng Nghi” được hình thành. Lưỡng nghi tức là nghi
âm và nghi dương, biểu thị cho âm và dương. Nghi âm được biểu thị
bằng 2 nét đứt (- -), nghi dương được biểu thị bằng một nét liền (-)

- Tứ tượng: Âm dương gặp nhau- 4 tổ hợp bao gồm: Thái Dương,


Thiếu Dương, Thiếu Âm, Thái Âm. Tứ tượng biểu thị cho 4 giai đoạn
sinh làm bốn phạm trù trong quá trình biến đổi của vũ trụ.

- Bát quái( 8 quẻ): tứ tượng lại phối hợp với nhau- 8 tổ hợp.

(Bát quái được hình thành khi ta chồng thêm 1 nghi nữa vào tứ tượng,
từ tứ tượng sẽ sinh ra bát quái là 8 quẻ: Cần, Đoài, Ly, Chấn, Tốn,
Khảm, Cấn, Khôn.

- Bát quái( nhiều quẻ cơ bản): Bát quái tiếp tục kết hợp với nhau-
64 quẻ.

- Các quy luật cơ bản:

· Âm dương đối lập

Đối lập là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa hai mặt
của âm dương.

VD: Ngày và đêm, nước và lửa, hứng phấn và ức chế

· Âm dương là gốc của nhau (Trong âm có dương, trong


dương có âm)

Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau (để phát triển). Hai mặt
âm và dương tuy đối lập nhưng phải nương tựa vào nhau
mới tồn tại được, mới có ý nghĩa. Cả hai mặt đều là tích cực
của một sự vật, không thể đơn độc phát sinh, phát triển.

VD: Có đồng hoá thì mới có dị hoá, không có đồng hoá thì
dị hoá cũng không thực hiện được, có số âm mới có số
dương, hứng phấn và ức chế đều là quá trình tích cực của
hoạt động vỏ não.

· Âm tiêu dương trưởng và ngược lại

Định nghĩa: Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển. Quy


luật này nói nên sự vận động không ngừng sự chuyển hoá
lẫn nhau giữa âm và dương.
VD chuyển hoá khí hậu 4 mùa.

Quy luật này có các trạng thái của vận động sau:– Âm tiêu
dương trưởng (lạnh giảm và nóng tăng)– Dương tiêu âm
trưởng (nóng giảm và lạnh tăng)– Dương cực sinh âm và
âm cực sinh dương; hàn cực sinh nhiệt và nhiệt cực sinh hàn

VD trong quá trình phát triển của bệnh tật

Bệnh thuộc phần dương (sốt cao) có khi gây ảnh hưởng đến
phần âm (mất nước), hoặc bệnh tại phần âm (mất nước, điện
giải, mất máu) ảnh hưởng phần dương ( gây trụy mạch, hạ
huyết áp, choáng gọi thoát dương).

· Âm dương chuyển hóa

-->Quy luật quan hệ: Âm dương luôn gắn bó với nhau và


chuyển hóa cho nhau: âm cực sinh dương và dương cực sinh
âm.

VD: ngày- đêm, mưa -nắng, nóng-lạnh,… luôn đổi chỗ cho
nhau.

· Âm dương giao hòa

Hai mặt âm dương tuy đối lập, vận động không ngừng
nhưng luôn luôn lập lại được thế thăng bằng, quân bình giữa
hai mặt. Thăng bằng của hai mặt âm dương nói nên mâu
thuấn thống nhất, vận động và nương tựa lẫn nhau của vật
chất.

- Áp dụng vào đời sống con người- Triết lý quân bình trong cuộc
sống.

VD: Trong gia đình, làng xã, nhà nước.

(Trong cuộc sống gắng không làm mất lòng ai, giữ sự hài hòa trong cơ thể và
hài hòa với môi trường thiên nhiên.

--> Khả năng thích nghi cao( linh hoạt) trước mọi hoàn cảnh)
II. Thuyết Ngũ Hành
1. Sự ra đời :
- Thuyết ngũ hành gắn liền với triết lý Âm Dương và được xem là một
nhánh của Âm Dương
- Thuyết ngũ hành có thể hiểu đó là thuyết biểu thị quy luật vận động
của thế giới của vũ trụ, nó cụ thể hóa và bổ sung cho thuyết Âm dương
thêm hoàn thiện
- Ngũ hành là sự kết hợp Âm Dương ở những độ số khác nhau và hiện hữu
ở dạng thể tính

(Theo nguồn sách Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành - Lương y Lê Văn Sửu)
2. Nội dung cơ bản của thuyết ngũ hành

a. Ngũ hành - 5 yếu tố :


1. Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên
tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái là: Hỏa (火), Thủy (水), Mộc
(木), Kim (金), Thổ (土). Năm trạng thái này được gọi là Ngũ hành
( 五 行 ), không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen
trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung
Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật trong mối
tương quan hài hòa, thống nhất
● Hành Kim gọi là Thẩm Bình, vì nó phát ra khí yên tĩnh, hòa bình,
làm cho vạn vật kết quả → không có khí thu liễm, làm cho vạn vật
trở nên mềm giãn, không có sức đàn hồi
● Hành Mộc gọi là Phu Hòa, vì nó phân bố ra khí ôn hòa làm cho vạn
vật được nảy sinh tươi tốt → thiếu khí ôn hòa sẽ làm cho vạn vật rũ
rượi, không phấn chấn.
● Hành Thủy gọi là Tĩnh Thuận, vì có khí tĩnh mà nhu thuận làm cho
vạn vật được bế tàng, gìn giữ → hông có khí phong tàng dấu kín,
làm cho vạn vật bị khô queo.
● Hành Hỏa gọi là Thăng Minh, có nghĩa là bừng sáng, có khí thịnh
trưởng làm cho vạn vật được phát triển → thiếu khí ấm áp làm cho
vạn vật ảm đạm, không sáng.
● Hành Thổ gọi là Bị Hóa, vì nó đầy đủ khí hóa sinh vạn vật, làm
cho vạn vật được đầy đủ hình thể → không có khí hóa sinh, sẽ làm
cho vạn vật yếu ớt, không có sức.

b. Mối quan hệ giữa các hành trong ngũ hành được thực hiện qua các quy
luật của ngũ hành.
- Ngũ hành tương sinh: sinh có nghĩa là tương tác, nuôi dưỡng, giúp đỡ.
Giữa các hành trong ngũ hành đều có quan hệ nuôi dưỡng lẫn nhau, giúp
đỡ lẫn nhau cùng phát sinh và phát triển. Đó gọi là ngũ hành tương sinh.
Quan hệ tương sinh của ngũ hành là mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh
kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc. (trong đó : sinh xuất - cái tạo ra ; sinh
nhập - cái được sinh)
● Mộc sinh Hỏa: Cây khô sinh ra lửa, Hỏa lấy Mộc làm
nguyên liệu đốt.
● Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi
vun đắp thành đất.
● Thổ sinh Kim: Kim loại, quặng hình thành từ trong đất.
● Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ
tạo ra dung dịch ở thể lỏng.
● Thủy sinh Mộc: Nước duy trì sự sống của cây.
- Ngoài quy luật tương sinh còn có quy luật tương khắc. “Khắc” có nghĩa
là chế ước, ngăn trở, loại trừ. Thứ tự của ngũ hành tương khắc là: mộc
khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc.
(trong đó đi theo chiều mũi tên là khắc xuất, ngược là khắc nhập)
● Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa
● Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại
● Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ
cây.
● Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở
nên khô cằn.
● Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng
chảy của nước.

- Trong ngũ hành tương sinh đồng thời cũng cổ ngũ hành tương khắc,
trong tương khắc cũng có tương sinh. Đó là quy luật chung về sự vận
động, biến hóa của giới tự nhiên. Nếu chỉ có tương sinh mà không có
tương khắc thì không thể giữ gìn được thăng bằng, có tương khắc mà
không có tương sinh thì vạn vật không thể có sự sinh hóa. Vì vậy, tương
sinh, tương khắc là hai điều kiện không thể thiểu được để duy trì thăng
bằng tương đối của hết thảy mọi sự vật.
- Việc ứng dụng ngũ hành phải linh động theo trường hợp và phải lấy Âm
Dương làm trọng. Vd : Kim khắc Mộc chưa hẳn xấu nếu việc ấy giúp
quân bình Âm Dương - cân bằng Âm Dương.
3. Ứng dụng của ngũ hành
Ngũ hành được người Việt sử dụng rất nhiều ví dụ trong :
- Bói toán, xác định hôn nhân (bói tuổi - tương sinh tương khắc)
- Làm việc, kinh doanh (mua các cây kim tiền, đặt các loại đá, vật mang
màu sắc của chủ nhân nhằm mang lại sự may mắn)
- Xây nhà (hướng nhà, bày bố đồ vật trong nhà, màu sơn), chọn âm phần
(chỗ chôn, lăng mộ, nhà thờ,..), chọn dương trạch (chỗ ở)
- Trong y lý, địa lý : Căn cứ vào các triệu chứng xuất hiện qua Ngũ hành
như: Ngũ sắc, Ngũ vị, Ngũ quan, Ngũ chí... để tìm ra tạng phủ tương ứng
bệnh
Thí dụ: Bệnh ở mắt có liên quan đến Can vì Nội Kinh ghi: "Can khai
khiếu ở mắt" hoặc bệnh ở Tai có liên hệ đến Thận vì Nội Kinh ghi:" Thận
khai khiếu ở Tai"...
III. Lịch Âm - Dương và hệ Can Chi
1. Sự ra đời
- Thường được gọi là Âm lịch để phân biệt với Dương lịch
- Là sự kết hợp giữa thuyết Âm dương và Ngũ hành để lượng hoá thời gian
=> ra đời muộn hơn 2 thuyết này
- Thời gian xuất hiện:
● Người Hoa hạ đã sử dụng lịch này từ thời Xuân thu - Chiến quốc
(XIII - III TCN)
● “Theo truyền thuyết thì lịch Âm - Dương đã có từ thời Tam Hoàng
- Ngũ Đế (2550 - 2140 TCN).” - Lịch Vạn niên thực dụng, tr. 29.
2. Những nội dung cơ bản
a. Dựa trên thuyết Âm Dương:
- Lấy Thái Âm chủ tháng (nguyệt lệnh). Ngày không trăng là điểm
bắt đầu một tháng mới (Âm đã cực, Dương bắt đầu sinh).
- Lấy Thái Dương chủ ngày và giờ (nhật chủ)
Dựa vào lịch Tiết khí (Dương lịch) để điều hoà các tháng trong
năm. Theo đó:
● Mùa xuân: từ Tiết Lập xuân (4-5/2)
● Mùa hạ: từ Tiết Lập hạ (5-6/5)
● Mùa thu: từ tiết Lập thu (7-8/8)
● Mùa Đông: từ tiết Lập đông (7-8/11)
=> Do phản ánh sự thay đổi của thời tiết nên còn được gọi là
Nông lịch (lịch mùa vụ của nông nghiệp).
- Thời gian: từ lúc bắt đầu mặt trời mọc đến khi lặn là phần Dương
và còn lại là Âm. Ngày được chia làm 12 giờ, tên là Can - Chi.
Thời điểm bắt đầu 1 ngày là 23h - 1h hiện đại.
b. Dựa trên thuyết ngũ hành
Lấy độ dài một chu kỳ biến đổi ngũ hành làm Năm: khởi từ lập
xuân (khí mộc) đến hết tiết sẽ
đông chí (khí thuỷ)
c. Hệ can chi:

- Chu kỳ 60 năm (lục thập hoa giáp)


- Hệ can (thiên can - gốc khí dương): 10 đơn vị
- Hệ chi (địa chi - gốc khí âm): 12 đơn vị

- Theo quy tắc Âm Dương giao hoà, THIÊN (can) + ĐỊA (chi) =
NHÂN (hành của năm)
Ví dụ: năm 1963 - can là Quý, chi là Mão, nhân là Kim
⇒ Thuyết tam tài (Thiên - địa - nhân) được áp dụng như một hệ
toạ độ cho mọi vấn đề
d. Cách tính Thiên can, Địa chi
* Theo năm
- Tính Thiên can: số cuối năm đó

- Tính Địa chi: số dư của phép chia năm đó cho 12

- Tính mạng Ngũ hành: MỆNH = CAN + CHI (nếu tổng lớn hơn 5 thì trừ
đi 5 để ra mệnh)
Quy ước giá trị về Thiên can:

Quy ước giá trị về Địa chi:

Quy ước giá trị mệnh Ngũ hành:


* Theo tháng

* Theo ngày

* Theo giờ
______________________________________________________________
Tài liệu tham khảo:
1. Đại cương văn hóa Việt Nam- Phạm Thái Việt
2. Triết lý âm dương trong đời sống người Việt
3. Học thuyết âm dương
4. TRIẾT LÝ LÀ GÌ? (KARL JASPERS (1883-1969))
5. TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRONG ĐỜI
SỐNG VĂN HOÁ DÂN TỘC VIỆT NAM_ ThS. Hoàng Thị Tố Nga
6. Cơ sở văn hóa Việt Nam- Trần Ngọc Thêm
7. Sách Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành - Lương y Lê Văn Sửu
8. Lịch Vạn Niên thực dụng - Nguyễn Hoàng Điệp, Nguyễn Mạnh Linh

You might also like